Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận tôn trọng nguyên tắc tính khách quan và chân thật trong hoạt động Báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.45 KB, 31 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN
MƠN: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
TÊN TIỂU LUẬN:
Tơn trọng ngun tắc tính khách quan và chân thật trong hoạt động
báo chí. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện
nguyên tắc tính khách quan và chân thật trong hoạt
động báo chí.

Họ và tên: TRẦN NHẬT MINH.
Lớp: K42C.
Khóa: 2023 – 2025.
Chuyên ngành: Báo Phát thanh.
Mã số sinh viên: 023000566.
Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Văn Dững.

Hà Nội, năm 2023


2

MỤC LỤC
STT
A.
B.
I.
1.
2.


II.

NỘI DUNG
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………….
3–5
NỘI DUNG…………………………………………..
6 – 28
CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………...
6 – 18
Một số khái niệm…………………………………….
6 - 14
Nguyên tắc tính khách quan và chân thật………… 14 - 18
VAI TRÒ VÀ HỆ QUẢ CỦA NGUYÊN TẮC
TÍNH KHÁCH QUAN VÀ CHÂN THẬT TRONG

18 – 24

HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ……………………………
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC
III.

TÍNH KHÁCH QUAN VÀ CHÂN THẬT
TRONG

1.
2.

3.


HOẠT

ĐỘNG

BÁO

CHÍ...............................................................
Nâng cao chất lượng, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ,
nhà báo……………………………………………….
Làm tốt công tác khen thưởng và kỷ luật trong cơ
quan, đơn vị………………………………………….
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng

trong

hoạt

động

24 – 25

báo

24 – 25
25

25


chí...............................................................
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN BÁO CHÍ,
NHÀ BÁO ĐỂ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC
IV.

TÍNH KHÁCH QUAN VÀ CHÂN THẬT TRONG
HOẠT

C.

ĐỘNG

25 – 28

BÁO

CHÍ……………………………………...
KẾT LUẬN..................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………...

29
30


3

LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, nhà báo cách mạng nói riêng,
có trọng trách to lớn trước quốc dân, đồng bào và tồn thể dân tộc; có vị thế,

vai trị ngày càng tăng lên trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; đặc biệt, có ý nghĩa xung kích, bút chiến trong cuộc đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lẽ
phải, niềm tin và chân lý. Đây là điểm nhấn mang tầm trí tuệ, tính nhân văn
sâu sắc và là yêu cầu khách quan cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thực hiện
tốt hơn nữa đối với nhà báo cách mạng, các cấp, các ngành và toàn xã hội
trong bối cảnh mới.
Cùng với xu hướng phát triển của thời đại, là sự phát triển đi lên của báo
chí. Báo chí đóng vai trị thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân.
Báo chí khơng chỉ là một phần giải trí của đời sống hàng ngày của nhân dân
mà quan trọng hơn báo chí cịn là cơ quan ngơn luận của Đảng và Nhà nước,
…Báo chí góp phần hình thành tâm lý và dư luận xã hội. Báo chí cũng góp
phần quan trọng trong việc hình thành thói quen, thị hiếu xã hội. Báo chí là
một hoạt động trong lĩnh vực văn hố tư tưởng cho nên việc đúng hay sai của
một bài báo, bài báo đó có đảm bảo được tính khách quan, chân thật hay
khơng có ảnh hưởng, tác động lớn đến xã hội, khi tác phẩm báo chí đó đã
được cơng chúng hố. Do đó báo chí ln cần sự khách quan và chân thật để
có thể đem đến những thơng tin đúng và hữu ích cho nhân dân.
Tính khách quan và chân thật là một trong những nguyên tắc cơ bản
hàng đầu của báo chí. Trong học phần “Cơ sở lý luận báo chí” do PGS, TS.
Nguyễn Văn Dững giảng dạy tận tình, sâu sắc, em đã nhận thức được tầm
quan trọng và sự ảnh hưởng của nguyên tắc tính khách quan và chân thật
trong hoạt động báo chí hiện nay.


4

Bởi vì báo chí có quan hệ tới đơng đảo mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Báo chí góp phần hình thành tâm lý và dư luận xã hội. Báo chí là một hoạt động
trong lĩnh vực văn hố tư tưởng cho nên việc đúng hay sai của một bài báo, bài

báo đó có đảm bảo được tính khách quan, chân thật hay khơng có ảnh hưởng, tác
động lớn đến xã hội, khi tác phẩm báo chí đó đã được cơng chúng hố.
Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Tơn trọng ngun tắc tính khách quan và
chân thật trong hoạt động báo chí. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện nguyên tắc khách quan và chân thật trong hoạt động báo chí”.
Nhằm phân tích, chứng minh báo chí ln cần sự khách quan và chân thật để đem
đến cho công chúng những thông tin hữu ích, chính xác. Đây cũng là vấn đề mà
em tâm đắc nhất trong môn học cơ sở lý luận báo chí.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Từ việc nghiên cứu đề tài sẽ cho chúng ta cái nhìn đầy đủ và chính xác
hơn về đề tài này. Giúp chúng ta hiểu hơn về các khái niệm, cũng như tầm
ảnh hưởng của vấn đề đối với hoạt động báo chí, đồng thời đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tính khách quan và chân thật
trong hoạt động báo chí. Từ đó liên hệ trách nhiệm của Sinh viên báo chí và
Nhà báo trong hoạt động báo chí hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Trên cơ sở khảo sát, tham khảo tài liệu và các cơng trình nghiên cứu
trước đây để từ đó hình thành nên nguyên tắc tính khách quan và chân thật
trong hoạt động báo chí.
- Nêu lên vai trị và hệ quả của nguyên tắc tính khách quan và chân thật
trong hoạt động báo chí.
- Đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tính khách quan
và chân thật trong hoạt động báo chí. Liên hệ trách nhiệm Sinh viên báo chí
và Nhà báo.
3. Đối tượng nghiên cứu


5


Nghiên cứu căn bản, tài liệu để đưa ra cơ sở lý luận cho vấn đề, đánh giá
hiện trạng thực hiện nguyên tắc tính khách quan và chân thật trong hoạt động
báo chí.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nguyên tắc tính khách quan và chân thật được thể hiện trên hầu hết các
hoạt động báo chí. Báo chí thể hiện nguyên tắc tính khách quan và chân thật
trên các vấn đề của xã hội, từ kinh tế chính trị, cho đến văn hóa, ngoại giao
hay những thơng tin nói về đời sống thường nhật,... Tất cả các thơng tin trên
báo chí ln cần đảm bảo tính khách quan và chân thật.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp cơ bản sử dụng trong Tiểu luận bao gồm: Thống kê;
phân tích, chứng minh, miêu tả; so sánh, tổng hợp,…
- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập tư liệu. Phương pháp
phân tích sử dụng để phân tích tư liệu, xếp tư liệu vào những loại cụ thể. Sau
đó sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích để chứng minh các nội
dung đã thu hoạch được, có nêu ví dụ thực tế để chứng minh.
6. Kết cấu của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Tiểu luận gồm 04 phần chính:
- Cơ sở lý luận.
- Vai trị và hệ quả của nguyên tắc tính khách quan và chân thật trong hoạt
động báo chí.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc tính
khách quan và chân thật trong hoạt động báo chí.
- Trách nhiệm của Sinh viên báo chí, Nhà báo để thực hiện nguyên tắc tính
khách quan và chân thật trong hoạt động báo chí.


6


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm báo chí
Báo là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
qua các ấn phẩm định kỳ hoặc các phương tiện nghe, nhìn đến cơng chúng
rộng rãi trong xã hội.
Sự ra đời của báo chí, trước hết là báo in đã đánh dấu một mốc phát triển
mới của các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó đem lại cho con người
khả năng chuyển tải và tiếp nhận thông tin nhanh nhạy và vô cùng thuận lợi.
Vì thế có thể nói, báo chí ra đời mà đặc biệt là phát thanh xuất hiện được coi
là sự bùng nổ truyền thông lần thứ hai trong lịch sử của nhân loại.
2.1. Thuật ngữ nguyên tắc
Theo từ điển tiếng Việt: Nguyên tắc là những điều cơ bản được định ra
nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm.
Theo quan niệm khoa học: Nguyên tắc là sự phối hợp hữu cơ giữa những
tri thức về các quy luật nền tảng của hoạt động và các quy tắc cơ bản cho việc
sử dụng chúng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Thuật ngữ nguyên tắc được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của hoạt động chính trị xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị,
đạo đức và luật pháp, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tri thức khoa
học, của những quy luật của hoạt động sáng tạo, những yêu cầu của cơng tác
tổ chức. Hay nói một cách tổng hợp, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con
người cũng đều dựa trên những nguyên tác tương ứng tạo thành những chuẩn
mực của hành vi, của hoạt động.
Nguyên tắc không chỉ là quan niệm về các quy tắc phối hợp giữa các
cộng đồng nghề nghiệp và từng thành viên của nó đối với xã hội nói chung,
mà cịn là các quy tắc cơ bản về việc sử dụng chúng trong ứng xử nghề
nghiệp vốn là cơ sở cho sự hoàn thành các nhiệm vụ nghề nghiệp.



7

3.1. Nguyên tắc trong hoạt động báo chí
Trong hoạt động báo chí, nhà báo có cần phải tn thủ một số nguyên tắc
nhất định? Nếu cần phải tuân thủ một số ngun tắc, thì vì sao và đó là những
ngun tắc nào? Cách hiểu và thực hiện các nguyên tắc này như thế nào cho
thực tế và hiệu quả?
- Hoạt động báo chí vừa là hoạt động sáng tạo, vừa là hoạt động làm ra
sản phẩm. Để sáng tạo ra một tác phẩm báo chí địi hỏi tác giả:
+ Phải lựa chọn được những thông tin cần thiết.
+ Phải hiểu và đánh giá đúng những sự kiện, hiện tượng đã lựa chọn.
+ Phải rút ra được những kết luận và ý kiến đề xuất.
Có một số ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay, khi trình độ cơng chúng
báo chí đã được nâng cao - họ có khả năng tự phán xét các sự kiện và vấn đề do
báo chí nêu ra, khi trình độ tác nghiệp và ý thức tự giác của đội ngũ nhà báo đạt
được trình độ nhất định, khi thế giới đang chuyển từ “thế giới trịn” sang “thế giới
phẳng”, thì hoạt động báo chí không cần thiết phải tuân thủ những nguyên tắc
nhất định. Đó là luận điểm vơ ngun tắc và xa rời thực tế.
Nguyên tắc là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một
loạt việc làm”?. Nguyên tắc chính là những phép tắc cơ bản do con người
định ra, cần phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động nào đó.
Hoạt động của con người ln có tính mục đích. Để đạt được mục đích
đã dự định, người ta cần đề ra kế hoạch, xác định rõ nội dung công việc, các
nguyên tắc, cách thức tiến hành, phương tiện thực hiện và điều kiện bảo
đảm,... Do đó, nguyên tắc là một trong những yếu tố cơ bản giúp bảo đảm đạt
được mục đích hoạt động của con người với tư cách cá nhân, nhóm xã hội và
cộng đồng xã hội nói chung.
Nguyên tắc giao tiếp, hoạt động của cá nhân do mỗi người tự xác định.
Nếu mỗi người xác định nguyên tắc giao tiếp, hoạt động cá nhân phù hợp với

môi trường xung quanh và phù hợp với những phẩm chất cá nhân của mình,
thì những nguyên tắc ấy sẽ giúp cho việc mở mang hoạt động và sẽ là tiền đề


8

thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động của cá nhân; nếu không, kết quả sẽ
là ngược lại. Như vậy, nguyên tắc là phạm trù thuộc về chủ quan, nhưng
không phải chủ quan thuần túy, mà là kết quả của việc nhận thức môi trường
thực tế khách quan do con người nhận thức và khái quát được.
Mỗi gia đình đều có ngun tắc sống và giao tiếp với mơi trường xung
quanh và cộng đồng nói chung. Những nguyên tắc, nền nếp của gia đình được duy
trì, phát triển và truyền lại qua các thế hệ gọi là gia phong. Việc họ (như “bé cũng
con ông bác, lớn xác cũng con ơng chú”), việc làng cũng có ngun tắc hành xử
của nó. Ở nước ta, mỗi làng, bạn cũng có nguyên tắc ứng xử. Nguyên tắc ấy có
thể gọi là lệ làng. Cũng như mỗi cơ quan, đơn vị đều có nội quy, quy chế bảo đảm
cho mọi hoạt động diễn ra một cách trật tự, nền nếp, hiệu quả.
Là hiện tượng xã hội phổ biến, phức tạp, diễn ra trên phạm vi rộng lớn,
hàng ngày hàng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm của đơng đảo nhân dân,
cho nên báo chí lại càng phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực, phương
thức nhất định. “Các quy tắc và chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp
cho nó thực hiện được chức năng của mình gọi là nguyên tắc báo chí. Nói
khác đi, đó là cơ sở phương pháp luận của hoạt động báo chí”. Đó là những
ngun tắc hành nghề, tác nghiệp.
Tùy theo môi trường hoạt động của báo chí như thể chế chính trị, văn hóa,
luật pháp và trình độ phát triển, báo chí các nước có những nguyên tắc hoạt động
chung, đồng thời có những nguyên tắc cụ thể mang tính đặc thù của mỗi nước.
Cơ sở hình thành các nguyên tắc hoạt động báo chí là do những điều
kiện khách quan, chủ quan chi phối. Đồng thời, nguyên tắc được xác lập là
nhằm bảo vệ lợi ích của chủ thể hoạt động. Nếu các nguyên tắc hoạt động báo

chí được xác lập một cách khách quan, phù hợp với điều kiện lịch sử, báo chí
sẽ hoạt động có hiệu quả, đạt được mục đích. “Nguyên tắc chỉ đúng khi phù
hợp với tự nhiên và lịch sử”.
Như vậy, các nguyên tắc hoạt động báo chí có tính lịch sử, trong những
điều kiện lịch sử nhất định. Mặt khác, trong mỗi nguyên tắc hoạt động có yếu


9

tố hạt nhân bất biến, lại có yếu tố ứng biến cho phù hợp với tình hình trên cơ
sở kiên định mục tiêu đã định. Việc nhận thức và vận dụng các nguyên tắc
trong hoạt động báo chí phụ thuộc vào khả năng nhận thức các quy luật vận
động khách quan của cuộc sống, năng lực nắm bắt và xử lý tình huống trong
quá trình tiếp cận, khám phá các sự kiện và vấn đề thời sự đang đặt ra nhằm
bảo đảm mục đích thơng tin. Việc nhận thức và thực hiện các nguyên tắc hoạt
động báo chí khi đạt đến mức tự giác, sẽ trở thành linh cảm nghề nghiệp, bản
lĩnh chính trị - nghề nghiệp của nhà báo.
Có nguyên tắc chung phổ quát, lại có nguyên tắc có tính đặc thù của nền
báo chí. Những nguyên tắc hành nghề tác nghiệp của nhà báo không phải chỉ
do “bên trên” “áp” xuống, mà là phản ánh quá trình nhận thức về mục đích
hành nghề, về đối tượng phục vụ, về con đường và cách thức - bộ quy tắc
công cụ cần có của nhà báo để đạt được mục đích và thu phục được cơng
chúng, nhóm đối tượng ở mức cao nhất có thể. Nói cách khác, nguyên tắc
hoạt động vừa là yêu cầu khách quan, tất yếu, có tính quy luật, địi hỏi con
người phải nhận thức; mặt khác, nó phản ánh trình độ, năng lực nhận thức và
hành động của con người trong quá trình hoạt động. Do đó, việc nhận thức và
vận dụng các nguyên tắc hành nghề thể hiện năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp
của nhà báo; thể hiện văn hóa chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã
hội và là yếu tố cơ bản định hình phong cách, nhân cách của nhà báo. Đó là
tiêu chí và q trình thể hiện rõ nhất tính chun nghiệp của báo chí.

Do đó, q trình hành nghề tác nghiệp, đòi hỏi nhà báo cần phải nhận
thức và xác định rõ ràng lý tưởng và đối tượng phục vụ của mình. Trên cơ sở
nền tảng lí luận Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, hệ thống các nguyên tắc hoạt động của báo chí nước ta
hiện nay bao gồm: tính khách quan, chân thật; tính khuynh hướng (đỉnh cao là
tính Đảng), tính nhân dân - dân chủ, tính dân tộc và quốc tế; tính nhân văn,…
Hệ thống những nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho
nhau và cùng thể hiện trong môi trường điều kiện cụ thể của quá trình hoạt


10

động báo chí. Trong đó ngun tắc khách quan và chân thật được đặt lên hàng
đầu, là nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong hoạt động báo chí.
4.1. Khái niệm khách quan
Theo từ điển tiếng Việt: Khách quan là cái tồn tại bên ngồi khơng phụ
thuộc vào ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ đối lập với chủ quan..., có
tính xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một cách chân thực, không chênh lệch.
Trong hoạt động báo chí có thể hiểu được là việc thơng tin, phản ánh các sự
kiện và vấn đề thực tế với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó, không thêm bớt,
không thiên lệch, thiên vị, thông tin sự kiện đúng như vốn có trong thực tiễn.
Khách quan theo nghĩa ngun sơ như vậy, có thể nói khơng có một cơ
quan báo chí nào, khơng một nhà báo nào có thể thực hiện được. Vấn đề này
có nhiều lý do khách quan, chủ quan. Do đó, tính khách quan chỉ là tương đối.
Do sự kiện và vấn đề thời sự rất phức tạp, nhiều chi tiết đan xen và địi hỏi
thơng tin nhanh; do khả năng nhận thức của nhà báo; do mục đích thơng tin
và tiêu chí lựa chọn.
Chẳng hạn như sự kiện một đại biểu phát biểu tại kỳ họp Hội đồng Nhân
dân (HĐND) thành phố Hà Nội về việc có dư luận “chạy cơng chức khơng
dưới 100 triệu đồng” được báo chí đăng tải. Ngay sau kỳ họp HĐND thành

phố cuối năm 2012, lãnh đạo Hà Nội đã gấp rút thành lập 03 tổ công tác liên
ngành để kiểm tra công tác tuyển dụng công chức, viên chức tại các địa bàn
mà phản ánh của dư luận là có tiêu cực. 43 trường hợp giả mạo bằng tốt
nghiệp Trung học phổ thông đã được phát hiện, những trường hợp thân quen,
nhờ vả đã bị xử lý nghiêm, cán bộ có trách nhiệm tại các hội đồng tuyển dụng
có sai phạm đã bị xử lý cả về kỷ luật Đảng và chính quyền, thun chuyển
cơng tác khác, đồng thời đưa ra khỏi diện quy hoạch cán bộ…
5.1. Khái niệm chân thật
Theo từ điển tiếng Việt: Chân thật là nghệ thuật phản ánh đúng với bản
chất của hiện thực khách quan. Như vậy thơng tin chân thật địi hỏi cấp độ
cao hơn, cần sự cố gắng về nhiều mặt của mỗi nhà báo cũng như tòa soạn mới


11

có thể đạt được trong q trình phản ánh thực tiễn. Bởi thơng tin chân thật địi
hỏi nhà báo phải hiểu thực chất vấn đề thực chất tình hình và biết cách chọn
lọc sự kiện, thơng tin- nói lên những vấn đề, sự kiện nói lên bản chất của vấn
đề của thơng tin, bản chất tình hình.
Nhìn lại những bài báo sai sự thật trên báo chí Việt Nam vài năm gần
đây có thể thấy, khơng ít câu chuyện là do người viết nghe theo tin đồn, điển
hình như vụ bố chồng “dính” con dâu ở Tiền Giang (ngày 18/09/2012). Có
thể vì nhuận bút, hoặc các lợi ích cá nhân khác, nhà báo bất chấp sự thật,
xuyên tạc câu chuyện ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, tổ chức hay cá
nhân nào đó được đề cập.
Như vậy, có thể có thông tin khách quan nhưng không phản ánh đúng bản
chất tình hình, tức là khơng chân thật, vì sự kiện thơng tin tuy có xảy ra thật nhưng
khơng phản ánh đúng bản chất tình hình của vấn đề và tiến trình phát triển.
6.1. Các cấp độ của ngun tắc tính khách quan và chân thật
Để đảm bảo nguyên tắc tính khách quan và chân thật ở các cấp độ khác

nhau, đòi hỏi nhà báo phải lao động, sáng tạo nghiêm túc, có kiến thức, kinh
nghiệm, trí tuệ, đạo đức, kinh nghiệm xã hội và bản lĩnh nghề nghiệp cùng lập
trường vững vàng để không bị tác động bởi môi trường xung quanh mà ảnh
hưởng đến sự khách quan và chân thật của bài viết.
Theo cuốn Cở sở lý luận của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững đã chia tính
khách quan chân thật của báo chí thành 05 cấp độ:
- Cấp độ thứ nhất của tính khách quan, chân thật là khuynh hướng chính
trị của cơ quan báo chí đại diện cho lợi ích của ai và đó có phải là xu thế phát
triển của lịch sử; có đại diện cho lợi ích, nguyện vọng và mong đợi của đại đa
số quần chúng nhân dân và cơng chúng xã hội.
Sau đó, mảng đề tài thơng tin mà báo chí ưu tiên, có phù hợp với nhu
cầu, thị hiếu của đông đảo công chúng xã hội, của xu thế vận động, phát triển
của cuộc sống hay là chỉ nhằm mục đích giật gân câu khách bởi những câu
chuyện bên lề cuộc sống, thậm chí chỉ hướng vào thị hiếu tò mò, thấp hèn của


12

số ít cơng chúng. Hiện nay một số tịa soạn báo chí của chúng ta mang danh là
cơ quan ngơn luận của tổ chức nhưng lại chỉ tập trung làm nổi bật, làm đậm
câu chuyện tiền, tình, tù, tội, đâm chém, hãm hiếp để câu khách.
- Cấp độ thứ hai, là khả năng phát hiện và lựa chọn sự kiện, vấn đề thơng
tin phù hợp với bản chất tình hình đang vận động và mong đợi của công
chúng - xã hội. Ở đây, địi hỏi báo chí bám sát cuộc sống, nắm hiểu được
mạch đi nhịp thở của cuộc sống và phát hiện được vấn đề đang đặt ra cần
được giải thích, giải đáp và tháo gỡ.
- Ở cấp độ thứ ba của q trình bảo đảm ngun tắc tính khách quan,
chân thật là vấn đề lựa chọn góc nhìn, góc độ tiếp cận của nhà báo đối với sự
kiện và vấn đề thông tin. Như trong “Nhà báo hiện đại” có viết: “Quan điểm
hay góc nhìn mà bạn sử dụng để tường thuật sẽ định ra góc độ cho tin được

tường thuật. Chẳng hạn, những bài báo về những thay đổi xã hội sâu rộng tràn
đầy các trang báo và màn hình những năm 1960 có thể được tường thuật theo
góc độ của những trật tự được thiết lập hoặc theo các mục tiêu và cá nhân ủng
hộ sự thay đổi. Tùy thuộc vào góc nhìn, hai bài viết về phong trào quyền công
dân sẽ khác nhau về giọng điệu và thậm chí cả nội dung". “Do ảnh hưởng của
trào lưu báo chí cơng dân, việc chọn góc nhìn vấn đề đã trở thành trung tâm
thảo luận của nghề báo. Quan điểm chung của báo chí cơng dân là phải xem
xét chính trị và đời sống cơng chúng một cách rộng rãi hơn, từ quan điểm của
một công dân hơn là của một nhà lãnh đạo. Những bài báo dựa trên quan
điểm công dân như thế sẽ thay đổi khơng chỉ các bài viết về chiến dịch vận
động chính trị mà còn là các bài về sự phát triển kinh tế, tranh chấp quy hoạch
đất đai, hay hầu như mọi vấn đề. Những bài báo viết từ góc nhìn của một cử
tri sẽ khác hẳn những bài viết theo góc nhìn của ứng cử viên.
“Mỗi câu chuyện đều có thể nhìn từ nhiều góc độ. Khơng có góc độ nào là
hồn hảo. Mỗi phóng viên nên chọn góc độ nào có thể phản ánh câu chuyện đầy
đủ và trung thực nhất. Bảo đảm tính khách quan, chân thật trong thơng tin báo chí
là một q trình đấu tranh và tự đấu tranh, là yêu cầu không dễ thực hiện”.


13

“Những quy tắc” mà các nhà báo chính thống tuân thủ nhằm đạt được
“một phiên bản tốt nhất của sự thật” thường được đúc kết thành tính khách
quan. Tính khách quan được các nhà báo, sinh viên, giảng viên ngành báo chí
ở Mỹ xem như một nguyên tắc nghề nghiệp. Nó được các nhà báo hàng đầu
đề cao như là một lý tưởng cốt yếu, dù không dễ đạt được. Ngược lại, những
người phê phán như nhà xã hội học Gaye Tuchman đã xem tính khách quan
chỉ là “một nghi thức chiến lược” nhằm che giấu vô số tội lỗi nghề nghiệp
trong khi đưa tin không kỹ lưỡng và gây ngộ nhận”.
Michael Schudson, trong tác phẩm kinh điển “Discovering the News”

(Khám phá Tin tức), đã dò theo sự phát triển của nhu cầu báo chí khách quan từ
thời kỳ hậu Thế chiến I, khi các học giả và các nhà báo đều dựa vào các phương
pháp và ngôn ngữ của khoa học để tìm hiểu cái thế giới đang bị đảo lộn bởi ảnh
hưởng của Freud và Marx, bởi sự xuất hiện những thế lực kinh tế mới và sự suy
thối những giá trị truyền thống. Tính khách quan trơng cậy vào những sự kiện có
thể quan sát được, nhưng nó cũng là phương pháp giúp các bài tường thuật bám
sát hiện thực và không bị tác động bởi các định kiến của nguồn tin, tác giả hay độc
giả. Bản thân tính khách quan là một giá trị, một lý tưởng”.
Schudson viết: “Các nhà báo đặt niềm tin vào tính khách quan, tới mức họ
tin bởi vì họ muốn tin, cần phải tin, do bị thúc bách bởi khao khát của một con
người bình thường muốn tìm kiếm lối thốt cho lịng hồi nghi và thái độ thụ
động đã hằn sâu trong nhận thức”. Schudson và Robert Karl Manoff - hai người
đã tuyển chọn các bài tiểu luận quan trọng về nghề báo thành cuốn Reading the
News - đã mô tả sự mâu thuẫn lý tưởng báo chí khách quan và cách thực thi nghề
báo: “Phóng viên khơng chỉ thuật lại câu chuyện mà cịn tạo ra nó”.
Dĩ nhiên, điều này là tối kỵ trong nghề báo. Bạn chỉ tường thuật, chứ bạn
không tạo dựng. Bạn đưa ra các câu hỏi AI?, CÁI GÌ?, KHI NÀO?, Ở ĐÂU?,
TẠI SAO? và NHƯ THẾ NÀO?, lắng nghe câu trả lời, và trở về nhà. Tuy
nhiên, làm sao phóng viên biết được khi nào cần nêu những câu hỏi cơ bản
của báo chí ấy, và hỏi ai? Làm sao để phóng viên biết được khi nào câu hỏi sẽ


14

được trả lời. Ai được coi là cái “ai” có giá trị thông tin? Sự việc hay dữ kiện
nào sẽ là câu trả lời thích đáng cho câu hỏi “cái gì”? Ngay cả với những câu
hỏi đơn giản nhất, “khi nào”, “ở đâu”, làm sao phóng viên biết được liệu câu
trả lời có đầy đủ khơng?
Tóm lại, những điều răn dạy trơng có vẻ đơn giản của nghề báo đã định
sẵn cách thức truy vấn, phương pháp diễn dịch những câu trả lời, một hệ

thống các quy tắc chọn lựa đối tượng và vấn đề cần hỏi.
- Cấp độ thứ tư, lựa chọn những chi tiết, dữ liệu nào để tác phẩm báo chí
có khả năng nói lên được thực chất của sự kiện và vấn đề. Ở quanh đây không
chỉ là sự kiện và chi tiết nào, mà quan trọng là do ai cung cấp - từ nguồn tin
nào. Nhà báo viết về một đơn vị hay địa phương, nguồn tin do lãnh đạo đơn vị
hay địa phương cung cấp có thể khác hẳn với nguồn tin do quần chúng nhân
dân thuộc đơn vị, địa phương ấy cung cấp.
- Cấp độ thứ năm, là dùng ngôn từ, giọng điệu như thế nào để lột tả được
bản chất, sắc thái của sự kiện, vấn đề thông tin đồng thời thể hiện quan điểm
của người viết.
“Để ngôn từ, cách hành văn không gây sự hiểu lầm, chia rẽ”, làm ảnh
hưởng đến nội dung bài viết, thông tin. Tránh những ngôn từ giật gân, gây
sock để câu khách. Vấn đề thông tin chính là thể hiện quan điểm của người
viết đối với vấn đề và sự kiện.
Muốn thực hiện nguyên tắc khách quan và chân thật trong báo chí ln
địi hỏi nhà báo có ý thức tự giác với nghề, yêu nghề và dung tâm huyết, sự
yêu nghề, chân thành để viết báo. Đồng thời người làm báo cần tự trau dồi
kiến thức, khơng ngừng học hỏi, nghiên cứu để ln có cái nhìn đa chiều về
vấn đề từ đó đưa ra những ý kiến khách quan và chân thật trong mỗi bài viết.
Báo chí cịn phải chú trọng đến việc đưa tin công bằng và cân bằng. Chẳng
hạn, công bằng cân bằng cho những bên liên quan đến sự kiện thông tin;
không nên cố ý dồn nén chi tiết nhằm thiên vị một cách lộ liễu.
2. Nguyên tắc tính khách quan và chân thật


15

Là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo
chí hàng ngày, hàng giờ chuyển tải khối lượng khổng lồ những thông tin phản
ánh cái thế giới xung quanh của con người đến với con người, giúp cho họ

hiểu được thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra xung quanh họ, và đến
lượt họ, họ nhất thiết sẽ thể hiện kết quả của những hiểu biết đó trong thái độ,
trong hành vi tác động vào thực tiễn nhằm cải tạo thực tiễn.
Nếu những thơng tin báo chí chuyển tải tới cơng chúng xã hội là chân
thực, đúng đắn sẽ tác động tích cực tới các tiến trình xã hội, thúc đẩy xã hội
phát triển. Ngược lại, nếu báo chí thơng tin khơng chính xác, cho dù vơ tình
hay cố ý, phục vụ cho những mục tiêu vụ lợi sẽ tác động tiêu cực tới các tiến
trình xã hội, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Như vậy, bổn phận, sứ mệnh, giá trị nhân văn của báo chí và hoạt động báo
chí là giúp cho cơng chúng xã hội hiểu được những gì đang diễn ra trong thế giới
xung quanh họ, giúp họ định hướng thái độ, hành vi một cách đúng đắn.
Để thực hiện được bổn phận, sứ mệnh ấy, đạt được những giá trị nhân văn
ấy (để thực hiện được những chức năng xã hội vốn có của báo chí thì điều trước
tiên và là một trong số những điều cơ bản nhất là thông tin phải chân thực, khách
quan.
Bởi vậy, khách quan và chân thật phải là một trong những nguyên tắc cơ
bản, hàng đầu của hoạt động báo chí. Nguyên tắc khách quan và chân thật đặt
ra yêu cầu đối với báo chí và nhà báo:
- Phân biệt sự khác biệt giữa tính khách quan và chân thật của báo chí và
văn học nghệ thuật. Báo chí phản ánh thực tế bằng sự thật cụ thể. Người và
việc được phản ánh trên báo chí là người thật, việc thật. Bức tranh của cuộc
sống được phản ánh trên báo chí là bức tranh thật về thực tế, có thời gian,
khơng gian và địa chỉ mà khi cần có thể kiểm tra được.
Thơng tin báo chí phải khách quan và chân thật đến từng chi tiết. Để
phản ánh chính xác cuộc sống, việc lựa chọn các sự kiện, hiện tượng để phản
ánh có tầm quan trọng đặc biệt. Lựa chọ các sự kiện, hiện tượng để phản ánh


16


trên báo chí khơng phải là “ngắt” lấy một đoạn ngẫu nhiên trong thực tiễn,
không phải là đưa ra một “lát cắt” của cuộc sống, mà phải phản ánh đúng
được bản chất của sự kiện, hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển
của nó. Tránh phản ánh cái ngẫu nhiên, cái hình thức bên ngồi, phiến diện,
một chiều. Phương pháp lựa chọn các sự kiện, hiện tượng để phản ánh: biết
nhìn nhận và phân tích các sự kiện, hiện tượng của thực tiễn một cách khách
quan với bản tính riêng của chúng trong hệ thống các mối liên hệ giữa chúng
với nhau và giữa chúng với thế giới xung quanh trong sự vận động và phát
triển theo các quy luật nội tại.
Phải vận dụng một cách thường xuyên, đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo tính
khuynh hướng, tính đảng, cần làm cho mỗi tác phẩm báo chí có nội dung sát
thực, nuôi dưỡng những tư tưởng ... bằng cách để cho các sự kiện, hiện tượng
tự nó tác động tới cơng chúng, tự nó dẫn dắt cơng chúng tới mục tiêu.
Hay nói cách khác: Dựa trên việc phản ánh khách quan và chân thật
những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống tác động tới ấn tượng của công
chúng để dẫn dắt họ đến với mục tiêu.
- Để đảm bảo tính khách quan và chân thật, địi hỏi nhà báo phải giải
quyết hàng loạt các mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh trong hoạt động:
+ Mâu thuẫn giữa phương tiện và mục đích.
+ Mâu thuẫn giữa các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. (Sự
kiện bản thể là khách quan, sự kiện được phản ánh trên báo chí (sự kiện nhận
thức) là chủ quan).
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu thông tin nhanh và yêu cầu nghiên cứu kỹ đối
tượng phản ánh trong hoạt động báo chí.
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức của nghề nghiệp và khả năng nhận
thức có hạn của con người.
- Khi mắc khuyết điểm, sai sót trong cách phản ánh, phân tích và đánh
giá các sự kiện, hiện tượng của thực tiễn - cần có thái độ nghiêm túc, thực sự



17

cầu thị để sửa chữa, không lặp lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơng chúng, kể
cả đăng đính chính, cáo lỗi. Cần dũng cảm nhận sai và tiếp thu ý kiến.
Tuy nhiên, không phải bất cứ bài báo nào cũng đều có sự khách quan một
cách tuyệt đối. Bởi tùy từng vấn đề, và tùy từng cách nhận thức vấn đề của từng
nhà báo mà cũng có thể có những luận khác nhau. Điều này đòi hỏi, nhà báo mà
cũng có thể có những lập luận khác nhau. Điều này địi hỏi, nhà báo phải ln có
kiến thức, có lập trường vững vàng, và có cái nhìn đa chiều về vấn đề để luôn đưa
ra những ý kiến đúng đắn, khách quan và chân thật đến với độc giả.
Hơn nữa những bài báo khi đến với độc giả phải ln đảm bảo bản thân
người làm báo đã tìm hiểu, suy xét vấn đề một cách chính xác và trung thực nhất.
Tuyệt đối không đưa ra những thông tin một chiều, vô văn cứ rồi vội
vàng đưa ra kết luận, như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dư luận xã hội.
Đồng thời điều đó cũng làm mất đi tính khách quan.
Ví dụ điển hình là khi phân tích trường hợp liên quan đến dòng trạng thái
kêu gọi “Ngưng ăn thịt lợn…” của ca sĩ Bùi Phương Thanh (Chanh) đăng tại
facebook cá nhân vào ngày 15/3/2019 cho thấy, dù ca sĩ này dẫn nguồn từ
một bài báo được đăng trên báo điện tử VietnamNet (bài gốc đăng từ
7/11/2018) nhưng tin tức này được xem như là tin giả (tin bị can thiệp làm sai
hướng). Mặc dù, rõ ràng là trong nội dung khơng có câu từ nào đề cập đến
dịch tả lợn Châu Phi, nhưng nội dung này được đưa lên trong khoảng thời
gian nhạy cảm, cao trào của dịch nên nhiều người lầm tưởng và liên tưởng.
Việc đưa thông tin của ca sĩ này hồn tồn khơng đúng thời điểm nếu xét về
logic thời gian, bởi đến trung tuần tháng 3/2019 ca sĩ này mới đăng và trích
lục lại nguồn link bài viết của VietnamNet đăng từ tháng 11/2018?!. Dòng nội
dung kêu gọi mọi người ngưng ăn thịt lợn trên trang cá nhân facebook của ca
sĩ Phương Thanh tuy đã được gỡ bỏ ngay sau đó (do có sự lên tiếng, can thiệp
từ những cơ quan có chức năng) nhưng nó đã cán mốc 594 lượt bấm bày tỏ
cảm xúc, 172 bình luận và đến 1.737 lượt chia sẻ. Điều này đủ minh chứng để



18

thấy là người nổi tiếng nên chắc chắn những quan điểm, chia sẻ của ca sĩ này
đưa ra sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của nhiều người khác.
Do đó, việc cung cấp kịp thời thơng tin chính xác, khách quan và chân
thật không những là nhiệm vụ của báo chí mà cịn là sự đáp ứng nhu cầu, đòi
hỏi tự thân của xã hội. Xã hội càng văn minh càng cần đến thơng tin chính
xác, chân thực và nhân văn; đó chính là thế mạnh của báo chí chính thống.
“Một nửa chiếc bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không
phải là sự thật”. Nhắc lại điều này để thấy lương tâm, trách nhiệm của người
viết báo chúng ta quan trọng đến nhường nào. “Mắt sáng, lịng trong, bút sắc”
đâu chỉ là điều nói cửa miệng, mà phải được độc giả đặt trọn niềm tin.
II. VAI TRỊ VÀ HỆ QUẢ CỦA NGUN TẮC TÍNH KHÁCH
QUAN VÀ CHÂN THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Xã hội càng lớn mạnh, phát triển thì nhu cầu tìm hiểu thông tin của
người dân càng được gia tăng. Họ cũng quan tâm nhiều hơn đến những thông
tin, sự việc đang xảy ra xung quanh. Họ đọc báo hàng ngày, hàng giờ, chính
vì vậy nhận thức về những vấn đề họ đang tiếp cận ra xung quanh mình chủ
yếu qua các bài báo, các trang tin tức.
Chính vì vậy, báo chí ln cần có sự khách quan và chân thật trong mỗi bài
báo để có thể đem những thơng tin chính xác và hữu ích đến với bạn đọc. Một bài
báo nói về một vấn đề trong xã hội khi được đưa đến cơng chúng thì có hàng
trăm, hàng nghìn thậm chí là hàng triệu người cùng đọc cũng sẽ tạo nên những
phản ứng xã hội khác nhau Nếu như đó là bài báo, một phóng sự khơng có tính
khách quan và chân thật sẽ dẫn đến những phản ứng sai lệch trong xã hội.
Báo chí ln phải đi sát thực tiễn để thơng tin ln chân thật, sâu sắc.
Báo chí khơng chỉ một mặt phê phán những sai trái, trì trệ mà còn và trước
hết phải chú trọng phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến để

biểu dương. Phải dũng cảm, kiên trì ủng hộ, cổ vũ cái mới cũng như dũng
cảm và không mệt mỏi đấu tranh chống tiêu cực, phê phán những hành động
vi phạm dân chủ và công bằng xã hội.


19

Thông tin chân thật về thực tế của đất nước, của nhân dân, là trách nhiệm
của báo chí. Tuy nhiên, sự khách quan và chân thật dựa vào cái nhìn, sự hiểu
biết của nhà báo đối với từng vấn đề. Tính khách quan và chân thật trong hoạt
động báo chí nếu như được phát huy và phát huy đúng lúc sẽ tạo nên những
nguồn sức mạnh to lớn trong cộng đồng xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến
xưa, báo chí là tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc. Trong thời đại hiện nay
vẫn ln phát huy sức mạnh đó.
Ngược lại nếu như báo chí đưa sai thơng tin, sai sự thật thì đó cũng là
một vấn đề nghiêm trọng, điều này khơng chỉ tạo nên những làn sóng phẫn nộ
trong dự luận, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và hơn
cả đó là phá vỡ đạo đức và nguyên tắc người làm báo.
Ví dụ, như vụ phóng sự rau bẩn của VTV: Thơng tin bài viết được lấy trên
báo mạng Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/5/2016 của nhà báo Anh
Duy. Cách đây không lâu, một trường hợp đáng buồn xảy ra, khi báo chí đưa sai
thơng tin về việc rau bẩn tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Mọi việc bắt đầu khi một đoạn
phóng sự trong chương trình Cà phê sáng phát sóng trên kênh VTV 3 của đài này
chiếu cảnh nông dân dùng chổi chà quét trên bề mặt các luống rau trong ruộng
nhằm tạo ra vết rách trên lá rau. Mục đích của việc này nhằm tạo ra vết rách trên
lá giống như vết sâu cắn để “lừa” người tiêu dùng vì những người nơng dân tin
rằng thấy rau bị sâu cắn, người dùng sẽ tin là rau sạch (không phun thuốc trừ sâu),
từ đó tin tưởng mua dùng khiến họ tăng doanh số bán.
Trong đoạn video này, VTV chiếu cảnh những người nơng dân dẫn giải
thích rằng “Rau mà con người ta không dám ăn. Nên bây giờ phải quét để giả

sâu ăn. Quét xong khoảng 2-3 hôm sau mới thu hoạch cho giống sâu ăn
thật!”. Một người nông dân khác được phỏng vấn cũng giải thích về “chiêu”
dùng chổi quét rau: “Mình dùng chổi quét xuống, nhìn cũng giống như rau
rách. Quét thế chẳng qua để lừa người tiêu dùng”.


20

Ngay khi đoạn phóng sự được phát sóng, người dân địa phương ở xã
Vĩnh Thành đã phản ứng dữ dội, tố nhóm phóng viên VTV dàn dựng cảnh lấy
chổi quét rau để tạo thành phóng sự giật gân, câu lượng bạn đọc vào xem.
Thậm chí, biên tập viên Phạm Phương trong phóng sự này cịn kết luận
một câu chắc nịch: “Vì nhu cầu mua thực phẩm sạch và chia sẻ thiếu khoa
học về những kinh nghiệm của mình mà khiến cho những người nông dân
phải nghĩ ra những cách để đáp ứng được nhu cầu của thị trường ấy.”
Để “khắc phục hậu quả”, phóng viên VTV cam kết nếu được sự đồng
thuận của người dân và chính quyền, nhóm phóng viên sẽ quay lại địa phương
vào 2 ngày 12 và 13-5 tới để làm lại phóng sự ghi nhận chất lượng của các
ruộng rau tại đây, giúp địa phương “khẳng định được thương hiệu rau sạch và
làng văn hóa”.
Cảnh người nông dân dùng chổi quét rau để tạo ra vết sâu cắn trong
phóng sự của VTV bị cho là dàn dựng. Như vậy những nơng dân trong đoạn
phóng sự trên có thể do nhóm phóng viên thuê dàn cảnh để nói về sự việc
khơng có thật là dùng chổi qt rau, đạo cụ (chổi chà) có thể do nhóm phóng
viên này tự đem tới.
Dù đến địa phương xin lỗi nhưng người dân tại đây không chấp nhận
việc làm “đổi trắng thay đen” này. Họ phản ứng bằng cách dùng điện thoại
thơng minh quay clip xin lỗi của phóng viên VTV tung lên mạng xã hội
Facebook và kênh chia sẻ video Youtube. Clip xin lỗi của phóng viên VTV đã
lan truyền chóng mặt trên mạng internet gây phẫn nộ trong cộng đồng.

Đây có lẽ là trường hợp đặc biệt đối với nghành báo chí và cũng là bài
học đáng nhớ đối với VTV. Khi thơng tin được lên sóng, lại cịn là chương
trình có uy tín của đài truyền hình quốc gia, đã tạo nên một làn sóng dư luận
phản đối một cách mạnh mẽ. Khán giả đòi tẩy chay vườn rau, họ lên án một
cách mạnh mẽ. Khi mà đồ ăn, thực bẩn đang tràn lan, khiến người dân ăn gì
cũng thấy sợ, ăn gì cũng thấy khơng n tâm. Và đó cũng là lúc dư luận xã



×