Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.7 KB, 39 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Một quốc gia, khi nói đến ngun nhân phát triển khơng thể khơng nói đến
đầu tư và các nguồn vốn, trong đó vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn đầu
tư nước ngồi có vai trị quan trọng.
Ngày nay, chúng ta đều biết đến vai trò to lớn của vốn đầu tư đối với sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Về nguyên tắc, muốn tích lũy vốn
chúng ta phải tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệm, nhưng ở các quốc gia
đang phát triển (LDCs) lại gặp phải sự hạn chế về nguồn vốn tích lũy nội bộ,
thu hút vốn đầu tư nước ngồi là một cách tạo vốn tích lũy nhanh mà các nước
đi sau có thể làm được. Trong xu thế liên kết và hoà nhập nền kinh tế thế giới
thành một chỉnh thể thống nhất, hầu hết các nước đều tham gia ngày càng tích
cực vào q trình phân cơng lao động quốc tế. Đầu tư nước ngồi nói chung và
đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí
và vai trị ngày càng to lớn, nó đã và đang trở thành xu hướng của thời đại, được
nhiều quốc gia sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển, như một chính sách
kinh tế quan trọng và lâu dài.
Trên cơ sở thực tiễn, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định, với thu nhập
bình quân đầu người thấp như hiện nay, sự tụt hậu về kinh tế và thu nhập sẽ
ngày càng gay gắt. Để rút ngắn khoảng cách này, địi hỏi phải có sự hoạt động
đồng bộ, gắn kết trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố. Năm 2009, tính
bình qn GDP/đầu người nước ta đạt khoảng 900 USD/người (trong khi Liên
Hợp Quốc quy định GDP/người của một quốc gia dưới 975 USD quốc gia đó
thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp), thì khả năng tích luỹ vốn từ nội bộ nền
kinh tế nước ta dành cho đầu tư phát triển là hạn hẹp. Do vậy, với nhu cầu vốn
đầu tư cho phát triển trong những năm tới thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là một kênh giữ vị trí cực kỳ quan trọng và mang tính chiến lược. Nó là

1



nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một
giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Có
thể nói, đầu tư trực tiếp nước ngoài như một trong các nguồn năng lượng quan
trọng khởi động cho cỗ máy kinh tế Việt Nam đi vào quỹ đạo của sự tăng
trưởng. Ngày nay, nó đó trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân.
Từ khi Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng
9 năm 2009, Nhà nước ta đó cấp giấy phép cho 10.747 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 168,393 tỷ USD. Các dự án đầu tư
nước ngồi (FDI) đó giúp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế Việt nam phát triển
nhanh, hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. FDI đó giúp phát triển
nhiều ngành cơng nghiệp và sản phẩm của Việt nam. Tốc độ tăng giá trị sản xuất
cơng nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ln duy trì ở mức cao. Các
dự án đầu tư năm 2009 đó thu hút trực tiếp gần 1,67 triệu lao động và giải quyết
gián tiếp hàng trăm ngàn lao động khác...
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, Đảng và
Nhà nước ta phấn đấu đến năm 2015 đưa mức GDP bình quân đầu người của
nước ta lên gấp 1,7 lần năm 2010, GDP trong 5 năm 2010-2015 tăng trưởng
bình quân năm khoảng 7,5%-8% . Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra,
chúng ta xác định phải huy động được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng
25 tỷ USD cho giai đoạn 2010-2015 . Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn
trong điều kiện ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu bắt
đầu từ cuối năm 2008 làm cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt
Nam đang chững lại và có biểu hiện suy giảm.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, địi hỏi phải tìm hiểu rất nhiều vấn đề cả
về lý luận cũng như tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Với nhận thức đó em
chọn “ Vai trị của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng

2



kinh tế ở các nước đang phát triển. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu Kinh tế phát triển, với mong muốn có một
cái nhìn tồn cảnh vai trị của FDI, về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
nước ta những năm qua, đánh giá một cách sâu hơn những tác động của
ĐTTTNN đến nền kinh tế và thấy được những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam, từ đó đề nghị một số giải pháp
nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTTTNN phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nước.

3


CHƯƠNG 1
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀ VAI TRỊ CỦA VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC ĐANG PHÁT TRIỂN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT

TRIỂN

KINH TẾ
Ngày nay các quốc gia độc lập, có chủ quyền đều đề ra những mục tiêu
phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Sự tiến bộ của một đất nước trong
một giai đoạn nào đó thường được đánh giá trên hai mặt sự gia tăng về kinh tế
và sự tăng tiến về mặt xã hội. Trên thực tế người ta dùng hai thuật ngữ tăng
trưởng và phát triển để phản ánh sự tiến bộ đó.
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là tăng thêm về mặt lượng của
nền kinh tế trong một thời kỳ. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất,

dịch vụ trong nền kinh tế tạo ra. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta
thường dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng thời kỳ sau so với thời kỳ trước
(tính tồn bộ hay tính bình qn đầu người ). Sự tăng trưởng thường được so
sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho thấy tốc độ
tăng trưởng đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến tồn diện về mọi mặt kinh tế,
chính trị, xã hội của một quốc gia. Theo đó, phát triển kinh tế là sự kết hợp một
cách chặt chẽ quá trình phát triển hoàn thiện hai vấn đề kinh tế và xã hội của
mỗi quốc gia. Sự phát triển về mặt kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng tổng thu

4


nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người (sự
tăng trưởng kinh tế) và sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng ngày
càng hiện đại. Sự phát triển xã hội thể hiện khả năng mở rộng năng lực phát
triển toàn diện toàn diện cho con người và việc sử dụng năng lực đó để khai thác
các cơ hội của cuộc sống.
Đối với các nước đang phát triển, để thực hiện tuần tự các giai đoạn của sự phát
triển phải qua giai đoạn chuẩn bị cất cánh mới có thể chuyển sang giai đoạn cất
cánh. Bởi vì, ở các nước đang phát triển những điều kiện để chuyển ngay sang
giai đoạn cất cánh là thực sự khó khăn, đó là sự hạn chế về nguồn vốn tích lũy
nội bộ và khả năng tiếp nhận, chuyển giao nguồn vốn nước ngoài; năng lực bộ
máy quản lý kinh tế còn yếu kém và sự tồn tại khá phổ biến tệ nạn tham nhũng,
quan liêu và trình độ chun mơn cũng như văn hóa còn rất thấp.

1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.2.1. .Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hình

thức của đầu tư của tư nhân nước ngồi đầu tư cho sản xuất kinh doanh và dịch
vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu
của q trình quốc tế hóa và phân cơng lao động quốc tế. Trên thực tế có nhiều
cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nhìn chung đầu tư
trực tiếp nước ngoài được xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố
di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ,
kỹ năng quản lý và cỏc ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư.
Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể được
hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để

5


hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có một số đặc điểm chủ yếu sau :
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,
khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh nặng nợ nần cho nền
kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên
doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình.
- Thơng qua hình thức này, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ,
kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý...là những mục tiêu mà các
hình thức đầu tư khác khơng giải quyết được.
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới
hình thức vốn pháp định, nó cịn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển
khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

Như vậy, ta có thể nói rằng FDI là một hình thức mang tính khả thi và hiệu
quả kinh tế rất cao, khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh
nặng nợ nần như các hình thức khác.Với những ưu điểm trên, ngày nay FDI là
hình thức đầu tư phổ biến nhất và có hiệu quả nhất trong các loại hình đầu tư.
1.3. VAI TRỊ CHỦ YẾU CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
1.3.1.NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ta có mơ hình Harrod – Domar như sau:

s
g =----------

6


k
ở đây :

g: tỷ lệ tăng trưởng GDP
s: tỷ lệ tiết kiệm trong GDP
k: hệ số ICOR ( Hệ số này cho biết vốn được tạo ra bằng đầu

tư là yếu tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế; tiết kiệm là nguồn gốc của đầu
tư).
Mơ hình cho thấy để có tăng tưởng kinh tế cao, thì hoặc là phải tăng tỷ lệ tích
luỹ, hoặc là phải duy trì hệ số ICOR thấp, hoặc kết hợp cả hai. Với các nước
đang phát triển , do ở giai đoạn đầu, tích luỹ bên trong rất hạn chế, trong lúc nhu
cầu vốn để phát triển cao, cho nên bắt buộc phải dựa vào tích luỹ từ bên ngồi.
Để có được nguồn vốn nước ngồi, thì các nước đang phát triển đều phải có các

hình thức hấp dẫn để thu hút vốn.
Vào giữa thế kỉ XX, khi việc xuất khẩu tư bản, nhất là FDI phát triển nhanh
chóng, các nhà kinh tế học nổi tiếng như Paul.A.Samuelson và R.Nurkse đều
cho rằng: muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải có biện pháp
thu hút FDI. Trong cuốn kinh tế học (Economics), Pau.A.Samuelson đó lí luận
rằng: các nước đang phát triển (LDCs) có nguồn nhân lực bị hạn chế bởi tuổi thọ
và dân trí thấp, kĩ thuật lạc hậu và gặp trở ngại trong việc kết hợp những nhân tố
đó. Do đó các nước đang phát triển ngày càng khó khăn và lún sâu vào cái
“vòng luẩn quẩn”.

7


Sơ đồ 2- Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển:
Tiết kiệm thấp.
Đầu tư thấp.

Tốc độ tich luỹ
vốn thấp

Thu nhập thấp.

Năng suất lao
động thấp.

Nguồn: P.A.Samuelson & W.D.Nordhaus: Kinh tế học – NXB CTQG
Hà Nội 1997, tập II, trang 655.
Trong cuốn “Những vấn đề chung về hình thành vốn ở LDCs”, R. Nurkse
đã đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề về vốn. Thơng qua việc phân
tích mơ hình “vịng luẩn quẩn” nói trên, ơng cho rằng: nguyên nhân cơ bản

và chủ yếu của LDCs là thiếu vốn. Từ đó, Nurkse đưa ra giải pháp để giải
quyết vấn đề thiếu vốn là: mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngồi. Theo ơng,
vấn đề mở cửa cho FDI có ý nghĩa sống cịn đối với LDCs trong việc tăng
trưởng kinh tế, nó giúp cho LDCs có thể vươn tới những thị trường mới, tiếp
cận khoa học kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lí có hiệu quả. Ngày
nay, các nhà kinh tế đưa ra mơ hình nói lên mối quan hệ giữa đầu tư và tăng
trưởng kinh tế như sau:

8


Sơ đồ 3- Quan hệ biện chứng giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư tăng .
Tích luỹ tăng.

Sản lượng đầu ra
tăng.

Thu nhập tăng .

Tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: P.A.Samuelson & W.D.Nordhaus: Kinh tế học – NXB CTQG
Hà Nội 1997, tập II.
Rõ ràng là, để tăng trưởng kinh tế, trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế
cịn thấp, LDCs phải thu hút được FDI – hình thức đầu tư quan trọng nhất của
đầu tư nước ngoài.
Trong những năm gần đây đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI đó và đang trở
thành yếu tố góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước
đang phát triển. Khai thác và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài

đang là một mục tiêu được ưu tiên hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, nhất là
đối với các nước đang phát triển, nơi có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế. Chúng ta cùng xem xét những tác động tích cực của FDI tới nền
kinh tế các nước đang phát triển .

 Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều gặp phải
vấn đề nan giải là thiếu vốn đầu tư do tích lũy nội bộ thấp hoặc khơng có tích
lũy. Điều đó đó hạn chế đến quy mơ đầu tư và đổi mới kỹ thuật gây ra tình trạng
mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thiếu hụt,
đất nước thiếu ngoại tệ. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong

9


nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động...từ đó tạo tiền đề để
tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội. Do đó để có thể phát
triển bắt buộc phải tranh thủ nguồn vốn từ nước ngồi. Nó được coi là “cái kích”
đột phá vào cái vịng luẩn quẩn của nghèo đói, tạo điều kiện cho nền kinh tế cất
cánh.
Việc thu hút FDI có thể giải quyết được khó khăn về khả năng tích lũy
vốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh tốn,
tức là có thể khắc phục được “lỗ hổng tiết kiệm” và “lỗ hổng thương mại”
như trong lý thuyết “hai lỗ hổng” của Cherery và Strout, bởi vì FDI góp phần
làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận
đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các cơng ty nước ngồi, thu ngoại tệ từ các
hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI.
Trong hơn 30 năm qua, bằng chính sách năng động và hiệu quả, các nước
Nics đã nhận được hơn 50 tỷ USD - đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng giúp
các nước này trở thành những con rồng của Châu á. Tỷ lệ mà tư bản nước ngồi

đóng góp vào việc xuất khẩu cũng khá lớn đối với những nước đang phát triển
như Singapore 72,1%, Braxin 37,2%, Đài Loan 25,6%, Thái Lan 22,7%, Hồng
Kông 16,5%. ở nhiều nước đang phát triển, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ
đáng kể trong tổng vốn đầu tư của tồn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước
hồn tồn dựa vào vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự
phát triển kinh tế. Ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư nội địa, FDI còn bổ
sung đáng kể nguồn thu ngân sách của Chính phủ các nước đang phát triển
thông qua thuế và tiền thuê mặt bằng từ các xí nghiệp có vốn đầu tư của nước
ngồi. Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng để đầu tư các dự án cơng cộng trong
giai đoạn đầu cơng nghiệp hóa. Đối với các nước công nghiệp phát triển, đầu tư
trực tiếp nước ngoài vẫn là nguồn bổ sung vốn quan trọng và có ý nghĩa to lớn
trong q trình phát triển nền kinh tế của những quốc gia này. Bằng chứng là

10


chính các nước cơng nghiệp phát triển đó thu hút trên 80% tổng lượng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của thế giới.

 Giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp
Thực ra đây là một tác động kép: tạo thêm cơng ăn việc làm cũng có nghĩa
là tăng thêm thu nhập cho người lao động. Từ đó tạo điều kiện tăng tích lũy
trong nước, thúc đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực của nền
kinh tế, tạo thêm việc làm mới. Việc giảm bớt áp lực về cơng ăn việc làm cũn
góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
Thông qua việc tạo thêm các ngành nghề mới, các xí nghiệp mới hoặc làm
tăng quy mô của các đơn vị kinh tế, FDI đã tạo ra công ăn việc làm cho một số
lượng lớn người lao động. Chẳng hạn, tính đến năm 2008, lực lượng lao động
làm việc trực tiếp trong các dự án FDI ở Trung Quốc là 16 triệu. ở Việt Nam
đến năm 2009, con số này là trên 1,67 triệu người, khơng tính đến lao động gián

tiếp (khoảng 1 triệu người theo cách tính của Ngân hàng Thế giới). Nhu cầu về
công ăn việc làm đang đặt ra ngày càng bức xúc và do đó những tỷ lệ 54,46%;
23%; 21% số người làm việc cho các xí nghiệp có vốn nước ngồi so với tổng
số người có việc làm của các nước Singapore, Braxin, Mêhicơ là những con số
có ý nghĩa rất lớn.

 FDI giúp các nước đang phát triển tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học
hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao trình
độ tay nghề cho đội ngũ lao động
Do trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học kém, các nước
đang phát triển có rất ít khả năng phát triển công nghệ mới, hiện đại và tiên tiến.
Khả năng tự nhập khẩu công nghệ của các nước này cũng rất hạn chế, thường

11


dưới 1% so với GDP. Trong điều kiện đó, phần lớn cơng nghệ mới, hiện đại có
được ở các nước đang phát triển là đưa từ ngoài vào qua hợp tác đầu tư quốc tế
hoặc viện trợ. Thông qua tiếp nhận FDI, các nước đang phát triển tiếp cận được
công nghệ hiện đại sau đó cải tiến và phát triển thành cơng nghệ phù hợp với
mình.
Các chủ đầu tư nước ngoài thường tổ chức các lớp đào tạo về quản lý cũng
như kỹ thuật cho cán bộ và công nhân sở tại để thực hiện các chương trình đầu
tư theo dự án. FDI có thể góp phần tăng năng suất các yếu tố sản xuất, thay đổi
cấu thành của sản phẩm, thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những
nghề địi hỏi hàm lượng cơng nghệ cao, mang lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng
kinh doanh tiên tiến và trình độ tay nghề kỹ thuật cho cán bộ công nhân trong
nước. Đứng về lâu dài, đây là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư.

 FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và đưa

nền kinh tế tham gia phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ.
Trước hết đầu tư nước ngồi giữ một vai trị hết sức quan trọng trong việc
cải tiến cơ cấu kinh tế. Mặc dù tỷ trọng của đầu tư trực tiếp trong tổng số vốn
đầu tư ở một số nước không cao nhưng nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
đầu tư tài sản cố định trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế. ở những
nền kinh tế mới công nghiệp hóa, đầu tư của các cơng ty đa quốc gia tập trung
vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Sự hoạt động của khu vực FDI cho phép cung
cấp các dịch vụ có chất lượng và sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn
quốc tế, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của nền kinh tế, đưa nền kinh tế
hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Với chính sách thu hút FDI theo các
ngành nghề định hướng hợp lý, FDI sẽ gúp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ở Thái Lan, gần
90% vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào cơng nghiệp, do đó đó thúc đẩy q
trình sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.

12


Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế
giới, có thể rút ra nhận xét: có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức tăng trưởng
kinh tế với khối lượng vốn đầu tư nước ngoài được huy động và sử dụng; đồng
thời sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với mức tăng trưởng xuất khẩu. Rõ ràng là
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, là chỗ dựa để khai thác những tiềm
năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển kinh tế.
Ngồi ra FDI cịn có tác động tích cực đến nền kinh tế nước nhận đầu tư ở
nhiều mặt khác. Ví dụ, Chính phủ nước chủ nhà có thể sử dụng FDI như là một
cơng cụ để tạo ra sự kích thích và liên kết kinh tế với các cơ sở kinh tế trong
nước. Các cơng ty nước ngồi như đối trọng để cho các doanh nghiệp trong
nước tăng tính cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp nội địa cũng mở rộng

được quy mô sản xuất nhờ cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho các cơng ty
nước ngồi.
. FDI đối với việc sử dụng tài nguyên.
Do đặc trưng của vốn FDI là có sự chuyển giao cơng nghệ và bí quyết kĩ
thuật từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư, nên song song với việc chuyển
giao công nghệ, tài nguyên ở các nước nhận đầu tư sẽ được sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả hơn. Tài nguyên ở đây được hiểu là những chi phí đầu vào (input) của
một doanh nghiệp. Như vậy với những dây chuyền công nghệ hiện đại hơn, chủ
đầu tư sẽ sử dụng ít lao động sống hơn tức là cần ít cơng nhân hơn nhưng vẫn
đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Điều này
làm cho chi phí tiền lương của công ty giảm và lợi nhuận tăng lên. Mặt khác,
thông qua vốn FDI, các nguyên nhiên vật liệu trong nước cịn được sử dụng hợp
lí, có hiệu quả hơn vì những cơng nghệ mới đó thay thế cho những cơng nghệ
lạc hậu trong nước.

13


Khơng chỉ có vậy, việc chuyển giao bí quyết kĩ thuật cịn giúp các doanh
nghiệp hợp lí hố được đầu vào để tạo được sản phẩm đầu ra tối ưu.
Như vậy, thông qua tất cả các nguồn lực (bao gồm cả nhân lực và tài lực)
được kết hợp một cách tối ưu và do đó, các tài nguyên này được sử dụng tiết
kiệm hơn, hợp lí hơn và có hiệu quả hơn. Cũng nhờ có vốn FDI, chúng ta sử
dụng có hiệu quả những lợi thế trong nước mà nhiều năm qua chưa làm do thiếu
vốn (như khai thác mỏ, khoáng sản...)
FDI đối với Ngân sách Nhà nước.
Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc
gia. Các nguồn thu này từ các khoản như: cho thuê đất, mặt nước, mặt biển hay
từ các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. ở các nước đang
phát triển, do thu hút được vốn FDI, mức đóng góp của các dự án này có xu

hướng tăng lên. ở Trung Quốc, năm 1992, tổng thuế từ các dự án FDI chiếm
4.1% tổng thu thuế, và năm 1995 là 11,2% 1 và con số này đang có xu hướng gia
tăng.
2. Những mặt trái của FDI
Bên cạnh những tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, các
nước nhận đầu tư có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu do những mặt trái của
FDI đem lại. Có thể kể ra một số điểm chính sau:
 Chi phí của việc thu hút FDI
Để thu hút FDI, các nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các
nhà đầu tư như: giảm thuế, miễn thuế trong thời gian khá dài cho phần lớn các
dự án. Hoặc việc trả tiền của họ cho việc thuê đất đai và một số dịch vụ của họ
là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số lĩnh vực có thể
được nhà nước bảo hộ thuế quan. Và như vậy, đôi khi lợi ích của nhà đầu tư
vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được.
1

14


Mặc dù FDI bổ sung vốn đầu tư cho nước nhận đầu tư nhưng về lâu dài lại
làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa. Bởi vì các chủ đầu tư nước ngồi
thường có ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý so với các doanh
nghiệp trong nước nên họ thường tăng tỷ trọng vốn đầu tư dưới hỡnh thức đầu
tư mới hoặc tái đầu tư vào các ngành có tính cạnh tranh cao và dẫn tới vị trí độc
quyền. Điều này làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp địa phương, dẫn đến
sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của các chủ đầu tư trong nước vào các cơng ty
nước ngồi.

 Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
Trong thời gian lâu dài FDI lại làm tăng sự thâm hụt cán cân thanh tốn quốc tế

của các nước đang phát triển vì lượng ngoại tệ chuyển về nước dưới dạng lợi
nhuận, lãi suất, giá cơng nghệ nhập khẩu và chi phí quản lý lớn hơn số tiền mà
họ chuyển vào trong thời gian đầu dưới hình thức vốn đầu tư.
Mặc dù các nước đang phát triển khuyến khích các cơng ty nước ngồi đầu
tư để xuất khẩu nhưng thực tế các chủ đầu tư nước ngồi lại tìm mọi cách để
tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước. Thêm vào đó, ở nhiều nước đó cho
phép cổ phần hóa các doanh nghiệp FDI và vì vậy trong nhiều trường hợp lượng
ngoại tệ mà các chủ đầu tư chuyển vào lại chiếm tỷ lệ nhỏ so với lượng vốn họ
huy động từ nội địa. Do vậy cả hai nguồn ngoại tệ làm cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế của nước chủ nhà là rất hạn chế. Mặt khác, lượng ngoại tệ dành cho
nhập khảu công nghệ, nguyên liệu và giấy phép sử dụng công nghệ lại rất lớn do
các nước đang phát triển thiếu các yếu tố này.

 Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các nhân
tố đầu vào.
Các chủ đầu tư nước ngoài thường tính giá cao cho những nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Điều này
gây ra chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa
do nhà đầu tư nước ngồi sản xuất với giá cao hơn. Đồng thời, nó cịn giúp chủ

15


đầu tư trốn thuế, che giấu lợi nhuận thực. Việc tính giá cao thường xảy ra khi
nước chủ nhà thiếu thơng tin, trình độ kiểm sốt, quản lý, chun mơn yếu hoặc
chính sách của Nhà nước cịn nhiều khe hở.

 Công nghệ và sản phẩm không phù hợp với các nước đang phát triển
Các nhà đầu tư thường bị buộc tội là đó chuyển giao cơng nghệ và kỹ thuật
lạc hậu vào nước họ đầu tư. Hầu hết công nghệ chuyển giao cho các nước đang

phát triển là nước công nghệ từ phương Tây với đặc trưng sử dụng nhiều vốn,
tiết kiệm lao động, ít sử dụng nguyên liệu địa phương và gây ô nhiễm môi
trường. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đó gõy ra nhiều thiệt hại cho nước
nhận đầu tư như là : khó tính giá trị thực của máy móc thiết bị, chất lượng sản
phẩm thấp, chi phí sản xuất cao...Các nhà đầu tư cịn bị chỉ trích là sản xuất và
bán những hàng hóa khơng thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đơi
khi là nước hàng hóa có hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

 Những mặt trái khác
FDI làm tăng sự phát triển không đều giữa thành thị và nông thôn, mất cân
đối giữa các vùng, đồng thời tăng sự bất bình đẳng giữa người giầu và người
nghèo. Thật vậy, phần lớn các dự án tập trung ở những khu vực có điều kiện
phát triển kinh tế thuận lợi - thường là thành thị, còn các khu vực nơng thơn và
miền núi thì rất ít dự án. Mặt khác các cơng ty nước ngồi chỉ tuyển dụng lao
động sở tại có trình độ tay nghề, do đó phần lớn lao động ở các nước đang phát
triển khơng tìm được việc làm ở các xí nghiệp nước ngồi.
Về phương diện chính trị, FDI là mối lo ngại cho Chính phủ các nước đang
phát triển. Trong thực tế nhiều xí nghiệp nước ngồi, đặc biệt là các cơng ty đa
quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn họ can thiệp vào đường lối phát triển của nước
sở tại dưới nhiều hình thức như hối lộ quan chức hoặc thậm chí lật đổ Chính
phủ, như trường hợp điển hình ở Chilê những năm của thập kỷ 70.
Việc trình bày những mặt trái của FDI khơng có nghĩa là phủ nhận những
lợi thế cơ bản của nó mà chỉ để nói lên rằng, cần có những biện pháp kiểm sốt

16


hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của
FDI. Mức độ thiệt hại mà FDI gây ra cho nước chủ nhà phụ thuộc rất nhiều vào
chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chun mơn của nước nhận đầu

tư.

17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM
2.1.1. THỰC TRẠNG CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI

2.1.1.1. Tình hình chung
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đại hội VI Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản VN năm 1986, nhiều chính sách kinh tế được thay đổi.
Việc hình thành các văn bản pháp lý đó thể chế hố đường lối đổi mới của
Đảng. Luật đầu tư nước ngoài tại VN được ban hành vào năm 1987 là một trong
những đạo luật khởi đầu cho thời kỳ đổi mới đó tạo mơi trường pháp lý thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào VN. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật
đầu tư nước ngồi (ĐTNN) đó được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ
khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 Trong bối cảnh tồn cầu hóa,
VN ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, để tạo ra một mơi
trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, năm 2005 Quốc hội đã
ban hành Luật đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) thay thế Luật đầu tư nước
ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Luật đầu tư ra đời nhằm cải
thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, tạo sự thống nhất trong hệ
thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, khơng phân biệt đối
xử giữa các nhà đầu tư. Luật đầu tư đó cải thiện mơi trường đầu tư bằng việc
đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luật đầu tư
năm 2005 đó thể hiện việc phân cấp mạnh cho các địa phương cụ thể là tăng
quyền hạn cho Ủy ban Nhân dân (UBNN) tỉnh và Ban quản lý Khu công

nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao về cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng
như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng

18


Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số
dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch, những dự
án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp giấy phép
đầu tư.
Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện cùng với cải cách công tác
quản lý nhà nước là những yếu tố quan trọng mang lại các kết quả tích cực về
thu hút đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động đầu tư nước ngồi có hiệu quả,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại VN. Để minh chứng cho nhận định
này, dưới đây sẽ trình bày tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và
vai trị của nó trong tăng trưởng kinh tế tại VN trên 20 năm thực hiện đường lối
đổi mới.
Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 10.747 dự án FDI được cấp phép
đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 168 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm), vốn
thực hiện đạt gần 57 tỷ USD. Số liệu thống kê cho thấy số lượng dự án đầu tư,
vốn đăng ký và vốn thực hiện nhìn chung là tăng dần qua các năm (trừ một số
năm do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu), đặc biệt là tăng mạnh
trong năm 2007 và 2008 là thời gian sau khi VN đã trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
2.1.1.2. Các đối tác được cấp giấy phép đầu tư
Tính đến hết năm 2009 VN đã thu hút vốn từ 84 nước và khu vực lãnh thổ
nhưng chủ yếu từ các nước châu Á trong khu vực. Đặc biệt khu vực nói tiếng
Hoa ( Trung quốc, Đài Loan, Hồng Kơng, Ma cao) chiếm gần 30% dự án FDI
và gần 35% tổng vốn đăng ký đầu tư. Số liệu cụ thể được cho dưới đây:


19


Bảng 1: Tình hình thu hút FDI theo đối tác đầu tư từ năm 1988-12/2009
Đơn vị : triệu USD
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nước

Số dự án

Vùng lãnh thổ
Đài Loan
Hàn Quốc
Malaixia
Nhật Bản
Singapore
British Virgin Islands
Mỹ
Hồng Kông

Thái lan
Canada

2.027
2.284
331
1.171
746
446
470
553
211
89
8.328(77.49%)

Tổng vốn đầu
tư đã đăng ký
21.288
20.456
18.057
17.687
16.904
13.157
8.652
7.754
5.744
4.796
134.495(79,87%
)


Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH-ĐT
Trong tổng số vốn đầu tư của 10 nước này thì có tới trên 70% là thuộc các
nước Châu Á. Các nhà đầu tư Châu Á vào muộn hơn nhưng tốc độ tăng nhanh
với quy mô rộng lớn trên nhiều lĩnh vực. Điều đó chứng tỏ mơi trường đầu tư
của Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Châu Á.
Và trình độ, điều kiện, khả năng của các nhà đầu tư Châu Á cũng phù hợp với
điều kiện, yêu cầu phát triển của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời đây

20



×