Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 1
Chương IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Tiết 36 . MẠCH DAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ.
- Nêu được vai trị của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC.
- Viết được biểu thức điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động.
- Vận dụng giải được các bài tập cơ bản liên quan.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Một số vỉ linh kiện điện tử có mạch dao động. Thí nghiệm chứng minh về dao động.
Học sinh: Xem trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu mạch dao động.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Vẽ hình 20.1. Giới
thiệu mạch dao động.
Cho học sinh xem
mạch dao động trên vĩ
linh kiện điện tử.
Vẽ hình 20.2.
Giới thiệu cách
cho mạch dao
động hoạt động.
Giới thiệu cách
sử dụng mạch dao động.
Ghi nhận khái niệm mạch dao
động.
Xem và nhận biết mạch dao động
trên vĩ linh kiện.
Cho biết thế nào là mạch dao động
lí tưởng.
Ghi cách cho mạch dao động hoạt
động.
Giải thích tại sao khi mạch dao
động hoạt động thì sẽ tạo ra một
dòng điện xoay chiều trong mạch.
Ghi nhận cách sử dụng mạch dao
động.
I. Mạch dao động
+ Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp
với một tụ điện có điện dung C thành một
mạch điện kín gọi là mạch dao động.
Nếu điện trở của mạch rất nhỏ coi như bằng
không thì mạch là một mạch dao động lí
tưởng.
+ Muốn cho mạch dao động hoạt động thì ta
tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện
trong mạch. Tụ điện sẽ phóng điện qua lại
nhiều lần, tạo ra một dòng điện xoay chiều
trong mạch.
+ Người ta sử dụng điện áp xoay chiều được
tạo ra giữa hai bản tụ điện bằng cách nối hai
bản này với mạch ngoài.
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu dao động điện từ tự do trong mạch dao động.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sự biến thiên điện
tích trên một bản tụ.
Giới thiệu sự biến thiên của
cường độ dòng điện trong mạch
dao động.
Yêu cầu học sinh nêu cách
chọn gốc thời gian để ϕ = 0.
Giới thiệu tần số góc ω và mối
liên hệ giữa I
0
và q
0
.
Yêu cầu học sinh nêu kết luận
về điện tích trên một bản tụ điện
và cường độ dòng điện trong
mạch dao động.
Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
Giới thiệu dao động điện từ tự
do trong mạch dao động.
Giới thiệu chu kì và tần số
riêng của mạch dao động.
Ghi nhận sự biến thiên điện tích
trên một bản tụ.
Ghi nhận sự biến thiên của cường
độ dòng điện trong mạch dao động.
Nêu cách chọn gốc thời gian để
ϕ = 0.
Ghi nhận tần số góc của mạch dao
động và mối liên hệ giữa I
0
và q
0
.
Nêu kết luận về điện tích trên một
bản tụ điện và cường độ dòng điện
trong mạch dao động.
Thực hiện C1.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận các khái niệm.
II. Dao động điện từ tự do trong mạch dao
động
1. Sự biến thiên điện tích và cường độ dòng
điện trong một mạch dao động lí tưởng
+ Điện tích trên tụ điện biến thiên điều hòa
theo thời gian:
q = q
0
cos(ωt + ϕ)
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch dao
động biến thiên điều hòa theo thời gian:
i = q’ = I
0
cos(ωt + ϕ +
2
π
)
Với: ω =
LC
1
; I
0
= q
0
ω.
Vậy: Điện tích q của một bản tụ điện và
cường độ dòng điện i trong mach dao động
biến thiên điều hòa theo thời gian; i sớm pha
2
π
so với q.
2. Định nghĩa dao động điện từ tự do
Sự biến thiên điều hòa theo thời gian của
điện tích q của một bản tụ điện và cường độ
dòng điện i (hoặc cường độ điện trường
→
E
và cảm ứng từ
→
B
) trong mạch dao động
được gọi là dao động điện từ tự do.
3. Chu kì và tần số riêng của mạch dao động
T =
ω
π
2
= 2π
LC
; f =
T
1
=
LC
π
2
1
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 2
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu năng lượng điện từ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu học sinh nêu biểu thức
tính năng lượng của tụ điện đã
được tích điện.
Y/c h/s nêu biểu thức xác định
năng lượng từ trường của cuộn
dây có dòng điện chạy qua.
Giới thiệu năng lượng điện từ
trên mạch dao động.
Giới thiệu sự bảo toàn năng
lượng điện từ trong mạch dao
động.
Nêu biểu thức tính năng lượng của
tụ điện đã được tích điện.
Nêu biểu thức xác định năng
lượng từ trường của cuộn dây có
dòng điện chạy qua.
Ghi nhận khái niệm.
Cho biết năng lượng điện từ của
mạch dao động bị mất mát do
những nguyên nhân nào?
III. Năng lượng điện từ
+ Năng lượng điện trường tập trung trên tụ:
W
C
=
2
1
C
q
2
=
2
1
C
q
2
0
cos
2
(ωt + ϕ)
+ Năng lượng từ trường trên cuộn cảm:
W
L
=
2
1
Li
2
=
2
1
LI
2
0
sin
2
(ωt + ϕ)
+ Năng lượng điện từ trên mạch dao động:
W = W
C
+ W
L
=
2
1
C
q
2
0
=
2
1
CU
2
0
=
2
1
LI
2
0
Nếu không có tiêu hao năng lượng thì năng
lượng điện từ trong mạch được bảo toàn.
Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 6, 7, 8 trang 107
SGK và các bài tập 20.4, 20.5, 20.10, 20.11, 20.12 SBT.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 3
Tiết 37 . BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập liên quan đến mạch dao động và điện từ trường.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Xem kỉ các bài tập trong sgk, sbt, chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Học sinh: Ôn lại kiến thức về mạch dao động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải:
+ Biểu thức điện tích trên một bản tụ, điện áp giữa 2 bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng:
q = q
0
cos(ωt + ϕ); u = U
0
cos(ωt + ϕ); i = I
0
cos(ωt + ϕ +
2
π
); với q
0
= I
0
LC
= CU
0
.
+ Tần số góc, chu kì, tần số của mạch dao động: ω =
LC
1
; T =
ω
π
2
= 2π
LC
; f =
T
1
=
LC
π
2
1
.
Hoạt động 2 (10 phút): Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn B.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Câu 6 trang 107: C
Câu 7 trang 107: A
Câu 20.4: D
Câu 20.5: B
Hoạt động 3 (25 phút): Giải các bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu học sinh tính chu kì
của mạch dao động.
Yêu cầu học sinh tính tần số
của mạch dao động.
Yêu cầu học sinh công biểu
thức tính tần số của mạch dao
động từ đó suy ra để tính điện
dung của tụ điện.
Yêu cầu học sinh viết công
thức tính tần số của mạch dao
động từ đó suy ra để tính độ tự
cảm của cuộn dây ứng với từng
tần số.
Yêu cầu học sinh rút ra kết
luận.
Yêu cầu học sinh viết công
thức tính tần số của mạch dao
động.
Yêu cầu học sinh tính tần số
riêng của mạch ứng với hai giá
trị khác nhau của điện dung.
Yêu cầu học sinh rút ra kết
luận.
Tính chu kì của mạch dao động.
Tính tần số của mạch dao động.
Viết công thức tính tần số của
mạch dao động từ đó suy ra để
tính điện dung của tụ điện.
Viết công thức tính tần số của
mạch dao động từ đó suy ra để
tính độ tự cảm của cuộn dây
ứng với từng tần số.
Rút ra kết luận.
Viết công thức tính tần số của
mạch dao động.
Tính tần số riêng của mạch ứng
với hai giá trị khác nhau của
điện dung.
Rút ra kết luận.
Bài 8 trang 107
Chu kì:
T = 2π
LC
= 2.3,14
312
10.3.10.120
−−
= 3,768.10
-6
(s).
Tần số: f =
6
10.768,3
11
−
=
T
= 0,265.10
6
(Hz)
Bài 20.10
Ta có: f =
LC
π
2
1
C =
22
4
1
Lf
π
=
262
)10.(1,014,3.4
1
= 0,25.10
-12
(F) = 0,25(pF)
Bài 20.11
Ta có: f =
LC
π
2
1
L =
29222
1014,3.4
1
4
1
fCf
−
=
π
=
2
6
10.25
f
Với f
1
= 10
3
Hz thì L
1
= 25H;
Với f
2
= 10
6
Hz thì L
2
= 25.10
-6
H
Vậy: Độ tự cảm của mạch nằm trong khoảng
từ 25.10
-6
H đến 25H.
Bài 20.11
Ta có: f =
LC
π
2
1
Với C
1
= 6.10
-11
F
thì f
1
=
1
1
2 LC
π
= 2,9.10
6
HZ.
Với C
2
= 24.10
-11
F
thì f
2
=
2
1
2 LC
π
= 1,45.10
6
HZ.
Vậy tần số riêng của mạch biến thiên trong
phạm vi: 2,9 MHz
≥ f ≥ 1,45 MHz.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 4
Tiết 38 . ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được khái niệm về điện từ trường.
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với
điện tường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
- Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Làm lại thí nghiệm cảm ứng điện từ.
Học sinh: Ôn tập về hiện tượng cảm ứng điện từ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Viết công thức tính tần số góc, chu kì và tần số riên của mạch dao động.
Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Vẽ hình 21.1, yêu cầu
học sinh nhắc lại thí
nghiệm cảm ứng điện
từ của Fa-ra-đây.
Yêu cầu học sinh thực
hiện C1.
Giới thiệu điện trường xoáy.
Yêu cầu học sinh thực hiện C2
Phân tích để cho học sinh thấy
từ trường biến thiên gây ra điện
trường xoáy.
Yêu cầu học sinh thực hiện C3
Yêu cầu học sinh rút ra kết
luận.
Lập luận để rút ra kết luận về
sự biến thiên của điện trường
gây ra từ trường.
Nhắc lại thí nghiệm cảm ứng điện
từ của Fa-ra-đây.
Thực hiện C1.
Ghi nhận khái niệm.
Thực hiện C2.
Ghi nhận hiện tượng.
Thực hiện C3.
Rút ra kết luận.
Ghi nhận kết luận về sự biến thiên
của điện trường gây ra từ trường.
I. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
a) Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ
+ Khi từ thông qua một vòng dây kín biến
thiên thì trong vòng dây xuất hiện một dòng
điện cảm ứng.
Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng chứng
tỏ trong vòng dây có một điện trường mà
đường sức nằm dọc theo dây và là đường
cong kín.
Điện trường có đường sức là đường cong
kín gọi là điện trường xoáy.
+ Khi từ trường trong một vùng không gian
nào đó biến thiên thì trong vùng không gian
đó xuất hiện một điện trường xoáy.
Tác dụng của vòng dây trong thí nghiệm chỉ
là để nhận biết điện trường xoáy thôi.
b) Kết luận
Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên
theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một
điện trường xoáy.
2. Điện trường biến thiên và từ trường
Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên
theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ
trường. Đường sức của từ trường bao giờ
cũng khép kín.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu điện từ trường.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Lập luận để cho thấy điện
trường và từ trường biến thiên
có liên quan mật thiết với nhau
từ đó hình thành khái niệm.
Nêu khái niệm điện từ trường.
II. Điện từ trường.
Điện từ trường là trường có hai thành phần
biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết
với nhau là điện trường biến thiên và từ
trường biến thiên.
Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 4, 5, 6 trang 111
SGK.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 5
Tiết 39 . SÓNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được định nghĩa sóng điện từ, nêu được các đặc điểm của sóng điện từ.
- Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thí nghiệm về sự phát và thu sóng điện từ. Máy thu thanh bán dẫn. Mô hình sóng điện từ hình 22.2 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu mối liên hệ giữa điện trường và từ trường, khái niệm điện từ trường.
Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu sóng điện từ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sóng điện từ.
Yêu cầu học sinh thực hiện C1
Giới thiệu tốc độ lan truyền của
sóng điện từ trong chân không
và trong các điện môi.
Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
Yêu cầu học sinh tìm biểu thức
tính bước sóng điện từ trong
môi trường trong suốt có chiết
suất n.
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái
niệm sóng ngang.
Giới thiệu các tính chất của
sóng điện từ.
Giới thiệu sóng vô tuyến và
cách phân loại sóng vô tuyến.
Cho học sinh đọc thang sóng vô
tuyến.
Ghi nhận khái niệm.
Thực hiện C1.
Ghi nhận tốc độ lan truyền của
sóng điện từ trong chân không và
trong các điện môi.
Thực hiện C2: λ = cT =
f
c
.
Tìm biểu thức tính bước sóng
điện từ trong môi trường trong suốt
có chiết suất n.
Nhắc lại khái niệm sóng ngang.
Ghi nhận các tính chất của sóng
điện từ.
Ghi nhận sóng vô tuyến và cách
phân loại sóng vô tuyến.
Đọc thang sóng vô tuyến.
I. Sóng điện từ
1. Sóng điện từ là gì?
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền
trong không gian.
2. Những đặc điểm của sóng điện từ
+ Sóng điện từ lan truyền được trong chân
không và trong các điện môi. Tốc độ của
sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ
ánh sáng c ≈ 3.10
8
m/s. Tốc độ của sóng điện
từ trong điện môi nhỏ hơn trong chân không
và phụ thuộc vào hằng số điện môi.
Bước sóng điện từ trong chân không: λ =
f
c
Bước sóng điện từ trong môi trường trong
suốt có chiết suất n: λ’ =
v c
f nf n
λ
= =
.
+ Sóng điện từ là sóng ngang:
→
E
và
→
B
luôn
luôn vuông góc với nhau và vuông góc với
phương truyền sóng. Ba véc tơ
→
E
,
→
B
và
v
→
tại một điểm tạo với nhau thành một tam diện
thuận.
+ Trong sóng điện từ thì dao động của điện
trường và của từ trường tại một điểm luôn
luôn đồng pha với nhau.
+ Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa
hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và
khúc xạ như ánh sáng.
+ Sóng điện từ mang năng lượng. Nhờ có
năng lượng mà khi sóng điện từ truyền đến
một anten, nó làm cho các electron tự do
trong anten dao động.
+ Những sóng điện từ có bước sóng từ vài
mét đến vài km được dùng trong thông tin
liên lạc vô tuyến nên gọi là các sóng vô
tuyến. Người ta phân chia sóng vô tuyến
thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung
và sóng dài.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyễn.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sự hấp thụ và ít hấp
thụ các loại sóng vô tuyến của
các phần tử không khí trong khí
quyển.
Ghi nhận sự hấp thụ mạnh các
sóng dài, sóng trung và sóng cực
ngắn của khí quyển.
Ghi nhận sự ít hấp thụ của khí
quyển đối với các sóng ngắn.
II. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyễn
1. Các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ
Các phân tử không khí trong khí quyển hấp
thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng
cực ngắn nên các sóng này không thể truyền
đi xa.
Trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng
có bước sóng ngắn hầu như không bị không
khí hấp thụ.
2. Sự phản xạ của các sóng ngắn trên tầng
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 6
Giới thiệu tầng điện li.
Giới thiệu sự phản xạ của tầng
điện li và mặt đất, mặt nước
biển đối với sóng ngắn.
Y/c h/s giải thích tại sao ta có
thể bắt được các đài phát thanh
cách ta đến nữa vòng Trái Đất.
Ghi nhận tầng điện li.
Ghi nhận sự phản xạ của tầng điện
li và mặt đất, mặt nước biển đối
với sóng ngắn.
Giải thích tại sao ta có thể bắt
được các đài phát thanh cách ta
đến nữa vòng Trái Đất.
điện li
Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó
các phân tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới
tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng
Mặt Trời. Tầng điện li kéo dài từ độ cao
khoảng 80 km đến 800 km.
Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ rất tốt trên
tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt
nước biển như ánh sáng. Đó là vì đối với các
sóng ngắn (có tần số lớn) thì các môi trường
nói trên coi như dẫn điện tốt.
Nhờ có sự phản xạ liên tiếp trên tầng điện li
và trên mặt đất mà các sóng ngắn có thể
truyền đi rất xa trên mặt đất.
Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 115 SGK.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 7
Tiết 40 . NGUYÊN TẮC LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản và nêu ra được chức năng của
mỗi khối trong sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thí nghiệm biểu diễn máy phát và máy thu đơn giản hoặc một điện thoại di động hỏng đã tháo ra để có thể
chỉ ra được các bộ phận phát sóng và thu sóng.
Học sinh: Xem trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của sóng điện từ.
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu nguyên tắc chung của của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sóng mang.
Yêu cầu học sinh thực hiện C1
Yêu cầu học sinh thực hiện C2
Yêu cầu học sinh nhắc lại dải
tần số của âm nghe được.
Giới thiệu cách biến điệu sóng
mang.
Giới thiệu công dụng của mạch
tách sóng.
Giới thiệu công dụng của mạch
khuếch đại.
Ghi nhận khái niệm.
Thực hiện C1.
Thực hiện C2.
Nhắc lại dải tần số của âm nghe
được.
Ghi nhận cách biến điệu sóng
mang.
Ghi nhận khái niệm tách sóng.
Ghi nhận sự cần thiết phải
khuếch đại các sóng điện từ.
I. Nguyên tắc chung của của việc thông tin
liên lạc bằng sóng vô tuyến
1. Sóng mang
Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông
tin gọi là các sóng mang.
Sóng mang thường dùng là các sóng điện từ
cao tần.
2. Biến điệu sóng mang
Để sóng mang truyền tải được những thông
tin có tần số âm, người ta thực hiện:
+ Dùng micrô để biến dao động âm thành dao
động điện cùng tần số. Dao động này ứng với
một sóng điện từ gọi là sóng âm tần.
+ Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần
với sóng mang. Việc làm này được gọi là biến
điệu sóng điện từ. Sóng mang đã được biến
điệu sẽ truyền từ đài phát đến máy thu.
3. Tách sóng
Ở nơi thu phải dùng mạch tách sóng để tách
sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra
loa. Loa sẽ biến dao động điện thành dao động
âm có cùng tần số.
4. Khuếch đại
Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta
phải khuếch đại chúng bằng mạch khuếch đại.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sơ đồ khối máy phát
Xem hình 22.2, mô tả các bộ phận
cơ bản của một máy phát vô tuyến.
II. Sơ đồ khối của một máy phát thanh
đơn giản
Một máy phát thanh vô tuyến đơn giãn gồm
năm bộ phận cơ bản sau: micrô (1); mạch
phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu
(3); mạch khuếch đại (4); anten phát (5).
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giãn.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sơ đồ khối máy thu Xem hình 23.2, mô tả các bộ phận
cơ bản của một máy thu vô tuyến.
III. Sơ đồ khối của một máy thu thanh
đơn giản
Một máy thu thanh vô tuyến đơn giãn gồm
năm bộ phận cơ bản sau: anten thu (1); mạch
khuếch đại dao động điện từ cao tần (2);
mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao
động điện từ âm tần (4); loa (5).
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 119 SGK.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 8
Chương V. SÓNG ÁNH SÁNG
Tiết 41 . TÁN SẮC ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Mô tả được hai thí nghiệm của Newton, và nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm.
- Giải thích được hiện tượng tán sắc qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Newton.
- Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên liên quan.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thí nghiệm của Newton. Vẽ phóng to các hình 24.1, 24.2.
Học sinh: Ôn lại tính chất của lăng kính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Newton.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu hình vẽ 24.1.
Giới thiệu quang phổ của Mặt Trời
Giới thiệu hiện tượng tán sắc ánh
sáng.
Xem hình vẽ 24.1.
Thực hiện C1.
Xem sgk và nêu kết quả thí
nghiệm.
Kể tên các màu chính của cầu
vồng.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận hiện tượng tán sắc
ánh sáng.
I. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của
Newton
Chiếu một chùm sáng song song, hẹp của
ánh sáng Mặt Trời qua một lăng kính ta thấy
chùm sáng không những bị lệch về phía đáy
của lăng kính mà còn bị tách thành một dải
màu liên tục từ đỏ đến tím.
Dải sáng màu liên tục từ đỏ đến tím gọi là
quang phổ của ánh sáng Mặt Trời.
Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng.
Hiện tượng chùm ánh sáng trắng qua lăng
kính bị tách ra thành nhiều chùm sáng có
màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc
ánh sáng.
Hoạt động2 (10 phút): Tìm hiểu thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Newton.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu hình vẽ 24.2.
Giới thiệu ánh sáng đơn sắc.
Xem hình vẽ 24.2, xem sgk và
nêu kết quả thí nghiệm.
Ghi nhận khái niệm ánh sáng
đơn sắc.
II. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của
Newton
Chùm ánh sáng vàng, tách ra từ quang phổ
Mặt Trời nhờ lăng kính P, sau khi đi qua lăng
kính P’, chỉ bị lệch mà không bị đổi màu.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng sáng có một
màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền
qua lăng kính.
Hoạt động 3 (10 phút): Giải thích hiện tượng tán sắc.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu ánh sáng trắng.
Giới thiệu sự phụ thuộc của
chiết suất thủy tinh vào các loại
ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Yêu cầu học sinh cho biết góc
lệch của tia sáng qua lăng kính
phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
Giới thiệu sự tán sắc ánh sáng.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận sự phụ thuộc của chiết
suất thủy tinh vào các loại ánh
sáng đơn sắc khác nhau.
Cho biết góc lệch của tia sáng qua
lăng kính phụ thuộc vào những yếu
tố nào?
Ghi nhận khái niệm.
III. Giải thích hiện tượng tán sắc
+ Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn
sắc mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn
sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
+ Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh
sáng đơn sắc có màu khác nhau thì khác
nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với
ánh sáng đỏ, và tăng dần khi chuyển sang
màu da cam, màu vàng, … và có giá trị lớn
nhất đối với ánh sáng tím.
Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua
lăng kính tăng theo chiết suất, nên các chùm
tia sáng có màu khác nhau trong chùm ánh
sáng tới bị lăng kính làm lệch những góc
khác nhau, do đó khi ló ra khỏi lăng kính,
chúng không trùng nhau nữa
Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tích một
chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm
sáng đơn sắc.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 9
Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng tán sắc.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu một số ứng dụng của
hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Ghi nhận một số ứng dụng của
hiện tượng tán sắc ánh sáng.
IV. Ứng dụng của hiện tượng tán sắc
Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên,
ví dụ: cầu vồng bảy sắc.
Ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính
để phân tích một chùm sáng đa sắc thành các
thành phần đơn sắc.
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 125 SGK và
các bài tập từ 24.3 đến 24.5 SBT.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 10
Tiết 42 . GIAO THOA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Mô tả được thí nghiệm về nhiễu xạ ánh sáng và thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.
- Viết được các công thức xác định vị trí các vân sáng, vân tối và khoảng vân.
- Nhớ được giá trị phỏng chừng của bước sóng ứng với các màu thông dụng.
- Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Giải được các bài toán về giao thoa với ánh sáng đơn sắc.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thí nghiệm Y-âng với ánh sáng đơn sắc. Vẽ phóng to các hình 25.1, 25.2 và 25.3.
Học sinh: Ơn lại bi 8: Sự giao thoa sĩng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu hình vẽ 25.1
Giới thiệu hiện tượng nhiễu xạ.
Xem hình 25.1 và cho biết thế nào
là hiện tượng nhiễu xạ.
Ghi nhận ánh sáng có tính chất
sóng.
I. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền
thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện
tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chỉ có thể
giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có
tính chất sóng: Mỗi chùm sáng đơn sắc coi
như một sóng có bước sóng xác định.
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Trình bày thí nghiệm Y-âng
Giới thiệu hình vẽ 25.3.
Giới thiệu vị trí vân sáng.
Giới thiệu vị trí vân tối.
Giới thiệu khoảng vân.
Yêu cầu học sinh tìm công thức
tính khoảng vân.
Giới thiệu vân sáng chính giữa.
Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
Yêu cầu học sinh nêu cách đo
bước sóng ánh sáng nhờ thí
nghiệm của Y-âng.
Quan sát thí nghiệm, nêu kết quả
của thí nghiệm.
Thực hiện C1.
Tìm biểu thức hiệu đường đi.
Nhắc lại điều kiện để có cực đại
trong giao thoa.
Ghi nhận vị trí vân sáng
Nhắc lại điều kiện để có cực tiểu
trong giao thoa.
Ghi nhận vị trí vân tối.
Ghi nhận khái niệm.
Tìm công thức tính khoảng vân.
Ghi nhận khái niệm.
Thực hiện C2.
Nêu cách đo bước sóng ánh sáng
nhờ thí nghiệm của Y-âng.
II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
1. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng
Trong vùng hai chùm sáng gặp nhau xuất
hiện những vạch tối và những vạch sáng xen
kẻ. Những vạch tối là chổ hai sóng triệt tiêu
lẫn nhau. Những vạch sáng là chổ hai sóng
ánh sáng tăng cường lẫn nhau.
2. Vị trí các vân giao thoa
Đặt: a = F
1
F
2
, x = OA, IO = D
Ta có: d
2
– d
1
=
D
ax
D
ax
dd
ax
=≈
+ 2
22
2
x =
D
a
(d
2
– d
1
)
Để tại A có vân sáng thì d
2
– d
1
= kλ
Vị trí vân sáng: x
k
= k
a
D
λ
Với k ∈ Z và k gọi là bậc giao thoa.
Để tại A có vân tối thì d
2
– d
1
= (k’ +
2
1
)λ
Vị trí vân tối: x
k’
= (k’ +
2
1
)
a
D
λ
Với k’ ∈ Z và với vân tối thì không có khái
niệm bậc giao thoa.
3. Khoảng vân
+ Khoảng cách giữa hai vân sáng hoạc vân
tối kiên tiếp gọi là khoảng vân i.
+ Công thức tính khoảng vân:
i = x
k + 1
– x
k
=
a
D
λ
+ Tại O (k = 0), ta có vân sáng bậc 0 của mọi
ánh sáng đơn sắc, gọi là vân chính giữa hay
vân trung tâm.
4. Ứng dụng: Đo bước sóng của ánh sáng
Từ công thức i =
a
D
λ
λ =
D
ia
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 11
Đo được i, a và D ta tính được λ
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu bước sóng và màu sắc ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu bước sóng và màu
sắc ánh sáng.
Giới thiệu ánh sáng trắng của
Mặt Trời và ánh sáng khả kiến.
Yêu cầu học sinh đọc bảng
bước sóng của ánh sáng nhìn
thấy trong chân không và cho
nhận xét.
Yêu cầu học sinh nêu điều kiện
để có giao thoa.
Giới thiệu điều kiện về nguồn
kết hợp trong sự giao thoa ánh
sáng.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận các khái niệm.
Đọc bảng bước sóng của ánh sáng
nhìn thấy trong chân không và cho
nhận xét.
Nêu điều kiện để có giao thoa.
Ghi nhận điều kiện về nguồn kết
hợp trong sự giao thoa ánh sáng.
III. Bước sóng và màu sắc ánh sáng
+ Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng
trong chân không xác định.
+ Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp vô
số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên
liên tục từ 0 đến ∞. Nhưng chỉ có các bức xạ
có bước sóng trong khoảng từ 380nm (màu
tím) đến 760nm (màu đỏ) là mắt có thể nhìn
thấy được, nên ánh sáng trong vùng này gọi
là ánh sáng khả kiến.
+ Điều kiện về nguồn kết hợp trong giao thoa
của sóng ánh sáng là: Hai nguồn phải phát ra
hai sóng ánh sáng phải có cùng bước sóng và
có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 132, 133
SGK và các bài tập 25.9; 25.13; 25.16 SBT.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 12
Tiết 43 . BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học về hiện tượng tán sắc và hiện tượng giao thoa ánh sáng để trả
lời các câu hỏi và giải các bài tập có liên quan.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Xem kỉ các bài tập trong sgk, sbt, chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Học sinh: Ôn lại kiến thức về hiện tượng tán sắc và hiện tượng giao thoa ánh sáng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải:
+ Nêu các khái niệm: Ánh sáng trắng, ánh sáng đơn sắc.
+ Nêu hiện tượng tán sắc ánh sáng.
+ Nêu hiện tượng giao thoa ánh sáng.
+ Công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối và khoảng vân: x
sk
= k
a
D
λ
; x
tk’
= (k’ +
2
1
)
a
D
λ
; i =
a
D
λ
Hoạt động 2 (10 phút): Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn B.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Câu 4 trang 25: B
Câu 24.3 : A
Câu 24.4 : C
Câu 24.5 : A
Câu 6 trang 132: A
Câu 7 trang 133: C
Hoạt động 3 (25 phút): Giải các bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Vẽ hình
Hướng dẫn học sinh xác định
các góc và tính độ dài vết sáng
tạo ra ở đáy bể.
Yêu cầu học sinh tính khoảng
vân.
Yêu cầu học sinh tính khoảng
cách từ vân sáng chính giữa
đến vân sáng bậc 4.
Yêu cầu học sinh tính khoảng
vân.
Yêu cầu học sinh xác định
xem tại M
1
là vân sáng hay vân
tối thứ mấy.
Yêu cầu học sinh xác định
xem tại M
2
là vân sáng hay vân
tối thứ mấy.
Xác định góc i.
Xác định góc r
d
.
Xác định góc r
t
.
Tính độ dài vết sáng tạo ra ở
đáy bể.
Tính khoảng vân.
Tính khoảng cách từ vân sáng
chính giữa đến vân sáng bậc 4.
Tính khoảng vân.
Xác định loại vân và bậc của
vân tại các vị trí M
1
và M
2
.
Nêu cách xác định bậc của vân
tối (sách giáo khoa không đề
cập đến).
Bài 6 trang 125
Ta có: tani =
3
4
= tan53
0
=> i = 53
0
sinr
d
=
328,1
53sinsin
0
=
d
n
i
= 0,6 = sin37,04
0
=> r
d
= 37,04
0
.
sinr
t
=
343,1
53sinsin
0
=
t
n
i
= 0,596 = sin36,56
0
=> r
d
= 36,56
0
.
Độ dài của vết sáng tạo ở đáy bể:
TĐ = IH(tanr
d
– tanr
t
)
= 1,2(0,7547 – 0,7414) = 1,6(cm)
Bài 9 trang 133
a) Khoảng vân: i =
a
D
λ
=
3
7
10.2,1
5,0.10.6
−
−
= 0,25.10
-3
(m) = 0,25 (mm)
b) Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến
vân sáng bậc 4: ∆x = x
4
– x
0
= 4
a
D
λ
- 0
a
D
λ
= 4i = 4.0,25 = 1 (mm).
Bài 25.9
a) Khoảng vân: i =
a
D
λ
=
9
3
546.10 .0,8
1,2.10
−
−
= 364.10
-3
(m) = 0,364 (mm).
b) Tại M
1
:
1
1,07
0,364
OM
i
=
≈ 3; do đó tại M
1
ta
có vân sáng thứ 3.
Tại M
2
:
2
0,91
0,364
OM
i
=
= 2,5; do đó tại M2 ta
có vân tối và đó là vân tối thứ 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 13
Tiết 44 . CÁC LOẠI QUANG PHỔ
I. MỤC TIÊU - Mô tả được cấu tạo và công dụng các thành phần của của máy quang phổ lăng kính.
- Nêu được đặc điểm của phổ phát xạ và phổ hấp thụ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: My quang phổ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu và giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu máy quang phổ lắng kính.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu máy quang phổ
Cho học sinh xem hình 26.1 và
nêu các bộ phận của máy quang
phổ.
Ghi nhận công dụng của máy
quang phổ.
Xem hình 26.1.
Nêu cấu tạo và tác dụng của ống
chuẫn trực.
Nêu cấu tạo và tác dụng của hệ
tán sắc.
Nêu cấu tạo và tác dụng của
buồng ảnh.
I. Máy quang phổ lăng kính
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân
tích một chùm sáng phức tạp thành những
thành phần đơn sắc.
Máy quang phổ lăng kính gồm có ba bộ
phận chính:
+ Ống chuẫn trực: Là bộ phận tạo chùm
sáng song song. Nó có một khe hẹp F đặt ở
tiêu điểm chính của thấu kính hội tụ L
1
.
Chùm sáng đi từ F, sau khi qua L
1
sẽ là một
chùm song song.
+ Hệ tán sắc gồm một (hoặc hai, ba) lăng
kính P. Chùm tia sáng song song sau khi ra
khỏi ống chuẫn trực, sau khi qua hệ tán sắc,
sẽ phân tán thành nhiều chùm tia đơn sắc
song song.
+ Buồng ảnh: Là bộ phận tạo ảnh của các
chùm sáng đơn sắc. Nó có một màn ảnh K
đặt tại tiêu diện của thấu kính hội tụ L
2
. Các
chùm sáng song song ra khỏi hệ tán sắc sau
khi qua L
2
sẽ hội tụ tại các điểm khác nhau
trên màn ảnh K, mỗi chùm cho một ảnh thật,
đơn sắc của khe F.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu quang phổ phát xạ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu quang phổ phát xạ.
Giới thiệu hai loại quang phổ
phát xạ.
Giới thiệu quang phổ liên tục.
Giới thiệu cách tạo ra quang
phổ liên tục.
Giới thiệu đặc điểm của quang
phổ liên tục.
Giới thiệu quang phổ vạch.
Giới thiệu cách tạo ra quang
phổ vạch.
Giới thiệu đặc điểm của quang
phổ vạch.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận cách tạo ra quang phổ
liên tục.
Ghi nhận đặc điểm của quang phổ
liên tục.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận cách tạo ra quang phổ
vạch.
Ghi nhận đặc điểm cảu quang phổ
vạch.
II. Quang phổ phát xạ
Mọi chất rắn, lỏng, khí được nung nóng đến
nhiệt độ cao, đều phát ra ánh sáng. Quang
phổ của ánh sáng do các chất đó phát ra gọi
là quang phổ phát xạ của chúng.
Quang phổ phát xạ của các chất khác nhau
có thể chia thành hai loại lớn: quang phổ liên
tục và quang phổ vạch.
Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ
đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng
hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị
nung nóng.
Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt
độ của chất phát xạ.
Quang phổ vạch là một hệ thống những
vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những
khoảng tối.
Quang phổ vạch do chất khí ở áp suất thấp
phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng
điện.
Quang phổ vạch của các nguyên tố khác
nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch,
vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch: Mỗi
một nguyên tố hóa học có một quang phổ
vạch đặc trưng của nguyên tố đó.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 14
Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu quang phổ hấp thụ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Trình bày cách tạo ra quang
phổ hấp thụ.
Yêu cầu học sinh định nghĩa
quang phổ vạch hấp thụ.
Giới thiệu đặc điểm của quang
phổ vạch hấp thụ.
Ghi nhận cách tạo ra quang phổ
vạch hấp thụ.
Nêu khái niệm quang phổ vạch
hấp thụ.
Ghi nhận đặc điểm của quang phổ
vạch hấp thụ.
III. Quang phổ hấp thụ
Quang phổ vạch hấp thụ là các vạch hay
đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên
tục.
Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa
các vạch hấp thụ và là đặc trưng cho chất khí
đó.
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 137 SGK
và các bài tập từ 26.3 đến 26.7 SBT.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 15
Tiết 45 . TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
- Nêu được bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia hồng ngoại.
- Nêu được bản chất, tính chất và một số ứng dụng của tia tử ngoại.
- So sánh được bước sóng của tia tử ngoại, tia hồng ngoại với ánh sáng nhìn thấy.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Thí nghiệm hình 27.1 SGK. Vẽ phóng to hình 27.1.
Học sinh: Ôn hiệu ứng nhiệt điện và nhiệt kế cặp nhiệt điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu sự phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu hình 27.1
Giới thiệu tia hồng ngoại, tia tử
ngoại.
Xem sgk và mô tả vắn tắt thí
nghiệm.
Rút ra được kết quả quan trọng từ
thí nghiệm.
Ghi nhận các khái niệm.
Thực hiện C1.
I. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy
được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những
bức xạ mà mắt không nhìn thấy, nhưng nhờ
mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh
quang mà ta phát hiện được.
Bức xạ không nhìn thấy ở ngoài vùng màu
đỏ của quang phổ gọi là tia hồng ngoại, ở
ngoài vùng màu tím gọi là tia tử ngoại.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu học sinh lập luận để
rút ra bản chất của tia hồng
ngoại và tia tử ngoại.
Giới thiệu bước sóng của tia
hồng ngoại và tia tử ngoại.
Giới thiệu tính chất chung của
tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Lập luận để rút ra bản chất của
tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Ghi nhận bước sóng của tia hồng
ngoại và tia tử ngoại.
Ghi nhận tính chất chung của tia
hồng ngoại và tia tử ngoại.
II. Bản chất và tính chất chung của tia hồng
ngoại và tia tử ngoại
1. Bản chất
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản
chất với ánh sáng và đều là sóng điện từ.
Tia hồng ngoại có bước sóng từ 760 nm đến
khoảng vài milimét.
Tia tử ngoại có bước sóng từ 380 nm đến vài
nanômét.
2. Tính chất
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cũng tuân theo
các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ,
và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao
thoa như ánh sáng thông thường.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu tia hồng ngoại.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu các nguồn phát ra tia
hồng ngoại.
Giới thiệu từng tính chất của tia
hồng ngoại và yêu cầu học sinh
nêu công dụng của từng tính
chất đó.
Giới thiệu một số ứng dụng của
tia hồng ngoại trong lĩnh vực
quân sự.
Ghi nhận các nguồn phát ra tia
hồng ngoại.
Ghi nhận tác dụng nhiệt, nêu ứng
dụng của tác dụng nhiệt.
Ghi nhận tác dụng của tia hồng
ngoại lên phim hồng ngoại, nêu
ứng dụng của tính chất này.
Nêu một số dụng cụ điều kiển từ
xa thường sử dụng.
Ghi nhận một số ứng dụng của tia
hồng ngoại trong quân sự.
III. Tia hồng ngoại
1. Cách tạo ra
Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung
quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi
trường.
Nguồn hồng ngoại thông dụng là bóng đèn
dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại.
2. Tính chất và công dụng
+ Tính chất nỗi bật nhất là có tác dụng nhiệt
rất mạnh, được dùng để sấy khô, sưởi ấm.
+ Tia hồng ngoại có thể gây ra một số phản
ứng hóa học. Nhờ đó người ta chế tạo được
phim ảnh để chụp ảnh hồng ngoại ban đêm,
chụp ảnh hồng ngoại nhiều thiên thể.
+ Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được
như sóng điện từ cao tần. Tính chất này cho
phép chế tạo được những bộ điều khiển từ xa.
+ Tia hồng ngoại được ứng dụng nhiều trong
quân sự: Ống dòm hồng ngoại, camêra hồng
ngoại, tên lửa điều khiển bằng tia hồng ngoại,
…
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 16
Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu tia tử ngoại.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu các nguồn phát ra tia
tử ngoại.
Giới thiệu từng tính chất của tia
tử ngoại và yêu cầu học sinh
nêu công dụng của từng tính
chất đó.
Yêu cầu học sinh thực hiện C2
Giới thiệu các môi trường hấp
thụ tia tử ngoại.
Yêu cầu học sinh nêu sự nguy
hiểm khi gây thủng tầng ôzôn.
Giới thiệu từng công dụng của
tia tử ngoại và yêu cầu học sinh
nêu ví dụ minh họa cho công
dụng đó.
Ghi nhận các nguồn phát ra tia tử
ngoại.
Ghi nhận tác dụng lên phim ảnh
của tia tử ngoại.
Nêu ứng dụng của khả năng phát
quang của tia tử ngoại.
Nêu ứng dụng kích thích phản ứng
hóa học của tia tử ngoại.
Ghi nhận tác dụng ion hóa chất
khí và tác dụng quang điện.
Thực hiện C2.
Ghi nhận các môi trường hấp thụ
tia tử ngoại.
Nêu sự nguy hiểm khi gây thủng
tầng ôzôn.
Nêu ví dụ về công dụng của tia tử
ngoại trong ý học.
Nêu cách thiệt trùng cho thực
phẩm khi đóng gói, đóng hộp.
Nêu cách phát hiện vết nứt, vết
xước trên bề mặt kim loại.
IV. Tia tử ngoại
1. Nguồn tia tử ngoại
Những vật có nhiệt độ cao từ 2000
0
C trở lên
đều phát tia tử ngoại. Nhiệt độ của vật càng
cao thì phổ tử ngoại của vật càng kéo dài về
phía sóng ngắn.
Hồ quang điện, bề mặt của Mặt Trời là
những nguồn tử ngoại mạnh.
Nguồn tử ngoại trong phòng thí nghiệm,
nhà máy thực phẩm, bệnh viện, … là đèn hơi
thủy ngân.
2. Tính chất
+ Tác dụng lên phim ảnh, do đó thường dùng
phim ảnh để nghiên cứu tia tử ngoại.
+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Được áp dụng trong đèn huỳnh quang.
+ Kích thích nhiều phản ứng hóa học. Được
dùng làm tác nhân cho phản ứng hóa học.
+ Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí
khác. Gây tác dụng quang điện.
+ Có tác dụng sinh học: hủy hoại tế bào da, tế
bào võng mạc, diệt khuẩn, diệt nấm mốc.
+ Bị nước, thủy tinh … hấp thụ rất mạnh
nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh.
3. Sự hấp thụ tia tử ngoại
Thủy tinh thông thường hấp thụ mạnh các
tia tử ngoại. Thạch anh, nước và không khí
hấp thụ mạnh các tia có bước sóng ngắn hơn
200nm.
Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia có bước
sóng dưới 300nm phát ra từ Mặt Trời.
4. Công dụng
+ Trong y học tia tử ngoại được dùng để tiệt
trùng các dụng cụ phẩu thuật, để chữa một số
bệnh như bệnh còi xương.
+ Trong công nghiệp thực phẩm, tia tử ngoại
được dùng để tiệt trùng cho thực phẩm trước
khi đóng gói hoặc đóng hộp.
+ Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại
được dùng để tìm các vết nứt trên bề mặt các
vật bằng kim loại.
Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 142 SGK.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 17
Tiết 46 . TIA X
I. MỤC TIÊU
- Nêu được cách tạo ra và bản chất, tính chất của tia X.
- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của tia X.
- Biết được khái quát về thang sóng điện từ và các ứng dụng kĩ thuật trong mỗi miền của thang sóng điện từ.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tấm phim chụp X quang phổi, dạ dày.
Học sinh: Ôn kiến thức phóng điện qua khí kém, tia âm cực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu sự phát hiện tia X.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu sự phát hiện ra tia X
của Rơn-ghen.
Ghi nhận sự phát hiện tia X.
I. P hát hiện tia X
Mỗi khi chùm tia catôt – tức là một chùm
electron có năng lượng lớn – đập vào một vật
rắn thì vật đó phát ra tia X.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu cách tạo ra tia X.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu ống Cu-lít-giơ.
Xem hình, đọc sgk từ đó nêu ra
cách tạo ra tia X trong ống Cu-lít-
giơ.
II. Cách tạo ra tia X
Dùng ống Cu-lít-giơ để tạo ra tia X:
Chùm electron phát ra từ catôt được tăng
tốc trong điện trường mạnh, có năng lượng
lớn đến đập vào anôt làm bằng kim loại có
khối lượng nguyên tử lớn, điểm nóng chảy
cao làm cho anôt phát ra tia X.
Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu bản chất và tính chất của tia X.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu bản chất của tia X.
Giới thiệu khả năng năng đâm
xuyên của tia X.
Yêu cầu h/s cho biết tại sao
người sử dụng dụng máy chụp
X quang phải mặc áo giáp chì.
Giới thiệu khả năng làm đen
kính ảnh, yêu cầu học sinh nêu
ứng dụng của tính chất này.
Giới thiệu khả năng làm phát
quang, yêu cầu học sinh nêu
ứng dụng của tính chất này.
Giới thiệu khả năng ion hóa
không khí, yêu cầu học sinh nêu
ứng dụng của tính chất này.
Giới thiệu tác dụng sinh lí của
tia X và ứng dụng của tính chất
này.
Yêu cầu học sinh nêu công
dụng của tia X trong y học.
Yêu cầu học sinh nêu công
dụng của tia X trong công
nghiệp.
Yêu cầu học sinh nêu công
dụng của tia X trong giao thông
Giới thiệu công dụng của tia X
trong phòng thí nghiệm.
Ghi nhận bản chất của tia X.
Ghi nhận khả năng đâm xuyên của
tia X.
Cho biết tại sao người sử dụng
dụng máy chụp X quang phải mặc
áo giáp chì.
Ghi nhận khả năng làm đen kính
ảnh, nêu ứng dụng.
Ghi nhận khả năng làm phát
quang một số chất, nêu ứng dụng.
Ghi nhận ion hóa không khí, nêu
ứng dụng của tính chất này.
Ghi nhận tác dụng sinh lí của tia X
và ứng dụng của tính chất này.
Nêu công dụng của tia X trong y
học.
Nêu công dụng của tia X trong
công nghiệp.
Nêu công dụng của tia X trong
giao thông.
Ghi nhận công dụng của tia X
trong phòng thí nghiệm.
III. Bản chất và tính chất của tia X
1. Bản chất
Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm
trong khoảng từ 10
-11
m đến 10
-8
m.
2. Tính chất
+ Tính chất nỗi bật và quan trọng nhất của tia
X là khả năng đâm xuyên. Vật cản là các tấm
kim loại năng như chì (Pb) làm giảm khả
năng đâm xuyên của tia X.
Tia X có bước sóng càng ngắn, khả năng
đâm xuyên càng lớn; ta nói nó càng cứng.
+ Tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế,
người ta thường chụp điện thay cho quan sát
trực tiếp bằng mắt.
+ Tia X làm phát quang một số chất. Các
chất bị tia X làm phát quang mạnh được dùng
làm màn quan sát khi chiếu điện.
+ Tia X làm ion hóa không khí. Đo mức độ
ion hóa của không khí có thể suy ra được liều
lượng tia X. Tia X cũng có thể làm bật các
electron ra khỏi kim loại.
+ Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy hoại tế
bào. Vì vậy người ta dùng tia X để chữa ung
thư nông.
3. Công dụng
Sử dụng trong y học để chẩn đoán và chữa
trị một số bệnh.
Sử dụng trong công nghiệp để tìm khuyết
tật trong các vật đúc bằng kim loại và trong
các tinh thể.
Sử dụng trong giao thông để kiểm tra hành
lí của hành khách đi máy bay.
Sử dụng trong các phòng thí nghiệm để
nghiên cứu thành phần và cấu trúc vật rắn.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 18
Hoạt động 5 (5 phút): Tìm hiểu thang sóng điện từ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu thang sóng điện từ.
Giới thiệu sự khác nhau về tính
chất và tác dụng của các sóng
điện từ có bước sóng khác nhau.
Giới thiệu các loại sóng điện từ
đã khai thác và sử dụng.
Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận sự khác nhau về tính
chất và tác dụng của các sóng điện
từ có bước sóng khác nhau.
Ghi nhận các loại sóng điện từ đã
khai thác và sử dụng.
IV. Thang sóng điện từ
Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng
nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma,
đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ,
chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các
sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là
thang sóng điện từ.
Sự khác nhau về tần số (hay bước sóng) của
các loại sóng điện từ dẫn đến sự khác nhau
về tính chất và tác dụng của chúng.
Toàn bộ phổ sóng điện từ có bước sóng từ
cở 10
4
m đến cở 10
-15
m đã được khám phá và
sử dụng.
Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 146 SGK
và các bài tập từ 28.2 đến 28.5 SBT.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 19
Tiết 47 . BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học về phần quang phổ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X để trả
lời các câu hỏi và giải các bài tập có liên quan.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Xem kỉ các bài tập trong sgk, sbt, chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Học sinh: Ôn lại kiến thức về quang phổ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu bản chất, tính chất và công dụng của tia X.
Hoạt động 2 (10 phút): Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn B.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A.
Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Câu 4 trang 137: C
Câu 5 trang 137: C
Câu 6 trang 142: A
Câu 7 trang 142: B
Câu 5 trang 146: C
Câu 28.1: A
Câu 28.2: D
Hoạt động 3 ( phút): Giải các bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Yêu cầu học sinh lập luận để
tìm ra khoảng vân.
Yêu cầu học sinh tìm bước
sóng của bức xạ.
Yêu cầu học sinh viết biểu
thức định lí biến thiên động
năng từ đó suy ra để tính W
đ
và
v
max
.
(Ống Cu-lit-giơ sử dụng điện
xoay chiều nên U
0
= U
2
).
Yêu cầu học sinh tính cường
độ dòng điện qua ống.
Yêu cầu học sinh tính số
electron qua ống trong 1 giây.
Yêu cầu học sinh tính nhiệt
lượng tỏa ra trên anôt trong
mỗi phút.
Lập luận để tìm ra khoảng vân.
Tìm bước sóng của bức xạ.
Viết biểu thức định lí biến thiên
động năng từ đó suy ra để tính
W
đ
và v
max
.
Tính cường độ dòng điện qua
ống.
Tính số electron qua ống trong
mỗi giây.
Tính nhiệt lượng tỏa ra trên
anôt trong mỗi phút.
Bài 8 trang 142
Chổ đặt mối hàn mà kim điện kế lệch nhiều
nhất chính là vị trí các vân sáng. Khoảng cách
giữa hai vân sáng liên tiếp là khoảng vân i. Do
đó i = 0,5.10
-3
m.
Bước sóng của bức xạ:
λ =
2,1
10.210.5,0
33 −−
=
D
ia
= 0,83.10
-6
(m)
Bài 6 trang 146
Ta có : ∆W
đ
=
2
1
mv
2
max
= A = eU
0
= W
đmax
W
đmax
= eU
0
= eU
2
= 1,6.10
-19
.10
5
2
= 2,26.10
-15
(J)
v
max
=
31
15
max
10.1,9
10.26,2.2
2
−
−
=
m
W
d
= 7.10
7
(m/s)
Bài 7 trang 146
a) Cường độ dòng điện qua ống:
Ta có : P = UI
I =
10000
400
=
U
P
= 0,04 (A)
Số electron qua ống trong mỗi giây:
N =
19
2
10.6,1
10.4
−
−
=
e
I
2,5.10
17
(electron/giây)
b) Nhiệt lượng tỏa ra trên anôt trong mỗi phút:
Q = P.t = 400.60 = 24000 (J) = 24 (kJ).
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 20
Tiết 48 - 49 . THỰC HÀNH
ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
I. MỤC TIÊU
- Biết sử dụng dụng cụ thí nghiệm giao thoa tiến hành thí nghiệm giao thoa trên màn ảnh, bằng cách dùng nguồn
sáng laze chiếu vuông góc với màn chắn có khe Y-âng. Quan sát hệ vân, phân biệt được các vân sáng, vân tối, vân
sáng giữa của hệ vân.
- Biết cách dùng thước kẹp đo khoảng vân. Xác định được bước sóng của chùm tia laze. Thông qua thực hành
nhận thức rỏ bản chất sóng của ánh sáng, biết ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Làm thử các thí nghiệm trong bài và tính toán sơ bộ kết quả thí nghiệm.
- Hình ảnh về ánh sáng, hiện tượng giao thoa và một số cách gây ra hiện tượng giao thoa ánh sáng; sơ đồ thí
nghiệm; hình ảnh về cách đo khoảng vân để mắc ít sai số nhất.
Học sinh :
- Mỗi lớp 6 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm:
Nguồn phát tia laze (1 – 5 mW).
Khe Y – âng: một màn chắn có hai khe hẹp song song, độ rộng mỗi khe bằng 0,1 mm; khoảng cách giữa hai khe
cho biết trước.
Thước cuộn 3000 mm.
Thước kẹp có độ chia nhỏ nhất 0,02 hoặc 0,05 mm.
Giá thí nghiệm.
Một tờ giấy trắng.
- Mỗi nhóm một mẫu báo cáo thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Tiết 1
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến bài thực hành.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Yêu cầu nêu cơ sở lí thuyết của việc đo bước sóng ánh
sánh bằng phương pháp giao thoa.
Yêu cầu học sinh mô tả vắn tắt thí nghiệm giáo thoa ánh
sáng của Y-âng.
Yêu cầu học sinh cho biết phải đo các đại lượng nào để
xác định bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm
và nêu công thức tính bước sóng ánh sáng.
Nêu cơ sở lí thuyết của việc đo bước sóng ánh sánh bằng
phương pháp giao thoa.
Mô tả vắn tắt thí nghiệm giáo thoa ánh sáng của Y-âng.
Cho biết phải đo các đại lượng nào để xác định bước
sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm. Nêu công thức
tính bước sóng ánh sáng.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm:
+ Nguồn phát tia laze S.
+ Mặt phẵng màn chắn P có gắn hệ khe Y-âng (có 3 hệ
khe Y-âng có a khác nhau 0,2 ; 0,3 ; 0,4mm)
+ Giá đở có các vít hãm điều chỉnh được.
+ Màn quan sát E.
Nắm các dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng chúng.
+ Nắm cách sử dụng nguồn.
+ Đọc được giá trị khoảng cách giữa hai khe khi sử dụng
chúng trong thí nghiệm.
+ Nắm được cách gắn các dụng cụ trên giá đở và cách
điều chỉnh các vít hãm.
Hoạt động 3 (20 phút): Lắp ráp thí nghiệm và tiến hành làm thử thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh lắp ráp thí nghiệm.
Kiểm tra việc lắp ráp thí nghiệm của các nhóm
Cho học sinh cắm đèn laze vào nguồn điện, bật công tắc
và điều chỉnh vị trí của màn chắn, màn quan sát theo yêu
cầu như sgk.
Cho học sinh sử dụng một hệ khe a, đo các đại lượng và
tính thử λ.
Lắp ráp thí nghiệm theo sơ đồ sgk.
Chỉnh sửa lại những chổ bố trí chưa hợp lí.
Cắm đèn laze vào nguồn điện, bật công tắc và điều chỉnh
vị trí của màn chắn, màn quan sát theo yêu cầu như sgk.
Tiến hành đo các đại lượng và thử tính λ theo các số liệu
đo được.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 21
Tiết 2
Hoạt động 3 (25 phút): Tiến hành thí nghiệm. Lấy các kết quả thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh cắm đèn laze vào nguồn điện. Điều chỉnh
vị trí của màn chắn P và màn quan sát E cho hợp lí, đo,
ghi số liệu của D và i cho từng hệ khe a khác nhau. Mỗi
hệ khe a tiến hành 3 lần với các giá trị của D khác nhau.
Yêu cầu học sinh dọn dẹp các dụng của thí nghiệm sau
khi đã làm xong thí nghiệm.
Cắm đèn laze vào nguồn điện. Điều chỉnh vị trí của màn
chắn P và màn quan sát E cho hợp lí, đo, ghi số liệu của D
và i.
Thay hệ khe a khác và tiến hành tương tự. Mỗi hệ khe a
tiến hành 3 lần với các giá trị của D khác nhau.
Tắt công tắc đèn, rút đèn ra khỏi nguồn, tháo các dụng
cụ ra và cất đặt vào nơi qui định.
Hoạt động 4 (20 phút): Xử lí kết quả thí nghiệm, làm báo cáo thực hành.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh xử lí số liệu, tính bước sóng ánh
sáng của đèn laze trong từng trường hợp theo số liệu đo
đạt được trong thí nghiệm.
Yêu cầu mỗi nhóm làm một bản báo cáo thực hành theo
mẫu sgk.
Tính bước sóng ánh sáng của đèn laze trong từng lần
làm thí ngiệm.
Tính giá trị trung bình của bước sống qua tất cả các lần
làm thí nghiệm.
Làm bản báo cáo thực hành theo mẫu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 50 . KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐỀ RA
Câu 01. Một mạch dao động gồm tụ điện và cuộn cảm, có điện dung C và độ tự cảm L biến thiên. Mạch này được
dùng trong máy thu vô tuyến. Người ta điều chỉnh L và C để bắt được sóng vô tuyến có bước sóng 18 m. Biết
L = 1 µH. Điện dung của tụ điện C khi đó có giá trị
A. 91 µF. B. 91 nF. C. 9,1 pF. D. 91 pF.
Câu 02. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc màu đỏ thì thông tin nào sau đây
là sai?
A. Tất cả các vân tối đều có màu đen. B. Độ rộng của các vân tối đều như nhau.
C. Vân sáng trung tâm là vân sáng trắng. D. Tất cả các vân sáng đều có màu đỏ.
Câu 03. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm khẳng định
A. Ánh sáng có tính chất sóng. B. Ánh sáng có tính chất hạt.
C. Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có tần số như nhau. D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc.
Câu 04. Máy quang phổ dùng để
A. tổng hợp các ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng. B. đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
C. đổi màu cho các chùm ánh sáng đơn sắc. D. nhận biết các thành phần của chùm sáng phức tạp.
Câu 05. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng trắng, khoảng cch giữa hai khe là 1 mm, khoảng
cách từ hai khe đến màn là 2 m. Khi dùng ánh sáng trắng có 0,76 µm ≥ λ ≥ 0,38 µm, thì tại điểm M cách vân sáng
trung tâm 4 mm sẽ có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân sáng?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 5.
Câu 06. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe
đến màn là 1,2 m. Nếu dùng nguồn sáng điểm, phát ra hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ
1
= 0,66 µm v λ
2
= 0,55 µm,
thì khoảng cách giữa hai vân trùng liên tiếp nhau là
A. 2,46 mm. B. 0,46 mm. C. 1,98 mm. D. 0,92 mm.
Câu 07. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm,
khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 µm, thì từ điểm M đến điểm
N ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa và cách vân sáng chính giữa lần lượt là 3 mm và 6,6 mm sẽ có
A. 3 vân sáng. B. 4 vân sáng. C. 5 vân sáng. D. 2 vân sáng.
Câu 08. Tại sao trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng người ta thường dùng ánh sáng màu đỏ hơn là dùng ánh
sáng màu tím?
A. Vì khó tìm ra các nguồn phát ra ánh sáng màu tím.
B. Vì ánh sáng màu tím khó giao thoa với nhau hơn.
C. Vì khoảng vân của ánh sáng màu đỏ rộng hơn nên dễ quan sát hơn.
D. Vì ánh sáng màu đỏ dễ giao thoa với nhau hơn.
Câu 09. Thông tin mào sau đây là sai khi nói về tia X?
A. Khó xuyên qua được tấm chì dày vài cm.
B. Có tần số nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. Gây ra được hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 22
Câu 10. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm,
khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m, người ta đo được khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp là 4 mm. Bước sóng
λ của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,7 µm. B. 0,5 µm. C. 0,6 µm. D. 0,4 µm.
Câu 11. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng
cách từ hai khe đến màn là 2 m. Khi dùng ánh sáng trắng có 0,76 µm ≥ λ ≥ 0,38 µm, thì tại điểm M cách vân sáng
chính giữa 4 mm sẽ có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân tối?
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 12. Bộ phận biến điệu trong máy phát vô tuyến điện có tác dụng
A. trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
B. tạo ra dao động điện từ âm tần với biên độ lớn.
C. tăng biên độ của sóng điện từ muốn phát đi.
D. tạo ra dao động điện từ cao tần với biên độ lớn.
Câu 13. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch dao động điện từ lí tưởng
A. biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số bằng nữa tần số của mạch dao động.
B. biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số bằng tần số của mạch dao động.
C. không thay đổi theo thời gian.
D. biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số gấp đôi tần số của mạch dao động.
Câu 14. Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm một cuộn cảm L và hai tụ điện C
1
và C
2
. Khi dùng L và C
1
thì mạch có
tần số riêng là 9 Hz, khi dùng L và C
2
thì mạch có tần số riêng là 12 Hz. Khi dùng L và C
1
, C
2
mắc song song thì mạch
có tần số riêng là
A. 15 Hz. B. 7,2 Hz. C. 21 Hz. D. 3 Hz.
Câu 15. Sóng điện từ
A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
B. có thể là sóng ngang và cũng có thể là sóng dọc.
C. chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
D. có thể bị phản xạ và cũng có thể giao thoa với nhau.
Câu 16. Mạch dao đông điện từ lí tưởng có C = 1 nF; L = 1 mH. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q
0
= 2.10
-6
C.
Chọn gốc thời gian lúc điện tích trên tụ điện có giá trị cực đại. Lấy π
2
= 10. Biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của
cường độ dòng điện theo thời gian trên mạch dao động là
A. i = 2πcos(10
6
πt +
2
π
) (A). B. i = 2cos(10
6
t +
2
π
) (A).
C. i = 2cos10
6
t (A). D. i = 2πcos10
6
πt (A).
Câu 17. Mạch dao đông điện từ lí tưởng có C = 500 pF; L = 0,2 mH. Biết điện áp cực đại trên hai bản tụ là 1,5 V.
Chọn gốc thời gian lúc điện tích trên tụ điện có giá trị cực đại. Lấy π
2
= 10. Biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc của điện
tích trên tụ điện theo thời gian là
A. q = 7,5.10
-10
cos(10
6
πt +
2
π
) (C). B. q = 7,5.10
-10
cos10
6
t (C).
C. q = 7,5.10
-10
cos(10
6
πt -
2
π
) (C). D. q = 7,5.10
-10
cos10
6
πt (C).
Câu 18. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nếu dùng ánh sáng tím có bước sóng 0,4 µm, thì khoảng vân
đo được là 0,8 mm. Nếu dùng ánh sáng đỏ có bước sóng 0,7 µm thì khoảng vân đo được là
A. 0,4 mm. B. 0,7 mm. C. 1,4 mm. D. 1,6 mm.
Câu 19. Thân thể người ở nhiệt độ 37
0
C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia X.
C. Tia tử ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 20. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt đối với một tia sáng:
A. Thay đổi theo màu của tia sáng và giảm dần từ màu đỏ đến màu tím.
B. Có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng vàng và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím.
C. Khơng phụ thuộc màu sắc ánh sáng.
D. Thay đổi theo màu của tia sáng và tăng dần từ màu đỏ đến mu tím.
Câu 21. Vận tốc lan truyền của sóng điện từ trong một môi trường phụ thuộc vào
A. tính chất môi trường. B. nguồn phát sóng.
C. tần số của sóng. D. biên độ của sóng.
Câu 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2,4 mm. Nếu dùng ánh sáng đơn
sắc có bước sóng λ = 0,64 µm, thì người ta đo được khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4, đối xứng nhau qua vân sáng
chính giữa là 2,4 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là
A. 1,5 m. B. 2,4 m. C. 1,125 m. D. 2,225 m.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 23
Câu 23. Trong chân không, vận tốc sóng điện từ luôn
A. phụ thuộc vào biên độ của sóng. B. phụ thuộc vào tần số của sóng.
C. là một hằng số. D. phụ thuộc vào bước sóng của sóng.
Câu 24. Tìm câu phát biểu sai về điện trường và từ trường biến thiên
A. Tại nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì xuất hiện điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
C. Tại nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì xuất hiện từ trường xoáy.
D. Điện trường nào cũng sinh ra từ trường biến thiên và ngược lại.
Câu 25. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung 3000 pF, cuộn cảm có độ tự cảm 30 µF. Điện trở thuần tổng
cộng của cuộn cảm và dây nối là 0,5 Ω. Để duy trì dao động của mạch với điện áp cực đại trên tụ là 10 V thì phải cung
cấp cho mạch một công suất
A. 10
-2
W. B. 20 W. C. 0,25.10
-2
W. D. 0,5.10
-2
W.
Câu 26. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L biến thiên từ 4 µH đến
36 µH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 1 nF đến 64 nF. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 300000
km/s, lấy π
2
= 10. Máy thu có thể bắt được những sóng điện từ có bước sóng nằm trong dải bước sóng
A. 60 m đến 360 m. B. 60 m đến 960 m. C. 120 m đến 960 m. D. 120 m đến 2880 m.
Câu 27. Ở các máy thu vô tuyến điện, người ta phải tạo ra các dao động điện từ cao tần. Việc làm này có mục đích là
làm cho sóng điện từ
A. có thể truyền đi xa được. B. truyền đi xa với vận tốc lớn hơn.
C. dễ bức xạ khỏi anten hơn. D. có biên độ lớn hơn.
Câu 28. Tính chất nào sau đây không phải là của tia tử ngoại?
A. Có thể xuyên qua các lá nhôm dày vài cm. B. Hủy hoại tế bào da, diệt vi khuẩn.
C. Làm ion hóa không khí. D. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 29. Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm một cuộn cảm L và hai tụ điện C
1
và C
2
. Khi dùng L và C
1
thì mạch có
tần số riêng là 6 Hz, khi dùng L và C
2
thì mạch có tần số riêng là 8 Hz. Khi dùng L và C
1
, C
2
mắc nối tiếp với nhau thì
mạch có tần số riêng là
A. 14 Hz. B. 10 Hz. C. 4,8 Hz. D. 2 Hz.
Câu 30. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung 5000 pF, cuộn cảm có độ tự cảm 200 µF. Tần số dao động
riêng của mạch là
A. 159,24 kHz. B. 62,8 MHz. C. 15,924 kHz. D. 6,28 MHz.
Câu 31. Nguồn sáng điểm phát đồng thời một bức xạ đơn sắc màu đỏ có bước sóng λ
1
= 0,64 µm và một bức xạ màu
lục có bước sóng λ
2
(0,62 µm > λ
2
> 0,45 µm). Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân
sáng chính giữa có 7 vân sáng màu lục. Bước sóng của ánh sáng màu lục là
A. λ
2
= 0,56 µm. B. λ
2
= 0,58 µm. C. λ
2
= 0,54 µm. D. λ
2
= 0,52 µm.
Câu 32. Nếu xếp theo thứ tự: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn trong thang sóng vô tuyến thì
A. bước sóng giảm, tần số giảm. B. bước sóng giảm, tần số tăng.
C. bước sóng tăng, tần số giảm. D. bước sóng tăng, tần số tăng.
ĐÁP ÁN
1.D 2.C 3.A 4.D 5.B 6.C 7.A 8.C 9.B 10.C 11.D 12.A 13.D 14.A
15.D 16.B 17.D 18.C 19.A 20.D 21.A 22.C 23.C 24.D 25.C 26.D 27.A 28.
29.C 30.A 31.A 32.B
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 24
Chương VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
Tiết 51 . HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện.
- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Phát biểu được giả thuyết Plăng và viết được biểu thức về lượng tử năng lượng.
- Phát biểu được thuyết lượng tử ánh sáng và nêu được những đặc điểm của phôtôn.
- Vận dụng được thuyết phôtôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu được lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bộ thí nghiệm biểu diễn hiện tượng quang điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách làm bật electron ra khỏi kim loại mà em đã học.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng quang điện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu thí nghiệm hình 30.1
Đưa ra các kết luận chung.
Yêu cầu học sinh nêu định
nghĩa hiện tượng quang điện.
Giới thiệu thí nghiệm cho thấy
các bức xạ tử ngoại gây ra hiện
tượng quang điện ở kẻm.
Xem hình 30.1. Mô tả thí nghiệm.
Rút ra các kết luận qua thí
nghiệm.
Thực hiện C1.
Nêu định nghĩa hiện tượng quang
điện.
Ghi nhận các bức xạ tử ngoại gây
ra hiện tượng quang điện ở kẻm
còn ánh sáng nhìn thấy thì không
thể gây ra hiện tượng quang điện ở
kẻm.
I. Hiện tượng quang điện
1. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng
quang điện
+ Chiếu một chùm sáng do hồ quang phát ra
vào tấm kim loại tích điện âm thì tấm kim
loại bị mất điện tích âm.
+ Các thí nghiệm cho thấy, ánh sáng hồ
quang đã làm bật electron ra khỏi mặt tấm
kim loại.
2. Định nghĩa
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra
khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang
điện (ngoài).
3. Bức xạ tử ngoại gây ra hiện tượng quang
điện ở kẻm
Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng bằng
một tấm thủy tinh dày (thủy tinh hấp thụ
mạnh các tia tử ngoại) thì hiện tượng quang
điện không xảy ra. Điều đó chứng tỏ rằng các
bức xạ tử ngoại có khả năng gây ra hiện
tượng quang điện ở kẻm, còn ánh sáng nhìn
thấy được thì không.
Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu định luật về giới hạn quang điện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Dẫn dắt để đưa ra định luật về
giới hạn quang điện.
Yêu cầu học sinh xem bảng
30.1 và nhận xét về giới hạn
quang điện của các kim loại.
Ghi nhân định luật.
Xem bảng 30.1 và nhận xét về
giới hạn quang điện của các loại
kim loại.
II. Định luật về giới hạn quang điện
Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích
phải có bước sóng λ ngắn hơn hay bằng giới
hạn quang điện λ
0
của kim loại đó, mới gây
ra được hiện tượng quang diện.
Định luật về giới hạn quang điện chỉ có thể
giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh
sáng.
Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu thuyết lượng tử ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu giả thuyết Plăng.
Yêu cầu học sinh thực hiện C2
Giới thiệu lượng tử năng lượng
và giá trị của hằng số Plăng.
Ghi nhận giả thuyết.
Thực hiện C2.
Ghi nhận lượng tử năng lượng và
giá trị của hằng số Plăng.
III. Thuyết lượng tử ánh sáng
1. Giả thuyết Plăng
Lượng năng lượng mà mỗi lần nguyên tử
hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị
hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó f là
tần số của của ánh sáng bị hấp thụ hay được
phát ra; còn h là một hằng số.
2. Lượng tử năng lượng
Lượng năng lượng ε = hf =
λ
hc
gọi là lượng
tử năng lượng.
h = 6,625.10
-34
J.s là hằng số Plăng.
Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII
Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận
Trang 25
Giới thiệu nội dung của thuyết
lượng tử ánh sáng của
Anhxtanh.
Yêu cầu học sinh dùng thuyết
lượng tử ánh sáng để giải thích
định luật về giới hạn quang
điện.
Giới thiệu công thoát và giới
hạn quang điện.
Ghi nhận nội dung của thuyết
lượng tử ánh sáng.
Giải thích định luật về giới hạn
quang điện bằng thuyết lượng tử
ánh sáng.
Ghi nhận các khái niệm.
3. Thuyết lượng tử ánh sáng
+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là
phôtôn.
+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các
phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang
năng lượng bằng hf.
+ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c
= 3.10
8
m/s dọc theo các tia sáng.
+ Mỗi lần nguyên tử hay phân tử phát xạ
hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay
hấp thụ một phôtôn.
Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển
động. Không có phôtôn đứng yên.
4. Giải thích định luật về giới hạn quang
điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng
Trong hiện tượng quang điện mỗi phôtôn bị
hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng cho
một electron. Để bứt được electron ra khỏi bề
mặt kim loại thì năng lượng của phôtôn phải
lớn hơn công thoát A:
hf =
λ
hc
≥ A =
0
hc
λ
λ ≤ λ
0
; với λ
0
=
A
hc
là giới hạn quang
điện của kim loại.
Hoạt động 5 (5 phút): Tìm hiểu Tìm hiểu lưởng tính sóng – hạt của ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản
Giới thiệu lưỡng tính sóng hạt
của ánh sáng.
Ghi nhận lưỡng tính sóng hạt của
ánh sáng.
IV. Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng
Ánh sáng vừa có tính chất sóng lại vừa có
tính chất hạt nên ta nói ánh sáng có lưỡng
tính sóng – hạt.
Ánh sáng có bản chất điện từ.
Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 158 SGK
và các bài tập 3.10, 3.11 SBT.
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY