TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HƠN
NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: Ths. Lê Văn Hợp
Mã LHP:
(Chiều thứ 3, tiết 1-3)
Nhóm SVTH:12
Trần Thị Kim Nga
Lê Minh Kha
Phan Tấn Phúc
Nguyễn Trọng Ln
Nguyễn Hồng Khang
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
MSSV
19161264
19161245
19161275
19161258
19161246
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
NHẬN XÉT VÀ ĐIỂM SỐ CẢU GIÁO VIÊN
THỨ
TỰ
HỌ VÀ TÊN NGƯỜI
THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ CỤ
THỂ
KẾT QUẢ
KÝ TÊN
1
Trần Thị Kim Nga
Hoàn thành tốt
2
Lê Minh Kha
Hoàn thành tốt
3
Phan Tấn Phúc
Hoàn thành tốt
4
Nguyễn Trọng Luân
Hoàn thành tốt
5
Nguyễn Hoàng Khang
Hoàn thành tốt
ĐIỂM
SỐ
NHẬN XÉT
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ký tên
Ths. Nguyễn Thị Tuyết
Nga
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận...............................................2
6. Kết cấu của tiểu luận..................................................................................2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH...................................................3
1.1. Khái niệm tài sản, tài sản chung, tài sản riêng.........................................3
1.1.1. Khái niệm tài sản..............................................................................3
1.1.2. Tài sản chung của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình năm
2014............................................................................................................3
1.1.3. Tài sản riêng của vợ chồng trong luật hơn nhân và gia đình năm
2014............................................................................................................4
1.2. Quy định Pháp luật về tài sản riêng của vợ chồng...................................4
1.2.1. Cách thức xác lập tài sản riêng của vợ chồng...................................5
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng của vợ chồng.............................5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN RIÊNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
.........................................................................................................................11
2.1. Việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân theo luật hôn nhân gia đình năm 2014.................................................11
2.2. Thực tiễn việc thực hiện việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân gia đình năm 2014..........14
2.3. Phân tích các vụ việc tranh chấp tài sản của vợ và chồng......................16
KẾT LUẬN......................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tập hợp những người được gắn bó với nhau bởi các mối quan
hệ dựa trên hôn nhân, huyết thống, quan hệ ni dưỡng, quan hệ giáo dục và
cùng với đó là làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Trong đó, mối quan hệ vợ chồng giữa một người đàn ơng và một người
phụ nữ chính là sự khởi nguồn và là nền tảng xây dựng nên các mối quan hệ
khác trong gia đình. Hai con người, hai cá thể hồn tồn riêng biệt, tuy nhiên,
thơng qua sự kiện pháp lý đặc biệt gọi là kết hơn, nó đã ràng buộc họ với nhau
về các quyền và nghĩa vụ giữa hai người. Mối quan hệ đó được vung đắp nên
từ tình cảm rồi dần dần theo năm tháng vật chất được hình thành từ cuộc sống
hơn nhân giữa họ. Vật chất ở đây có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng
được hình thành trước, trong hay sau thời kỳ hơn nhân của vợ chồng. Chính vì
sự phức tạp của nó nên đây được xem là một trong những vấn đề được pháp
luật quan tâm nhất và được quy định trong Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014. Đó chính là vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tơi đi sâu phân tích về chế định
tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật Hơn nhân và Gia đình, trong
đó trọng tâm là tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy
định rất cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014..
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận cho sự
hình thành và phương hướng xây dựng pháp luật Hôn nhân và Gia đình về tài
sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân ở Việt Nam. Từ đó, một mặt
góp một phần nhỏ vào việc hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp
luật quan trọng này, ở mặt khác, giải quyết tốt các vấn đề lý luận, cũng như
giúp đỡ cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các quy định về tài sản
riêng giữa và chồng trong Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam. Để thực hiện
mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
-
-
Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về chế độ tài sản của vợ
chồng, quy định của Pháp Luật về tài sản riêng của vợ chồng
(Cách thức xác lập, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng).
Khái quát thực tiễn áp dụng các quy định về tài sản riêng của vợ
chồng trong Luật HN & GĐ.
Thực tiễn việc thực hiện việc hình thành và xác định tài sản riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân.
Phân tích các vụ việc tranh chấp tài sản của vợ và chồng.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ tiểu luận nhóm chỉ tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lý
luận về các quy định pháp luật HN&GĐ Việt Nam về quy định tài sản giữa vợ
và chồng trong thời kì hơn nhân, cách thức xác lập, quyền, nghĩa vụ về tài sản
riêng giữa vợ và chồng. Phân tích một số vụ tranh chấp tài sản giữa vợ và
chồng nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề
này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu tiểu luận xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nhà Nước ta trong lĩnh vực tài sản trong hôn nhân. Đồng thời kết hợp
các phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp…Từ việc phân tích khái quát sơ lược
các quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự về quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, hiện hành về tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân, có
sử dụng phương pháp phân tích một số vụ án liên quan đến việc phân chia tài
sản giữa vợ và chồng để làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho việc áp dụng
các quy định của pháp luật trong thực tiễn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Về mặt lý luận, tiểu luận là cơng trình nghiên cứu và trình bày một cách
có hệ thống về cơ sở lý luận, đặc điểm, nội dung của pháp luật hiện hành về tài
sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, chú trọng vào việc phân chia tài sản
riêng giữa vợ và chồng. Việc làm sáng tỏ nội dung này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc nhận thức đầy đủ vai trò của pháp luật HN & GĐ trong điều
kiện kinh tế thị trường.
Về thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật có liên quan đến
tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của Việt Nam, luận văn đã
nêu ra các phương hướng và kiến nghị một số giải pháp cụ thể trong hoạt động
xây dựng pháp luật về tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
6. Kết cấu của tiểu luận
Với mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nêu trên, tiểu
luận bao gồm: Lời mở đầu, 2 chương, kết luật và phần tài liệu tham khảo.
2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm tài sản, tài sản chung, tài sản riêng
1.1.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc sở hữu
của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Ví dụ về các tài sản bao gồm: tiền và
các khoản tương đương tiền – chứng chỉ tiền gửi, kiểm tra và các tài khoản tiết
kiệm, tài khoản thị trường tiền tệ, tiền mặt vật lý, tín phiếu kho bạc, bất động
sản – đất và bất kỳ thiết bị cơ sở hạ tầng gắn liền với nó.
Tài sản thường được chia làm hai loại lớn: tài sản lưu động và các tài
sản có tính thanh khoản. Tài sản lưu động là một trong những thứ có thể được
chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng với ít hoặc khơng ảnh hưởng đến
giá nhận. Ví dụ: cổ phiếu, thị trường tiền tệ và trái phiếu chính phủ là các tài
sản lưu động.
Tài sản có tính thanh khoản là những tài sản bất kỳ có thể được mua
hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của
tài sản đó. Ví dụ về các tài sản có tính thanh khoản gồm: nhà ở, đồ cổ, các đồ
sưu tập khác…
Khi cá nhân đăng kí kết hơn hợp pháp sẽ hình thành nên những khái
niệm tài sản khác bao gồm: tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ
chồng.
1.1.2. Tài sản chung của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình năm
2014
Căn cứ theo điều 33, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014, quy định về
tài sản chung như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này: trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác, phần tài sản cịn lại khơng chia vẫn là
tài sản chung của vợ chồng. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
3
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.
1.1.3. Tài sản riêng của vợ chồng trong luật hơn nhân và gia đình năm
2014
Căn cứ theo điều 43, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014, quy định về
tài sản riêng như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hôn, là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận chia một phần
hoặc toàn bộ tài sản chung, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và
tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu riêng của vợ,
chồng.
Như vậy, tài sản riêng có hai thời điểm hình thành: một là có trước, có
trong thời kì hơn nhân và hai là có thể nhận diện qua thời điểm mà các tài sản
này được xác lập, được cấp giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng.
1.2. Quy định Pháp luật về tài sản riêng của vợ chồng
1.2.1. Cách thức xác lập tài sản riêng của vợ chồng
Theo quy định tại điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng
của vợ chồng bao gồm các nhóm tài sản sau:
Nhóm 1: Thời điểm có tài sản trước khi kết hôn.
-
-
Tài sản riêng của vợ, chồng mỗi người có trước khi kết hơn.
Tài sản được chia riêng theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng
trước kết hôn theo điều 47, 48 Luật Hôn Nhân và gia đình 2014.
Nhóm 2: Thời điểm có tài sản trong khi kết hôn.
Tài sản được thừa kế riêng
Tài sản được tặng cho riêng
Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người
Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng. Cụ thể, quy định đối với các loại tài sản này được hướng dẫn cụ
thể tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính
4
-
phủ (quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hơn nhân và gia
đình 2014), bao gồm các loại tài sản sau:
Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của
pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án,
quyết định của Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định
củapháp luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng; quyền tài
sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người.
Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ chồng
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc xác định tài sản là tài sản riêng của
một bên vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính gồm: Nguồn gốc tài sản,
thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng. Chính vì
vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là đi chứng minh 3 yếu tố trên.
Trước tiên, xét đến nguồn gốc của tài sản: Chúng ta phải xác định được
tài sản đó có được bắt nguồn từ đâu?
+ Tài sản được tặng cho riêng cá nhân hay là được thừa kế.
+ Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó từ đâu mà có, tài sản đó
có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân hay
khơng?
+ Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng hay chưa?
Đối với việc chứng minh thời điểm tạo lập:
Phải xác định được thời điểm cá nhân có tài sản là trước hay sau
khi đăng ký kết hôn.
Về nguyên tắc: tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là
tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.
-
Thỏa thuận của vợ chồng:
+ Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân (Điều 38
Luật hơn nhân và gia đình).
+ Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hơn (Điều 47 Luật
hơn nhân và gia đình).
+ Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định.
5
Điều này có nghĩa, cho dù tài sản đó có nguồn gốc và thời điểm rõ ràng
được xác định là tài sản riêng của một bên vợ chồng theo quy định tại Điều 43
Luật hơn nhân và gia đình và bạn cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh đây là tài
sản riêng, nhưng nếu trước đó, vợ chồng bạn đã từng ký 1 trong 3 loại thỏa
thuận nêu trên một cách hợp pháp thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung
hay riêng chỉ cần dựa theo thỏa thuận để xác định mà thôi.
Pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của vợ chồng ở vị
trí cao nhất và được tơn trọng nhất. Vậy nên, cách tốt nhất để rõ ràng tài sản
chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng nên có thỏa
thuận minh bạch, cụ thể với nhau.
Mặt khác, pháp luật hơn nhân và gia đình cũng ghi nhận “nguyên tắc
suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ chồng, đó là:
Nếu trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
(Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình). Do vậy, nếu khơng có đủ căn cứ
để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản
chung của cả hai vợ chồng.
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng của vợ chồng
1.2.2.1 Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng
Khoản 1 Điều 33 luật HN&GĐ 2000 quy định: “Vợ, chồng có quyền
chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy
định tại khoản 5 Điều này.” Với tư cách là chủ sở hữu tài sản của mình, vợ
chồng có tồn quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt) đối với tài sản riêng, không phụ thuộc bởi ý chí của bên người chồng, vợ
kia. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng mỗi bên sẽ tự quản lý tài sản riêng của
mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự quản lý tài sản riêng và
cũng khơng ủy quyền cho người khác quản lý thì bên vợ, chồng kia có quyền
quản lý tài sản riêng đó(khoản 2 Điều 33). Trong việc quản lý tài sản riêng của
vợ, chồng mình, người chồng, vợ có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn các tài sản đó
như tài sản của mình, nếu làm hư hại, thất thốt mà khơng có lý do chính đáng
thì có nghĩa vụ bồi thường (khi có yêu cầu). Trường hợp một bên đã tự ý định
đoạt tài sản riêng của vợ, chồng mình khi tham gia các giao dịch dân sự, thì bên
kia có quyền u cầu tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu. Với tư cách là chủ
sở hữu tìa sản riêng của mình, khi thực hiện quyền sở hữu(đối với các tài sản
theo khoản 5 Điều 33), vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập thực hiện
và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý
của cả vợ chồng. Việc ủy quyền đó phải được lập thành văn bản(khoản 1 Điều
244 luật HN&GĐ năm 2000).
Đối với tài sản riêng, vợ, chồng có quyền nhập hoặc khơng nhập tài sản
riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng (khoản 2 Điều 33 luật HN&GĐ năm
6
2000) quy định này có tính chất tùy nghi cho phép vợ, chồng có quyền nhập
hoặc khơng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chụng của vợ chồng,
nó làm “mềm hóa” quyền sở hữu của vợ, chồng trong quan hệ gia đình dựa
trên yếu tố tình cảm vốn rất “tế nhị” và phức tạp. Tuy nhiên vấn đề vợ, chồng
đã nhập hay chưa nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ
chồng khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng rất phức tạp. Trước đây, tại
nghị quyết số 01/NQ-HDTP đã hướng dẫn: Đối với tài sản riêng của vợ chồng
mà đã đưa vào sử dụng chung, khơng cịn nữa thì khơng phải thanh tốn, khơng
được đền bù… hướng dẫn này dựa trên ngun tắc suy đốn: Người vợ, chồng
có tài sản riêng mà đã sử dụng cho nhu cầu chung của gia đình thì phải coi vợ,
chồng đã “mặc nhiên” nhập tài sản của mình vào khối tài sản chung của vợ
chồng. Khi có tranh chấp họ khơng riêng có quyền địi lại tài sản đó. Hiện nay
vấn đề nhập hay không nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung
của vợ chồng nhất là những tài sản có giá trị lớn, theo khoản 1 Điều 14 nghị
định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định: Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng
đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ hoặc
chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của
Luật HN&GĐ phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn
bản đó có cơng chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Quy định
này là căn cứ khi xác định vợ, chồng có tài sản riêng đã nhập hay chưa nhập
vào khối tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác để ngăn chặn những mục đích
khơng lành mạnh của vợ, chồng khi nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung
của vợ chồng, cũng như là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của những người
khác liên quan; khoản 2 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-DP còn quy định:
“Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng
nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vơ
hiệu” theo quy định tại Điều 11 của nghị định này. Ngoài việc quy định về
quyền quản lý, quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng, khoản 5 Điều
33 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định một số hạn chế quyền sở hữu của vợ
chồng đối với tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình. Trong trường hợp tài
sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình
thì bên vợ, chồng có tài sản riêng phải đóng góp, sử dụng tài sản riêng vì các
nhu cầu thiết yếu đó. Mặt khác, trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã
được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống
duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý,
thỏa thuận của vợ chồng. Quy định này đã dựa trên truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam, ln có sự đồn kết, u thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau
giữa các thành viên trong gia đình.
1.2.2.2 Nghĩa vụ tài sản riêng của vợ, chồng
Theo khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Nghĩa vụ tài
sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”.
Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng(còn gọi là nợ riêng của vợ, chồng) phát sinh
7
từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác, sử dụng vào mục đích cá
nhân mà khơng vì mục đích của gia đình hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định
(nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ,
chồng, con mà vợ chồng phải thực hiện). Như vậy theo quy định của pháp luật,
vợ, chồng phải bằng tài sản riêng của mình để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa
vụ sau đây:
Một là, nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác
trước khi kết hơn mà khơng vì đời sống chung của gia đình.
Hai là, nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác
trong thời kỳ hơn nhân sử dụng vào mục đích riêng, khơng đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu và lợi ích chung của gia đình.
Ba là, nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử
dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến
hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kì hơn nhân mà vợ
chồng khơng thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của
mỗi người.
Bốn là, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di
sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán
hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐCP). Trong trường hợp này những người thừa kế khác có quyền u cầu tịa án
tun bố giao dịch vơ hiệu và có quyền u cầu chia di sản. Người vợ, chồng
mà còn sống mà quản lý di sản đó có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho
những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật.
Năm là, các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn
liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình (trừ
trường hợp theo quy định tại Điều 34,36,37,38, Luật HN&GĐ năm 2000) hoặc
các chi phí cho người mà vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo quy
định của Luật Dân sự và luật HN&GĐ.
Sáu là, nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới với
thành viên trong gia đình theo quy định tài chương V (quan hệ giữa ông bà nội,
ông bà ngoại, giữa anh chị em và các thành viên trong gia đình) và chương VI
(cấp dưỡng) của luật HN&GĐ năm 2005.
Bảy là, nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là
người được quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng khơng đúng mục đích
(khoản 4 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).
Tám là, nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã
có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
8
có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm
khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ.)
Chín là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp
luật của vợ, chồng. Về nguyên tắc đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh
trên đây, vợ, chồng có nghĩa vụ phải thanh tốn, bồi thường bằng tài sản riêng
của mình. Nếu tài sản riêng khơng có hoặc khơng đủ thì trích phần tài sản của
vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định
này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện
bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực tiễn.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN RIÊNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1. Việc hình thành và xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân theo luật hơn nhân gia đình năm 2014.
Khi mới cưới về và khi còn đang chung sống hạnh phúc, vợ chồng
thường không quan tâm về tài sản chung hay riêng. Một số người sẽ chỉ suy
nghĩ đơn giản là khi cưới rồi thì tài sản sẽ là của chung vợ chồng hoặc số khác
sẽ nghĩ tài sản của ai làm ra thì sẽ thuộc về sở hữu riêng của người đó. Đến khi
ly hơn chia tài sản thì mới vỡ lẽ ra việc phân chia tài sản khơng như mình đã
nghĩ, tài sản chồng làm ra được xem là của chung phải chia cho vợ và ngược
lại, vì thế việc chia tài sản gây tranh cãi cho vợ chồng khi ly hôn.
Khi đã đăng ký kết hôn, pháp luật ghi nhận chế định “tài sản
chung của vợ chồng” được hình thành trên căn cứ hôn nhân. Tuy nhiên, trong
hôn nhân vẫn có chế định về “tài sản riêng của vợ chồng” nhằm chỉ ra quyền
lợi riêng của mỗi bên. Trong thực tế, không tránh khỏi trường hợp một bên cho
là tài sản riêng của họ, một bên lại cho là tài sản chung. Như vậy, phải làm thế
nào để xác minh đó có phải là tài sản riêng của một bên?
Theo quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì để
chứng minh tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng ta cần dựa trên các cơ sở
sau đây:
-
Về thời điểm xác lập tài sản: Theo đó, phải xác định được thời điểm có
tài sản là trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Bởi, về nguyên tắc, tài sản
được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ,
chồng; cịn tài sản được hình thành sau khi đăng ký kết hôn sẽ thuộc tài
sản chung trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
9
-
Về nguồn gốc tài sản:
+ Có phải của ơng bà tổ tiên để lại hay của bố mẹ, người thân tặng cho
riêng vợ hoặc chồng, hoặc tài sản có được là từ việc được nhận thừa kế
hay không?
+ Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó có nguồn gốc từ đâu?
Từ tiền riêng hay từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng? Hay nói cách khác
phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản
riêng của vợ hoặc chồng hay khơng?
+ Có giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng hay khoản tiền riêng của vợ
hoặc chồng hay không? Hay đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng của
vợ, chồng hay chưa?
-
Về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản giữa vợ và chồng: theo đó, thì các
yếu tố về nguồn gốc hay thời điểm như đã trình bày ở trên đều có thể
khơng cần tính đến nếu như các bên có thỏa thuận hợp pháp về việc xác
định đó là tài sản riêng của mỗi bên. Đó có thể là các thỏa thuận về:
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn.
Thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thỏa thuận xác nhận tài sản riêng của vợ chồng.
Các thỏa thuận khác liên quan đến tài sản.
Như vậy có nghĩa là, mặc dù vợ hoặc chồng có các căn cứ như là giấy
tờ, tài liệu để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của vợ chồng. Tuy
nhiên, nếu trước đó vợ chồng có các thỏa thuận hợp pháp về vấn đề tài sản
của vợ chồng như trên thì đều được pháp luật công nhận. Bởi, pháp luật vẫn
luôn tôn trọng quyền tự do ý chí và tự do thỏa thuận của các bên nếu thỏa
thuận đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, để có thể chứng minh tài sản riêng khi ly hôn, ta cần phải có
căn cứ chứng minh tài sản đó thuộc các trường hợp là tài sản riêng theo quy
định của Luật hơn nhân gia đình:
-
-
-
Đối với tài sản có trước khi kết hơn: Có thể là hợp đồng mua bán tài sản,
các hóa đơn chứng từ chứng minh việc mua bán chuyển nhượng, giấy
chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó,….
Đối với tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng: Cách chứng minh tài
sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp,
hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho tài sản
….
Đối với tài sản được chia riêng trong thời kỳ hơn nhân: Thì phải nộp văn
bản thỏa thuận chia tài sản chung hay nói cách khác là văn bản thỏa
thuận tài sản riêng hay đơn xin xác nhận tài sản riêng được công chứng
theo quy định của pháp luật.
10
-
Tài sản phục vụ nhu cầu cấp thiết của vợ chồng: Các đồ dùng, tư trang
phục vụ nhu cầu cá nhân…
Ngồi ra, Luật Hơn nhân và Gia đình cũng ghi nhận trường hợp nếu
khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ và chồng đang có tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
(Khoảng 3 Điều 33 Luật Hơn nhân và Gia đình).
Vậy nên, cách tốt nhất để rõ ràng trong vấn đề tài sản nào là tài
sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hơn nhân thì vợ
chồng nên có thỏa thuận rõ ràng với nhau.
2.2. Thực tiễn việc thực hiện việc hình thành và xác định tài sản riêng của
vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân theo luật hơn nhân gia đình năm 2014.
Thời gian qua, ngành Tịa án đã tích cực triển khai thi hành pháp luật về
hơn nhân và gia đình nói chung cũng như quy định của pháp luật về chế độ tài
sản của vợ chồng nói riêng, qua đó đạt được nhiều kết quả quan trọng trong
giải quyết các vụ việc về hơn nhân và gia đình. Theo tổng kết của ngành Tòa án
cho thấy, các tranh chấp dân sự và hơn nhân và gia đình đã ngày càng gia tăng
về số lượng, phức tạp về tính chất tranh chấp. Trên thực tế, các vụ việc về dân
sự, hôn nhân và gia đình ln chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các loại vụ việc mà
Tòa án nhân dân các cấp phải giải quyết, trong đó các tranh chấp về hơn nhân
và gia đình thường chiếm gần một nửa số án dân sự. Đặc biệt, số lượng án hôn
nhân và gia đình tập trung chủ yếu vào các loại án kiện ly hôn, thường chiếm
trên 90% và tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất.
Theo Báo cáo số 01/BC-TA ngày 10/01/2018 của Tòa án nhân dân tối
cao về tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018,
từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2017, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết
được 438.625 vụ việc trong tổng số 491.384 vụ việc đã thụ lý. Về công tác giải
quyết, xét xử các vụ việc dân sự (bao gồm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động); Tịa án nhân dân các
cấp thụ lý 387.051 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 338.756 vụ việc, đạt
87,5%.Trong đó, về hơn nhân gia đình thụ lý 232.679 vụ việc, đã giải quyết,
xét xử 225.354, đạt 96,9%. Cụ thể: Tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm
372.134 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 326.293 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc
thẩm 13.949 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 11.673 và thụ lý theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm 968 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 790 vụ việc. Tỷ lệ các bản
án, quyết định bị hủy là 0,73% (do nguyên nhân chủ quan 0,6% và do nguyên
nhân khách quan 0,13%); bị sửa là 1,1%(do nguyên nhân chủ quan 0,7 và do
nguyên nhân khách quan 0,4%). Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm có kháng
cáo, kháng nghị là 4%; tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 0,3%.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, vụ việc về hơn nhân và gia đình
chiếm số lượng lớn trong tổng số các loại vụ việc mà Tòa án nhân dân đã thụ lý
giải quyết. Đặc biệt từ khi Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực
11
cho đến nay, số lượng các vụ việc hôn nhân và gia đình mà Tịa án thụ lý giải
quyết tăng nhanh chiếm gần 50% trong tổng số vụ việc mà Tịa 57 án nhân dân
thụ lý giải quyết. Trong đó, số các vụ việc dân sự (bao gồm dân sự, kinh doanh
thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình) mà Tịa án thụ lý giải quyết thì vụ
việc về hơn nhân và gia đình chiếm trên 2/3 trên tổng số vụ việc về dân sự.
Bên cạnh việc ban hành kế hoạch triển khai, hướng dẫn Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014, Tịa án nhân dân tối cao đã tiến hành hoạt động tập
huấn nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết các vụ việc
về hơn nhân và gia đình, qua đó góp phần nâng cao chất lượng xét xử, giải
quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, góp phần ổn định quan hệ gia đình, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, những người có
quyền và lợi ích liên quan.
Có thể thấy, quy định của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 cho
phép vợ, chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc
theo luật định đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của thực tiễn hôn
nhân và gia đình ở nước ta hiện nay để vừa xây dựng gia đình mới tiến bộ vừa
kế thừa giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, bảo đảm
sự hài hịa và đa dạng trong quyền về sở hữu và giao dịch, phù hợp với điều
kiện hồn cảnh của gia đình và kinh tế của bản thân, giữ sự ổn định, phát triển
của gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình trong
thực hiện quyền tài sản, phù hợp với nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong
Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự về quyền được tự do thỏa thuận, tự do
định đoạt và tự chịu trách nhiệm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về tinh thần và vật
chất của gia đình cũng như của các thành viên khác trong gia đình.
Tuy nhiên, trên thực tế, do ảnh hưởng của tập quán, tâm lý và vị thế kinh
tế trong gia đình mà tỷ lệ người đàn ông/người chồng đứng tên giấy tờ sở hữu
tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so với phụ nữ/người vợ, 58 bên cạnh
đó, do tâm lý e dè khi đề cập đến vấn đề thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng trước khi kết hơn bởi như vậy là q rạch rịi, đề cao yếu tố vật chất.
Hiện nay có nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp tài sản, thời gian
kiện tụng kéo dài và rất tốn kém. Như 3 năm kiện tụng, tranh chấp giữa ông
Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hồng Diệp Thảo (cà phê Trung Ngun); vụ ly
hơn 2.000 tỷ đồng (nhà đất, xe sang, cổ phần đầu tư) giữa ông Trần Văn Mười
– Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm Sao và bà Phạm Thị
Hương – Phó Giám đốc Cơng ty cổ phần giám định Đại Tây Dương đến nay
cũng chưa có hồi kết do chưa đạt được thỏa thuận phân chia tài sản; vụ tranh
chấp tài sản 10.000 tỷ đồng (tài sản chung, nhà đất ở, cơng nợ chung khơng
được Tịa án phân chia rõ ràng) giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh
Thủy (Tập đồn Bảo Sơn) … Có thể thấy, việc phân chia tài sản sau ly hôn là
vướng mắc trong hầu kết các vụ án ly hôn trong thời gian gần đây như phân
12
chia tài sản chung, tài sản riêng trước và sau khi kết hơn, trách nhiệm với con
cái… Vì vậy, xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản hay còn gọi là hợp đồng tiền
nhân là một giải pháp giúp vấn đề phân chia tài sản, trách nhiệm thuận lợi hơn,
các tranh chấp sẽ được giải quyết dễ dàng hơn, tránh ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
2.3. Phân tích các vụ việc tranh chấp tài sản của vợ và chồng.
Giải quyết các tranh chấp về phân chia tài sản gắn liền với quan hệ hơn
nhân giữa vợ chồng nên nhiều tình tiết khó làm sáng tỏ bởi trong q trình hơn
nhân cịn tồn tại, việc xác lập, thỏa thuận, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
là quan hệ kín mà chỉ vợ chơng họ mới nắm được.
Về ngun tắc, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc phân chia tài sản
chung khi ly hôn.Tuy nhiên nội dung của thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật
hoặc đạo đức xã hội thì sẽ không được công nhận. Trường hợp nếu vợ chồng
không thể thỏa thuận được thì u cầu Tịa án để giải quyết.
Theo Điều 59 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nguyên
tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi li hôn:
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đơi nhưng có tính đến các yếu
tố sau đây:
-
Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi
như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh
và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
-
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia
được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện
vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia
phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ
trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật
này”.
Trong vụ tranh chấp tài sản khi li hôn của ông Chang Koon Yuen và bà
Châu Hồng Loan bát đầu từ năm 2016 trải qua nhiều giai đoạn tranh chấp cho
13
đến ngày 22/4/2019 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở lại phiên
xử phúc thẩm tranh chấp tài sản sau ly hơn.
Theo ngun tắc, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc phân chia tài
sản chung khi ly hôn. Hội đồng xét xử xét thấy 5 bản thỏa thuận và cam kết về
tài sản được bà Loan và ơng Yuen lập tại văn phịng cơng chứng. Các thỏa
thuận này có nội dung các bất động sản do bà Loan nhận chuyển nhượng bằng
tiền riêng, ông Yuen không có đóng góp gì, bà là chủ sử dụng duy nhất và có
quyền định đoạt tài sản.
Xem xét các căn cứ, tòa phúc thẩm nhận định: Bà Loan đã nộp cho tịa
một số giấy nhận nợ trong thời kỳ hơn nhân do bà Loan đứng tên vay số nợ là
hơn 4 tỉ đồng. Do đó, ơng Yuen phải chịu hơn 2 tỉ đồng tiền nợ chung của hai
người.
Tòa quyết định: Bà Loan có trách nhiệm phải thanh tốn cho ơng Yuen
hơn 6 tỉ đồng giá trị hai mảnh đất tại Hà Nội và Hải Phịng là chưa có thỏa
thuận tài sản riêng.
Như vậy, mặc dù tranh chấp khối tài sản chung hơn 400 tỉ đồng nhưng
theo phán quyết của tòa, ông Yuen chỉ được nhận khoảng 4 tỉ đồng sau khi trừ
đi khoản nợ chung.
Hay trong vụ tranh chấp tải sản khi ly hôn của ông Đặng Lê nguyên Vũ
và bà Lê Hoàng Diệp Thảo bắt đầu từ năm 2015 trải qua nhiều giai đoạn tranh
chấp nhức nhối cho đến ngày 27/3/2019 hội đồng xét xử tuyên chấp thuận cho
vợ chồng họ ly hôn và phân chia tài sản , ông vũ hưởng 60%, bà thảo 40%
Cổ phần tại các công ty, HĐXX nhận định theo nguyên tắc tài sản chia
đơi khi ly hơn nhưng có tính đến các yếu tố hồn cảnh của gia đình, của vợ
chồng, cơng sức đóng góp của mỗi người trong việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Vì vậy đây là nguyên nhân ông vũ được hưởng số cổ
phần nhiều hơn:
HĐXX xét thấy ơng Vũ và gia đình đã sáng tạo ra thương hiệu cà phê
Trung Nguyên nhờ vào tiền bán nhà bố mẹ và tiền vay mượn. . Giấy phép kinh
doanh cấp cho ông Vũ và ông Mơ (cha ông Vũ). Tập đoàn Trung Nguyên thành
lập trên cơ sở HTX cà phê Trung Nguyên. Trong thời gian thành lập đến nay
ông Vũ giữ chức danh chủ tịch HĐQT. Những năm sau đó thay đổi tên gọi và
bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Về mặt đóng góp là thuộc về ơng Vũ và gia đình, điều này cũng phù hợp
với những trình bày của ơng Vũ tại tịa. Khi thành lập doanh nghiệp, số lượng
vốn góp của ơng Vũ bao giờ cũng nhiều hơn bà Thảo. Đây là điều cốt lõi xác
định cơng sức đóng góp của hai bên.
14
Bà Thảo nuôi các cháu ăn học và thường xuyên ở nước ngồi chăm các
con. Một mình ơng Vũ quản lý Trung Nguyên.
Song song, Tòa cho rằng kể từ khi thành lập doanh nghiệp, số lượng vốn
góp của ơng Vũ bao giờ cũng nhiều hơn bà Thảo. Đây là điều cốt lõi xác định
cơng sức đóng góp của hai bên. Bà Thảo nuôi các cháu ăn học và thường xuyên
ở nước ngồi chăm các con. Một mình ơng Vũ quản lý Trung Nguyên, ông là
ông chủ Trung Nguyên và mang về lợi nhuận cao.
Với những lập luận trên, Tòa nhận thấy cần phải chia cho ông Vũ 60%,
bà Thảo 40%.
Quyết định cuối cùng, Toà tuyên án:
Thứ nhất, chấp nhận đơn ly hơn giữa ơng Vũ bà Thảo, theo đó giấy kết
hơn giữa hai người khơng cịn giá trị pháp lý
Thứ hai, về việc ni con, bà Thảo tồn quyền ni con và ông Vũ phụ
cấp tiền theo như thoả thuận. Đồng thời ơng Vũ có quyền trơng nom chăm sóc
các con.
Thứ ba về tài sản, giao ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần của bà Thảo tại
Trung Nguyên, bao gồm tất cả các đơn vị liên quan, ông Vũ có trách nhiệm
thay đổi giấy phép kinh doanh của các cơng ty này.
Giao bà Thảo sở hữu tồn bộ số tiền vàng tại các ngân hàng với giá trị
1.700 tỷ tại thời điểm xét xử. Bà Thảo cũng được giao sở hữu những bất động
sản đang quản lý, quyền sử dụng đất và gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị
giá 375 tỷ; Ngồi ra, ơng Vũ có trách nhiệm thanh toán lượng cổ phần Trung
Nguyên chênh lệch của bà Thảo tương đương 1.200 tỷ.
Tổng cộng tài sản chung vợ chồng trừ bất động sản là hơn 7.000 tỷ. Nếu chia
ơng Vũ 60% tài sản thì sẽ tương đương 4.000 tỷ, bà Thảo 40% tương đương
hơn 3.000 tỷ. Như vậy, bà Thảo sẽ sở hữu khối tài sản 1.700 tỷ (tiền, vàng đang
quản lý+ 1.200 tỷ (tiền chênh giữa tài sản được chia)+ 375 tỷ (giá trị bất động
sản tương đương)=3.275 tỷ đồng.
Ở vụ ly hôn của ông Lê Đa Ni Ên và bà Lê Ngọc Lan. Tòa án nhân dân
TP. Hồ Chí Minh vừa mở phiên phúc xử việc ông Lê Đa Ni Ên ( con trai ông
Lê Ân với người vợ đầu Lê Ngọc Lan )
Theo nội dung vụ án, ông Ân và bà Lan kết hôn năm 1965, sống tại căn
nhà 408 do ông đứng tên. Năm 1980, ơng bị bắt vì vượt biên và lĩnh 4 năm tù.
Ngày về, vợ ông xin ly hôn và được tòa giao hết tài sản bao gồm cả căn nhà
cho bà Lan. Không chấp nhận phán quyết này, năm 1987 ơng Ân u cầu tịa
cấp trên xem xét lại việc phân chia tài sản. Ông Ân cho biết, năm 1988, ông
mua thêm căn nhà 929 đường Tự Cường ( quận Tân Bình ), sát vách với nhà
15
408. Sau đó ơng xuống Vũng Tàu thành lập ngân hàng thương mại cổ phần
Vũng Tàu (VCSB).
Năm 1993, phát hiện bà Lan có đăng báo về việc hợp thức hóa căn nhà
408, ông đã gửi đơn đến UBND quận Tân Bình yêu cầu ngăn chặn. Tháng
8/2005, bà Lan được UBND quận Tân Bình cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với căn nhà 408, đồng thời trong giấy chứng nhận này bao gồm
một phần diện tích của căn nhà 929.
Năm 2006, mãn hạn tù về, ông gửi đơn tố cáo bà Lan, tiếp tục khởi kiện
tòa án nhân dân quận Tân Bình yêu cầu giải quyết tranh chấp sau ly hơn, u
cầu UBND quận Tân Bình hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho
vợ cũ.
Sau khi thẩm tra lại hồ sơ, năm 2013, UBND quận Tân Bình ra quyết
định số 32 hủy bỏ giấy chúng nhận quyền sử dụng đã cấp cho bà Lan đối với
căn nhà 408.
Tuy nhiên, bà lan đã cho con trai Lê Đa Ni Ên căn nhà. Không đồng ý
với quyết định của UBND quận Tân Bình, ơng Ni Ên kiện ra tịa.
Cuối năm 2006, tịa án nhân dân quận tân Bình bác bỏ u cầu của ơng
Ên vì cho rằng khơng có căn cứ.
Theo tịa, căn nhà này là tài sản chung của ông Ân và bà Lan, đến nay
tranh chấp giữa họ vẫn chưa được giải quyết nên quyết định hủy giấy chúng
nhận quyền sử dụng là đúng pháp luật. Bản án này bị ông Ên kháng cáo.
Ngày 25/5, sau nhiều ngày phán xét và nghị án, tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh bác bỏ kháng cáo của ơng Ên bởi cho rằng phán quyết của tòa sơ
thẩm là đúng pháp luật.
Q trình giải quyết vụ án, ơng Ân khẳng định UBND quận Tân Bình
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà cho bà Lan là trái pháp luật nên
phải hủy quyết định. Ơng đề nghị tịa khơng chấp nhận yêu cầu của con trai.
Về vụ tranh chấp tài sản tiếp theo có thể kể đến là vụ của ơng Trần Hồi
Đức và bà Hồng Thị Thanh Vân (kết hôn vào ngày 24/1/1996). Tại bản án sơ
thẩm số 107/2017/HNGĐ-ST ngày 3/7/2017 của TAND TP Hà Nội.
Về bất động sản, ơng Đức khai vợ chồng có những tài sản chung sau:
Nhà, đất tại 84 Hàng Bông; Nhà, đất tại 1A Hàng Bồ; Nhà, đất tại 2B Hàng Bồ;
Nhà, đất tại tầng 2 Hàng Đào. Về nguồn gốc nhà, đất tại 84 Hàng Bơng diện
tích 20, 2m2 là do ơng bán nhà tại 20 Nhà Chung (là nhà của bố, mẹ ơng) để
mua vào năm 2001. Sau đó, mua thêm của 03 chủ là ơng Hồng Văn Thái,
Nguyễn Trần Bình và Trần Khánh Thành, tổng diện tích gần 100m2. Phần
20,2m2 đứng tên ơng Đức, bà Vân; phần phía sau đứng tên bố, mẹ bà Vân. Còn
16
nguồn gốc nhà, đất tại 1A Hàng Bồ có diện tích 11m2, xây 05 tầng đã được cấp
sổ đỏ đứng tên ông Đức, bà Vân là do hai vợ chồng mua của bà Nguyễn Thị
Quý năm 2000. Nguồn tiền mua do hai vợ chồng cùng buôn bán chung và bán
nhà ở Giáp Bát được 2,6 tỉ đồng. Nhà ở Giáp Bát cũng là tài sản chung của
hai vợ chồng.
Còn theo bà Vân khai, về bất động sản, nhà, đất tại 1A Hàng Bồ là tài
sản riêng của bà, do bà mua bằng nguồn tiền bán ngôi nhà biệt thự B1, 6 ở Giáp
Bát Đây là tài sản của bà có trước khi kết hôn với ông Đức. Việc ông Đức có
tên trong sổ đỏ là do khi kê khai, cán bộ đã yêu cầu bà ghi tên cả hai vợ chồng.
Bà mua nhà này chủ yếu để cho các con kinh doanh vì đơng con (bà Vân
có 03 người con riêng trước khi kết hôn với ông Đức). Từ khi mua nhà 1A
Hàng Bồ đến nay đều do các con bà quản lý, sử dụng để buôn bán nuôi 11
người. Nếu phải ly hôn, bà đề nghị được chia căn nhà này để mẹ con bà có điều
kiện bn bán, sinh sống.
Về diện tích nhà, đất 20,2m2 tại 84 Hàng Bông là do bà bán nhà tại 20
Nhà Chung của bà mua lại. Do lúc đó đã lấy ơng Đức, nên bà đồng ý để ông
Đức cùng đứng tên trong sổ đỏ…
Theo bà Vân, nếu ly hơn đề nghị tịa chia cho ông Đức nhà 84 Hàng
Bông và chia cho bà nhà 1A Hàng Bồ. Vì tại nhà 1A Hàng Bồ, bà và các con
mình đang ăn ở, kinh doanh từ năm 2000 đến nay, đó là nguồn sống của hơn 10
con người. Cịn ơng Đức, sau ly hơn chỉ có một mình, nên được chia nhà 84
Hàng Bơng là phù hợp…
Về tài sản, bà Vân mua biệt thự ở Giáp Bát trước khi kết hôn với ông
Đức, năm 1999 bà Vân bán đi và mua nhà ở số 1A Hàng Bồ. Xác định tài sản
chung của vợ chồng là căn nhà 20,2m2 ở số 84 Hàng Bông, số 1A Hàng Bồ và
chiếc xe ơ tơ. Đề nghị thanh tốn cho ơng Đức nhà 84 Hàng Bơng, thanh tốn
tiền chênh lệch cho bà Vân (mỗi người được hưởng 50%). Nhà số 1A Hàng Bồ,
chia cho bà Vân, xác định công sức bà Vân 70%, ông Đức 30%. Chiếc ô tô
giao cho ơng Đức và ơng Đức có trách nhiệm thanh tốn cho bà Vân 1,2 tỷ
đồng.
Tại phiên tịa, sau khi xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, xét lời
khai của hai bên, HĐXX nhận định: Nhà, đất tại 84 Hàng Bông, về nguồn tiền
mua, ông Đức, bà Vân mỗi người khai một kiểu, nhưng đều thừa nhận đó là tài
sản chung của vợ chồng, nên cần chia đơi mỗi người ½ giá trị;
Nhà đất tại 1A Hàng Bồ, ông Đức khai nguồn tiền do hai người đóng góp
và do bán biệt thự chung của vợ chồng ở Giáp Bát. Tuy nhiên, có đủ cơ sở để
khẳng định ngôi biệt thự ở Giáp Bát được bán để lấy tiền mua nhà, đất 1A
Hàng Bồ là tài sản riêng của bà Vân, có trước khi kết hơn với ông Đức.
17