Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Vai trò của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hộitrong việc tham gia giám sát xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.97 KB, 26 trang )

“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT XÃ
HỘI CỦA BÁO CHÍ......................................................................................3
1.1 Một số cách hiểu về hoạt động quản lý, giám sát của báo chí....................3
1.1.1 Khái niệm về giám sát.............................................................................3
1.1.2 Khái niệm giám sát xã hội:......................................................................3
1.2 Đặc điểm và vai trò của hoạt động giám sát xã hội của báo chí..................3
1.2.1 Đặc điểm hoạt động giám sát xã hội của báo chí....................................3
1.2.2. Vai trị giám sát xã hội của báo chí........................................................6
1.2.3. Nội dung giám sát xã hội của báo chí......................................................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM......................................................................11
2.1 Một vài nét khái quát về Đài Tiếng nói Việt Nam...................................11
2.2 Thực trạng về vấn đề tham gia giám sát xã hội của Đài Tiếng nói Việt
Nam.................................................................................................................14
2.2.1 Tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước.................................................................................................................14
2.2.2. Phản ánh tình hình thực tế và các sự kiện trên các lĩnh vực..................16
2.2.3. Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia vào việc đấu tranh chống tham nhũng. .19
CHƯƠNG III: NHẬN ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT XÃ HỘI TẠI ĐÀI
TIẾNG NÓI VIỆT NAM..............................................................................21
3.1 Mặt mạnh...................................................................................................21
3.2 Hạn chế......................................................................................................21
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giám sát xã hội tại Đài
Tiếng nói Việt Nam.........................................................................................22
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................23


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................25
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí là một phương tiện thơng tin đại chúng, ngày càng thể hiện
vai trị quan trọng và khơng thể thiếu đối với sự phát triển của xã hội. Mỗi xã
hội, mỗi cơ quan báo chí, tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững đều cần
có sự quản lý, giám sát để các hoạt động tuân theo những yêu cầu, mục đích
và ngun tắc nhất định.
Trong hệ thống thơng tin đại chúng hiện nay, phát thanh là một trong
những phương tiện truyền thơng giữ vai trị rất quan trọng trong đời sống xã
hội. Nó đang được đánh giá là tờ báo của thời đại công nghệ và kỹ thuật-một
loại hình truyền tải thơng tin hữu hiệu trong đời sống xã hội. Phát thanh là hệ
thống thông tin rất nhanh nhạy, phổ cập, rẻ tiền, có khả năng truyền những
thơng tin nóng hổi về các sự kiện trên diện rộng của một quốc gia và có thể
vượt biên giới quốc gia. Phát thanh hiện nay đang là món ăn tinh thần không
thể thiếu của người dân trong mọi cộng đồng xã hội hiện đại.
Đài Tiếng nói Việt Nam thơng qua những tác phẩm báo chí cụ thể đã
kịp thời phản ánh, phân tích tình hình thực tế, hiện trạng cơng việc của các địa
phương nhằm giúp định hướng đúng đắn nhận thức cho cơng chúng theo tư
tưởng, mục đích nhất định của giai cấp, chế độ. Ngoài ra, Đài Tiếng nói Việt
Nam cịn có nhiệm vụ đăng tải, phổ biến, bình luận, giải thích, phân tích các
văn kiện của Đảng, Nhà nước, các cấp cho các tổ chức, và người dân trong xã
hội biết, ứng dụng vào thực tiễn.

Thấy được vai trị quan trọng và những tác động tích cực của việc
giám sát xã hội của báo chí đối với sự phát triển của xã hội, nên Tôi chọn đề
tài: “ Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội” khảo sát tại
Đài Tiếng nói Việt Nam.

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

1

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Giám sát xã hội là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động
báo chí. Bất kì một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng ít nhiều chịu sự giám
sát của các cơ quan nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: hiến pháp,
pháp luật, các văn bản, nghị định…Đài Tiếng nói Việt Nam vừa chịu sự giám
sát, nhưng đồng thời cũng tham gia giám sát xã hội. Mục đích nghiên cứu đề
tài “ Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội” khảo sát tại
Đài Tiếng nói Việt Nam nhằm tìm hiểu rõ về chức năng tham gia giám sát xã
hội của Đài Tiếng nói Việt Nam.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là nội dung, mục đích, vai trị…các tác phẩm
phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam để thấy được vai trị của báo chí
truyền thơng trong việc tham gia giám sát xã hội. Phạm vi nghiên cứu là các
tác phẩm báo chí được phát thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam trong khoảng
thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013.
4. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có:
A. Mở đầu
B. Nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về chung về quản lý giám sát xã hội của báo
chí.
+ Chương 2: Thực trạng về vấn đề giám sát xã hội của Đài Tiếng nói
Việt Nam.
+ Chương 3: Nhận định và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
giám sát xã hội của Đài Tiếng nói Việt Nam.
C. Kết luận và kiến nghị

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

2

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ,
GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
1.1 Một số cách hiểu về hoạt động quản lý, giám sát của báo chí
1.1.1 Khái niệm về giám sát.
“ Giám sát là theo dõi là kiểm tra việc thực hiện những quy định của cấp
dưới xem có đúng với`các quy định, nghị định, nghị quyết đã đề ra hay
không”1.
1.1.2 Khái niệm giám sát xã hội:
“ Giám sát xã hội của báo chí là một bộ phận quan trọng trong quá trình

quản lý của báo chí. Giám sát chính là sự xem xét việc thực hiện đường lối
chính sách của Đảng và nhà nước trong thực tiễn của các cấp, các ngành và
tồn thể nhân dân”.
1.2 Đặc điểm và vai trị của hoạt động giám sát xã hội của báo chí
1.2.1 Đặc điểm hoạt động giám sát xã hội của báo chí.
1.2.1.1 Hoạt động giám sát đi đơi với cơng tác tuyên truyền,
cổ động của báo chí.
Với những đặc trưng và thế mạnh của mình, báo chí có năng lực to lớn
trong việc phản ánh sự vận động của đời sống hiện thực, tác động vào đông
đảo quần chúng nhằm tạo nên định hướng xã hội tích cực. Cơ sở nền tảng của
năng lực đó chính là tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, là lợi ích của nhân dân lao động, của chế độ xã hội mà nó bảo vệ
phù hợp với quy luật vận động của lịch sử. Tiếng nói của báo chí vừa là tiếng
nói của Đảng, Nhà nước và đồn thể xã hội, vừa là tiếng nói của nhân dân.
Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực
hiện chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng cho quần chúng dựa trên sự tác
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

3

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

động có tính thuyết phục bằng những thơng tin sự kiện, hiện tượng, của đời
sống xã hội một cách trung thực khách quan và có hệ thống.
Trong khi tham gia tích cực vào sự hình thành các yếu tố của ý thức xã hội,
báo chí cịn tiến hành các hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể.
Nội dung tuyên truyền của báo chí :

“Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và thế giới
quan khoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng, làm cho hệ tư tưởng này
trở thành hệ tư tưởng tồn dân”.
Tun truyền giải thích phân tích, cho quần chúng hiểu đường lối chính
sách của Đảng và nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội giúp quần
chúng có khả năng tự nhận xét, đánh giá đúng các hiện tượng bản chất sự kiện
đang diễn ra xung quanh và định hướng hoạt động thực tiễn một cách hợp lý.
Truyền bá những tri thức lịch sử, văn hóa, khoa học tiên tiến nhằm xây
dựng và phát triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành
mạnh, tích cực và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của con
người.
Đấu tranh với những quan điểm phản động để bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống lại việc truyền bá lối sống
hưởng thụ, ích kỷ, vơ đạo đức chống lại âm mưu “diễn biến hịa bình” của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong và ngoài nước nhằm bảo vệ chế
độ và nhân dân.
Trong hoạt động báo chí, tuyên truyền và cổ động đan xen, hòa quyện
vào nhau. Cổ động là hoạt động của báo chí nhằm đưa đến cho quần chúng
những thơng tin có khả năng tác động tích cực vào lập trường và thái độ của
họ. Cổ động còn phát huy tác dụng với sự phân tích sự kiện vấn

đề một

cách sâu sắc, đúng đắn và kịp thời. Tuyên truyền hình thành trên cơ sở những

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

4

Lớp: K5 - NN09



“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

vấn đề cấp bách, quan trọng của xã hội. Cả hai hoạt động này đều song song
tồn tại trong hoạt động báo chí nói chung và mỗi tác phẩm báo chí nói riêng.
Kết quả tổng hợp tun truyền và cổ động là tổ chức. Tổ chức là hình
thức hoạt động của báo chí. V.I.Lênin rất coi trọng vai trị tổ chức của báo
chí, Lê-Nin coi “ Vai trị của tờ báo như những giàn giáo được dựng lên
chung quanh tịa nhà đang xây dựng. Nó vạch rõ chu vi của công trường làm
cho những người thợ xây dễ dàng liên hệ với nhau, giúp họ phân phối công
việc và nhận xét những kết quả chung do lao động và tổ chức đạt được.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, cổ động, tổ chức của báo chí
nhằm định hướng tư tưởng nhận thức cho quần chúng để giải quyết những
nhiệm vụ nhất định.
1.2.1.2 Hoạt động giám sát xã hội của cơ quan báo chí phụ thuộc vào
tính chất quy mơ của cơ quan, tổ chức mà nó đại diện
Giám sát được coi là một mặt của một vấn đề dùng để đảm bảo sự
phát triển hợp lý, tích cực của xã hội. Nói cách khác báo chí tác động vào đời
sống xã hội, thúc đẩy nó phục vụ theo mục đích đã định.
Mỗi cơ quan báo chí đều đóng trên địa bàn xác định tùy thuộc vào quy
mơ và tính chất hoạt động của mỗi cơ quan báo chí mà hoạt động quản lý
giám sát xã hội diễn ra trong phạm vi phản ánh cụ thể hay phạm vi cả nước
với mỗi phạm vi xác định thì báo chí cũng cần có lượng thơng tin tương ứng
phù hợp với những chức năng, nhiệm vụ cần giải quyết mà cơ quan báo chí
đó đảm trách.
Xét về mặt xã hội khi thực hiện các chức năng tư tưởng, giáo dục thì báo
chí đồng thời thực hiện chức năng giám sát xã hội. Khi tác động vào đời sống
tinh thần quần chúng, báo chí hướng tới việc


hình thành và củng cố ý thức

xã hội tích cực. Đây là cơ sở động viên xã hội tham gia giải quyết các nhiệm
vụ chung của đất nước và địa phương mình.
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

5

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

1.2.2. Vai trò giám sát xã hội của báo chí
Báo chí là một hiện tượng của xã hội đa chức năng, khó có thể thống kê
rạch rịi các chức năng vai trị của nó trong cuộc sống. Mặt khác, các vai trị
này trong thực tế ln đan xen gắn chặt với nhau, thể hiện trong nhau, khó có
thể

bóc

tách

từng

chức

năng

trong


hoạt

động

thực

tiễn.

Giám sát xã hội biểu hiện ở việc bám sát, phản ánh đời sống thực tiễn, kịp
thời biểu dương, cổ vũ những ý tưởng hành vi tích cực, tiến bộ, hình mẫu điển
hình và nhân rộng ra thành phong trào, làm cho cái đơn lẻ tích cực thành phổ
biến, phê phán những biểu hiện tiêu cực, phanh phui các vụ việc không lành
mạnh ra công luận, nâng cao nhận thức, hoạt động của con người và các tổ
chức đơn vị trong sự phù hợp với định hướng phát triển. Biểu dương và phê
phán ln cần sự kết hợp hài hịa nhằm tạo ra hiệu quả xã hội, làm phong phú
thêm nhận thức ổn định tư tưởng trong nhân dân. “Những vấn đề thuộc phạm
trù cái sai sẽ được báo chí đưa ra ánh sang để các cơ quan có thẩm quyền xử
lý, sửa chữa trong q trình đó báo chí sẽ nói một cách khéo léo để người đọc,
người nghe tự hiểu vấn đề.”4
Để giám sát xã hội đạt hiệu quả mong muốn cần thoả mãn với các yếu
tố thiết yếu như hoạch định chính sách chủ trương phù hợp với tình hình và
điều kiện cụ thể, đảm bảo cho các chính sách chủ trương các quy định quản lý
được nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong dân cư, cung cấp thông tin cho cả
hai chiều ngược và chiều thuận. Thực tế cho thấy khơng có chủ trương chính
sách lớn nào của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành lại khơng thơng qua
báo chí để tun truyền phổ biến cho dân biết, hiểu và áp dụng vào thực tiễn
cuộc sống. Vì vậy, hiệu quả của việc quản lý cao hay thấp, nhiều hay ít phụ
thuộc


vào tính chất, phương thức của dịng thơng tin tuần hồn liên tục này.
Từ thực tế đó Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành đã nhiều

lần khẳng định báo chí giữ vai trị là kênh thông tin quan trọng, gần
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

6

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

gũi để phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình lên cấp trên, là cầu nối
tin cậy giữa Đảng và nhân dân, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa văn
bản chính sách và thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, báo chí thực hiện chức năng quản lý, giám sát xã hội của
mình bằng việc cung cấp thơng tin cho xã hội hình thành và định hướng dư
luận xã hội theo mục đích nhất định của chế độ, của giai cấp. Hay nói cách
khác báo chí tham gia giám sát xã hội theo đặc trưng và phương thức riêng
của mình.
1.2.3. Nội dung giám sát xã hội của báo chí.
1.2.3.1. Đăng tải, phổ biến, bình luận, giải thích, phân tích các văn
kiện của đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành.
Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, sau khi
đã đề ra chủ trương và chính sách thì vấn đề quan trọng là chỉ đạo thực hiện
các chủ trương chính sách ấy thành hiện thực sinh động đến các tổ chức các
thành viên trong xã hội biết hiểu nhận thức và hành động trong thực tiễn.
Đảng ta trong nhiều văn kiện đã chỉ rõ các phương tiện thơng tin đại
chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, đi

sát thực tế thơng tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện
mới phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến nhiệt
tình ủng hộ cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những
hiện tượng lạc hậu trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác đề cập và
chỉ ra phướng hướng giải quyết những vấn đề thiết thực của xã hội, xây
dựng xã hội lành mạnh động viên quần chúng tích cực hồn thành nhiệm
vụ cách mạng.
Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối
chủ trương của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trong xã hội. Đây là
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

7

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

nhiệm vụ quan trọng của báo chí, báo chí khơng chỉ tun truyền động
viên quần chúng thực hiện vào thực tế mà còn tham gia trực tiếp vào
việc xây dựng mới, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách
đó. Trên các phương tiện thơng tin đại chúng đã từng có các dự thảo
báo cáo chính trị trình đại hội Đảng, sửa đổi hiến pháp, các bộ
luật…được công bố công khai. Hàng triệu ý kiến chân thành, thẳng thắn
xây dựng và đầy tinh thần trách nhiệm đã giúp cho Đảng, Nhà nước hồn
thiện chính sách phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
1.2.3.2 Phản ánh phân tích kịp thời tình hình thực tế của địa phương
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hoạt động này nhằm cung cấp bức tranh hiện thực sinh động, phong phú
phức tạp của xã hội các số liệu, sự kiện con người khó khăn thuận lợi được

báo chí phản ánh khách quan cụ thể và kịp thời là cơ sở để giúp cơ quan lãnh
đạo quản lý nắm bắt nhanh sát thực tiễn kịp thời điều chỉnh bổ sung hoặc hủy
bỏ chính sách khơng phù hợp.
Báo chí cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến đưa ra kiến nghị giải
pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu sắc, tồn
diện và khoa học các dữ liệu cần thiết, báo chí đề cập vấn đề kinh tế xã hội
bức xúc thì đồng thời nêu cả thuận lợi và khó khăn cũng như giải pháp để
khắc phục.
Ngồi ra, báo chí cịn phải dự báo đoán định trước những nhu cầu tâm
lý sở thích quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân các xu hướng vận động
phát triển của đời sống trong nước và quốc tế để chủ động kịp thời đưa ra kế
sách ứng phó, đón đầu.

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

8

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

1.2.3.3 Báo chí là kênh giám sát cán bộ đảng viên và toàn xã hội.
Đây là nhiệm vụ cao cả nhưng nặng nề của báo chí. Trước hết, báo chí
kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
trong thực tiễn của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Mục đích và yêu
cầu này là báo chí phải phát hiện và cơng bố kịp thời những sai lầm, khuyết
điểm, khó khăn, ách tắc trong việc chỉ đạo và thực hiện các quyết định quản
lý của Đảng và Nhà nước.
Kết quả hoạt động kiểm tra giám sát của báo chí là nguồn thông tin

quan trọng giúp Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền kịp thời quyết
định bổ sung hoặc điều chỉnh của chính mình và các cơ quan tổ chức cấp dưới
mặt khác nguồn thơng tin này cịn tác động trực tiếp tới các cơ quan tổ chức
hoặc cá nhân vi phạm pháp luật, có khuyết điểm giúp họ nhận thức được thiếu
sót để tự điều chỉnh.
Đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội, trong các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước và các cấp, các ngành là
nhiệm vụ thường xun của cơng tác kiểm tra của báo chí.
Trong cuộc đấu tranh này, Đảng ta đã tiến hành một cách cương quyết,
có tính ngun tắc để chống lại những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng,
lãng phí, lợi dụng chức quyền, ức hiếp dân chúng để làm lành mạnh xã hội và
củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và sự lãnh đạo của Đảng. Thái độ
rõ ràng và đầy trách nhiệm đã được thể hiện đầy đủ trong các văn kiện, chỉ
thị, nghị quyết và trong hành động thực tế của Đảng: “cần đưa công khai trên
báo, đài hoặc qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức Đảng và đoàn thể quần
chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp mắc sai lầm nghiêm
trọng về phẩm chất”.

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

9

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

Rõ ràng, báo chí có vai trị quan trọng và sức mạnh to lớn trong
hoạt động kiểm tra, giám sát, can dự vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề là khi phê phán, đấu tranh trên cơng luận làm thế
nào để vừa có hiệu quả, vừa không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên

tạc và tấn công lại chúng ta. Muốn vậy, báo chí cần có cách nhìn xây
dựng, chân tình, có trách nhiệm cao trong việc phản ánh, đánh giá,
phân tích hoạt động của các tổ chức và cá nhân. Mặt khác, các tổ chức,
các cá nhân cũng cần bình tĩnh, tôn trọng và lắng nghe những thông tin
trên công luận để tự điều chỉnh, tự sửa chữa những thiếu sót, khuyết
điểm của mình trong quá trình hoạt động.

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

10

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.1 Một vài nét khái quát về Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc
Chính phủ, thực hiện chức năng thơng tin, tun truyền đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời
sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên
Internet, phát thanh có hình và báo viết.
Đài Tiếng nói Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là Đài TNVN, có tên
giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.
Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và
Truyền thông về hoạt động báo chí, tần số và truyền dẫn, phát sóng phát
thanh.

Gần 70 năm qua, các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật
viên và nghệ sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã dày cơng xây dựng
nên dáng vóc và truyền thống vẻ vang của VOV. Cùng với các cơ quan báo
chí khác trong cả nước, VOV đã đóng góp những thành tựu vơ cùng q giá
trong cơng tác thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước phục vụ công
cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới trước sự phát triển mạnh mẽ của nền
báo chí cách mạng nước ta, cũng như nhu cầu về thông tin và chất lượng
thông tin không ngừng của công chúng và của xã hội, địi hỏi VOV phải
khơng ngừng vươn lên.

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

11

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

Phương châm của VOV là không ngừng cải tiến, đổi mới để phát triển.
Trước tiên là tập trung kiện toàn, nâng cao chất lượng các kênh phát thanh
truyền thống, đây là lĩnh vực hoạt động chính của Đài. Đó là Hệ Thời sự
chính trị tổng hợp VOV1, là kênh chủ lực quan trọng phát thanh đối nội quốc
gia; Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo VOV2; Hệ Âm nhạc – Thơng tin –
Giải trí VOV3; Hệ phát thanh dân tộc VOV4; Hệ phát thanh đối ngoại VOV5;
Kênh Giao thông quốc gia VOVGT… Về nội dung, VOV tiếp tục tập trung
làm rõ bản sắc của từng kênh, xây dựng các chương trình phát thanh hiện đại
phù hợp với nhu cầu đa dạng của thính giả.
Về kỹ thuật, VOV tập trung rà sốt, có giải pháp tích cực và chiến lược

để nâng cao chất lượng và diện phủ sóng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng
xa, biển đảo và ngay ở các vùng đô thị… VOV cũng tận dụng sức mạnh công
nghệ của Internet để tạo ra những phương thức truyền tải mới vươn đến công
chúng nhanh nhất và xa nhất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Bên cạnh đó, VOV sẽ đầu tư hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị phục vụ
biên tập – sản xuất các chương trình phát thanh để cho ra đời các chương
trình có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và các phương tiện
tiếp nhận hiện đại, số hóa như máy tính bảng, điện thoại thơng minh…
Ngày nay, thể loại báo hình và Internet với ưu thế vượt trội đã trở thành
một thể loại hoạt động có tác động nhanh, mạnh và sâu rộng tới công chúng
và xã hội. Mục tiêu của VOV là đưa tồn bộ các nội dung của 4 loại hình
truyền thông của Đài lên Internet để phục vụ công chúng.
Trên mạng Internet, báo Điện tử VOV (www.vov.vn) là phương tiện hữu
hiệu, vừa làm báo điện tử, vừa truyền – phát, quảng bá các kênh phát thanh,
truyền hình của VOV lên mạng trực tuyến. Vừa qua, Báo Điện tử VOV đã
đầu tư nâng cấp một bước về giao diện, cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, tăng

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

12

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

cường năng lực để giữ vị trí là tờ báo có lượng bạn đọc cao trong tốp các báo
điện tử chính thống.
Hướng tới VOV sẽ tiếp tục cải tiến, đổi mới Kênh truyền hình VOVTV;
Hệ phát thanh đối ngoại VOV5; Báo in VOV; nâng cấp các chuyên trang

như www.vovworld.vn bằng 12 thứ tiếng (trong đó có 11 thứ tiếng nước
ngồi



tiếng

Việt

dành

cho

Việt

kiều),

xây

dựng

chun

trang www.vov4.vov.vn để đưa các ngơn ngữ dân tộc thiểu số lên mạng
Internet phục vụ đồng bào.
Vào đầu năm nay, trang thơng tin điện tử Radio Việt Nam
(Radiovietnam.vn) chính thức ra mắt, đây là một sáng kiến mới về ứng dụng
công nghệ hiện đại trong hoạt động lĩnh vực phát thanh của Đài Tiếng nói
Việt Nam, nâng tầm ảnh hưởng của phát thanh trong giai đoạn mới.Chỉ cần
với một chiếc điện thoại di động hay thiết bị cầm tay như Iphone, Ipad hoặc

máy vi tính, thính giả trên khắp thế giới, đặc biệt là cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngồi có thể dễ dàng truy cập và theo dõi các thông tin chi tiết
của các Hệ phát thanh VOV và của 63 tỉnh, thành Việt Nam trên Radio Việt
Nam.
Thơng qua Radio Việt Nam, thính giả có thể thấy một bức tranh toàn
cảnh về sự phát triển, sự đổi thay từng ngày của các tỉnh, thành nói riêng và
của nước nói chung. Trên cơ sở tích hợp các chương trình của các đài phát
thanh, thính giả cũng có thể nghe lại các chương trình mà bản thân quan tâm,
yêu thích. Sự tiện ích này chính là điều kiện tiên quyết giúp Radio Việt Nam
hội nhập và phát triển được trong xu thế báo chí hiện đại hơm nay.
Rõ ràng, Đài Tiếng nói Việt Nam đang trên con đường để trở thành một
tổ hợp truyền thông đa phương tiện chuyên nghiệp và hiện đại. Ở đó, các
phương tiện sẽ hỗ trợ, tương tác với nhau tạo thành một sức mạnh tổng hợp

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

13

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

để truyền tải đầy đủ, chính xác, sinh động và hiệu quả những thông tin phục
vụ đồng bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
2.2 Thực trạng về vấn đề tham gia giám sát xã hội của Đài Tiếng
nói Việt Nam
2.2.1 Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
Đài Tiếng nói Việt Nam ln quán triệt sâu sắc định hướng tuyên truyền,

nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội đến nhân dân trong cả
nước biết, hiểu, hành động theo. Ví dụ đăng tải phổ biến chỉ thị 06 - CT/TW
của bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”. Tun truyền các chương trình, kế hoạch an tồn giao
thơng về tập chung đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng theo nghị quyết số 32/CP của chính phủ bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên
các tuyến đường.
Đài cũng liên tục tuyên truyền về chỉ thị số 33/ 2006/ CT - TTg của thủ
tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục và cuộc vận động hai không với 4 nội dung: “nói khơng với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo,
học sinh không ngồi nhầm lớp”, thể hiện rõ qua bài viết “ chất lượng giáo dục
của các trường trung học phổ thơng” của phóng viên Thu Hà, “Nâng cao
chất lượng giáo dục và đạo đức trong nhà trường” của phóng viên Thục
Hiền…Nội dung tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam phụ thuộc vào
từng thời kỳ xã hội và phát triển của thời kỳ đó để có hướng điều chỉnh, tuyên
truyền cho phù hợp. Trong nhiều chương trình phát thanh, Đài Tiếng nói Việt
Nam đã dành nhiều thời lượng để phát sóng nội dung chỉ thị nghị quyết đó.
Đài Tiếng nói Việt Nam cịn phát nhiều tin, bài hướng dẫn nhân dân có điều
kiện ơn lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như truyền thống uống nước
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

14

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, kỷ niệm các ngày lễ, tết. Vấn đề này đã

có nhiều bài viết liên quan như “ Ấm áp những ngơi nhà tình nghĩa” , “ Về
với vùng q cách mạng” của phóng viên Bá Duy. Nhiều bài viết về nét đẹp
trong văn hóa, du lịch, ẩm thực bốn phương của huyện như: “Vân Long đổi
mới”, “Gia Viễn tăng cường đẩy mạnh phát triển du lịch”…. Đài luôn dành
khoảng thời gian phát sóng tương đối để đăng tải những chỉ thị của trung
ương như: Chỉ thị số 25-CT/TW về lãnh đạo Ðại hội Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần
thứ VIII (nhiệm kỳ 2014 - 2019); Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
Nhằm nâng cao nhận thức và khơi dậy trong cán bộ đảng viên, thanh niên,
niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của đảng, của dân tộc, đồng thời phát
huy vai trị xung kích tình nguyện của tuổi trẻ góp phần phát triển kinh tế giữ
vững an ninh quốc phòng.
Từ khi thành lập đến nay Đài Tiếng nói Việt Nam ln hồn thành tốt
vai trị, nhiệm vụ chính trị, truyền tải kịp thời những chủ trương đường lối,
chính sách của đảng, nhà nước đến nhân dân trong cả nước một cách cụ thể
và dễ hiểu. Để làm được điều này phải kể đến sự cố gắng rất lớn của đội ngũ
phóng viên, biên tập viên trong Đài Tiếng nói Việt Nam, bất kể điều kiện thời
gian, thời tiết luôn đảm bảo đủ định mức tin bài.
Bên cạnh mặt thuận lợi có được, trong nhiệm vụ tuyên truyền thì Đài Tiếng
nói Việt Nam cũng gặp một số khó khăn nhất định như việc nắm bắt thông tin
thực tiễn cịn hạn chế, chất lượng tin bài đơi khi cịn mang tính khn mẫu,
nhất là các bài về chủ trương đường lối của đảng, nhà nước viết theo lối mịn
khơ cứng, do vậy, người dân khó tiếp nhận, thêm vào đó do nhận thức tâm lý
của người dân vẫn cho rằng “ đây là chuyện của các quan” nên có thái độ
bàng quan, không mấy quan tâm.
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

15


Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

2.2.2. Phản ánh tình hình thực tế và các sự kiện trên các lĩnh vực
2.2.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Về nơng nghiệp: Đài Tiếng nói Việt Nam đã có nhiều tin bài phản ánh
về kết quả thu hoạch vụ mùa, kế hoạch gieo trồng của bà con nông dân như “
Tập trung thu hoạch lúa mùa, đẩy mạnh tiến độ vụ đơng xn” của phóng
viên Minh Khánh nói về khơng khí thu hoạch bà con nơng dân trong cả nước.
Hay những khuyến cáo của các cơ quan bảo vệ thực vật về phun thuốc phòng,
trừ sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp đến người dân để dân nắm bắt được
những kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, tiến độ gieo cấy đạt chất lượng cao. Bên
cạnh đó phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam ln chủ động đến từng địa
bàn, từng cơ sở sản xuất để nắm bắt tình hình, hiện trạng sản xuất kinh doanh
của nhân dân, những mơ hình kinh tế, tổ chức cá nhân nào có hiệu quả thì
tun truyền cho nhân dân cả nước biết để nhân rộng.
Đặc biệt Đài Tiếng nói Việt Nam có chun mục Bạn của nhà nơng
hướng dẫn bà con tỉ mỉ, tận tình giải thích mọi thắc mắc của bà con trong
cơng tác trồng cũng như chăm sóc vật ni, cây trồng, do các phóng viên
thường xun theo dõi mảng nông nghiệp thực hiện, giúp bà con yên tâm sản
xuất.
Về sản xuất công nghiệp, dịch vụ: Thường xuyên đưa tin bài về tình
hình sản xuất của các doanh nghiệp, các địa phương đẩy mạnh kinh doanh
tăng cường các biện pháp phát triển dịch vụ.
2.2.2.2. Trên lĩnh vực an ninh quốc phịng
Đài thường xun cơng tác giáo dục quốc phịng xây dựng lực lượng vũ
trang, tăng cường cơng tác phịng chống tộ phạm, tệ nạn xã hội, tăng cường
cơng tác phịng chống tham nhũng, trật tự an tồn giao thơng . Đài Tiếng nói

Việt Nam cũng đăng phát trên sóng truyền thanh những sai phạm của người
dân trong việc thực hiện các chỉ thị nghị quyết về an toàn trật tự xã hội.
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

16

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

Những vụ tai nạn, trộm cắp, cờ bạc, buôn bán tàng chữ các chất ma túy, các
vụ án giết người man cũng được các phóng viên kịp thời đưa tin và giúp cơ
quan chức năng nhanh chóng xử lý vụ việc, đồng thời gióng lên hồi chng
cảnh báo đối với tồn xã hội.
Những thơng tin này giúp cho các cơ quan chức năng có cách nhìn bao qt
tồn diện, nhưng cũng rất cụ thể về tình hình trật tự an tồn xã hội. Để có
những điều chỉnh phù hợp, có giải pháp khắc phục kịp thời, góp phần ổn định
tình hình trật tự trên địa bàn cả nước.
Nhờ có sự phản ánh kịp thời các sự kiện, sự việc diễn ra, thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, đài Tiếng nói Việt Nam đã góp phần khơng nhỏ vào sự
ổn định an ninh xã hội chung của cả nước.
2.2.2.3. Trên lĩnh vực giáo dục
Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuyên có các tin bài tuyên truyền phản
ánh về lĩnh vực này, nội dung tuyên truyền luôn sát với thực tiễn việc dạy và
học ở các trường nắm bắt các chủ trương đường lối của ngành giáo dục để
phổ biến sâu rộng đến nhân dân. Ngoài ra cũng đăng tải những bài viết hưởng
ứng cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có
bài viết “Bí thư đồn làm kinh tế giỏi” của phóng viên Thu Hà. Tiếp tục tuyên
truyền về phòng chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục,

từ đó đạt được những kết quả to lớn trong phong trào học tập và thi đua chung
của cả nước.
2.2.2.4. Trên lĩnh vực y tế
Đài thường xuyên có các bài tuyên truyền phản ánh về công tác khám
chữa bệnh cho nhân dân, đăng tải những tin bài có ích và lời dặn của các y
bác sĩ nhằm giúp nhân dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sức khỏe, tuyên
truyền cho nhân dân biết mỗi nguy hiểm của căn bệnh khó chữa, từ đó giúp
dân ý thức phịng ngừa. Đặc biệt, trong một tuần Đài Tiếng nói Việt Nam cịn
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

17

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

thực hiện hai chương trình phát thanh trực tiếp với sự tham gia của các Bác sĩ
chuyên khoa ở các bệnh viện lớn để tư vấn trực tiếp về các bệnh cụ thể và các
chính sách y tế của nhà nước đến thính giả cả nước. Ngồi ra qua các chuyên
mục như Bác sĩ của bạn, Vì sức khỏe tương lai, thính giả sẽ có thơng tin và
biết cách phòng chống các dịch bệnh, giúp các bà mẹ biết chách chăm sóc con
trong gia đình. Đã phát sóng những tin bài về vệ sinh an toàn thực phẩm như:
“An toàn vệ sinh thực phẩm nỗi lo của người tiêu dùng” của phóng viên Ánh
Tuyết. Qua một số bài viết khác của các phóng viên Y tế cũng giúp nhân dân
hiểu sâu hơn tầm quan trọng của ngành y đối với việc chăm sóc sức khỏe của
nhân dân, đúng như niềm vinh dự, tự hào mà xã hội tôn vinh “lương y như từ
mẫu”.
2.2.2.5. Trên lĩnh vực đời sống văn hóa
Xuất phát với vai trị là cơ quan ngơn luận của Đảng, cầu nối giữa nhân

dân với Đảng, Đài Tiếng nói Việt Nam đi sâu vào phản ánh tâm tư nguyện
vọng, đơn thư kiến nghị của nhân dân, đặc biệt là những gia đình có hồn
cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa cho các
bà mẹ liệt sĩ không nơi nương tựa, người neo đơn. Không chỉ vậy qua các bài
viết trên lĩnh vực này còn nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, lá lành đùm lá
rách, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.
Trong phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới” nhất là
xây dựng nếp sống văn minh trong các lễ hội, lễ ăn hỏi, hoặc trong tang lễ
cũng có nhiều bài viết đặc sắc. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình
văn hóa được các phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh sâu rộng.
Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần đồn kết cho nhân, góp phần xây
dựng đời sống văn hóa Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuyên giới thiệu và
phản ánh hoạt động của các câu lạc bộ gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng

Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

18

Lớp: K5 - NN09


“Vai trị của báo chí trong việc tham gia giám sát xã hội”

hoạt động các nhà văn hóa để các địa phương trên địa bàn cả nước có sự giao
lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Với những phản ánh chân thực, đầy đủ qua các sự kiện vấn đề xảy ra
trên địa bàn cả nước, Đài Tiếng nói Việt Nam đã khẳng định tầm quan trọng
tầm quan trọng của mình trong đời sống của nhân dân, những tin bài dù ít, dù
nhiều, tất cả được phản ánh sâu sát thực tế ở các địa phương, qua đó giúp cho
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành nắm bắt kịp thời

để có hướng giải quyết hợp lý, hướng dẫn đến nhân dân địa phương.
2.2.3. Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia vào việc đấu tranh chống
tham nhũng
Với vai trị là cơ quan ngơn luận của Đảng, Nhà nước, là tiếng nói, diễn
đàn của nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam ln bám sát các sự kiện xảy ra
trong xã hội, phản ánh kịp thời các hiện tượng cũng như lột tả bản chất những
mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đổi mới, đi lên của đất nước. Để viết một bài
báo khen một tập thể, cá nhân thì ln được các đơn vị, địa phương nhiệt tình
ủng hộ. Tuy nhiên ca ngợi những cá nhân, tập thể điển hình, tích cực trong
cơng tác chống tiêu cực, chống tham nhũng thì lại ln nhận được sự né
tránh, bất hợp tác từ phía chính quyền cũng như các tổ chức.
Muốn có một bài viết xác thực, sắc bén mang đậm tính chiến đấu, các
phóng viên phải tìm hiểu sâu, dấn thân tiếp cận gần nhất với các nhân chứng,
các tư liệu, tài liệu liên quan đến các sai phạm. Việc này đồng nghĩa với nguy
hiểm và những nguy cơ bị tấn công của các đối tượng để ngăn chặn các phóng
viên thu thập thơng tin. Chỉ cần thiếu tỉnh táo, sai sót về nghiệp vụ phóng viên
sẽ phải chấp nhận những hậu quả mà mình khơng mong muốn.
Các phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã vào cuộc, bất chấp mọi
đe dọa, dám xả thân để đi đến cái đích cuối cùng là sự thật và cơng lý, không
lùi bước, quyết đưa những kẻ tham gia tiếp tay cho nạn tàn phá môi trường,
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương

19

Lớp: K5 - NN09



×