Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

bài tập lớn kết thúc môn ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 23 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH

BÀI TẬP LỚN
MƠN: NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
TÊN BÀI TẬP:
Anh chị hiểu như thế nào về chuẩn mực ngơn ngữ báo chí. Nêu những
lỗi ngơn từ thường gặp của báo chí hiện nay, cho ví dụ minh họa

Họ và tên: TẠ NGỌC HỒNG.
Lớp: K39B.
Khóa: 2019 – 2021.
Chun ngành: Báo in.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh.

Hà Nội, năm 2022


2

MỤC LỤC
STT
A.
B.
Chương 1
1.
2.
3.
4.
Chương 2
1.


2.
3.

NỘI DUNG
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………….
3–4
NỘI DUNG…………………………………………..
5 – 21
CHUẨN MỰC NGƠN NGỮ BÁO CHÍ…………… 5 – 11
Khái niệm ngơn ngữ………………………………....
5
Khái niệm ngơn ngữ báo chí………………………..
5
Khái niệm chuẩn mực……………………………….
5
Hiểu về chuẩn mực ngơn ngữ báo chí……………...
5 – 11
NHỮNG LỖI NGƠN TỪ THƯỜNG GẶP CỦA
12 – 21
BÁO CHÍ HIỆN NAY……………………………….
Sai chính tả………………………………………….. 12 – 14
Lỗi viết tắt bừa bãi………………………………….. 14 – 15
Lỗi dùng tiếng nước ngoài thay tiếng Việt………… 15 – 16
Lỗi dùng thuật ngữ chun ngành,

4.

thuật


ngữ

mới



khơng

giải

16 – 17

5.
6.
7.
8.
9.
C.

thích..................................................................
Lỗi thừa từ, lặp từ, thiếu từ…………………………
Lỗi dùng từ địa phương……………………………..
Lỗi viết sai nghĩa của từ……………………………..
Lỗi dùng từ sai phong cách…………………………
Lỗi về kết hợp từ…………………………………….
KẾT LUẬN..................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………...

17 – 18
18 – 19

19
19 - 20
21
22
23

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam ngày càng trở nên tân tiến,
hiện đại. Không chỉ dừng ở báo in, báo chí đã và đang phát triển mạnh mẽ
trên các trang mạng xã hội, các kênh thông tin và các tờ báo điện tử. Công


3

nghệ đan xen, tất nhiên, lượng thông tin trở nên dồi dào hơn, tiếp cận người
đọc nhanh hơn. Nếu ngày trước, các tờ báo sẽ chỉ phát hành mỗi ngày một số,
7 số mỗi tuần, thì hiện nay, các trang báo online, các kênh thông tin thường
xuyên cập nhật tin tức mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây. Ngồi khả
năng cung cấp thơng tin và định hướng dư luận, báo chí cịn có trách nhiệm
góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết cho giới trẻ.
Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ công nghệ và thơng tin hiện nay, ngơn ngữ
trên báo chí đang ngày càng mất đi tính chất mà nó vốn có. Khơng chỉ ở nội
dung bài báo, thậm chí những lỗi về ngơn từ cịn xuất hiện cả trên tít báo. Sự
sai lệch này gây ảnh hưởng tiêu cực đến báo chí cũng như người đọc. Đề tài
này là cần thiết để chúng ta có thể cùng nhau rút kinh nghiệm.
Việc nghiên cứu chệch chuẩn và sự chế định của nó đối với phong cách
nhà báo khơng chỉ có ý nghĩa thực tiễn như vừa nói mà ở phương diện lý luận
nó sẽ cấp cơ sở khoa học cho việc xác định mối quan hệ giữa tác giả và tác
phẩm báo chí, đồng thời có thể bước đầu đề xuất một số vấn đề lý luận về

chuẩn mực ngôn ngữ nói chung, chệch chuẩn nói riêng đối với ngơn ngữ báo
chí, thậm chí đối với ngơn ngữ truyền thơng. Chuẩn mực ngôn ngữ là một vấn
đề lớn ở trong ngôn ngữ học. Nó được bàn luận trong nhiều tài liệu ngơn ngữ
học nước ngồi cũng như ở Việt Nam. Nhưng chuẩn mực ngơn ngữ báo chí
nói riêng và ngơn ngữ báo chí nói chung thì lại là một địa hạt cịn rất mới mẻ
ở Việt Nam. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Chuẩn mực ngơn ngữ báo chí.
Những lỗi ngơn từ thường gặp của báo chí hiện nay”. Đề tài này là rất cần
thiết trong bối cảnh hiện nay, để chúng ta hiểu đúng, đầy đủ về chuẩn mực
ngôn ngữ báo chí và cùng nhau rút kinh nghiệm để sử dụng ngơn ngữ báo chí
trong q trình tác nghiệp, viết bài không bị lỗi.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chuẩn mực ngơn ngữ báo
chí, những lỗi sử dụng ngơn ngữ thường gặp trên báo chí dạng viết trên các
phương tiện truyền thông, báo mạng điện tử.


4

- Phạm vi nghiên cứu: Có nhiều vấn đề cần nói về việc sử dụng ngơn ngữ
trên báo hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi có thể, bài tập chủ yếu nghiên cứu
chuẩn mực ngơn ngữ báo chí, đặc điểm chung của phong cách ngơn ngữ báo chí,
cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ
pháp), và các lỗi sai thường gặp trên một số trang báo mạng như và một số tờ báo
in. Thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu tổng quát của đề
tài là nghiên cứu, tìm hiểu ngơn ngữ báo chí. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu
trên, bài tập lớn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, Làm sáng tỏ, phân tích các nội dung chuẩn mực ngơn ngữ báo chí.
Hai là, Những lỗi ngơn từ thường gặp báo chí hiện nay, lấy những ví dụ
minh họa để chứng minh làm rõ.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp
cơ bản sử dụng trong bài tập này là: thống kê; phân tích, miêu tả; so sánh.
Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập tư liệu. Phương pháp
phân tích sử dụng để phân tích tư liệu, xếp tư liệu vào những loại cụ thể. Sau
đó sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra những điểm khác biệt và mối
tương quan giữa các kiểu lỗi đã tìm được.
5. Kết cấu của bài tập: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung của Bài tập lớn gồm 2 chương:
Chương 1: Chuẩn mực ngơn ngữ báo chí.
Chương 2: Những lỗi ngơn từ thường gặp của báo chí hiện nay.
NỘI DUNG
Chương 1
CHUẨN MỰC NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
1. Khái niệm ngơn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao
tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý


5

tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi
những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.
2. Khái niệm ngơn ngữ báo chí
Ngơn ngữ báo chí là việc dùng ngơn từ để đưa thơng tin các sự kiện, tin
tức báo chí tới độc giả. Ngôn ngữ này thường được viết bằng ngữ câu từ đanh
thép, có tính chất báo chí, lời văn nghiêm túc, lý luận sắc bén để truyền tải
thông tin một cách trung thực, lập luận sắc bén nhất đến bạn đọc.
3. Khái niệm chuẩn mực
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, chuẩn mực được hiểu là cái được công nhận là
đúng và phổi biến nhất trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.

Chuẩn mực ngôn ngữ là các quy tắc mẫu mực về ngữ âm, từ vựng, cú
pháp, phong cách nói và viết, chính tả, dấu câu... được xã hội quy định, thừa
nhận và được dùng thống nhất trong toàn xã hội, tuỳ từng giai đoạn lịch sử.
4. Hiểu về chuẩn mực ngơn ngữ báo chí
4.1. Chuẩn mực của ngơn ngữ (từ đây gọi tắt là chuẩn ngôn ngữ) cần được
xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải
được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác, chuẩn phải phù hợp với quy luật
phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Từ đó khi xác định
chuẩn ngơn ngữ, đặc biệt là chuẩn ngơn ngữ báo chí, thì cần phải:
* Dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ để nắm được quy luật
biến đổi và phát triển của ngôn ngữ (mà trong trường hợp của chúng ta là
tiếng Việt) trên tất cả các cấp độ của nó là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và
phong cách.
* Xét đến những lý do ngồi ngơn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển của
tiếng Việt. Những lý do đó là: những biến đổi lớn lao ngoài xã hội (chẳng hạn
Cách mạng tháng Tám thành công, hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
kết thúc thắng lợi, những cuộc sơ tán cư dân từ thành thị về nông thôn trong chiến
tranh, cuộc tập kết của cư dân từ Nam ra Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các cuộc
chuyển cư dân đi xây dựng những vùng kinh tế mới; vai trò ảnh hưởng to lớn của


6

các nhà hoạt động chính trị xã hội có uy tín vốn lưu tâm đến sự phát triển và giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn
Đồng v.v..., các nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Xuân Diệu,
Thép Mới; công cuộc đổi mới đất nước và sự mở cửa cho một nền kinh tế mới
v.v... Những yếu tố xã hội đó dù muốn dù khơng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến
cấu trúc nội tại của tiếng Việt ở từng thời đại lịch sử, nó được thể hiện tức thời sâu
sắc và với một tần số cao trên báo chí.

4.2. Như đã biết, cho đến nay xung quanh khái niệm chuẩn ngơn ngữ cịn
khá nhiều ý kiến chưa thống nhất không chỉ ở các nhà ngữ văn học nước
ngoài mà cả ở Việt Nam). Dựa trên nền của các tài liệu này, chúng tơi tạm hệ
thống hóa năm cách hiểu sau đây về chuẩn ngơn ngữ: Một nhóm nhà khoa
học Nga Xơ viết (U-sa-cốp, Ơ-giê-gối, Pơ-li-va-nốp, vv...) nhấn mạnh đến
tính chất xã hội của chuẩn ngơn ngữ, họ xem chuẩn là một hiện tượng xã hội
và phát triển có tính lịch sử. Quan niệm này đúng nhưng có phần phiến diện
vì nó khơng tính đến bản thân ngơn ngữ, bỏ qua quy luật phát triển bên trong
của cấu trúc ngôn ngữ.
* Cô-sê-ri-u (Tiệp Khắc cũ) xem chuẩn là tổng hợp những sự thể hiện
các yếu tố trong cấu trúc ngôn ngữ đã được tách ra và củng cố trong thực tế
sử dụng. Điều đó có nghĩa là, theo ông, hệ thống ngôn ngữ là những hình mẫu
trừu tượng cịn chuẩn ngơn ngữ là sự thể hiện hình mẫu đó bằng chất liệu
ngơn ngữ.
* Trường phái ngơn ngữ học Pra-ha coi chuẩn là một hiện tượng bên
trong của cấu trúc ngơn ngữ, cịn việc thể hiện chuẩn là một hiện tượng ngồi
ngơn ngữ, có tính chất xã hội. Từ đó họ phân biệt chuẩn với quy phạm vốn là
những sự thể hiện của chuẩn bằng các quy tắc (trong từ điển, sách giáo khoa,
sách ngữ pháp do các cơ quan chính thống biên soạn). Trường phái này khơng
chấp nhận có một cái chuẩn chung “tổng hợp”, vì theo họ không thể đánh giá
đồng đều những biểu hiện ngôn ngữ bằng những tiêu chuẩn định sẵn mà phải


7

dựa trên chức năng hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ trong từng bối cảnh
giao tiếp cụ thể.
* Quan điểm trên gần với quan điểm của Kô-xtô-ma-rốp và Lê-ôn-chép,
vv.., theo đó chuẩn ngơn ngữ chỉ có thể được xác định trong từng bối cảnh
giao tiếp cụ thể. Các tác giả này đề xuất luận điểm về “tính hợp lý trong giao

tiếp”. Tiêu chí “hợp lý trong giao tiếp” địi hỏi phải lựa chọn được những
phương tiện ngơn ngữ có hiệu suất cao nhất trong từng bối cảnh giao tiếp.
Quan điểm này cho rằng khơng có cái chuẩn chung cho ngơn ngữ được sử
dụng giống nhau ở mọi tình huống giao tiếp, mà chỉ có hệ thống chuẩn được
áp dụng tùy vào từng tình huống và tính chất giao tiếp. Như vậy khái niệm
chuẩn là một khái niệm rất cơ động, tùy thuộc vào nhiều biến số. Và cố nhiên
là khơng thể nói đến tính chất tuyệt đối của chuẩn.
* Phần lớn ý kiến được hệ thống hóa trong các tài liệu ngôn ngữ học
Việt Nam đều cho rằng chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã được xã hội đánh
giá, lựa chọn và sử dụng. Cố nhiên sự đánh giá lựa chọn đó khơng thể đạt đến
sự nhất trí hồn tồn và do vậy tính chất bắt buộc cũng như tính chất ổn định
của chuẩn chỉ là tương đối. Mặt khác, chuẩn không phải là quy định mà là
quy ước, không phải là luật mà là chỉ dẫn. Tuy nhiên sự lựa chọn nói trên
khơng những khơng loại trừ mà cịn cho phép, thậm chí địi hỏi một sự lựa
chọn của cá nhân trong một phạm vi giao tiếp (nói hoặc viết) nhất định. Khi
sự lựa chọn của cá nhân đạt đến trình độ sáng tạo nghệ thuật và được cộng
đồng đón nhận thì cũng có nghĩa là một chệch chuẩn đã ra đời.
4.3. Chuẩn ngôn ngữ bao gồm hai nội dung căn bản đó là cái đúng và sự
thích hợp. Viện sĩ V.Vi-nơ-gra-đốp đã lấy tiêu chuẩn nội tại của chính cấu trúc
ngơn ngữ để đánh giá cái đúng. Ơng viết: “Tất cả những cái gì mới, đang phát
triển, được các quy luật nội tại của quá trình phát triển ngôn ngữ thừa nhận, phù
hợp với cấu trúc của nó, dựa vào những xu thế sáng tạo của nhân dân, dựa vào
các q trình mang tính tích cực trong lĩnh vực ngữ pháp, ngữ nghĩa, sử dụng từ
vv... đều không thể bị cho là không đúng, không thể bị phủ nhận căn cứ vào thị


8

hiếu và thói quen cá nhân”. Như vậy cái đúng hay còn gọi là tiêu chuẩn “đúng
phép tắc” được cộng đồng ngôn ngữ hiểu và chấp nhận, là một trong những điều

kiện để thừa nhận tính chuẩn mực của ngơn ngữ.
Trái với phạm trù này là cái sai, tức là cái mà người tiếp nhận không
hiểu hoặc không chấp nhận vì nó khơng phù hợp với chuẩn mực chung mà
cộng đồng đã lựa chọn, đã thừa nhận. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến cái
sai mà ít nhất là có hai loại nguyên nhân sau đây: loại sai do không nắm vững
ngơn ngữ, bắt chước máy móc; loại sai do người nói, người viết cố ý tạo “sự
độc đáo”, khác biệt để gây ấn tượng nhưng lại không được cộng đồng thừa
nhận (cứ liệu minh chứng cho điều này không phải là khó tìm trên các trang
báo, ở đó các nhà báo cố gắng đi chệch chuẩn mực trong diễn đạt nhưng
khơng thành cơng).
Nhìn một cách tổng qt, một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng
phải thoả mãn được những địi hỏi của cấu trúc nội tại của ngơn ngữ và phải
phù hợp với truyền thống ngôn ngữ, được mọi thành viên trong cùng một
cộng đồng (trong những điều kiện tương đối thống nhất) hiểu đúng như nhau.
Cái đúng là yêu cầu bắt buộc trong việc sử dụng ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ
và ở mỗi cấp độ ấy lại có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng. Như vậy
trong chuẩn ngơn ngữ thì cái đúng là nhân tố quan trọng bậc nhất bảo đảm
cho quá trình giao tiếp. “Trước hết cần phải quan tâm sao cho công cụ truyền
đạt các khái niệm, tức là ngôn ngữ, phải đúng” (Lép Tôn-xtôi).
Tuy nhiên, cái đúng mới chỉ là một mặt của chuẩn mực. Chuẩn mực cịn
cần phải thích hợp bởi vì thơng tin đúng mà khơng thích hợp thì hiệu quả
thơng tin kém. Cứ liệu ngơn ngữ báo chí minh chứng cho điều này có thể tìm
thấy dễ dàng ở ít nhất hai phạm trù: Một là ở phạm trù tên riêng tiếng nước
ngồi trên báo chí và hai là ở phạm trù thuật ngữ khoa học sử dụng trên báo
chí. Về phạm trù thứ nhất, như đã biết, trình độ văn hố, học vấn của cơng
chúng báo chí Việt Nam là rất khác nhau, việc nắm bắt ngoại ngữ của các đối
tượng cũng khác nhau ở các thời đoạn lịch sử khác nhau, trong khi đó tên


9


riêng tiếng nước ngoài lại được sử dụng trên báo chí hết sức thiếu nhất quán.
Ngay cả khi những tên riêng này được đăng dưới dạng nguyên gốc, nghĩa là
đảm bảo yếu tố đúng của chuẩn mực nhưng khơng thích hợp với đối tượng
cơng chúng nhất định thì điều đó cũng có nghĩa là khơng bảo đảm chuẩn mực.
Về phạm trù thứ hai, có thể nói rằng do nhu cầu tun truyền cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, báo chí ngày càng đề cập nhiều đến các chủ đề mang
tính khoa học và cơng nghệ. Cố nhiên kéo theo đó là sự xuất hiện với tần số cao
và sự đa dạng của các loại thuật ngữ khoa học. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát
của chúng tơi thì hiệu quả của những thuật ngữ khoa học vốn được đăng tải trên
báo chí tiếng Việt những năm vừa qua đã khơng đạt được hiệu quả mong muốn do
chỗ trong khi trình độ cơng chúng báo chí chưa thật cao mà tần số xuất hiện của
thuật ngữ lại quá lớn, nhiều thuật ngữ được dùng thiếu nhất quán tạo nhiều biến
thể rất khó tiếp nhận, khơng ít thuật ngữ thuộc các chun ngành hẹp vượt quá
tầm hiểu biết của đại bộ phận công chúng. Như vậy sự xuất hiện của những thuật
ngữ như thế là đúng nhưng khơng thích hợp.
Với tư cách là một nội dung của chuẩn ngơn ngữ, cái thích hợp cịn có
vai trị quan trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ của ngôn từ. Là một
bậc thầy về ngôn ngữ nghệ thuật, Lép Tôn-xtôi đã khẳng định rằng: “Cần
phải xóa bỏ khơng thương tiếc tất cả những chỗ khơng rõ ràng, dài dịng,
khơng đúng chỗ, tóm lại là tất cả những gì khơng thích hợp, mặc dù tự thân
chúng là đúng”. Một nhà sử học La Mã từ cách đây ngót 2000 năm cũng đã
khẳng định “Giá trị quan trọng nhất và hồn mỹ nhất của ngơn từ là sự thích
hợp”. Cịn Xi-xê-rơn (106 – 403 TCN), một chính khách, một nhà hùng biện,
một nhà luật học, một nhà văn La Mã cũng đã viết: “Trong đời sống cũng
nhu trong lời nói khơng có gì khó hơn là sự thích hợp”.
Tuy nhiên, giữa hai nội dung của chuấn ngơn ngữ có mối quan hệ hữu cơ
trong q trình sử dụng ngơn ngữ làm cho giao tiếp bằng ngôn ngữ đạt đến
hiệu quả cao nhất. Giải quyết tốt mối tuong quan đó giữa cái đúng và cái thích



10

hợp chính là người viết đã đạt đến sự thành công và cái tài của nhà văn, nhà
báo trong việc dùng ngơn từ có dạt được hay khơng cũng chính là ở đó.
Vì vậy, chuẩn ngơn ngữ có hai điểm quan trọng:
Một là, chuẩn ngơn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó
cùng chấp nhận sử dụng.
Hai là, chuẩn ngơn ngữ khơng mang tính ổn định. Nó biến đổi phù hợp
với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì
rất có thể “ lỗi của ngày hơm qua trở thành chuẩn hôm nay, lỗi hôm nay sẽ là
chuẩn ngày mai”.
Hai nội dung tính đúng và phù hợp của chuẩn ngơn ngữ có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ đó sẽ mang đến sự thành
công của nhà báo trong việc sử dụng ngôn ngữ báo chí.
Cịn đối với chuẩn ngơn ngữ và biến thể:
Chuẩn ngơn ngữ có những quy luật và cách sử dụng tồn tại khách quan
trong một giai đoạn, trong một cộng đồng người và mang tính chất bắt buộc
tương đối đối với các thành viên cộng đồng. Do ngôn ngữ luôn luôn vận động
nên cái chuẩn chung không những không lọa trừ mà còn cho phép biến thể
khác nhau được sử dụng với chuẩn. Tình hình đó diễn ra theo ba chiều hướng:
Hoặc là giữa các biến thể tương ứng với nhau xảy ra tình trạng cân
bằng, tức là song song. Hoặc là biến thể cũ lấn át biến thể mới. Hoặc là biến
thể mới thay thế biến thể cũ.
Trong số các biến thể nói trên thì có cái được coi là chệch chuẩn. Mặc
dù đi ra khỏi chuẩn ngôn ngữ nhưng chệch chuẩn không phải là cái sai mà là
một sự sáng tạo nghệ thuật được công chúng chấp nhận và đón nhận một cách
hấp dẫn. Chệch chuẩn mặc dù là sự sáng tạo nghệ thuật của ngôn từ và có sức
hấp dẫn đối với cơng chúng. Tuy nhiên, nó lại có những đặc tính, chế định
khả năng phong cách của người cầm bút và không phải ở thể loại báo chí nào

những đặc tính ấy cũng mang tính tích cực.
Do đó, chệch chuẩn là một hiện tượng có tính lâm thời, nó chỉ xuất hiện


11

trong những thời đoạn nhất định và mang những sắc thái biểu cảm nhất định.
Tuy nhiên, có những chệch chuẩn lại mang sắc thái biểu cảm lâu dài, trở
thành một khuôn mẫu độc đáo được nhiều người áp dụng.
Bên cạnh đó, chệch chuẩn thường mang sắc thái khoa trương, ly kỳ hóa
hình tượng nghệ thuật ngơn ngữ. Do vậy nó có tính hai mặt: Có khả năng hấp
dẫn níu mắt người đọc, mặt khác là đưa ngòi bút của người viết đến miền đất
sáo hoặc phạm lỗi thậm xưng.
Ngoài ra chệch chuẩn chỉ phù hợp đối với những thể loại báo nhất định
chứ khơng phải tồn bộ các thể loại báo, hoặc thích hợp với đề tài này mà
khơng thích hợp với đề tài khác. Cũng chính vì chệch chuẩn có đặc trưng này
mà thường xuất hiện chủ yếu ở các loại văn bản thơ ca, văn xuôi nghệ thuật.
Sự tồn tại của chệch chuẩn vừa mâu thuẫn vừa độc đáo. Mâu thuẫn ở
chỗ nó là hiện tượng lâm thời nhưng lại tồn tại trong loại hình ngơn ngữ
chuẩn. Độc đáo ở chỗ nó là sự sáng tạo của cá nhân nhưng lại được cả cộng
đồng chấp nhận vì nó thích hợp và có sự hấp dẫn, lơi cuốn. Chệch chuẩn vừa
là cái cho phép người ta nhận ra phong cách tác giả, vừa là cái chế định chính
bản thân phong cách đó.
Tóm lại, ngơn ngữ báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của ngôn
ngữ, nên chuẩn mực ngơn ngữ báo chí là chuẩn mực ngơn ngữ được nhà báo
sử dụng để chuyển tải thông tin trong các tác phẩm báo chí. Và biểu hiện của
chuẩn mực ngơn ngữ báo chí được biểu hiện trên ba phương diện là chuẩn
trên phương diện chữ viết, chuẩn trên phương diện từ vựng và chuẩn trên
phương diện ngữ pháp.
Chương 2

NHỮNG LỖI NGƠN TỪ THƯỜNG GẶP CỦA BÁO CHÍ HIỆN NAY
Lỗi ngơn ngữ trong báo chí là sự thể hiện ngơn ngữ làm người tiếp nhận
thông tin hiểu sai, không hiểu hoặc khơng được chấp nhận. Bởi vì nó khơng


12

phù hợp với tư duy của con người cũng như không phù hợp với chuẩn mực
chung mà cộng đồng đã lựa chọn và thừa nhận. Tuy nhiên khi nhìn nhận một
lỗi ngơn ngữ trong báo chí nên dựa vào những kiến thức chung về ngôn ngữ
mà cộng đồng vẫn chấp nhận thì khơng phải lỗi hoặc khơng chấp nhận. Có
những lỗi ngơn từ thường gặp của báo chí hiện nay như sau:
1. Sai chính tả:
Đây là lỗi sai cơ bản nhưng đáng tiếc lại rất dễ gặp phải ở rất nhiều bài
báo. Nguyên nhân do khâu biên tập, kiểm duyệt khơng kĩ trước khi bài đăng.
Tình trạng sai chính tả được thể hiện ở một số ví dụ sau:

Bài báo sai lỗi chính tả nghiêm trọng đăng trên
báo Phụ nữ Thủ đơ số ra 19/11/2014
Ví dụ 1: Bài viết “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014 - Nữ PGS.TS trẻ
nhất Việt Nam 2013: “Gia đình” là nơi vun đắp cho sự nghiệp” đăng trên
báo Phụ nữ Thủ đô số ra 19/11/2014 mắc phải lỗi sai chính tả nghiêm trọng
khi nằm ngay vị trí trung tâm, tốt chính trang nhất mà lại sai chính tả ở chữ
“sự ngiệp” -> “sự nghiệp”.
Ví dụ 2: Bài viết “Thịt gà nhập khẩu 20 ngàn/kg: Đỡ không nổi” đăng trên
báo điện tử VietNamnet ngày 27/11/2014 tiếp tục mắc phải lỗi sai chính tả ở ngay
chữ đầu tiên và cũng là phần chính của tít “Thịt gà” thành “Thịt già”.


13


Tít trên báo điện tử Vietnamnet ngày 27/11/2015 cũng sai lỗi chính tả
Ví dụ 3: Một bài báo
đăng trên Thanh niên Online
ngày 20/3/2017 đưa tin về
việc “Tháo dỡ hàng rào
công viên, mở rộng vỉa hè
cho người đi bộ ở Huế”. Đập
vào mắt độc giả trước hết là
lỗi chính tả ở ngay cái tít của
bài báo: “Tháo dở hàng rào
cơng viên, mở rộng vỉa hè
cho người đi bộ ở Huế”. Tác
giả đã viết từ “tháo dỡ”

Ảnh chụp một phần tin tức
từ màn hình máy tính
thành “tháo dở”.
Lỗi này tiếp tục lặp lại đến 08 lần trong nội dung bài viết, trong đó có 03 lỗi
nằm ở 03 câu chú thích ảnh.
Như vậy, trong 10 lần dùng từ “tháo dỡ” thì tác giả bài báo có đến… 09
lần viết sai chính tả, “tháo dỡ” thành “tháo dở”. Chỉ duy nhất một lần viết
đúng khi tác giả ghi lại lời người dân hoan nghênh việc tháo dỡ hàng rào.Câu
hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao những lỗi sờ sờ như thế mà cả tác giả và biên tập


14

viên đều không phát hiện ra? Sự chủ quan, cẩu thả của cả người viết lẫn Biên
tập viên đã đem đến cho độc giả một món ăn tinh thần đầy sạn.

Những lỗi sai chính tả như thế này xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền
thông, như mưa dầm thấm đất, góp phần làm mất đi sự trong sáng, chuẩn mực
của tiếng Việt - một vấn đề mà dư luận đang hết sức quan tâm hiện nay. Sai
chính tả trong bài báo mất độ tin tưởng và thiện cảm của người đọc. Để khắc
phục lỗi sai này, ngay từ khi viết bài, người viết phải tự mình kiểm tra kiểm
duyệt trước khi chuyển lên ban biên tập, tiếp đó, người biên tập cũng cần cẩn
thận hơn trong khâu biên tập của mình để tránh được những sai sót nhỏ gây
ảnh hưởng lớn với tờ báo của mình.
2. Lỗi viết tắt bừa bãi:
Viết tắt bừa bãi là lỗi khá phổ biến trong báo chí. Đặc biệt là với các bài
báo chuyên ngành. Nhưng đôi khi những cách viết tắt này khiến nghĩa của bài
báo trở nên khó hiểu, khơng rõ ràng. Dưới đây là một số ví dụ thực tế để
chứng minh lỗi khá nhiều trên các ấn phẩm báo chí hiện nay:
Ví dụ 1: Trong bài biết “Chặt cây phục vụ dự án đường sắt đô thị Nhổn
Ga Hà Nội” trên báo điện tử Dân Trí số ra 04/12/2014 tác giả liên tục sử
dụng các từ ngữ viết tắt như: UBND: Ủy ban nhân dân; TP: Thành phố;
GTVT: Giao thông vận tải; GPMB: Giải phóng mặt bằng, ATGT: An tồn
giao thơng,...khiến người đọc khá mất thời gian trong việc dịch nghĩa để hiểu.
Ví dụ 2: Trong bài viết ngay trang nhất báo Đại đồn kết “UBTƯMTTQ
Việt Nam-Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch: Phối hợp nâng cao chất lượng
cuộc vận động “TDĐKXDĐSVHƠKDC trong giai đoạn mới” khiến người
đọc không thể nào hiểu nổi cụm từ viết tắt rất dài mang tính chun mơn:
“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.


15

Một cách đặt tít đánh đố người đọc trên báo Đại đoàn kết
Mặt khác những từ viết tắt này chưa được viết đầy đủ từ đầu nên có thể gây
khó hiểu. Do đó nên viết đầy đủ hoặc nếu từ ghép quá dài mới sử dụng đến chú

thích các từ viết tắt bên dưới hoặc mở ngoặc bên cạnh từ viết đầy đủ đầu tiên.
3. Lỗi dùng tiếng nước ngoài thay tiếng Việt:

Bài viết lạm dụng từ tiếng nước ngoài
đăng trên kênh 14.vn số ra ngày 21/7/2015
Ví dụ 1: Trong bài biết “Khi sao Việt..” của tác giả JackSonWang đăng trên
trang tin điện tử kenh14.vn ngày 21/7/2015 có rất nhiều từ tiếng Anh được sử


16

dụng trong khi có thể dùng từ tiếng Việt để thay thế như từ “scandal”, “showbiz”
ở tít bài. Sửa: Từ “scandal” có thể thay thế bằng cụm từ “vụ bê bối”, từ
“showbiz” tương ứng với cụm từ “làng giải trí” ở tiếng Việt.

Tin lạm dụng tiếng nước ngoài đăng trên
Trang tin 24h.com.vn số ra ngày 19/7/2015
Ví dụ 2: Trong phần điểm tin thể thao trên trang tin điện tử 24h.com.vn ngày
19/7/2015 ở mục tennis có đăng tin về việc tay vợt nữ Venus Williams bị loại ở
loại ở vòng 1 Istanbul Cup, tác giả đã sử dụng 1 số từ tiếng Anh như “break
point”, “set” trong khi ở tiếng Việt cũng có những từ ngữ tương đương. Sửa lại:
thay từ “break point” bằng từ “điểm bẻ giơ giao bóng”, từ “set” bằng từ “séc”.
4. Lỗi dùng thuật ngữ chuyên ngành, thuật ngữ mới
mà khơng giải thích:
Ví dụ: Bài viết “VinaPhone ra mắt giải pháp bảo vệ khách hàng
VinaGuard” được đăng tải trên báo Công an nhân dân online ngày
22/11/2014 mắc phải lỗi lạm dụng thuật ngữ chuyên môn khá nhiều, khiến
người đọc bị khó hiểu. Tác giả sử dụng những thuật ngữ như “VinaGuard”,
“BitDefender” hay tên các gói cước “MAX 10”, “MAX 100” đều là thuật ngữ



17

chun ngành, hơn nữa lại là tiếng nước ngồi, khơng có sự giải thích nào
trước đó hay trong bài viết tạo nên sự khó hiểu cho người đọc khi theo dõi nội
dung bài viết. Sửa: Cần giải thích rõ ràng hoặc đóng mở bên cạnh chữ viết tắt
thuật ngữ để người đọc hiểu và nắm được nội dung thông tin.

Lỗi dùng thuật ngữ chun ngành mà khơng giải thích đăng trên Báo
Công an nhân dân Online ngày 12/11/2014
5. Lỗi thừa từ, lặp từ, thiếu từ:

Bài viết mắc lỗi thiếu từ đăng trên
báo An Ninh Thủ Đơ Online ngày 30/11/2014
Ví dụ 1: Bài viết “Akara bác tin quân khủng bố đi từ Thổ Nhĩ Kỳ tấn
công thị trấn Kobani” của tác giả Đặng Vũ đăng trên báo An Ninh Thủ Đô


18

Online ngày 30/11/2014 mắc phải lỗi thiếu từ ở tít dẫn đến tình trạng thiếu hụt
thơng tin. Sửa lại: Akara bác bỏ tin quân khủng bố đi từ Thổ Nhĩ Kỳ tấn cơng
thị trấn Kobani...
Ví dụ 2: Bài viết “Đẩy mạnh tuyên truyền bạo lực giới trong trường
học” đăng trên báo Kinh tế đô thị online ngày 26/11/2014 mắc phải lỗi thiếu
từ “về” ở ngay tít dẫn đến tình trạng nghĩa của tít dễ bị hiểu nhầm, từ việc
tăng hiểu biết của học sinh về bạo lực giới để phòng trừ bạo lực giới trong
trường học sang thành đẩy mạnh bạo lực giới trong trường học. Sửa lại: “Đẩy
mạnh tuyên truyền về bạo lực giới trong trường học”.
6. Lỗi dùng từ địa phương:

Trong báo chí, bên cạnh ngơn ngữ tồn dân, không nên sử dụng các đơn
vị thuộc về biến thể ngôn ngữ như phương ngữ, từ địa phương. Nếu tần số sử
dụng của các từ địa phương được lặp lại nhiều trong báo sẽ gây sự khó hiểu
cho độc giả.

Tin đăng trên báo Tuổi trẻ Online ngày 29/7/2014
mắc lỗi dùng từ địa phương
Ví dụ: Trong đoạn tin “Chết do sử dụng xuyệt điện đánh bắt cá” của tác
giá Đức Vịnh đăng trên báo Tuổi trẻ Online ngày 29/7/2014, tác giả đã dùng
ngôn ngữ địa phương “xuyệt điện” (phương ngữ Tây Nam Bộ), nếu người


19

đọc ở các vùng miền khác sẽ không hiểu được nên thay bằng ngơn ngữ phổ
thơng “kích điện”. Sửa lại thành “Chết do sử dụng kích điện đánh bắt cá”.
7. Lỗi viết sai nghĩa của từ:
Nhiều từ có nghĩa rất rõ ràng nhưng thường bị viết sai: Tham quan viết
thành thăm quan, chấp bút – chắp bút, lặp lại – lập lại, trùng lặp – trùng lắp,
hằng ngày – hàng ngày, thập niên – thập kỷ; không phân biệt được sự khác
nhau giữa giả thuyết – giả thiết, tung tích – tơng tích… Chúng tơi nhận thấy
hầu hết những trường hợp sai do phóng viên và biên tập viên khơng chịu hiểu
kỹ nghĩa của thành tố ghép (đẳng lập hoặc chính phụ) hoặc khơng nắm được
nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ vơ nghĩa hoặc sai trầm trọng.
Ví dụ: Bài viết “Nam bệnh nhân được chuẩn đoán “kinh nguyệt nhiều”
gây xôn xao” đăng trên báo Lao động ngày 28/10/2019 mắc lỗi dùng từ
chuyên ngành “chuẩn đoán” sai. Sửa đúng phải là “chẩn đoán”.

Bài viết sai thuật ngữ chuyên ngành trên báo Lao động ngày 28/10/2019
8. Lỗi dùng từ sai phong cách:

Đó là việc dùng từ khơng hợp với hồn cảnh giao tiếp. Thơng thường,
hồn cảnh giao tiếp được chia thành hai dạng chính là: hồn cảnh giao tiếp
theo nghi thức và hồn cảnh giao tiếp khơng theo nghi thức. Hồn cảnh giao
tiếp theo nghi thức thức địi hỏi ngơn ngữ được sử dụng trong đó phải trang
trọng, nghiêm túc, hồn chỉnh, có tính gọt giũa; cịn hồn cảnh giao tiếp


20

khơng theo nghi thức (cịn gọi là hồn cảnh giao tiếp thân mật, khơng mang
tính chính thức xã hội) cho phép dùng ngơn từ tự do, thoải mái (thậm chí tuỳ
tiện). Nếu người nói, người viết khơng nắm vững điều đó, anh ta dễ dàng mắc
lỗi về phong cách. So với các kiểu lỗi khác, kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở
chỗ là nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của toàn
văn bản. Ấy là cịn chưa kể đến những băn khoăn khó tránh khỏi của người
đọc, người nghe về tầm vóc văn hố của chủ thể phát ngơn.
Dưới đây là một số ví dụ lỗi về phong cách lấy từ thực tiễn báo chí:
Ví dụ 1: “Hàng ngày, cơ bé học trị ấy ngồi việc tham gia các chương
trình người mẫu thời trang âm nhạc, cịn đánh đàn pianơ kiếm ăn ở khách
sạn Ômni, Tân Thế Giới”.
Đây là câu văn được trích từ một bài báo có giọng điệu trang trọng ca
ngợi tài năng của một nữ nghệ sỹ dương cầm trẻ tuổi đầy triển vọng, vốn sinh
ra và lớn lên trong một gia đình khá giả và có điều kiện học hành đến nơi đến
chốn. Vì thế từ “kiếm ăn” - một từ thuộc phong cách khẩu ngữ chỉ dùng trong
hoàn cảnh giao tiếp suồng sã, thân mật - khó mà có thể chấp nhận được. Sẽ là
hợp lý hơn nếu thay nó bằng “để tăng thu nhập cho gia đình” hay “để có thu
nhập riêng, giúp đỡ bố mẹ”…
9. Lỗi về kết hợp từ:
Các từ, khi được dùng ở phạm vi câu cũng như phạm vi tồn văn bản, ln
nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Nói cách

khác, mỗi từ phải thích ứng với các từ khác đứng trước nó và đứng sau nó. Nếu
người viết khơng đáp ứng được u cầu này, anh ta có thể tạo ra những sự mâu
thuẫn, phi lô gic giữa các thành tố ngôn ngữ cấu thành câu hay văn bản.
Ví dụ 1: “Nếu xem kỹ những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm
thì càng nhận ra sự hụt hẫng trong hiểu biết, vốn sống của tác giả lồ lộ trên
khơng ít tác phẩm được coi là khoảnh khắc đẹp mang tính tiêu biểu cho trí
tuệ của làng ảnh”.



×