LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, nhân loại trong thế kỷ 21 vẫn đang đứng trước bao
tai ương về chiến tranh, môi trường, nghèo đói, dịch bệnh và đủ thứ tai họa khác.
Riêng ở nước ta, chiến tranh dù đã qua hơn 30 năm nhưng bao người con thân
yêu của đất nước và con cháu, gia đình họ vẫn đang phải gánh chịu những hậu
quả khốc liệt của chiến tranh; hậu quả của chất độc da cam, của thương tật, bệnh
tật ; Trong khi họ đã hy sinh bao máu xương để giành độc lập tự do, hòa bình
cho đất nước. Lương tâm và nghĩa vụ đòi hỏi chúng ta, những người lành
mạnh phải quan tâm chăm sóc những con người bất hạnh ấy. Tạo những điều
kiện tốt nhất giúp họ có việc làm phù hợp và được học tập, vui chơi giải trí , và
nhất là bày tỏ tình cảm thương yêu chân thành, ra sức động viên, giúp đỡ trên
mỗi bước vươn lên của họ.
Thời gian qua, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã
tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh
vực như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, khám chữ bệnh Qua đó,
đời sống của phần lớn người khuyết tật được cải thiện rõ rệt, vai trò và sự đóng
góp bình đẳng của người tàn tật cũng ngày càng được khảng định trong các lĩnh
vực đời sống, xã hội.
Là quê hương có truyền thống nhân đạo “Uống nước nhớ nguồn”, trong
những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến “Công tác chăm sóc người
khuyết tật”. Tuy nhiên để biết được địa phương làm tốt, làm vừa, làm xấu, có
làm hay không làm thì cần phải tiến hành hoạt động thanh tra. Như vậy, hoạt
động thanh tra là yếu tố không thể thiếu, là mắt xích chủ đạo trong guồng máy
lãnh đạo và quản lý.
1
Nắm bắt được vấn đề này, sinh viên đã chọn chuyên đề “ Thực trạng công
tác thanh tra việc chăm sóc người khuyết tật ở Tỉnh Hải Dương” để tìm hiểu sâu
hơn về hoạt động này.
Để thực hiện được chuyên đề này, sinh viên đã được sự giúp đỡ của nhiều
cá nhân, tập thể và các cơ quan khác.
Sinh viên xin chân thành cám ơn Th.S Đặng Thị Phương lan, Thư viện
Trường ĐH Lao động – Xã hội, Thư viện Quốc Gia, Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội Tỉnh Hải Dương.
Do kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để
bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
SV. Phạm Tiến Nam
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Khái niệm người khuyết tật
Theo pháp lệnh người khuyết tật: Người tàn tật là người khiếm khuyết một
hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện ở nhiều dạng tật khác nhau,
làm suy giảm khả năng lao động, thiếu việc làm, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Theo mô hình từ thiện: Người khuyết tật như những nạn nhân của việc suy
giảm chức năng và họ cho rằng tình trạng của họ rất bi đát và họ cần có những
trợ giúp đặc biệt.
Theo mô hình giáo dục: Người khuyết tật là người có vấn đề về thể chất
cần điều trị. Cách tiếp cận này đẩy người khuyết tật vào tình thế bị động
Theo mô hình tiếp cận xã hội: Người khuyết tật là kết quả của việc tổ chức
xã hội (xã hội tổ chức không tốt nên người khuyết tật phải đối mặt với nhiều vấn
đề) “Thái độ, môi trường, thể chế”.
2. Khái niệm thanh tra
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động
kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường
được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định, nhằm kết luận đúng sai, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân
tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra có bốn vai trò và vị trí cơ bản như sau
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước.
Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3
Thanh tra là một biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật.
Như vậy, thanh tra chăm sóc người khuyết tật tức là hoạt động kiểm tra
xem các cơ quan chức năng đã thực hiện đúng công tác chăm sóc người khuyết
tật hay chưa? Cần sửa đổi, xử lý gì không? Có gì đáng tuyên dương không.
Thanh tra chăm sóc người khuyết tật dựa trên các mặt chủ yếu như sau: Thanh
tra công tác trợ giúp xã hội; thanh tra công tác hỗ trợ học nghề và giải quyết việc
làm cho người khuyết tật; thanh tra công tác y tế - giáo dục; thanh tra công tác
văn hóa, thể dục, thể thao đối với người khuyết tật.
4
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC CHĂM
SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Thực trạng công tác chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương
Tổng số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh là 26.156 người, chiếm tỷ lệ
1,6% dân số toàn tỉnh. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ NKT huyện Chí Linh cao nhất
là 3.638 người (chiếm 2,5%) dân số của huyện và thấp nhất là TP Hải Dương
923 người (chiếm 0,7%), còn lại Nam Sách là 1.785 (chiếm 1,3%), Thanh Hà
2.319 người (chiếm 1,4%), Ninh Giang 1.402 người (chiếm 1%), Thanh Miện
1.916 người (chiếm 1,5%), Kim Thành 1.823 người (chiếm 1,5%), Tứ Kỳ 3.108
người (chiếm 1,9%), Gia Lộc 3.258 người (chiếm 2,2%), Cẩm Giàng 1.718
người (chiếm 1,4%), Bình Giang 1.966 người (chiếm 1,9%), Kinh Môn 2.291
người (chiếm 1,4%).
1.1. Những kết quả đạt được
a. Công tác trợ cấp xã hội
Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã có rất nhiều chính sách quan
tâm, giúp đỡ và chăm lo tới người khuyết tật. Năm 2006, tỉnh đã xem xét và trợ
cấp cho 1.878 người khuyết tật nặng, trong đó có 1.437 người khuyết tật nặng
hưởng mức trợ cấp 170.000 đồng/người/tháng và 441 người do bị nhiễm chất
độc hóa học không tự phục vụ được hưởng mức trợ cấp 120.000đồng/tháng. 6
tháng đầu năm 2007, tỉnh đã xem xét trợ cấp cho 2.461 người khuyết tật, trong
đó người khuyết tật là 1.678 người và 783 người bị nhiễm chất độc hóa học.
Mức trợ cấp thường xuyên cho người khuyết tật ở cộng đồng tại Hải Dương cao
hơn gấp 2,6 lần so với mức thấp nhất của Trung ương quy định. Những người
tàn tật nặng, không nguồn thu nhập, không người nuôi dưỡng, không nơi nương
tựa được tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc nuôi dưỡng. Trung
tâm bảo trợ người già người khuyết tật của Tỉnh hiện đang chăm sóc nuôi dưỡng
5
137 người tàn tật nặng. Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật nuôi dưỡng
60 tuổi trẻ mồ côi, khuyết tật, ngoài ra trung tâm còn tiếp nhận chăm sóc 65 trẻ
khuyết tật ở cộng đồng do cha mẹ gửi và đóng góp học phí. Chế độ tiền ăn của
người khuyết tật và nhóm trẻ khuyết tật nhẹ là 350.000đồng/tháng, trẻ khuyết tật
nặng 400.00đồng/tháng, ngoài ra các trung tâm còn trích nguồn kinh phí bảo trợ
bổ sung vào các bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho đối tượng, với các mức ăn trên
cao gấp 2 lần so với mức qui định thấp nhất của trung ương. Các trẻ em khuyết
tật và người khuyết tật hàng ngày đều được tập vật lý trị liệu và phục hồi chức
năng, tập dưỡng sinh sức khỏe được nâng lên và tình trạng bệnh tật có phần
giảm bớt. Những người liệt nằm tại chỗ được chăm sóc phục vụ tại giường.
Chăm sóc về tinh thần, trung tâm có phòng tuyên truyền, phòng đọc sách, sinh
hoạt giải trí, tổ chức cho người khuyết tật đi thăm quan, giao lưu, học tập
b. Công tác hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cơ sở dạy nghề, các tổ
chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho gần 500
người khuyết tật được chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm, làm việc tại nhà phù
hợp với sức khỏe và khả năng lao động của mình. Khi tham gia học nghề, bổ túc
nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý người khuyết tật đều được
hưởng các chế độ: Được giảm 50% mức học phí đối với người mà khả năng lao
động bị suy giảm từ 31% đến 40%, được miễn học phí đối với người mà khả
năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên. Như vậy, có thể thấy được, những
chính sách hết sức đãi ngộ trong công tác học nghề và giải quyết việc làm cho
người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương.
Chị Lê Thị Thủy (Hội người mù huyện Kinh Môn) hiện dang hành nghề
xoa bóp bấm huyện cho biết “Nghề này rất tốt đối với người mù vì vừa phù hợp
với khả năng, sức khỏe, vừa thu nhập cao hơn những công việc khác chúng tôi
đã và đang như làm chổi, chẻ tăm tre hay tăm nhang. Mỗi lần thực hiện xoa bóp
6
bấm huyệt cho khách khoảng 60 phút thu 10 ngàn đồng, bình quân thu nhập
khoảng 400 – 500 ngàn đồng/người/tháng”.
Hay em Nguyễn Văn Sơn (Hội người mù huyện Kim Thanh) tâm sự:
“Do bệnh tật nên em phải cắt một chân. Hiện tại em không có công ăn việc làm.
Cán bộ dự án Tây Ban Nha mời ra xã để phỏng vấn tham gia vào chương trình
dạy nghề. Em được học nghề miễn phí. Dụng cụ, dao, dùi em cũng được cung
cấp. Nếu làm hỏng sản phẩm thì em không phải đến. Mỗi tháng, chúng em được
180 ngàn đồng tiền ăn trưa. Mỗi nhóm của lớp được 100 ngàn đồng tiền trợ giúp
mỗi thán để ai ốm đau đi thăm hỏi”.
Không chỉ vậy, có khoảng gần 3.000 lượt người khuyết tật được vay
vốn với lãi suất ưu đãi, được chính quyền địa phương giúp đỡ về chuyển giao
công nghề, hướng dẫn sản xuất và kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Đa số, người
khuyết tật tập trung vào phát triển mô hình VAC hay các hoạt động buôn bán
nhỏ, các nghề dịch vụ như sửa chữa máy tính, xe máy. Vì thế đã có gần 700 hộ
gia đình người khuyết tật thoát nghèo, với mức thu nhập khá ổn định từ
500.000đ – 1.000.000đ/tháng.
Ông Đào Đức Minh (Hội chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương) cho biết:
“Chúng tôi giúp vốn để họ đi lên bằng chính khả năng của mình. Nếu họ còn
thiếu kiến thức làm ăn thì chúng tôi dạy nghề. Và nếu muốn tiếp cận với thị
trường thì chúng tôi giới thiệu họ đến những đơn vị tài chính, những tổ chức
khác để được giúp đỡ”.
Đa số các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh
đã tuyển dụng lao động là người khuyết tật theo đúng qui định như sau: 2% đối
với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa chất, địa
chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ
bản, vận tải; 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại.
7
Đặc biệt, trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật Tỉnh Hải
Dương đã tổ chức một số nghề cho 120 người khuyết tật với các nghề như tin
học, điện dân dụng, may công nghiệp Trung tâm luôn nhận được sự ủng hộ của
nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, sau khi học xong người
khuyết tật đều có việc làm và thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp trong tỉnh
nhà.
c. Công tác Y tế - Giáo dục
Công tác Y tế - Giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng đối với người
khuyết tật. Bởi đa số, người khuyết tật có sức khỏe yếu suy giảm khả năng lao
động. Hơn nữa họ rất hạn chế trong quá trình tiếp cận các dịch vụ của xã hội.
Trong vòng hai năm vừa qua, đã có gần 70 đợt khám sức khỏe và cấp
thuốc miễn phí cho người khuyết tật ngay tại những khu vực cư trú của họ. Có
gần 5.000 người khuyết tật được cấp bảo hiếm y tế miến phí. Toàn tỉnh đã phát
động phong trào “Xây dựng Quỹ người khuyết tật” và đã thu hút nhiều đơn vị,
cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ với số tiền gần 8 tỉ đồng. Với số tiền này,
đã có 2.068 người khuyết tật vận động được tặng xe lăn hỗ trợ sinh hoạt cá nhân,
742 người khuyết tật được lắp chân tay giả,78 người được phẫu thuật chỉnh hình,
phục hồi chức năng. Đây có thể coi là một hoạt động hết sức có ý nghĩa, nó đã
giúp người khuyết tật giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, họ
có thể di chuyển dễ dàng để có thể làm những công việc đơn giản.
Về lĩnh vực giáo dục, học sinh là người khuyết tật được xét hoặc giảm
miễn học phí và các khoản đóng góp khác, được hưởng trợ cấp xã hội và được
xét cấp học bổng theo quy định của Nhà nước. Toàn tỉnh hàng năm có khoảng
gần 400 người được miễn giảm học phí, hơn 700 người được trợ giúp về vở viết,
sách giáo khoa như hội người mù đã mở được hơn 40 lớp xóa mù chữ và chống
tái mù chữ cho gần 500 lượt cán bộ, hội viên với kinh phí gần 50 triệu đồng.
8
Ngoài ra còn tạo điều kiện cho một số cháu hòa nhập các trường giáo dục đặc
biệt
Như vậy, với chính sách giáo dục – y tế đã tạo điều kiện cho người
khuyết tật có cơ hội được hoàn thiện và phát triển bản thân. Chính bản thân họ
cảm thấy mình được quan tâm, giúp đỡ và từ đó họ không còn cảm thấy mặc
cảm, tự ti.
d. Công tác văn hóa, thể dục thể thao đối với người khuyết tật
Đặc điểm tâm lý chung của người khuyết tật là rất mặc cảm, tự ti, coi
mình là người thừa trong xã hội. Chính vì vậy, với hoạt động văn hóa, thể dục
thể thao sẽ giúp cho người khuyết tật được tái hòa nhập cộng đồng, phát huy các
tiềm năng sáng tạo, đảm bảo sức khỏe.
Trong tỉnh đã có rất nhiều câu lạc bộ, các tổ, đội, nhóm được thành lập
với mục đích thu hút sự tham gia người tàn tật như: CLB người khuyết tật, CLB
phụ nữ khuyết tật, CLB văn nghệ người khuyết tật Qua đây, các thành viên
trong nhóm có sự tương tác, hỗ trợ nhau. Đến với các CLB, tổ, đội, nhóm họ đều
là những người yếu thế trong xã hội nên họ rất cần sự chia sẻ, cảm thông lẫn
nhau.
Nhận thức được điều này, các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương đã tạo
mọi điều kiến thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo công trình nhà ở,
công trình công cộng, thiết kế và chế tạo các dụng cụ cho người tàn tật. Hiện
nay, Tỉnh Hải Dương đang thực hiện dự án xây dựng Trung tâm hoạt động người
thành phố trên diện tích gần 5.000m2, đã cơ bản hoàn thành việc bồi thường giải
phóng mặt bằng, để tiến hành vận động tài trợ xây dựng các hạng mục công trình
1.2. Những kết quả chưa đạt được
- Theo kết quả điều tra thì ngay tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện,
công sở cũng như ngay tại các gia đình có người khuyết tật thì thực trạng kì thị
và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật vẫn diễn ra một cách trầm trọng.
9
Nhận thức và thái độ của xã hội về người khuyết tật vẫn còn rất tiêu cực, coi
người khuyết tật là “không bình thường”. Có thể nói rằng, kì thị và phân biệt đối
xử là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiệt thòi của người khuyết tật và
việc người khuyết tật không tiếp cận được các cơ hội về việc làm. Các doanh
nghiệp ở tỉnh Hải Dương thường có khuynh hướng chỉ muốn đóng góp từ thiện
cho người khuyết tật hơn là tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, nhận
người khuyết tật vào làm việc. Nguyên nhân chính là do nhận thức phổ biến coi
người khuyết tật là không còn khả năng lao động hay nếu có thì rất hạn chế;
nhận người khuyết tật vào làm sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và doanh
thu. Trong khi đó trên thực tế người khuyết tật có khả năng làm được rất nhiều
việc khác nhau, thậm chí là rất có năng khiếu.
-Thực tế hiện nay, các văn bản pháp luật về người khuyết tật đã bộc lộ
một số hạn chế, nhiều quy định chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
Ông Nguyễn Quang Trung (Ủy viên ban chấp hành Hội người khuyết tật thành
phố Hải Dương) tỏ ra bức xúc: “Đây là lần đầu tiên, người khuyết tật chúng tôi
tiếp xúc với văn bản luật. Ban tổ chức mời chúng tôi tới để góp ý, những vừa đọc
vừa góp ý, thì biết góp như thế nào? Hơn nữa, mới nhìn lướt qua, đã thấy luật có
quá nhiều khoảng trống, phụ nữ khuyết tật, trẻ em khuyết tật, NKT trí tuệ, quỹ
việc làm cho người khuyết tật đều chưa được đề cập”.
- Việc tiếp cận các công trình, cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, nơi làm
việc, trường học của một bộ phận người khuyết tật tỉnh Hài Dương còn nhiều trở
ngại, khó khăn. Người khuyết tật luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như:
Đường tiếp cận cho người dùng xe lăn, thiết bị hỗ trợ hướng dẫn bằng âm thanh
cho người khuyết thị ở những nơi công cộng là không có hoặc rất ít. Hầu hết các
công trình xây dựng trong cả tỉnh đều xây các bậc lên xuống cao mà không có
đường đi dành cho người khuyết tật. Một bộ phận trẻ em khuyết tật vẫn phải học
chung với những trẻ em bình thường do chưa có trường học dành riêng cho trẻ
10
khuyết tật. Hay một số người khuyết tật sau khi nhận được quyết định có việc
làm, đã không giấu nổi băn khoăn “Liệu ở đó có lối để mình đi được xe lăn và có
nhà vệ sinh cho người khuyết tật không?”.
- Tỷ lệ người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, được phẫu thuật
chỉnh hình còn ít. Số người khuyết tật được cấp bảo hiểm y tế, được hỗ trợ học
nghề, giải quyết việc làm còn thấp. Trong tỉnh vẫn còn tỷ lệ người khuyết tật
sống cô đơn, không nơi nương tựa, sống lang thanh. Chình vì vậy, một bộ phận
không nhỏ người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
2. Thực trạng công tác thanh tra việc chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải
Dương
Trong bốn ngày 26 - 29/10/2008, Đoàn giám sát của Ủy ban các vấn đề
xã hội của Quốc hội do đồng chí Lương Phan Cừ - Phó chủ nhiệm Ủy ban dẫn
đầu đã tới thăm và làm việc tỉnh Hải Dương. Tiếp và làm việc với đoàn có các
đồng chí: Hoàng Dân Mai – Phó bí thư thường trực tỉnh ủy; Nguyễn Ngọc Hải -
Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Đoàn đại
biểu quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; UNND thành phố Hải Dương.
Đoàn đã thực hiện công tác thanh tra việc chăm sóc người khuyết tật với
nội dung như sau: Thanh tra công tác trợ giúp xã hội; thanh tra công tác hỗ trợ
học nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật; thanh tra công tác y tế -
giáo dục; thanh tra công tác văn hóa, thể dục, thể thao đối với người khuyết tật.
Kết quả cuộc thanh tra được phản ánh như sau
2.1. Thanh tra công tác trợ giúp xã hội
a. Ưu điểm
Nhìn chung công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật đã được tỉnh
Hải Dương thực hiện hết sức nghiêm túc đúng đối tượng, đúng qui định. 6 tháng
đầu năm 2007 đã có 2.461 người khuyết tật được hưởng trợ cấp (trong đó 1.678
11
người khuyết tật và 783 người bị nhiễm chất độc hóa học). Có 137 người khuyết
tật nặng được chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ người già người khuyết
tật, có 60 trẻ khuyết tật được nuôi dưỡng tại trung tâm trẻ mồ côi khuyết tật. Với
mức trợ cấp thường xuyên cho người khuyết tật ở cộng đồng cao hơn gấp 2,6 lần
so với mức thấp nhất của Trung ương quy định đã cho thấy sự phát triển trong
công tác trợ giúp xã hội. Đây là một điểm đáng biểu dương đối với tỉnh Hải
Dương
b. Hạn chế
Qua thanh tra đột xuất thực tế và đối chiếu với báo cáo, đoàn thanh tra
phát hiện chế độ tiền ăn của: Người khuyết tật và nhóm trẻ khuyết tật nhẹ là
250.000đồng/tháng (báo cáo khai là 350.000đồng/tháng, sai lệch
100.000đồng/tháng); Người khuyết tật và nhóm trẻ khuyết tật nặng
300.000đồng/tháng (báo cáo khai là 400.000đồng/tháng, sai lệch
100.000đồng/tháng).
Đối tượng Báo cáo Kết quả thanh tra Sai lệch
NKT và nhóm trẻ
khuyết tật nhẹ
350.000đồng/thán
g
250.000đồng/tháng 100.000đồng/tháng
NKT và nhóm trẻ
khuyết tật nặng
400.000đồng/thán
g
300.000đồng/tháng 100.000đồng/tháng
Bảng 1. Bảng kê khai sai lệch trong công tác trợ giúp xã hội đối với
ngươì tàn tật tỉnh Hải Dương năm 2007
Kết quả trên cho ta thấy những uổn khúc trong công tác trợ giúp xã hội
đối với người khuyết tật tỉnh Hải Dương. Một câu hỏi được đặt ra: “Liệu số tiền
sai lệch đó Sở LĐ – TB &XH tỉnh Hải Dương sử dụng vào mục đích gì?”. Cho
đến nay câu hỏi đó vẫn chưa được các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương trả lời.
12
Như chúng ta đã biết người khuyết tật là đối tượng yếu thế trong xã hội, họ
không chỉ gặp những khó khăn rắc rối về vật chất mà cả tinh thần, với chế độ
tiền ăn như vậy không biết người khuyết tật tỉnh Hải Dương có đủ để đảm bảo
sức khỏe hay không? Thực sự xã hội ta đã công bằng, chính xác chưa?
Với những sai phạm, thiếu sót trên đã gây ra một số bất bình trong lòng
dân. Đoàn thanh tra đã yêu cầu Sở LĐ – TB&XH tỉnh Hải Dương làm rõ lí do vì
sao lại có sự sai lệch như vậy và yêu cầu sửa chữa, thực hiện theo đúng chế độ
tiền ăn do nhà nước quy định.
2.2. Thanh tra công tác hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người
khuyết tật tỉnh Hải Dương
a. Ưu điểm
Kết quả thanh tra cho thấy, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế trên
địa bàn tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiên thuân lợi cho 500 người khuyết tật được
chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm, làm việc tại nhà phù hợp với sức khỏe và
khả năng lao động của mình. Khi tham gia học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở
dạy nghề do Nhà nước quản lý người khuyết tật đều được hưởng các chế độ:
Được giảm 50% mức học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ
31% đến 40%, được miễn học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy
giảm từ 41% trở lên. Đã có gần 3.000 lượt người khuyết tật được vay vốn với lãi
suất ưu đãi. Đây là một kết quả cao hơn so với các tỉnh khác. Nguyên nhân được
ghi nhận trong kết quả thanh tra là do các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đã chú trong quan tâm tới người khuyết tật: Đã trang bị kiến thức cho
người khuyết tật, giới thiệu thị trường tiêu thụ sản phẩm hay giới thiệu các nghề
dịch vụ, sửa chữa máy tính, xe máy có thu nhập cao cho người khuyết tật.
b. Hạn chế
Có những doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Sao vàng, Doanh nghiệp
cắt may thời trang đã mạo nhận là sử dụng nhân công là người khuyết tật để
13
được vay vốn sản xuất. Nguyên nhân là do chính người khuyết tật cũng đồng
tình làm hồ sơ, các chủ doanh nghiệp chưa hiểu nhưng qui định về pháp lệnh
người khuyết tật, trách nhiệm của cán bộ chính quyền cơ sở không giám sát chặt
chẽ vẫn xét duyệt hồ sơ gủi lên trên.
Có 3 doanh nghiệp: Doanh nghiệp Dệt Tân An, doanh nghiệp giấy Phú
Xuân, doanh nghiệp gốm sứ Thanh Hà đều không sử dụng nhân công là người
khuyết tật. Bởi theo pháp lệnh người khuyết tật: Các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ bắt buộc lao động
là người tàn tật vào làm việc. Cụ thể
2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện
kim, hóa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây
dựng cơ bản, vận tải.
3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại.
Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do ban giám đốc cúng
không hề biết quy định về pháp lệnh người tàn tật. Họ vẫn còn có thái độ kì thị,
phân biệt đối xử người khuyết tật. Coi họ là người thừa, người vô ích trong xã
hội.
Theo quy định pháp lệnh người tàn tật: Thời giờ làm việc của người
khuyết tật không được quá 7giờ trong một ngày, không được sử dụng người tàn
tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ nhưng thực tế
ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại vẫn còn có tình trạng công nhân là người tàn tạt
phải làm việc trên 10h, có một số công nhân bị suy giảm khả năng lao động từ
51% trở lên vẫn làm thêm giờ. Nguyên nhân chính là do sự cưỡng ép, bắt buộc
của nhà máy hoặc do từ chính bản thân người khuyết tật muốn thay đổi, cải thiện
cuộc sống. Ông Phạm Quảng Ánh (giám đốc nhà máy) cho biết: “Sở dĩ chúng tôi
lại mắc sai phạm như trên là do có những lúc cao điểm chúng tôi thiếu công nhân
nên phải huy động tất cả công nhân trong xí nghiệp làm việc”
14
Với những sai phạm như trên theo quy định của pháp lệnh người tàn
tật Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bị phạt 2 triệu đồng vì sử dụng lao động là người
tàn tật làm việc quá 7 giờ trong một ngày, bị phạt 10 triệu đồng vì đã sử dụng lao
động bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên. Tổng số tiền vi phạm mà
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại phải nộp là 12 triệu đồng. Số tiền này sẽ được bổ
sung vào công quỹ của Nhà nước dành riêng cho người khuyết tật.
Với một số hạn chế như trên, đoàn thanh tra đã nhắc nhở và yêu cầu
các cấp chính quyền, các tổ chức các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện theo
đúng pháp lệnh người tàn tật trong công tác hỗ trợ học nghề và giải quyết việc
làm.
2.3. Thanh tra công tác Y tế - giáo dục
a. Ưu điểm
Kết quả thanh tra cho thấy với số tiền ủng hộ gần 8 tỉ đồng, trong vòng
năm qua đã có gần 70 đợt khám sức khỏe , có gần 2.068 người khuyết tật được
tặng xe lăn, 742 người khuyết tật được lắp chân tay giả, 78 người được phục hồi
chức năng, phẫu thuật chỉnh hình. Toàn tỉnh đã có khoảng gần 400 người được
miễn giảm học phí, hơn 700 người được trợ giúp về vở viết, sách giáo khoa.
b. Hạn chế
Công tác thanh tra việc thực hiện chính sách y tế đối với người khuyết
tật ở tỉnh Hải Dương cũng phát hiện ra nhiều sai sót. Hàng năm, ngân sách Nhà
nước do tỉnh phân về các huyện cũng tương đối cao nhưng trong toàn tỉnh chỉ
còn gần 5.000 người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế, đạt 32,1%. Như vậy,
diện bao phủ của chính sách hỗ trợ y tế dành cho người khuyết tật còn hẹp, chưa
đảm bảo tính công bằng. Qua tìm hiểu cho thấy, cán bộ y tế còn khá quan liêu,
bao cấp, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ chưa tốt. Khi hỏi đồng chí Nguyễn
Trung Giang (phụ trách mảng Bảo trợ xã hội – Sở LĐ – TB&XH) đồng chí cho
biết “Mặc dù chúng tôi đã phân chỉ tiêu cấp bảo hiểm y tế rất rõ ràng cho các
15
huyện nhưng bây giờ chúng tôi không hiểu tại sao các huyện lại không cấp bảo
hiểm y tế tới người khuyết tật. Chúng tôi xin hứa xe tìm ra nguyên nhân và có
cách quản lý chặt chẽ hơn”. Ngay sau đó, đoàn thanh tra đã nhắc nhở, cảnh cáo
và yêu cầu có những sửa đổi và quản lý một cách chặt chẽ hơn.
2.4. Thanh tra công tác văn hóa, thể dục thể thao đối với người khuyết tật
Phải nói rằng , công tác văn hóa, thể dục thể thao đối với người khuyết
tật đã được tỉnh Hải Dương thực hiện hết sức nghiêm túc, không có một sai sót
nào khi tiến hành thanh tra công tác này. Qua thanh tra cho thấy, Sở LĐ –
TB&XH tỉnh Hải Dương đã khuyến khích người khuyết tật thành lập nhiều CLB
như: CLB người khuyết tật, CLB phụ nữ người khuyết tật Đặc biệt, Sở LĐ –
TB&XH tỉnh Hải Dương đã chủ động phối hợp với các ban ngành trong việc đầu
tư xây dựng nhiều công trình mới, thiết kế, chế tạo dụng cụ cho người khuyết tật.
Dự án xây dựng Trung tâm người khuyết tật trên diện tích 5.000m2 ở thành phố
Hải Dương đã được thực hiện đúng tiến độ, không có sự sai sót đáng tiếc xảy ra.
Nguyên nhân đạt được trong kết qua thanh tra đã đề cập rất rõ là do các cấp
chính quyền tỉnh Hải Dương, đặc biệt Sở LĐ – TB&XH đã thực sự quan tâm tới
đời sống người khuyết tật. Luôn nhận thức được người khuyết tật là đối tượng
yếu thế trong xã hội. Vì vậy, họ rất hay mặc cảm, tự ti. Thông qua các hoạt động
văn hóa, thể dục thể thao sẽ giúp họ tái hòa nhập cộng đồng và phát huy các tiềm
năng sáng tạo, đảm bảo sức khỏe.
3. Đánh giá công tác thanh tra việc chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn
tỉnh Hải Dương
3.1. Ưu điểm
Tiến hành thanh tra trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo công
bằng trong suốt quá trình thanh tra.
16
Các thanh tra đảm bảo về tư chất cũng như trình độ chuyên môn trong
lĩnh vực lao động xã hội.
Thanh tra một cách khoa học, nội dung rõ ràng, không gây phiền toái
cho các cấp.
Đã xử lý theo thẩm quyền đối với những công tác mắc sai phạm
3.2. Hạn chế
Lực lượng thanh tra còn mỏng chỉ có 3 người nên gặp rất nhiều khó
khăn trong công tác thanh tra. Bởi ở cuộc thanh tra có 4 công tác cần phải thanh
tra. Như vậy, sẽ làm mất thời gian của đơn vị được kiểm tra.
Kết quả thanh tra mới chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, cảnh cáo, sửa đổi.
Thiếu sự tuyên dương, khích lệ mặt tốt.
Chưa thanh tra ở lĩnh vực tài chính. Đây là một lĩnh vực hết sức nhạy
cảm, đã có rất nhiều tỉnh mắc sai phạm ở lĩnh vực này.
17
KẾT LUẬN
Bác Hồ đã từng nói: “Có thể nói, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng
và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt”. Theo lời dặn của Bác,
trong những năm qua Đảng – Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác thanh tra,
luôn xác định thanh tra là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình
lãnh đạo quản lý.
Trong bài viết này, một lần nữa em muốn đánh giá lại công tác thanh tra
việc chăm sóc người khuyết tật tỉnh Hải Dương để chúng ta cùng nhìn nhận tầm
vai trò quan trọng của hoạt động thanh tra, những việc đã làm được và chưa làm
được của Sở LĐ – TB&XH tỉnh Hải Dương trong công tác chăm sóc người
khuyết tật; từ đó rút ra giải pháp và có những điều chỉnh kịp thời. Em tin chắc
rằng, với thái độ làm việc nghiêm túc thì trong những năm tới hoạt động thanh
tra sẽ được tiến hành một cách khoa học và đem lại nhiều quyền lợi cho các đối
tượng yếu thế trong xã hội.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng chuyên đề thanh tra – Trường Đại học Lao động – Xã hội
2. Luật thanh tra 2004
3. Báo cáo kết quả thực hiện công tác chăm sóc người khuyết tật năm
2007 của Sở LĐ – TB&XH tỉnh Hải Dương
4. Trang web. Haiduong.vn
MỤC LỤC
19
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Khái niệm người tàn tật
2. Khái niệm thanh tra
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC CHĂM
SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Thực trạng công tác chăm sóc người khuyết tật tỉnh Hải Dương
1.1. Những kết quả đạt được
1.2. Những kết quả chưa đạt được
2. Thực trạng công tác thanh tra việc chăm sóc người khuyết tật tỉnh Hải Dương
2.1. Công tác trợ cấp xã hội
2.2. Công tác hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
2.3. Công tác Y tế - giáo dục
2.4. Công tác Văn hóa, thể dục, thể thao đối với người khuyết tật
3. Đánh giá công tác thanh thanh tra việc chăm sóc người khuyết tật tỉnh Hải
Dương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20