Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Công tác quản lý thu bhxh bắt buộc tại bhxh huyện trấn yên tỉnh yên bái giai đoạn 2009 2013 một số giải pháp và khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.1 KB, 61 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT:

1. Bảo hiểm xã hội:

BHXH

2. Bảo hiểm y tế :

BHYT

3. Bảo hiểm thất nghiệp:

BHTN

3. Người lao động:

NLĐ

4. Người sử dụng lao động:

NSDLĐ

5.Ủy ban nhân dân:

UBND

6. Công nghệ thông tin:

CNTT

7. Ngân sách nhà nước:



NSNN

8. tai nạn lao động:

TNLĐ

9.Cán bộ công chức:

CBCC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung hay Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thương mại nói riêng
đều mang lại nhưng lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực. Trước hết bảo hiểm góp
phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra, đề phòng
và hạn chế tổn thất gúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn
giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, góp phần ổn định chi tiêu của
ngân ngân sách Nhà nước, còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông
qua hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm còn thu hút số lượng lao động nhất định của
xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam là một trong những bộ phận nằm trong hệ thống của BHXH Việt Nam. Qua
16 năm xây dựng và phát triển BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành
công lớn như: số thu và số người lao động tham gia BHXH tăng lên hàng năm,

nguồn chi trả được quản lý chặt chẽ, chi đúng chi đủ và kịp thời đến tận tay người
lao động tạo ra sự an tâm và tin tưởng cho người lao động tham gia BHXH. Tuy
nhiên trong quá trình hoạt động BHXH tỉnh Cao Bằng cũng gặp rất nhiều khó
khăn, hạn chế trong việc quản lý nguồn chi BHXH, vì vậy việc tìm ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nguồn chi của BHXH cho các
đối tượng hưởng chế độ BHXH, đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề còn
tồn tại trong hoạt động chi trả để hoạt động này ngày càng có hiệu quả, góp phần
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội ở tỉnh Cao Bằng là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng của các cán bộ công chức ngành BHXH. Do vậy em đã chọn đề tài

Khoa Bảo hiểm

1

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

“Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng, thực
trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu.
Báo cáo thực tập của em được chia làm hai phần:
Phần I : Những vấn đề chung về tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại cơ
quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Cao Bằng
Phần II : Thực trạng Công tác chi trả BHXH Bắt buộc tại cơ quan BHXH tỉnh
Cao Bằng, thực trạng và giải pháp.
Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
giảmg viên hướng dẫn: Thạc sỹ Phạm Đỗ Dũng và của các cô, các chú, các anh,

các chị tại cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng. Nhưng do đây là lần đầu tiên được tiếp
xúc với công việc thực tế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được nhận được sự chỉ bảo góp ý chân tình của
thầy, cơ giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Khoa Bảo hiểm

2

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO BẰNG
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH CAO BẰNG
VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía đơng bắc của
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 6690,72 Km2, địa hình của tỉnh là núi non
trùng điệp, rừng núi chiếm 90% diện tích tồn tỉnh (Trong đó: đất canh tác nơng
nghiệp chiếm 8%; đất lâm nghiệp chiếm 61%; cịn lại là núi đá vơi), phía đơng bắc
và bắc giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 Km.
Phía tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; Phía nam và tây nam giáp tỉnh
Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn.Cao Bằng có 13 huyện, thị ( Huyện: Hoà An, Bảo Lâm,
Bảo Lạc, Quảng Uyên, Hà Quảng,Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Thạch An, Phục Hoà

Và Thị Xã) với dân số toàn tỉnh là 583.288 ( số liệu năm 2009 ) gồm 10 dân tộc:
Tày, Nùng, Kinh, giao, mông…. Đời sống bà con các dân tộc cịn gặp rất nhiều
khó khăn, tồn tỉnh có 5/ 13 huyện, thị xã thuộc diện khó khăn theo Nghị quyết
30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Thu nhập bình quân đầu người thấp là 560 800 đồng/ tháng thấp hơn mức
lương tối thiểu chung. Cùng với sự phát triển chung của đất nước và sự giúp đỡ
của các tổ chức trong cũng như ngoài nước. Cao Bằng đang từng bước củng cố,
khắc phục và phát triển.
1.2. Đặc điểm tình hình chung ở Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) tỉnh Cao
Bằng
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao Bằng
.BHXH tỉnh Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 97/QĐ – TCCB
ngày 4/ 8/ 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, trên cơ sở tiếp nhận và thực
hiện nhiệm vụ của 2 bộ phận thực hiện chính sách BHXH của Sở Lao động TBXH và Liên đoàn lao động tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Quyết định số: 20/2002/
QĐ- TTg ngày 20/ 01/ 2002 của Thủ tướng Chính phủ- Hệ thống BHYT Việt Nam
được chuyển giao sang BHXH Việt Nam, từ tháng 01/ 2003 BHYT Cao Bằng
Khoa Bảo hiểm

3

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nơng Thị Minh Hiển

chính thức sáp nhập vào BHXH Cao Bằng. Từ thời điểm này BHXH Cao Bằng
thực hiện thống nhất các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân.
Ngày 16/8/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số

86/QĐ-TCCB về việc tổ chức, sắp xếp cán bộ và quy chế làm việc của BHXH tỉnh
Cao Bằng. Từ đó, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng chính thức được thành lập và đi
vào hoạt động. BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch tốn
cấp 2, có con dấu và có tài khoản riêng, và có trụ sở đặt tại Tam Trung, Phường
Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng.
Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau 16 năm hình thành và phát
triển, BHXH Cao Bằng đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất và cùng với sự nỗ
lực, cố gắng của các cán bộ - công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm
giúp đỡ của các ngành địa phương. BHXH tỉnh Cao Bằng đã từng bước phát triển
và ln hồn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh
Cao Bằng
 Về chức năng: Theo quy định tại điều 1 và điều 2 Quyết định số
4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 như sau:
BHXH tỉnh Cao Bằng chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng
giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý về công tác Đảng, Đồn thể, về mặt
hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng.
 Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát
triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình cơng tác hàng năm, tổ chức thực
hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ
chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí, quản lý đối
tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia;
+ Tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
Khoa Bảo hiểm

4


Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ
BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ khơng
đúng quy định
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH,
BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế
độ BHXH, BHYT.
+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT
cho người tham gia và các thơng tin có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền khi có u cầu.
+ Quản lý, sử dụng cơng chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh
+ Thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo theo quy định.
Ngồi các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Cao Bằng còn thực hiện một số nhiệm
vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
 Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng
- Đứng đầu là Ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc giúp
công việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung.
- Tiếp theo là 9 phòng nghiệp vụ và BHXH của 13 huyện, thị - có chức năng
giúp giám đốc BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện các công tác chuyên môn và quản
lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Cơ cấu

tổ chức của BHXH tỉnh thể hiện rõ hơn trên sơ đồ sau:

Khoa Bảo hiểm

5

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Cao Bằng
Giám đốc

P. CNTT

P. một cửa

P. Kiểm tra

P.giám định

P. TC - HC

P. Giám đốc

P. cấp phát sổ, thẻ


P. CĐ- C.sách
.

P. KH - TChính

Phịng Thu

P. Giám đốc

BHXH khối
Huyện, Thị xã

1.2.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
Khoa Bảo hiểm

6

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

Bảng 1: Cán bộ công chức viên chức BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời
điểm tháng 10/2011 gồm:

STT

Khối cán bộ cơng chức, viên

chức biên chế

Đơn vị
(Người)

1

Khối văn phịng

77

2

BHXH các huyện, thị xã

130

3
4

Trình độ đại học, cao đẳng
trình độ trung cấp

93
94

5

Tổng số


207

Tỉ lệ
(%)

44,9
45,4

Số lao động trong các phòng nghiệp vụ tại BHXH tỉnh như sau: lãnh đạo có 3
người (01 giám đốc; 02 phó giám đốc); phịng chế độ BHXH có 6 người; phòng
giám định BHYT 13 người; phòng thu 12 người; phòng kế hoạch tài chính 9
người:phịng kiểm tra 3 người; phịng cơng nghệ thơng tin 4 người; phịng cấp sổ
thẻ 7 người; phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ 6 người; phịng tổ chức- hành chính 14
người. Với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách
nhiệm… BHXH tỉnh Cao Bằng ln hồn thành tốt nhiệm vụ.
BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT và
công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong ngành, tham
gia các lớp tập huấn do BHXH Việt Nam tổ chức. Công tác phát triển Đảng luôn
được Chi ủy, Chi bộ BHXH tỉnh Cao Bằng quan tâm. Hiện nay tồn ngành có 80
đồng chí Đảng viên, chiếm 43,5% số cán bộ. Hiện nay, Chi bộ tiếp tục cử một số
đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Với đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách nhiệm….
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng
Trụ sở của BHXH tỉnh Cao Bằng đặt tại Tam Trung, phường Sông Bằng,
Thị xã Cao Bằng, với một toà nhà kiên cố và khang trang gồm 06 tầng rộng rãi với
35 phịng làm việc, có hệ thống cầu thang máy, thêm vào đó có hệ thống điều hồ.
Hiện nay, tại văn phịng BHXH tỉnh, số máy vi tính bình qn đạt 1 máy/1cán bộ,
các phịng làm việc đều có máy in riêng đảm bảo phục vụ kịp thời cho quá trình

Khoa Bảo hiểm


7

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

thực hiện nghiệp vụ, 100% máy vi tính được nối mạng Internet và mạng nội bộ, tạo
điều kiện cho việc tìm hiểu, trao đổi thơng tin giữa các phịng chun mơn. BHXH
tỉnh cũng đã tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư 22 máy tính xách tay và 04 máy
scan cho các đơn vị, Thêm vào đó cơ quan cũng có một phịng photocopy chun
để phục vị cơng tác nghiệp vụ, chun mơn.. Ngồi ra. BHXH tỉnh có ơtơ phục vụ
cho việc đi cơng tác của các cán bộ…Điều đó đó tạo mơi trường làm việc thuận
lợi, góp phần thành cơng trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
1.3 Những thuận lợi và khó khăn
Tính đến tháng 10/ 2011, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng triển khai, tổ chức
thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao đã đạt được những thuận lợi và gặp phải
những khó khăn chủ yếu sau:
1.3.1. Những thuận lợi.
Từ ngày thành lập đến nay BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận được sự quan
tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của BHXH Việt Nam; của Tỉnh ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Cấp ủy, Chính quyền các cấp; sự ủng
hộ giúp đỡ, phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể và sự hợp tác,
tạo điều kiện của các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ), các cơ sở khám chữa bệnh
trong việc tổ chức chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân.
- Có sự ủng hộ, phối hợp hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị
và thơng tin đại chúng trong cơng tác tun truyền của ngành. Qua đó nhận thức

của các đơn vị SDlĐ và NLĐ trên địa bàn về vị trí, vai trị của BHXH,BHYT cũng
như quyền lợi, nhĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia được chú trọng và nâng cao
hơn.
- Chủ động thực hiện công tác tham mưu, đề xuất và tranh thủ được tối đa sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp một cách thiết thực, hiệu quả đối
với việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH,BHYT trên địa bàn.
- Công tác tổ chức tiếp tục được củng cố, kiện toàn, từng bước đáp ứng được
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng cơng tác chun mơn
của ngành. Đồn kết nội bộ ngày càng được củng cố
- Chuyển hóa được nhiệm vụ trọng tâm của ngành thành nhiệm vụ chính trị
của địa phương. Vị thế và hình ảnh của ngành được quan tâm, nhìn nhận đánh giá
đúng với kết quả chuyên môn mà tập thể Cán bộ cơng chức đó nỗ lực phấn đấu.
Khoa Bảo hiểm

8

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

- Kỷ luật kỷ cương hành chính được quán triệt thường xuyên và thực hiện
nghiêm túc. Ý thức trách nhiệm trong công việc, tinh thần, thái độ, tác phong phục
vụ của CBCC luôn được phát huy cao độ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CBCC trong nghành được quan tâm, chú
trọng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra, những thiếu sót trong
q trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã được chấn chỉnh, rút kinh

nghiệm, khắc phục kịp thời.
- Cở sở vật chất của ngành từng bước được củng cố và hiện đại hóa, nhất là
hệ thống trang thiết bị cơng nghệ thông tin, giúp công tác quản lý và thực hiện
nhiệm vụ, chuyên môn đạt chất lượng, hiệu quả tốt hơn.
1.3.2. Những khó khăn vướng mắc
- Biên chế CBCC có hạn, đội ngũ CBCC còn thiếu, do vậy chưa đáp ứng
được khối lượng công việc của ngành ngày càng lớn. Việc tuyển dụng yêu cầu phải
có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy theo quy định của BHXH Việt Nam là rất
khó thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc cịn thiếu về số lượng và có những
hạn chế về kinh nghiệm quản lý, điều hành.
- Nhiều đơn vị SDLĐ chưa tham gia BHXH, BHYT đầy đủ cho số lao động
thuộc diện bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một số đơn vị nợ
đọng kéo dài và khơng có khả năng thanh tốn. Mở rơng đối tượng thuộc diện
tham gia BHXH, BHYT tự nguyện cịn thấp.
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương cịn khó khăn nên nhiều doanh
nghiệp bị chậm chễ trong việc thanh quyết tốn các khoản chi phí nhất là doanh
nghiệp ngồi quốc doanh; một số đơn vị sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách đảm
bảo chua kịp thời được cấp kinh phí tham gia theo lương tối thiểu chung.
- Cơ sở vật chất, cán bộ chuyên môn - nhất là tuyến y tế cơ sở còn thiếu và
hạn chế nên thực hiện KCB BHYT cịn gặp nhiều khó khăn.
- Một số quy định của pháp luật BHXH, BHYT chưa phù hợp với thục tiễn;
các văn bản hướng dẫn còn chưa kịp thời hoặc có văn bản thay đổi lien tục gây khó
khăn trong q trình hướng dẫn thực hiện.

Khoa Bảo hiểm

9

Lớp Đ4.BH1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Bảo hiểm

Nông Thị Minh Hiển

10

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nơng Thị Minh Hiển

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH TỈNH CAO
BẰNG
2.1. Cơng tác tun truyền, thơng tin, phổ biến chính sách, pháp luật về
BHXH
Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH
là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH tỉnh Cao Bằng
thường xuyên chú trọng, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để
đưa các chế độ, chính sách đến mọi đối tượng và đó triển khai và thực tế đã triển
khai và thực hiện có hiệu quả.
Đến tháng 10/ 2011 đã đăng tải được 50 tin, bài trên báo Cao Bằng, 10 tin,
bài trên báo BHXH, 28 chuyên mục trên Đài Phát thanh và truyền hình Cao Bằng.
Bên cạnh đó BHXH các huyện thị đã chủ động phối hợp với đài phát thanh địa
phương để tuyên truyền các quy định về chính sách BHXH và cả những phóng sự

mới về hoạt động của ngành... Ngồi ra tích cực Phối hợp với các ban, ngành, các
tổ chức chính trị - xã hội... để thực hiện thành cơng cơng tác tun truyền, phổ biến
chính sách pháp luật.
Đây thật sự là những kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp
luật có tác dụng lớn, góp phần quan trọng đưa chính sách BHXH, BHYT, BH thất
nghiệp đi vào cuộc sống.
2.2. Tình hình tham gia BHXH
Việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định
đảm bảo đời sống cho NLĐ, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thưc đúng
đắn trên mà BHXH tỉnh Cao Bằng đó đẩy mạnh các hình thức tun truyền động
viên để NLĐ và chủ SDLĐ hiểu và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Khoa Bảo hiểm

11

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

Bảng 2: Tình hình tham gia BHXH Từ đầu năm đến T 10/2011:
Đơn vị: Người
Loại hình bảo hiểm

Số đối tượng tham gia
(Người)
BHXH, BHYT bắt buộc

34.613
BHXH tự nguyện
313
Bảo hiểm thất nghiệp
16.928
Bảo hiểm y tế bắt buộc
489.784
Bảo hiểm y tế tự nguyện
5.402
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.3 Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
 Công tác cấp sổ BHXH
Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho các đối tượng tham gia bảo
hiểm để ghi nhận q trình làm việc, có đóng BHXH, thơng qua sổ BHXH để giải
quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và các quy trình
hướng dẫn về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ BHXH, Tỉnh ủy – UBND tỉnh đó chỉ
đạo ngành BHXH tỉnh phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở tiến
hành việc thẩm định hồ sơ đề nghị BHXH tỉnh duyệt và cấp sổ cho người lao động.
BHXH tỉnh tiếp tục đôn đốc các đơn vị SDLĐ khẩn trương hoàn tất các thủ
tục hồ sơ theo quy định để đảm bảo việc cấp sổ cho người lao động theo đúng quy
định.
Công tác cấp số BHXH cho người lao động đă giúp các cấp, các ngành hiểu
rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với việc đóng góp và hưởng trợ cấp từ
BHXH.
 Công tác cấp thẻ BHYT
Là năm đầu tiên triển khai thực hiện phân cấp công tác cấp thẻ BHYT về
BHXH các huyện thị, do vậy đã kịp thời bổ sung các trang thiết bị CNTT cũng như
tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ huyện thị.


Khoa Bảo hiểm

12

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

- Bảo đảm việc cấp thẻ BHYT nhanh chóng kịp thời, đúng quy định. Hướng
dẫn, kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT. Phối hợp với
Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội bàn biện pháp thẩm định lại danh sách
mua thẻ BHYT người nghèo nhằm hạn chế tối đa sai sót.
- BHXH các huyện thị đã chủ động hướng dẫn các đơn vị SDLĐ, UBND các
huyện, xã, phường, thị trấn lập danh sách, đối chiếu danh sách đề nghị in thẻ, kiểm
tra thẻ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là thẻ người nghèo và giao thẻ đến các đối
tượng kịp thời.
- BHXH các huyện thị rà sốt, báo cáo đánh giá tình hình cấp phát thẻ
BHYT; tập hợp số thẻ sai, thẻ hỏng để cấp lại kịp thời.
- Đến tháng 10/2011, đã thực hiện 418.293 thẻ BHYT (trong đó cấp mới
353.880 thẻ, cấp lại 28.229thẻ, gia hạn 36.184 thẻ BHYT). Việc cấp thẻ BHYT
trong năm đảm bảo kịp thời, đúng quy định; tạo thuận lợi cho người tham gia
BHYT được khám, chữa bệnh và thanh tốn theo quy định.
2.4. Tình hình thu, nộp BHXH
Ngay từ đầu năm lãnh đạo BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập
trung, chú trọng đến công tác thu với yêu cầu đẩy mạnh công tác phát triển, mở
rộng đối tượng, tăng cường thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tích cực tận thu, đốc

thu một cách kiên quyết; đưa ra các giải pháp để hạn chế và giảm nợ đọng BHXH
đến mức thấp nhất, tập trung xử lý những khoản nợ khó địi.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ kịp hoàn thành kế hoạch của năm đến tháng
10/2011 BHXH Cao Bằng đã thu được.
Cụ thể: Tổng số thu BHXH, BHYT và BH thất nghiệp đến tháng 10/2011 là
439,58 tỷ đồng, đạt 92,36% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2010 (406 tỷ đồng
tăng 31% về số thu và vượt 16% về kế hoạch, trong đó:

Khoa Bảo hiểm

13

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

Bảng 3 : kết quả thu nộp BHXH của tỉnh Cao Bằng từ tháng 1/2012 đến
tháng 10/2012.
Đơn vị: tỉ đồng
STT
Loại hình Bảo hiểm
Đơn vị
1
BHXH bắt buộc
198,389
2
BHYT bắt buộc

219,469
3
BHXH thất nghiệp
18,455
4
BHXH tự nguyện
0,8
5
BHYT tự nguyện
2,469
( Nguồn Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng)
Có huyện đạt từ 85% kế hoạch trở lên là: Hoà An, Trà Lĩnh, Phục Hoà, Bảo
Lâm, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thông Nông, Trùng Khánh va một số huyện khác đạt
90% kế hoạch trở lên.
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với
người lao động
 Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư, công văn
Với phương châm tiếp nhận đến đâu, giải quyết đến đó, tránh tình trạng ứ
đọng, tồn đọng đơn từ, BHXH tỉnh Cao Bằng đó bố trí hợp lý, giải quyết xử lý các
đơn thư, công văn của các cơ quan, đơn vị, đối tượng đề nghị giải quyết chế độ
chính sách cho người lao động một cách nhanh chóng và chính xác.
 Thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng
Công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tồn đọng theo công văn số 843/CVBLĐTB&XH được thực hiện kịp thời, giải quyết chế độ chính sách BHXH cho
các đối tượng đủ điều kiện hưởng. Với thái độ làm việc tận tình, nghiêm túc,
BHXH đã phối hợp với các bên có liên quan giải đáp kịp thời những vướng mắc,
đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ cho người lao
động: Phịng chế độ Chính sách thuộc cơ quan BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ
BHXH, BH thất nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng quy định và đúng đối tượng hưởng.
Từ đầu năm đến tháng 10/2011 đạt được:

- 779 trường hợp hưởng chế độ hưu trí.
- 338 trường hợp hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Khoa Bảo hiểm

14

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

- 295 hồ sơ tuất .
- 13 trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
- 4896 lượt người hưởng chế độ ngắn hạn, trong đó: ốm đau là 3681 lượt
người, thai sản 1007 lượt người; dưỡng sức phục hồi sức khỏe 208 lượt người.
- 195 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Tiếp nhận 32 đối tượng chuyển đến hưởng chế độ BHXH, di chuyển trong
và ngoài tỉnh 51 truờng hợp.
- Cấp lại 62 giấy chứng nhận hưu trí và tử tuất, cấp 13 giấy giới thiệu giám
định khả năng lao động cho các đối tượng.
- Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức trợ cấp tăng
mới ( NĐ số 22 và 23/2011/NĐ- CP) đảm bảo kịp thời chi trả ngay trong kỳ chi
lương hưu, trợ cấp.Hoàn thành việc chi trả trợ cấp khó khăn theo Quyết định
471/2011/QĐ-TTg.
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động
Công tác chi trả, BHXH tỉnh Cao Bằng luôn thực hiện đúng chế độ báo
cáo thống kê kế toán, luân chuyển chứng từ tạm ứng, thanh toán, quản lý và sử
dụng nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy đầy đủ, đúng nguyên tắc. Chi trả đúng,

đủ, kịp thời. Công tác chi trả được chia ra thành ba mảng chính:
2.6.1. Chi trả chế độ ốm đau thai sản
Chi trả ốm đau thai sản là nhiệm vụ thiết thực nhằm đảm bảo quyền lợi của
người tham gia bảo hiểm. Yêu cầu của cơng tác xét duyệt chế độ phải chính xác,
kịp thời đúng chính sách, đúng chế độ. BHXH tỉnh nhận báo cáo của BHXH các
huyện, thị gửi lên đối chiếu, kiểm tra về mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng
người lao động, sau khi kiểm tra, giải quyết chế độ, phịng chế độ chính sách sẽ lập
danh sách chuyển xuống phịng kế hoạch tài chính để thực hiện quyết toán.
BHXH tỉnh trực tiếp chi trả chế độ ốm đau, thai sản, cho dân sự, khối cơ
quanđơn vị doanh nghiệp do văn phòng Tỉnh quản lý.
BHXh các huyện, thị chi trả cho các đơn vị SDLD đóng trên địa bàn do
huyện quản lý.

Khoa Bảo hiểm

15

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

Bảng 4: Tình hình chi trả chế độ Ốm đau – thai sản từ đầu năm đến
tháng10/2011
ĐV: lượt, đồng
Ốm đau
Thai sản


S
Tên đơn vị
T
T
1 Văn phòng
2 BHXH Thị Xã
3 BHXH h.Hòa An
4 BHXH h.Hà Quảng
5 BHXH h.Thơng Nơng
6 BHXH h.Ngun Bình
7 BHXH h.Bảo Lâm
8 BHXH h.Bảo Lạc
9 BHXH h.Thạch An
10 BHXH h.Phục Hòa
11 BHXH h.Hạ Lang
12 BHXH h.Trùng Khánh
13 BHXH h.Trà Lĩnh
14 BHXH h.Quảng Uyên
Tổng cộng

Số lượt
(người)

Số tiền
(đồng)

Số lượt
(người)

Số tiền

(đồng)

4.224
216
157
34
87
58
10
75
13
88
38
25
12
18
5.055

1.782.548.878
53.182.450
41.008.183
4.951.300
29.998.400
19.669.643
386.619
21.086.036
2.861.304
34.278.726
15.210.347
7.980.200

4.705.417
5.395.200
2.023.344.703

284
182
75
147
48
58
175
107
112
84
69
94
55
78
1.568

3.362.338.400
1.085.408.100
749.384.700
1.000.959.000
427.576.500
546.370.500
1.011.256.094
747.276.100
967.726.580
514.903.730

577.864.854
712.431.700
490.085.073
720.539.800
12.734.121.138

(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.6.2 Chi trả chế độ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
Từ đầu năm đến tháng 10/2011 BHXH Cao Bằng đã chi trả chế độ Tai nạn
lao động thông qua bảng số liệu sau:

Khoa Bảo hiểm

16

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

Bảng 5: Tình hình chi trả chế độ TNLĐ - BNN từ đầu năm đến tháng
10/2011.
Đơn vị : Người, đồng
Tổng số
NSNN
Quỹ BHXH
Năm
Người

tiền
Người
tiền
Người
tiền
T1/2011
đếnT10/2011

83

765.595.669

38

267.439.200

45

498.156.496

(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
BHXH tỉnh tiếp nhận, giải quyết, lập hồ sơ giới thiệu ra hội đồng giám định
Y khoa để giám định suy giảm khả năng lao động, đặc thù của chế độ này tập trung
chủ yếu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công trường xây dựng. đơn vị đã
được thực hiện tốt, các biện pháp bảo vệ và các cơng cụ bảo vệ an tồn lao động
được trang bị đầy đủ, mặt khác các đơn vị này tại tỉnh khơng nhiều, nên tình trạng
bị tai nạn lao động cũng ít.
2.6.3. Chi trả chế độ hưu trí, tử tuất
2.6.3.1 Chi trả chế độ hưu trí
Từ đầu năm đến tháng 10/2011Trong năm 2010, cơ quan BHXH đã chi

lương hưu, trợ cấp BHXH cho 239.000 lượt người, với tổng số chi là 545 tỷ đồng
trong đó nguồn chi từ Ngân sách là 327 tỷ đồng, chi từ nguồn Quỹ BHXH là 219
tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010. Sở dĩ tăng như vậy là do: Tiền lương
tối thiểu tăng lên 830.000 đ/tháng từ tháng 5/2011 và do chính sách tinh giảm biên
chế theo nghị định 132/NĐ- CP.
Hình thức chi trả chế độ hưu trí tại cơ quan BHXH xen lẫn cả hai hình thức
trực tiếp và gián tiếp. Đến năm 2011 bắt đầu tiến hành nhập dữ liệu và chi trả
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM cho trên 600 trường hợp. Tuy
nhiên hình thức này khơng thể áp dụng đuợc hết đến các đối tuợng vì điều kiện các
cột thẻ ATM chỉ có ở hầu hết các thị trấn và thị xã .
Dù sử dụng hình thức chi trả trực tiếp hay gián tiếp thì cơ quan BHXH vẫn
đảm bảo chi trả đúng đối tượng và đủ số lượng theo quy định, công tác chi trả
lương hưu đã đảm bảo đúng kỳ, đủ số, nhanh chóng cho các đối tượng.

Khoa Bảo hiểm

17

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

2.6.3.2 Chi trả chế độ tử tuất
Tù tháng1/2011 đến tháng 10/2011, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng đã tiến
hành chi trả cho các đối tượng có thân nhân hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (132
trường hợp) và trợ cấp tuất một lần (173 trường hợp), số tiền cụ thể được thống kê
qua bảng sau:

Bảng 6 : Tình hình chi trả chế độ tử tuất từ tháng 1 đến tháng 10/2011
Đơn vị: đồng
TC chết
Tiền trợ cấp
Tiền mai táng
TC KV
Chế
do
độ
TNLĐNSNN
Quỹ
NSNN
Quỹ
1 lần
BNN
Tuất
hàng 440.631.000
21.435.000
58.670.000 884.560.000
215.390.000 125.672.200
tháng
Tuất
một 2.847.136.300 6.865.182.375 40.800.000 3.970.180.000 790.700.000 357.258.100
lần
Tổng
3.287.767.300 6.886.617.375 99.470.000 4.854.740.000 1.006.090.000 428.930.300
cộng
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung được, được tồn tại, tích

dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác
và được nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được thành lập theo Nghị định 12/CP ngày
26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ và tổ chức theo hệ thống dọc, quản lý tập
trung từ trung ương đến địa phương và được quản lý thống nhất theo ba cấp, cấp
trung ương – cấp tỉnh/thành phố – cấp quận/huyện
Công tác quản lý sử dụng quỹ ở BHXH tỉnh Cao Bằng bao gồm :
 Chi trả các khoản trợ cấp BHXH

Khoa Bảo hiểm

18

Lớp Đ4.BH1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nông Thị Minh Hiển

- Các trợ cấp ngắn hạn: dùng để chi cho các chế độ ngắn hạn như: ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp…
- Các trợ cấp dài hạn: dùng để chi các chế độ dài hạn như: hưu trí; tử tuất; tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nặng.
 Chi quản lý quỹ BHXH: Gồm chi hành chính, chi lương, khấu hao tài sản
cố định và các khoản chi sự nghiệp khác theo quy định.
 Chi phí hợp pháp khác: Chi khen thưởng người sử dụng lao động thực
hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
chi dự phòng.....theo quy định của nhà nước.
2.8 Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH

Từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2011, công tác tiếp nhận, quản lý và lưu trữ
hồ sơ đã đi vào nề nếp, khoa học và mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được
việc tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc cho các đối tượng.
Quy trình tiếp nhận hồ sơ, thủ tục giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo
quy định mới được triển khai thực hiện đồng bộ và niêm yết cơng khai tại phịng
Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ và BHXH các huyện, thị.
Đầu năm đến tháng 10/2011 tổng cộng 12.680 hồ sơ với 4078 lượt đối tượng
đến giao dịch. So với cung kỳ năm 2010 số lượng hồ sơ tiếp nhận giảm
mạnh( giảm 60%).
Có cán bộ chuyên trách về quản lý lưu trữ hồ sơ, thuận tiện cho việc quản lý.
Có phịng riêng để lưu trữ hồ sơ về BHXH, tách biệt với các phòng làm việc, tránh
được sự nhầm lẫn, hoặc mất mát hồ sơ BHXH.Chuyển hồ sơ đối tượng hưởng trợ
cấp hàng tháng về Trung tâm lưu trữ BHXH Việt Nam kịp thời, đúng quy định.
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
Tại BHXH tỉnh Cao Bằng đã kiện tồn phịng kiểm tra một cách toàn diện
cả về số lượng, phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn và chú trọng chỉ đạo, đẩy
mạnh công tác kiểm tra trong nội bộ lẫn các đơn vị tham gia BHXH. Công tác
thanh, kiểm tra dần đi vào nề nếp và có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả
và từng bước được nâng cao.

Khoa Bảo hiểm

19

Lớp Đ4.BH1




×