Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loại rau mới (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.46 MB, 104 trang )

DỰ ÁN KOPIA - VIỆT NAM
Xây dựng mơ hình thử nghiệm sản xuất quanh năm
đối với các giống rau mới của Hàn Quốc tại miền Bắc Việt Nam

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO)
CỦA HÀN QUỐC

NHÀ XUẤT BẢN NƠNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2022


Nhóm tác giả:
ThS. Hồng Minh Châu
TS. Ngơ Thị Hạnh
ThS. Phạm Thị Minh Huệ
ThS. Lê Thị Tình
TS. Hyun Jong Nae

2


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách “Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loại rau
mới (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của Hàn Quốc” được


biên soạn trong khuôn khổ dự án KOPIA Việt Nam thuộc dự án:
Xây dựng mơ hình thử nghiệm sản xuất quanh năm đối với các
giống rau mới của Hàn Quốc tại miền Bắc Việt Nam. Chương
trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Nội dung cuốn sách
nhằm giới thiệu tới các hộ nông dân, các cán bộ khuyến nông,
cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ
sở kinh doanh, chế biến rau đảm bảo năng suất chất lượng và an
tồn thực phẩm.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý
báu của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật trong và ngoài ngành,
tập thể cán bộ Bộ môn Rau - Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn
Kopia Việt Nam - Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc đã tài
trợ cho hoạt động của dự án.
Trong quá trình tổng hợp và biên soạn, nhóm tác giả đã rất
cố gắng nhưng khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được
các đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách hoàn thiện hơn
và trở thành tài liệu hữu ích.
3


4


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU


9

PHẦN 2. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT

12

2.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT HÀNH DÀI/HÀNH
PARO THEO VietGAP (Allium fistulosum L.)

12

I. Giới thiệu về cây hành

12

II. Kỹ thuật trồng
1. Đất trồng

14
14

2. Thời vụ

16

3. Giống và sản xuất cây giống

16


4. Chuẩn bị đất

22

5. Trồng cây

22

6. Phân bón và chất phụ gia

24

7. Chăm sóc

26

8. Phịng trừ sâu bệnh hại

29

9. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

31

10. Xử lý chất thải sau thu hoạch

33

5



SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

2.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÍ NGỒI THEO
VietGAP (Cucurbita pepo var. melopepo)
I. Giới thiệu về cây bí ngồi

34

II. Kỹ thuật trồng
1. Đất trồng

35
35

2. Thời vụ

35

3. Giống và sản xuất cây giống

36

4. Chuẩn bị đất trồng

39

5. Phân bón và chất bổ sung


41

6. Trồng cây và chăm sóc

43

7. Phòng trừ sâu bệnh

45

8. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

49

9. Xử lý chất thải sau thu hoạch

51

2.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI CỦ
THEO VietGAP (Raphanus sativus L.)

6

34

51

I. Giới thiệu về cây cải củ

51


II. Kỹ thuật trồng
1. Đất trồng

52
52

2. Thời vụ

52

3. Giống và sản xuất giống

53

4. Làm đất và gieo hạt

54


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

5. Phân bón và chất phụ gia

57

6. Chăm sóc

59


7. Phịng trừ sâu bệnh

61

8. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

68

9. Xử lý chất thải sau thu hoạch

70

2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CẢI THẢO
THEO VietGAP (Brassica rapa subsp. pekinensis)
I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh
1. Đặc điểm thực vật học
2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
II. Kỹ thuật trồng
1. Đất trồng

70
70
70
71
71
71

2. Thời vụ


72

3. Giống và sản xuất cây giống

72

4. Chuẩn bị đất

75

5. Phân bón và chất phụ gia

76

6. Chăm sóc

78

7. Sâu, bệnh hại và biện pháp phịng trừ

79

8. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

102

9. Xử lý chất thải sau thu hoạch

103


7



Phần 1: MỞ ĐẦU

Phần 1. MỞ ĐẦU
Trong chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam và Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc
giai đoạn 2009 - 2019 với hơn 500 mẫu giống của 16 chủng
loại rau của Hàn Quốc đã được Viện Nghiên cứu Rau quả đánh
giá và khẳng định được sự thích ứng với điều kiện sản xuất của
Việt Nam. Trong hai năm 2021 và 2022, một trong số các giống
rau (cải củ, hành paro, bí ngồi, cải thảo) của Hàn Quốc triển
vọng đã được giới thiệu và phát triển tại một số tỉnh, thành vùng
Đồng bằng sơng Hồng có diện tích trồng rau lớn, điển hình như:
Hà Nội và các tỉnh vùng cao có khí hậu mát mẻ quanh năm như
Sa Pa - Lào Cai và Tân Lạc - Hịa Bình.
Dự án: “Xây dựng mơ hình thử nghiệm sản xuất quanh
năm đối với các giống rau mới của Hàn Quốc tại miền Bắc
Việt Nam” là một trong những chương trình quan trọng, góp
phần thực hiện một số nội dung của đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg) và góp
phần thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới theo như quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 04 tháng 6 năm 2010.
9



SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, các nội dung đã được nêu và
làm rõ là: thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt cần tập trung
nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và sau thu hoạch cho nơng
dân, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững,
thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân
bón, hóa chất và xử lý chất thải nơng nghiệp, áp dụng công
nghệ tưới tiết kiệm nước. Nhà nước khuyến khích tăng cường
đào tạo nhân lực cho sản xuất công nghệ cao; hỗ trợ tiếp thị,
quảng bá, phát triển thị trường và chuyển giao công nghệ; hỗ
trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển
giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ thực hiện liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân.
Diện tích, năng suất và sản lượng các loại rau của cả nước
năm 2021
Diện tích
gieo trồng
(1.000 ha)

Năng suất
thu hoạch
(tạ/ha)

Cả nước

967,100


187.8

18.159,900

1

Đồng bằng sơng Hồng

190,200

228,4

4.342,400

2

Trung du và miền núi
phía Bắc

153,700

136,8

2.103,000

3

Bắc Trung Bộ & Duyên hải
Nam Trung Bộ


190,900

144,5

2.757,300

4

Tây Nguyên

121,400

269,2

3.267,600

5

Đông Nam Bộ

57,800

190,6

1.102,000

6

Đồng bằng sông Cửu Long


253,200

181,2

4.587,700

TT

Vùng

Nguồn: Hội nghị khoa học VAAS Đắk Lắk, ngày 29/7/2022

10

Sản lượng
(1.000 tấn)


Phần 1: MỞ ĐẦU

Theo số liệu thống kê, diện tích sản xuất rau của Việt Nam
năm 2021 là 967.100 ha, năng suất trung bình 187.8 tạ/ha và
sản lượng là 18.159.900 tấn. Với việc sản xuất lớn diện tích
trồng rau cũng như sử dụng rất nhiều phân bón hóa học sẽ
làm suy thối độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng xấu tới mơi
trường. Việc tăng cường khuyến khích sử dụng các loại phân
hữu cơ hoai mục giúp cải tạo đất, nâng cao năng suất và chất
lượng tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường
nội địa và xuất khẩu là điều rất cấn thiết.


11


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

Phần 2. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH
SẢN XUẤT
2.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT HÀNH DÀI/HÀNH PARO THEO
VietGAP (Allium fistulosum L.)
I. Giới thiệu về cây hành

•Tên khoa học: Allium fistulo-sum
•Thuộc họ Hành Alliaceae.
•Tên gọi khác:  hành dài, hành paro, hành hoa, hành
xanh, hành non.
Đặc điểm của cây hành lá

•Hành là cây thân thảo sống nhiều năm. Ở Việt Nam,
giống hành lá chủ yếu được trồng ở vụ Xuân Hè và vụ Thu
là chính, cịn các giống hành củ thường trồng ở vụ Đơng.
Hành lá là loại cây có mùi đặc biệt, thân thảo và có thể
sống lâu năm.
•Một cây thường có 5 - 6 lá, lá hình trụ rỗng, dài khoảng
30 - 50 cm.
•Phía gốc lá phình to, trên đầu thn nhọn.
•Hoa hành lá có dạng hình xim, có ngấn thành tán giả
trơng tựa hình cầu.
12



Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Các cơng dụng của hành lá đối với sức khỏe con người
Hành lá là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
cao; đặc biệt, hành cịn có giá trị lớn trong y học. Trong sản
xuất hiện nay, hành lá đã và đang trở thành cây rau gia vị
cho hiệu quả kinh tế rất cao ở nhiều vùng sản xuất (Trần
Khắc Thi và ctv., 2008). Sản phẩm hành có thể sử dụng ăn
tươi hoặc chế biến sấy khô với nhiều dạng sản phẩm.
Tốt cho mắt: Lượng vitamin A và carotenoid giúp cho
mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến
thị lực.
Giúp cho xương chắc khỏe: Lượng vitamin C, vitamin K
cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có trong hành
lá có tác dụng giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các triệu
chứng lão hóa xương.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Lượng chất xơ trong hành lá giúp tiêu
hóa tốt hơn, khơng bị táo bón.
Nâng cao sức đề kháng: Hàm lượng vitamin A và vitamin
C trong hành lá giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao
sức đề kháng cho cơ thể.
Phòng chống ung thư: Lượng flavonoid và hợp chất allyl
sulfide có tác dụng ngăn chặn tốc độ phát triển của các tế bào
ung thư và có khả năng chống lại các gốc tự do, vì vậy giúp
ngăn ngừa các bệnh ung thư rất tốt.
13


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI

(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

Phòng chống bệnh tiểu đường: Hợp chất lưu huỳnh trong
hành lá có tác dụng phịng chống bệnh tiểu đường vì nó giúp
làm giảm lượng đường trong máu.
Phịng chống cảm lạnh: Nếu ăn hành lá thường xuyên sẽ
giảm nguy cơ bị mắc bệnh cảm lạnh thơng thường do hành
lá có tính kháng khuẩn và kháng virus rất tốt.
II. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Đất trồng
Để tạo nguồn thực phẩm không chỉ an tồn mà cịn có
giá trị dinh dưỡng cao, cây trồng theo VietGAP cần được
sinh trưởng và phát triển trong một hệ thống canh tác mà
ở đó khơng có sự tác động bởi nhiều hóa chất, hệ sinh thái
đồng ruộng được điều hòa ổn định, các vòng dinh dưỡng
trong sản xuất được khép kín tối đa nhằm tạo dựng độ màu
mỡ phì nhiêu của đất đai một cách bền vững. Khơng chỉ bảo
đảm môi trường sản xuất không bị ô nhiễm từ bên ngồi mà
cịn có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và không
gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh. Vì vậy, sản xuất
hành lá/hành paro theo VietGAP yêu cầu:
- Vùng sản xuất phải nằm trong vùng đủ điều kiện sản
xuất rau an tồn, khơng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô
nhiễm sản phẩm như: mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc
hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ
14


Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT


cơng nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh
viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.
- Sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục (phân được ủ nóng
với nhiệt độ đống ủ 60 - 70oC trong thời gian ủ trên 3 tháng);
không sử dụng phân tươi, phân ủ từ rác thải đô thị, rác thải
sinh hoạt; không sử dụng trực tiếp các sản phẩm từ hầm biogas
(nước và chất lắng); khơng sử dụng các loại phân hóa học.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục cho phép
sử dụng trên rau, khơng dùng chất kích thích sinh trưởng và
thuốc trừ cỏ.
- Không sử dụng giống biến đổi gen.
- Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có thành phần cơ giới nhẹ, tơi
xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, pH từ 5,5 - 6,5.
- Đất trồng phải được dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật của
cây trồng vụ trước, xử lý sâu, bệnh, cỏ dại bằng các thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) trong danh mục cho phép hoặc các
chế phẩm hữu cơ, vi sinh trước sản xuất 7 - 15 ngày.
- Làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 25 - 30 cm, mặt
luống rộng từ 60 - 70 cm, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh
ngập úng khi gặp mưa.
- Trồng cây theo hàng dọc luống với khoảng cách cây
cách cây là 2 - 3 cm.
15


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC


2. Thời vụ
- Vùng đồng bằng có 2 vụ chính
+ Xuân Hè: Gieo hạt tháng 1 - 2, trồng tháng 2 - 3.
+ Thu Đông: Gieo hạt tháng 9 - 10, trồng tháng 10 - 11.
- Các vùng núi cao có thể trồng quanh năm.
3. Giống và sản xuất cây giống
- Nguồn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được
cung ứng từ các công ty đáp ứng yêu cầu của VietGAP; các
giống địa phương/bản địa có xác nhận nguồn gốc.
- Lượng giống:
+ Gieo bằng hạt: 3,5 - 4,0 kg/ha
Lựa chọn giống hành phù hợp với vùng sinh thái, vụ
sản xuất và yêu cầu thị trường. Hạt giống có nguồn gốc rõ
ràng; chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận theo
quy chuẩn.

Hạt giống hành

16


Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT



Jang Yeol

Heuk Geum Jang

+ Giống Heuk Geum Jang là giống thích hợp cho ăn

tươi như món trộn salad, hoặc sử dụng lá to để cuốn cuộn
sushi và trang trí đĩa thức ăn. Lá to màu xanh góc lá nhỏ,
thân dài màu trắng, mùi thơm nhẹ, sinh trưởng tốt, nhiệt độ
dưới 30oC.
+ Giống Jang Yeol: Giống sinh trưởng dài với khả năng
chịu nóng và lạnh, có thể thu hái quanh năm, lá màu xanh
đậm, thích hợp mật độ dày, thân dài màu trắng, bộ lá khỏe.
* Gieo trên khay bầu:

17


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

- Dùng khay loại 84 - 120 lỗ/khay (khay vỉ có đường
kính 3 cm, độ sâu 4 cm).
Giá thể đóng bầu là hỗn hợp của một số vật liệu chính
gồm: xơ dừa 30%, phân chuồng mục 30%, đất 40%, phân
lân 2 - 3 kg/tấn giá thể và vôi 5 - 6 kg/tấn giá thể. Cho đầy
giá thể vào khay và nén nhẹ.

Đất, phân chuồng hoai mục, xơ dừa

Phối trộn giá thể, đóng khay

18


Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT


- Khử độc cho đất giá thể
Để tránh không cho vi khuẩn gây bệnh, trứng sâu bọ hay
mầm cỏ dại lẫn vào giá thể.
+ Khử độc bằng nhiệt mặt trời
Rải 1 lớp giá thể mỏng có đủ độ ẩm (khoảng 10 cm) lên mặt
nilon đã trải sẵn, sau đó phủ 1 lớp nilon trong suốt lên trên.

Cách xử lý giá thể bằng năng lượng mặt trời

+ Khử độc đất bằng thuốc BVTV (trộn vào đất)
- Có thể sử dụng giá thể của các công ty phân phối trên
thị trường.
- Tiến hành gieo hạt vào khay đã chuẩn bị. Ấn nhẹ tạo
lỗ trong khay sâu 1 - 1,5 cm, gieo mỗi lỗ 1 - 2 hạt. Gieo hết
khay dùng giá thể đã trộn phủ một lớp mỏng trên bề mặt
của hạt. Sau đó dùng trấu hoặc rơm, rạ phủ lên bề mặt của
khay. Không để khay trực tiếp lên mặt đất, để khay trên
giàn cao 20 - 50 cm. Để khay ở nơi khô thoáng, nhiều ánh
sáng mặt trời.
- Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên
(70 - 80%), đặc biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt. Khi cây
có 3 - 4 lá thật có thể bứng đi trồng, loại bỏ cây bị bệnh, cây
19


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

xấu. Trước khi mang cây con ra trồng từ 3 - 5 ngày nên hạn

chế nước tưới và chăm sóc dinh dưỡng để cây dễ thích nghi.



Gieo trên khay

Gieo trực tiếp trên luống

* Gieo trực tiếp trên luống:
- Làm đất kỹ, luống đánh rộng 0,8 - 1 m, bón lót phân
hữu cơ hoai mục, rải đều phân trên mặt luống, đảo đều đất
và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống.
- Lượng hạt giống: 1 - 1,5 g/m2: gieo vãi nên chia làm 2
lần để hạt phân bố đều trên mặt luống (khi gieo trộn hạt với
đất bột). Gieo theo hàng dùng thanh tre rạch hàng có độ sâu
1 cm, hàng cách hàng 3 - 5 cm, gieo hạt theo hàng cách nhau
0,5 - 1 cm. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ,
đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt, phủ một lớp rơm rạ,
trấu mỏng trên mặt luống và dùng ô doa tưới nước đủ ẩm.
Sau khi gieo tưới 1 - 2 lần/ngày trong vịng 3 - 5 ngày, khi
hạt nảy mầm nhơ lên mặt đất thì 2 ngày tưới một lần. Tỉa cây
bị bệnh, cây xấu.
20


Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT

- Cây giống nhổ đi trồng khi được 3 - 4 lá thật, tưới
nước đẫm trước khi nhổ 1 giờ.


Hạt giống hành gieo trực tiếp trên luống trong vòm che thấp

Cây con giống trong vườn ươm sau gieo 40 ngày

Tiêu chuẩn cây con giống hành

21


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

4. Chuẩn bị đất
- Đất phù hợp cho hành lá dài/hành paro là đất thịt nhẹ,
cát pha, phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn,
pH từ 6,0 - 6,5.
- Làm đất kỹ, tơi nhỏ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật;
làm luống cao 15 - 20 cm, mặt luống rộng 60 - 70 cm, rãnh
rộng 25 - 30 cm, bằng phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập
úng khi gặp mưa và thuận tiện cho chăm sóc.

Bộ rễ hành

5. Trồng cây
Trồng cây vào ngày mát trời, hoặc chiều mát, trồng 1
hàn g/luống. Dùng cuốc rạch hàng sâu 15 - 20 cm, sau đó đặt
cây hành con với mật độ cây × cây 1 - 2 cm và lấp đất cho
kín gốc. Dùng dầm trồng 2 - 3 cây/khóm, khóm cách khóm
3 - 5 cm.
22



Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Trồng hành dài/hành paro

23


SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU MỚI
(CẢI CỦ, HÀNH PARO, BÍ NGỒI, CẢI THẢO) CỦA HÀN QUỐC

6. Phân bón và chất phụ gia
a) Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong
Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử
dụng ở Việt Nam; ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã
qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.
- Khơng sử dụng loại có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân
bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải
công nghiệp chưa qua xử lý (ủ hoai mục) để bón trực tiếp
cho hành dài/hành paro.



Bón vơi cải tạo độ pH

Phay trộn vơi vào đất




Chủng loại phân bón

Bón lót trước khi trồng

24


Phần 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SẢN XUẤT

b) Lượng bón và phương pháp bón: Tùy vào vùng sản xuất,
giống và thời vụ được bón với mỗi ha khối lượng như sau:
Loại phân

Tổng lượng
phân bón
(kg/ha)

Bón thúc (%)
Bón lót
(%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3

Phân chuồng mục

15.000 - 20.000

100

N


70

20

P2O5

40

100

K2O

120

20

Vôi bột

500

100

40

40

40

40


Lưu ý:
+Lượng phân trên có thể tăng hoặc giảm 10 - 20% tùy
thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết.
+Phân chuồng hoai mục là phân gia súc, gia cầm đã xử
lý ủ mục. Nếu khơng có phân chuồng hoai mục có thể dùng
phân trùn quế, phân hữu cơ vi sinh với lượng 7 - 10 tấn/ha;
+Trường hợp đất mới khai thác thì sử dụng kết hợp cả
phân chuồng và phân vi sinh với lượng: 20.000 kg phân
chuồng + 8.000 - 10.000 kg phân hữu cơ vi sinh.
+Vôi bột rắc đều trên mặt ruộng trước khi phay, lên luống.
- Bón lót: Rải đều trên mặt luống 100% lượng phân
chuồng + 100% phân lân + 20% đạm, 20% kali, bón xong
vét rãnh và lấp kín phân. Sau khi gieo hạt: Rắc tro và trấu lấp
kín hạt. Với đất mới trồng vụ đầu có thể dùng 4.000 kg trấu/ha
và 3.000 kg tro/ha.
25


×