Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tài sản riêng của vợ, chồng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.1 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay quan hệ tài sản là một quan hệ rất quan trọng trong cuộc sống của
gia đình, có thể nói hầu hết các quan hệ mâu thuẫn trong gia đình phát sinh là do
quan hệ bất đồng về tài sản, nhất là đối với những gia đình có thu nhập thấp và
trung bình. Việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng nhằm bảo vệ lợi
ích của người có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và để dễ dàng cho việc giải
quyết quan hệ tài sản khi ly hôn. Song trong một số trường hợp đặc biệt Pháp
luật hôn nhân và gia đình vẫn có những quy định về hạn chế quyền định đoạt tài
sản riêng của vợ, chồng. Sau đây là trình bày của nhóm về vấn đề quyền tự định
đoạt tài sản riêng của một bên vợ, chồng.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái quát về tài sản riêng của vợ, chồng.
1.1. Khái niệm về tài sản riêng của vợ, chồng.
Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng theo luật
hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy
định chế độ sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng, cụ thể hơn, tạo được cơ sở
pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng.
Đối với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, do được ban hành vào thời kỳ
đầu của sự nghiệp đổi mới cho nên khi dự liệu về tài sản riêng của vợ, chồng,
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định hết sức mềm dẻo, tránh được
sự mất ổn định về tài sản trong gia đình. Đó cũng là yêu cầu của công tác lập
pháp và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình 1986. Theo điều 16 Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 thì: “Đối với tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết
hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì
người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung cvủa
vợ chồng”. Quy định này có tính chất mở, tùy nghi cho phép vợ, chồng lựa chọn
trong việc nhập hay không nhậptài sản riêng của mình vào khối tài sản riêng của
vợ chồng.
Trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay, vợ, chồng với tư cách là công dân,
những tài sản của vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được thừa kế
riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; xét về mặt bản chất kinh tế và pháp


lý thì những tài sản đó thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Mặt khác việc thực
hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ghi nhận quyền sở hữu
riêng của với, chồng ở nước ta sau hơn mười năm đã tạo ra được trong nhân dân
sự nhận thức và ý thức tôn trọng tài sản chung của vợ, chồng. Vì vậy, khoản 1
điều 32 Luật hôn nhân và gia đình 2000 ghi nhận: “ Vợ, chồng có quyền có tài
sản riêng”. Đồng thời, luật cũng quy định cụ thể về cách xác định tài sản riêng
của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khi thực hiện quyền sở hữu tài
sản riêng của vợ, chồng.
1.2.Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng.
Theo khoản 1 điều 32 luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định: “1. Vợ,
chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sảnđược chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 điều 29, điều 30 của
luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.”
So với quy định tại điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, thì điều 32
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể và có những quy định
“mới” về căn cứ xác lập tài sản của vợ, chồng dựa vào thời điểm trước khi kết
hôn, dựa vào sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của mình
cho mỗi bên vợ, chồng và dựa trên sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
1.2.1. Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản có được trước khi kết hôn.
Trước khi kết hôn, các tài sản do vợ, chồng làm ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng đều
thuộc quyền sở hữu của mối bên vợ chồng. Với tư cách là một công dân, vợ,
chồng là chủ sở hữu tài sản do mình làm ra trước khi kết hôn những tài sản riêng
và quyền sở hữu của “vợ, chồng” đối với tài sản riêng đó được pháp luật bảo vệ
và thừa nhận (điều 58 Hiến pháp 1992).
Xét về nguồn gốc, tài sản này không tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không
chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng quan hệ hônh nhân và lợ ích chung của

gia đình. Trong xã hội hiện nay, bằng pháp luật của Đảng và Nhà nước với các
chính sách, đường lối đổi mới và phát triển nềm kinh tế xã hội, khuyến khích và
bằng cá biện pháp tạo điều kiện tạo ra cho công dân có thu nhập, tài sản làm giàu
cho cá nhân, gia đình và xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần
đang ngày càng cao và phong phú của người dân.
Tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn do chính công sức của vợ,
chồng làm ra theo tính chất nghề nghiệp, công việc của mình, cũng có thể có
được do người khác chuyển dịch từ quyền tài sản của họ cho người vợ, chồng
thông qua các giao dịch dân sự như được tặng cho riêng, thừa kế riêng. Vì thế,
trước khi kết hôn, với tư cách là một công dân, theo quy định của luật dân sự, vợ,
chồng có quyền có tài sản riêng và có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với
những tài sản riêng, điều này dựa trên các căn cứ được quy định từ điều 241 đến
điều 255 của Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu tài sản.
Quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là một
quy định được pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhiều nước ghi nhận.
những quy định này luôn nhằm bảo vệ quyền sở hữu của vợ, chồng, là căn cứ
phấp lý vững chắc bảo đảm khối tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp về
tài sản vợ chồng trên thực tế.
1.2.2. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Xét về nguồn gốc những tài sản riêng này đều thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng. Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định những tài sản này thuộc sở hữu
riêng của vợ, chồng nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản cuả các chủ sở
hữu. Theo pháp luật dân sự, tài sản được tặng cho, thừa kế nếu được cho riêng
một bên vợ, chồng được hưởng thì khối tài sản đó sẽ là tài sản riêng của một bên
vợ, chồng đó. Việc quy định như vậy bởi lẽ ý chí của chủ sở hữu chỉ tặng cho
riêng hoặc di chúc riêng cho vợ, chồng được hưởng chứ không phải cho chung
hai vợ chồng.
Trong thực tế, những tài sản mà vợ, chồng được tặng cho riêng, thừa kế
riêng trong thời kỳ hôn nhân thường do những người thân, bạn bè của vợ, chồng

định đoạt theo ý chí của họ cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng giá trị tài sản đó.
Có thể những tài sản đó do cha mẹ của mỗi bên tặng riêng cho con trong ngày
cưới, cha,, mẹ, vợ (chồng) khi chết để lại di chúc chỉ cho con mình là người vợ
hoặc chồng được hưởng di sản.
1.2.3. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân.
Đây là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi xác định
đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định này là phù
hợp và cần thiết với cuộc sống hàng ngày bởi mọi cá nhân cũng như vợ, chồng
trong cuộc sống hàng ngày và công việc theo tính chất nghề nghiệp, chuyên môn
của mình đều cần đến những đồ dùng, tư trang phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày cũng như công việc của họ. cho nên việc quy định đồ dùng, tư trang
cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân cũng
như cuộc sống riêng tư của vợ, chồng.
Tuy nhiên, kể từ khi luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời cho đến
nay, thì các văn bản hướng dẫn thi hành và áp dụng đều chưa có quy định cụ thể
về quy định này. Vì vậy, đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ chồng
là những tài sản nào thì vẫn đang còn là điều gây nhiều tranh cãi.
1.2.4. Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản của vợ, chồng có được do chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp
đặc biệt mới được ghi nhận trong luật hân nhân và gia đình năm 2000. khác với
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa dự liệu về hậu quả pháp lý, quyền và
nghĩa vụ củavợ chồng đối với tài sản sau khi đã chia di sản chung trong thời kỳ
hôn nhân. Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về vấn đề
này, trên cơ sở đó, điều 8 nghị định 70/2001/NĐ-CP đã ghi nhận: “Sau khi chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản vợ chồng đã
được chia; hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó; thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất hinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi đã chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đều thuộc tài sản chung của vợ, chồng.”
1.2.5. Tài sản riêng của vợ, chồng còn có thể là tài sản mà vợ, chồng thỏa

thuận là tài sản riêng của một bên.
Cuộc sống chung của vợ chồng tất nhiên sẽ dẫn đến việc phải dùng những
tài sản để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình. Lẽ thường khi vợ chồng chung
siống hòa thuận, hạnh phúc thì họ sẽ không phân biệt rạch ròi các loại tài sản
chung và riêng đó. Sau những năm tháng chung sống và sử dụng chung các tài
sản trong gia đình, khi vợ chồng mâu thuẫn và ly hôn, cần phải chia khối tài sản
chung của họ, sẽ có những tài sản sẽ được xác định là tài sản chung hay riêng
cho mỗi bên vợ, chồng.
Mặt khác, theo luật định, vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hay
không nhập khối tài sản riêng đó vào khối tài sản chung của vợ, chồng. Vì vậy,
nhằm tạo thuận lợi cho việc chia tài sản chung giữa vợ, chồng cũng như đảm bảo
quyền tự định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng, pháp luật quy định
trên các nguyên tắc của việc chia tài sản khi ly hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân
sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu
Tòa án giải quyết ( khoản 1 điều 95, khoản 1 điều 29 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000). Cho nên vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về một tài sản nào đó
là tài sản riêng của một bên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án sau
này.
Theo nguyên tắc, những tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc quyền sở hữu
riêng của vợ, chồng, tức là, bên có tài sản riêng có quyền sử dụng, chiếm hữu và
định đoạt khối tài sản đó mà không ai có quyền ngăn cấm, tài sản đó sẽ thuộc
quyền quản lý của bên vợ, chồng có tài sản riêng và có nhập hay không nhập tài
sản đó vào tài sản chung hay không là do ý chí của họ. Kèm theo các quyền về
tài sản riêng đó thì họ cũng phải có nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được
thanh toán từ tài sản riêng đó (khoản 3 điều 33) như nghĩa vụ trả các khoản nợ
phát sinh từ tài sản riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người
quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán,
phá tán hoặc làm hư hỏng mất mát di sản đó... Nhưng theo quy định của điều 33
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có hai trường hợp hạn chế quyền tự định
đoạt tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tài khoản 4 và khoản 5 của điều

33.
2. Các trường hợp hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của một
bên vợ, chồng.
2.1. Trường hợp hạn chế quyền tự định đoạt tài sản riêng của một bên vợ,
chồng theo quy định tại khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trong việc sử dụng tài sản riêng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ,
chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi vợ, chồng chung
sống với nhau, họ có thể thỏa thuận trong việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên
sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Thông thường, khi
vợ, chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì không có sự phân biệt trong việc
sử dụng tài sản riêng của vợ, chồng. Có thể là tài sản riêng của vợ hoặc chồng
nhưng đương nhiên được sử dụng để bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia
đình. Nhưng xuất phát từ việc bảo đảm cuộc sống chung của gia đình, quyền tự
định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn. Trường hợp cuộc sống chung
của gia đình gặp nhiều khó khăn tài sản chung của vợ, chồng không đủ bảo đảm
cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà người vợ, chồng có tài

×