Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỡ trăn python reticulatus thu tại trại đồng tâm, tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 166 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI TỪ KHUÊ

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM MỠ TRĂN
PYTHON RETICULATUS THU TẠI TRẠI ĐỒNG TÂM,
TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI TỪ KHUÊ


XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM MỠ TRĂN
PYTHON RETICULATUS THU TẠI TRẠI ĐỒNG TÂM,
TIỀN GIANG

NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học của mình và các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn

Bùi Từ Khuê


.


.

iv

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn cao học, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến Cô TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung. Cảm ơn cơ đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ bộ mơn Phân tích – Kiểm nghiệm đã quan tâm và
hỗ trợ em trong thời gian em nghiên cứu thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn Hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc, phản biện và góp ý để đề tài
của em được hồn thiện hơn.
Cảm ơn bạn Tô Trần Bảo Ngọc, bạn Phạm Lê Ngọc Yến, bạn Đinh Thị Lan Linh đã
luôn lắng nghe, chia sẻ, động viên. Cảm ơn các em Thân Thị Thùy Trang và em
Nguyễn Thanh Thy lớp DCQ2018, Nguyễn Ái Vy lớp DCQ2019 đã hỗ trợ chị những
lúc khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn.
Con xin được dành tất cả lòng biết ơn đến Cha Mẹ, Cha và Mẹ là nguồn động lực đã
giúp con vượt qua tất cả những khó khăn, giúp con hồn thành tốt chặng đường 5 năm
Đại học và 2 năm Cao học. Sự ủng hộ của Cha Mẹ giúp con tự tin hơn để tiếp tục đam
mê của mình, bước tiếp con đường nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Học viên

Bùi Từ Khuê

.



.

v

Luận văn thạc sĩ Dược học 2020-2022

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM MỠ TRĂN
PYTHON RETICULATUS THU TẠI TRẠI ĐỒNG TÂM, TIỀN GIANG

Bùi Từ Khuê
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung
Đặt vấn đề: Mỡ trăn là dược liệu được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam với khả năng trị
bỏng, trị sẹo hiệu quả. Dược điển Việt Nam V chưa có quy định về tiêu chuẩn chất
lượng cho mỡ trăn. Cần thiết xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng mỡ trăn.
Mục tiêu: Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỡ trăn Python reticulatus thu tại trại
Đồng Tâm, Tiền Giang.

Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu: mỡ trăn Python
reticulatus thu tại trại Đồng Tâm, Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Định

tính, định lượng dạng ester của acid palmitic, acid stearic, acid oleic và acid linoleic
bằng phương pháp GC – FID. Xác định các chỉ tiêu cảm quan, tỷ trọng, giới hạn nhiễm
khuẩn và các chỉ số liên quan theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam V.

Kết quả: Đã xác định được điều kiện chiết acid béo bằng phương pháp Soxhlet
(tỷ lệ nguyên liệu – dung môi là 1:10, thời gian chiết 4 giờ, nhiệt độ chiết 80ºC
và điều kiện khuấy trộn liên tục); xác định được điều kiện sắc ký tối ưu cho
phương pháp định lượng dạng ester của acid béo bằng GC – FID (chương trình

nhiệt với nhiệt độ bắt đầu 170ºC, tốc độ dịng khí mang 1,1 mL/min, thể tích
tiêm mẫu 1,0 µL và tỷ lệ chia dịng 150:1). Quy trình định lượng có tính đặc
hiệu, đạt độ chính xác (RSD ≤ 2%), đạt độ đúng với tỷ lệ thu hồi từ 95 – 105 %
(RSD ≤ 2%), khoảng tuyến tính của methyl palmitat là 1000 – 5000 µg/mL, với

methyl stearat là 1000 – 5000 µg/mL, với methyl oleat là 2000 – 10000 µg/mL, với
methyl linoleat là 100 – 350 µg/mL. Xác định hàm lượng acid palmitic khoảng 11,38

.


.

vi

%, acid stearic khoảng 6,99 %, acid oleic khoảng 29,03% và acid linoleic khoảng
0,76% trong chế phẩm. Xây dựng được chỉ tiêu cảm quan, tỷ trọng tương đối ở 20ºC
khoảng 0,897, các chỉ số liên quan bao gồm chỉ số acid là 5,58 – 5,60, chỉ số ester là
4,59 – 4,61, chỉ số iod là 70,83 – 70,85, chỉ số peroxid là 16,98 – 17,00, chỉ số xà
phòng là 10,18 – 10,20. Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn đạt trong giới hạn cho phép.

Kết luận: Đã xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỡ trăn Python reticulatus thu tại
trại Đồng Tâm, Tiền Giang về cảm quan, tỷ trọng, giới hạn nhiễm khuẩn, định tính,
định lượng, và các chỉ số liên quan.

Từ khóa: mỡ trăn, Python reticulatus, acid béo, sắc ký khí.

.



.

vii

Master's Thesis in Pharmacology 2020-2022

DEVELOPMENT OF THE STANDARDIZATION FOR ANALYZING
PYHON FATS OF PYTHON RETICULATUS,
COLLECTED AT DONG TAM FARM, TIEN GIANG

Bui Tu Khue
Supervisor: Dr. Nguyen Thi Ngoc Dung
Introduction: Python fat is widely used in Vietnam for an effective treatment
of burn scars. Vietnam Pharmacopoeia V does not have regulations on quality
standards for python fat. It is necessary to develop the standardization for
analyzing python fat.

Objective: Develop the standardization for analyzing python fat (Python
reticulatus) collected at Dong Tam farm, Tien Giang.

Objects and methods: Objects: Python reticulatus fat collected at Dong Tam
farm, Tien Giang. Methods: Qualitative and quantitative determination of ester

forms of palmitic acid, stearic acid, oleic acid and linoleic acid by GC – FID method.
Determination of sensory quality, density, microbial limits tests and related index
according to the guidance of Vietnam Pharmacopoeia V.

Results: The extraction conditions by the Soxhlet method for fatty acids were
determined (material-solvent ratio is 1:10, extraction time is 4 hours, extraction
temperature is 80ºC and extraction with continuous stirring); the optimal

chromatographic conditions for quantifying fatty acid esters by GC-FID were
determined (starting at 170ºC, carrier gas flow rate 1.1 mL/min, sample
injection volume 1.0 µL and split ratio 150:1). The quantification procedure is
specific, accurate (RSD ≤ 2%), accurate with a recovery rate of 95 - 105 %
(RSD ≤ 2%), the linear range of methyl palmitate is 1000 - 5000 µg/mL,
methyl stearate 1000 - 5000 µg/mL, methyl oleate 2000 - 10000 µg/mL,
methyl linoleate 100 - 350 µg/mL. Content of palmitic acid is about 11.37 %,

.


.

viii

stearic acid about 6.99%, oleic acid about 29.04% and linoleic acid about
0.75%. Sensory criteria and some other quality criteria were established, like as
relative density at 20ºC about 0.897, acid value of 5.58 - 5.60, ester value of
4.59 - 4.61, iodine value of 70.83 - 70.85, peroxide value of 16.98 - 17.00,
saponification value of 10.18 - 10.20. Microbial limits tests gave the results in an
acceptable range.

Conclusion: The standardization for analyzing python fat (Python reticulatus)
collected at Dong Tam farm, Tien Giang was etablished in terms of sensory,
density, microbial limits, qualitative and quantitative criteria, and some related
index.

Keywords: Python fats, Python reticulatus, fatty acid, gas chromatography.

.



.

ix

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................ix
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .......................................................................xi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... xv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1.

Trăn Python reticulatus ..................................................................................... 3

1.2.

Mỡ trăn .............................................................................................................. 8

1.3.

Acid béo .......................................................................................................... 12

1.4.

Các phương pháp định lượng acid béo ............................................................ 23

1.5.


Các cơng trình nghiên cứu định lượng acid béo trong sản phẩm có nguồn gốc

động vật ......................................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 29
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 29

2.2.

Hóa chất, dung môi, trang thiết bị ................................................................... 29

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 31

2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 52

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 53
3.1.

Xây dựng quy trình định lượng acid béo trong mỡ trăn bằng phương pháp

GC-FID ......................................................................................................................... 53
3.2.

Chỉ tiêu cảm quan ............................................................................................ 78


.


.

x

3.3.

Tỷ trọng tương đối ........................................................................................... 79

3.4.

Các chỉ số liên quan......................................................................................... 79

3.5.

Giới hạn nhiễm khuẩn ..................................................................................... 81

3.6.

Định tính .......................................................................................................... 81

3.7.

Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỡ trăn Python reticulatus thu tại trại Đồng

Tâm, Tiền Giang ............................................................................................................ 82
3.8.


Ứng dụng kiểm nghiệm chất lượng một số mẫu mỡ trăn trên thị trường ....... 85

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 89
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 102
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

xi

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
Từ nguyên

chữ viết

Nghĩa tiếng Việt


tắt
AOCS American Oil Chemists' Society

Hiệp hội các nhà hóa dầu Hoa Kỳ

DĐVN Dược điển Việt Nam

Dược điển Việt Nam

ELSD Evaporative light scattering

Đầu dò tán xạ ánh sáng bay hơi

detector
FAME Fatty Acid Methyl Esters
FID

Flame ionization detector

FT – NIR Fourier transform near-infrared

FTIR

Acid béo dạng methyl ester
Đầu dị ion hóa ngọn lửa
Quang phổ cận hồng ngoại biến đổi

spectroscopy


Fourier

Fourier-transform infrared

Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier

spectroscopy
GC

Gas chromatography

HPLC High Performance Liquid

Sắc ký khí
Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Chromatography
ICH

International Conference on

Hội nghị quốc tế về sự đồng thuận

Harmonization
IS

Internal standard

Chuẩn nội


LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantification

Giới hạn định lượng

ML

Methyl linoleate

Methyl linoleat

.


.

xii

MO

Methyl oleate

Methyl oleat


MP

Methyl palmitate

Methyl palmitat

MS

Mass Spectrum

Phổ khối

MS

Methyl stearate

Methyl stearat

PDA

Photodiode Array

Dãy diod quang

RSD

Relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối


Standard deviation

Độ lệch chuẩn

SD

UV-Vis Ultraviolet – Visible

.

Tử ngoại – khả kiến


.

xiii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hàm lượng acid béo trong mỡ trăn ở các loài trăn khác nhau ....................... 10
Bảng 1.2 Thành phần và hàm lượng acid béo trong mỡ động vật ................................. 14
Bảng 1.3 Các cơng trình nghiên cứu định lượng acid béo trong sản phẩm có nguồn gốc
động vật .......................................................................................................................... 28
Bảng 2.1 Danh mục chất đối chiếu được sử dụng trong nghiên cứu ............................. 29
Bảng 2.2 Danh mục dung mơi, hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu .................... 29
Bảng 2.3 Danh mục trang thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu ............................... 31
Bảng 2.4 Dung dịch chuẩn để khảo sát tính tuyến tính ................................................. 40
Bảng 2.5 Dung dịch thử thêm chuẩn để khảo sát độ đúng ............................................ 42
Bảng 3.1 Kết quả hiệu suất chiết acid béo từ mỡ trăn theo phương pháp chiết ............ 53
Bảng 3.2 Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ chiết lên hiệu suất chiết .............................. 55

Bảng 3.3 Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu - dung môi (kl/tt) lên hiệu suất chiết
........................................................................................................................................ 56
Bảng 3.4 Kết quả hiệu suất chiết acid béo từ mỡ trăn theo thời gian chiết ................... 57
Bảng 3.5 Kết quả hiệu suất chiết acid béo từ mỡ trăn theo điều kiện khuấy trộn ......... 58
Bảng 3.6 Hệ số chuyển đổi từ FAME sang acid béo tương ứng ................................... 66
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống sắc ký ........................................ 66
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát tính tuyến tính ..................................................................... 70
Bảng 3.9 Kết quả xử lý thống kê phương trình hồi quy ................................................ 71
Bảng 3.10 Kết quả khảo sát độ chính xác trong ngày và khác ngày ............................. 72

.


.

xiv

Bảng 3.11 Kết quả xử lý thống kê độ chính xác trong ngày và khác ngày ................... 73
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát độ đúng ............................................................................. 74
Bảng 3.13 Kết quả LOD và LOQ .................................................................................. 77
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá tổng hợp phương pháp định lượng ................................... 78
Bảng 3.15 Kết quả kiểm tra cảm quan mỡ trăn ............................................................. 78
Bảng 3.16 Kết quả xác định tỷ trọng tương đối của mỡ trăn ........................................ 79
Bảng 3.17 Kết quả xác định chỉ số acid của mỡ trăn .................................................... 79
Bảng 3.18 Kết quả xác định chỉ số xà phịng hóa của mỡ trăn ..................................... 80
Bảng 3.19 Kết quả xác định chỉ số iod của mỡ trăn ...................................................... 80
Bảng 3.20 Kết quả xác định chỉ số peroxyd của mỡ trăn .............................................. 81
Bảng 3.21 Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn mỡ trăn.................................................. 81
Bảng 3.22 Kết quả thời gian lưu của các peak trong mẫu chuẩn và mẫu thử ............... 82
Bảng 3.23 Kết quả định tính thành phần lipid trong mỡ trăn ........................................ 82

Bảng 3.24 Kết quả kiểm tra mẫu mỡ trăn mua tại chợ Phạm Văn Hai, tháng 10/2022 86
Bảng 3.25 Kết quả kiểm tra mẫu mỡ trăn mua online trên Shopee, tháng 10/2022 ...... 88
Bảng 4.1 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục peak bất đối xứng ............................... 99
Bảng 4.2 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhiễu đường nền .............................. 101

.


.

xv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí phân loại của lồi P. reticulatus theo GBIF ........................................... 3
Hình 1.3 Hình thái trăn P. reticulatus (A) phân bố tại Singapore (B), đảo Bali Indonesia (C), đảo Gebe - Indonesia (D) ......................................................................... 5
Hình 1.4 Mỡ trăn tươi (A) và mỡ trăn thành phẩm (B) ................................................... 9
Hình 1.5 Cấu trúc và tính chất 2 lipid đại diện: acid stearic (acid béo) và
phosphatidylcholine (phospholipid) ............................................................................... 13
Hình 1.6 Cấu trúc phân tử của acid oleic ...................................................................... 15
Hình 1.7 Cấu trúc phân tử của methyl oleat .................................................................. 16
Hình 1.8 Cấu trúc phân tử của acid linoleic .................................................................. 17
Hình 1.9 Cấu trúc phân tử của methyl linoleat .............................................................. 18
Hình 1.10 Cấu trúc phân tử của acid palmitic ............................................................... 19
Hình 1.11 Cấu trúc phân tử của methyl palmitat........................................................... 21
Hình 1.12 Cấu trúc phân tử của acid stearic .................................................................. 22
Hình 1.13 Cấu trúc phân tử của methyl stearat ............................................................. 23
Hình 3.1 Sắc ký đồ mẫu thử chiết theo Bligh Dyer (A) và Soxhlet (B)........................ 54
Hình 3.2 Sơ đồ chiết acid béo từ mỡ trăn bằng phương pháp Soxhlet .......................... 59
Hình 3.3 Sơ đồ chuyển acid béo tự do (TFA) thành dạng methyl ester (FAMEs) ....... 59
Hình 3.4 Sắc ký đồ các chương trình nhiệt (1) – (5) ..................................................... 60

Hình 3.5 Sắc ký đồ ở tốc độ khí mang 1,5 (A); 1,1 (B); 0,8 (C) và 0,6 (D) mL/phút .. 61
Hình 3.6 Sắc ký đồ ở thể tích tiêm mẫu 0,6 (A); 0,8 (B); 1,0 (C) và 1,4 µL (D).......... 61

.


.

xvi

Hình 3.7 Sắc ký đồ ở tỷ lệ chia dịng 50:1 (A); 100:1 (B); 150:1 (C); 200:1 (D) ......... 62
Hình 3.8 Sắc ký đồ khảo sát tính đặc hiệu: mẫu trắng (A), mẫu hỗn hợp chuẩn (B),
mẫu chuẩn methyl palmitat (C), mẫu chuẩn methyl stearat (D), mẫu chuẩn methyl
palmitat (E), mẫu chuẩn methyl linoleate (F), mẫu thử (G), mẫu thử thêm chuẩn (H),
mẫu phân hủy (I). ........................................................................................................... 68
Hình 3.9 Sắc ký đồ thẩm định độ đặc hiệu. ................................................................... 69
Hình 3.10 Đồ thị biều diễn tương quan giữa nồng độ hoạt chất và tỷ số diện tích peak
của chất với chuẩn nội (IS) ............................................................................................ 70
Hình 3.11 Sắc ký đồ khảo sát độ lặp lại (ngày 1) .......................................................... 73
Hình 3.12 Sắc ký đồ khảo sát độ lặp lại (ngày 2) .......................................................... 73
Hình 3.13 Mỡ trăn dạng rắn (A) và dạng lỏng (B) ........................................................ 78

.


.

1

MỞ ĐẦU

Từ xa xưa, con người đã biết cách dùng các loại cây cỏ, động vật hay những khống
vật có trong tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa bệnh. Theo thời gian tồn tại và phát
triển của nền y học thế giới, những kinh nghiệm này được lưu truyền, chọn lọc và
nghiên cứu sâu rộng hơn. Đặc biệt là ở các nước phương Đơng trong đó có Việt Nam,
dược liệu học trở thành một phần quan trọng trong nền y học cổ truyền từ xưa đến nay.
Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo
ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và
phát triển y dược học cổ truyền, kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại
nhằm xây dựng nền y dược học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
Việt Nam có một nguồn tài nguyên dược liệu phong phú là tiềm năng to lớn để nghiên
cứu, chiết xuất các hoạt chất và tạo ra những loại thuốc mới từ dược liệu đem đến hiệu
quả chữa bệnh cao và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể con người mà rất ít
những tác động có hại.
Thuốc có nguồn gốc từ động vật được sử dụng trong dân gian và được các tài liệu y
học ghi chép lại, tuy nhiên khơng nhiều nghiên cứu sẵn có như thuốc có nguồn gốc từ
thực vật. Nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ động vật là những thành phần
phổ biến trong tự nhiên, có thể là cả con (tắc kè, rắn…) hoặc sản phẩm hay một bộ
phận của động vật (như mật ong, sữa ong chúa, mỡ trăn…). Từ xưa, mỡ trăn đã được
sử dụng trong việc làm dịu da, trị bỏng, trị rạn da và trị sẹo nhờ khả năng tái tạo tế bào
da mới cực kì hiệu quả 1. Thành phần chính của mỡ trăn chủ yếu là các acid béo như
acid oleic, acid linoleic, acid palmitic 2…Mỡ trăn thuộc Danh mục thuốc Bảo hiểm y tế
Đông y 3, nhưng Việt Nam hiện chưa có cơng trình nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng cho nguyên liệu mỡ trăn, một yêu cầu bắt buộc cho công tác kiểm tra chất
lượng nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất các chế phẩm từ mỡ trăn. Việc xác
định chính xác hàm lượng các loại acid béo này sẽ góp phần đánh giá đúng chất lượng

.


.


2

của các chế phẩm mỡ trăn trên thị trường một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu
quả. Do đó cơng tác kiểm nghiệm định lượng các thành phần của mỡ trăn bằng các
phương pháp hiện đại có độ chính xác cao ngày càng được quan tâm. Nhiều phương
pháp có độ lặp và độ chính xác cao đã được ứng dụng trong các nghiên cứu trước đó
như phương pháp quang phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier, phương pháp chuẩn độ,
phương pháp sắc ký. Hiện nay, sắc ký khí được xem là phương pháp hữu hiệu dùng để
tách và định lượng các acid béo trong các loại nền mẫu khác nhau thông qua việc
chuyển acid béo thành dạng metyl ester dễ hóa hơi 2.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỡ trăn
Python reticulatus thu tại trại Đồng Tâm, Tiền Giang” được thực hiện hướng đến
các mục tiêu sau:
• Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời 4 acid béo (acid
palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic) trong mỡ trăn P. reticulatus
bằng phương pháp sắc ký khí GC-FID;
• Xây dựng một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỡ trăn P. reticulatus thu tại trại
Đồng Tâm, Tiền Giang.
• Đánh giá chất lượng một số mẫu mỡ trăn trên thị trường theo phương pháp
đã xây dựng.

.


.

3

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Trăn Python reticulatus
1.1.1. Tên gọi, xuất xứ
Tên Việt Nam: Trăn mắc võng
Tên khác: trăn gấm, trăn vua, trăn hoa, trăn vàng, trăn mắt lưới châu Á
Tên khoa học: Python reticulatus (Schneider, 1801)
Theo hệ thống phân loại GBIF (GBIF classification), có thể tóm tắt vị trí phân loại của
chi Python (Daudin, 1803) thuộc họ Pythonidae như Hình 1.1.
Giới Động vật (Animalia)

Ngành Dây sống (Chordata)

Lớp Bị sát (Reptilia)

Bộ Có vảy (Squamata)

Họ Trăn (Pythonidae)

Chi Python
Hình 1.1 Vị trí phân loại của chi Python theo GBIF 2
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi), hai loài trăn phổ
biến được dùng làm thuốc ở nước ta là trăn mốc P. molurus và trăn mắc võng P.
reticulatus 4 (Hình 1.2).

.


.


4

(A)

(B)

Hình 1.2 Trăn mốc P. molurus (A) và trăn mắc võng P. reticulatus (B) 5
1.1.2. Mô tả
Trăn P. reticulatus trung bình dài khoảng 7-8 m, có thể dài tới 10 m, là lồi bị sát dài
nhất trên thế giới. Trăn có đầu nhỏ dài, màu vàng nhạt hay nâu, phân biệt rõ với cổ. Ở
bốn tấm vảy môi trên đầu tiên, mỗi tấm có một lỗ cảm giác, gọi là lỗ mơi. Lỗ mơi cũng
có ở các tấm vẩy mơi dưới thứ hai, thứ ba và từ thứ mười hai cho đến thứ mười bảy
hay mười tám. Ở chính giữa đầu có một đường màu đen mảnh chạy dọc từ mõm tới
gáy. Một đường màu đen mảnh khác chạy từ sau mắt xiên xuống góc mép. Mặt lưng
màu vàng be hay vàng nâu với những vân xám đen nối với nhau làm thành những mắt
lưới (“reticulatus”). Nhìn chung, mặt lưng có các họa tiết hình thoi được sắp xếp
khơng theo quy tắc, viền bởi những vệt hoa văn nhỏ hơn có vùng trung tâm màu nhạt.
Mặt bụng và dưới đi có màu trắng hoặc vàng nhạt với những chấm nhỏ màu nâu
xám hay đen. Bộ da mang nhiều hoa văn với các màu sắc và kích thước khác nhau giúp
trăn ngụy trang tốt đối với nhiều môi trường, khiến cả kẻ thù và con mồi không nhận ra
sự hiện diện của chúng (Hình 1.3). Trăn trưởng thành có cân nặng khoảng 157 – 180
kg, con cái thường lớn hơn con đực 5,6.

.


.

5


(A)

(B)

(C)

(D)

Hình 1.3 Hình thái trăn P. reticulatus (A) phân bố tại Singapore (B), đảo Bali Indonesia (C), đảo Gebe - Indonesia (D) 7
1.1.3. Phân bố, sinh thái
Trăn P. reticulatus sống ở rừng thưa, nơi có đồi núi thấp hoặc trảng cỏ, cây bụi.
Chúng cũng xuất hiện gần môi trường nước như sơng, suối, hồ. Trăn P. reticulatus có
tập tính và thức ăn tương tự như trăn P. molurus. Chúng bơi giỏi và thường hoạt động
về ban đêm. Thức ăn tự nhiên của chúng là các loài thú (động vật gặm nhấm, cầy
hương, gà, mèo, chó…) và chim. Giống như các lồi trăn khác, trăn P. reticulatus
khơng có nọc độc và vì vậy chúng dùng thân quấn quanh con mồi, siết chặt bẻ gãy

.


.

6

xương và làm ngạt thở cho đến chết, sau đó nuốt trọn con mồi 8. Trăn cái đẻ từ 10-103
trứng. Trăn con nở ra dài 60 cm, sau 4-5 năm dài tới 3 m.Tuổi thọ tối đa của trăn P.
reticulatus là 21 năm 5.
Do là loài động vật biến nhiệt, trăn P. reticulatus thường chỉ sống ở những vùng khí
hậu nhiệt đới ấm áp để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tụt xuống quá

thấp. Trên thế giới, trăn P. reticulatus phân bố ở khu vực Đông Nam Á, từ quần đảo
Nicobar, Tây Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Malaysia, Singapore cho tới tận Indonesia và quần đảo Indo-Australia (Sumatra,
quần đảo Mentawai, quần đảo Natuna, Borneo, Sulawesi, Java, Lombok, Sumbawa,
Sumba, Flores, Timor, quần đảo Maluku, quần đảo Tanimbar) và Philippines (Basilan,
Bohol, Cebu, Leyte, Luzon, Mindanao, Mindoro, quần đảo Negro, Palawan, Panay,
Polillo, Samar, Tawi-Tawi) 9.
Tại Việt Nam, trăn P. reticulatus phân bố nhiều ở miền Nam như Đà Nẵng, Kontum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hồ, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long
An, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu 5.
1.1.4. Bộ phận dùng, công dụng
Các bộ phận dùng của trăn là thịt, máu, mật, mỡ, da và xương. Bộ phận phổ biến nhất
của con trăn làm thuốc là xương được dùng nấu thành cao đặc, giống như một số cao
xương động vật khác. Theo kinh nghiệm nhân dân, cao trăn dùng chữa đau cột sống.
Máu trăn cũng chữa hoa mắt, choáng váng, mỏi lưng. Mỡ trăn bơi lên da có tác dụng
làm râu tóc khơng mọc ra ngồi mà lại mọc ngược vào trong. Chất béo từ trăn cũng
được sử dụng rất phổ biến để điều trị đau khớp, đau thấp khớp, đau răng và giảm thị
lực 5,10.
1.1.5. Bài thuốc dân gian Việt Nam

.


.

7

Trăn từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền dưới tên gọi “nhiễm xà” nhằm mục
đích bồi bổ, tăng đề kháng, chữa đau nhức. Các bộ phận của trăn được sử dụng trong
nhiều bài thuốc dân gian Việt Nam 5 như:

Thịt trăn (nhiễm xà nhục) vị ngọt, tính ấm có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm đau
nhức, tê mỏi, chữa yếu sức, kém ăn, nhức mỏi ở phụ nữ sau sinh, lở ngứa. Dùng dưới
dạng ruốc ăn hàng ngày hoặc thịt trăn đã lột da bỏ ruột, mỡ, xương, thái miếng chế
biến thành các món ăn dùng trong các trường hợp sau:
Chữa viêm khớp sưng đau, lở ngứa, bại liệt: thịt trăn 400 – 500 g, thái miếng, ướp gia
vị, cho thịt trăn vào nướng, chín. Hoặc dùng: thịt trăn, rễ cây hạt tiêu rửa sạch cắt đoạn,
gừng, hành, dấm, gia vị, nước xâm xấp, hầm mềm. Chia ăn trong ngày.
Trị đau nhức xương khớp, lở ngứa, ban chẩn dị ứng: thịt trăn 200 – 400 g băm nhỏ,
cuộn lá xương sơng, lá lốt, rán chín. Chấm nước chấm, gia vị. Tuần ăn 2 – 3 lần.
Chữa đau nhức chi thể, kinh giật, bại liệt, lở ngứa: thịt trăn 200 g, nấu với gạo tẻ thành
cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng. Tuần ăn 1 – 2 lần.
Máu trăn (nhiễm xà huyết) vị mặn tanh, tính ấm, tác dụng bổ máu, chữa thiếu máu.
Chữa thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, lưng đau tê mỏi: máu trăn được pha với rượu và
ít rượu quế, hồi. Mỗi lần uống 15 – 20 mL.
Mật trăn (nhiễm xà đởm) vị đắng, ngọt, tính hàn, hơi độc có tác dụng giảm đau,
chống co giật, khử ứ trệ. Dùng riêng mài uống chữa sài giật trẻ em, trộn với dầu vừng
bôi chữa bệnh trĩ.
Chữa viêm lợi, sưng đau lở loét có mủ: mật trăn 12 g, hạnh nhân 20 g, phèn phi 4 g.
Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu; giã chung với phèn phi thành khối bột mịn; trộn đều với mật
trăn. Bôi hàng ngày.
Chữa thấp khớp, động kinh: mật trăn sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 1-1,5 g với rượu
hoặc nước sôi để nguội.

.


.

8


Chữa mẩn ngứa, mụn lở: mật trăn phèn phi, nhựa lô hội, xạ hương. Mỗi thứ 3 g nghiền
bột, trộn đều bôi hàng ngày.
Mỡ trăn (nhiễm xà cao) vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm săn, sát khuẩn, để sống
trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan dùng bơi vết bỏng,
vùng da bị nước ăn ở chân.
Trị hen suyễn: mỡ trăn rán chảy như mỡ lợn, rang ăn với cơm.
Chữa trĩ: mỡ trăn 20 g, giấm 20 g, trộn đều, phết lên giấy mỏng dán vào chỗ đau.
Chữa tổ đỉa: mỡ trăn 20 g, phèn phi 5 g, xác rắn lột (tồn tính) 5 g. Trộn với nhau dùng
để chữa tổ đỉa.
Da trăn (nhiễm xà bì) có tác dụng làm săn, chống loét.
Chữa lở miệng, loét mũi: da trăn nướng ròn, mai mực, bột chu sa phi và muội nồi (lấy
ở nồi đồng hay nồi đất) tất cả lượng bằng nhau, tán bột. Dùng bông tăm, tẩm thuốc bôi
nhiều lần trong ngày.
Xương trăn (nhiễm xà cốt) thịt và xương trăn nấu cao tồn tính có vị ngọt, tính bình,
có tác dụng mạnh gân, xương, giảm đau, trừ thấp, điều trị đau lưng, đau mình, nhức
xương, nhất là đau cột sống, điều trị điếc tai, kích thích ăn uống, cải thiện tình trạng
sinh lý cho chị em phụ nữ, làm đẹp da, điều trị nám, tàn nhang, rất tốt cho các cụ từ 60
tuổi trở lên. Ngày uống 5-10 g cao cắt mỏng, hịa với rượu hâm nóng
Chú ý: Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng cao trăn. Nam giới đang ở độ thanh
niên và trung niên không nên dùng cao trăn tồn tính vì có nguy cơ gây liệt dương.

1.2. Mỡ trăn
1.2.1. Mô tả
Mỡ trăn là phần mỡ bên trong cơ thể của con trăn. Mỡ trăn có thể ở dưới dạng mỡ trăn
tươi (chưa qua chế biến, dạng rắn) hoặc mỡ trăn thành phẩm (sau khi đã được chế biến,

.


.


9

dạng lỏng). Mỡ trăn tươi là một dải dài các hạt mỡ màu trắng nhỏ hình trịn được bọc
trong một màng mỏng, nằm dọc cơ thể con trăn, dưới phần bụng, kéo dài từ đầu tới gần
đi (Hình 1.4 A). Mỡ trăn tươi sau đó được làm sạch, loại bỏ tạp chất, vơ trùng, gia
nhiệt, chiết tách và đóng gói thành mỡ trăn thành phẩm. Mỡ thành phẩm ở dạng dung
dịch lỏng, hơi sánh, có màu vàng nhạt, có mùi hơi hôi tanh đặc trưng, để lâu không bị
đông đặc như mỡ heo (Hình 1.4 B).

(A)

(B)

Hình 1.4 Mỡ trăn tươi (A) và mỡ trăn thành phẩm (B)
1.2.2. Thành phần hóa học của mỡ trăn
Thành phần hóa học của mỡ trăn chủ yếu là ester của acid béo với glycerol. Ngoài ra,
mỡ trăn còn chứa phospholipid, sáp, terpen, steroid, vitamin A, lipoprotein, glycolipid.
Mỡ đã tinh chế chỉ chứa triglycerid. Dựa vào các tài liệu tham khảo, hàm lượng các
acid béo phổ biến trong mỡ các giống trăn khác nhau trên thế giới được tổng hợp ở
Bảng 1.1. Theo đó, 90% acid béo trong mỡ trăn là các acid béo như acid oleic, acid
linoleic, acid palmitic và acid stearic. Acid oleic chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình trên
47,0% ở các lồi trăn được mô tả 2,11,12.

.


×