Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.97 KB, 23 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, nhân loại trong thế kỷ 21 vẫn đang đứng trước
bao tai ương về chiến tranh, môi trường, nghèo đói, dịch bệnh và đủ thứ tai
họa khác. Riêng ở nước ta, chiến tranh dù đã qua hơn 30 năm nhưng bao
người con thân yêu của đất nước và con cháu, gia đình họ vẫn đang phải
gánh chịu những hậu quả khốc liệt của chiến tranh; hậu quả của chất độc da
cam, của thương tật, bệnh tật ; Trong khi họ đã hy sinh bao máu xương để
giành độc lập tự do, hòa bình cho đất nước. Lương tâm và nghĩa vụ đòi hỏi
chúng ta, những người lành mạnh phải quan tâm chăm sóc những con
người bất hạnh ấy. Tạo những điều kiện tốt nhất giúp họ có việc làm phù
hợp và được học tập, vui chơi giải trí , và nhất là bày tỏ tình cảm thương
yêu chân thành, ra sức động viên, giúp đỡ trên mỗi bước vươn lên của họ.
Thời gian qua, các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương
đã tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong các
lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, khám chữ bệnh
Qua đó, đời sống của phần lớn người khuyết tật được cải thiện rõ rệt, vai trò
và sự đóng góp bình đẳng của người tàn tật cũng ngày càng được khảng định
trong các lĩnh vực đời sống, xã hội.
Là quê hương có truyền thống nhân đạo “Uống nước nhớ nguồn”,
trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến “Công tác chăm
sóc người khuyết tật”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách
chăm sóc người khuyết tật vẫn còn những bất cập, một số quy định của pháp
luật vẫn chưa đi vào cuộc sống. Các qui định liên quan đến chính sách đối
với người khuyết tật còn thiếu, chưa đồng bộ; biện pháp tổ chức thực hiện
chưa thực sự hiệu quả; Việc tiếp cận các công trình, cơ sơ văn hóa, vui chơi,
giải trí của một bộ phận người khuyết tật còn nhiều trở ngại, khó khăn
1
Nắm bắt được vấn đề này, sinh viên đã chọn chuyên đề “ Thực trạng
công tác chăm sóc người khuyết tật ở Tỉnh Hải Dương” như góp tiếng nói bé
nhỏ để kêu gọi mọi người hãy thể hiện trách nhiệm và lương tâm của mình,
cùng với Đảng và Nhà nước làm tốt hơn nữa “Công tác chăm sóc người


khuyết tật”.
Để thực hiện được chuyên đề này, sinh viên đã được sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân, tập thể và các cơ quan khác.
Sinh viên xin chân thành cám ơn Th.S Lê Thị Dung, Thư viện Trường
ĐH Lao động – Xã hội, Thư viện Quốc Gia, Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội Tỉnh Hải Dương.
Do kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
SV. Phạm Tiến Nam
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm và một số khái niệm có liên quan
a. Khái niệm người khuyết tật
Theo pháp lệnh người khuyết tật: Người tàn tật là người khiếm khuyết
một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện ở nhiều dạng tật
khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động, thiếu việc làm, sinh hoạt gặp
nhiều khó khăn.
Theo mô hình từ thiện: Người khuyết tật như những nạn nhân của việc
suy giảm chức năng và họ cho rằng tình trạng của họ rất bi đát và họ cần có
những trợ giúp đặc biệt.
Theo mô hình giáo dục: Người khuyết tật là người có vấn đề về thể
chất cần điều trị. Cách tiếp cận này đẩy người khuyết tật vào tình thế bị động
Theo mô hình tiếp cận xã hội: Người khuyết tật là kết quả của việc tổ
chức xã hội (xã hội tổ chức không tốt nên người khuyết tật phải đối mặt với
nhiều vấn đề) “Thái độ, môi trường, thể chế”.
b. Nguyên nhân người khuyết tật
- Bẩm sinh di truyền

- Bệnh tật
- Tai nạn giao thông
- Tai nạn lao động
- Thương tật do chiến tranh
c. Phân loại người khuyết tật
- Khuyết tật trí tuệ: Thiểu năng trí tuệ, mức độ trung bình, mức độ
nặng, mức độ rất nặng.
3
- Khuyết tật vận động: Tổn thương 1 chi, 2 chi, 3 đến 4 chi, khuyết tật
ở cơ quan phát âm.
- Khuyết tật về giác quan: Khiếm thính, khiếm thị
- Khuyết tật về ngôn ngữ
- Bệnh tâm thần
- Tàn tật đa thể
- Tàn tật cơ thể
- Tự kỷ - thu mình
1.2 Quan điểm của Đảng – Nhà nước và chính quyền địa phương về công
tác chăm sóc người khuyết tật
Trong bất kỳ mọi thời đại, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm
sóc, bảo vệ người khuyết tật.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách mới nhằm khuyến
khích, củng cố, phát triển công tác dạy nghề và sản xuất của người tàn tật.
Điều 1 Quyết định số 15/TTg ngày 20/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ đã
khảng định: “Các cơ sở sản xuất – kinh doanh do thương binh, bệnh binh và
người tàn tật lập ra để cải thiện đời sống và phục hồi chức năng toàn diện
của mình theo chủ trương và luật pháp hiện hành được Nhà nước bảo hộ và
khuyến khích phát triển ”. Điều 5 Quyết định này còn quy định: “Thương
binh, người tàn tật và các thành viên khác làm việc tại cơ sở kinh tế của
thương binh, người tàn tật nếu học tập nâng cao tay nghề, đào tạo lại nghề
tại các trường, trung tâm dạy nghề do Nhà nước quản lý được miễn học phí,

được xét cấp học bổng theo quy định của Nhà nước”.
Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cộng
đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn
sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì vậy, ngày 30/7/1998
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật. Theo
4
pháp lệnh này, việc bảo vệ chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hòa
nhập cộng đồng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và gia đình
đối với người tàn tật.
Tại buổi lễ tổng kết thực hiện công tác chăm sóc người khuyết tật tỉnh
Hải Dương năm 2007, đồng chí Vũ Mạnh Hải - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải
Dương đã nêu rõ kết quả đạt được trong công tác chăm sóc người khuyết tật
và đề ra phương hướng cho năm sau. Đồng chí đã nhấn mạnh sự cần thiết
của công tác chăm sóc người khuyết tật. Đây là việc làm mang tính nhân văn
sâu sắc, nó thể hiện sự quan tâm của Đảng – Nhà nước và nhân dân. Đồng
thời qua đây cũng là dịp để toàn Đảng, toàn dân tri ân báo đáp công lao to
lớn đối với những người đã có những cống hiến hy sinh lớn lao cho tổ quốc.
Tóm lại, quan điểm của Đảng – Nhà nước, Tỉnh Hải Dương về công
tác chăm sóc người khuyết tật đã nói lên trách nhiệm của mỗi công dân Việt
Nam đối với dân tộc, đối với đất nước với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ người trồng cây”
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Điều kiện tự nhiên
Hải Dương có diện tích: 2.372 km2, dân số: 3.2 triệu người. Có 12
đơn vị hành chính (TP Hải Dương, Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Ninh
Giang, Thanh Miện, Kim Tành, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Bình Giang,
Kinh Miện).
2.2. Về điểu kiện kinh tế - xã hội
Hải Dương có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển Nông – Lâm
nghiệp, Công nghiệp và Du lịch - Dịch vụ. Ở đây, có nhiều danh lam thắng

cảnh nổi tiếng: Côn Sơn –Kiếp Bạc, Đền Cao
Đây là một vùng đất giàu bản sắc văn hoá dân tộc, mang đậm dấu ấn
của nền văn hóa Việt Nam.
5
Hải Dương có nguồn lao động khá dồi dào: Rất chăm chỉ, chịu khó,
có kiến thức văn hoá và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến.
Hiện nay, toàn tỉnh Hải Dương có gần 30 trường Trung học, Cao đẳng
và Đại học (không kể các trường do huyện, thị quản lý) với đội ngũ giáo
viên gần 1.000 người và trên 13.000 học sinh theo học/năm, hàng năm tốt
nghiệp trên 4.000 học sinh cung cấp cho đội ngũ lao động của tỉnh ngày
càng đông đảo.
Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên - điều kiện kinh tế xã hội là nguồn
lực to lớn cả về vất chất lẫn tinh thần để thực hiện công tác chăm sóc người
khuyết tật của Tỉnh.
6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Thực trạng “Người khuyết tật” ở tỉnh Hải Dương
1.1. Số lượng người khuyết tật
Tổng số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh là 26.156 người, chiếm tỷ
lệ 1,6% dân số toàn tỉnh. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ NKT huyện Chí Linh
cao nhất là 3.638 người (chiếm 2,5%) dân số của huyện và thấp nhất là TP
Hải Dương 923 người (chiếm 0,7%), còn lại Nam Sách là 1.785 (chiếm
1,3%), Thanh Hà 2.319 người (chiếm 1,4%), Ninh Giang 1.402 người
(chiếm 1%), Thanh Miện 1.916 người (chiếm 1,5%), Kim Thành 1.823
người (chiếm 1,5%), Tứ Kỳ 3.108 người (chiếm 1,9%), Gia Lộc 3.258 người
(chiếm 2,2%), Cẩm Giàng 1.718 người (chiếm 1,4%), Bình Giang 1.966
người (chiếm 1,9%), Kinh Môn 2.291 người (chiếm 1,4%). Trong đó
Phân bố theo nhóm tuổi

+ NKT ở độ tuổi lao động từ 16 – 40 tuổi là cao nhất, chiếm 32,7%
tổng số NKT
+ NKT ở nhóm tuổi từ 1 – 5 tuổi là thấp nhất 487 người, chiếm 1,9%,
chủ yếu dị tật bẩm sinh
Phân bố theo giới
+ Nam 11.212 người (chiếm 42,9%)
+ Nữ 14.944 người (chiếm 57,1%)
Phân bố theo nghề nghiệp
+ NKT không có khả năng lao động 15.456 người (chiếm 58,1% tổng
số NKT)
+ NKT chủ yếu ở nông thôn làm ruộng 7.234 người (chiếm 27,7%)
7
Phân loại NKT theo từng nhóm tàn tật
+ NKT về vận động cao nhất 7.413 người (chiếm 28,3%)
+ NKT về mất cảm giác là thấp nhất 228 người (chiếm 0,9%)
Phân bố mức độ tàn tật của NKT
+ Mức dộ 0 là 10.830 người (chiếm 41,4% tổng số NKT)
+ Mức độ 1 là 9.480 người (chiếm 36,2%)
+ Mức độ 2 là 5.846 người (chiếm 22,4%)
Phân loại mức độ khuyết tật theo nhóm
+ Nhóm khó khăn vận động cao nhất là 7.413 người
+ Nhóm mất cảm giác có số lượng thấp nhất là 228 người
+ Mức độ tàn tật của nhóm khó khăn vận động chủ yếu ở mức độ 2
(40,5%) và mức độ 1 (31,9%)
+ Mức độ mất cảm giác lại chủ yếu ở mức độ 0 và 1: 41,7% và 36,8%
Phân loại theo nhóm khó khăn vận động
+ Trong nhóm khó khăn vận động chủ yếu là liệt 1 chi dưới 1.853
người, chiếm 25%; tiếp đến là bại não 1.642 người, chiếm 22,2%
+ Người cụt 2 chi trên thấp nhất 45 người, chiếm 0,6%
Phân loại nhóm khó khăn vận động theo nguyên nhân

+ Người có khó khăn vận động nguyên nhân chủ yếu là di chứng bệnh
tật và chưa rõ nguyên nhân 5.517 người, chiếm 60.9%.
+ Người khó khăn vận động do nguyên nhân bẩm sinh 1.920 người,
chiếm 25,9%.
+ Người khó khăn vận động do tai nạn đứng thứ 3 là 651 người,
chiếm 8,8%.
+ Người khó khăn vận động do bị thương chỉ có 325 người, chiếm
4,4%.
8
Phân loại nhóm khó khăn vận động theo mức độ
+ Người khó khăn vận động do liệt 1 chi dưới chủ yếu ở mức độ 0
(chiếm 50%) và mức độ 2 (chiếm 31,7%). Người ở mức độ 1 chỉ có 18,3%.
+ Người khó khăn vận động do bại não chủ yếu ở mức độ 2 (chiếm
51%) và mức độ 1 (chiếm 41,8%), ở mức độ 0 chỉ có 7,2%. Nhìn chung
trong nhóm khó khăn vận động chủ yếu ở hai mức độ: 2 và 1
1.2. Hoàn cảnh sống
Theo báo cáo của Sở Lao động – TB &XH tỉnh Hải Dương thì phần
lớn người khuyết tật sống cùng với gia đình (chiếm 85,9%), số người khuyết
tật sống độc thân (chiếm 4,31%), số người khuyết tật sống trong bảo trợ xã
hội của tỉnh là 0,99%, số người khuyết tật sống lang thang (chiếm 8,8%).
Như vậy, có thể thấy được hoàn cảnh sống của người khuyết tật gặp
rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: NKT phụ thuộc hoàn toàn và không
hoàn toàn chiếm 75%, chỉ có 25 % NKT có cuộc sống tự lập. Họ phải sống
trong những ngôi nhà đã xuống cấp một cách trầm trọng, quá dột nát, sụt
lún, không đảm bảo đến tính mạng của họ; họ thiếu cả đồ dùng sinh hoạt tối
thiểu cần có như: Tivi, đài, tủ Đã vậy, thu nhập gia đình NKT quá thấp
dưới 80.000 đồng/người/tháng (chiếm 63,1%), rất ít NKT có thu nhập khá
trên 150.000 đồng/người/tháng (chiếm 8%).
Họ luôn có tâm lý mặc cảm, tư ti, lo lắng, sống khép mình, không hòa
nhập và cho rằng mình là người bỏ đi trong xã hội. Họ thường xuyên khủng

hoảng tâm lý, không muốn chấp nhận sự thật hay ở trong trạng thái căng
thẳng, khó chịu, mệt mỏi.
1.3. Việc làm
Ở tỉnh Hải Dương có gần 30% số người khuyết tật có việc làm, tự
nuôi sống mình và tham gia đóng góp cho xã hội bằng nhiều công việc khác
nhau. Tỷ lệ NKT có nhu cầu song chưa có việc làm là hơn 10%. Đây là một
9
con s bỏo ng i vi tt c chỳng ta v mt cõu hi c t ra nguyờn
nhõn ti sao 10% NKT khụng xin c vic.
Nh chỳng ta ó bit, ngi b khuyt tt a s do bm sinh, bnh tt
v tai nn lao ng. c bit, cú nhiu ngi b a tn tt (va cõm, va ic
hoc b khim khuyt c v vn ng, th giỏc, trớ tu ). Sc khe yu, li
khụng c hc hnh y nờn c hi kim vic lm ca h gn nh
khụng cú. õy l nguyờn nhõn chớnh khin h khụng tỡm c vic lm,
phi sng da vo gia ỡnh v tr cp xó hi.
1.4. Trỡnh hc vn
Nhìn chung trình độ học vấn của ngời khuyt tật ở mức độ thấp: Tỷ lệ
ngời khuyt tật mù chữ chiếm 26,7%; tỷ lệ ngời khuyt tật hết cấp I chiếm
36,3%; tỷ lệ ngời khuyt tật hết cấp II chiếm 24,5%; tỷ lệ ngời khuyt tt hết
cấp III chiếm 8%; ngời khuyt tật có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm
4,5%; không có ngời khuyết tật có trình độ đại học, trên đại học.
1.5. Nguyn vng ca ngi khuyt tt
Theo kt qu iu tra, s ngi khuyt tt cú nhu cu cú nhu cu phc
hi chc nng chim t l cao (chim 73%), s khụng cú nhu cu phc hi
chc nng (chim 2,7%). Trong s ngi khuyt tt 12 huyn, th, a s
ngi khuyt tt cú nhu cu phc hi chc nng. S ớt ngi khuyt tt
khụng cú nhu cu phc hi chc nng, cú th do mc khuyt tt quỏ nng
hoc iu kin kinh t khú khn. Riờng huyn Gia Lc s ngi khuyt tt
khụng cú nhu cu phc hi chc nng chim t l ln, cú th do s ngi
khuyt tt õy ch yu mc 0 hoc mc 2. 97,7% ngi khuyt tt

mong mun gia ỡnh bit cỏch x lý, chm súc vi ngi khuyt tt. Phn
ln ngi khuyt tt u cú nhu cu tham gia vo cỏc hot ng giỳp gia
ỡnh, ni trỳ, thm chớ c tham gia lao ng sn xut (67%; 57,1% v
46,9%). Mt s ngi khuyt tt cũn cú nhu cu tham gia cỏc hot ng xó
10
hội (13,1%). Phần lớn gia đình người khuyết tật đều có nguyện vọng được
chăm sóc người khuyết tật tại nhà và có nhu cầu phục hồi chức năng cho
người khuyết tật để họ có cơ hội được hòa nhập vào cộng đồng. Một số ít gia
đình muốn đưa người khuyết tật vào cơ sở nuôi dưỡng, có thể do kinh tế
hoặc do tình cảm.
2. Thực trạng công tác chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương
2.1. Những kết quả đạt được
a. Công tác trợ cấp xã hội
Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã có rất nhiều chính sách
quan tâm, giúp đỡ và chăm lo tới người khuyết tật. Năm 2006, tỉnh đã xem
xét và trợ cấp cho 1.878 người khuyết tật nặng, trong đó có 1.437 người
khuyết tật nặng hưởng mức trợ cấp 170.000 đồng/người/tháng và 441 người
do bị nhiễm chất độc hóa học không tự phục vụ được hưởng mức trợ cấp
120.000đồng/tháng. 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh đã xem xét trợ cấp cho
2.461 người khuyết tật, trong đó người khuyết tật là 1.678 người và 783
người bị nhiễm chất độc hóa học. Mức trợ cấp thường xuyên cho người
khuyết tật ở cộng đồng tại Hải Dương cao hơn gấp 2,6 lần so với mức thấp
nhất của Trung ương quy định. Những người tàn tật nặng, không nguồn thu
nhập, không người nuôi dưỡng, không nơi nương tựa được tiếp nhận vào
trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc nuôi dưỡng. Trung tâm bảo trợ người
già người khuyết tật của Tỉnh hiện đang chăm sóc nuôi dưỡng 137 người tàn
tật nặng. Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật nuôi dưỡng 60 tuổi trẻ
mồ côi, khuyết tật, ngoài ra trung tâm còn tiếp nhận chăm sóc 65 trẻ khuyết
tật ở cộng đồng do cha mẹ gửi và đóng góp học phí. Chế độ tiền ăn của
người khuyết tật và nhóm trẻ khuyết tật nhẹ là 350.000đồng/tháng, trẻ

khuyết tật nặng 400.00đồng/tháng, ngoài ra các trung tâm còn trích nguồn
11
kinh phí bảo trợ bổ sung vào các bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho đối tượng,
với các mức ăn trên cao gấp 2 lần so với mức qui định thấp nhất của trung
ương. Các trẻ em khuyết tật và người khuyết tật hàng ngày đều được tập vật
lý trị liệu và phục hồi chức năng, tập dưỡng sinh sức khỏe được nâng lên
và tình trạng bệnh tật có phần giảm bớt. Những người liệt nằm tại chỗ được
chăm sóc phục vụ tại giường. Chăm sóc về tinh thần, trung tâm có phòng
tuyên truyền, phòng đọc sách, sinh hoạt giải trí, tổ chức cho người khuyết tật
đi thăm quan, giao lưu, học tập
b. Công tác hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cơ sở dạy nghề, các
tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho
gần 500 người khuyết tật được chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm, làm
việc tại nhà phù hợp với sức khỏe và khả năng lao động của mình. Khi tham
gia học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý người
khuyết tật đều được hưởng các chế độ: Được giảm 50% mức học phí đối với
người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31% đến 40%, được miễn học
phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên. Như
vậy, có thể thấy được, những chính sách hết sức đãi ngộ trong công tác học
nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương.
Chị Lê Thị Thủy (Hội người mù huyện Kinh Môn) hiện dang hành
nghề xoa bóp bấm huyện cho biết “Nghề này rất tốt đối với người mù vì vừa
phù hợp với khả năng, sức khỏe, vừa thu nhập cao hơn những công việc
khác chúng tôi đã và đang như làm chổi, chẻ tăm tre hay tăm nhang. Mỗi lần
thực hiện xoa bóp bấm huyệt cho khách khoảng 60 phút thu 10 ngàn đồng,
bình quân thu nhập khoảng 400 – 500 ngàn đồng/người/tháng”.
Hay em Nguyễn Văn Sơn (Hội người mù huyện Kim Thanh) tâm sự:
“Do bệnh tật nên em phải cắt một chân. Hiện tại em không có công ăn việc
12

làm. Cán bộ dự án Tây Ban Nha mời ra xã để phỏng vấn tham gia vào
chương trình dạy nghề. Em được học nghề miễn phí. Dụng cụ, dao, dùi em
cũng được cung cấp. Nếu làm hỏng sản phẩm thì em không phải đến. Mỗi
tháng, chúng em được 180 ngàn đồng tiền ăn trưa. Mỗi nhóm của lớp được
100 ngàn đồng tiền trợ giúp mỗi thán để ai ốm đau đi thăm hỏi”.
Không chỉ vậy, có khoảng gần 3.000 lượt người khuyết tật được
vay vốn với lãi suất ưu đãi, được chính quyền địa phương giúp đỡ về chuyển
giao công nghề, hướng dẫn sản xuất và kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Đa số,
người khuyết tật tập trung vào phát triển mô hình VAC hay các hoạt động
buôn bán nhỏ, các nghề dịch vụ như sửa chữa máy tính, xe máy. Vì thế đã có
gần 700 hộ gia đình người khuyết tật thoát nghèo, với mức thu nhập khá ổn
định từ 500.000đ – 1.000.000đ/tháng.
Ông Đào Đức Minh (Hội chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương) cho biết:
“Chúng tôi giúp vốn để họ đi lên bằng chính khả năng của mình. Nếu họ còn
thiếu kiến thức làm ăn thì chúng tôi dạy nghề. Và nếu muốn tiếp cận với thị
trường thì chúng tôi giới thiệu họ đến những đơn vị tài chính, những tổ chức
khác để được giúp đỡ”.
Đa số các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
Tỉnh đã tuyển dụng lao động là người khuyết tật theo đúng qui định như
sau: 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện
kim, hóa chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác
khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải; 3% đối với doanh nghiệp thuộc các
ngành còn lại.
Đặc biệt, trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật Tỉnh Hải
Dương đã tổ chức một số nghề cho 120 người khuyết tật với các nghề như
tin học, điện dân dụng, may công nghiệp Trung tâm luôn nhận được sự
ủng hộ của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, sau khi học
13
xong người khuyết tật đều có việc làm và thu nhập ổn định tại các doanh
nghiệp trong tỉnh nhà.

c. Công tác Y tế - Giáo dục
Công tác Y tế - Giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng đối với người
khuyết tật. Bởi đa số, người khuyết tật có sức khỏe yếu suy giảm khả năng
lao động. Hơn nữa họ rất hạn chế trong quá trình tiếp cận các dịch vụ của xã
hội.
Trong vòng hai năm vừa qua, đã có gần 70 đợt khám sức khỏe và
cấp thuốc miễn phí cho người khuyết tật ngay tại những khu vực cư trú của
họ. Có gần 5.000 người khuyết tật được cấp bảo hiếm y tế miến phí. Toàn
tỉnh đã phát động phong trào “Xây dựng Quỹ người khuyết tật” và đã thu
hút nhiều đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ với số tiền gần 8 tỉ
đồng. Với số tiền này, đã có 2.068 người khuyết tật vận động được tặng xe
lăn hỗ trợ sinh hoạt cá nhân, 742 người khuyết tật được lắp chân tay giả,78
người được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng. Đây có thể coi là
một hoạt động hết sức có ý nghĩa, nó đã giúp người khuyết tật giảm bớt
những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể di chuyển dễ dàng để
có thể làm những công việc đơn giản.
Về lĩnh vực giáo dục, học sinh là người khuyết tật được xét hoặc
giảm miễn học phí và các khoản đóng góp khác, được hưởng trợ cấp xã hội
và được xét cấp học bổng theo quy định của Nhà nước. Toàn tỉnh hàng năm
có khoảng gần 400 người được miễn giảm học phí, hơn 700 người được trợ
giúp về vở viết, sách giáo khoa như hội người mù đã mở được hơn 40 lớp
xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho gần 500 lượt cán bộ, hội viên với kinh
phí gần 50 triệu đồng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho một số cháu hòa nhập
các trường giáo dục đặc biệt
14
Như vậy, với chính sách giáo dục – y tế đã tạo điều kiện cho người
khuyết tật có cơ hội được hoàn thiện và phát triển bản thân. Chính bản thân
họ cảm thấy mình được quan tâm, giúp đỡ và từ đó họ không còn cảm thấy
mặc cảm, tự ti.
d. Công tác văn hóa, thể dục thể thao đối với người khuyết tật

Đặc điểm tâm lý chung của người khuyết tật là rất mặc cảm, tự ti,
coi mình là người thừa trong xã hội. Chính vì vậy, với hoạt động văn hóa,
thể dục thể thao sẽ giúp cho người khuyết tật được tái hòa nhập cộng đồng,
phát huy các tiềm năng sáng tạo, đảm bảo sức khỏe.
Trong tỉnh đã có rất nhiều câu lạc bộ, các tổ, đội, nhóm được thành
lập với mục đích thu hút sự tham gia người tàn tật như: CLB người khuyết
tật, CLB phụ nữ khuyết tật, CLB văn nghệ người khuyết tật Qua đây, các
thành viên trong nhóm có sự tương tác, hỗ trợ nhau. Đến với các CLB, tổ,
đội, nhóm họ đều là những người yếu thế trong xã hội nên họ rất cần sự chia
sẻ, cảm thông lẫn nhau.
Nhận thức được điều này, các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương đã
tạo mọi điều kiến thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo công
trình nhà ở, công trình công cộng, thiết kế và chế tạo các dụng cụ cho người
tàn tật. Hiện nay, Tỉnh Hải Dương đang thực hiện dự án xây dựng Trung tâm
hoạt động người thành phố trên diện tích gần 5.000m2, đã cơ bản hoàn thành
việc bồi thường giải phóng mặt bằng, để tiến hành vận động tài trợ xây dựng
các hạng mục công trình
2.2. Những kết quả chưa đạt được
- Theo kết quả điều tra thì ngay tại nơi làm việc, trường học, bệnh
viện, công sở cũng như ngay tại các gia đình có người khuyết tật thì thực
trạng kì thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật vẫn diễn ra một cách
trầm trọng. Nhận thức và thái độ của xã hội về người khuyết tật vẫn còn rất
15
tiêu cực, coi người khuyết tật là “không bình thường”. Có thể nói rằng, kì thị
và phân biệt đối xử là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiệt thòi của
người khuyết tật và việc người khuyết tật không tiếp cận được các cơ hội về
việc làm. Các doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương thường có khuynh hướng chỉ
muốn đóng góp từ thiện cho người khuyết tật hơn là tạo công ăn việc làm
cho người khuyết tật, nhận người khuyết tật vào làm việc. Nguyên nhân
chính là do nhận thức phổ biến coi người khuyết tật là không còn khả năng

lao động hay nếu có thì rất hạn chế; nhận người khuyết tật vào làm sẽ ảnh
hưởng đến năng suất lao động và doanh thu. Trong khi đó trên thực tế người
khuyết tật có khả năng làm được rất nhiều việc khác nhau, thậm chí là rất có
năng khiếu.
-Thực tế hiện nay, các văn bản pháp luật về người khuyết tật đã
bộc lộ một số hạn chế, nhiều quy định chưa được thực hiện hoặc thực hiện
chưa đầy đủ. Ông Nguyễn Quang Trung (Ủy viên ban chấp hành Hội người
khuyết tật thành phố Hải Dương) tỏ ra bức xúc: “Đây là lần đầu tiên, người
khuyết tật chúng tôi tiếp xúc với văn bản luật. Ban tổ chức mời chúng tôi tới
để góp ý, những vừa đọc vừa góp ý, thì biết góp như thế nào? Hơn nữa, mới
nhìn lướt qua, đã thấy luật có quá nhiều khoảng trống, phụ nữ khuyết tật, trẻ
em khuyết tật, NKT trí tuệ, quỹ việc làm cho người khuyết tật đều chưa
được đề cập”.
- Việc tiếp cận các công trình, cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí, nơi
làm việc, trường học của một bộ phận người khuyết tật tỉnh Hài Dương còn
nhiều trở ngại, khó khăn. Người khuyết tật luôn phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn như: Đường tiếp cận cho người dùng xe lăn, thiết bị hỗ trợ hướng
dẫn bằng âm thanh cho người khuyết thị ở những nơi công cộng là không có
hoặc rất ít. Hầu hết các công trình xây dựng trong cả tỉnh đều xây các bậc
lên xuống cao mà không có đường đi dành cho người khuyết tật. Một bộ
16
phận trẻ em khuyết tật vẫn phải học chung với những trẻ em bình thường do
chưa có trường học dành riêng cho trẻ khuyết tật. Hay một số người khuyết
tật sau khi nhận được quyết định có việc làm, đã không giấu nổi băn khoăn
“Liệu ở đó có lối để mình đi được xe lăn và có nhà vệ sinh cho người khuyết
tật không?”.
- Tỷ lệ người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, được phẫu thuật
chỉnh hình còn ít. Số người khuyết tật được cấp bảo hiểm y tế, được hỗ trợ
học nghề, giải quyết việc làm còn thấp. Trong tỉnh vẫn còn tỷ lệ người
khuyết tật sống cô đơn, không nơi nương tựa, sống lang thanh. Chình vì vậy,

một bộ phận không nhỏ người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn trong
cuộc sống.
3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác chăm sóc người khuyết tật
ở tỉnh Hải Dương
3.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền
Bởi công tác tuyên truyền có vai trò rất lớn đối với người dân trong
cộng đồng. Thông qua công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận
thức, từ đó thay đổi hành vi, hành động. Hơn nữa, công tác tuyên truyền hiện
nay rất đa dạng, phong phú, giúp người dân thấy được những thiệt thòi của
người khuyết tật, những khó khăn mà người khuyết tật phải đương đầu. Từ
đó, khơi dạy mọi người lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết yêu thương lẫn nhau
trong mỗi con người.
Vì vậy, phải xây dựng và lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền
một cách phù hợp với người dân trong cộng đồng.
Nội dung tuyên truyền có thể tập trung vào các nội dung sau
17
Tuyên truyền về những chính sách, pháp luật có liên quan đến nhiệm
vụ bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật. Tuyên truyền về trách nhiệm của các
ngành, các cấp, các cá nhân trong cộng đồng.
Nêu gương những người tốt, việc tốt có vai trò trong công tác, bảo vệ
chăm sóc người khuyết tật hay những tấm gương người khuyết tật đã vượt
khó vươn lên, làm giàu chính đáng.
Cần phê phán, lên án những hành vi, những biểu hiện phi đạo đức
xâm phạm đến tính mạng, danh dự hay bóc lột sức lao động người khuyết
tật.
Hình thức tuyên truyền
Tổ chức các cuộc thi về bảo vệ chăm sóc người khuyết tật
Tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, toạ đàm với chủ đề
chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật.
Ngoài ra các ngành, các đoàn thể cần có hình thức tuyên truyền riêng

phù hợp.
3.2. Hoàn thiện pháp lệnh về người khuyết tật
Pháp lệnh về người khuyết tật đã được xây dựng trên tinh thần tạo sự
bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật thực hiện đầy đủ các quyền con
người của mình. Nhưng thực tế nhiều quy định chưa thực sự đi vào đời sống
bởi thiếu chế tài, nguồn lực và sự giám sát.
Vì vậy, các cấp, các ngành cần bám sát Pháp lệnh về người khuyết tật,
hiện thức hóa các điều khoản của Pháp lệnh trong công tác lập kế hoạch
hằng năm cũng như trong việc thực hiện kế hoạch. Đồng thời cũng phải làm
tốt công tác giám sát, tổng kết, đánh giá để thường xuyên cải tiến các hoạt
động sao cho ngày càng tốt hơn.
3.3. Duy trì và mở rộng các mô hình chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật
18
Hiện nay ở tỉnh Hải dương có ba mô hình chăm sóc người khuyết tật:
Mô hình chăm sóc người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ, mô hình chăm sóc
người khuyết tật tại cộng đồng, mô hình chăm sóc người khuyết tật tại gia
đình.
a. Đối với mô hình chăm sóc người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ
Người khuyết tật có cơ hội được chia sẻ tình cảm, hỗ trợ nhau trong
mọi hoàn cảnh khó khăn. Họ được sự chăm sóc của đội ngũ y bác sỹ có trình
độ, có kinh nghiệm. Họ nhận được các khoản trợ cấp: như tiền ăn, ơ, học
hành hay được cấp các phương tiện, dụng cụ chỉnh hình, được phẫu thuật
miễn phí Tuy vậy, ở mô hình này do phải sống xa người thân nên đôi khi
người khuyết tật sẽ thiến thốn tình cảm. Số lượng các đối tượng sống trong
trung tâm nhiều trong khi số lượng cán bộ công nhân viên chăm sóc ít nên
không thể quan tâm chu đáo tới tất cả đối tượng.
b. Đối với mô hình chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng
Sống trong cộng đồng, người khuyết tật sẽ được cộng đồng giúp đỡ
không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần. Họ sẽ được cộng đồng yêu thương,
che chở, đùm bọc, được tham gia các hoạt động do chính cộng đồng tổ chức.

Đặc biệt, ở cộng đồng có rất nhiều cá nhân, tổ chức hảo tâm luôn sẵn sàng
chia sẻ họ. Người khuyết tật có cơ hội được học nghề, cấp vốn và tạo việc
làm. Đây là nguồn lực vật chất quí báu giúp người tàn tật vượt qua những
khó khăn trong cuộc sống. Tuy vậy, có một số bộ phận dân cư trong cộng
đồng vẫn còn có thái độ kì thị, phân biệt đối xử. Đây là nguyên nhân lớn
nhất khiến người khuyết tật khó hòa nhập cộng đồng.
c. Đối với mô hình chăm sóc người khuyết tật tại gia đình
Hiện nay, đa số người khuyết tật ở Tỉnh Hải Dương đang sinh sống tại
mô hình này. Người khuyết tật luôn luôn được sự chăm sóc rất kĩ lưỡng từ
phía những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, ở mô hình này bộc lộ một
19
số hạn chế như sau: Người khuyết tật tự họ cảm thấy mình là gánh nặng cho
gia đình nên họ thường sống khép mình, ít giao lưu với những người xung
quanh. Một số gia đình khuyết tật nghèo gặp khó khăn trong việc chăm sóc
người khuyết tật về dinh dưỡng, sức khỏe, phục hồi chức năng.
Tóm lại, ở cả ba mô hình trên đều có những ưu điểm và hạn chế khác
nhau. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cũng như người dân trong cộng
đồng cùng nhìn nhận và khắc phục những hạn chế ở mỗi một mô hình
KẾT LUẬN
20
Tàn nhưng không phế - câu nói ngắn gọn của chủ tịch Hồ Chí minh
đã thể hiện tư tưởng tích cực, một chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, có ý nghĩa
nâng dắt, động viên con người phấn đấu trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Đó
cũng chính là chủ nghĩa nhân ái Việt Nam trong thời đại mới.
Trong bài viết này, một lần nữa em muốn đánh giá lại thực trạng công
tác chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương để chúng ta cùng nhìn nhận
những việc đã làm được và chưa làm được; từ đó rút ra giải pháp và có
những điều chỉnh kịp thời. Em tin chắc rằng, với sự quan tâm của Đảng –
Nhà nước, sự nhận thức đúng đắn của cộng đồng thì trong những năm tới
công tác chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương sẽ đạt hiệu quả rất

cao.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng chuyên đề Người khuyết tật – Trường Đại học Lao
động – Xã hội
2. Tài liệu tập huấn chăm sóc người tàn tật/NXB Lao động – Xã hội
năm 2007
3. Tập bài giảng Pháp luât về các vấn đề xã hội – Trường Đại học Lao
động – Xã hội
4. Báo cáo công tác chăm sóc người khuyết tật của Tỉnh Hải Dương
năm 2007
5. Trang web: vietnamnet.vn, vietbao.vn, dantri.com
6. Một số tài liệu khác.
22
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm và một số khái niệm có liên quan
1.2. Quan điểm của Đảng – Nhà nước và chính quyền địa phương
về công tác chăm sóc người khuyết tật
2. Cơ sở thực tiễn
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Thực trạng người khuyết tật ở tỉnh Hải Dương
2. Thực trạng công tác chăm sóc người khuyết tật ở tỉnh Hải
Dương
3. Một số giải pháp
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
23

×