Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Thanh Liêm

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MƠN KHOA HỌC LỚP 4
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Thanh Liêm

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MƠN KHOA HỌC LỚP 4
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MINH GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, thực hiện, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng
được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Thanh Liêm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Minh Giang đã hướng dẫn
tôi tận tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Vinschool, giáo viên và học
sinh trường tiểu học trên địa bàn thành phố đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đang công tác tại Khoa Giáo dục Tiểu học,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tơi những kiến
thức nền tảng giúp tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè – những
người ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Thanh Liêm



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các thuật ngữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ
NGHIỆM VÀO DẠY HỌC MƠN KHOA HỌC LỚP 4 THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ..................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 8
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................... 10
1.2. Các khái niệm cơ bản......................................................................................... 12
1.2.1. Thí nghiệm.................................................................................................. 12
1.2.2. Phương pháp dạy học ................................................................................. 13
1.2.3. Phương pháp dạy học thí nghiệm (Phương pháp thí nghiệm).................... 14
1.2.4. Năng lực ..................................................................................................... 14
1.2.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ............................................ 15
1.3. Chương trình mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực......... 17
1.3.1. Đặc điểm môn Khoa học lớp 4 .................................................................. 17
1.3.2. Quan điểm xây dựng chương trình mơn Khoa học lớp 4 .......................... 17
1.3.3. Mục tiêu chương trình và u cầu cần đạt của mơn Khoa học lớp 4
theo định hướng phát triển năng lực .......................................................... 17
1.3.4. Nội dung giáo dục của môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển
năng lực ..................................................................................................... 20
1.3.6. Đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát
triển năng lực ............................................................................................. 22

1.3.7. Hình thức tổ chức dạy học vận dụng phương pháp thí nghiệm trong
dạy học môn Khoa học lớp 4 .................................................................... 23


1.4. Phương pháp thí nghiệm trong dạy học mơn Khoa học lớp 4 .......................... 24
1.4.1. Thí nghiệm khoa học biểu diễn .................................................................. 25
1.4.2. Thí nghiệm khoa học tự lực........................................................................ 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng, phương pháp thí nghiệm vào dạy
học lớp 4 ................................................................................................................... 26
1.5.1. Đặc điểm sinh lí của học sinh ..................................................................... 26
1.5.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh ..................................................................... 27
1.5.3. Trình độ và năng lực của giáo viên ............................................................ 28
1.5.4. Cơ sở vật chất của nhà trường .................................................................... 29
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 30
Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
VÀO DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ............................................... 31
2.1. Mô tả khảo sát thực trạng .................................................................................. 31
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................... 31
2.2.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 31
2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 31
2.2. Đặc điểm giáo dục tiểu học của Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 32
2.2.1. Quy mơ giáo dục tiểu học........................................................................... 32
2.2.2. Đặc điểm hoạt động giáo dục tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh ......... 33
2.3. Thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng
lực tại các trường tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 35
2.3.1. Nhận thức về đặc điểm mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát
triển năng lực ............................................................................................. 35
2.3.2. Nhận thức về quan điểm xây dựng chương trình mơn Khoa học lớp 4 ......... 38
2.3.3. Thực trạng nhận thức về mục tiêu chương trình và yêu cầu cần đạt của

môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực ....................... 39
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục của môn Khoa học lớp 4 theo
định hướng phát triển năng lực.................................................................. 42
2.3.5. Nhận thức của giáo viên về phương pháp giáo dục môn Khoa học lớp
4 theo định hướng phát triển năng lực ...................................................... 43
2.4. Thực trạng vận dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học môn Khoa học
lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực ............................................................... 45


2.4.1. Về mục tiêu................................................................................................. 45
2.4.2. Lựa chọn nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4 để vận dụng phương
pháp thí nghiệm vào dạy học theo định hướng phát triển năng lực .......... 46
2.4.3. Hình thức tổ chức dạy học vận dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy
học mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực ................ 49
2.4.4. Phương tiện hỗ trợ vận dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học mơn
Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực ............................... 50
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học môn Khoa học lớp 4 theo định hướng
phát triển năng lực tại các trường tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh .............. 51
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 51
Chương 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MƠN KHOA HỌC LỚP
4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .................... 53
3.1. Định hướng xây dựng quy trình......................................................................... 53
3.2. Quy trình vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học mơn Khoa học
lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực ............................................................... 53
3.3. Lập kế hoạch dạy học vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học mơn
Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực .............................................. 57
3.3.1. Bài: Nước có những tính chất gì?............................................................... 57
3.3.2. Bài: Thực vật cần gì để sống? .................................................................... 67
3.3.3. Bài: Khơng khí có tính chất gì? .................................................................. 75

3.4. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 84
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 84
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 84
3.4.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 85
3.4.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 85
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
AH
:
CBQL
:

Ảnh hưởng
Cán bộ quản lí

CL

:

Cơng lập

CTCGPT

:


Chương trình giáo dục phổ thơng

ĐC

:
:
:

Đối chứng

Đồng ý

GV

:
:

GVTiH
HS
HSTiH
KAH
KĐY

:
:
:
:
:


Giáo viên tiểu học
Học sinh
Học sinh tiểu học
Không ảnh hưởng
Không đồng ý

KQH
KQT

:
:

Khơng quan hệ
Khơng quan trọng

NCL
PP
PPDH

:
:
:

Ngồi cơng lập
Phương pháp
Phương pháp dạy học

PPTN
PTDH
QT

T
TL
TN

:
:
:
:
:
:

Phương pháp thí nghiệm
Phương tiện dạy học
Quan trọng
Tốt
Trung lập
Thực nghiệm

RAH
RĐY
RKĐY
RKQT
RKT
RKAH

:
:
:
:
:

:

Rất ảnh hưởng
Rất đồng ý
Rất không đồng ý
Rât không quan trọng
Rất khơng tốt
Rất khơng ảnh hưởng

ĐLC
ĐTB
ĐY

NGHĨA

Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình

Giáo viên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biểu hiện các thành phần năng lực khoa học tự nhiên theo chương
trình mơn Khoa học 2018 ........................................................................ 18
Bảng 2.1. Danh sách các trường tiểu học khảo sát thực trạng ................................. 32
Bảng 2.2. Quy mô giáo dục tiểu học của Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 33
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về đặc điểm môn Khoa học lớp 4
theo định hướng phát triển năng lực........................................................ 35
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về quan điểm xây dựng chương trình mơn Khoa học
lớp 4 ......................................................................................................... 38

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mục tiêu chương trình và yêu
cầu cần đạt của môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng
lực ............................................................................................................ 39
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát GV về thực hiện nội dung giáo dục của môn Khoa
học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực ....................................... 42
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát nhận thức GV về định hướng phương pháp giáo dục .. 44
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mục tiêu vận dụng phương pháp
thí nghiệm vào dạy học mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát
triển năng lực ........................................................................................... 45
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát sự lựa chọn của GV về các chủ đề trong môn Khoa
học lớp 4 phù hợp để vận dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học
theo định hướng phát triển năng lực........................................................ 47
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát vận dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học các
chủ đề trong môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực
................................................................................................................. 47
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát GV về hình thức tổ chức dạy học vận dụng phương
pháp thí nghiệm vào dạy học Khoa học lớp 4 theo định hướng phát
triển năng lực ........................................................................................... 49
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát GV về phương tiện hỗ trợ việc vận dụng phương
pháp thí nghiệm vào dạy học môn Khoa học lớp 4 theo định hướng
phát triển năng lực ................................................................................... 50


Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học môn Khoa học lớp 4
theo định hướng phát triển năng lực tại các trường tiểu học Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................ 51
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm......................................................... 86
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra HS sau thực nghiệm...................................................... 87
Bảng 3.3. Kết quả phân tích sau thực nghiệm .......................................................... 87



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình vận dụng phương pháp thí nghiệm dạy học Khoa học lớp 4 ........ 56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học (GDTiH) là cơ sở ban đầu, đặt nền tảng cho việc hình thành
và phát triển tồn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Mục tiêu của chương
trình giáo dục tiểu học (CTGDTiH) giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển những
yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần, phẩm
chất và năng lực thông qua các môn học và hoạt động giáo dục. Đổi mới PPDH đáp
ứng chương trình giáo dục phổ thơng (CTGDPT) 2018 là yêu cầu bắt buộc đối với
giáo viên phổ thông. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển đổi mơ
hình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
Môn Khoa học là một trong những môn học bắt buộc ở trong chương trình
giáo dục tiểu học năm 2006 và chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Cùng với các
mơn học khác, mơn Khoa học góp phần trang bị kiến thức và hình thành kĩ năng, thái
độ phù hợp (theo CTGDPT 2006) hay phẩm chất và năng lực khoa học tự nhiên cho
học sinh tiểu học (theo CTGDPT 2018). Môn Khoa học lớp 4 được xây dựng trên cơ
sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3. Môn học này trang
bị một số kiến thức cơ bản, đơn giản và gần gũi HS thuộc về các lĩnh vực của khoa
học tự nhiên như Vật lí, Hố học và Sinh học. Đồng thời, mơn học cũng hình thành
và phát triển các kĩ năng học tập các môn khoa học thực nghiệm như: quan sát, phán
đốn, thí nghiệm và rút ra những kết luận khoa học. Học sinh có khả năng vận dụng
kiến thức khoa học vào cuộc sống vào thực tế cuộc sống.
Để thực hiện mục tiêu của môn Khoa học, trong dạy học GV cần tăng cường
tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, tự

lực tìm tịi phát hiện ra kiến thức. Trong định hướng các phương pháp dạy học theo
CTGDPT 2018, thì phương pháp thí nghiệm là được chú trọng để dạy học nhằm hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực đặc thù cho học sinh trong môn Khoa học.
Đây cũng chính là phương pháp dạy học đặc trưng các nội dung liên quan đến các
lĩnh vực của khoa học tự nhiên như Sinh học, Vật lí và Hóa học. Phương pháp này có
vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của HS, giúp kiểm


2
chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học. Thông qua thí nghiệm, HS gạt bỏ
những cái phụ, khơng bản chất đểg tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Đồng
thời, HS được rèn luyện các kĩ năng thực hành, hình thành thế giới quan duy vật biện
chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm, hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng vật
lí, hố học, sinh học xảy ra, HS sẽ hứng thú và tin tưởng vào kiến thức đã học và
chính bản thân mình. Dạy học khoa học tự nhiên bằng phương pháp thí nghiệm đã
được áp dụng ở hầu hết các các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo yêu cầu cần đạt của môn Khoa học 2018 ở tiểu học, HS hình thành và
phát triển năng lực khoa học tự nhiên khi được tham gia các hoạt động học tập một
cách chủ động. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khoa
học như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực là vấn đề được đặt ra cho GV trong quá trình triển khai dạy học thực tế. GV phải
phân tích được mối liên hệ giữa các bước/hoạt động dạy học theo bằng phương pháp
thí nghiệm với các thành phần năng lực khoa học đặc thù. Mặt khác, với mỗi chủ đề,
giáo viên phải lựa chọn và thiết kế được các thí nghiệm cho phù hợp với đặc điểm
của HS, đáp ứng các đạt yêu cần đạt về năng lực khoa học đặc thù của chương trình.
Do đó, nghiên cứu “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC MÔN KHOA HỌC 4 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC” sẽ
hỗ trợ hiệu quả trong việc đổi mới dạy học Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển
năng lực của CTGDPT 2018.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng vận dụng phương pháp thí nghiệm
vào dạy học mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực cho HS, luận
văn xây dựng được quy trình vận dụng phương pháp thí nghiệm vào tổ chức hoạt
động dạy học môn Khoa học lớp 4 cho HS theo định hướng phát triển năng lực nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học bằng phương pháp thí nghiệm.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Khoa học lớp 4 theo định
hướng phát triển năng lực.


3
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng phương pháp thí nghiệm vào dạy học môn
Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu trong q trình dạy học mơn Khoa học 4, GV áp dụng quy trình vận dụng
phương pháp thí nghiệm một cách hợp lí, khoa học và phù hợp với đặc điểm nhận
thức của HS thì sẽ tạo được hứng thú trong việc tìm tịi và khám phá tri thức khoa
học của HS. Từ đó, hình thành và phát triển cho HS năng lực khoa học đặc thù của
môn học và giúp GV nâng cao được chất lượng dạy học các nội dung thuộc về khoa
học tự nhiên ở tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học Khoa học lớp 4 theo định hướng phát
triển năng lực.
- Khảo sát thực trạng dạy học môn Khoa học và việc sử dụng phương pháp thí
nghiệm của GV trong dạy mơn học này ở lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực
ở một số trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng quy trình dạy học và thiết kế các kế hoạch bài dạy có vận dụng
phương pháp thí nghiệm trong dạy học mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát
triển năng lực.

- Thực nghiệm một số kế hoạch bài dạy vận dụng phương pháp thí nghiệm
trong dạy học mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào xây dựng các hoạt động dạy học có vận dụng phương pháp
thí nghiệm tương ứng trong mạch nội dung là Chất, Thực vật và Động vật trong môn
Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực.
6.2. Đối tượng khảo sát
120 GV các trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát
thực trạng từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020.


4
6.3. Đối tượng thực nghiệm
60 HS khối lớp 4 trường Vinschool Golden River, Quận 1 gồm 01 lớp dạy thực
nghiệm và 01 lớp đối chứng. Thời gian thực nghiệm: từ tháng 02/2021 đến tháng
03/2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Mục đích: Để thu thập những thông tin khoa học liên quan đến việc dạy học
Khoa học cho HS tiểu học theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó phân tích, tổng
hợp, phân loại và hệ thống hóa nhằm xây dựng cơ sở lí luận và quy trình thiết kế hoạt
động dạy học Khoa học bằng phương pháp thí nghiệm cho HS tiểu học theo định
hướng phát triển năng lực.
- Cách tiến hành: Nghiên cứu tiến hành tìm kiếm, phân tích, hệ thống hóa, tổng
hợp các tài liệu, lí thuyết về dạy học vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học
khoa học, đặc điểm tâm sinh lí của cho HS tiểu học, nội dung, cách thức tổ chức và
phương pháp dạy thí nghiệm trong môn Khoa học cho HS tiểu học thông qua các tài
liệu (sách báo, internet, các tạp chí khoa học, các cơng trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngồi nước, …) có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Để xây dựng và điều chỉnh các kế hoạch bài dạy đã thiết kế để
thực nghiệm phù hợp hơn với HS tiểu học.
- Cách tiến hành: Nghiên cứu sẽ xin ý kiến một số GVTiH về các nội dung thí
nghiệm và hoạt động dạy học trong kế hoạch bài dạy chủ đề Chất, Thực vật và Động
vật, môn Khoa học lớp 4 trước khi tiến hành thực nghiệm và đánh giá khách quan kết
quả nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp điều tra
- Mục đích:
Để đánh giá được thực trạng dạy học Khoa học cho HS tiểu học tại các trường
tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp thí nghiệm theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.


5
Để ghi chép lại phản hồi của GV và HS khi tham gia thực hành thí nghiệm
nhằm đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của các kế hoạch bài dạy đã thiết kế sau khi
dạy thực nghiệm.
- Cách tiến hành:
Đề tài sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục 1) để khảo sát GV về thực trạng việc
dạy học Khoa học ở nhà trường tiểu học hiện nay. Phiếu điều tra HS trước thực
nghiệm và sau khi được thực nghiệm (Phụ lục 2).
Mô tả phiếu điều tra và cách thức tiến hành điều tra:
+ Phiếu điều tra GV về thực trạng tổ chức hoạt động GDGT cho HS tiểu học
theo định hướng phát triển năng lực (Phụ lục 1), gồm có 10 câu hỏi. Trong đó từ câu
1 đến câu 5 điều tra hiểu biết chung của GV về khái niệm cũng như sử dụng phương
pháp thí nghiệm trong mơn Khoa học. Từ câu 6 đến câu 10 điều tra về dạy học Khoa
học bằng phương pháp thí nghiệm theo định hướng phát triển các thành phần năng
lực khoa học cho HS. Câu 10 sẽ khảo sát về những khó khăn mà GV gặp phải khi

triển khai dạy học Khoa học bằng phương pháp thí nghiệm.
Thời gian khảo sát từ tháng 09//2020 đến tháng 11/2020.
+ Phiếu điều tra trước và sau thực nghiệm cho HS (Phụ lục 2) để thu thập và
so sánh sự khác nhau giữa các thành phần năng lực HS hình thành và phát triển thơng
qua kế hoạch bài dạy đã thiết kế theo phương pháp thí nghiệm.
7.2.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Nhằm thu thập những thơng tin thực tiễn về phản hồi từ phía HS
khi tham gia thực nghiệm để xác định được tính phù hợp, khả thi của các hoạt động
dạy học Khoa học bằng phương pháp thí nghiệm đã thiết kế từ đó so sánh, đối chiếu
với giả thuyết đã có, phân tích kết quả và rút ra kết luận.
Cách tiến hành: Nghiên cứu tiến hành quan sát trực tiếp kết hợp với ghi chép
diễn biến trong giờ học các hoạt động của GV và HS tiểu học qua một số giờ học
thực nghiệm tại lớp 4A và lớp 4B Trường tiểu học Vinschool để có dữ liệu bổ sung
cho phân tích kết quả và rút ra kết luận.


6
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích: Phương pháp thực nghiệm được tiến hành nhằm thu thập thông tin
thông qua thực tiễn việc dạy học những kế hoạch bài dạy đã thiết kế để xác định tính
khả thi và hiệu quả kế hoạch bài dạy dựa vận dụng phương pháp thí nghiệm để dạy
học các chủ đề Chất, Thực vật và Động vật trong môn Khoa học lớp 4 nhằm phát
triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh.
- Cách tiến hành: Trong nghiên cứu này tiến hành các thực nghiệm: Kế hoạch
bài dạy “Tính chất của nước” tại 02 lớp 4 là lớp 4B và 4A của trường tiểu học
Vinschool, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, lớp 4B là lớp thực nghiệm và lớp 4A
là lớp đối chứng, mỗi lớp đều có 30 học sinh.
+ Trước khi thực nghiệm, HS được khảo sát thông qua phiếu điều tra (Phụ lục
2) để thu thập những hiểu biết ban đầu của HS.
Thời gian thực nghiệm từ ngày 02/02/2021 đến ngày 04/02/2021.

7.3. Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê tốn học trong nghiên cứu khoa
học giáo dục ứng dụng để xử lí định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và
quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm xác nhận giả thuyết khoa học và đánh giá tính
hiệu quả, tính khả thi của đề tài.
- Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu. Các số liệu thu
được từ trực trạng và thực nghiệm, nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê, tổng hợp và so
sánh, phân tích bằng phần mềm SPSS. Trên cơ sở số liệu phân tích rút ra được những
kết luận so với giả thuyết ban đầu và đánh giá mức độ thành công của đề tài nghiên
cứu.
Các số liệu thống kê khảo sát thực trạng sẽ được xử lí tỉ lệ %, tính trung bình
bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS. Số liệu khảo sát được phân tích dựa vào tỉ
lệ phần trăm trên tổng số người trả lời tiêu chí khảo sát. Thang đo được sử dụng là 5
mức độ. Quy ước điểm trung bình thành các mức độ ý kiến như sau: Từ 1,0 đến 1,8:
Rất không đồng ý (RKĐY)/ Rất không quan trọng (RKQT)/ Rất không tốt (RKT)/
Rất không ảnh hưởng (RKAH); Từ trên 1,8 đến 2,6: Không đồng ý (KĐY)/ Không
quan trọng (KQT) /Không tốt (KT)/ Không ảnh hưởng (KAH); Từ trên 2,6 đến 3,4:


7
Trung lập (TL); Từ trên 3,4 đến 4,2: Đồng ý (ĐY)/ Quan trọng (QT)/ Tốt (T)/ Ảnh
hưởng (AH); Từ trên 4,2 đến 5,0: Rất đồng ý (RĐY)/ Rất Tốt (RT)/ Rất quan trọng
(RQT)/ Rất ảnh hưởng (RAH).
Số liệu khảo sát sau thực nghiệm sẽ xử lí như sau:
- Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Khơng có sự khác nhau về trị hai trung bình
trước và sau thực nghiệm”, tức là khác biệt giữa 2 trung bình là bằng 0.
- Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent T-test.
- Bước 3: So sánh giá trị .sig của kiểm định được xác định ở bước 2 với 0.05
(mức ý nghĩa 5% = 0.05 | độ tin cậy 95%)
+ Nếu .sig > 0.05 thì ta chấp nhận giả thuyết Ho. Nghĩa là trung bình 2 tổng

thể là bằng nhau, khơng có sự khác biệt trước và sau thực nghiệm.
+ Nếu .sig < 0.05 thì ta bác bỏ giả thuyết Ho. Nghĩa là có khác biệt trung bình
trước và sau thực nghiệm.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 98 trang chính văn và 18 trang phụ lục. Ngoài phần mở đầu,
kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học
mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực
Chương 2: Thực trạng việc vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học
môn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực
Chương 3: Xây dựng quá trình vận dung phương pháp thí nghiệm trong dạy
học mơn Khoa học lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực


8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THÍ NGHIỆM VÀO DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC 4
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Phương pháp thí nghiệm ra đời từ thế kỉ XVII, ông tổ của phương pháp này là
Galile – một nhà vật lí học người Italia. Ơng cho rằng “Muốn hiểu biết thiên nhiên
phải trực tiếp quan sát thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi thiên nhiên chứ
không phải hỏi Aristotle hoặc kinh thánh…”. Về sau, các nhà khoa học khác đã kế
thừa và phát triển phương pháp này hoàn chỉnh hơn. Cụ thể, nhà giáo dục Thomas
More đã chú trọng PPTN trong dạy học (Peter Acckroyd, 1998).
Theo O’kane (1993), phương pháp thí nghiệm giúp cải thiện nhiều kỹ năng
của học sinh, làm tăng hoạt động của HS tham gia vào học tập. Học sinh dễ dàng

phân tích và liên hệ giữa lý thuyết với cuộc sống bằng cách áp dụng những gì đã tìm
hiểu thơng qua các thí nghiệm. Ngồi ra, bằng cách sử dụng các giải thích cụ thể, HS
tham gia và bị hấp dẫn bởi các bài học nhiều hơn.
Theo BRASIL (1998), tầm quan trọng của sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy
khoa học đã được trích dẫn nhiều lần trong suốt nửa sau của thế kỷ XX. Thí nghiệm
là một hoạt động để thu được thơng tin khoa học, vì thơng qua đó có sự hiện thực hóa
một hiện tượng tự nhiên. HS có khả năng điều tra sự xuất hiện và các biến đổi của
của hiện tượng đó.
Theo kết quả nghiên cứu của Adem Duru (2010), thì phương pháp dạy học thí
nghiệm hiệu quả hơn về kiến thức và mức độ hiểu biết so với phương pháp dạy học
truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm. Ngày nay phương pháp thực nghiệm đã
được thâm nhập vào nhiều ngành khoa học tự nhiên cũng như các ngành khoa học xã
hội. Ở nhiều nước tiên tiến như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan, … đã sử dụng thí
nghiệm vào dạy học từ đầu thế kỉ XX và rất phát triển từ nửa sau của thế kỉ này. Ở
Pháp, vào những năm 1980 – 1990, đã có nhiều trường sử dụng phương pháp thực


9
hành thí nghiệm trong dạy học và được xem là phương pháp trọng tâm của các môn
khoa học tự nhiên ở các trường trung học.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng thí nghiệm được hiểu là học để làm, do
đó có thể được phân loại thành học các phương pháp. Thí nghiệm là những phần có
thể nói là khó tách rời khoa học tự nhiên nói chung, có thể được thực hiện trên lớp,
trong phịng thí nghiệm. Phương pháp thí nghiệm ngồi cung cấp kinh nghiệm thực
tế có thể là một kích thích cho học sinh để ni dưỡng sự nhiệt tình trong học tập.
Theo Djamarah và Zain, phương pháp thí nghiệm giúp HS trải nghiệm và chứng minh
với bản thân một cái gì đó đã học được. Syaiful Sagala lập luận rằng phương pháp thí
nghiệm là một cách giảng dạy, nơi học sinh tiến hành một thí nghiệm về một vấn đề,
quan sát quá trình và viết kết quả của thí nghiệm, sau đó kết quả quan sát được chuyển
đến lớp và do giáo viên đánh giá. Theo Sumantri, thí nghiệm là một nhu cầu từ sự

phát triển của khoa học và công nghệ nhằm tạo ra một sản phẩm có thể được xã hội
hưởng thụ một cách an tồn. Dựa trên một số ý kiến này có thể kết luận rằng thí
nghiệm là một phương pháp học tập rất thích hợp để sử dụng trong q trình học tập
khoa học (dẫn theo Trần Huyền Thanh, 2015).
Theo Fisher và cộng sự (1998), học tập bằng thí nghiệm được coi là một phần
khơng thể thiếu của hầu hết các khóa học khoa học và cung cấp cho người học một
môi trường học tập khác biệt về nhiều mặt so với khung cảnh lớp học “truyền thống”.
Các thí nghiệm của HS được thực hiện để tìm quan hệ giữa các khái niệm hoặc để
xác minh giả thuyết. Kết quả nghiên cứu của Snezana Stavreva Veselinovska, Liljana
Koleva Gudevab và Milena Djokic (2011), đã chỉ ra mức độ lưu giữ (ghi nhớ) trong
bài học bắt đầu bằng trình bày bằng thí nghiệm cao hơn so với trình diễn hoặc giảng
giải. Bởi vì, mọi người nhớ 10% những gì họ đã đọc, 20% những gì họ đã nghe, 30%
những gì họ đã thấy và 90% những gì họ có kinh nghiệm thực tế. Phương pháp dạy
học bằng thí nghiệm giúp HS làm việc để khám phá tri thức và trải nghiệm kinh
nghiệm thực tế tốt hơn.
Theo nghiên cứu liên quan đến vai trò của hoạt động thí nghiệm cho HS và
sinh viên tại 6 nước phát triển ở châu Âu (như Pháp, Đan Mạch, Anh, Đức, Hy Lạp
và Ý) trong dạy học gồm: đánh giá vai trị của các thí nghiệm trong năm học ở trường


10
phổ thơng hay đại học; Nghiên cứu các hình thức tổ chức làm thí nghiệm, trong đó
có hình thức theo nhóm cặp đơi hay cặp ba của HS hay sinh viên; hình thành bức
tranh về khoa học ở học sinh thơng qua hoạt động về thí nghiệm của chính HS và
thơng qua giảng dạy thí nghiệm của GV; nâng cao kiến thức, thái độ và năng lực của
HS (dẫn heo Trần Huyền Thanh, 2015).
Với việc xây dựng “kiểu nhà trường hoạt động”, John Dewey (2018), nhà giáo
dục theo xu hướng thực dụng của Mỹ lại quan niệm rằng: Trẻ em học được nhiều
điều thông qua giao tiếp, học tập sẽ hứng thú hơn khi được tham gia các hoạt động
và rút ra kinh nghiệm cho mình. Theo xu hướng này, dạy học bằng phương pháp thí

nghiệm trong khoa học tự nhiên đáp ứng được “kiểu nhà trường hoạt động” của các
nhà giáo dục. Rất nhiều các nghiên cứu về bản chất, cách thức thực hiện và hiệu quả
sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khoa học đã được cơng bố.
Cùng với đó, các vấn đề về giảng dạy khoa học trong quá trình giáo dục được
nghiên cứu bởi E.O. Turdikulov, A.G. Grigoryants, Sh.M.Mirzaakhmedova, M.
Zaynitdinova, M. Musaeva, M.B. Rakhimkulova, N.J. Isakulova. Các khía cạnh của
việc hình thành kiến thức khoa học ở học sinh được điều tra bởi V.Andreev, V.Bukin,
S.Bakulevskaya, O.Gazman, V.Danyushenkov, T.Ilina, A.Leontev, A.Mudrik,
Yu.Orlov, V.Slastenin, N.V. Những vấn đề chính của việc hình thành các năng lực
cơ bản và khoa học để người học ở nước ngoài đã được nghiên cứu bởi các học giả
như: N.Khomsky, G. Hamel, S. K. Prahalad, T. F. Gilbert, J. Raven, Mr. Walo
Hutmacher. Ochilov Fariddun Izatulloyevich (dẫn theo Trần Huyền Thanh, 2015).
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới về vận dụng phương pháp thí nghiệm
vào dạy học các mơn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên với mục đích phát
triển năng lực học sinh đã được thực hiện khá toàn diện.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố,
hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang


11
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” (Ban chấp hành trung ương
Đảng, 2013).
Dạy học bằng phương pháp thí nghiệm giúp học sinh phát huy được tính tích
cực, được trải nghiệm các hoạt động, được tham gia vào khám phá các hiện tượng
khoa học tự nhiên, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực khoa học. Như
vậy, sử dụng phương pháp dạy học này vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản
giáo dục nói chung và u cầu chương trình mơn Khoa học năm 2018 nói riêng.

Ở Việt Nam, lí luận dạy học nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm, nhằm cải tiến
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức đã được nhiều
tác giả đề cập đến như: Đinh Quang Báo, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đức Thành,
Nguyễn Văn Duệ, Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao, Lê Văn Lộc, …
Các tác giả Bùi Phương Nga và Lương Việt Thái (2000), Nguyễn Thị Thấn
(2004) cũng quan tâm nghiên cứu sử dụng PP thí nghiệm trong q trình dạy học
phân mơn Khoa học hiện nay. Các tác giả đã đề cập khá chi tiết về khái niệm, tác
dụng, cách tiến hành và một số lưu ý khi vận dụng PPTN trong dạy học các môn học
về tự nhiên và xã hội ở tiểu học nói chung và mơn Khoa học nói riêng, đưa ra cách
thức sử dụng PP thí nghiệm: xác định mục đích của thí nghiệm; vạch kế hoạch tiến
hành; tiến hành thí nghiệm; tổng kết thí nghiệm. Cách thức này đã được áp dụng rộng
rãi trong dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học hiện nay.
Theo tác giả Đinh Quang Báo và Phan Thị Thanh Hội (2018) thì dạy học bằng
phương pháp thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học đặc thù của môn
Sinh học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Ngồi ra, cũng có nhiều luận văn của các học viên sau đại học đã chọn phương
pháp thí nghiệm làm đề tài nghiên cứu như: Võ Phương Uyên (2009), Phan Minh
Tiến (2012), Trần Huyền Thanh (2015), …
Theo tác giả Võ Phương Uyên (2009), sử dụng thí nghiệm trực quan có rất
nhiều ưu điểm như: góp phần làm cho học sinh huy động được tất cả các giác quan
tham gia vào quá trình nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh, kiến thức thu
được chắc chắn và sâu sắc, đồng thời lớp học sơi nổi, hăng hái. Thí nghiệm giúp làm


12
sáng tỏ lý thuyết, khơi dậy tính tị mị khoa học cho học sinh, rèn luyện kỹ năng thực
hành và nghiên cứu khoa học, thói quen giải quyết các vấn đề bằng khoa học.
Tác giả Phan Minh Tiến (2012) đã xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ
trợ q trình dạy học một số nội dung trong mơn Vật lí 10. Các cơng trình này đã
nghiên cứu về sử dụng PPTN trong dạy học ở các môn học khác nhau, đặc biệt là các

mơn vật lí, hố học – những mơn học có liên quan mật thiết đến mơn khoa học ở bậc
tiểu học. Các cơng trình này đã chứng minh giá trị thực tiễn của việc vận dụng PPTN
vào quá trình dạy học. Nhìn chung, các nghiên cứu ở trong nước đều khai thác hiệu
quả của việc sử dụng PPTN trong hoạt động tìm hiểu các kiến thức khoa học tự nhiên.
Trong thực tế cho thấy trong việc dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học
mơn Khoa học lớp 4 nói riêng phần đa chúng ta còn thiên về lý thuyết, tập trung vào
dạy học sinh theo tiến trình, nội dung trong sách giáo khoa, dạy HS cách hiểu, ghi
nhớ các khái niệm dạy học một cách máy móc mà khơng kích thích được tư duy sáng
tạo, khả năng làm việc có hiệu quả của HS nên hiệu quả giờ học vẫn chưa được như
ý muốn. Mặc dù phương pháp thí nghiệm đã được sử dụng để dạy học các nội dung
môn Khoa học một cách rộng rãi trong thực tiễn. Tuy nhiên, PPTN giúp cho sự phát
triển năng lực của HS tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng như thế nào vẫn chưa
có cau trả lời. Đây chính là một định hướng nghiên cứu mới để chúng tôi tập trung
và khai thác các ưu điểm của phương pháp thí nghiệm trong việc hình thành, phát
triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trong môn Khoa học 4, đáp ứng đổi
mới CTGDPT 2018.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Thí nghiệm
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, 1992) thì thí nghiệm có 2 nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: “gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác
định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh”. Nghĩa thứ hai:
“làm thử để rút kinh nghiệm”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999) thì thí nghiệm là: “làm
thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh”.
Trong đề tài nghiên cứu này sử dụng khái niệm theo từ điển Tiếng Việt, “thí


13
nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để
quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh” vì phù hợp với tiến trình tổ

chức dạy học Khoa học bằng phương pháp thí nghiệm.
1.2.2. Phương pháp dạy học
Thuật ngữ “phương pháp” được bắt nguồn từ Hy Lạp có nghĩa là “methodos”
chính là con đường, là cơng cụ nhận thức.
Về mặt triết học, phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để giải
quyết những nhiệm vụ và đạt đến những mục đích nhất định. Phương pháp là hình
thức của sự tự vận động bên trong của nội dung (Lênin, 2006).
Tác giả Krylov cho rằng “Phương pháp là chiếc la bàn chỉ phương hướng và
cách thức hoạt động” (Meurant và cộng sự, 2020).
Như vậy, có thể hiểu phương pháp là con đường, hình thức, cách thức hoạt
động của chủ thể hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ, đạt được mục đích đã đề ra.
Từ đó, chúng tơi cho rằng, PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa
GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
Ngồi ra, theo Nguyễn Văn Tuấn (2017), phương pháp dạy học cũng được
chia ra thành 03 tầng bậc mang tính chất tương đối là:
- Mơ hình lí thuyết của PPDH, PP dạy học, kĩ thuật dạy học. Trong đó, mơ
hình lí thuyết của PPDH có tính ngun lí, chiến lược định hướng xây dựng, lựa chọn
các PPDH. Ví dụ: Mơ hình DH lấy học sinh làm trung tâm, thuyết kiến tạo, …
- Phương pháp dạy học là mơ hình hành động của giáo viên và học sinh nhằm
thưc hiện mục tiêu dạy học xác định phù hợp với nội dung và những điều kiện dạy
học cụ thể. PP thuyết trình, PP thực nghiệm, PP nghiên cứu trường hợp, PP giải quyết
vấn đề, PP thảo luận, PP mô phỏng, …
- Kĩ thuật dạy học là những thao tác, hành động của GV và HS nhằm triển khai
PP dạy học cụ thể. Kĩ thuật dạy học chưa phải là một PP dạy học mà chỉ là những
hành động cấu thành PP dạy học như Kĩ thuật động não, tia chớp, …


14
1.2.3. Phương pháp dạy học thí nghiệm (Phương pháp thí nghiệm)
Phương pháp dạy học thí nghiệm (phương pháp thí nghiệm) là phương pháp

dạy học được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt trong các môn học thuộc lĩnh
vực khoa học tự nhiên.
Theo tác giả Đỗ Thị Loan, thí nghiệm là một q trình tác động có chủ định
của con người vào đối tượng nghiên cứu trong điều kiện xác định tạo ra những biến
đổi; phân tích những biến đổi đó để nghiên cứu, phát hiện hay chứng minh, kiểm tra
những đặc tính, tính chất của sự vật, hiện tượng. Tác giả này cũng nhận định vai trị
của thí nghiệm trong dạy học rất quan trọng vì: Thí nghiệm được sử dụng để thu nhận
những kiến thức đầu tiên hiện tượng tự nhiên, các dữ liệu này tạo điều kiện cho học
sinh đưa ra những giả thuyết, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả
thuyết, khái quát về tính chất, mối liên hệ phổ biến, có tính chất quy luật tự nhiên (Đỗ
Thị Loan, 2017).
Như vậy, thí nghiệm là cơ sở phân tích hiện tượng tự nhiên và thơng qua q
trình đó thiết lập nó một cách chủ quan để thu nhận tri thức khách quan. Mặt khác,
thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức đã thu được. Thí
nghiệm cũng chính là phương tiện của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong
việc vận dụng các tri thức lí thuyết vào việc thiết kế, chế tạo các thiết bị kĩ thuật, thí
nghiệm được sử dụng với tư cách như mơ hình, như một phương tiện tạo cơ sở cho
việc vận dụng các tri thức đã thu được vào thực tiễn.
Phương pháp thí nghiệm có sự hợp tác giữa thầy và trị để thực hiện thành cơng
thí nghiệm, phát hiện ra tri thức của bài học. Với phương pháp thí nghiệm làm thay
đổi quan niệm cách nhìn nhận của giáo viên và học sinh về vai trị của mình trong
quá trình dạy và học. Học sinh sẽ là người trực tiếp thực hiện thí nghiệm hoặc quan
sát thí nghiệm, từ đó phát hiện ra tri thức của bài học, phát huy tính tích cực, chủ động
trong q trình học tập.
1.2.4. Năng lực
Năng lực (competency) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia”. Ngày
nay, khái niệm NL được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như
sự thành thạo, thực hiện của cá nhân đối với một công việc.



×