Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng chính phủ điện tử tại việt nam trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THU HẰNG

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRỰC TUYẾN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THU HẰNG

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ
KINH DOANH TRỰC TUYẾN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. TRẦN THỊ VÂN HOA
2. TS. ĐÀM SƠN TOẠI

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.”
Hà Nội ngày

tháng

năm 2023

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thu Hằng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................10
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Chính phủ điện tử .......................10
1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của Chính phủ
điện tử ........................................................................................................................12
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về đăng ký kinh doanh trực tuyến ....................15
1.4. Các cơng trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ công
trực tuyến ..................................................................................................................17
1.4.1. Các nghiên cứu quốc tế.............................................................................................. 18
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................................ 20
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Chính phủ điện tử và dịch vụ cơng
trực tuyến............................................................................................................................... 29
1.5. Đánh giá tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ......................32
Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................33
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG
LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH....................................................................34
2.1. Chính phủ điện tử .............................................................................................34
2.1.1. Định nghĩa .................................................................................................................. 34
2.1.2. Một số đặc điểm của Chính phủ điện tử ................................................................... 35
2.2. Dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến .........................................................39
2.2.1. Dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hành chính cơng trực tuyến .......................... 39
2.2.2. Đăng ký kinh doanh trực tuyến ................................................................................. 41
2.3. Một số mô hình, lý thuyết nghiên cứu về sử dụng Chính phủ điện tử .........43
2.3.1. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)............. 43


iii


2.3.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) ............................... 44
2.3.3. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng CPĐT......................................................... 45
2.3.4. Mơ hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng Chính phủ điện tử .............. 53
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................54
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ
ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRỰC TUYẾN ......55
3.1. Thực trạng Chính phủ điện tử tại Việt Nam ..................................................55
3.1.1. Thực trạng chung Chính phủ điện tử tại Việt Nam.................................................. 55
3.1.2. Thực trạng ứng dụng CNTT - TT trong phát triển CPĐT tại Bộ Kế hoạch và Đầu
tư và 05 Thành phố trực thuộc Trung ương........................................................................ 63
3.2. Thực trạng sử dụng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký kinh
doanh trực tuyến ......................................................................................................72
3.2.1. Đặc điểm, tình hình chung của các phòng đăng ký kinh doanh.............................. 72
3.2.2. Thực trạng sử dụng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký kinh doanh
trực tuyến............................................................................................................................... 74
Tóm tắt chương 3 .........................................................................................................79
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ ĐĂNG
KÝ KINH DOANH TRỰC TUYẾN ..........................................................................80
4.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................80
4.2. Lựa chọn nhân tố và phát triển thang đo .......................................................83
4.2.1. Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT................. 83
4.2.2. Phát triển và kiểm định thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch
vụ ĐKKDTT......................................................................................................................... 89
4.2.3. Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu chính thức ............................................................ 97
4.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT........99
4.3.1. Kiểm định giá trị trung bình bằng phương pháp One-way Anova đối với các biến
định tính................................................................................................................................. 99
4.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT... 101
4.3.3. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình .................................................. 117

4.4. Đánh giá chung ................................................................................................121
Tóm tắt chương 4 .......................................................................................................126


iv

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG
TỶ LỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRỰC TUYẾN TẠI
VIỆT NAM .................................................................................................................127
5.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước về phát triển dịch vụ đăng ký kinh
doanh trực tuyến tại Việt Nam .............................................................................127
5.1.1. Bối cảnh trong nước và tình hình quốc tế............................................................... 127
5.1.2. Quan điểm, định hướng chung về phát triển Chính phủ điện tử ........................... 129
5.1.3. Quan điểm, định hướng về phát triển dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến130
5.2. Một số đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường tỷ lệ sử dụng dịch vụ ĐKKDTT .131
5.2.1. Nhóm đề xuất, khuyến nghị cho các nhân tố ......................................................... 131
5.2.2. Một số đề xuất, khuyến nghị về công tác triển khai nhằm tăng cường tỷ lệ sử dụng
dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến ............................................................................. 133
5.2.3. Một số đề xuất, khuyến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách ............................ 136
5.3. Những đóng góp, hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo .....138
5.3.1. Những đóng góp của luận án................................................................................... 138
5.3.2. Những mặt hạn chế của luận án .............................................................................. 138
5.3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................... 139
Tóm tắt chương 5 .......................................................................................................139
KẾT LUẬN ................................................................................................................140
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung từ viết tắt trong
Tiếng Anh (nếu có)

Ký hiệu

“Nội dung từ viết tắt trong
Tiếng Việt”

1.

Bộ KH và ĐT

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư”

2.

CNTT

“Công nghệ Thông tin”

Information Technology - IT

3.

CNTT - TT


“Công nghệ Thông tin và
Truyền thơng”

Information Communication
Technology - ICT

4.

CPĐT

“Chính phủ điện tử”

E-government (E-gov)

5.

CQNN

Cơ quan nhà nước

6.

DN

“Doanh nghiệp”

7.

DVC


“Dịch vụ công

8.

DVCTT

“Dịch vụ công trực tuyến”

9.

DVHCC

“Dịch vụ hành chính cơng”

10.

DVHCCTT

“Dịch vụ hành chính cơng trực tuyến”

11.

ĐKKD

“Đăng ký kinh doanh”

12.

ĐKKDTT


“Đăng ký kinh doanh trực tuyến”

13.

EGDI

14.

ICT Index

“”Chỉ số sẵn sàng cho phát triển
và ứng dụng CNTT - TT””

“Information Communication
Technology Index”

15.

TAM

“Mô hình chấp nhận cơng nghệ”

“The technology acceptance
model (TAM)”

16.

TPB

“Thuyết hành vi dự định”


“The theory of planned
behavior (TPB)”

TT

“Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử” “E-government Development Index”


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM.......................................................................... 44
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định - TPB..................................................................................... 45
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất........................................................................................ 54
Hình 3.1: Chỉ số Phát triển CPĐT (EGDI) của Việt Nam qua các năm ................................... 57
Hình 3.2: Tỷ lệ máy vi tính trên tổng số cán bộ, cơng chức ...................................................... 58
Hình 3.3: Tỷ lệ máy vi tính có kết nối Internet ........................................................................... 58
Hình 3.4: Tỷ lệ Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp............................................................... 59
Hình 3.5: Nguồn nhân lực CNTT - TT tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ ..................................... 61
Hình 3.6: Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ KH & ĐT .................... 63
Hình 3.7: Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT - TT của các Thành phố trực thuộc Trung ương
năm 2020 ....................................................................................................................................... 65
Hình 3.8: Điểm Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT năm 2020 của các thành phố trực thuộc
Trung ương .................................................................................................................................... 66
Hình 3.9: Chỉ số hạ tầng nhân lực của xã hội CQNN tại các Thành phố trực thuộc Trung ương ..... 68
Hình 3.10: Mức độ chỉ số DVCTT tại các Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020 ..... 72
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .................................................... 83
Hình 4.1: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM............................................... 119



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các lĩnh vực nghiên cứu việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ của CPĐT ................ 13
Bảng 1.2: Một số lý thuyết và mơ hình về sự sẵn lòng/chấp nhận sử dụng CPĐT .......18
Bảng 1.3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ cơng cung cấp bởi
Chính phủ điện tử sử dụng mơ hình TAM, TPB và một số mơ hình khác .....22
Bảng 1.4: Tóm tắt một số nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến
từ phía người dùng .....................................................................................29
Bảng 2.1: Sự khác nhau cơ bản giữa Chính phủ truyền thống và CPĐT ......................36
Bảng 3.1: Nguồn nhân lực CNTT - TT tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
qua các năm................................................................................................61
Bảng 3.2: Thống kê số lượng DVCTT tại Việt Nam qua các năm ...............................62
Bảng 3.3: Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT - TT của các Thành phố trực thuộc Trung
ương qua các năm ......................................................................................65
Bảng 3.4: Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Thành phố trực thuộc Trung ương qua
các năm ......................................................................................................66
Bảng 3.5: Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các CQNN tại các Thành phố trực thuộc
Trung ương ................................................................................................67
Bảng 3.6: Chỉ số Hạ tầng nhân lực CNTT tại các Thành phố trực thuộc Trung ương .68
Bảng 3.7: Chỉ số Hạ tầng nhân lực CNTT của các CQNN tại các Thành phố trực thuộc
Trung ương ................................................................................................69
Bảng 3.8: Chỉ số Ứng dụng CNTT tại các Thành phố trực thuộc Trung ương.............70
Bảng 3.9: Chỉ số Ứng dụng CNTT nội bộ các CQNN tại các Thành phố trực thuộc
Trung ương ................................................................................................71
Bảng 3.10: Chỉ số DVCTT tại các thành phố trực thuộc Trung ương ..........................71
Bảng 3.11: Tổng số lượng hồ sơ giao dịch Đăng ký kinh doanh qua các năm .............77
Bảng 4.1: Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT .80
Bảng 4.2: Thang đo và biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu ..................................91

Bảng 4.3: Kiểm định giá trị trung bình bằng phương pháp One-way Anova .............100
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ................................................102
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..............................103


viii

Bảng 4.6: Biến quan sát của thang đo Nhận thức tính hữu dụng đến việc sử dụng dịch
vụ ĐKKDTT ............................................................................................104
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Nhận thức
tính hữu dụng ...........................................................................................104
Bảng 4.8: Biến quan sát của thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng đến việc sử dụng dịch
vụ ĐKKDTT ............................................................................................105
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Nhận thức
tính dễ sử dụng .........................................................................................105
Bảng 4.10: Biến quan sát của thang đo Thái độ đến việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT... 106
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Thái độ ..106
Bảng 4.12: Biến quan sát của thang đo Tác động của Truyền thông đến việc sử dụng
dịch vụ ĐKKDTT ....................................................................................107
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Tác động
của xã hội .................................................................................................107
Bảng 4.14: Biến quan sát của thang đo Tác động của xã hội đến việc sử dụng dịch vụ
ĐKKDTT .................................................................................................108
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Tác động
của xã hội .................................................................................................108
Bảng 4.16: Biến quan sát của thang đo Tác động của Chuẩn chủ quan đến việc sử dụng
dịch vụ ĐKKDTT ....................................................................................109
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Chuẩn
chủ quan ...................................................................................................109
Bảng 4.18: Biến quan sát của thang đo Tác động của Lòng tin vào Internet đến việc sử

dụng dịch vụ ĐKKDTT ...........................................................................110
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Lòng tin
vào Internet ..............................................................................................110
Bảng 4.20: Biến quan sát của thang đo Tác động của Lịng tin vào Chính phủ điện tử
đến việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT ........................................................110
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Lịng tin
vào Chính phủ điện tử ..............................................................................111
Bảng 4.22: Biến quan sát của thang đo Điều kiện thuận lợi từ phía người dùng đến việc
sử dụng dịch vụ ĐKKDTT ......................................................................111


ix

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Điều
kiện thuận lợi từ phía người dùng ............................................................112
Bảng 4.24: Biến quan sát của thang đo Điều kiện thuận lợi từ phía Chính quyền đến việc
sử dụng dịch vụ ĐKKDTT ......................................................................113
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Điều
kiện thuận lợi từ phía Chính quyền..........................................................113
Bảng 4.26: Biến quan sát của thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi đến việc sử dụng
dịch vụ ĐKKDTT ....................................................................................114
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Điều
kiện thuận lợi từ phía Chính quyền..........................................................114
Bảng 4.28: Biến quan sát của thang đo Tác động của dịch bệnh đến việc sử dụng dịch
vụ ĐKKDTT ............................................................................................114
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Tác động
của dịch bệnh ...........................................................................................115
Bảng 4.30: Biến quan sát của thang đo Ý định sử dụng ĐKKDTT ............................116
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Ý định
sử dụng .....................................................................................................116

Bảng 4.32: Biến quan sát của thang đo Hành vi sử dụng ĐKKDTT ..........................117
Bảng 4.33: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo Hành vi
sử dụng .....................................................................................................117
Bảng 4.34: Chỉ báo độ phù hợp mô hình của các nhân tố qua phân tích CFA ...........118
Bảng 4.35: Chỉ báo độ phù hợp mơ hình của các nhân tố qua phân tích mơ hình tuyến
tính SEM ..................................................................................................118
Bảng 4.36: Kết quả ước lượng.....................................................................................120
Bảng 4.37: Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Pattern Matrixa ...........................................................................................18


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc“cách mạng toàn cầu về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT TT) đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ; Internet, email, cơ sở dữ liệu, máy tính cá
nhân, điện thoại di động và các loại hình thiết bị số khác về cơ bản đang thay đổi cuộc
sống của chúng ta, ảnh hưởng đến cách làm việc, học hỏi, chia sẻ và tương tác và chính
phủ cũng khơng phải là ngoại lệ với xu thế này”(Sahu, 2009).“Ứng dụng Công nghệ
Thông tin và Truyền thông (Information Communication Technology - ICT) trong cung
cấp các dịch vụ của Chính phủ được gọi là Chính phủ điện tử (E-government).”
Chính phủ điện tử (CPĐT) ngày càng được cơng nhận như một yếu tố hỗ trợ
chính cho việc chuyển đổi cách thức quản trị công ở các nước (Akkaya và cộng sự,
2012). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chính phủ các nước đánh giá cao tầm quan
trọng và giá trị của CPĐT trong việc“giảm chi phí; tăng năng suất lao động; nâng cao
hiệu quả cung cấp các dịch vụ cơng của chính phủ; cải thiện mối quan hệ tương tác; tăng
cường quản lý; trao quyền cho người dân và doanh nghiệp; giảm bớt nạn tham nhũng;
tiết giảm chi phí; tăng tính minh bạch, tiện lợi và tăng trưởng doanh thu”(Gil-García và
Pardo, 2005; Wong và cộng sự, 2006; Palvia và Sharma, 2007; Yildiz, 2007)“bằng cải
cách quy trình làm việc; đơn giản hóa thủ tục hành chính; cải thiện việc tiếp cận thơng

tin và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào q trình hoạch định
chính sách”(Ntulo và Otike, 2013; Matavire và cộng sự, 2010). Ngồi ra,“các cơ quan
Chính phủ có thể tăng cường, mở rộng các dịch vụ công bằng cách cho phép người dân
và doanh nghiệp tiếp cận với các hình thức truyền thơng mới, các dịch vụ cơng mở rộng
tại bất kỳ thời gian và bất cứ nơi nào miễn là có kết nối Internet, từ các giao dịch trực
tuyến, hợp tác trực tuyến cho đến việc bỏ phiếu trực tuyến (Jaeger, 2003).”
Chính bởi vậy,“trong suốt thời gian qua các nước đang phát triển đã nỗ lực đầu
tư vào việc sử dụng CNTT - TT để cải thiện công tác cung cấp dịch vụ của Chính phủ
cho người dân và doanh nghiệp (Galpaya và cộng sự, 2007). Theo báo cáo Chỉ số phát
triển Chính phủ điện tử do Liên hợp quốc thực hiện năm 2018, hiện nay các quốc gia
trên tồn cầu khơng ngừng phấn đấu nhằm phát triển CPĐT cũng như cải thiện chất
lượng cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến (UN, 2018).
Do đó, giải pháp phát triển CPĐT và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công
trực tuyến là đề tài nghiên cứu phổ biến trong những năm qua (West, 2004; Carter và
Bélanger, 2005; Emrah Kanat và Özkan, 2009) với sáng kiến đánh giá và cải thiện các
dịch vụ CPĐT theo quan điểm của người dùng (Gupta và Jana, 2003; Gupta, 2008). ”


2

Xác định được tầm quan trọng của việc“ứng dụng CPĐT trong hoạt động quản
lý Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực chỉ đạo, điều hành và tập trung đầu tư
nguồn lực nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà
nước”hướng tới việc“xây dựng một nền hành chính cơng tiên tiến, hiện đại, hiệu quả và
minh bạch phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.”Những nỗ lực của Chính phủ
Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện Chỉ số phát triển
Chính phủ điện tử (E-Government Development Index - EGDI).“Theo đánh giá xếp hạng
từ Vụ Liên hợp quốc về các vấn đề Kinh tế và Xã hội (UNDESA), chỉ số phát triển
Chính phủ điện tử và thứ hạng của Việt Nam đã được cải thiện qua từng năm. Tính đến
năm 2020, Chỉ số phát triển CPĐT của Việt Nam tăng 13 bậc so với năm 2014 và xếp

thứ 86/193 nước tham gia đánh giá, còn chỉ số tham gia hoạt động CPĐT xếp thứ 70,
tăng 2 bậc so với năm 2018 (UN, 2020b).”Tuy vậy,“Việt Nam vẫn là nước có chỉ số phát
triển CPĐT ở mức trung bình khá trong khu vực Đông Nam Á khi đứng sau các nước
Singapore, Malaysia, Thailand, Brunei và Philippines.”
Bên“cạnh những thành tích đạt được thì cơng tác ứng dụng, triển khai CPĐT
trong việc cung cấp dịch vụ cơng cũng cịn một số hạn chế như: các dịch vụ công trực
tuyến (DVCTT) mức 3 - 4 mới chỉ được sử dụng ở các tỉnh, thành phố lớn nơi điều kiện
về CNTT - TT tốt hơn;”người dân và doanh nghiệp vẫn giữ thói quen“giao dịch trực tiếp
khi thực hiện các dịch vụ hành chính cơng; số lượng giao dịch của DVCTT vẫn cịn thấp
hơn so với kỳ vọng...”
Tác giả Lê Quốc Hưng (2016), đã chỉ ra một số hạn chế trong việc triển khai
DVCTT gồm: Đa số các DVCTT“được triển khai độc lập, chưa có sự kết nối, tích hợp;
các cơ quan cung cấp DVCTT chưa thực sự quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả dịch
vụ đã cung cấp; vẫn còn một số dịch vụ công mức độ 3, 4 chưa được cung cấp biểu mẫu
trực tuyến theo công bố; chưa quản lý cơ sở dữ liệu theo chuyên ngành khiến người
dùng gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ;”số lượng DVCTT mức độ cao (3, 4) đạt hiệu
quả chưa cao (nhiều“dịch vụ chưa có nhiều người sử dụng hoặc có ít hồ sơ được xử lý);
việc trao đổi dữ liệu chưa được áp dụng giao thức truyền siêu văn bản an toàn (https)
tạo ra lỗ hổng lớn trong bảo vệ dữ liệu khi thực hiện dịch vụ; việc xác thực người sử
dụng cịn đơn giản dễ có khả năng giả mạo người sử dụng, tăng lượng hồ sơ ảo.”
Nguyen và Schauder (2007) cho rằng chính phủ Việt Nam ít quan tâm đến việc
đáp ứng những mong đợi người dân và chưa chú trọng“nâng cao nhận thức của người
dân về các dịch vụ cơng cung cấp qua CPĐT do vậy, rất ít người dân hài lịng với các
DVCTT. Điều này có thể làm giảm vai trị của các dịch vụ cơng trực tuyến và sự tín
nhiệm của cơng dân Việt Nam đối với CPĐT.”


3

Nguyễn Thu Thuỷ và cộng sự (2020), trong nghiên cứu về các yếu tố quyết định

sự hài lòng của người dân đối với CPĐT cũng chỉ ra rằng: tại Việt Nam chất lượng cung
cấp dịch vụ cơng trực tuyến cịn hạn chế, gây bất tiện cho người sử dụng thể hiện qua
việc có nhiều dịch vụ cơng trực tuyến được cung cấp nhưng số lượng sử dụng thực tế
còn chưa tương xứng.
Mặc dù chủ đề“nghiên cứu về CPĐT và các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng
CPĐT đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và công bố khá nhiều nhưng
đây vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được nhiều chú ý ở Việt Nam. Thực tế trong
thời gian qua, với đòi hỏi thực tiễn và ngữ cảnh Việt Nam các chủ đề nghiên cứu chỉ
mới tập trung vào những nội dung như: mô hình, lợi ích của CPĐT, tác động của CPĐT
đến hiệu quả quản trị nhà nước hoặc các nghiên cứu đề cập tới vấn đề kỹ thuật trong
triển khai CPĐT mà chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng CPĐT của người dùng.”
Theo“báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (2020a), tỷ lệ DVCTT mức độ
4 tại Việt Nam tăng khoảng 3 lần, từ 10,76% (năm 2019) lên 30,1% (năm 2020). Trong
đó, DVCTT của một số lĩnh vực có hiệu quả cao như các dịch vụ thuế (99,8%), hải quan
(99,7%), kho bạc (80%) hầu hết các dịch vụ này đều được thực hiện bởi doanh nghiệp
và đây là những công việc thường nhật do vậy có nhân sự, bộ phận chuyên trách của
doanh nghiệp đảm nhiệm.”Trong khi đó,“thủ tục đăng ký kinh doanh trực tuyến mới đạt
khoảng 75% tổng hồ sơ (năm 2020 do tác động của dịch bệnh COVID-19 cùng giai đoạn
giãn cách xã hội đã làm gia tăng lượng hồ sơ trực tuyến hơn hẳn so với năm 2018 và
2019 là 55,9% và 64,5%),”việc thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp không nằm
trong hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, thủ tục thực hiện gồm nhiều công
đoạn, hồ sơ giấy tờ phức tạp; đối tượng sử dụng bao gồm cả người dân và doanh nghiệp.
Dịch vụ ĐKKD vẫn được cung cấp cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, doanh
nghiệp/người dùng hồn tồn có quyền lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp với điều
kiện, nhu cầu của doanh nghiệp/cá nhân tại địa phương (trừ TP Hà Nội chỉ áp dụng hình
thức ĐKKDTT từ cuối năm 2017, còn lại 62 tỉnh/thành phố vẫn áp dụng ĐKKD trực
tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư
các tỉnh/thành phố và ĐKKD trực tuyến). Bởi vậy,“nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng Chính phủ điện tử tại Việt Nam với dịch vụ công trực tuyến cụ thể như

dịch vụ đăng ký kinh doanh là hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của
CPĐT nhất là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp và người dân.”Kết
quả nghiên cứu chỉ ra“những yếu tố cản trở việc sử dụng CPĐT trong dịch vụ đăng ký
kinh doanh trực tuyến, giúp các nhà quản lý cải thiện chất lượng dịch vụ để phục vụ


4

người dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất nhằm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm
chính và phục vụ;”đồng thời phát triển CPĐT bắt kịp xu hướng thế giới khi“cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra trên tồn cầu và tiến tới xây dựng Chính phủ số, xã
hội số tại Việt Nam trong giai đoạn tới.”
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Nhân tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
trực tuyến" nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CPĐT trong lĩnh vực
đăng ký kinh doanh trực tuyến, từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm phát triển
Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đẩy mạnh ứng dụng Chính phủ điện tử trong cung
cấp dịch vụ hành chính cơng, đặc biệt là lĩnh vực đăng ký kinh doanh trực tuyến.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án“nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Chính phủ điện tử
trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một
số đề xuất, khuyến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đẩy mạnh
ứng dụng Chính phủ điện tử trong cung cấp dịch vụ hành chính cơng nói chung và lĩnh
vực đăng ký kinh doanh trực tuyến nói riêng.”
• Mục tiêu cụ thể:
- Hệ“thống hóa cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Chính phủ
điện tử và việc sử dụng CPĐT trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trực tuyến.
- Xây dựng mơ hình đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CPĐT trong
lĩnh vực đăng ký kinh doanh trực tuyến.

- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong việc xây dựng CPĐT và triển
khai dịch vụ ĐKKDTT tại Việt Nam.
- Phân tích thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CPĐT trong lĩnh vực
đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.
- Đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ đăng
ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.”
• Câu“hỏi nghiên cứu:
- Lý thuyết nào phù hợp để nghiên cứu Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
Chính phủ điện tử trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam?
- Thực trạng đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam hiện nay như thế nào?


5

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng CPĐT (ý định và hành vi sử
dụng) của người dùng (doanh nghiệp và người dân) trong việc đăng ký kinh doanh trực
tuyến tại Việt Nam?”

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Chính phủ điện tử trong lĩnh
vực đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, việc sử dụng CPĐT được hiểu là ý định và hành vi sử
dụng CPĐT của người dùng (bao gồm người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam).”

3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung
Luận án nghiên cứu dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến gồm 53 thủ tục liên
quan đến các lĩnh vực: đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thơng báo khác theo

quy định.””
• Phạm vi về không gian
- Khảo sát doanh nghiệp và người dân (hay gọi chung là người dùng) thực hiện
thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến tại 05“thành phố trực
thuộc Trung ương tại Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần
Thơ. (đây là những Thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, điều kiện tiếp cận
với CNTT - TT, trình độ dân trí cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, tập trung
nhiều doanh nghiệp và tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp thuộc nhóm cao nhất cả nước; những
khó khăn trong việc triển khai dịch vụ ĐKKDTT tại đây cũng sẽ là khó khăn chung của
các tỉnh/thành phố khác).
• Phạm vi về thời gian
- Các dữ liệu sơ cấp (phiếu điều tra khảo sát) được thu thập và xử lý trong thời
gian từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2021.
- Các dữ liệu thứ cấp về thực trạng CPĐT được thu thập, đánh giá trong giai đoạn
từ năm 2008 đến năm 2022 (đây là giai đoạn xây dựng và phát triển CPĐT) và việc sử
dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2022
(giai đoạn phát triển mạnh mẽ của dịch vụ công trực tuyến và 63/63 tỉnh/thành phố đã
triển khai áp dụng hình thức đăng ký kinh doanh trực tuyến).


6

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình và hoạt động nghiên cứu
4.1.1. Quy trình nghiên cứu
Tồn bộ q trình nghiên cứu được sơ đồ hố theo hình dưới đây:

Nguồn: Tác giả

4.1.2. Hoạt động nghiên cứu

a. Nghiên cứu định tính
- Mục tiêu: (1) thăm dò thực trạng xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ ĐKKDTT
tại Việt Nam; (2) thăm dò sự phù hợp của các yếu tố có trong mơ hình sau khi tổng quan.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 2
nhóm đối tượng: (1) người dùng/doanh nghiệp trực tiếp thực hiện ĐKKDTT và (2) 01
chuyên gia (thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và 05
cán bộ trực tiếp thực hiện việc thụ lý, xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh tại bộ phận 1 cửa
thuộc Sở KH và ĐT của 05 thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghiên cứu đã thăm dò, tìm hiểu được một số nội dung liên quan tới thái độ, ý định
và hành vi sử dụng CPĐT trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.


7

b. Nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Mục tiêu nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo
được đưa vào nghiên cứu nhằm loại bỏ các biến quan sát không phù hợp và hiệu chỉnh
thang đo cũng như hoàn thiện phiếu khảo sát. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ: Tác giả
điều tra 110 đối tượng (doanh nghiệp và người dùng), được chọn ra theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên tuy nhiên, sau khi làm sạch chỉ có 100 mẫu được đưa vào xử lý,
phân tích. 100 mẫu nghiên cứu này không trùng với số lượng mẫu nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu định lượng chính thức:

Đối tượng: Mẫu nghiên cứu được xác định là người dùng (doanh nghiệp và người
dân) sử dụng dịch vụ ĐKKD tại 5 thành phố trực thuộc TW là Hà Nội, Hải Phịng, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đã có giao dịch ĐKKD thành cơng (cả
phương thức trực tuyến và trực tiếp).
Áp dụng công thức xác định cỡ mẫu:
Mẫu nghiên cứu nếu xác định theo công thức của Neuman (2002) sẽ như sau:
N

n=
1 + N(e)ଶ
Trong đó:
N là số doanh nghiệp được“đăng ký thành lập mới ”
e: độ tin cậy 95%
Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trên toàn quốc của cả năm 2020 là: 134.941
doanh nghiệp (Số liệu từ Cục quản lý Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Thay vào cơng thức trên ta có:

n=

134.941
= 398,8
1 + 134.941(0,05)ଶ

Còn theo Hair Jr và cộng sự (2014), mẫu nghiên cứu phải gấp từ 5-10 lần số biến
quan sát sử dụng trong nghiên cứu. Số biến quan sát trong nghiên cứu được sử dụng là
65 biến. Vậy, số mẫu gấp 5 lần số biến quan sát thì cần 325 mẫu, nếu số mẫu gấp 10 lần
số biến quan sát thì cần 650 mẫu. Do đó, để thỏa mãn cả hai yêu cầu trên, số mẫu luận
án sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức phải từ 650 mẫu trở lên mới phù hợp.
Để đảm bảo số lượng mẫu đủ tin cậy để đánh giá, tác giả đã phát ra 850 phiếu
khảo sát phân bổ như sau: Hà Nội (200 phiếu), Hải Phòng (150 phiếu), Đà Nẵng (150
phiếu), Cần Thơ (150 phiếu) và thành phố Hồ Chí Minh (200 phiếu).


8

(Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn, tập trung nhiều doanh

nghiệp, có lượng giao dịch nhiều hơn các thành phố khác nên số lượng phiếu phát ra

cao hơn 3 thành phố còn lại).
Kết quả“thu về được“nhập trực tiếp vào phần mềm xử lý số liệu SPSS 22, sau đó
tác giả tiến hành loại bỏ các phiếu điều tra không hợp lệ như: không điền đầy đủ các
thông tin quan trọng cần điền, chọn nhiều phương án trả lời đối với các biến quan sát
yêu cầu chỉ được chọn 1 đáp án... Tất cả các phiếu sau khi được làm sạch, được lưu và
sử dụng phần mềm SPSS22 để xử lý và phân tích.

Thời gian khảo sát: diễn ra từ tháng 01/2021 - 04/2021.

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

4.2.1. Số liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này,“dữ liệu thứ cấp dùng để đánh giá thực trạng CPĐT (từ
năm 2008 đến năm 2022) và dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến (từ năm 2017 đến
năm 2022) tại Việt Nam được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Báo cáo đánh giá chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ITC Index,
Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện hàng năm tuy nhiên do tình hình dịch bệnh
COVID - 19 nên năm 2021 không thực hiện, báo cáo 2022 chưa được công bố; do vậy,
báo cáo mới nhất là năm 2020).
+ Sách trắng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (Bộ Thông tin và
Truyền thông; thực hiện hàng năm, báo cáo mới nhất 2021).
+ Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (Liên hợp quốc, thực hiện định kỳ 2
năm/lần, báo cáo mới nhất 2022)
+ Số liệu thống kê doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký
doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và một số tài liệu, thông tin, số liệu được tác giả
thu thập và tổng hợp qua nhiều kênh khác.”

4.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát bằng
bảng hỏi như sau:

* Phương pháp phỏng vấn sâu
Luận án đã tiến hành tham vấn ý kiến, phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tượng: (1) người
dùng/doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dịch vụ ĐKKDTT và (2) nhóm chuyên gia gồm


9

11 người nhằm tìm hiểu sâu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ĐKKDTT
cũng như phát triển, điều chỉnh thang đo các biến số.
* Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi”
Luận án đã tiến hành phương pháp điều tra thống kê với số lượng 850 phiếu được
phát đi nhằm khảo sát người dùng dịch vụ ĐKKD tại 5 thành phố trực thuộc TW đã có
giao dịch ĐKKD thành công (cả phương thức trực tuyến và trực tiếp), sau khi thu thập
và làm sạch thì có 766 phiếu đủ điều kiện đưa vào xử lý, phân tích.

4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số“liệu thu thập được được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 trong đó tập trung
vào: Phân tích độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra hệ
số tương quan biến tổng, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá
(EFA) nhằm kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích; Phân tích nhân tố
khẳng định (CFA) nhằm kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, trọng số CFA; Phân tích
mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, kiểm định
giả thuyết nghiên cứu; Kiểm định giá trị trung bình bằng phương pháp One-way Anova
đối với các biến định tính:”giới tính, tuổi tác, loại hình doanh nghiệp, vị trí cơng tác, quy
mơ doanh nghiệp, vị trí đặt trụ sở doanh nghiệp.... đến Ý định và Hành vi sử dụng dịch
vụ ĐKKDTT của người dùng.

5. Kết cấu của luận án
Ngoài“phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu
trúc làm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
Chính phủ điện tử.”
Chương 2:“ Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Chính phủ
điện tử.
Chương 3: Thực trạng Chính phủ điện tử và việc sử dụng Chính phủ điện tử trong
lĩnh vực dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến.
Chương 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CPĐT tại Việt Nam
trong lĩnh vực dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến.
Chương 5: Một số đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường tỷ lệ sử dụng dịch vụ
đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.””


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến Chính phủ điện tử
Ra đời từ năm 1960, Internet được biết đến dưới cái tên là ARPANET do Cơ
quan Quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc Bộ quốc phòng Mỹ phát
minh“nhằm thử nghiệm khả năng duy trì liên lạc trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân
xảy ra. Dần dần, ARPANET trở thành một mạng dân sự, kết nối máy chủ của các trường đại
học, trung tâm nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu học thuật. Kể từ năm 1991,
khi Tim Berners Lee phát minh ra mạng lưới toàn cầu World Wide Web (www) dựa trên ý
tưởng của Ted Nelson về siêu văn bản được đưa ra từ năm 1985 và sự phổ biến của máy tính
cá nhân vào những năm 90, đã tạo ra sự phát triển bùng nổ của Internet. Có thể nói www là
một cuộc cách mạng trên Internet vì người dùng có thể truy cập, trao đổi thơng tin một
cách dễ dàng, nhanh chóng và khơng bị giới hạn bởi không gian địa lý và thời gian.”
Với khả năng ưu việt và kết nối mở, Internet đã nhanh chóng trở thành cơng cụ
đắc lực trong hầu hết các lĩnh vực từ quân sự, chính trị đến thương mại, giáo dục, nghiên
cứu, văn hóa xã hội…“Những tiến bộ trong công nghệ Internet và truyền thông đã là nền

tảng cho sự phát triển của các ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử. Q
trình tồn cầu hố và phát triển của xã hội trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, chính
trị… đã tạo áp lực lên khu vực cơng, địi hỏi các cơ quan chính phủ phải thay đổi cách
thức triển khai cũng như hiện đại hoá các quy trình hành chính, tạo điều kiện tương tác
với doanh nghiệp và người dân. Do vậy, Chính phủ điện tử nhanh chóng trở thành xu
hướng và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.””
Khái niệm Chính phủ điện tử (CPĐT) ra đời từ cuối những năm 90 với việc ứng
dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT - TT) để cải tiến các hoạt động
trong khu vực công nhằm phục vụ công dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả (Meftah
và cộng sự, 2015).”
Theo tác giả Almarabeh và AbuAli (2010),“CPĐT xuất phát từ ý tưởng của cựu
Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Al Gore. Trong tầm nhìn của ơng, tất cả các loại dịch vụ của các
cơ quan chính phủ phải được liên kết với người dân một cách tự động và tự động, thêm vào
đó việc giải quyết cơng việc của Chính phủ dựa vào mạng thơng tin và truyền thơng nhằm
giảm chi phí, nâng cao hiệu suất, tốc độ cung cấp và hiệu quả triển khai dịch vụ.””
Kể“từ khi ra đời đến nay, CNTT - TT đã cách mạng hóa các quy trình, hoạt động
và cấu trúc của khu vực công ở cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển


11

(AlShibly và Al-Dmour, 2010; Rabaa’i, 2015). CPĐT tăng cường khả năng tiếp cận thông
tin và cung cấp dịch vụ cho người dân, tổ chức và thậm chí cả chính các cơ quan chính phủ.
CPĐT được mơ tả là cơng cụ để dễ dàng quản lý các chức năng và hoạt động của chính phủ,
thúc đẩy sự tham gia của người dùng vì nó cho phép người dùng có nhiều quyền tiếp cận và
tương tác với chính phủ, cung cấp các dịch vụ công tiêu chuẩn, hiệu quả và thuận tiện cho cả
bên cung cấp dịch vụ lẫn bên sử dụng dịch vụ (Parent và cộng sự, 2005; Safeena và Kammani,
2013; Zheng và cộng sự, 2013). Thêm vào đó, CPĐT giúp tăng tính minh bạch, giảm tham
nhũng trong q trình cung cấp dịch vụ công (Safeena và Kammani, 2013)
Hầu hết các quốc gia đều được hưởng lợi khi ứng dụng CPĐT thơng qua việc tiết

giảm thời gian; chi phí tài chính cho các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân;
cải thiện sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ; tăng độ chính xác, minh bạch, dễ tiếp
cận và trao quyền cho người dân. Kể từ năm 1996, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã tiết
kiệm hàng triệu đôla hàng năm bằng việc giảm chi tiêu cho in ấn, phân loại và gửi các
tài liệu thuế, thay vào đó họ cung cấp các biểu mẫu và ấn phẩm trực tuyến cho người
nộp thuế (Warkentin và cộng sự, 2002).””
Theo đánh giá của World Bank, việc ứng dụng CNTT - TT trong kê khai và hoàn
thuế trực tuyến cũng giúp Sở Thuế vụ của Chile“tiết kiệm chi phí in ấn, phân loại và
thời gian xử lý, người dân cũng nhận thấy hệ thống trực tuyến này dễ dàng sử dụng hơn,
nhanh hơn và chính xác hơn các dịch vụ truyền thống. Thay vì mất 25 ngày làm việc để
xử lý tờ khai thuế theo cách làm truyền thống như trước đây, dịch vụ kê khai và hoàn
thuế trực tuyến này chỉ thực hiện xử lý cơng việc trong vịng 12 giờ và người dân cũng
nhận được tiền hoàn lại nhanh hơn ít nhất một tháng so với những người dân sử dụng
dịch vụ kê khai và hoàn thuế truyền thống (Heeks, 2001).”
Archmann và Iglesias (2010)“quan điểm rằng, Chính quyền ngày nay phải có khả
năng đáp ứng được những thách thức và yêu cầu của thế kỷ 21 một cách hiệu quả, do
vậy các dịch vụ công phải tập trung hướng đến việc phục vụ nhu cầu của người dân và
doanh nghiệp thay vì nhu cầu của chính quyền. Giảm gánh nặng hành chính đối với
người dân và doanh nghiệp cũng chính là lợi ích của việc tăng hiệu quả và hiệu suất khi
áp dụng CNTT - TT vào các hoạt động hành chính cơng. Tác giả cho rằng, hành chính
cơng cần phát triển theo xu hướng “Chính phủ chuyển đổi” và tập trung vào 5 vấn đề
chính: (1) Đáp ứng và duy trì các tiêu chuẩn cao nhất, (2) thừa nhận cách tiếp cận lấy
người dân là trung tâm, (3) nỗ lực giảm thiểu gánh nặng thủ tục hành chính cho người
dân và doanh nghiệp, (4) học cách tận dụng các cơ hội do CNTT - TT cung cấp để thúc
đẩy việc sắp xếp tổ chức nội bộ để trở thành một "tổ chức học tập", (5) đóng vai trị dẫn
đầu trong việc thúc đẩy đổi mới, trở thành động lực trong việc hiện đại hóa, cải tiến chất
lượng và cung cấp các giá trị tốt nhất.”


12


Ngày nay, CPĐT“đóng vai trị quan trọng trong việc phục vụ xã hội và doanh
nghiệp bằng cách cung cấp các loại dịch vụ và giao dịch khác nhau mọi lúc, mọi nơi
thông qua việc sử dụng các thiết bị điện tử có khả năng kết nối Internet (Meftah và cộng
sự, 2015). Theo thống kê của Liên hợp quốc, nếu như năm 2003 chỉ có 33 quốc gia cung
cấp giao dịch trực tuyến thì đến năm 2016 đã có 148 quốc gia (UN, 2016) và năm 2020
là 162 quốc gia (UN, 2020b) cung cấp ít nhất một hình thức dịch vụ giao dịch trực tuyến.”

1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của Chính
phủ điện tử
Trong nghiên cứu của mình, Kumar và cộng sự (2007) cho rằng, những mơ hình
nghiên cứu trước đây về việc sử dụng CPĐT chưa có định nghĩa rõ ràng nào về việc sử
dụng CPĐT. Các nhà nghiên cứu thường đề cập đến khái niệm chấp nhận sử dụng CPĐT
như là “dự định” (Warkentin và cộng sự, 2002) hay “sự sẵn sàng” (Gilbert và cộng sự
(2004)) trong việc sử dụng thông tin và dịch vụ của CPĐT.”
Tác giả Spence (1994) mô tả quá trình“chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách
hàng bao gồm 5 bước như sau: (1) nhận thức về sản phẩm/dịch vụ  (2) quan tâm 
(3) đánh giá/xem xét  (4) dùng thử  (5) nếu hài lòng thì chấp nhận sản phẩm/dịch
vụ hoặc nếu khơng hài lịng thì từ chối sản phẩm/dịch vụ.
Daniel và cộng sự (2002)“cho rằng việc chấp nhận sử dụng công nghệ
(technology adoption) là việc quyết định và sử dụng công nghệ bởi một cá nhân hay tổ
chức. Tác giả Renaud và Van Biljon (2008) lại cho rằng việc chấp nhận sử dụng công
nghệ là một quá trình bắt đầu với việc người dùng có ý thức về cơng nghệ và kết thúc
với việc người dùng nắm bắt công nghệ và tận dụng công nghệ một cách đầy đủ. Đồng
quan điểm trên, tác giả Rogers (2003) cũng cho rằng việc chấp nhận đổi mới là một quá
trình bao gồm việc tạo ra, phát triển và thực hiện các ý tưởng hoặc hành vi mới. Q
trình ra quyết định đổi mới có thể dẫn đến việc chấp nhận, quyết định sử dụng hoặc từ
chối, không chấp nhận sự đổi mới.
Theo định nghĩa của Kumar và cộng sự (2007), việc sử dụng CPĐT đơn giản là


“quyết định sử dụng hoặc không sử dụng các dịch vụ trực tuyến”.”Warkentin và cộng
sự (2002) thì cho rằng, chấp nhận sử dụng CPĐT là “ý định tham gia vào CPĐT, bao
gồm: ý định nhận thông tin, cung cấp thông tin và yêu cầu dịch vụ CPĐT”.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Carter và Bélanger (2005) chỉ ra rằng việc
chấp nhận sử dụng và thành công của CPĐT phụ thuộc vào sự sẵn lòng của người dân
để sử dụng dịch vụ này.”


13

Mặc dù,“chính phủ các nước ngày càng đầu tư vào việc phát triển dịch vụ CPĐT
và website cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ
ra rằng mức độ sẵn sàng chấp nhận sử dụng CPĐT của người dân là không cao: Bélanger
và Carter (2008); Kumar và cộng sự (2007); Hofmann và cộng sự (2012); Mohammed
và cộng sự (2016).”
Theo báo cáo Chính phủ điện tử năm 2020, mặc dù nhiều quốc gia đã nỗ lực,
phát triển ổn định khía cạnh cung ứng dịch vụ CPĐT và thúc đẩy cơ hội tham gia CPĐT
của người dùng tuy nhiên, cơ hội tham gia sâu, rộng của người dùng vào CPĐT cũng
chưa được làm rõ. Hơn nữa, chất lượng và số lượng tham gia vào CPĐT cịn có sự khác
biệt với nhiều yếu tố tác động đến kết quả trong khi đó các yếu tố này có thể thay đổi
theo thời gian và khơng gian. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về tương tác của những yếu tố
này vẫn cịn hạn chế (UN, 2020a). Do vậy, cần có những nghiên cứu, phân tích nhằm
giải quyết các khía cạnh xã hội và thể chế trong việc tham gia vào CPĐT.
Bởi vậy, phần lớn các nghiên cứu về CPĐT đều xoay quanh việc chấp nhận và
sử dụng CPĐT tập trung vào bốn lĩnh vực dưới đây:

Bảng 1.1: Các lĩnh vực nghiên cứu việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ của CPĐT
TT Lĩnh vực

Mục tiêu nghiên cứu


1.

Ảnh
hưởng
của thực
tiễn quản
lý đến
việc chấp
nhận và
sử dụng
CPĐT

Xác định hoặc đo
lường các chiến lược
và hành vi cụ thể có
ảnh hưởng đến việc áp
dụng và chấp nhận
CPĐT của cả các tổ
chức chính phủ lẫn cá
nhân và doanh nghiệp.

2.

Ảnh
hưởng
của các
đặc điểm
tổ chức
và cá

nhân với
việc chấp

Xác định các thuộc
tính, đặc điểm nhằm
giải thích sự khác biệt
giữa các cá nhân hoặc
cơ quan chính phủ ảnh
hưởng trong việc chấp
nhận và sử dụng
CPĐT.

Phát hiện
- Việc áp dụng thành công
CPĐT bị ảnh hưởng bởi yếu
tố quản lý của cơ quan cung
cấp dịch vụ đó (như chiến
lược triển khai, quy trình
cung cấp dịch vụ...).
- Việc khơng có chiến lược
triển khai cụ thể và quy trình
rõ ràng có thể ảnh hưởng đến
việc chấp nhận và sử dụng
dịch vụ CPĐT của người
dùng.
- Sự quan liêu, quy mơ tổ
chức, các quy định từ phía
Chính phủ... là những yếu tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng
CPĐT.


Các tác giả

Homburg và Bekkers
(2002); Chan và cộng sự
(2003); Ke và Wei
(2004); Pardo và Scholl
(2002).

- Titah và Barki (2006);
Norris và Moon (2004);
Huang (2007); Carter và
Weerakkody (2008); Van
và cộng sự (2019);

- Một số đặc điểm, nhận thức - Lòng tin: (Bélanger và
của cá nhân có ảnh hưởng tới Carter (2008); Chiang và
việc chấp nhận và sử dụng cộng sự (2011); Belanche


14

TT Lĩnh vực
nhận và
sử dụng
CPĐT

3.

4.


Mục tiêu nghiên cứu

Phát hiện

Các tác giả

CPĐT: Lịng tin, Nhận thức
về tính rủi ro, Giá trị cá nhân,
Chất lượng dịch vụ được
cung cấp bởi CPĐT...

và cộng sự (2012)); Nhận
thức về tính rủi ro (Fu và
cộng sự (2006); CANA
(2020); Hoekstra và
Leeflang (2020); Yasir và
cộng sự (2020); Giá trị cá
nhân (Belanche và cộng
sự (2012); Kanaan và
cộng sự (2016); Vo Thi
Thanh Thao và Le Phuoc
Cuu Long (2021)); Chất
lượng dịch vụ được cung
cấp bởi CPĐT: Gilbert và
cộng sự (2004); LIU và
BING (2017); Nguyễn Thu
Thuỷ và cộng sự (2020)).

- Khác biệt về văn hóa dẫn tới

sự khác biệt về tỷ lệ chấp nhận
Ảnh
Xác định các thuộc và tỷ lệ sử dụng CNTT-TT.
hưởng
của văn tính, đặc điểm nhằm - Văn hóa có thể ảnh hưởng
hóa chính giải thích sự khác biệt đáng kể đến nhận thức của
phủ với giữa văn hóa của các cơ người dân đối với các dịch vụ
việc áp quan chính phủ trong cung cấp bởi CPĐT, với văn
dụng và việc chấp nhận và sử hóa ở cấp độ nhóm nhỏ hơn
sử dụng dụng CPĐT.
có thể ảnh hưởng đến sự
CPĐT
chấp nhận CPĐT (văn hóa
cấp tổ chức, cộng đồng...)

Ảnh
hưởng
của
CNTT
với việc
chấp
nhận và
sử dụng
CPĐT

Erumban và De Jong
(2006); Khalil (2011);
Hatmanu và cộng sự
(2014); Jackson và Wong
(2017).


- Khả năng truy cập, lòng tin
vào Internet và tính bảo mật
Warkentin và cộng sự
của website ảnh hưởng đáng
Xác định các yếu tố
(2002); Jaeger (2003);
kể đến chấp nhận các dịch vụ
liên quan đến CNTT
Tolbert và Mossberger
của CPĐT.
ảnh hưởng tới việc
(2006); Bélanger và
- Khả năng và kinh nghiệm
chấp nhận và sử dụng
Carter
(2008);
sử dụng máy tính có thể ảnh
CPĐT của người dùng
Papadomichelaki

hưởng đến nhận thức về tính
và tổ chức.
Mentzas (2012); Wang
dễ sử dụng và thái độ của
(2014).
người dùng đối với công
nghệ.

(Nguồn: tác giả tổng hợp)



×