Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Biến động dân số huyện nhà bè thành phố hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trang

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ HUYỆN NHÀ BÈ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trang

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ HUYỆN NHÀ BÈ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ
Chun ngành: Địa lí học
Mã số

: 8310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn là kết quả mà tơi có được sau thời gian dài học tập và
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Xuân Thọ. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn có nguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực. Mọi sự sao chép không hợp
lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Lê Thị Trang


LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Xuân Thọ
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lí trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cơ quan Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Ủy Ban
Nhân dân huyện Nhà Bè, Chi cục thống kê huyện Nhà Bè, các phòng ban khác của huyện….
đã hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện cung cấp thơng tin, tư liệu, đóng góp ý kiến cho việc nghiên
cứu, thực hiện luận văn.
Trong q trình thực hiện luận án, tơi cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía gia
đình, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp. Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những sự ủng
hộ, giúp đỡ đầy quý báu đó.
Tác giả luận văn

Lê Thị Trang


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục hình
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ VÀ
BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ ......... 9
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 9
1.1.1. Dân số ........................................................................................................ 9
1.1.2. Đơ thị hoá ................................................................................................ 14
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số ......................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 20
1.2.1. Thực trạng biến động dân số ở Việt Nam ............................................... 20
1.2.2. Thực trạng biến động dân số ở thành phố Hồ Chí Minh ......................... 24
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ HUYỆN NHÀ BÈ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG Q TRÌNH ĐƠ
THỊ HOÁ ............................................................................................. 30
2.1. Khái quát huyện Nhà Bè ................................................................................ 30
2.2. Q trình đơ thị hố huyện Nhà Bè................................................................ 31
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số huyện Nhà Bè ....................... 32
2.3.1. Nhân tố kinh tế - xã hội .......................................................................... 32
2.3.2. Đơ thị hố ................................................................................................ 34
2.2.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 34



2.4. Thực trạng dân số và biến động dân số huyện Nhà Bè trong q trình đơ
thị hố............................................................................................................. 38
2.4.1. Quy mô dân số huyện Nhà Bè ................................................................. 38
2.4.2. Gia tăng dân số ........................................................................................ 42
2.3.3. Cơ cấu dân số .......................................................................................... 51
2.4.4. Phân bố dân cư ........................................................................................ 61
2.5. Ảnh hưởng của biến động dân số trong q trình đơ thị hố huyện
Nhà Bè ........................................................................................................... 65
2.5.1. Ảnh hưởng tích cực ................................................................................. 65
2.5.2. Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................................. 68
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 74
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
HUYỆN NHÀ BÈ TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ .............. 75
3.1. Căn cứ để xây dựng định hướng .................................................................... 75
3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về dân số ........................................ 75
3.1.2. Quy hoạch phát triển KT - XH TP.HCM năm 2025, tầm nhìn
năm 2030 ............................................................................................... 76
3.1.3. Quy hoạch phát triển KT - XH huyện Nhà Bè năm 2025, tầm nhìn
năm 2030 ............................................................................................... 79
3.1.4. Căn cứ vào xu hướng biến động dân số huyện Nhà Bè ........................ 81
3.1.5. Căn cứ vào tác động của biến động dân số trong quá trình đơ thị
hố huyện Nhà Bè ................................................................................. 82
3.2. Định hướng chính sách dân số huyện Nhà Bè ............................................... 83
3.2.1. Định hướng về quy mô dân số ................................................................ 83
3.2.2. Định hướng về gia tăng dân số ................................................................ 84
3.2.3. Định hướng về cơ cấu dân số .................................................................. 85
3.2.4. Định hướng về phân bố dân cư ............................................................... 87
3.3. Giải pháp về biến động dân số trong q trình đơ thị hố huyện Nhà Bè
đến năm 2030 ........................................................................................................ 88
3.3.1 Giải pháp về biến động quy mô ............................................................... 88



3.3.2. Giải pháp về kiểm sốt và quản lí cơ cấu dân số .................................... 90
3.3.3. Giải pháp phân bố dân cư, lao động và quản lí nhập cư ......................... 91
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103
PHỤ LỤC.............................................................................................................. PL1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTB

: Bắc Trung Bộ

CNH – HĐH

: Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CMKT

: Chun mơn kỹ thuật

DHNTB

: Duyên hải Nam Trung Bộ

DS – KHHGD


: Dân số kế hoạch hóa gia đình

ĐBSCL

: Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐNB

: Đông Nam Bộ

KCN

: KCN

KCX

: Khu chế xuất

KT – XH

: Kinh tế xã hội

TD MNBB

: Trung du miền núi Bắc Bộ


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1.

Quy mô, mật độ và tăng trưởng dân số Việt Nam, 2009 - 2019......... 21

Bảng 1.2.

Tỉ suất di cư phân theo vùng của Việt Nam ....................................... 22

Bảng 1.3.

Quy mô dân số và tăng trưởng dân số TP. HCM................................ 24

Bảng 1.4.

Tỉ suất di cư thuần ở TP. HCM qua các giai đoạn .............................. 25


Bảng 1.5.

Dân số TP. HCM chia theo giới tính và thành thị, nông thôn giai
đoạn 2009 – 2019 ................................................................................ 27

Bảng 1.6.

Tỉ số phụ thuộc của TP. HCM, 2009 – 2019 ...................................... 27

Bảng 2.1.

Tỉ lệ đơ thị hố huyện Nhà Bè qua các năm ....................................... 31

Bảng 2.2.

Thu nhập bình quân đầu người của huyện Nhà Bè, giai đoạn 2009
- 2019 .................................................................................................. 32

Bảng 2.3.

Một số chỉ tiêu về y tế của huyện Nhà Bè, giai đoạn 2009 – 2019 .... 37

Bảng 2.4.

Dân số huyện Nhà Bè so với TP. HCM .............................................. 39

Bảng 2.5.

Tốc độ tăng dân số huyện Nhà Bè và một số huyện của TP.HCM
giai đoạn 1999 – 2009 và 2009 - 2019................................................ 39


Bảng 2.6.

Quy mô dân số huyện Nhà Bè và một số huyện của TP. HCM ......... 40

Bảng 2.7.

Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số theo đơn vị hành chính huyện
Nhà Bè, 2009 – 2019 .......................................................................... 41

Bảng 2.8.

Tỉ suất sinh thô của TP.HCM và huyện Nhà Bè, giai đoạn 2009 2019 ..................................................................................................... 42

Bảng 2.9.

Tỉ suất sinh thô phân theo đơn vị hành chính huyện Nhà Bè, giai
đoạn 2009 - 2019 ................................................................................ 42

Bảng 2.10.

Tỉ suất tử thô TP. HCM và huyện Nhà Bè, giai đoạn 2009 - 2019 .... 43

Bảng 2.11.

Tỉ suất tử thơ theo đơn vị hành chính huyện Nhà Bè, giai đoạn
2009 - 2019 ......................................................................................... 44

Bảng 2.12.


Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên TP.HCM và huyện Nhà Bè, giai
đoạn 2009 - 2019 ................................................................................ 45

Bảng 2.13.

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên theo đơn vị hành chính huyện Nhà
Bè, giai đoạn 2009 - 2019 ................................................................... 45

Bảng 2.14.

Tỉ suất di cư thuần của một số huyện ở TP. HCM, 1/4/2019 ............. 47


Bảng 2.15.

Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động nhập cư ở huyện Nhà Bè
năm 2019 ............................................................................................. 48

Bảng 2.16.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Nhà Bè năm 2009 và năm
2019 ..................................................................................................... 52

Bảng 2.17.

Cơ cấu dân số huyện Nhà Bè theo giới tính năm 2009 và
năm 2019 ............................................................................................. 52

Bảng 2.18.


Tỉ số giới tính phân theo đơn vị hành chính giai đoạn
2009 – 2019......................................................................................... 53

Bảng 2.19.

Nguồn lao động huyện Nhà Bè, giai đoạn 2009 – 2019 ..................... 54

Bảng 2.20.

Cơ cấu lao động theo trình độ văn hố huyện Nhà Bè năm 2009
và năm 2019 ........................................................................................ 56

Bảng 2.21.

Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc phân theo
trình độ chun mơn theo đơn vị hành chính huyện Nhà Bè
năm 2019 ............................................................................................. 57

Bảng 2.22.

Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính huyện Nhà Bè năm
2009 và năm 2019 ............................................................................... 61

Bảng 2.23.

Tốc độ gia tăng dân số đô thị của huyện Nhà Bè và TP.HCM, giai
đoạn 2009 - 2019 ................................................................................ 63

Bảng 2.24.


Số học sinh và giáo viên huyện Nhà Bè, năm 2009 và năm 2019 ..... 66

Bảng 2.25.

Số cán bộ y tế, số giường bệnh, số cơ sở y tế ở huyện Nhà Bè năm
2009 và năm 2019 ............................................................................... 67

Bảng 3.1.

Dân số huyện Nhà Bè năm 2019 và định hướng đến năm 2030 ........ 84

Bảng 3.2.

Dân số theo giới tính huyện Nhà Bè năm 2019 và định hướng đến
năm 2030 ............................................................................................. 85

Bảng 3.3.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi huyện Nhà Bè năm 2019 và định hướng
đến năm 2030 ...................................................................................... 86

Bảng 3.4.

Nguồn lao động huyện Nhà Bè năm 2019 và dự báo đến năm 2030
............................................................................................................. 86


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.


Tỉ trọng các luồng di cư ở Việt Nam, 2009 – 2019 .............................. 23

Hình 1.2.

Tỉ trọng các luồng di cư ở TP. HCM, 2009 – 2019 .............................. 26

Hình 2.1.

Dân số và tốc độ tăng dân số đơ thị huyện Nhà Bè, giai đoạn
2009-2019 ............................................................................................. 38

Hình 2.2.

Tỉ suất gia tăng cơ học và gia tăng dân số tự nhiên, giai đoạn 2009
– 2019 .................................................................................................... 46

Hình 2.3.

Cơ cấu lao động huyện Nhà Bè chia theo hoạt động kinh tế năm
2009 và năm 2019 ................................................................................. 54

Hình 2.4.

Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc chia theo trình
độ chun mơn kĩ thuật huyện Nhà Bè năm 2009 và năm 2019 .......... 56

Hình 2.5.

Cơ cấu dân số huyện Nhà Bè phân theo thành thị và nông thôn giai
đoạn 2009 – 2019 .................................................................................. 64


Hình 3.1.

Mật độ dân số phân theo các đơn vị hành chính huyện Nhà Bè năm
2019 và định hướng đến năm 2030 ....................................................... 87


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản Đồ Hành Chính Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh ............................... 29
Bản Đồ Quy Mơ Và Mật Độ Dân Số Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2009 .................................................................................................................. 59
Bản Đồ Quy Mơ Và Mật Độ Dân Số Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2019 .................................................................................................................. 60


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là vấn đề
hàng đầu tác động trực tiếp đến nền KT – XH (kinh tế - xã hội) của một quốc gia.
Quy mô dân số của một lãnh thổ theo thời gian có thể tăng lên, giảm đi hoặc giữ
ngun tuỳ thuộc vào các q trình dân số có ý nghĩa động lực.
Biến động động dân số là quá trình tất yếu của mỗi khu vực, mỗi địa phương.
Quá trình biến động dân số sẽ có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến phát
triển KT – XH. Biến động dân số sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các ngành kinh tế
khác, làm thay đổi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nguồn lao động. Biến động
dân số trong q trình đơ thị hố là mối quan tâm hàng đầu ở các đô thị, đặc biệt là
đô thị lớn như TP. HCM (thành phố Hồ Chí Minh).
Q trình đơ thị hố diễn ra với tốc độ nhanh, điều này thu hút một lượng lớn

lao động từ những vùng nông thôn di cư vào. Chúng tác động qua lại và tạo nên biến
động của dân số.
Nhà Bè là một huyện ngoại thành của TP. HCM có q trình đơ thị hố diễn ra
mạnh mẽ; có khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước, việc quy hoạch phát triển các khu
dân cư, hệ thống đường giao thông, trường học, bệnh viện đang được huyện triển
khai khá tốt. Đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong
thời gian qua dân số huyện Nhà Bè tăng lên nhanh chóng, chủ yếu là gia tăng cơ học.
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế huyện Nhà Bè có nhiều thay đổi tích cực
với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%, là huyện đang trong giai đoạn phát
triển mạnh về kinh tế và dân số. Số người nhập cư đa số nằm trong độ tuổi lao động.
Vì thế có thể khẳng định là dân nhập cư chính là nguồn lực quan trọng đối với sự phát
triển KT - XH của huyện. Gia tăng nhanh chóng dân cư trong q trình đơ thị hố
mang tới cho Nhà Bè nhiều mặt tích cực, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho huyện
nhiều vấn đề giải quyết.
Chính vì lẽ đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Biến động dân số huyện Nhà
Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hố”, làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Địa lí học.


2

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1. Mục tiêu
Tác giả vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng và hiện trạng biến động dân số trong q trình đơ thị hố huyện Nhà Bè.
Từ đó, luận văn định hướng và đề xuất những giải pháp về biến động dân số huyện
Nhà Bè trong q trình đơ thị hoá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Đề tài chọn lọc cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về biến động dân số trong q
trình đơ thị hoá và phát triển KT – XH.

- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số trong q
trình đơ thị hố huyện Nhà Bè.
- Nghiên cứu biến động dân số của huyện Nhà Bè trong q trình đơ thị hố giai
đoạn 2009 – 2019. Đánh giá tác động của biến động dân số trong q trình đơ thị hố
đến huyện Nhà Bè.
- Xây dựng định hướng và các giải pháp về biến động dân số huyện Nhà Bè
trong q trình đơ thị hố.
2.3. Giới hạn của đề tài
- Thời gian nghiên cứu: từ 2009 – 2019; định hướng đến năm 2030.
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu biến động dân số ở địa bàn huyện Nhà
Bè trong q trình đơ thị hố, nghiên cứu biến động dân số của 7 đơn vị hành chính
bao gồm 1 thị trấn và 6 xã.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu sự biến động dân số (quy mô,
gia tăng dân số, cơ cấu, phân bố dân cư) trong q trình đơ thị hố huyện Nhà Bè;
nguyên nhân biến động và ảnh hưởng của nó đến phát triển KT – XH huyện Nhà Bè.
3. Lịch sử nghiên cứu
Biến động số dân có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển KT – XH. Sự tăng lên
hay giảm đi của dân số đều ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, mật độ dân số và lao động
trong thời gian cụ thể, đặc biệt là các nước đang phát triển và các vùng có q trình
đơ thị hoá gia tăng mạnh mẽ.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về dân số, biến


3

động dân số, đơ thị hố
Trên thế giới:
Behrman, Julia và Pilar Gonalons-Pons “Women’s Employment and Fertility in
a Global Perspective (1960-2015)” tạm dịch là “Việc làm và mức sinh của phụ nữ
trong quan điểm toàn cầu (1960-2015)”. Đề tài chỉ ra rằng việc làm của phụ nữ ở

những vùng hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp có mối tương quan nghịch với tổng tỉ
suất sinh và có mối tương quan thuận với nhu cầu kế hoạch hố gia đình và các biện
pháp tránh thai hiện đại ở các khu vực phát triển trên thế giới.
Corker, Jamaica (2014), "Urbanization and demographic change in sub-Saharan
Africa: Three essays on fertility and child mortality differentials in a rapidlyurbanizing context" tạm dịch “ Đơ thị hố và thay đổi nhân khẩu học ở Châu Phi cận
Sahara: Ba bài luận về sự khác biệt giữa mức sinh và tỉ lệ tử vong ở trẻ em trong bối
cảnh đơ thị hóa nhanh chóng”. Đề tài chỉ ra rằng phụ nữ ở các thành phố lớn có mức
sinh thấp hơn so với phụ nữ ở nông thôn; đô thị hố và nhân khẩu học có mối quan
hệ mật thiết với nhau đặc biệt ở những vùng có tốc độ đơ thị hố nhanh.
Ở Việt Nam: các cơng trình nghiên cứu liên quan liên quan đến dân số học:
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Hồng về “Sự phát triển dân số và mối
quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM”. Đề tài đã đi sâu vào phân
tích sự phát triển dân số TP. HCM, cũng như các mối quan hệ giữa phát triển dân số
và phát triển KT – XH ở TP. HCM. Đề tài đưa ra nhiều phương hướng giải quyết phù
hợp với sự phát triển KT – XH TP. HCM.
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) về “Di dân ở TP. HCM
và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài đã đi sâu vào phân
tích ảnh hưởng của di dân tác động đến quá trình phát triển KT – XH TP. HCM từ đó
đưa ra giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của
quá trình di dân.
Các đề tài như: “Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động
trên địa bàn TP. HCM” năm 1996 do PTS Bạch Văn Bảy. Năm 2006 hội thảo “Dân
số với phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM”, và đề tài “Phân tích các mối quan hệ
giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP. HCM” do Cao Minh


4

Nghĩa chủ nhiệm đề tài năm 2007 đã giải quyết các vấn đề về lí luận và thực tiễn về
dân số trong q trình đơ thị hố của TP.HCM. Bên cạnh đó, đã đưa ra những giải

pháp phát triển dân số trong q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Bạch Tuyết (2010) về “Biến động dân
số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1977 - 2007: nguyên nhân và giải pháp”. Đề tài đã
đi sâu vào phân tích biến động dân số TP.HCM, làm rõ nguyên nhân và ảnh hưởng
của biến động dân số đến phát triển KT – XH TP.HCM, từ đó đề xuất những giải
pháp phát triển dân số và phân bố dân cư TP.HCM.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Thêu (2011) về “Nhập cư TP. Hồ Chí
Minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số”. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng dân
nhập cư vào TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số thành phố, từ đó
đề ra các chính sách thích hợp nhằm đạt tới quy mơ dân số và phân bố dân cư phù
hợp với quá trình CNH - HĐH TP. HCM.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lý (2020) về “Biến động dân số và ảnh
hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai”. Đề tài đã đi vào nghiên
cứu biến động dân số tỉnh Đồng Nai và phân tích ảnh hưởng của dân số đến phát triển
KT – XH tỉnh Đồng Nai.
Huyện Nhà Bè: có các cơng trình liên quan như
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phượng Thuần (2012) về “Lao động
và việc làm huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) trong thời kì cơng nghiệp hố –
hiện đại hố. Đề tài đã nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm tại huyện Nhà Bè
trong thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm sử
dụng hợp lí nguồn lao động và giải quyết vấn đề việc làm tại huyện Nhà Bè.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Thân Thị Thuỷ (2017) về “Chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất trong q trình đơ thị hố ở huyện Nhà Bè (TP.HCM)”. Đề tài đã làm rõ
hiện trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong quá trình đơ thị hố ở huyện Nhà
Bè, từ đó đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong q trình đơ
thị hố ở huyện Nhà Bè.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về biến động dân số
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hố. Các cơng trình



5

nghiên cứu kể trên sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả nghiên cứu đề tài:
“Biến động dân số huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị
hố” được hồn chỉnh và đầy đủ hơn.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Dân số, kinh tế, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các hiện tượng địa lí
kinh tế - xã hội rất phong phú và đa dạng có q trình hình thành, phát triển trong
mối quan hệ đa chiều. Khi nghiên cứu về dân số của một vùng, một quốc gia ta cần
xem xét trong mối quan hệ tổng hợp kinh tế, xã hội, tự nhiên đã làm cho gia tăng dân
số phù hợp với phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một
hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát
triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm cho
các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi.
Dân số là một bộ phận cấu thành của hệ thống KT – XH. Dân số huyện Nhà Bè
là một bộ phận của dân số TP. HCM. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề biến động dân
số trong quá trình đơ thị hố ở huyện Nhà Bè ta cần phải đặt nó trong mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, KT – XH của TP. HCM và cả tổng
thể nền kinh tế quốc dân. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong yếu tố tự nhiên hay yếu tố
KT – XH của huyện Nhà Bè sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung TP. HCM và của cả
nước. Và ngược lại, sự biến đổi của hệ thống KT – XH TP. HCM hay cả nước sẽ tác
động đên sự biến đổi KT – XH huyện Nhà Bè.
4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Các hiện tượng địa lí đều có q trình phát sinh, phát triển và thay đổi không
ngừng theo không gian và thời gian. Do đó, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện
tại và dự báo sự phát triển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch

sử, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai mới chính xác.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề dân số và phát triển KT – XH trong mối liên hệ


6

quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất vấn đề đảm bảo tính khoa học,
chính xác.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gia tăng dân số quá mức
không phù hợp với sự phát triển KT – XH sẽ gây ra nhiều hậu quả lên môi trường
sinh thái như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống… Khi nghiên
cứu những vấn đề về dân số phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
4.1.5. Quan điểm hệ thống
Các hiện tượng và sự vật địa lí là một hệ thống thuộc địa lí tự nhiên và địa lí KT
- XH. Nghiên cứu vấn đề biến động dân số phải xem xét trong mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, KT - XH trong phạm vi lãnh thổ của thành
phố, các quận, huyện và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Khi nghiên cứu về biến động dân số huyện Nhà Bè, tác giả đặt trong mối quan
hệ với TP. HCM cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả cịn đi vào phân tích quy
mơ, cơ cấu, phân bố dân số đến phát triển KT – XH huyện Nhà Bè thông qua mối
quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê
Luận văn sử dụng và phân tích số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu và kết quả của
các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, năm 2019; thống kê KT – XH của
Tổng cục Thống kê; Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè qua các năm của Chi cục
thống kê huyện Nhà Bè, Chi cục dân số - KHHGĐ, phòng Y tế, phòng Giáo dục,
phòng Tài ngun mơi trường và các phịng ban khác của huyện. Từ những nguồn tài
liệu này, tác giả đã có cơ sở để đánh giá biến động dân số huyện Nhà Bè trong q

trình đơ thị hố.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các
thông tin về biến động dân số trong 10 năm ở huyện Nhà Bè thời kì 2009 - 2019, so
sánh sự khác biệt về gia tăng dân số trong các giai đoạn lịch sử nhất định, sự khác
biệt về dân số so với các quận huyện khác, sự gia tăng khác nhau giữa các xã, thị trấn;


7

phân tích ngun nhân của sự biến động đó.
4.2.3. Phương pháp bản đồ và GIS
Phương pháp bản đồ là một phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu mơn địa lí
vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực KT – XH đều được bắt đầu từ bản đồ và kết thúc
cũng từ bản đồ. Những đặc điểm cơ bản về dân số như quy mô, mật độ, gia tăng dân
số... được thể hiện trên bản đồ đến đơn vị hành chính cấp xã. Các bản đồ cho phép
chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận lợi trong việc so sánh,
đánh giá các đối tượng địa lí.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã ứng dụng phần mềm GIS để số
hoá và chồng ghép bản đồ hiện trạng dân số để tìm ra biến động dân số qua các năm...
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng phương pháp này để thể hiện sự phân bố không gian
lãnh thổ theo đơn vị hành chính cấp xã.
4.2.4. Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính tốn từ các số liệu đã thu
thập được từ đó đưa ra dự báo, giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư trong
quá trình đơ thị hố phù hợp với sự phát triển KT – XH của huyện.
4.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập thông tin từ dân cư sinh sống trên địa
bàn huyện Nhà Bè giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá khách quan về những vấn đề về
dân số, diễn biến của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Từ đó, tác giả xác

định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số và xây dựng định hướng,
đề ra các giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư phù hợp với quá trình đơ thị
hố ở huyện Nhà Bè.
5. Đóng góp của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, các
đặc điểm của biến động dân số để vận dụng vào huyện Nhà Bè.
- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số trong q
trình đơ thị hố huyện Nhà Bè.
- Nghiên cứu biến động dân số của huyện Nhà Bè trong quá trình đơ thị hố giai
đoạn 2009 – 2019. Đánh giá tác động của biến động dân số trong quá trình đơ thị hố


8

đến huyện Nhà Bè.
- Xây dựng định hướng và các giải pháp về biến động dân số huyện Nhà Bè
trong q trình đơ thị hố.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn “Biến động dân số huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trong q
trình đơ thị hố. Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia ra làm 3 chương
chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số và biến động dân số trong quá
trình đơ thị hố.
Chương 2: Thực trạng biến động dân số huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
trong q trình đơ thị hố.
Chương 3. Định hướng và giải pháp về biến động dân số huyện Nhà Bè trong
q trình đơ thị hoá.
.



9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ VÀ
BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Dân số
Dân số vừa là chủ thể, vừa là khách thể của xã hội, vừa là người tổ chức thực
hiện các mặt hoạt động của đời sống xã hội, vừa là yếu tố chủ yếu quyết định mọi
mặt hoạt động, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các hoạt động KT – XH. Có rất
nhiều thuật ngữ về dân số được đưa ra:
Dân số là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ nhất định, được đặc trưng
bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế; bởi tính chất của
phân cơng lao động và cư trú theo lãnh thổ (Nguyễn Minh Tuệ, 2008).
Dân số chỉ tất cả những người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí
kinh tế, hoặc một đơn vị hành chính có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời
gian nhất định (Tổng cục Thống kê, 2019).
Trong luận văn, tác giả sử dụng thuật ngữ dân số là những tập hợp người sống
trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định, được xác định theo đơn vị hành chính.
1.1.1.1 Biến động dân số
Biến động dân số là sự tăng hoặc giảm quy mô dân số của một địa phương theo
thời gian. Nếu quy mô dân số của một địa phương tại thời điểm cuối lớn hơn thời
điểm đầu của một thời kì gọi là gia tăng dân số. Ngược lại, nếu quy mô dân số của
một địa phương thời điểm cuối nhỏ hơn thời điểm đầu gọi là suy giảm dân số.
Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộ phận chủ yếu tương đối
riêng biệt: biến động tự nhiên và biến động cơ học. Biến động tự nhiên mô tả sự thay
đổi dân số gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con người theo thời gian. Quá
trình này trong dân số học chủ yếu thông qua các hiện tượng sinh và tử. Khác với
biến động tự nhiên, biến động cơ học biểu thị sự thay đổi dân số về mặt không gian,
lãnh thổ. Trong cuộc sống con người di dời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục
đích khác nhau, với khoảng cách xa gần khác nhau và vào những thời điểm khác nhau

(Tổng cục Thống kê, 2009).


10

1.1.1.2. Quy mô dân số
Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ đó tại một thời điểm
nhất định (Tổng cục Thống kê, 2009).
Quy mô dân số được xác định thông qua các cuộc thống kê dân số hoặc tổng
điều tra dân số thường diễn ra vào đầu năm, cuối năm hoặc giữa năm tại thời điểm
cuộc tổng điều tra bắt đầu. Thông tin về quy mơ dân số được sử dụng để tính tốc độ
tăng hay giảm dân số theo thời gian, đây là chỉ số quan trọng để so sánh, phân tích
với các chỉ tiêu về KT – XH.
Để đánh giá sự biến đổi quy mô dân số qua thời gian, hai thước đo thường được
sử dụng là tốc độ tăng (giảm) dân số và khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi.
1.1.1.3. Gia tăng dân số
Gia tăng dân số là sự biến đổi về số lượng dân số của một quốc gia, vùng lãnh
thổ theo thời gian. Gia tăng dân số bao gồm hai bộ phận chính là gia tăng tự nhiên và
gia tăng cơ học (Tổng cục Thống kê, 2010).
Gia tăng tự nhiên: Là hiệu suất giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô trong một
thời gian xác định, trên một đơn vị lãnh thổ nhất định. Đơn vị tính là phần trăm (%)
(Nguyễn Nam Phương, 2011).
Gia tăng dân số tự nhiên được phản ánh thông qua tỉ suất gia tăng dân số tự
nhiên. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh
thô và tỉ suất tử thô trong một khoảng thời gian xác định, trên một đơn vị lãnh thổ
xác định.
Gia tăng cơ học: Là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên một nơi cư trú mới trong một khoảng thời
gian nhất định (Tống Văn Đường, 2003).
Con người không chỉ sinh sống trên một lãnh thổ cố định. Do những hoàn cảnh

khác nhau, họ có thể thay đổi địa bàn cư trú từ đơn vị hành chính này sang đơn vị
hành chính khác, trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy, gia tăng cơ học gồm
hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến
nơi cư trú mới).


11

Di dân là kết quả của lực hút ở nơi đến (nhập cư) và lực đẩy ở nơi đi (xuất cư).
Các yếu tố tạo nên lực đẩy là thiếu đất, thiếu việc làm, thu nhập thấp, khí hậu khắc
nghiệt, thiếu cơ sơ dịch vụ và các yếu tố ngược lại sẽ tạo nên lực hút.
- Tỉ suất xuất cư: là tương quan giữa số người xuất cư khỏi một vùng lãnh thổ
trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.
-Tỉ suất nhập cư: là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ
trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm.
- Tỉ suất di cư thuần: được xác định bằng hiệu số giữa tỷ suất nhập cư và tỷ suất
xuất cư. Đơn vị tính 0/00 hoặc % (Tổng cục Thống kê, 2010).
Như vậy, có thể hiểu rằng gia tăng cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ
suất xuất cư hay là tương quan giữa số người nhập cư và xuất cư trong năm so với
dân số ở cùng thời điểm (Tổng cục Thống kê, 2010).
1.1.1.4. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số: là sự phân chia số dân theo những tiêu chuẩn nhất định thành
những bộ phận dân số khác nhau. Các tiêu chuẩn có thể là giới tính, tuổi, thành phần
dân tộc, quốc tịch, ngơn ngữ, tơn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú… Các thuật ngữ: cơ
cấu dân số, kết cấu dân số hay cấu trúc dân số có ý nghĩa tương đương (Lê Thơng,
2005).
Cơ cấu dân số trong dân số học được chia làm ba nhóm: cơ cấu sinh học, cơ cấu
xã hội, cơ cấu dân tộc. Trong luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu một số cơ cấu sinh học
và cơ cấu xã hội chủ yếu.
Cơ cấu sinh học:

Cơ cấu dân số theo giới tính: là tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc
so với tổng số dân (Tổng cục Thống kê, 2018).
Cơ cấu dân số theo giới tính có sự biến động theo thời gian, theo từng nước,
từng quốc gia và khu vực. Nguyên nhân của sự biến động này là do trình độ phát triển
kinh tế, di dân, tuổi thọ trung bình của nữ lớn hơn nam. Cơ cấu dân số theo giới tính
ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, các chính sách phát triển
KT – XH của các quốc gia, khu vực.


12

Cơ cấu dân số theo tuổi: là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những
nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó
thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao
động của một quốc gia (Tổng cục Thống kê, 2018).
Cơ cấu dân số theo độ tuổi được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm tuổi dưới lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).
+ Nhóm tuổi trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi trở lên).
Dựa vào tỉ lệ % những người theo các nhóm tuổi trên để phân biệt những nước
có dân số trẻ và dân số già.
- Dân số trẻ là cơ cấu dân số có tỉ lệ người của nhóm dưới 15 tuổi vượt trên 35%
và tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi trở lên chiếm ít hơn 10% dân số, thể hiện qua tỉ suất
sinh cao, tỉ suất tử cao và tuổi thọ trung bình thấp.
-Dân số già là cơ cấu dân số có tỉ lệ của nhóm người dưới 15 tuổi chỉ chiếm
khoảng 30-35% và tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi trở đi chiếm trên 10% tổng dân số,
thể hiện qua tỉ suất sinh rất thấp, tỉ suất tử rất thấp và tuổi thọ trung bình cao.
-Cơ cấu “dân số vàng”, có nghĩa là cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới
15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15 –
60 tuổi). Hay nói cách khác, bình qn hai người lao động nuôi một người phụ thuộc.

Theo cách khác, trong Báo cáo kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009,
Tổng cục Thống kê định nghĩa cơ hội dân số vàng xảy ra khi tỉ lệ trẻ em (0 – 14 tuổi)
thấp hơn 30% và tỉ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) thấp hơn 15%. Đây là giai đoạn
mà các nước, khu vực, vùng lãnh thổ có lực lượng lao động trẻ, khoẻ, hùng hậu.
Tháp dân số là cách biểu thị cơ cấu tuổi và giới tính của dân số bằng hình học.
Tháp dân số được chia thành hai phần bên trái là dân số nam, bên phải là dân số nữ.
Có bốn loại tháp cơ bản: mở rộng, thu hẹp, ổn định và suy thoái.
+ Tháp dân số mở rộng có dáng nhọn, đáy rộng, càng lên phía đỉnh tháp càng
hẹp lại. Tháp thể hiện khả năng dân số tăng nhanh, mức sinh cao, tuổi thọ trung bình
thấp. Đây là đặc trưng của dân số ở các nước đang triển.
+ Tháp dân số thu hẹp có đáy thu hẹp hơn so với kiểu mở rộng, phần giữa phình


13

to ra, phần trên của tháp mở rộng hơn thể hiện mức sinh có xu hướng giảm, tuổi thọ
trung bình gia tăng, đặc biệt tỉ lệ dân số trong tuổi lao động cao, đây là đặc trưng cho
dân số trưởng thành, dân số tăng chậm.
+ Tháp dân số ổn định có đa số các phần tương đương nhau, thể hiện số người
trong các nhóm tuổi gần bằng nhau, có mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao. Đây
là đặc trưng của dân số các nước phát triển, có dân số già tăng rất chậm, hoặc không
tăng.
+ Tháp dân số suy thối có đáy tháp thu hẹp và phình to ở phần trên, tuổi thọ
trung bình lớn, mức sinh thấp, dân số già tăng rất nhanh, thiếu lực lượng thay thế
trong tương lại.
Như vậy, hình dạng tháp tuổi cho chúng ta biết rõ cơ cấu dân số theo độ tuổi và
giới tính, lực lượng lao động của mỗi nước, khu vực và sự phát triển dân số của nước
đó trong tương lai.
Cơ cấu xã hội
Cơ cấu dân số theo lao động: cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo

khu vực kinh tế, nó phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ nhất
định (Tổng cục Thống kê, 2010).
Nguồn lao động: là toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những
người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động nhưng đang thất nghiệp,
đang đi học, làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc.
Cơ cấu dân số theo nhóm ngành kinh tế: là sự phân chia dân số hoạt động kinh
tế theo 3 nhóm ngành nơng nghiệp, cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Các nhóm
ngành có sự chuyển dịch theo định hướng phát triển KT – XH của các quốc gia, khu
vực và vùng lãnh thổ. Đơ thị hố có tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động
theo nhóm ngành kinh tế, ở khu vực thành thị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp – xây dựng, dịch vụ là chủ yếu, cịn ở nơng thơn thì ngược lại.
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hố: phản ánh trình độ dân trí và học vấn của
dân cư, là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống ở mỗi quốc gia.
Trình độ văn hóa của dân cư cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao


×