Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đặc điểm tài chính bhxh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.38 KB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập

1

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

LỜI MỞ ĐẦU
Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải ăn, mặc, ở... Để có cái
ăn, mặc, ở... con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Việc thỏa
mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào khả năng
lao động của chính họ. Nhưng mọi người, theo quy luật của tạo hóa, ai cũng có q
trình sinh ra, trưởng thành, già rồi chết đi. Khi cịn nhỏ chưa lao động được thì phải
dựa vào những người đã trưởng thành nuôi dưỡng. Khi đã trưởng thành thì phải lao
động để tự ni sống mình và những người phụ thuộc. Khi hết tuổi lao động, già
yếu, không đủ điều kiện để tham gia vào quá trình lao động nữa thì phải dựa vào sự
chu cấp của con cái, người thân. Tuy nhiên, không phải ai khi về hưu cũng có thể
nhờ vả vào con cháu, được con cháu chăm sóc. Khi đó cuộc sống của họ sẽ ra sao?
Xuất phát từ vấn đề đó, chế độ hưu trí ra đời, với mục đích đảm bảo quyền
lợi của người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập ổn
định, thường xun khi họ khơng cịn khả năng làm việc và lao động nữa. Đây là
một phương tiện, một công cụ để mỗi quốc gia có thể ổn định đời sống cho người
lao động khi nghỉ hưu. Đặc biệt, trong số những người nghỉ hưu này có một bộ
phận là người cơ đơn khơng nơi nương tựa hoặc có những người đã có những đóng
góp to lớn cho xã hội... Như vậy khi thực hiện tốt chế độ hưu trí sẽ nâng cao đời
sống xã hội, giảm bớt khó khăn cho người về hưu, nâng cao vai trò của BHXH và
chế độ hưu trí. Có thể nói, trong những chế độ BHXH thì chế độ hưu trí là chế độ
hàng đầu, quan trọng nhất, bản thân nó đang là một trong những chế độ có quy mơ
hoạt động lớn cả về số lượng và chất lượng, mang ý nghĩa sâu sắc cả trong kinh tế
lẫn trong xã hội, số tiền chi trả cho chế độ này bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong tổng số chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH.
Qua gần 50 năm thực hiện đến nay, chế độ hưu trí cùng với các chế độ


BHXH khác đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo đời sống cho người lao
động, tạo điều kiện cho họ yên tâm lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc
sống, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đóng góp một cách tích cực nhất trong việc
đảm bảo đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho người lao động khi về hưu.
Như vậy, chế độ hưu trí là một chế độ hết sức quan trọng và không thể thiếu
được trong hệ thống các chế độ BHXH ở mỗi quốc gia. Hoàn thiện chế độ hưu trí sẽ
củng cố niềm tin cho người lao động, tạo chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

2

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

về hưu. Nhận thức được tầm quan trọng của chế độ hưu trí đối với người lao động
nói riêng và xã hội nói chung, em đã chọn đề tài: “ Tình hình thực hiện chế độ
hưu trí tại cơ quan BHXH huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (2005-2009) ” làm
chuyên đề thực tập.
Chuyền đề này được chia thành 3 chương:
 Chương I: Tổng quan về BHXH và chế độ BHXH hưu trí.
 Chương II: Tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại cơ quan BHXH huyện
Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí tại
cơ quan BHXH huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Mặc dù phạm vi nghiên cứu cịn nhỏ, nhưng em mong bài viết của em có thể

phần nào làm rõ hơn được q trình thực hiện nói chung của chế độ hưu trí tại Việt
Nam hiện nay. Do thời gian nghiên cứu khơng dài và kiến thức bản thân cịn hạn
hẹp, bài viết này cịn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của
PGS.TS Nguyễn Văn Định và đơn vị nơi em thực tập là cơ quan BHXH huyện Kiến
Xương giúp bài viết của em được hoan thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Huyền

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

3

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ
BHXH HƯU TRÍ
1.1 Tổng quan về BHXH
1.1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH
1.1.1.1 Sự cần thiết khách quan
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại… Để
thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản
phẩm cần thiết phục vụ cho chính cuộc sống của họ và cho xã hội. Nó khơng chỉ
đảm bảo cho cuộc sống của bàn thân người lao động mà cịn góp phần to lớn vào sự
tổn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, người lao động chính là động lực

chính, là trung tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội, họ vừa là người trực tiếp tạo ra
của cải vật chất,dịch vụ cho xã hội đồng thời cũng là người tiêu dùng những sản
phẩm dịch vụ ấy. Tuy nhiên bất cứ người lao động nào cũng phải trải qua các giai
đoạn là sinh, lão, bệnh, tử. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm
đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già... đã trở thành mối đe doạ đối
với cuộc sống bình thường của những người khơng có nguồn thu nhập nào khác
ngoài tiền lương.
Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải
lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và có điều kiện sinh
sống bình thường. Trái lại có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn bất lợi, ít nhiều
ngẫu nhiên phát sinh làm cho người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các
điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao
động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị
suy giảm… Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc
sống không hề giảm đi, trái lại có cái cịn tăng lên, thậm chí cịn xuất hiện một số
nhu cầu mới như: Cần được khám chữa bệnh và điều trị ốm đau, tai nạn, thương tật
nặng cần phải có người chăm sóc, ni dưỡng… Những rủi ro, sự kiện này khơng ai
có thể tránh khỏi, nó khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người mà
còn ảnh hưởng trực tiếp tồn bộ q trình sản xuất. Bởi vậy muốn tồn tại và ồn định
cuộc sống, con người và xã hội lồi người đã tìm ra những cách giải quyết khác
nhau để khắc phục vấn đề này như: thiết lập các hội tương hỗ “ nhiều người vì một
người” giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của
Nhà nước… Rõ ràng những cách này là thụ động và không chắc chắn.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập


4

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

Khi nền sản xuất hàng hóa ra đời, sự phân cơng lao động ngày càng phát
triển, dần dần hình thành 2 giới là giới chủ và giới thợ. Hai giới này lúc đầu bao giờ
cũng dễ hịa hợp vì cả 2 giới đều có nhu cầu riêng của mình và đều được đáp ứng.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn (những năm thế kỷ XIX) bắt đầu phát sinh các
mâu thuẫn giữa 2 giới xuất phát từ các vấn đề: tiền công, tiền lương, thời gian lao
động, cường độ làm việc, nơi an ở, cách đối xử với nhau khi người lao động không
may bị ốm đau, đặc biệt đối với gia đình người lao động đơng con gặp hồn cảnh
khó khăn. Ngồi ra còn một số mâu thuẫn về mặt xã hội cũng đồng loạt phát sinh
như mâu thuẫn về giai tầng xã hội, mâu thuẫn về màu da…
Khi tất cả những mâu thuẫn phát sinh cũng là lúc bắt đầu xuất hiện sự đấu
tranh đòi quyền lợi. Bên cạnh những cuộc đấu tranh đó giới thợ đã biết cách tập hợp
nhau lại để giúp đỡ nhau hình thành những hội tương hỗ. Hội tương hỗ ra đời đóng
vai trị quan trọng trong việc giúp đỡ giới thợ khắc phục khó khăn, hiệu quả về mặt
xã hội rất lớn. Tuy nhiên bản thân giới thợ lúc đó cũng nhận thức được 3 vấn đề:
việc tương hỗ chỉ mang tính tạm thời khơng giải quyết được một cách triệt để; tiền
bạc, vật phẩm hỗ trợ nhau vẫn là của bản thân giới thợ với nhau; trong những thời
gian phải nghỉ việc do ốm đau, tai giới chủ khơng những khơng quan tâm mà cịn
tìm cách sa thải để tuyển mộ người khác. Chính vì thế những cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân ngày càng mạnh mẽ hơn, từ lẻ tẻ, tự phát, nhất thời đã trở thành
một phong trào rộng lớn. Khi phong trào lan rộng hầu hết các nước châu Âu đã
buộc chính phủ 1 số nước phải đứng ra can thiệp và giải quyết mâu thuẫn này. Lúc
này chình phủ can thiệp bằng cách: yêu cầu giới chủ phải tăng lương, giảm giờ làm,
giảm cường độ lao động; giới chủ phải có trách nhiệm với người lao động khi họ bị
ốm; u cầu giới thợ khơng được bãi cơng, biểu tình, không được đập phá, đảm bảo
sản xuất ổn định, phải làm việc theo đúng nội quy của giới chủ và pháp luật của nhà

nước.
Khi thấy giới chủ không chấp nhận thì phong trào đấu tranh lúc bấy giờ trở
thành cao trào và lan rộng ra toàn bộ châu Âu và Bắc Mỹ. Lúc này nhà nước các
nước lại phải can thiệp lần 2 bằng cách: yêu cầu giới chủ phải trích từ lợi nhuận của
mình một khoản tiền nhất định để đóng góp hình thành nên quỹ chung. Đồng thời
u cầu giới thợ cũng phải trích từ tiền lương, tiền cơng của mình và nhà nước cũng
cam kết tham gia đóng quỹ.Nhà nước các nước gợi ý: quỹ này sẽ được sử dụng để
hỗ trợ những người lao động tham gia đóng góp quỹ khi khơng may họ bị tai nạn,
ốm đau, gia cảnh khó khăn và nhà nước cũng là người tham gia quản lý quỹ này để

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

5

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, chính xác. Việc gợi ý này được cả 2 bên chấp
nhận ngay và đồng ý thực hiện cam kết vì nó đã làm cho các cuộc biểu tình, bãi
cơng lắng xuống; cơng nhân tích cực làm việc tăng năng suất; giới chủ thì thấy
mình có lợi: sản xuất diễn ra liên tục, không bị xáo trộn, giới chủ cảm nhận được sự
gắn bó của giới thợ.
Từ những vấn đề nêu trên, Thế giới quan niệm việc hình thành và cách thức
quản lý nguồn quỹ đó chính là để BHXH cho người lao động.Đặc biệt ngày nay khi
mỗi gia đình là một tế bào sống của xã hội, xã hội muốn phát triển phải dựa trên sự
phát triển ổn định, vững chắc của mỗi gia đình. Trong mỗi gia đình thì trụ cột trong

gia đình lại là người lao động vì vậy việc quan tâm đến lợi ích của người lao động sẽ
là nền móng vững chắc cho sự phát triển của xã hội. Từ đó cùng với sự phát triển của
xã hội loài người, BHXH đã ra đời và được coi như là một công cụ, phương tiện bảo
vệ tốt nhất cho người lao động cả khi đang lao động mà gặp khó khăn (bị ốm đau,
thai sản, TNLĐ-BNN…) cho tới khi khơng cịn khả năng lao động (về hưu, chết)
thơng qua một quỹ tài chính tập trung gọi là quỹ BHXH. Quỹ này được hình thành từ
sự đóng góp của người lao đơng, nguời sử dụng lao động và với sự hỗ trợ của Nhà
nước. Sự ra đời của BHXH đã góp phần điều hịa mâu thuẫn trước đây giữa giới chủ
và người lao động, đồng thời nhờ có quỹ tài chính này mà những khó khăn do giảm
hoặc mất thu nhập của người lao động được trang trải một phần chính tử sự đóng góp
của họ, từ đó giúp họ n tâm cơng tác, khuyến khích người lao động làm việc hăng
say hơn đồng thời cũng làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan đảm bảo nền kinh tế xã hội
phát triển bình thường. Chính vì thế mà khơng phải ngẫu nhiên tất cả các nước trên
Thế giới hiện nay đều thực hiện BHXH cho người lao động. Và để khẳng định
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thì kể từ khi ra đời đến nay
BHXH đã luôn khẳng định vị trí quan trọng của mình trong các chính sách an sinh
xã hội, mà các quốc gia khi đưa ra các chính sách BHXH đã hểt sức quan tâm,
khơng ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước mình.
1.1.1.2 Vai trị của BHXH
BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia,
nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực kinh tế và khả năng tổ chức quản lý của mỗi
quốc gia. Với mục tiêu là góp phần ổn định cuộc sống, thoả mãn những nhu cầu
thiết yếu của người lao động khi họ gặp các rủi ro, biến cố làm giảm thu nhập, do

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48



Chuyên đề thực tập

6

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

mất khả năng lao động, mất việc làm, BHXH đóng vai trị hết sức quan trọng đối
với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:
- Đối với người lao động:
BHXH bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động
tham gia BH khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc
mất việc làm.
Sinh lão bệnh tử - việc suy giảm hoặc mất khả năng lao động là điều không
thể tránh khỏi đối với mỗi người lao động dù nguyên nhân là chủ quan hay khách
quan. Do đó việc người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập chắc chắn sẽ xảy ra dù
sớm hay muộn. Khi đó BHXH sẽ chịu trách nhiệm bù đắp lại một phần thu nhập
này giúp người lao động có thể yên tâm hơn. Mất việc làm hoặc mất khả năng lao
động tạm thời sẽ dẫn tới giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng được hưởng
trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện, thời điểm và thời hạn
được hưởng theo quy định. Đây cũng là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó
quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
Kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, tạo ra 1 tâm lý ổn
định, yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động
xã hội, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trong tương lai.Khi
khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động
trả lương hoặc tiền công. Khi bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản hoặc khi về già
đã có BHXH trợ cấp thay thế hay bù đắp một phần nguồn thu nhập bị mất,vì thế
cuộc sống của người lao động và gia đình họ ln được bảo đảm ổn định và có chỗ
dựa vững chắc. Do đó người lao động luôn được yên tâm lao động sản xuất, gắn bó

với cơng việc và nơi làm việc, từ đó kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả kinh tế, người sở hữu lao động từ đó cũng được lợi rất nhiều.
Thực hiện được vai trị này, BHXH đã góp phần nâng cao năng suất lao động của cả
xã hội.
Ngồi ra thơng qua BHXH cịn góp phần đồn kết những người lao động
trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp và kích thích những người lao động chưa
tham gia BHXH hăng hái tham gia.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

7

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

- Đối với người sử dụng lao động:
Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định trích ra từ
lợi nhuận của mình song xét về lâu dài BHXH vẫn có vai trò rất lớn đối với người
sử dụng lao động, cụ thể là:
Việc người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH- quỹ hỗ trợ
cho người lao động khi họ không may bị ốm đau, tai nạn,… tạo cho người lao động
tâm lý yên tâm,ổn định để làm việc, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động
giúp doanh nghiệp phát triển được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thơng qua chính sách BHXH, người sử dụng lao động thể hiện được nghĩa
vụ và trách nhiệm đối với người lao động và đối với xã hội. Sự thể hiện này là công
khai, minh bạch và được Pháp luật thừa nhận. Điều này càng làm cho người lao

động tin tưởng vào giới chủ và vào nhà nước hơn, tận tâm với cơng việc của mình
hơn, gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp hơn.
Thông qua BHXH, những mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng
lao động được điều hồ và giải quyết. Thực hiện tốt chính sách BHXH, người sử
dụng lao động sẽ tạo được mối quan hệ tốt hơn với người lao động, giải quyết
những vấn đề thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình đối với người lao động tốt hơn;
hạn chế những tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; những
cuộc đình cơng, bãi cơng, biểu tình… Từ đó làm cho sản xuất kinh doanh diễn ra
liên tục, tạo môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho
người sử dụng lao động trong công tác quản lý.Thông qua BHXH cả hai giới này
đều thấy rằng là mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và
gắn bó lợi ích với nhau hơn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu như
người lao động và chủ sử dụng lao động tham gia BHXH thì khi người lao động
khơng may gặp rủi ro thì chính cơ quan BHXH sẽ chi trả các khoản trợ cấp cho
người lao động. Hay nói cách khác, chủ sử dụng lao động không phải bỏ ra những
khoản tiền lớn cùng một lúc để chi trả các khoản trợ cấp, để giải quyết hậu quả của
những vụ tai nạn, rủi ro mang tính tập thể, như vậy phần nào doanh nghiệp đã đảm
bảo được mục tiêu lợi nhuận.
Việc tham gia đóng góp BHXH của người chủ sử dụng lao động là góp phần
vào q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển
hơn, nâng cao năng suất, hiệu quả ản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao thu
nhập cho người lao động và góp phần vào việc phát triển nền kinh tế của đất nước.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập


8

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

- Đối với nền kinh tế:
Với tư cách là bảo hiểm cho người lao động, BHXH một mặt đã giải quyết
được các rủi ro xảy ra đối với người lao động dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập
của họ, góp phần tích cực vào việc phục hồi khả năng làm việc. Mặt khác, tạo được
mối quan hệ tốt giữa giới chủ và giới thợ, gắn bó họ lại với nhau. Đây là tiền đề
quan trọng để nâng cao sức lao động, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người lao
động. Với những đóng góp này BHXH đã có tác động trực tiếp vào việc nâng cao
năng suất lao động cá nhân, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, từ đó góp phần
làm tăng sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhờ có chính sách BHXH mà quỹ BHXH được hình thành và vì rủi ro được
bảo hiểm trong BHXH khơng phải lúc nào cũng xảy ra với bất kì ai, lại có tính gián
đoạn về mặt thời gian nên việc chi trả BHXH cũng có tính gián đoạn, vì vậy quỹ
BHXH được tồn tích lại theo thời gian. Phần qũy BHXH tạm thời nhàn rỗi là một
nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Bắt đầu từ những năm 60 của thế
kỷ XX, quỹ BHXH của các nước (đặc biệt là các nước phát triển) đã trở thành một
khâu tài chính trung gian vơ cùng quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, trở
thành một nguồn huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, từ đó góp phần
tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
BHXH có vai trị quan trọng trong việc tăng thu, giảm chi cho Ngân sách
Nhà nước. Thật vậy, như đã nói ở trên, BHXH giúp cho người lao động hăng hái
làm việc, nâng cao năng suất lao động, sản phẩm xã hội ngày một tăng lên, các
doanh nghiệp sản xuất cũng phát triển hơn, từ đó tiền thuế cũng tăng lên góp phần
tăng thu cho NSNN. Mặt khác khi NLĐ tham gia BHXH không may gặp rủi ro bất
ngờ hoặc khi thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra… làm giảm hoặc mất khả năng lao
động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập từ quỹ

BHXH, giảm chi cho NSNN do không phải trợ cấp cho những rủi ro bất ngờ đó
nữa. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập tập trung, được hình thành từ mọi lực
lượng lao động xã hội nên quy mơ của nó rất lớn, quy mơ càng lớn thì càng giảm
nhẹ được gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
- Đối với xã hội:
BHXH được coi là trụ cột lớn nhất của hệ thống an sinh xã hội vì BHXH có
đối tượng người lao động tham gia rất lớn, đây là những người trực tiếp tạo ra của
cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Do vậy, sự vững chắc của hệ thống an sinh xã hội
ở mỗi quốc gia được phản ánh qua chính sách BHXH của quốc gia đó. Đối với nhà

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

9

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất
nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ,
giúp người lao động n tâm làm việc góp phần làm cho sản xuất, kinh tế, chính trị,
xã hội ổn định giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn và
niềm tin của họ với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố.
BHXH tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH.
Việc tham gia BHXH không chỉ là của người lao động mà cả những người sử dụng
lao động, các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH theo một tỷ lệ nhất
định. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm

hoặc mất thu nhập. Số lượng những người người lao động này thường chiếm một tỷ
trọng nhỏ so với tổng số những người tham gia đóng góp. Vì vậy theo quy luật số
đơng, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang.
Phân phối lại giữa những người có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa những người
khoẻ mạnh đang đi làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc... Thực hiện
được vai trị này có nghĩa là BHXH đã thực hiện được công bằng xã hội, giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo.
Việc đầu tư phát triển phần “ nhàn rỗi” của quỹ BHXH bằng nhiều hình thức
khác nhau sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới cho người lao
động. Từ đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nước, góp phần tăng
thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội
cũng như tổng sản phẩm quốc dân nói chung.
1.1.2 Bản chất của BHXH
Xét về yếu tố lịch sử, BHXH được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ
XIX (giai đoạn đầu của thời kỳ đại công nghiệp). Đặc biệt sau chiến tranh Thế giới
thứ 2, BHXH có quy mơ hoạt động rất rộng, ngay lập tức được hơn 100 nước trên
Thế giới thực hiện và Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn rất nhiều công ước liên quan
đến BHXH và các chính sách ASXH. Tuy nhiên cho đến lúc này chưa có một khái
niệm chuẩn mực về BHXH vì các nhà Khoa học và các nhà quản lý vẫn còn nhiều
quan điểm khác nhau khi nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy có rất nhiều khái niệm
khác nhau được đưa ra để giải thích thế nào là BHXH.
Nếu đứng trên góc độ tài chính thì BHXH được định nghĩa là một quá trình
san sẻ ruỉ ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia theo quy định thống nhất của
Pháp luật nhà nước.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48



Chuyên đề thực tập

10

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

Nếu đứng trên góc độ pháp lý thì BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ
người lao động và gia đình họ thơng qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao
động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ
cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc
mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động
theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết.
Nếu trên giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm
đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi
ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an tồn xã hội….
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO: "BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với
tất cả các thành viên của mình với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng
hoặc bị giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già
và chết, việc cung cấp y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con”.
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, các nhà Khoa họ đưa ra một định nghĩa về
khác nhau BHXH. Song hiểu một cách khái quát nhất theo Từ điển bách khoa Việt
Nam thì BHXH được định nghĩa như sau:
“BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
và bềnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXhH, có sự bảo hộ của nhà nước
theo Pháp luật nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng
thời góp phần đảm bảo an tồn xã hội”.
Như vậy có nhiều khái niệm khác nhau về BHXH nhưng dù định nghĩa như

thế nào đi nữa thì bản chất của BHXH cũng phải được thể hiện ở những nội dung
sau:
- Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội,
nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối
quan hệ thuê hay tuyển dụng lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế
càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hồn thiện. Vì thế có thể nói
kinh tế là nền tảng của Bảo hiểm xã hội hay Bảo hiểm xã hội không vượt quá trạng
thái kinh tế của mỗi nước.
- Mối quan hệ giữa các bên trong Bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan
hệ lao động và quan hệ quản lý xã hội, bao gồm 3 bên sau đây:

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

11

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

+ Bên tham gia BHXH: có thể bao gồm người lao động, người sử dụng lao
động, nhà nước hoặc có thể là người lao động và nhà nước.
+ Bên BHXH: thông thường bên BHXH là một cơ quan chuyên trách do nhà
nước thành lập và bảo trợ. Cơ quan này được tổ chức theo đúng khn khổ của
Pháp luật.
+ Bên được BH: chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ điều kiện
ràng buộc cần thiết.
- Cơ sở chủ yếu của các mối quan hệ giữa các bên là quỹ tài chính BHXH.

Quỹ này do tất cả các bên tham gia đóng góp và mức đóng góp của từng bên là do
sự thỏa thuận giữa các bên. Sau đó được luật hóa và sau đó cứ thế thực hiện.
- Những biến cố làm giảm hoạc mất khả năng lao động, mất việc làm trong
Bảo hiểm xã hộicó thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của
cong người; như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là
những trường hợp xảy ra khơng hồn tồn ngẫu nhiên như; tuổi già, thai sản…
Đồng thời những biến cố có thể diễn ra cả trong và ngồi q trình lao động.
- Đứng trên bình diện xã hội thì BHXH là quá trình sử sụng một phần tổng
sản phẩm quốc dân để đảm bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao động và toàn
xã hội bởi vậy quỹ tài chính này là điều kiện tiên quyết để san sẻ rủi ro, san sẻ tài
chính giữa các bên.
+ San sẻ giữa người lao động, người sử dụng lao động với nhà nước
+ San sẻ cả về mặt không gian và thời gian
+ San sẻ trong nội bộ người lao động và nội bộ các doanh nghiêp
.
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những
biến cố rủi ro sẽ được bù đắp thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn
tích lại. Nguồn quỹ này do các bên tham gia Bảo hiểm xã hội đóng góp là chủ yếu
(người lao động và người sử dụng lao động), ngồi ra cịn được sự hỗ trợ từ phía
Nhà nước. Nhưng mức độ bù đắp thay thế ln luôn nhỏ hơn mức thu nhập của
người lao động khi họ dang làm việc. Sở dĩ cơ chế này phải được qn triệt vì có
như vậy mới kích thích người lao động tham gia lao động sản xuất, tìm kiếm việc
làm, khắc phục tình trạng ỷ lại hay trục lợi BHXH.
- Phân phối trong Bảo hiểm xã hội là phân phối không đều, nghĩa là không
phải ai tham gia Bảo hiểm xã hội cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân
phối trong Bảo hiểm xã hội vừa mang tính bồi hồn vừa khơng mang tính bồi hồn.
Những biến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với con người như là tai sản ( lao

SV:Bùi Thị Huyền


Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

12

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

động là nữ), tuổi già và chết. Trong trường hợp này, Bảo hiểm xã hội phân phối
mang tính bồi hồn vì người lao động đóng Bảo hiểm xã hội chắc chắn người lao
động được hưởng khoản trợ cấp đó. Cịn trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc
mất khả năng lao động, mất việc làm, những rủi ro xảy ra trái ngược với ý muốn
con người như ốm đau tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, là sự phân phối mang
tính khơng bồi hồn, có nghĩa là chỉ khi nào người lao động gặp phải tổn thất do ốm
đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.
- Bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng, lấy số đơng bù số ít
tức là phải dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đơng người tham gia Bảo hiểm xã hội
để bù đắp chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn số đóng góp của từng người
khi học gặp phải những biến cố rủi ro gay tổn thất.
- Mục tiêu của Bảo hiểm xã hội là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu
của người lao động trong trưởng hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm, giúp
ổn định đời sống cho người lao động và gia đình của họ từ đó tạo ra sự ổn định
chung cho tồn xã hội. Vì vậy theo cơng ước nhân quyền của LHQ thì BHXH là
một trong những quyền của con người.Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc
tế (ILO), cụ thể hoá như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất đảm bảo nhu cầu
sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống, đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc

biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Tất cả những mục đích nói trên Thế giới ngày nay đều thừa nhận và cho rằng
góp phần tích cực đảm bảo ASXH cho tất cả các nước và toàn Thế giới.
Như vậy Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm
bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an tồn xã hội.
1.2. Chế độ hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH
1.2.1 Cơ sơ hình thành chế độ hưu trí
Con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều trải qua các giai
đoạn: sinh ra- lớn lên- trưởng thành- già yếu- chết đi, khơng một ai có thể tránh
được qui luật tự nhiên ấy. Bên cạnh đó, trong quá trình tồn tại và phát triển, con
người cần phải lao động để để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và gia đình.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

13

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

Tuy nhiên khả năng của con người sẽ theo thời gian mà giảm dần, khơng ai có thể
khoẻ mạnh để lao động sản xuất ra của cải vật suốt cả cuộc đời. Con người chỉ có
thể lao động được khi cịn sức lao động, đến một độ tuồi già yếu, con người khơng
cịn khả năng lao động nữa, lúc này họ cần có một cuộc sống ổn định, cần có nguồn
tài chính ổn định để đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của họ. Và

khoản thu nhập mà họ dùng để chi tiêu cho cuộc sống sẽ hoặc là do tích góp trong
q trình lao động hoặc do được con cháu chu cấp... Những nguồn thu nhập này
không thường xuyên và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích
của ngêi lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường
xuyên để ổn định cuộc sống, mang lại cho họ phần nào giá trị vật chất và tinh thần,
hầu hết các quốc gia trên Thế giới đều thực hiện chế độ BHXH hưu trí cho người
lao động.
Người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền lương tương đối nhỏ khi còn
đang làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Đến khi hết tuổi lao động họ sẽ
được chế độ hưu trí chi trả lương hưu, đây sẽ là nguồn thu nhập thường xuyên, ổn
định đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của họ, tạo điều kiện ổn
định cuộc sống trong quá trình nghỉ hưu.
Chế độ hưu trí nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập
không được nhận nữa của người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu. Quỹ hưu trí được
hình thành chủ yếu từ sự đóng góp định kỳ của người lao động và chủ sử dụng lao
động trong quá trình người lao động đang làm việc, ngồi ra ở một số quốc gia cịn
có sự hỗ trợ từ phia NSNN. Mức đóng góp vào quỹ hưu trí dựa trên cơ sở là tiến
lương, tiền cơng của người lao động; dựa trên các yếu tố sinh học, yếu tố tuổi thọ
bình quân của con người và tỷ lệ này là khác nhau theo qui định của từng nước.
Khoảng thời gian đóng góp này là rất dài, gần như cả cuộc đời lao động của con
người. Dựa trên những yếu tố đó với một số tiền đóng góp hàng tháng là rất nhỏ,
khi về già người lao động sẽ được nhận khoản trợ cấp hàng tháng, đảm bảo cho
người về hưu đủ trang trải cuộc sống của mình khi về già.
Như vậy chế độ hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được thực
hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói
cách khác, chế độ hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi trả cho các thế hệ trước.
Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong
xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người
với người trong xã hội.


SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

14

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

1.2.2 Vị trí của chế độ hưu trí trong hệ thống chế độ BHXH
BHXH đã được thực hiện hàng trăm năm nay và chế độ hưu trí là một trong
những chế độ bảo hiểm được thực hiện sớm nhất. Theo qui định của ILO, một quốc
gia được coi là có hệ thống BHXH phải có ít nhất ba chế độ được thiết lập, trong đó
có chế độ trợ cấp tuổi già( hưu trí). Như vậy có thể thấy chế độ hưu trí là một trong
những chế độ bắt buộc khi mỗi quốc gia muốn xây dựng hệ thống bảo hiểm cho
mình.
Chế độ hưu trí là chế độ quan trọng nhất trong hệ thống các chế độ BHXH,
nó liên quan đến tất cả mọi người lao động trong xã hội từ khi bước vào độ tuổi lao
động cho đến khi chết. Chính vì vậy, đây là một chế độ có số người hưởng trợ cấp
nhiều nhất do hầu hết nguời lao động có tham gia BHXH đều phải đến lúc già yếu,
không thể lao động tiếp được lúc đó họ phải được quyền hưởng BHXH. Hơn nữa
trong nền kinh tế thị trường, nguồn thu nhập chính của họ là từ tiền lương, tiền cơng
do tham gia lao động sản xuất. Khi nghỉ hưu nguồn thu nhập chủ yếu của họ lại là
khoản tích lũy trong suốt q trình lao động thơng qua đóng góp BHXH. Do vậy
tiền lương hưu sẽ là khoản nuối sống họ cho đến hết đời do đó nó có ý nghĩa sống
còn trong đời sống của họ sau khi nghỉ hưu.
Qua đó ta thấy chế độ hưu trí khơng những góp phần quan trọng trong việc
ổn định đời sống của người nghỉ hưu, đảm bảo thỏa mãn một phần nhu cầu thiết yếu

nhất của mỗi thành viên trong xã hội khi tham gia BHXH, mà cịn gắn bó lợi ích
của các bên với nhau. Chính vì vậy, qua bao lần sửa đổi, đổi mới với việc ban hành
nhiều văn bản khác nhau, song chế độ hưu trí ngày càng hồn thiện và khẳng định
được vị trí của mình trong hệ thống BHXH Việt Nam.
Chế độ hưu trí giữ vai trị chủ đạo trọng hoạt động của cả hệ thống BHXH.
Một hệ thống có đứng vững được hay khơng chủ yếu thơng qua các hoạt động của
chế độ hưu trí. Sở dĩ như vậy là vì khoảng thời gian đóng góp cho chế độ hưu trí là
rất dài (cả cuộc đời làm việc của người lao động), mức đóng, mức hưởng ln ln
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng mức phí và tổng quỹ BHXH. Do đó tổng số nguổn
thu BHXH của người lao động để thực hiện tất cả các chế độ là rất lớn mà trong đó
nguồn thu để đảm bảo cho chế độ hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng từ 60-80%
tổng quỹ ngân sách thu. Đồng thời trong các khoản chi của BHXH thì chi cho chế
độ hưu trí cũng là lớn nhất. Bên cạnh đó số người hưởng trợ cấp hưu trí cũng chiếm
tỷ trọng lớn và tỷ lệ này ngày càng tăng.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

15

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

Ngoài ra hoạt động thu chi cho chế độ này cũng liên quan đến hoạt động của
tất cả các cơ quan BHXH. Chính vì vậy, BHXH được tuyệt đại đa số các nước trên
Thế giới áp dụng và cũng là một trong những chế độ được hoàn thiện sớm nhất.
Như vậy hoạt động của chế độ hưu trí có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt

động của cả hệ thống BHXH. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quạn tâm đến
chế độ này bằng cách thiết lập chế độ hưu trí và ln có sửa đổi bổ sung cho phù
hợp với tình hình thực tế góp phần đảm bảo ổn định thu nhập cho người nghỉ hưu
nhất là hưu cơ đơn. Vì thế chế độ hưu trí đang ngày càng được hồn thiện trong hệ
thống BHXH Việt Nam.
1.2.3 Nội dung chế độ BHXH hưu trí
1.2.3.1 Mục đích thực hiện chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Để tồn tạo và phát triển con
người ai ai cũng phải lao động để tạo ra của cải vật chất đảm bảo nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống. Khi hết khả năng lao động, khơng tạo ra thu nhập, những nhu cầu
thiết yếu đó không được đảm bảo nữa, cuộc sống của người lao động sẽ trở nên khó
khăn. Chế độ hưu trí ra đời nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi hết
tuổi lao động thông qua việc bảo đảm thu nhập cho họ sau khi kết thúc thời gian lao
động theo quy địn những. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng phù
hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt q trình lao động. Nguồn trợ
cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết
giúp cho người lao động ổn định cả về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc
sống sau khi đã nghỉ hưu.
Trong quá trình lao động, họ cống hiến sức lao động để xây dựng đất nước
bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho bản thân. Do đó đến khi họ khơng cịn
khả năng lao động nữa thì người lao động cần được sự quan tâm ngược lại từ phía
xã hội. Vì thế chế độ này thể hiện sự quan tâm của chính phủ, của chủ sử dụng lao
động đối với người lao động không chỉ khi họ còn trẻ khoẻ mà cả khi họ đã già yếu
không thể lao động được nữa. Sự quan tâm này không chỉ là nghĩa vụ , là trách
nhiệm mà còn là đạo lý của mỗi dân tộc, mỗi đơn vị xã hội.
1.2.3.2 Đối tượng tham gia
Có thể chia các đối tượng tham gia thành 2 nhóm chính: đối tượng tham gia
bắt buộc và đối tượng tham gia tự nguyện. Chế độ hưu trí bắt buộc hầu hết triển


SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

16

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

khai ở đa số các quốc gia, cịn chế độ hưu trí tự nguyện chỉ thực hiện ở một số quốc
gia mà có những điều kiện phù hợp để thực hiện chế độ này.
 Đối tượng tham gia bắt buộc.
Gồm những người lao động và những người chủ sử dụng lao động phải đảm
bảo tham gia đóng góp BHXH theo quy định của pháp luật.
Đối với những người lao động tham gia BHXH ở các nước đều có đặc thù
chung thuận lợi cho việc thực hiện các chế độ BHXH:
- Những người này thường thuộc khu vực kinh tế có tổ chức tốt và ổn định
như: khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế chính thức …
- Các yêu tố liên quan đến người lao động tham gia bắt buộc như việc làm,
thu nhập, điều kiện làm việc, …được ổn định, rõ rang, tương đối chính xác, cho
phép cơ quan BHXH có thể xác định đóng góp và mức hưởng.
- Các thơng tin về người lao động tham gia BHXH bắt buộc thường sẵn có ,
dễ thu thập và có hệ thống.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Điều 2 Chương I-Luật Bảo hiểm xã
hội Việt Nam, người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

b) Cán bộ, công chức, viên chức.
c) Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an.
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác
cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ cơng an nhân
dân phục vụ có thời hạn.
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng BHXH bắt
buộc.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ
hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao
động.

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

17

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

 Đối tượng tham gia tự nguyện
Là những người lao động và người sử dụng lao động không theo quy định
tham gia BHXH bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH tự nguyện cho chính họ

và người lao động của họ. Những người lao động tham gia BHXH tự nguyện
thường có một số đặc điểm sau:
- Thường là những lao động thuộc khu vực phi chính thức như lao động tự
tạo việc làm, lao động tại các gia đình, những người lao động hoạt động độc lập
hoặc những lao động thuộc các đơn vị kinh tế có số lao động ít hơn quy định
- Thu nhập nhìn chung thấp, khơng ổn định, tình chất công việc lưu động,
thất thường.
- Phần lớn những lao động tham gia BHXH tự nguyện là lao động khơng có
chủ sử dụng lao động.
Chính vì các đặc điểm bất lợi của người lao động tham gia BHXH tự nguyện
nên phần lớn các nước chỉ mới tập trung thực hiện chương trình BHXH bắt buộc.
Ở Việt Nam hiện nay, người lao động và người sử dụng lao động tham gia
BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy
định tham gia BHXH bắt buộc.
1.2.3.3 Đối tượng hưởng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí
Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí là những người lao động đã tham gia BHXH
và khi về hưu họ có quyền nhận trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên để được hưởng trợ cấp
hưu trí họ phải tích đủ các điều kiện về thời gian và mức đóng góp để được hưởng
mức trợ cấp phù hợp và theo qui định riêng của từng quốc gia.
Do điều kiện kinh tế xã hội mỗi nước ln có sự thay đổi đồng thời ít nhiều
cịn chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị cho nên trên Thế giới hiện nay có 3 hệ
thống bảo hiểm hưu trí:
+ Tiến hành trả lương hưu cơ bản giống nhau cho tất cả mọi nguời
+ Tiến hành trả lương hưu theo mức thu nhập từng người
+ Tiến hành trả lương hưu theo mức đăng kí từ trước của từng người từ hệ
thống BH tư nhân, BH tự nguyện, BH nghề nghiệp.
Chính vì tồn tại 3 hệ thống nói trên nên đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí hiện
nay cũng có những thay đổi nhất định và cũng có sự nhau giữa các nước. Một số
nước kinh tế phát triển thực hiện hưu trí phổ thơng cơ bản cho tất cả mọi người lao
động trong xã hội để đảm bảo cuộc sống của họ khi về già. Một số nước chỉ giới

hạn đối tượng được hưởng là những người tham gia BHXH có đóng góp theo quy

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

18

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

định của Pháp luật. Tuy nhiên do nhu cầu tham gia ngày càng đông, khả năng đáp
ứng nhu cầu lại có hạn (từ phía nhà nước và bản thân người lao động), bởi vậy cịn
một bộ phận người lao động mặc dù có thể tham gia BHXH nhưng họ chỉ tham gia
một số chế độ nhất định trong đó thường là tham gia chế độ hưu trí. Trường hợp này
nhà nước đứng ra tổ chức cho họ tham gia một cách tự nguyện, bởi vậy đối tượng
được bảo vệ ở đây chủ yếu là nông dân, những người lao động làm nghề tự do.
Nhưng dù là toàn bộ những người lao động hay cũng có thể chỉ là lao động trực tiếp
tham gia sản xuất, đối tượng này cũng phải được luật hoá để đảm bảo tính cơng
bằng, minh bạch.
Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí phải dựa vào các cơ sở sinh học là tuổi thọ
và giới tính của người lao động, ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào tính chất của ngành
nghề cơng tác, thời gian đóng, mức đóng BHXH, độ tuổi…
Ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện riêng của mình mà các nước qui
định điều kiện hưởng cũng khác nhau. Có những nước qui định độ tuổi nghỉ hưu
giữa nam và nữ giống nhau, nhưng ở một số nước lại qui định khác nhau; một số
nước qui định tuồi về hưu của người lao động muộn, nhưng ở một số nước lại qui
định tuổi về hưu sớm; hay một số nươc qui định người lao động phải tham gia

BHXH một số năm cụ thể thì mới được nhận trợ cấp hưu trí…
Nhìn chung trên thế giới điều kiện bắt buộc để được hưởng chế độ hưu trí
bao gồm thời gian đóng và độ tuổi nghỉ hưu. Do đó người lao động khi tham gia
BHXH đến một khoảng thời gian nhất định, đến một độ tuổi qui định sẽ được nhận
trợ cấp hưu trí và mức trợ cấp ở từng người là khác nhau.
Điều 26 công ước 102 quy định:
+ Trường hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi được quy định
+ Độ tuổi quy định không được quá 65. Tuy nhiên các nhà chức trách của
các nước có thẩm quyền vẫn có thể ấn định độ tuổi cac hơn xét theo khả năng làm
việc của những người cao tuổi nước đó.
+ Pháp luật có thể đình chỉ trợ cấp nếu người thụ hưởng tiến hành những
hoạt động có thu nhập vượt quá mức quy định hoặc có thể giảm bớt mức trợ cấp.
Để những quy định trên đi vào cuộc sống thì hầu hết các nước đều cụ thể hóa
những trường hợp cơ bản được hưởng trợ cấp hưu trí:
Độ tuổi nghỉ hưu là độ tuổi mà tại đó người lao động ngừng làm những công
việc do tuổi đã cao không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc (ngừng làm việc được
hiểu là ngừng làm việc một cách đều đặn và cơ bản).

SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


Chuyên đề thực tập

19

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

+ Độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí là độ tuổi tối thiểu mà tại đó người lao

động thamm gia BHXH đã đạt được những điều kiện quy định để được hưởng tiền
lương hưu.
Độ tuổi nghỉ hưu khác độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí
+ Việc xác định độ tuổi nghỉ hưu có vai trị rất quan trọng trong việc xác
định quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHXH bởi vì: qua điều tra tính tốn
trên phạm vi tồn cầu, tổ chức lao động Quốc tế đã khẳng định nếu độ tuổi nghỉ hưu
là 55 tuổi thì chi phí cho chế độ hưu trí sẽ tăng 50% so với độ tuổi nghỉ hưu là 60
tuổi. Vì vậy, việc xác định độ tuổi nghỉ hưu của từng nước phải dựa vào rất nhiều
yếu tố như: khả năng làm việc; giới tính; tuổi thọ trung bình; điều kiện, mơi trường
làm việc; số lao động tham gia BHXH và khả năng tài chính của quỹ BHXH; điều
kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ...
Để được hưởng trợ cấp hưu trí, người lao động ngồi việc phải đủ điều kiện
về tuổi còn phải đủ điều kiện về thời gia đóng BHXH. Đây là điều kiện quan trọng
nhất và khơng thể thiếu vì việc quy định thời gian đóng để được hưởng trợ cấp hưu
trí nhằm xây dựng sự cống hiến của người lao động nói chung và hệ thồng BHXH
nói riêng, đồng thời cịn là điều kiện vật chất để cân đối quỹ.Đặc biệt nớ phản ánh
sự công bằng giữa những người tham gia BHXH, thực hiện một trong những vai trị
cơ bản của BHXH.
Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu
đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH
khơng liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH. Việc xác
định thời gian đóng phí BHXH được dựa trên nhiều yếu tố như: tuổi thọ trung bình,
tuổi về hưu, mức hưởng, tỷ lệ đóng góp… Và cũng căn cứ vào thời gian đóng
BHXH mà nhà nước có những điều chỉnh nhất định về lương cho người lao động
sau khi nghỉ hưu.
Theo ILO, trợ cấp hưu trí có thể được trả cho những người đã đủ 15 năm
đóng BHXH hoặc làm việc. Ở Việt Nam theo luật BHXH hiện hành thời gian đóng
phí để được hưởng chế độ hưu trí tối thiểu là 20 năm. Tuy nhiên để tránh tình trạng
lạm dụng hầu hết các nước đều cụ thể hóa nội dung này theo nhiều góc cạnh khác
nhau như: ngành nghề cơng tác, giới tính, điều kiện kinh tế xã hội ...


SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48


20

Chuyên đề thực tập

GVHD:PGS.TS Nguyễn Văn Định

Bảng 1: Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí ở một số nước trên thế giới
Nước

Nam
Tuổi

Phần lan
Tây Ban Nha
Bồ Đào Nha
Anh
Mêxicơ
Hunggari
Thái Lan
Ai cập

65
65
65

65
65
62
55
55

Thời gian
đóng BHXH
25năm
15năm
15năm
90% thời gian
1250 tuần
20 năm
180 tháng
10 năm

Nữ
Tuổi
60
65
65
60
65
61
55
55

Thời gian
đóng BHXH

20 năm
15năm
15năm
90% thời gian
1250 tuần
20 năm
180 tháng
10 năm

(Nguồn social security programs throughout the world-ww.sociasecurity.gov)
Ở Việt Nam hiện nay, chế độ hưu trí được triển khai dưới hai hình thức là bắt
buộc và tự nguyện nên điều kiện hưởng chế độ hưu trí cũng khác nhau tùy vào cách
thức tham gia. Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một
trong các trường hợp sau:
Đối với hình thức tham gia BHXH bắt buộc.
a. Người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng
BHXH trở lên và có một trong các điều kiện sau:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Nam từ đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15
năm làm nghề hoặc cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15năm làm
việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Nguời lao động có đủ từ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 15 năm làm cơng việc
khai thác than trong hầm lò.
- Người bị nhiễm HIV/ AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Nguời lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong
các trường hợp sau:
- Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên.
- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm trở lên.


SV:Bùi Thị Huyền

Lớp: BHXH 48



×