Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp tư nhân thương mại xuân thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 76 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
CHƯƠNG 1: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1. Ý nghĩa của quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh
nghiệp 3
1.1.1. Lao động, ý nghĩa của việc quản lý lao động. 3
1.1.1.1. Lao động là gì 3
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc quản lý lao động 3
1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1.2. Các hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương trong doanh
nghiệp 4
1.2.1. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 4
1.2.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian 4
1.2.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 5
1.2.1.3. Một số chế độ khác khi tính lương. 8
1.2.2. Quỹ tiền lương 9
1.2.3. Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 9
1.2.3.1.Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) 9
1.2.3.2.Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) 10
1.2.3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 11
1.2.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 11
1.3.1. Nguyên tắc của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 12
1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 12
1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 13
1.4.1.Chứng từ hạch toán lao động, tính lương và các khoản trích theo lương 13
1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng 13
1.4.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 15


1.4.3.1. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 15
1.4.3.2. Trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 16
1.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo các hình thức sổ để hạch toán tiền lương và các
khoản trích theo lương trong DN 17
1.5.1. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký sổ cái” 17
1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” 19
1.5.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ” 20
1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ sách theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” 21
1.5.5. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong điều kiện ứng
dụng máy vi tính 22
2.1. Đặc điểm tình hình chung của DNTNTM Xuân Thắng 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của DNTNTM Xuân Thắng 24
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và tổ chức quản lý của DN 25
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của DN 25
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức SXKD của doanh nghiệp 26
2.1.2.3. Kết quả HĐKD của doanh nghiệp qua 3 năm gần đây 27
2.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của 27
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp 28
2.1.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp 28
2.1.3.2. Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp. 28
2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTNTM
Xuân Thắng 30
2.2.1.Tình hình về công tác quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo
lương tại doanh nghiệp 30
2.2.1.1. Quy mô cơ cấu lao động tại doanh nghiệp 30
2.2.1.2. Các hình thức trả lương tại doanh nghiệp 30
2.2.1.3. Quản lý, sử dụng lao động và quỹ tiền lương tại doanh nghiệp 30
2.2.2. Hạch toán LĐ, tính lương và các khoản trích theo lương tại DN 31
2.2.2.1. Hạch toán lao động 31
2.2.2.2. Tính lương và các khoản trích theo lương tại DN 35

2.2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38
2.2.3.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38
2.2.3.2. Kế toán các nghiệp vụ khác. 51
2.3.1. Những ưu điểm 58
2.3.2. Những hạn chế 59
3.1. Sự cần thiết của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của DNTNTM
Xuân Thắng 61
3.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
DNTNTM Xuân Thắng. 61
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại DNTNTM Xuân Thắng. 62
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 29
2.2: Cơ cấu lao động năm 2012 32
2.3: Bảng chấm
công 35
2.4: Sổ theo dõi lao
động 36
2.5: Bảng ứng lương tháng 04 năm
2012 39
2.6: Bảng thanh toán tiền
lương 40
2.7: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
lương 42
2.8: Bảng kê trích nộp các khoản theo
lương 44
2.9: Nhật ký
chung 47
2.10: Sổ cái TK 334 và TK 338 48
2.11: Sổ cái TK 338 49

2.12: Sổ cái TK 111 50
2.13: Sổ cái TK 141 51
2.14: Sổ cái TK 642 52
2.15: Sổ chi tiết
TK 334
2.16:Phiếu chi 54
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1 : Trình tự kế toán tiền lương 17
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản trích theo
lương 18
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký - Sổ
cái” 19
Sơ đồ 1.4: trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký Chung” 20
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng
từ” 22.
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” 24
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên Máy vi tính 27
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của DNTNTM Xuân Thắng 27
Sơ đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh vài năm gần đây 29
Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập số liệu phần mềm kế toán theo hình thức nhật ký
chung 31
Sơ đồ 2.4: Quy trình tổ chức sản xuất tại Doanh
nghiệp 33
Sơ đồ 2.5: Trình tự tính lương trong Doanh nghiệp 37
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

DN Doanh nghiệp
TNTM Tư nhân thương mại
TL Tiền lương
BCC Bảng chấm công
BPBTL Bảng phân bổ tiền lương.
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TK Tài khoản
HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
KQKD Kết quả kinh doanh
SXKD Sản xuất kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động là một trong ba yếu tố
giữ vai trò quyết định. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất và tái
sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Tiền lương
chính là một phần thù lao lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, nhằm
đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động, nâng cao bồi
dưỡng sức lao động và nuôi sống gia đình, phát triển gia đình họ.
Trong xã hội, con người luôn phấn đấu để thỏa mãn nhu cầu của mình,
cùng với sự phát triển của xã hội không ngừng được tăng lên đa dạng hơn,
phong phú hơn. Vì vậy, để kích thích người lao động hăng say, phấn đấu lao
động thì phải có chính sách tiền lương phù hợp thoã mãn được nhu cầu của
người lao động. Đặc biệt trong cơ chế mới, cơ chế thị trường, lao động trở
thành hàng hoá và có thị trường sức lao động. Do đó, trong lĩnh vực tiền
lương và trả công cho người lao động phải được áp dụng cho từng người lao
động trong các thành phần kinh tế quốc dân.
Trong một doanh nghiệp tiền lương hay chi phí lao động sống là một
bộ phận rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí thường xuyên
của doanh nghiệp. Nó là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động quan tâm

đến chất lượng công việc của mình. Và là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao
động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì vậy, để doanh nghiệp làm ăn phát triển thì việc tính lương và thanh
toán lương phải được đặt lên hàng đầu và kịp thời.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp,
trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản này cũng góp phần trợ giúp
cho người lao động tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn
tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Như vậy, có thể nói rằng tiền lương và các khoản trích theo lương là
một yếu tố cần và đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người
nói riêng và toàn xã hội nói chung. Xuất phát từ lý do đó và những kiến thức
được trang bị ở nhà trường cùng với kết quả của quá trình nghiên cứu tại
doanh nghiệp tư nhân thương mại Xuân Thắng, đã giúp em mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu đề tài:“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại
Xuân Thắng”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đưa ra
một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoảnS
trích theo lương tại DNTNTM Xuân Thắng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương.
- Phạm vi nghiên cứu: Kế toán và các khoản trích theo lương quý I năm
2012 tại DNTNTM Xuân Thắng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp kế toán.

- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
5. Kết cấu của báo cáo.
Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại Xuân Thắng.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương trong DNTNTM Xuân Thắng.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Ý nghĩa của quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo
lương trong doanh nghiệp.
1.1.1. Lao động, ý nghĩa của việc quản lý lao động.
1.1.1.1. Lao động là gì.
Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến
đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của
con người.
Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cái tiến công cụ, hợp
tác cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất
lao động, cũng trong quá trính đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh
nghiệp sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng cao.
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc quản lý lao động.
Quản lý lao động bao gồm nhiều vấn đề, nhưng chủ yếu thực hiện trên
một số nội dung sau:
- Quản lý số lương lao động: là quản lý về số lượng lao động trên các
mặt như giới tính, độ tuổi, chuyên môn.

- Quản lý về chất lượng lao động: là quản lý năng lực về mọi mặt của
từng nhóm lao động trong quá trình sản xuất sáng tạo ra sản phẩm như: sức
khỏe lao động, trình độ kỹ năng – kỹ xảo, ý thức kỷ luật
Chỉ có trên cơ sở năm chắc số, chất lượng lao động trên thì việc tổ
chức, sắp xếp, bố trí các lao động mới hợp lý, làm cho quá trình sản xuất của
doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả cao.ngược lại không quan
tâm đúng mức việc quản lý lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh
nghiệp bị trì trện, kém hiệu quả.
Đồng thời quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao
cho từng lao động đúng, việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được toàn bộ lao
động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kỹ năng – kỹ xảo, tiết
kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động góp phần tăng lợi nhuận (nếu
đánh giá sai, việc trả thù lao không đúng thì kết quả ngược lại).
1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương .
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho
người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho
doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao độngcủa họ
trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), DN phải đảm bảo
được các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của nhà nước , gắn với
quản lý lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với
nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương thì tiền lương mới kích
thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật,
thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển (và ngược lại).
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp,
trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , các khoản này cũng góp phần trợ
giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó
khăn, tạm thới hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.
1.2. Các hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương

trong doanh nghiệp.
1.2.1. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
1.2.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả tiền lương theo thời
gian làm việc cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động, hình thức
này chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý. Đối với
những người trực tiếp sản xuất thì hình thức trả lương này chỉ áp dụng ở
những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc công việc không thể
tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, hoặc về tính chất của sản
xuất nếu trả lương theo SP sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn hình thức
trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của người lao động với kết
quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc.
Hình thức trả lương theo thời gian có hai chế độ:
a. Trả lương theo giời gian giản đơn:
Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ mà tiền lương nhận
được của công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc
thực tế nhiều hay ít quyết định.
Chế độ áp dụng này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao
động, khó đánh giá công việc chính xác.
Lương thời gian giản đơn được chia thành:
+ Lương tháng: Tiền lương trả cho người LĐ theo bậc lương quy định
gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. Lưoơg tháng thường áp
dụng cho CNV thuộc các ngành hoạt động không có tính chất SX.
+ Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm
việc theo chế độ. Lương ngày làm xăn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả
cho công nhân viên, tính trả lương cho CNV trong ngày hội họp, học tập,
trả lương theo hợp đồng.
+ Lương giờ: được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc
trong ngày theo chế độ. Lương giờ là căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.

Lương thời gian giản đơn tính qua công thức tổng quát sau:
L
CN =
L
MIN
x H
CNV
x T
Trong đó: L
MIN
: Lương tối thiểu
H
CNV
: Hệ số lương cấp bậc CNV.

T: Thời gian làm việc thực tế.
Có ba loại tiền lương thời gian.
- Lương giờ: Tính theo lương cấp bậc và số giờ làm việc.
- Lương ngày: Tính theo lương cấp bậc ngày và số ngày làm thực tế
trong tháng.
- Lương tháng: Tính theo lương cấp bậc tháng.
b. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:
Chế độ trả lương này chỉ sự kết hợp giữa các chế độ trả lương theo thời
gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được chỉ tiêu hoặc chất lượng quy định.
Chế độ trả lương này áp dụng chủ yếu với những công nhân phụ, làm
công phục vụ như: công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị, Ngoài ỏa còn áp
dụng đối với những công nhân ở khâu có trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa
hoặc những công nhân tuyệt đối phải bảo đảm chất lượng.
Công thức tính như sau:
L

TH
= L . m . h
L
TH
: Lương có thưởng.
L: Lương bình thường theo sản phẩm với đơn giá cố định.
m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức kế hoạch.
h: % vượt mức kế hoạch.
Chế độ trả lương này có nhiều ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời
gian đơn giản. Trong chế độ này không phản ánh trình độ thành thạo và thời
gian làm việc thực tế gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông
qua chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích người lao động
quan tâm đến trách nhiệm và công tác của mình.
1.2.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính theo số lượng, chất
lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo yêu cấu chất lượng và đơn
giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Đây là hình thức được áp dụng
rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế toản
sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm có những ý nghĩa sau:
+Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động vì tiền lương mà
người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã hoàn thành,
điều này sẽ có tác dụng làm tăng năng suất của người lao động.

+Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao
động ra sức học tập nâng cao trình độ kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm rèn luyện
kỹ năng, phát huy sáng tạo, Để nâng cao khả năng làm việc và năng suất
lao động.
+Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và
hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của

người lao động.
Các chế độ trả lương theo sản phẩm như sau:
a. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp:
Trả lương theo sản phẩm trục tiếp cho từng người lao động hay cho một
tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này
tiền lương được tính căn cứ vào số sản phẩm hoặc khối lượng công việc là
không được vượt mức quy định.
Đơn giá (ĐG) = L/Q
o
Hoặc ĐG = L x T
o
Trong đó:
L: Lương cấp bậc công việc (tính theo ngày giờ).
Q
o
: Định mức sản lượng (bao nhiêu sản phẩm trong một đơn vị thời
gian)
T
0
: Định mức thời gian.
Tính lương cho công nhân theo công thức:
L
CN
= ĐG x Q
Trong đó:
L
LC
: Lương thực tế CNV nhận được trong ngay hoặc trong tháng.
ĐG: Đơn giá, sản phẩm.
Q: Số lượng sản phẩm CN làm việc thực tế.

b. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng
nhiều đến kết quả LĐ của công nhân chính hưởng lưoơg sản phẩm cụ thể là
công nhân phục vụ máy. sửa chữa, công nhân vận chuyển … tiền lương của
công nhân phụ tùy thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó,
đơn giá tính theo công thức sau:
ĐG
GT
=
00
QxM
L
Trong đó:
ĐG
GT
: Đơn giá lương sản phẩm gián tiếp.
L: Lương cấp bậc công nhân phụ.
Q
0
: Định mức sản lượng công nhân chính.
M
0
: Định mức phục vụ công nhân phụ.
Tính lương công nhân theo chế độ sản phẩm gián tiếp.
L
CN
= §G
GT
x
Σ

Q
Trong đó:
Σ
Q: Tổng sản phẩm của công nhân chính đạt được.
c. Trả lương theo sản phẩm lũy tiến:
Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ
vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo sản
phẩm lũy tiến.
Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền
lương tính thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng kích
thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu
quan trọng cấn thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, Việc trả lương này sẽ
làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm.
Theo hình thức này tiền lương bao gồm hai phần:
+Phần thứ nhất: Căn cứ vào chế độ hiện hành định mức lao động, tính
ra phải trả lương cho người lao động trong định mức.
+Phần thứ hai: Căn cứ vào mức độ vượt định mức để tính tiền lương
phải trả theo chế độ lũy tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt mức càng cao thì tỷ lệ lũy
tiến càng cao.
Hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và
tăng cường độ lao động đến mức tối đa, do vậy thường áp dụng để trả cho
người làm việc trong khâu trọng yếu nhất hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn
thành gấp một đơn đặt hàng.
e. Hình thức trả lương khoán:
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khồi
lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành, hình thức này áp dụng cho
những công việc nếu giao cho từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi ích
phải bàn giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong
thời gian nhất định. Hình thức này bao gồm các cách trả lương sau:
-Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là hình thức trả lương

theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm
hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho những doanh
nghiệp mà quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến
khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
-Trả lương khoán quỹ lương: Theo hình thức này doanh nghiệp tính
toán và giao khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc
hoàn thành công tác hay không hoàn thành kế hoạch.
-Trả lương khoán thu nhập: Túy thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà hình thành quỹ lương để phân chia cho từng người lao động.
Khi tiền lương không thể hạch toán riêng cho từng người lao động thì phải trả
cho cả tập thể lao động đó, sau đó mới tiến hành chia cho từng người.
Trả lương theo hình thức này có tác dụng làm cho người lao động phát
huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc,

giảm thời gian công việc, hoàn thành công việc giao khoán.
Ưu điểm của hình thức trả lương này là: Chú ý đến chất lượng lao
động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích
người lao động tăng năng suất lao động.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp.
1.2.1.3. Một số chế độ khác khi tính lương.
a. Chế độ thưởng:
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán
triệt hơn nguyên tắc phân phí lao động và nâng cao hiệu quả trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với
người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thới gian làm việc.
Các loại tiền thưởng: Tiền thưởng bao gồm
Tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và tiến thưởng trong sản
xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật

tư, thưởng phát minh sáng kiến).
Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thướng xuyên): hình thức này
có tính chất lượng, đây thực chất là một phần quỹ lương được tách ra để trả
cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng cho một tiêu chí nhất định.
Tiền thưởng vế chất lượng sản phẩm: khoản tiến này được tính trên cơ
sở tỷ lệ quy địnhchung và sự chênh lệch giữa sản phẩm cấp cao và sản phẩm
cấp thấp.
Tiền thưởng thi đua (không thường xuyên):Loại tiền thưởng này không
thuộc quỹ lương mà được trích từ quỹ khen thưởng, khoản tiền này được trả
dưới hình thức phân loại trong một kỳ (tháng, quý, năm).
b. Chế độ phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đáp cho những người vừa trực tiếp sản
xuất hoặc làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm được
tính vào nhiệm vụ cao chưa được xác định trong định mức lương. Phụ cấp
trách nhiệm được tính và trả cùng lương tháng. Đối với doanh nghiệp, phụ
cấp này được tính vào đơn giá tiền lương và tính vào chi phí lưu thông.
Phụ cấp khác: Là các khoản phụ cấp thêm cho người lao động như làm
ngoài giờ, làm thêm,
Phụ cấp thu hút: Áp dụng với công nhân viên chức tới làm việc tại
những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt
đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất
và tinh thần của người lao động.
1.2.2. Quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người
lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế
(lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán).
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: Phụ cấo học nghề, phụ cấp thâm
niên, phụ cấp làm đêm, thêm giừo, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực,

phụ cấp dạy gnhề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm
công tác khoa học kỹ thuật có tài năng.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
những nguyên nhân khách quan, thời gian đi học, nghỉ phép.
- Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế đọ quy định.
Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại, tuy nhiên về hạch toán có thể chia
thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó
chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương được chia thành 2 loại:
Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động làm nhiệm vụ
chính cảu họ, gồm tiền trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như hội họp, tập
quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ
1.2.3. Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
1.2.3.1.Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, hoặc chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo điều 91 luật BHXH: Quy định mức đóng và phương thức đóng
của người lao động như sau:
- Hàng tháng người lao động sẽ đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào
quỹ hưu trí và tử khuất. Và từ năm 2012 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm
1% cho đến khi đạt đến 8%.
Riêng đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ
sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thì phương thức đóng được thực hiện hàng tháng,hàng quý hoặc hàng
sáu tháng một lần.

Theo điều 92 luật BHXH: Quy định mức đóng và phương thức đóng

của người sử dụng lao động;
Hàng tháng người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương,tiền công
đóng BHXH của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản: trong đó người sử dụng lao động giữ
lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực
hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử khuất. Và từ năm 2010 trở đi ,cứ hai năm
một lần đóng thêm 1% cho tới khi đạt 14%.
Vậy từ ngày 01/01/2012 mức trích lập BHXH là 24% trên tổng quỹ
lương, tiền công đóng BHXH, trong đó người lao động đóng góp 7% và
người sử dụng lao động đóng góp 17%.
Và tỷ lệ căn cứ 2 năm tăng thêm 2% (trong đó ngưới lao động đóng
thêm 1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho tới khi đạt tỷ lệ trích
lập là 26% trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng
18%.
Căn cứ vào hướng dẫn tính trợ cấp BHXH kế toán các DN tính tiền
BHXH người LĐ được hưởng khi ốm đau, thai sản …
Đơn giá tiền lương 1 ngày làm việc = Hệ số lương X Mức lương tối thiểu
Tiền BHXH người
LĐ được hưởng khi
ốm đau
= 75% X
Đơn giá tiền
lương 1 ngày
làm việc
X
Số ngày nghỉ

hưởng trợ cấp
BHXH
Đối với những người hưởng chế độ thai sản được hưởng 4 tháng nguyên lương
( Kể từ ngày nghỉ).
Tiền BHXH người LĐ
được hưởng khi thai sản
=
Hệ số
Lương
X
Mức lương
tối thiểu
X
4 tháng được
hưởng khi thai sản.
1.2.3.2.Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và
các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật BHYT.
Theo luật BHYT thì mức trích lập tối đa của quỹ BHYT là 6% tiền
lương, tiền công hàng tháng của người lao động, trong đó người lao động chịu
1/3 (tối đa là 2%) và người sử dụng lao động chịu 2/3 (tối đa là 4%)
Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hàng ngày 27/07/2009 (có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/10/2009) của thủ tướng Chính phủ quy định mức trích
lập BHYT từ ngày 01/01/2010 như sau:
Đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng trở lên, người lao động là
người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công, cán bộ công chức,
viên chức thì mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hàng
tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 3% và

người lao động đóng 1,5%.
1.2.3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ).
Kinh phí công đoàn hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong
tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp không
được tình vao số thu nhập của người lao độngnhư BHXH và BHYT. Quỹ
được xây dựng với mục đích chi tiêu cho các hoạt động công đoàn, hàng
tháng doanh nghiệp phải trích theo một tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số
tiên lương phải trả cho người lao động. Theo chế độ hiện hành tỷ lêh trích
KPCĐ là 2% , trong đó người sử dụng lao động đóng 1% và người lao động
đóng 1%
1.2.3.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Theo luật BHXH, BHTN bắt buộc áp dụng đối với đối tượng lao động
và người sử dụng lao độngn như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam
làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng
này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn đủ 12 tháng đến 36 tháng
với người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan Nhà Nước,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội –nghề nghiệp,doanh nghiệp, hợp tác xã
*Theo điều 81 luật BHXH, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Người thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi TN.
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký BHTN.
*Theo điều 82 luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp như sau
- Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương, tiền công hàng tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định như sau:
+ Ba tháng: nếu có đủ 12tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN.
+ Sáu tháng: nếu có đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN.
+ Chín tháng:nếu có đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN.
+ Mười hai tháng: nếu có đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.
* Theo điều 102 luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau:

- Ngi lao ng úng bng 1% tin lng, tin cụng thỏng úng
BHTN.
- Ngi s dng lao ng úng 1% qu tin lng, tin cụng thỏng
úng BHTN ca nhng ngi lao ng tham gia BHTN v mi nm chuyn
mt ln.
Vy t l trớch BHTN ca doanh nghip l 2%, trong ú ngi lao ng
chu 1% v ngi s dng lao ng chu 1% tớnh vo chi phớ.
1.3. Nguyờn tc, nhim v ca k toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo
lng.
1.3.1. Nguyờn tc ca k toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo lng.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời,
đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lợng và chất lng lao động.
Tình hình sử dụng thời gian lao động, kết quả lao động.
- Tính toán, chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ các khoản tiền
lng và các khoản trợ cấp phải trả cho ngời lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình
hình chấp hành các chính sách, quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
- Tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tợng các khoản tiền lơng,
khoản trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hng
dẫn và kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ đúng đẵn chế độ
ghi chép ban đầu về tiền lng, BHXH, BHYT, BHTN đúng chế độ, đúng
phng pháp hạch toán.
- Lập báo cáo về lao động tiền lng, BHXH, BHYT, BHTN thuộc

phm vi trách nhiệm của kế toán, tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao
động, quỹ tiền lng, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, đề xuất các biện pháp nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, đấu tranh chống những hành vi vô
trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ lao động
tiền lng, quỹ lng.
1.3.2. Nhim v ca k toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo lng.
Hch toỏn lao ng, k toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo lng
khụng ch liờn quan n quyn li ca ngi lao ng, m cũn liờn quan n
cỏc chi phớ hon ng sn xut kinh doanh, giỏ thnh sn phm ca doanh
nghip, liờn quan n tỡnh hớnh chp hnh cỏc chớnh sỏch v lao ng tin
lng ca nh nc.
phc v yờu cu qun lý cht ch, cú hiu qu, k toỏn tin lng v
cỏc khon trớch theo lng doanh nghip phi thc hin cỏc nghip v sau:
- T chc hch toỏn ỳng thi gian, s lng, cht lng v kt qu lao
ng ca ngi lao ng, tớnh ỳng v thanh toỏn kp thi tin lng v cỏc
khon trớch theo lng khỏc cho ngi lao ng.
- Tớnh toỏn v phõn b hp lý chớnh xỏc chi phớ tin lng, tin cụng v
cỏc khon trớch BHXH, BHYT, KPC cho cỏc i tng s dng liờn quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình
quản lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho
các bộ phận liên quan.
1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh
nghiệp.
1.4.1.Chứng từ hạch toán lao động, tính lương và các khoản trích theo
lương.
Ở các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận
tổ chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên các chứng
từ ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ
cấp cho người lao động, là tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả các biện
pháp quản lý lao động ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý

lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động.
Theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995
của bộ trưởng Bộ tài chính quy định về chế độ chứng từ kế toán lao động tiền
lương, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
+ Bảng chấm công - Mẫu số 01a – LĐTL.
+ Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số 01b – LĐTL.
+ Bảng thanh toán lương - Mẫu số 02 – LĐTL.
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Mẫu số 05 – LĐTL.
+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Mẫu 06 – LĐTL.
+ Hợp đồng giao khoán - Mẫu số 08 – LĐTL.
+ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Mẫu số 07 – LĐTL.
+ Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán - Mẫu số 09 – LĐTL.
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Mẫu số 10 – LĐTL.
+ Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội - Mẫu số11 – LĐTL.
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và các
khoản trợ cấp BHXH được duyệt, kế toán lập bảng thanh toán sau:
+ Bảng thanh toán tiền lương - Mẫu số 02 – LĐTL.
+ Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội: Bảng này được
mở để theo dõi cho toàn doanh nghiệp về các chỉ tiêu , họ và tên nội dung
từng khoản BHXH người lao động được hưởng trong tháng.
+ Bảng thanh toán tiền thưởng - Mẫu số 03 – LĐTL
1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng.
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng
các loại TK chủ yếu sau:
* Tài khoản: 334 “ Phải trả người lao động”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh

toán phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng BHXH và các
khoản thuộc về thu nhập của CNV. Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: - Các khoản tiền lương và các khoản thu khác đã trả cho người LĐ

- Các khoản khấu trừ tiền lương và thu nhập của người LĐ.
- Các khoản tiền lương và thu nhập người LĐ chưa lĩnh chuyển
sang các khoản thanh toán khác.
Bên Có: - Tiền lương, tiền công và các khoản thanh toán khác phải trả cho
người LĐ trong kỳ.
Dư Nợ ( nếu có): Số tiền trả thừa cho người lao động.
Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả người LĐ.
TK 334 “ phải trả người LĐ” có 2 TK cấp II:
TK 3341: “ Phải trả CNV”.
TK 3342: “ Phải trả người LĐ khác”.
* TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải
trả, phải nộp khác, có liên quan trực tiếp đến thu nhập của người LĐ bao gồm:
BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản cho vay,
cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Kết cấu cơ bản của TK này
như sau:
Bên Nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý.
- Các khoản phải trả cho người LĐ.
- Các khoản đã chi về KPCĐ.
- Xử lý giá trị TS thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có: - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí KD, khấu trừ vào
lương của người LĐ.
- Giá trị TS thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù.
- Các khoản phải trả khác.
Dư Nợ ( Nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán.
Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị TS thừa chờ xử lý.
TK 338 có 9 TK cấp II:
TK 3381: TS thừa chờ giải quyết.
TK 3382: Kinh phí công đoàn.

TK 3383: Bảo hiểm xã hội.
TK 3384: Bảo hiểm y tế.
TK 3385: Phải trả về cổ phần hóa.
TK 3386: Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện.
TK 3388: Phải trả phải nộp khác.
TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.
* TK 335 “ Chi phí phải trả”.
TK này phản ánh những chi phí được tính trước vào chi phí SXKD trong kỳ
nhưng thực tế chưa phát sinh. Kết cấu của TK như sau:
Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và
khoản điều chỉnh vào cuối niên độ.
Bên Có: Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan vào
khoản điều chỉnh vào cuối niên độ.
Dư Có: Khoản trích trước tính vào chi phí hiện có.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản:
+ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
+ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
+ TK 641: Chi phí bán hàng.
+ TK 642: Chi phí quản lý DN.
……
1.4.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.4.3.1. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hàng tháng kế toán tiền hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo
từng đối tượng từng bộ phận và tính BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ, hàng
tháng tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định, các số liệu này
được kế toán lập trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Ngoài tiền lương và các khoản trích bảo hiểm, KPCĐ, bảng phân bổ
còn phản ánh việc trích trước lương của công nhân, cán bộ và đơn vị.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tổng hợp và phân bổ tiền

lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung. Lương
trả trực tiếp cho sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan, đồng
thời có phận biệ tiền lương chính và tiền lương phụ, các khoản trợ cấp, Để
tổng hợp số liểu ghi vào cột ghi có TK 334 “phải trả người lao động” vào các
dòng phù hợp.
Căn cừ vào tiền lương phải trả và tỷ lệ trích trước theo quy định hiện
hành của nhà nước về trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN để trích và ghi vào
các cột ghi có của TK 334 “Phải trả, phải nộp khác" theo chi tiết tiểu khoản
phù hợp.
Số liệu ở “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” do kế toán tiền lương

lập, được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối
chiếu.
1.4.3.2. Trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hàng tháng, hàng quý DN thường phát sinh các nghiệp vụ chủ yếu liên
quan đến tiền lương và cá khoản trích theo lương được thể hiện qua sơ đồ sau

TK 622, 627, 641, 642
TK 334
(Phải trả người LĐ)
Ứng và thanh toán lương
Các khoản khác chi người LĐ
TK 111,112
TK 335
Phải trả tiền lương nghỉ phép của
công nhâ
Công nhân SX nếu trích trước
TK 138, 141, 333, 338
TK 338 (3383)
Các khoản khấu trừ vào lương

Và thu nhập của người LĐ
BHXH phải trả người LĐ
TK 512 TK 431
Trả lương, thưởng cho người LĐ
TK 333 (33311)
Lương và các khoản mang tính chất
lương phải trả người LĐ
bằng sản phẩm, hàng hóa
Tiền thưởng phải trả người LĐ
Thuế GTGT (nếu có)
Sơ đồ 1.1 : Trình tự kế toán tiền lương
1.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo các hình thức sổ để hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương trong DN.
1.5.1. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký sổ cái”.
* Đặc điểm:
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo thời gian và ghi sổ theo hệ thống của tất
cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào một sổ tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký
– Sổ cái.

TK 334
TK 622, 641, 642, 241
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
các khoản khác cho người LĐ
BHXH, BHYT khấu trừ vào
luơng của người LĐ
TK 111, 112
Nhận tiền chi hộ CQ BHXH
về trợ cấp BHXH cho người LĐ
TK 3382
Chi KPCĐ

TK 338
TK 111, 112
TK 334
BHXH phải trả cho người
lao động
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
vào CPSXKD
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán các khoản trích theo lương
- Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết.
- Cuối kỳ không cần lập bảng cân đối số phát sinh.
* Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng:
Các chứng từ kế toán sử dụng để tính giá thành gồm: Hóa đơn mua
hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất, nhập, tồn vật tư; bảng
chấm công; Hơph đồng giao khoán; Biên bản xác nhận khối lượng công việc
hoàn thành …
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hình thức
kế toán Nhật ký - Sổ cái sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ tổng hợp: Nhật ký - Sổ cái.
- Sổ cái tài khoản: TK 621, 622, 627, 154
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi phí sản xuất, thẻ tính giá thành sản phẩm….
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, TK ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ
cái.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi
đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ cái, được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh
trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến
hàng kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký - Sổ cái và trên Bảng tổng hợp
chi tiết nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
kế toán chứng từ
cùng loại
NHẬT KÝ SỔ
CÁI TK 621,622
623,627,154
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết TK
621,622,623
627,154
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ cái
1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”.
Các chứng từ kế toán sử dụng để tính giá thành gồm: Hóa đơn mua
hàng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất, nhập, tồn vật tư, Bảng
chấm công, Hợp đồng giao khoán, Biên bản xác nhận khối lượng công việc
hoàn thành.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hình thức
kế toán Nhật ký chung sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung.
- Sổ cái TK: 621, 622, 623, 627, 154
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm; Sổ chi phí sản
xuất kinh doanh; Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ …
- Các bảng phân bổ: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ
NVL, CCDC …
- Các sổ nhật ký đặc biệt: Sổ nhật ký chi tiền, Sổ nhật ký mua hàng …



Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời việc ghi
sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi
tiết liên quan.

SỔ CÁI
TK 621, 622, 623
627, 154
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ, kế toán
chi tiết TK 621,
622, 623,627, 154
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

×