Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIVAIDS tại Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.97 KB, 14 trang )

Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi chúng ta ai ai cũng có nhu cầu của riêng mình, chăm sóc và hỗ trợ là
một trong những nhu cầu cần thiết. Đối với người bình thường, chăm sóc và
hỗ trợ thường chỉ cần khi họ có vấn đề nào đó. Tuy nhiên đối với trẻ em bị
nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thì đó lại là điều vô cũng cần thiết.
Trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng có quyền được đối
xử bình đẳng như bao trẻ em bình thường khác. Tuy nhiên hiện nay, không
phải trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nào cũng được hưởng đầy
đủ quyền trẻ em cũng như được chăm sóc và hỗ trợ. Đây là vấn đề đang được
Đảng và Nhà nước quan tâm trong nhiều năm qua kể từ khi HIV/AIDS trở
thành đại dịch. Là một sinh viên học tập và nghiên cứu và làm việc về nhiều
vấn đề liên quan tới con người, em đặc biệt tâm huyết với những vấn đề về trẻ
em. Qua thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế và được sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của giảng viên Ths Nguyễn Lê Trang, em xin chọn đề tài
“ Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh”
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 1 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
làm bài viết báo cáo cho chuyên đề Công tác xã hội với trẻ em bị nhiễm và
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và đánh giá của cô và bạn
bè quan tâm tới đề tài này!
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Bích Ngọc
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN


1.1. Khái niệm và khái niệm liên quan
- Khái niệm trẻ em: theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: trẻ
em là người nhỏ hơn 18 tuổi trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi vị thành
niên sớm hơn.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (điều 1): trẻ
em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
- Khái niệm HIV: là virut gây suy giảm miến dịch ở người, HIV là viết
tắt của từ tiếng anh Human Immunodeficiency Viruts. Người mang HIV trong
máu được gọi là người nhiễm HIV.
- Khái niệm AIDS: là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virut
HIV gây ra, AIDS là viết tắt của từ tiếng anh: Acquired Immuno Deficiency
Syndom.
- Khái niệm người nhiễm HIV: là người mang virut HIV trong máu.
- Trẻ em nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm:
+ Trẻ em có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với HIV
+ Trẻ em mồ côi do AIDS(mất bố hoặc mẹ hoặc cả 2 do AIDS)
+ Trẻ em sống với bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng có HIV dương tính
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 2 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
+ Trẻ có nguy cơ cao lây nhiễm HIV bao gồm:
• Trẻ em sử dụng ma túy
• Trẻ em tham gia mại dâm hoặc bị bóc lột tình dục
• Trẻ em là con của những người mại dâm và sử dụng ma
túy
• Trẻ em bị buôn bán vì mục đích thương mại
• Trẻ em lang thang
• Trẻ em mồ côi do bất kì nguyên nhân nào
• Trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục

và trường giáo dưỡng.
I.2. Cơ sở thực tiễn
I.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chăm sóc
và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Trước đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách thể hiện quyết tâm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của đại dịch. Từ
Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, đến những nỗ lực của Đảng và
Chính phủ thực hiện thành công một số mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ,
như: xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, khuyến khích, tạo mọi
điều kiện để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có chính sách bảo
vệ trẻ em trước sự tác động của HIV/AIDS; chính sách hỗ trợ trẻ em nhiễm
HIV/AIDS (được quy định trong Nghị định số 25/2005/QĐ-BYT và Nghị
định số 67/2007/NĐ-CP ); Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010, trong đó có trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS; chính sách hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con,
đặc biệt là hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ có HIV;
qui định chế độ chăm sóc trẻ em có HIV bị bỏ rơi, trẻ không có HIV là con
của người có HIV và đã mất cha, mẹ… Chiến lược quốc gia Phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được phê duyệt.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 3 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
I.2.2. Khái quát về thực trạng HIV/AIDS tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tại Việt Nam,
tính đến quý III/ 2009 cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống
được báo cáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.233
người chết do AIDS. Toàn quốc có tới 70,51% xã, phường, 97,53% quận,
huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Mặc dù lứa
tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 (hơn 50%), hình

thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường máu nhưng đã có dấu hiệu lan ra cộng
đồng (nhóm trẻ em, phụ nữ mang thai…), trong đó trẻ em là đối tượng phải
chịu hậu quả nặng nề nhất. Ước tính có khoảng 300.000 trẻ em bị ảnh hưởng
bởi AIDS ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay, các chương trình nhằm giảm
thiểu tác hại với trẻ em chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn còn nhiều bất cập.
Ở Việt Nam, theo các kết quả nghiên cứu, số trẻ em nhiễm HIV chiếm
1,73%. Tỷ lệ mẹ truyền sang con trong nhóm phụ nữ mang thai qua giám sát
trọng điểm có dấu hiệu gia tăng (năm 2004: 0,35%, năm 2005: 0,37% và năm
2006: 0,38%). Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 30% - 40% (nếu người
mẹ đã nhiễm HIV không được điều trị ARV). Ước tính mỗi năm có hàng chục
ngàn phụ nữ mang thai nhiễm HIV (tỷ lệ nhiễm HIV nhóm phụ nữ mang thai
là 0,39% - 0,42%). Trong số khoảng 300.000 trường hợp nhiễm HIV, ước
tính có khoảng 100.000 phụ nữ nhiễm HIV.
II. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ TRẺ EM BỊ
NHIỄM VÀ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TẠI QUẢNG
NINH
2.1. Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS tại Quảng Ninh
Trong năm 2009 đã có 25 trẻ nhiễm HIV thuộc hộ nghèo được trợ cấp
thường xuyên; tuyên truyền cho 453 trẻ bị nhiễm HIV, trẻ có nguy cơ cao
nhiễm HIV và gia đình; tập huấn cho 197 người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
nhiễm HIV; hỗ trợ xét nghiệm cho 200 trẻ nguy cơ cao; tư vấn 106 trẻ, hỗ trợ
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 4 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
thuốc bổ và sản phẩm dinh dưỡng để nâng cao thể trạng sức khoẻ cho 112 trẻ
em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
2.1.1. Thực trạng tuyên truyền về chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị
nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Quảng Ninh

Năm 2009, được sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn 1% tổng chi ngân sách của
tỉnh để thực hiện các mục tiêu ưu tiên vì trẻ em, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội đã chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí cho phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vận động, tư vấn giáo dục sâu
rộng ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) thông qua nhiều hình thức, trong đó chú trọng
phát huy hiệu quả các hình thực truyền thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng; phối hợp với Đài phát
thanh truyền hình tỉnh xây dựng 05 phóng sự về Bảo vệ chăm sóc trẻ em, phát
07 video clip thông điệp về Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề "Chung tay
góp sức vì trẻ em nghèo", phòng tránh xâm hại tình dục và HIV/AIDS. Phối
hợp với Báo Quảng Ninh đăng tin bài định kỳ trên chuyên mục vì trẻ em hàng
tuần. Phối hợp với ngành Giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và các
đoàn thể khác tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng và trường
học tổ chức các hoạt động phát thanh măng non trong trường học, tuyên
truyền về phòng chống HIV/AIDS và các chính sách của Đảng và Nhà nưước
về Bảo vệ chăm sóc trẻ em, thành lập các Câu lạc bộ (CLB): CLB dành cho
trẻ nhiễm HIV/AIDS và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được thành lập, như
Câu lạc bộ Thân thiện; CLB ông bà nuôi cháu mồ côi của Hội Phụ nữ TP Hạ
Long; CLB tuổi thần tiên thuộc CLB Hoa Xương Rồng (Thành phố Hạ
Long) Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã phát gần 30.000 tờ gấp tuyên
truyền kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục và HIV/AIDS; hàng nghìn
cuốn tài liệu kỹ năng sống dành cho trẻ em, cấp cho các trường trung học cơ
sở toàn tỉnh.
Công tác truyền thông vận động nhằm nâng cao nhận thức và góp phần
chuyển biến hành vi của các cấp, các ngành và cộng đồng về công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em bị nhiễm và anhe hưởng bởi HIV/AIDS được
chú trọng. Các hoạt động truyền thông, vận động tập trung ưu tiên vào các
nhóm đối tượng là tổ trưởng tổ dân, đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 5 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi

HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
doanh nghiệp, trẻ em HIV, có nguy cơ nhiễm HIV cao và cha mẹ/người nuôi
dưỡng trẻ. Trong năm 2009 đã tuyên truyền cho 453 trẻ bị nhiễm HIV, trẻ có
nguy cơ cao nhiễm HIV và gia đình; tập huấn cho 197 người chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ nhiễm HIV.
2.1.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm và
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Quảng Ninh
Các địa phương cũng đã tiến hành khảo sát số trẻ em nhiễm HIV/AIDS
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS để tư vấn, đề ra biện pháp giúp đỡ thích hợp.
Đã có 100% trẻ em nhiễm HIV/AIDS được tư vấn hỗ trợ.
04 huyện Tiên Yên, Vân Đồn, Yên Hưng, Uông Bí triển khai mô hình
điểm về phòng ngừa hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV: tuyên
truyền cho 453 ngưười là trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có nguy cơ cao
nhiễm HIV/AIDS và gia đình trẻ; thành lập 03 Câu lạc bộ trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV; tập huấn cho 197 người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nhiễm
HIV; hỗ trợ xét nghiệm HIV cho 200 trẻ nguy cơ cao; tư vấn 106 trẻ, hỗ trợ
thuốc bổ và sản phẩm dinh dưỡng nâng cao thể trạng sức khoẻ cho 112 trẻ
nhiễm HIV và trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV hộ nghèo. Ngành Y tế thực hiện
hiệu quả dự án phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tích cực tuyên
truyền, tư vấn, hỗ trợ cho các gia đình về kiến thức, kỹ năng phòng chống lây
nhiễm HIV.
Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho trẻ em, với sự hỗ trợ của
các Dự án Lifi - Gap, FHI, Quỹ toàn cầu, ngành Y tế đã đẩy mạnh hoạt động
phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tích cực tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ cho
các gia đình kiến thức, kỹ năng phòng lây nhiễm HIV. Hiện chương trình này
được triển khai rộng rãi ở 8 địa phương, đảm bảo “bao phủ” toàn bộ các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ngoài tư vấn, xét nghiệm cho bà mẹ mang
thai, một số bệnh viện còn cung cấp thuốc dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ
mẹ sang con và sữa cho trẻ sau sinh. Trong năm 2009, số phụ nữ mang thai

được xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện là hơn 16.750 trong đó 75 người có
kết quả dương tính; có 63 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV và đều được điều trị
dự phòng lây truyền.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 6 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
Với sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Cứu trợ trẻ em, Sở Lao động –
Thương binh xã hội đã triển khai Dự án “Nâng cao năng lực cho trẻ em di cư,
trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cũng như cha mẹ, người chăm sóc trẻ để
tham gia một cách có ý nghĩa vào quá trình phát triển và thực thi chính sách
địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu của họ” tại 2 phường của Thị xã Cẩm Phả.
Vào các dịp Tháng hành động trẻ em, Ngày Quốc tế thiếu nhi, lễ, Tết nhiều
ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các địa phương trong tỉnh đều tích cực các
hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em, trong đó có trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS.
2.2. Khó khăn, hạn chế trong chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Quảng Ninh và nguyên nhân
Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS được đề cập tới ở trên đã chỉ ra những thành tựu trong công tác
này. Tuy nhiên, thực tế việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
Về công tác chăm sóc và điều trị
Mặc dù đã có mô hình kết hợp khám chữa bệnh cho cả mẹ và trẻ nhiễm
HIV, nhưng công tác chăm sóc và điều trị cho trẻ nhiễm HIV chưa được tăng
cường. Thêm nữa, đội ngũ bác sĩ chuyên vừa thiếu và chưa có kinh nghiệm;
chưa có riêng bệnh viện nhi, hoặc chuyên khoa nhi, nên việc trực tiếp theo dõi
điều trị cho trẻ nhiễm HIV gặp không ít khó khăn. Trẻ nhiễm HIV/AIDS hầu
hết điều trị ngoại trú, có một số ít điều trị nội trú, đó là những trường hợp đã
chuyển sang AIDS và mắc các bệnh thứ phát (tiêu chảy, nấm, sốt cao ). Sự

kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ngay trong mỗi gia
đình, cộng đồng và trong các cơ sở y tế vẫn là rào cản khiến gia đình có trẻ
em bị nhiễm HIV/AIDS ngại hợp tác với ngành y tế trong việc khám chữa
bệnh. Đó là nguyên nhân gây khó khăn cho ngành y tế trong việc tiếp tục theo
dõi, chăm sóc và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV của trẻ.
Về việc triển khai các chính sách phòng chống AIDS
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 7 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
Trẻ em có HIV/AIDS sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thường
do các bệnh viện, hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc gửi đến,
hoặc bị bỏ rơi. Ngoài những Trung tâm bảo trợ xã hội, trẻ em có HIV được
những người mẹ tình nguyện chăm sóc, thì vẫn còn nơi trung tâm phải sử
dụng người có HIV chăm sóc các cháu liên quan đến HIV. Do sức đề kháng
kém, số trẻ em này thường hay đau ốm. Nguồn thuốc đảm bảo cuộc sống cho
các em bị hạn chế. Nhiều trẻ có HIV không biết nguồn gốc gia đình, dễ bị mất
gia đình, mất lai lịch và sự thừa kế; bị hạn chế các hoạt động và giao tiếp xã
hội; không có nghề nghiệp và thường chết trước tuổi trưởng thành…
Rào cản lớn nhất với trẻ em là sự kỳ thị phân biệt đối xử khi hòa nhập
cộng đồng (đến trường học văn hoá, học nghề, vui chơi, kết bạn…). Nhóm trẻ
em đường phố (dưới 16 tuổi, ăn xin, lượm rác, bán dâm…) được xem là nhóm
có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Các em thường phải tiếp cận đối tượng có
nguy cơ nhiễm cao, bị lạm dụng tình dục, nhưng lại thiếu hiểu biết. Bị cộng
đồng, xã hội và gia đình kỳ thị, lên án, bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc
cảm có nguy cơ đẩy trẻ vị thành niên có HIV/AIDS đến với các tệ nạn xã hội.
Điều 53 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004) ghi rõ “Trẻ
em có HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo
điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ
em”. Tuy nhiên, trên thực tế những giải pháp cụ thể chưa được áp dụng nhiều

và việc chăm sóc trẻ có HIV và ảnh hưởng gián tiếp bởi HIV/AIDS vẫn còn
những khoảng trống.
Phần lớn những thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS đều xuất phát từ sự hiểu biết không đầy đủ về HIV/AIDS, nguồn
gốc phát sinh và quá trình tiến triển của căn bệnh này. Việc xác định được
mức độ định kiến của cộng đồng và cung cấp thông tin chính xác về căn bệnh
này sẽ làm giảm sự xa lánh, kỳ thị của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ CHĂM
SÓC VÀ HỖ TRỢ TRẺ EM BỊ NHIỄM VÀ ẢNH HƯỞNG
BỞI HIV/AIDS TẠI QUẢNG NINH
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 8 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
3.1. Giải pháp
Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp kết hợp tăng cường hoạt
động chăm sóc và hỗ trợ trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tuy
nhiên, ở bài viết này, em sẽ đưa ra mô hình mà tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện
hiệu quả trong 2 năm qua, mô hình “Phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương”.
Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS" đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Sở Lao
động- Thương binh và Xã hội Quảng Ninh lựa chọn các huyện, thị xã Uông
Bí, Yên Hưng, Vân Đồn, Tiên Yên- là những địa phương có số trẻ em nhiễm
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khá cao (sau Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều)
để triển khai, thực hiện mô hình "Phòng ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS" trong năm 2009.
Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS" đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ngày
11/9/2009, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Quảng Ninh đã có Hướng
dẫn số 3873/LĐTBXH-BVCSTE "Hướng dẫn thực hiện mô hình "Phòng
ngừa, hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”.
Địa bàn triển khai thực hiện đó là các huyện Yên Hưng, Vân Đồn,
Tiên Yên và thị xã Uông Bí, đây là những địa phương có số trẻ em nhiễm và
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khá cao (sau Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều).
Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức và hành động cho các
cấp, các ngành, gia đình và cộng động về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường công tác phối hợp liên
ngành, thông qua đó giúp cho trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
được chăm sóc, tư vấn, được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ, góp
phần giảm thiểu số trẻ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối tượng :
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 9 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
- Trẻ em có nguy cơ cao lây nhiễm HIV: trẻ em mồ côi do bố hoặc mẹ
chết vì liên quan đến HIV/AIDS; Trẻ em sống trong gia đình có bố, mẹ hoặc
người nuôi dưỡng nhiễm HIV/AIDS.
Hoạt động của mô hình tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Nắm thông tin, tình hình trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trên địa bàn để có biện pháp quản lý, theo dõi và hỗ trợ.
- Cung cấp thông tin, kiến thức, nội dung có bản về Luật phòng, chống
HIV/AIDS, kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, chống phân biệt, kỳ
thị với người có HIV/AIDS.
- Tập huấn kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, điều trị dự phòng lây

nhiễm, kỹ năng chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, tuyên truyền nhóm đồng
đẳng thông qua mô hình câu lạc bộ trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS thông qua các hoạt động: tư vấn tâm lý, sức khỏe, tư vấn về
điều trị dự phòng lây nhiễm, chăm sóc dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển tuyến đến
các cơ sở y tế trong việc xét nghiệm và xin cấp thuốc ARV miễn phí.
- Bảo vệ hỗ trợ pháp lý cho trẻ như hỗ trợ làm giấy khai sinh, hỗ trợ
cho trẻ trong việc thực hiện quyền học tập không bị phân biệt, kỳ thị.
- Từ nguồn kinh phí của địa phương và huy động nguồn lực xã hội hoá
để có những hình thức hỗ trợ cho trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
thông qua các hình thức như: nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu thường xuyên, tặng đồ
dùng học tập (sách vở, xe đạp, bàn ghế, quần áo ), mua bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thân thể cho trẻ
Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Lao động- Thương binh và xã hội,
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Yên Hưng, Vân Đồn, Tiên
Yên và thị xã Uông Bí đã xây dựng kế hoạch và phối hợp các ban, ngành,
đoàn thể của địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình "Phòng
ngừa và hỗ trợ trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS" tại địa phương.
3.2. Kiến nghị
Các đoàn thể tổ chức cần tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của
Đảng và Chính phủ về bảo vệ chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS, tránh sự
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 10 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
kỳ thị, phân biệt, đối xử ở bất cứ môi trường nào để người nhiễm HIV tham
gia vào các hoạt động góp phần giảm thiểu sự lây lan HIV/AIDS trong cộng
đồng xã hội. Ngăn ngừa thái độ tiêu cực và phân biệt ứng xử với người bị
nhiễm HIV/AIDS phải được bắt đầu từ chính thái độ của các nhân viên xã
hội, các bác sỹ, các nhà giáo dục, những người thân trong gia đình người bị

nhiễm HIV/AIDS và cả cộng đồng.
Trước vấn đề trẻ em có HIV/AIDS, vai trò của gia đình rất quan trọng.
Gia đình là lá chắn bảo vệ những tổn thương và chăm sóc trẻ em nhiễm và
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nâng cao năng lực, hỗ trợ gia đình và cộng đồng
là giải pháp bền vững. Gia đình và trẻ em cần hiểu biết và được tiếp cận, sử
dụng các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội cơ bản khác như truyền
thông, tư vấn.
Cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp
chính quyền đối với công tác quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS. Phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng
kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế cấp cơ
sở, tổ chức tập huấn cho người thân, người chăm sóc cho trẻ bị nhiễm và ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS, cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết khi chăm
sóc cho trẻ.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 11 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
KẾT LUẬN
Cứ mỗi năm số lượng người bị nhiễm HIV/AIDS lại không ngừng gia
tăng, cũng chính vì thế mà số trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
cũng không thể dừng lại. Đó là vấn đề chung của cộng đồng, của toàn thế
giới. HIV/AIDS có mặt ở mọi nơi, không buông tha bất kì một ai kể cả những
trẻ em ngây thơ, chưa bao giờ từng nghĩ tới cái chết.
Quảng Ninh đã đạt nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc và hỗ trợ trẻ
em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Qua đó, có không ít trẻ em thiệt
thòi vì nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã có cơ hội được chăm sóc, được
thu hưởng những quyền trẻ em như bao trẻ thơ khác. Đạt được những thành
tựu đó chứng tỏ các cấp lãnh đạo và nhân dân Quảng Ninh đã nỗ lực hết

mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập. Điều
đó đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa cũng như sự quan tâm của cấp trên, các tổ chức
chính trị xã hội, những cá nhân tâm huyết trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ
em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 12 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
Trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng có những quyền như
bao trẻ em bình thường khác. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau hành động vì
tương lai các em, dù là hành động rất nhỏ nhưng lại rất hữu ích!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />lang=V&func=newsdetail&newsid=50683&CatID=29&MN=29
2. />Xahoi/bvcste_sldtb/0023cb.aspx
3. Công ước quốc tế về quyền trẻ em
4. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
5. Công tác xã hội với trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS –
trường Đại học Lao động Xã hội
6. Số liệu thống kê của Bộ Y tế
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 13 -
Đề tài: Thực trạng chăm sóc và hỗ trợ trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại Quảng Ninh
GVHD: Ths Nguyễn Lê Trang
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Bích Ngọc – Đ3CT5 - 14 -

×