Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo iso 45001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 192 trang )


2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................... 6
Chương 1. Tổng quan về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ................. 7
1.1. Các vấn đề của quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ............. 7
1.2. Rủi ro và các biện pháp phòng ngừa............................................ 21
Chương 2. Diễn giải và hướng dẫn áp dụng các yêu cầu của tiêu
chuẩn .................................................................................................. 33
2.1. Lịch sử của tiêu chuẩn ................................................................. 33
2.2. Cơ sở và cách tiếp cận ................................................................. 36
2.3. Lợi ích của việc áp dụng ISO 45001 ........................................... 40
2.4. Diễn giải và hướng dẫn áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ...... 42
Chương 3. Hướng dẫn triển khai áp dụng ISO 45001 ................ 111
3.1. Các bước xây dựng và áp dụng ISO 45001 ............................... 111
3.2. Các yếu tố chính tác động tới kết quả ........................................ 122
3.3. Thiết lập hệ thống tài liệu (thông tin dạng văn bản) .................. 125
Tài liệu tham khảo ............................................................................ 133
Danh mục hình, bảng, biểu đồ, mẫu ................................................. 134
Phụ lục 1 - Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về
an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp ....................................... 136
Phụ lục 2 - Một số quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
về an toàn lao động ........................................................................... 140
Phụ lục 3 - Mẫu một số quy trình, biểu mẫu .................................... 143

3



LỜI NĨI ĐẦU
Làm thế nào có được mơi trường làm việc an toàn, vệ sinh, đảm
bảo sức khỏe cho người lao động là mối quán tâm của nhiều cơ quan,
tổ chức, cá nhân gồm cơ quan chính phủ, các tổ chức bảo vệ quyền lợi
người lao động, cộng đồng, chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp,
người lao động... Để làm được việc đó cần thực hiện một tổng thể các
biện pháp phối hợp chặt chẽ với nhau như xây dựng chính sách, pháp
luật để tạo dựng hành lang pháp lý, cung cấp những hỗ trợ cần thiết để
các doanh nghiệp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động. Bên
cạnh đó là các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, xây dựng các tiêu
chuẩn, khuyến cáo về an toàn, vệ sinh lao động. Nhưng trách nhiệm
lớn nhất vẫn thuộc về người sử dụng lao động.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001:2018 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
quốc tế ISO phát triển từ tiêu chuẩn OHSAS 18001 của Viện tiêu
chuẩn Anh, vốn đã được áp dụng rộng rãi một cách thành công trên
thế giới. Tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc và khuyến cáo của
Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức y tế thế giới (WHO) cộng
với các kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về quản lý an toàn, sức khỏe
nghề nghiệp ở cấp độ doanh nghiệp. Đây là một lựa chọn tốt cho các
tổ chức muốn có được một hệ thống quản lý giúp chủ động và thường
xuyên tuân thủ yêu cầu pháp luật, đáp ứng và cải thiện điều kiện làm
việc cho người lao động.
Cuốn sách “Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO
45001 - Nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng” là sản phẩm của
Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Cuốn
sách này đem tới cho độc giả kiến thức chung về quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001. Cuốn sách
cũng đưa ra một số hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn này trong thực tế
Việt Nam.

4


Hy vọng đây là cuốn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, các
tổ chức/doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu các hệ thống và công cụ về
quản lý, cải tiến năng suất chất lượng, góp phần hỗ trợ trong công
cuộc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp Việt Nam.
Ban biên soạn xin cảm ơn và mong nhận được ý kiến nhận xét,
đóng góp của độc giả để cuốn sách tiếp tục được hoàn thiện trong
những lần tái bản./.
Ban biên soạn

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATSKNN (OHS): An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (cách gọi khác:
Sức khỏe và an tồn nghề nghiệp)
IAF:

Diễn đàn Cơng nhận quốc tế (International
Accreditation Forum)

ILO:

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour
Organization)

ISO:


Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International
Organization for Standardization)

HTQL:

Hệ thống quản lý

OHSAS:

Bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe và an tồn nghề
nghiệp

PPE:

Phương tiện bảo vệ cá nhân (Personal Protective
Equipment)

TNLĐ:

Tai nạn lao động

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization)

6



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
1.1. Các vấn đề của quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
1.1.1. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp trở thành mối quan tâm
của tồn xã hội
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năm 2013 thế
giới có 2,34 triệu người chết do các hoạt động liên quan tới cơng việc.
Đại đa số trong đó (2 triệu ca) có liên quan đến các vấn đề về sức
khỏe, chứ khơng chỉ do tai nạn. Viện An tồn và sức khỏe nghề
nghiệp IOSH ước tính chỉ riêng các bệnh ung thư phát sinh từ công
việc lao động đã làm cho khoảng 600 nghìn người chết hàng năm1.
Cịn tại Việt Nam, theo Thơng báo tình hình tai nạn lao động toàn
quốc năm 20182, cả nước đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
làm 8.229 người bị nạn, trong đó có 1.039 người chết. Như vậy tính
trung bình mỗi ngày có gần 22 vụ TNLĐ. Thiệt hại về vật chất, tính
riêng trong khu vực có quan hệ lao động, gồm chi phí tiền thuốc, mai
táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị
thương... là 1.494 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 5,0 tỷ đồng; tổng số
ngày nghỉ do tai nạn lao động là 127.034 ngày. Kết quả này được cho
là đã có cải thiện so với tình hình năm 2017 (giảm 659 vụ, tương
đương 8,50% và 648 người bị nạn, tương đương 8,19%), tuy nhiên
vẫn là một con số rất lớn.
Tai nạn lao động, suy giảm sức khỏe do lao động gây ra những
tác động rất lớn cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Đối với
Tham khảo giới thiệu tóm tắt tiêu chuẩn ISO 45001 của ISO
Thơng báo tình hình tai nạn lao động năm 2018 của Bộ Lao động - Thương bình và
Xã hội.

1


2

7


người lao động, chưa tính tới trường hợp tử vong, chỉ riêng tai nạn và
suy giảm sức khỏe đã gây ra những thiệt hại về vật chất do chi phí
điều trị, sụt giảm thu nhập do phải nghỉ làm, giảm năng suất lao động
cũng dẫn tới giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm với trường hợp tai
nạn nặng. Trợ cấp xã hội không thể bù đắp các nguồn thu nhập bị mất.
Bên cạnh đó, tác động về tâm, sinh lý cũng không hề nhỏ. Đối với
doanh nghiệp, các hậu quả trực tiếp là việc tăng chi phí xử lý sự cố do
tai nạn như chi phí điều trị, bồi thường cho người lao động, trả lương
cho những ngày nghỉ của công nhân, giảm năng suất do ngừng sản
xuất, bố trí nhân cơng thay thế, bị phạt, tăng phí bảo hiểm... Hậu quả
gián tiếp là việc mất uy tín trong cộng đồng và với khách hàng, khó
thu hút lao động giỏi, bị hạn chế xuất hàng vào một số thị trường, mất
khách hàng có quan tâm tới vấn đề an tồn, sức khỏe lao động. Đối
với xã hội, tình trạng tai nạn và suy giảm sức khỏe nghề nghiệp làm
gia tăng gánh nặng trợ cấp y tế, bảo hiểm...
Mặc dù thiệt hại do mất an toàn trong lao động là rất lớn như vậy,
nhưng không phải lúc nào người lao động và người sử dụng lao động
cũng thực sự quan tâm đến việc đảm bảo môi trường làm việc an tồn
và lành mạnh. Những hình ảnh vi phạm các quy tắc an tồn lao động
khơng hiếm gặp trong thực tế (xem Hình 1).

8



Hình 1.1. Những hình ảnh mất an tồn lao động thường gặp
Các tác động của tai nạn lao động thường dễ nhận biết, trong khi
tác động của các yếu tố môi trường lao động, cả về vật lý và tâm lý,
lên sức khỏe của người lao động thường khó nhận biết hơn, nó có tác
động âm thầm, dai dẳng hơn nên thực ra lại là các tác động nghiêm
trọng hơn. Và đây cũng là yếu tố ít được giới chủ và bản thân người
lao động quan tâm nhất.
Với sự thay đổi về nhận thức và sức ép của cộng đồng, theo thời
gian, mối quan tâm tới an toàn và sức khỏe nơi làm việc ngày càng lớn
hơn đối với chính giới chủ doanh nghiệp, người quản lý. Ưu tiên của
người lao động cũng có sự thay đổi, từ tuyệt đối hóa mối quan tâm tới
cơ hội việc làm và thu nhập đã dần chuyển dịch sang các ưu tiên về
vấn đề bảo đảm an tồn, sức khỏe cho chính bản thân. Các khẩu hiệu
“An toàn là trên hết” ngày càng phổ biến, thể hiện mối quan tâm đó.
Theo Từ điển Webster, an tồn (safety) là tình trạng được bảo vệ
khỏi việc bị đau, bị thương hay tử vong hoặc các nguy cơ đó3.
3

/>
9


Business Dictionary định nghĩa an toàn nghề nghiệp là sức khỏe
hoặc tình trạng khỏe mạnh của nhân viên trong mơi trường làm việc4.
Cịn theo Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên, an tồn lao
động là “tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm
trong sản xuất”5.
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp xuất phát từ thuật ngữ tiếng
Anh Occupational Health and Safety (OHS). Trước đó, một thuật ngữ
đã được sử dụng là Occupatinal Hygiene và được sử dụng rộng rãi tại

Việt Nam là vệ sinh lao động. Định nghĩa và nội hàm của OHS được
phát triển khơng ngừng, phạm vi quan tâm của nó dần mở rộng từ nơi
làm việc tại các doanh nghiệp trở thành mối quan tâm mang tầm quốc
gia, và cuối cùng là mối quan tâm toàn cầu và nay đã bao hàm cả các
vấn đề về môi trường.
Năm 1950, tại kỳ họp thứ nhất của Ủy ban hỗn hợp ILO và WHO
về sức khỏe nghề nghiệp người ta đã thống nhất một khái niệm toàn
diện về sức khỏe nghề nghiệp. Sau này, tại kỳ họp thứ 12 (1995), khái
niệm đó được xác định lại, trong tuyên bố về mục tiêu của OHS là
"nhằm khuyến khích và duy trì mức độ cao nhất tình trạng sức khỏe về
mặt thể chất, tinh thần và xã hội của người lao động trong tất cả các
ngành nghề; bảo vệ người lao động khỏi các ảnh hưởng tới sức khỏe
do điều kiện lao động gây ra; bảo vệ người lao động trong quá trình
làm thuê khỏi các rủi ro phát sinh từ những yếu tố bất lợi cho sức
khỏe; bố trí người lao động trong mơi trường thích ứng với các khả
năng thể chất và tâm lý của họ, và duy trì các mơi trường đó; và, tổng
hợp lại: đảm bảo sự thích nghi của tất cả và từng nhân công với công
việc của họ." 6
Ba nhiệm vụ chính của OHS là: duy trì và nâng cao sức khỏe và
khả năng lao động; cải thiện môi trường làm việc và làm cho cơng
4

/>Hồng Phê, Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học sửa đổi, bổ sung, Nhà xuất bản
Hồng Đức, Hà Nội, 2018.
6
Theo Từ điển bách khoa toàn thư của ILO (ILO encyclopedia), bản điện tử.

5

10



việc trở thành có lợi cho sức khỏe; và xây dựng các tổ chức lao động
và văn hóa lao động theo hướng hỗ trợ an toàn và sức khỏe trong cơng
việc và thơng qua đó tạo ra mơi trường xã hội tích cực và hoạt động
trơn tru nhằm nâng cao năng suất lao động...
Về nội hàm, vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã mở rộng từ
những quan tâm về mặt thể chất tới tình trạng thoải mái về tâm lý, từ
đảm bảo các điều kiện lao động chung đến cách tiếp cận cá nhân hóa
đối với từng người lao động, từ chỗ chỉ quan tâm tới điều kiện lao động
đến việc phải quan tâm tới cách người lao động thích nghi với điều kiện
lao động đó. Hơn nữa, ngày nay vấn đề an toàn lao động và sức khỏe
của nhân viên phải gắn bó hữu cơ với vấn đề bảo vệ mơi trường.
Cách tiếp cận tồn diện (comprehensive) tới một vấn đề không
phải chỉ áp dụng cho lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Ở một
lĩnh vực khác như quản lý chất lượng chẳng hạn, mối quan tâm tới chất
lượng không chỉ dừng lại ở các tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm, mà cịn
được mở rộng ra tới các yếu tố khác dẫn tới sự hài lịng của khách hàng
như tính tương thích của sản phẩm với các điều kiện sử dụng cụ thể,
dịch vụ kèm theo, thậm chí là các yếu tố rất cá nhân như màu sắc (để
phù hợp với phong thủy của người dùng chẳng hạn)... Cách tiếp cận đó
phản ảnh nhu cầu và mong đợi của xã hội ngày càng lớn và rộng hơn,
tạo áp lực cho những thay đổi tích cực của doanh nghiệp, buộc doanh
nghiệp phải quan tâm hơn tới các trách nhiệm xã hội như bảo vệ, chăm
sóc người lao động về các vấn đề an tồn, sức khỏe, phúc lợi, tôn trọng
quyền của người lao động và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Nội dung quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
a) Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở cấp vĩ mô
Ở cấp vĩ mô, quản lý ATSKNN bao gồm các hoạt động có phối
hợp của nhà nước trong việc hoạch định chính sách, pháp luật và tổ

chức thực hiện (chính sách, pháp luật) nhằm đảm bảo an toàn và sức
khỏe cho người lao động. Mục tiêu tổng quát của quản lý nhà nước về
ATSKNN là tạo ra môi trường lao động tốt nhất cho người lao động.
Tuy nhiên, mọi chính phủ đều phải đảm bảo phát triển kinh tế của đất
11


nước, do đó đều phải cân bằng các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững, trong đó có vấn đề về an tồn, sức khỏe của
người lao động, bên cạnh các vấn đề về môi trường, văn hóa - xã hội.
Do an tồn, sức khỏe nghề nghiệp có tác động tới tồn xã hội, các
quốc gia trên thế giới đều luật hóa các yêu cầu về đảm bảo an toàn và
sức khỏe cho người lao động. Các quy định pháp luật dựa trên cơ sở
nghiên cứu về tác động của điều kiện lao động tới sức khỏe của người
lao động cũng như các khả năng gây tai nạn cùng tác động của chúng
và được thể hiện dưới các dạng như luật, nghị định, thông tư, quy
chuẩn. Các quy định này tạo thành các yêu cầu tối thiểu và mang tính
bắt buộc để các doanh nghiệp tuân theo. Chẳng hạn, dựa trên nghiên
cứu về khả năng chịu đựng của con người mà người ta quy định độ ồn
tối đa tại nơi làm việc là không quá 85 dB và thời gian tiếp xúc với
mức ồn đó khơng quá 4 tiếng liên tục. Cũng như vậy, quy định lái xe
không quá 4 tiếng liên tục cũng dựa trên nghiên cứu về khả năng duy
trì mức độ tỉnh táo của lái xe.
Bên cạnh các quy định chung, người ta còn xây dựng các quy
định riêng, cụ thể cho một số ngành nghề nhất định, ví dụ ngành khai
mỏ, xây dựng, dầu khí, hóa chất, y tế...
Các quy định pháp luật rất rộng, bao quát từ khâu thiết kế nhà
xưởng (để đảm bảo nhiệt độ môi trường lao động, ánh sáng, khơng
khí...), sử dụng thiết bị (đảm bảo hoặc hạn chế tiếng ồn, độ rung, mức
phát nhiệt, phát tán khí độc, phóng xạ...), phương tiện bảo vệ cá nhân,

đến cơng tác tuyên truyền, đào tạo, thanh tra (của cơ quan có thẩm
quyền) và tự kiểm tra (của doanh nghiệp)... và được cập nhật theo các
tiến bộ trong nghiên cứu về sức khỏe lao động, sự sẵn có của cơng
nghệ, địi hỏi của xã hội...
Song song với các quy định pháp luật, các chính phủ thực hiện
các biện pháp địn bẩy để khuyến khích việc áp dụng các thực hành
tốt. Trước hết là công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tác
động của tai nạn, bệnh nghề nghiệp và vấn đề an toàn, sức khỏe nghề
nghiệp của các bên, từ cơ quan chun mơn của chính phủ, tới người
12


sử dụng lao động và bản thân người lao động. Trên thế giới, từ năm
1989, những người lao động Mỹ và Canada đã vận động lấy ngày 28/4
là ngày tưởng niệm các đồng nghiệp đã chết và bị thương tật trong
cơng việc. Ngày càng có nhiều nước hưởng ứng và đến nay Tổ chức
lao động quốc tế ILO đã chính thức tham gia vào hoạt động kỷ niệm
này. Tại Việt Nam, tháng 5 hàng năm được chọn làm tháng hành động
về an tồn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó là các chính sách khuyến
khích về vật chất như miễn giảm các khoản đóng góp, bảo hiểm bắt
buộc đối với các doanh nghiệp áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa
tai nạn và các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Một trong
số các điều kiện đó có thể là việc áp dụng hệ thống quản lý an tồn
sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001.
Cơng tác thống kê, điều tra tai nạn và báo cáo tai nạn cung cấp
cho xã hội bức tranh tồn cảnh về tình hình tai nạn và sức khỏe nghề
nghiệp của quốc gia và thế giới, qua đó các ngành có cơ hội bổ sung,
điều chỉnh các biện pháp phịng ngừa thích hợp. Do đó, việc báo cáo
đầy đủ, trung thực về tai nạn không chỉ là nghĩa vụ của người sử dụng
lao động, mà cịn có tác dụng giúp cộng đồng nâng cao nhận thức và

kinh nghiệm phòng tránh rủi ro trong lao động.
Thanh tra an tồn lao động là một cơng cụ quan trọng của các
nhà nước giúp đảm bảo hiệu lực của các quy định pháp luật về an toàn
lao động. Nhờ có các hoạt động này mà các doanh nghiệp bắt buộc
phải tuân thủ các quy định, áp dụng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn
cho người lao động và dần nâng cao điều kiện môi trường làm việc.
Thực tế cho thấy sự tự giác cũng phải bắt đầu từ kỷ luật được áp dụng
một cách kiên trì, nhất quán. Chính hoạt động thanh tra an tồn lao
động giúp tăng cường nhận thức không chỉ của người sử dụng lao
động mà cịn của chính người lao động tại các doanh nghiệp, hỗ trợ
q trình hình thành thói quen làm việc an toàn.
b) Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở cấp vi mô
Ở cấp vi mô, quản lý ATSKNN tại doanh nghiệp bao gồm các
hoạt động có phối hợp với nhau để định hướng và kiểm soát các vấn
13


đề ảnh hưởng tới kết quả đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao
động. Các hoạt động đó bao gồm việc đề ra chính sách, được cụ thể
hóa bằng các mục tiêu trong từng giai đoạn với các chương trình hành
động thực tế nhằm thực hiện các chính sách và mục tiêu, bố trí nguồn
lực phù hợp (con người có năng lực, được phân cơng trách nhiệm,
quyền hạn cụ thể, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, các điều kiện vật chất
khác, môi trường), tổ chức thực hiện trên hiện trường những chính
sách, quy định, quy trình, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực
hiện và kết quả, điều chỉnh khi cần thiết khi các quá trình và kết quả
không đạt yêu cầu. Tất cả các hoạt động đó được phối hợp một cách
nhịp nhàng trong một hệ thống quản lý nhằm đảm bảo tính tồn diện,
nhất quán.
Giống như mọi hoạt động quản lý khác, quản lý ATSKNN xuất

phát từ việc xác định vấn đề cần quản lý. Vậy đâu là vấn đề đối với
một công ty? Một cái nhìn thống qua có thể giúp nhanh chóng chỉ ra
một vài vấn đề, chẳng hạn như công nhân không sử dụng trang bị bảo
hộ lao động khi làm việc, nhiều bụi, tiếng ồn lớn trong nhà xưởng...
Nhưng sẽ khó khăn hơn để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn rủi ro hoặc
những vấn đề mang tính kỹ thuật sâu hơn, chẳng hạn việc một bóng
đèn được bật thường xuyên có thể dẫn tới phát nổ, hay số lượng bình
chữa cháy chưa đủ, số lượng nhà vệ sinh khơng phù hợp với số lượng
cơng nhân... Do đó, cần phân tích vấn đề một cách có hệ thống, bởi
những người có kiến thức phù hợp, với những phương pháp xác định.
Việc phân tích cần tính tới bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp, gồm
bối cảnh nội tại như trình độ cơng nghệ, khả năng tài chính, năng lực
của nhân viên, văn hóa, thói quen trong doanh nghiệp... và ngoại cảnh
như hệ thống pháp luật, điều kiện tự nhiên - xã hội nơi doanh nghiệp
hoạt động, mối quan tâm của khách hàng, chủ đầu tư... Việc tham vấn
của những người có chuyên môn và người lao động là rất quan trọng
trong quá trình này.
Từ các vấn đề đã xác định, nội dung tiếp theo của quản lý
ATSKNN là xác định các ưu tiên cần giải quyết, các mục tiêu cụ thể
và các biện pháp để giải quyết các ưu tiên. Khi xem xét các ưu tiên,
14


các thơng tin cần tính tới là tầm quan trọng, tác động của vấn đề, tình
trạng thực tế đang diễn ra, quan tâm của xã hội, thay đổi trong quy
định của pháp luật và đánh giá của tổ chức về ảnh hưởng của vấn đề
đối với uy tín của mình. Câu hỏi thường gặp phải là liệu có một
phương pháp nào giúp đánh giá chính xác các ưu tiên khơng. Câu trả
lời là có và khơng. Có nhiều phương pháp để đánh giá rủi ro và ước
lượng mức độ (“xếp hạng”) các rủi ro. Tiêu chuẩn ISO 31000 trình

bày các bước của phân tích và quản lý rủi ro và có thể là một nguồn
tham khảo hữu ích cho các tổ chức muốn quản lý tốt các vấn đề về an
tồn và sức khỏe nghề nghiệp. Thơng thường các rủi ro được chia
thành các loại rủi ro cao - trung bình - thấp để các tổ chức hoạch định
các biện pháp quản lý thích hợp dựa trên nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên,
việc áp dụng phương pháp nào hồn tồn là quyết định riêng của tổ
chức. Các biện pháp đó thường được thể hiện bằng các chính sách,
quy trình, quy định, hướng dẫn của tổ chức.
Công tác phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện cho người
lao động đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao nhận thức, trang bị
kiến thức và kỹ năng cho người lao động. Ngoài các tài liệu nội bộ do
tổ chức tự xây dựng, cần hết sức quan tâm tới các nội dung huấn luyện
theo yêu cầu của pháp luật. Song hành với đó là việc cung cấp các
trang bị bảo hộ lao động cần thiết.
Việc khó nhất là đảm bảo cho các quy định được tn thủ trong
thực tế. Nó địi hỏi sự kiên trì hướng dẫn, đơn đốc nhắc nhở của các
cấp quản lý cho đến khi tạo được thói quen cho người lao động. Có vơ
vàn lý do hay được viện dẫn cho việc không sử dụng bảo hộ lao động
như là bị vướng víu, khó thao tác, khơng "thật tay" (khi dùng găng tay
thì khơng cảm nhận được dụng cụ, sản phẩm tốt bằng dùng tay
không); mất thời gian... Người quản lý cần hiểu rõ "thành La Mã
không xây trong một ngày" khơng nản chí trong việc u cầu cơng
nhân tn thủ thường xuyên.
Việc áp dụng các biện pháp an toàn được hỗ trợ bởi công tác kiểm
tra thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện các lỗ hổng trong quản lý,
15


đánh giá mức độ tuân thủ để kịp thời điều chỉnh. Việc này cũng tạo ra
những áp lực cần thiết, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu, để tạo

được thói quen tn thủ.
1.1.3. Vai trị của người lao động, tổ chức xã hội và người sử
dụng lao động
Sự hợp tác giữa các bên, đặc biệt là người sử dụng lao động,
người lao động, các tổ chức của người lao động, đảm bảo cho thành
công trong xây dựng môi trường lao động lành mạnh.
Sự tham gia của người lao động đối với các vấn đề sức khỏe và an
toàn là sự hợp tác hai chiều, nơi người sử dụng lao động và người lao
động cùng nhau chỉ ra vấn đề, giải quyết và cùng chịu trách nhiệm
nhằm cải thiện điều kiện an toàn nơi làm việc và sức khỏe của người
lao động. Bên cạnh năng lực trong việc thể hiện vai trị lãnh đạo, có
được sự tư vấn chính xác và đào tạo kỹ năng một cách tích cực, sự
tham gia của người lao động đóng vai trị thiết yếu trong việc quản lý
có hiệu lực vấn đề an tồn và sức khỏe. Cách phối hợp như vậy sẽ
giúp nâng cao năng suất, lợi nhuận và sự trung thành. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, việc người lao động được đại diện và tham vấn đóng vai
trị nổi bật trong việc cải thiện an toàn và sức khỏe lao động.
Một số lợi ích khác có thể đạt được như:
- Giúp giảm tỷ lệ tai nạn lao động, đạt được môi trường an tồn
và sức khỏe tích cực hơn.
- Nhận thức về các mối nguy được nâng lên do được thấu hiểu
rộng rãi giữa những người lao động.
- Các nguy cơ được kiểm soát tốt hơn do được nhận diện ngay tại
nơi phát sinh bởi một lực lượng tai mắt lớn của người lao động.
- Các biện pháp đề ra mang tính khả thi do có sự tham gia của
người lao động ngay từ khâu đánh giá, hoạch định.
Tuy nhiên trong thực tế sự tham gia của nhân viên trong quản lý
ATSKNN thường gặp phải các rào cản (thường gắn với việc thiếu các
kỹ năng mềm) xuất phát từ sự sợ hãi, tuổi tác, kinh nghiệm, sự khó
16



hiểu của các thuật ngữ, do yếu tố lao động thời vụ, do thiếu hiểu biết
và nhận thức về ý nghĩa của an toàn và bảo vệ sức khỏe, do định kiến
rằng pháp luật về an toàn và sức khỏe là rất phức tạp và khó hiểu, địa
bàn lao động rộng, khó tiếp cận với trụ sở chính, văn hóa của người
lao động, quan niệm rằng sự quan tâm tới an toàn và sức khỏe sẽ ảnh
hưởng tới năng suất lao động, người lao động không nhận biết được
các kỹ năng tốt của mình, người quản lý khơng nhận thức được lợi ích
của mơi trường làm việc an tồn và mạnh khỏe, nghĩ rằng việc này tốn
thời gian và tiền của hoặc đơn giản là thường phải chịu áp lực lớn về
tiến độ, doanh thu...
Một số gợi ý để khuyến khích sự tham gia của người lao động:
1. "Thành La Mã không thể xây xong trong một ngày": người sử
dụng lao động, người quản lý cần phải hiểu việc lôi kéo công nhân
tham gia vào hoạt động đảm bảo an tồn và sức khỏe nghề nghiệp địi
hỏi thời gian, cũng giống như mọi hoạt động kinh doanh khác. Nhiều
doanh nghiệp cho biết họ cần tới 5 năm để đưa được một quá trình
mới vào vận hành.
2. "Định nghĩa và định nghĩa lại": sự tham gia của người lao động
vào an toàn và sức khỏe nơi làm việc là một quá trình tiếp diễn liên
tục và khơng bao giờ có thể xem là hồn thành. Sự thay đổi của mơi
trường, cơng nghệ ln địi hỏi sự điều chỉnh trong cơng tác an toàn,
sức khỏe nghề nghiệp.
3. Tiếp cận từ trên xuống: các lãnh đạo cao cấp, người quản lý hay
người giám sát cần lãnh đạo thông qua việc làm gương. Muốn hình
thành văn hóa an tồn trong cơng ty, trước hết các cấp lãnh đạo phải
cho thấy họ luôn tuân thủ các quy định an toàn một cách tự nhiên nhất.
4. Truyền thơng: giải thích các mục tiêu cơ bản một cách rõ ràng
và nhất quán. Sử dụng các từ ngữ mà nhân viên dễ hiểu và cảm nhận

được. Thường xuyên giải thích tầm quan trọng của việc người lao
động trực tiếp tham gia vào cơng tác an tồn, sức khỏe nghề nghiệp.
Việc sử dụng các dữ liệu ("con số biết nói") sẽ mang lại hiệu quả rất
lớn trong truyền thơng.
17


5. Trân trọng các ý kiến: hãy thực hiện khảo sát ý kiến người lao
động và hành động theo kết quả khảo sát. Sự cởi mở và minh bạch sẽ
giúp nâng uy tín của người lãnh đạo do người lao động thấy rõ cam
kết và cảm nhận được rằng người lãnh đạo quan tâm tới ý kiến của họ
một cách nghiêm túc.
6. Phản hồi: nếu bạn thực hiện một kiến nghị nào đó, hãy đảm
bảo rằng bạn thơng tin cho người lao động đưa ra kiến nghị các phản
hồi thích hợp. Ngay cả khi bạn không thể thực hiện kiến nghị thì cũng
cần nêu lý do hợp lý. Các ý kiến của người lao động cần được xem xét
một cách nghiêm túc do họ chính là nhân viên tuyến đầu, người sẽ
thực hiện (hoặc khơng thực hiện) các chính sách của bạn.
7. Lôi kéo sự tham gia của lực lượng lao động ở mọi cấp độ. Sử
dụng các chiến thuật khác nhau với các nhóm khác nhau, thậm chí là
với các cá nhân khác nhau.
8. Hãy nhấc chân lên và đi xuống hiện trường. Hãy để cho mọi
người nhìn thấy mình, đi xuống xưởng và nói chuyện với cơng nhân.
Đừng tạo khoảng cách q lớn với cơng nhân.
9. Duy trì hệ thống báo cáo tai nạn, sự cố (suýt xảy ra tai nạn),
vấn đề hay khiếu nại và đảm bảo việc này được thực hiện một cách ẩn
danh. Nhiều công ty coi đây là việc làm thường xuyên, lâu dài nhằm
làm sâu sắc thêm văn hóa an tồn và sức khỏe của cơng ty.
10. Bố trí những người thay mặt mình và đảm bảo họ được đào
tạo một cách thích hợp về kỹ năng mềm cần thiết (gợi mở ý kiến, trình

bày tình huống, phản hồi lại với đồng nghiệp).
11. Đảm bảo các ban hay hội đồng cân bằng về số lượng giữa đại
diện người lao động và người quản lý. Mặc dù vai trò lãnh đạo là rất
quan trọng, lãnh đạo cấp cao đôi lúc cũng nên vắng mặt trong một số
phần của các cuộc họp, đặc biệt là ở giai đoạn xây dựng hệ thống ban
đầu, nhằm tạo khơng gian cho mọi người nói lên chính kiến của mình.
Người sử dụng lao động, mặt khác, đóng vai trị quyết định trong
việc thực thi các chính sách, biện pháp nâng cao an toàn, sức khỏe nơi
18


làm việc. Việc cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ an toàn như trang bị bảo
hộ lao động, kiểm định thiết bị, sửa chữa nhà xưởng, thiết bị để làm
giảm tiếng ồn, làm mát/ấm nơi làm việc..., đào tạo, khám sức khỏe...
đều địi hỏi kinh phí. Việc tạo ra thói quen an tồn địi hỏi thời gian,
cơng sức để xây dựng quy trình, huấn luyện, làm gương... Tất cả
những điều này đều cần lãnh đạo doanh nghiệp phải có cam kết mạnh
mẽ và thực chất thì mới có thể triển khai được. Thơng tin quan trọng
từ Thơng báo tình hình tai nạn năm 2018 của Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội cho biết có tới 46,49% số vụ tai nạn lao động chết
người có nguyên nhân chủ quan từ phía người sử dụng lao động, như
khơng xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an tồn, tổ chức lao
động và điều kiện lao động kém, không huấn luyện an toàn lao động
hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ hay thiết bị khơng đảm
bảo an tồn lao động.
Nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu quan tâm của người
đứng đầu doanh nghiệp trước hết xuất phát từ quan điểm an tồn lao
động địi hỏi đầu tư lớn và đôi khi không cần thiết. Đây là tâm lý khá
phổ biến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, có một nghịch
lý là đầu tư cho an tồn là đầu tư cho những việc khơng bao giờ xảy ra

(hoặc chí ít là với mục tiêu để nó không xảy ra) và khi sau một thời
gian dài những điều khơng mong muốn đó khơng xảy ra thì người ta
có khả năng bị chi phối bởi câu hỏi liệu khoản đầu tư đó có thực sự là
cần thiết. Chỉ khi có sự cố, tai nạn xảy ra để lại hậu quả thì tâm lý đó
mới thay đổi được.
Trong một số trường hợp, sức ép về tiến độ hoàn thành đơn hàng
hay sức ép giảm chi phí để cạnh tranh cũng là một nguyên cớ để lãnh
đạo doanh nghiệp "đánh liều" chấp nhận đánh đổi sự an toàn của
người lao động.
Về mặt thực tiễn, một nguyên nhân không trực tiếp nhưng không
kém phần quan trọng dẫn tới việc kém quan tâm tới an toàn và sức
khỏe là thiếu các hoạt động huấn luyện cho người sử dụng lao động
(hoặc huấn luyện một cách hời hợt) và thiếu vắng hoạt động thanh tra.
19


Không thiếu trường hợp chủ doanh nghiệp cử người đại diện tham dự
các khóa huấn luyện về an tồn lao động dành cho người sử dụng lao
động. Những người này sẽ hầu như không thể truyền đạt hết các nội
dung được đào tạo cho cấp trên của mình.
Thật may, khơng chỉ có người lao động và chủ doanh nghiệp quan
tâm tới vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Các tổ chức xã
hội như cơng đồn, hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cũng
hoạt động tích cực trong việc đấu tranh với giới chủ để nâng cao điều
kiện làm việc cho công nhân, giúp cân bằng lợi ích giữa giới chủ và
người lao động. Hoạt động của các tổ chức này rất rộng, từ các chiến
dịch nâng cao nhận thức trong cộng đồng, gây sức ép lên giới chủ, vận
động chính sách đến các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao
động. Các tổ chức này cũng đưa ra các tư vấn cho các bên gồm nhà
nước, người sử dụng lao động và người lao động.

Nhìn một cách tổng thể, mối quan hệ giữa các bên gồm nhà nước,
các tổ chức xã hội, giới chủ và người lao động có thể được biểu diễn
trong sơ đồ dưới đây. Trong đó, mọi yếu tố đều quan trọng và tạo
thành một trạng thái cân bằng lý tưởng.

Nhà nƣớc

Ngƣời sử dụng
lao động

Cơng đồn, tổ chức phi
chính phủ, hiệp hội
Ngƣời lao động

Hình 1.2. Quan hệ giữa các bên trong đảm bảo an toàn
và sức khỏe nghề nghiệp
20


1.2. Rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
1.2.1. Rủi ro trong lao động
Có nhiều rủi ro ln song hành với hoạt động sản xuất kinh doanh
của con người. Thông thường người ta chia ra làm hai loại rủi ro là rủi
ro về an toàn (tai nạn, tử vong) và rủi ro về sức khỏe (mắc các bệnh về
thể chất và tâm lý có ngun nhân từ mơi trường lao động). Trong khi
rủi ro về sức khỏe được cho là gây tác động lớn hơn nhưng thống kê
trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn hơn do tiêu chí xác định khơng
thống nhất. Các con số thống kê chính thức, vì vậy chủ yếu tập trung
vào tình hình tai nạn.
Báo cáo tình hình tai nạn tồn quốc năm 2018 cho thấy các lĩnh

vực xảy ra nhiều tai nạn nhất gồm:
- Xây dựng: 15,79% tổng số vụ tai nạn và 15,57 % tổng số người chết;
- Sản xuất vật liệu xây dựng: 10,53 % tổng số vụ và 10,66 % tổng
số người chết;
- Dệt may, da giày: 10,53 % tổng số vụ và 10,66 % tổng số người chết;
- Khai thác mỏ, khai thác khoáng sản: 9.65% tổng số vụ và 10,53
tổng số người chết;
- Dịch vụ: 9,65 % tổng số vụ và 9.02 % tổng số người chết;
- Cơ khí, luyện kim: 7,89 % tổng số vụ và 7,38 % tổng số người chết.

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ số vụ tai nạn theo ngành năm 2018
21


Xây dựng và khai thác mỏ, khai thác khoáng sản luôn là những
lĩnh vực gây ra nhiều tai nạn và thương vong nhất. Điều gây ngạc
nhiên đối với nhiều người ngoài ngành là lĩnh vực dệt may, da giày,
vốn được coi là ngành công nghiệp nhẹ, và ngành dịch vụ lại thuộc
nhóm những ngành có tỷ lệ tai nạn và số người chết cao nhất. Điều
này cho thấy không thể chủ quan trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Các yếu tố chấn thương chủ yếu:
- Tai nạn giao thông chiếm 28,95 % tổng số vụ và 30,7 % tổng số
người chết;
- Ngã từ trên cao chiếm 14,91 % tổng số vụ và 14,75 % tổng số
người chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 14,91% tổng số vụ và 16,39% tổng số
người chết;
- Điện giật chiếm 10,53 % tổng số vụ và 9,84 % tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 10,53 % tổng số vụ và 9,84
% tổng số người chết;

- Vật văng bắn chiếm 4,39% tổng số vụ và 4,1 % tổng số người chết.

Biểu đồ 1.2. Phân bố chấn thương năm 2018
22


Các loại tai nạn phổ biến xét theo nguyên nhân:
- Ngã từ trên cao
- Ngã do trơn trượt
- Điện giật
- Bỏng
- Đứt chi
- Bị cuốn vào thiết bị
- Bị va đập
- Bị vật rơi, văng bắn vào người
- Ngộ độc khí
- Nhiễm phóng xạ, điện từ trường
- Đánh nhau tại nơi làm việc7
- Tai nạn giao thông
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến:
- Các bệnh về hô hấp: bụi phổi, thiếu oxy
- Giảm thính lực
- Giảm thị lực
- Bệnh về hệ xương khớp
- Trĩ
- Các bệnh ngoài da
- Dị ứng
1.2.2. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn và đảm bảo sức khỏe
Phòng ngừa, giảm thiểu, tiến tới loại bỏ tai nạn lao động và đảm
bảo, tiến tới nâng cao sức khỏe trong mơi trường lao động địi hỏi sự

phối hợp của nhiều biện pháp khác nhau. Bảng dưới đây cho thấy mức
độ áp dụng của các biện pháp quản lý ở tầm vĩ mô trong các thời kỳ
Việc đưa yếu tố này vào các nguyên nhân gây tai nạn nơi làm việc phản ảnh quan
điểm cho rằng an toàn lao động bao gồm cả các yếu tố vật lý và tâm lý

7

23


khác nhau. Các biện pháp được sử dụng bao gồm phịng ngừa, bảo vệ,
chủ động thích nghi, khuyến khích (áp dụng một thực hành tốt), giảm
nhẹ tác động của môi trường lao động. Các biện pháp đó được áp
dụng khác nhau theo các cấp độ từ cá nhân tới các nhóm và xã hội.
Bảng 1.1. Áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt
về sức khỏe nghề nghiệp
Biện pháp

Phòng
ngừa

Cấp độ
Cá nhân (đa Phịng
dạng)
ngừa tai
nạn

Nhóm (các
nhóm bị phơi
nhiễm, các

nhu cầu đặc
biệt)

Bảo vệ
Y tế lao
động

Thích
nghi

Khuyến
khích

Giảm
nhẹ

Tổ chức Chương
lao động trình hỗ
một cách trợ người
khoa học lao động

Bồi
thường

Vệ sinh
cơng
nghiệp

Phương
tiện bảo

vệ cá
nhân

Phân tích
cơng việc

19208

1930

1950

1910

1950

Mơi
Y tế
Nghiên
Các
Hoạch
trường
(theo)
cứu sinh chương
định và
làm việc
nghề
lý lao
tình nâng sẵn sàng
an tồn

nghiệp
động,
cao sức ứng phó
và lành Bảo vệ về gồm cả
khỏe
tình
mạnh
việc thiết người lao huống
y tế
kế
động
khẩn cấp
An tồn
1940s
tích hợp
1950
1980
1970
sẵn9
1970

Số chỉ khoảng thời gian các nguyên tắc được bắt đầu áp dụng
Built-in safety: chỉ những phương tiện, thiết bị... đã được tích hợp sẵn tính năng an
toàn
8

9

24



Biện pháp

Phịng
ngừa

Bảo vệ

Thích
nghi

Khuyến
khích

Giảm
nhẹ

Cấp độ
Xã hội và tất
Các
Sức khỏe Các cơng Giáo dục
Chữa
cả người lao
cơng
mơi
nghệ
sức khỏe
bệnh
động
nghệ

trường thích hợp và các Chăm sóc
(ngun tắc
kiểm
chương sức khỏe
Dịch tễ
Bảo vệ
chung của
sốt
trình
học
người tiêu
Phục hồi
chăm sóc sức Quản lý Chăm sóc
khuyến
dùng
sức khỏe
khỏe ban sức khỏe sức khỏe
khích
1970
1920
đầu)
khác
mơi
phịng
1970
trường
ngừa
1970
1960
Ở cấp độ doanh nghiệp, các biện pháp thường được áp dụng để

quản lý vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp bao gồm:
(i) Đào tạo, huấn luyện về an toàn, bảo vệ sức khỏe nơi làm việc.
Đào tạo (ở Việt Nam thường gọi là tập huấn) về an toàn lao động, sức
khỏe nghề nghiệp được áp dụng cả đối với người sử dụng lao động,
người quản lý và người lao động. Với mỗi đối tượng, nội dung đào tạo
sẽ khác nhau. Người sử dụng lao động cần được đào tạo để hình thành
nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp điều kiện lao động phù
hợp cho người lao động và các rủi ro nếu không làm vậy. Nội dung
đào tạo đối với người lao động chủ yếu là các u cầu cụ thể về an
tồn đối với cơng việc của mình như việc sử dụng bảo hộ lao động,
các quy trình lao động an tồn (an tồn điện, an toàn khi làm việc trên
cao, khi làm việc với vật nặng, làm việc trong khơng gian hẹp, kín
khí...), hay đào tạo về chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là nhận
thức về các bệnh nghề nghiệp có liên quan. Trong một số trường hợp,
bên cạnh việc học lý thuyết, còn cần phải quan tâm đến thực hành,
chẳng hạn như việc diễn tập thoát hiểm, sơ cứu ban đầu... Việc đào tạo
25


×