TIỂU LUẬN
MÔN : TÁC PHẨM KINH ĐIỂN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
Đề tài :
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ TRONG
TÁC PHẨM SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
Chương I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ HOÀN CẢNH
RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC..................................4
1.1. Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh................................................................4
1.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phầm “Sửa đổi lối làm việc”..................................11
Chương II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ
TRONG TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC............................................13
2.1. Huấn luyện cán bộ..........................................................................................................13
2.2. Dạy cán bộ và dùng cán bộ.........................................................................................16
2.3. Lựa chọn cán bộ..............................................................................................................18
2.4. Cách đối với cán bộ.......................................................................................................19
2.5. Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ...................................................................20
Chương III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY........................................................27
3.1. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên hiện nay....27
3.2. Nguyên nhân.....................................................................................................................29
3.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ trong tác phẩm
Sửa đổi lối làm việc, liên hệ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
đảng viên hiện nay..................................................................................................................30
KẾT LUẬN..............................................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................40
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, vấn đề cán bộ và huấn luyện cán bộ ln có một vị trí hết sức quan
trọng bởi theo Người, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Từ thực tiễn cách mạng ở nước
ta, Hồ Chí Minh cho rằng huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng cán bộ, vì vậy phải làm thiết thực. Nguyên
tắc huấn luyện là phải chú ý đến kinh nghiệm thực tế, lý luận phải đi đôi với
thực tế. Việc huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ gồm những nội dung huấn luyện
về nghề nghiệp, huấn luyện về chính trị, huấn luyện về văn hóa, huấn luyện
về lý luận… Nhận thức rõ việc huấn luyện, đào tạo cán bộ là công việc quan
trọng của đảng cầm quyền, trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc huấn luyện và đào tạo cán bộ mà trước
hết là công tác học tập lý luận của cán bộ. Người chỉ rõ vai trò quan trọng của
lý luận cách mạng và trích dẫn luận điểm này của Lênin trên trang đầu của tác
phẩm Đường Cách mệnh để nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận đối với
cán bộ và phong trào cách mạng: “Khơng có lý luận cách mệnh thì khơng có
cách mệnh vận động… chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách
mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Trong chỉ đạo việc
học tập, Người luôn phê phán “Hiện tượng kinh nghiệm chủ nghĩa” đó là một
hiện tượng có tính chất chủ nghĩa xét lại, cần phải đề phòng… Nhấn mạnh
tầm quan trọng của lý luận, Người chỉ rõ: Mỗi cán bộ của Đảng phải luôn nhớ
rằng: tránh giáo điều, lý thuyết; phải khơng khi nào được qn rằng vai trị
kim chỉ nam cho hành động của lý luận và lý luận khơng phải mang tính cứng
nhắc mà đầy tính sáng tạo. Mặt khác, lý luận có mối quan hệ máu thịt với
thực tiễn, phải luôn gắn lý luận và thực tiễn, phải vận dụng lý luận để giải
quyết các vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra, phù hợp với thực tiễn cách mạng
nước ta. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải luôn trau dồi lý luận cách mạng và
1
gắn lý luận cách mạng với phong trào cách mạng, với thực tiễn, đó là liều
thuốc tránh được các bệnh giáo điều, xét lại và đó cũng là tiêu chuẩn của
người cán bộ của Đảng. Tháng 10 năm 1947, Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa
đổi lối làm việc với mục đích nâng cao trình độ lý luận, phẩm chất đạo đức,
tác phong công tác, năng lực lãnh đạo của người cán bộ... Trong đó, vấn đề
huấn luyện cán bộ, đặc biệt là huấn luyện lý luận cho cán bộ được Người coi
là công việc hàng đầu của Đảng. 70 năm đã trơi qua, nhưng tác phẩm vẫn cịn
ngun giá trị trong điều kiện hiện nay, nhất là khi toàn Đảng đang thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày
9/10/2014 của Bộ Chính trị Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu
đến năm 2030 nhận định: “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và quản lý các
hoạt động lý luận còn nhiều bất cập. Thiếu gắn bó mật thiết giữa nghiên cứu
lý luận với tổng kết thực tiễn, giữa cán bộ lý luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo
thực tiễn, giữa công tác nghiên cứu lý luận và công tác giảng dạy, đào tạo lý
luận. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cịn hạn
chế”. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII xác định: “Cơng tác giáo dục chính
trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng
mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi
mới”. Điều đó cho thấy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác huấn
luyện lý luận cho cán bộ trong Sửa đổi lối làm việc là một việc làm cần thiết
để có thể tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề mà thực tiễn đặt
ra. Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã được nêu ra trong tác phẩm “Sửa đổi
lối làm việc” về huấn luyện cán bộ, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về huấn luyện cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, liên hệ
thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về cơng tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.
2
3. Đối tượng nghiên cứu, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tác phẩm Sửa đối lối làm việc (chương
IV: Vấn đề cán bộ).
3.2. Cơ sở lí luận
Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ nhấn mạnh vai trị của lí luận,
của thực tiễn và quan hệ giữa lí luận và thực tiễn. Theo Bác: “Lí luận là đem
thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét,
so sánh thật kĩ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh
với thực tế. Đó là lí luận chân chính”. Theo Bác, lí luận như cái kim chỉ nam,
chỉ rõ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Khơng có lí luận
thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Người chỉ rõ: “Có kinh nghiệm mà khơng
có lí luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ…”. Lí luận phải liên hệ chặt
chẽ với thực tiễn. Bác nói: “Lí luận cốt để áp dụng vào cơng việc thực tế. Lí
luận mà khơng áp dụng vào thực tế là lí luận sng. Dù xem được hàng ngàn
hàng vạn quyển lí luận, nếu khơng biết đem ra thực hành, thì khác nào một
cái hịm đựng sách”. Lí luận và thực hành có quan hệ qua lại: Lí luận phải
đem ra thực hành. Thực hành phải nhìn theo lí luận…”.
3.3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài tiểu luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử.
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Hệ thống lại những vấn đề lí luận về cơng tác, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chí Minh. Đề tài có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập
chuyên ngành Xây dựng Đảng.
5. Kết cấu
Bài làm ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm ba chương.
3
NỘI DUNG
Chương I
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI
CỦA TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”.
1.1. Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai
sinh là Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu
tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX,
một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngơn Độc
lập khai
sinh
nước Việt
Nam
Dân
chủ
Cộng
hịa ngày 2
tháng
9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–1969, Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.
Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của
ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của Hồ Chí Minh được đặt ở khắp
mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ơng được nhiều người dân treo trong nhà,
đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Hồ Chí
Minh được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa ở Việt Nam. Ông đồng thời
cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng
Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Hồ Chí Minh đã được tạp chí Time bình chọn
là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở
một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong
hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đơ hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu
và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng
bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí
4
đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng
bào.
Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc
đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu
Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con
tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.
Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến
nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hồ mình với nhân
dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ
cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng
thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân
các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong
phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles)
bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do
cho nhân dân các nước thuộc địa.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái
Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành
Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những
người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một
người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
5
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp,
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết,
tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một cơng
trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ
vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại
Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ
nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại
biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội
đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế
Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn
Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn
đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong
trào giải phóng dân tộc.
Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế
Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến
Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong
đoàn cố vấn Bơrơđin của Chính phủ Liên Xơ bên cạnh Chính phủ Tôn Dật
Tiên.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần
báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện
được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” - một văn kiện lý luận quan
trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
6
Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên
Xơ), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của
Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về
châu Á.
Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong
phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp
tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đội tiên phong của giai cấp cơng nhân và tồn thể dân tộc Việt Nam.
Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng
Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.
Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xơ). Kiên trì con
đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo
phong trào cách mạng trong nước.
Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ
chức Đảng chuẩn bị về nước.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ
quốc.
Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ
mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng
lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận
Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược
sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống
phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa
7
phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng
Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký
trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự
do.
Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944,
Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,
tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang).
Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại
hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra
Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch.
Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân
khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba
Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người
làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do
trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của
Việt Nam.
Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa.
Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ
thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính
phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946
đến 1947).
8
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững
và củng cố chính quyền cách mạng.
Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những
thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng
chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954).
Sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng (1955) Trung ương Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II),
Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư
của Đảng.
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam.
Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân
đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên tồn thể nhân dân Việt Nam
vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người
khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá,
9
song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập, tự do!
Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hồng hơn,
to đẹp hơn!”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 02/9/1969, tại Hà Nội.
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt
Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam
phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong
muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây
dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn dân Việt Nam đã
đồn kết một lịng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52
của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày
27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra
khỏi miền Nam Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân
Việt Nam đã hồn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng
lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm
gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam,
lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một
chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế
và phong trào giải phóng dân tộc
10
Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thơng
qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tơn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh
hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư
tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam
và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
1.2.
Hoàn cảnh ra đời của tác phầm “Sửa đổi lối làm việc”.
Sửa đổi lối làm việc được Bác Hồ viết và hồn thành vào tháng
10/1947. Tình hình đất nước và cơng tác xây dựng Đảng lúc này có nhiều
điểm mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới:
-Về tình hình đất nước:
Năm 1947 năm đầu tiên toàn quốc kháng chiếnchốngPháp.Các cõ quan
của Đảng
Chính phủ, đồn thể chuyển lên chiến khu, hoạt động trong điều kiện
chiến tranh, phân tán. Ta tiến hành kháng chiến chống Pháp trong điều kiện tự
lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên phải
phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, dám
chấp nhận hi sinh, gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng
lên trên hết…
-Đối với Đảng ta:
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành Đảng cầm
quyền.
11
Thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc”, trong điều kiện cả nước
có chiến tranh, Đảng chủ trọng xây dựng “các chi bộ tự động cơng tác”, phát
huy tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo của các cấp bộ Đảng.
Chính trong bối cảnh đó, để có tài liệu cho cán bộ, đảng viên học
tập, rèn luyện, tu dưỡng trên các mặt ý tưởng, đạo đức và phương pháp làm
việc, Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc.
12
Chương II
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HUẤN LUYỆN CÁN BỘ TRONG
TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC
2.1. Huấn luyện cán bộ
Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân
chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là
cơng việc gốc của Đảng. Đảng có mở những lớp huấn luyện cán bộ. Nhưng
đại đa số cán bộ, hoặc bận công việc, hoặc xa xôi quá, chưa được huấn luyện.
Đối với những cán bộ đó, Đảng cần phải tìm cách huấn luyện họ (hoặc mở
lớp ở địa phương, hoặc gửi sách vở cho họ nghiên cứu, v.v.). Khuyết điểm
trong sự huấn luyện - Đã có nơi mở lớp huấn luyện, thế rất tốt. Song những
lớp ấy còn nhiều khuyết điểm. Thí dụ: huấn luyện cho cán bộ trong các cơ
quan hành chính mà khơng đụng đến cơng việc hành chính. Cịn dạy chính trị
thì mênh mơng mà khơng thiết thực, học rồi không dùng được. Phần đông cán
bộ là cơng nhân và nơng dân, văn hố rất kém. Đảng chưa tìm đủ cách để
nâng cao trình độ văn hoá của họ. Huấn luyện lý luận cho những cán bộ cao
cấp, đến nay hoặc chưa làm, hoặc làm không đúng, lý luận và thực tế không
ăn khớp với nhau, dạy theo cách học thuộc lịng. Đó là những điều Đảng nên
sửa chữa ngay, theo cách sau đây:
a) Huấn luyện nghề nghiệp
Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy. Vơ luận ở qn sự,
chính trị, kinh tế, văn hố, tổ chức, tun truyền, cơng an, v.v., cán bộ ở môn
nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy. Những cơ quan lãnh đạo và
những người phụ trách phải có kế hoạch dạy cho cán bộ trong mơn của mình,
do các cấp Đảng giúp vào. Cách học tập gồm có 5 mơn:
13
1. Điều tra: tình hình có quan hệ với cơng tác của mình. Thí dụ: mơn
qn sự, thì điều tra, phân tách, nghiên cứu rõ ràng tình hình của địch, của
bạn, của ta, chọn những điểm chính làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ.
2. Nghiên cứu: những chính sách, chỉ thị, nghị quyết. Thí dụ: cán bộ về
mơn tài chính, phải hiểu rõ chính sách tài chính và những nghị quyết về tài
chính của Chính phủ.
3. Kinh nghiệm: Thí dụ: ban tun truyền thì gom góp tất cả những
kinh nghiệm thành công hoặc thất bại trong công việc tuyên truyền, chép
thành tài liệu huấn luyện, cho cán bộ tuyên truyền học.
4. Lịch sử: Thí dụ: mơn kinh tế thì đem những sự thay đổi trong nền
kinh tế của nước ta trong thời kỳ gần đây làm tài liệu huấn luyện.
5. Khoa học: Thí dụ: các cán bộ quân sự thì phải nghiên cứu khoa học
quân sự, cán bộ y tế phải nghiên cứu y học. Cán bộ môn nào thì nghiên cứu lý
luận của mơn ấy. Các cơ quan lãnh đạo của mỗi mơn phải gom góp tài liệu,
sắp xếp cách dạy và học, kiểm tra kết quả, sao cho cán bộ trong mơn mình
dần dần đi đến thạo cơng việc.
b) Huấn luyện chính trị
Có hai thứ: thời sự và chính sách. Cách huấn luyện thời sự là khuyên
răn và đốc thúc các cán bộ xem báo, thảo luận và giải thích những vấn đề
quan trọng, và định kỳ khai hội cán bộ, báo cáo thời sự. Huấn luyện chính
sách là đốc thúc các cán bộ nghiên cứu và thảo luận những nghị quyết, những
chương trình, những tun ngơn của Đảng, của Chính phủ. Huấn luyện chính
trị, mơn nào cũng phải có. Nhưng phải tuỳ theo mỗi mơn mà định nhiều hay
ít. Thí dụ: cán bộ chun mơn về y tế, về văn nghệ, v.v. thì ít hơn. Cán bộ về
tuyên truyền, tổ chức, v.v., thì phải nghiên cứu chính trị nhiều hơn.
c) Huấn luyện văn hố
Với những cán bộ cịn kém văn hố, thì việc huấn luyện này rất trọng
yếu. Trước hết phải dạy cho họ những thường thức: lịch sử, địa dư, làm tính,
14
khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi
người công dân.
Các bài học do một ban phụ trách sắp xếp.
Lớp học do một hoặc vài ba cơ quan tổ chức với nhau. Những lớp đó
cần phải có giáo viên ln ln phụ trách và giáo viên ngồi giúp việc. Các
cán bộ có thể thay phiên nhau mà đi học. Cần phải ưu đãi các giáo viên và
khen thưởng những lớp tổ chức tốt. Những cán bộ học trong những lớp này,
phải theo trình độ văn hố cao hay thấp mà đặt lớp, chứ không theo cấp bậc
cán bộ cao hay thấp. d) Huấn luyện lý luận Những cán bộ cao cấp và trung
cấp mà có sức nghiên cứu lý luận (trình độ văn hố khá, ham nghiên cứu), thì
ngồi việc học tập chính trị và nghề nghiệp đều cần học thêm lý luận. Huấn
luyện lý luận có hai cách: Một cách là chỉ đem lý luận khơ khan nhét cho đầy
óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu.
Nhưng đối với việc thực tế, tuyên truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ
nói qua loa mà thơi. Thế là lý luận sng, vơ ích. Một cách là trong lúc học lý
luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ
có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những cơng việc
thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực, có
ích. Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh
nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận
những kinh nghiệm đó thành ra lý luận. Nhưng phải biết khéo lợi dụng kinh
nghiệm. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chước làm
theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu
hiệu giai cấp đấu tranh, mà khơng xét hồn cảnh nước mình như thế nào để
làm cho đúng. Trái lại, kinh nghiệm các nước và ở nước ta đều nói: phải gần
gụi dân chúng, vào sâu trong dân chúng. Điều này rất đúng. Ta phải kiên
quyết thực hành theo kinh nghiệm đó. Kinh nghiệm các nước và ở nước ta
nói: phải kiên quyết chống bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa. Ta
cũng phải kiên quyết chống những bệnh đó vì nhận thấy ta thường mắc phải
15
và các bệnh này rất có hại cho cơng tác, rất hại cho Đảng. Học tập - Khuôn
khổ học tập, chia ra khoa học chính trị, khoa học kinh tế, khoa học lịch sử,
v.v., mà học dần dần.
Học tập thì theo nguyên tắc: kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau.
Thí dụ: khoa học chính trị dùng sách vở, bài báo bàn về chiến lược, chiến
thuật làm tài liệu lý luận; lấy lịch sử và kinh nghiệm tranh đấu của Đảng làm
tài liệu thực tế. Khoa học kinh tế lấy "kinh tế chính trị học" làm tài liệu lý
luận, lấy lịch sử kinh tế của nước ta gần 100 năm nay làm tài liệu thực tế
Các môn khác cũng thế. Cách học tập: Tổ chức từng ban cao cấp hoặc
trung cấp. Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào. - Sắp xếp
thời gian và bài học cho những lớp đó, phải cho khéo, phải có mạch lạc với
nhau, mà khơng xung đột với nhau. - Vô luận công tác môn nào, lớp huấn
luyện nào, đều phải tuyệt đối chống bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba
hoa. Các tài liệu huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ. - Cách huấn
luyện này là huấn luyện lâu dài. Cho nên nguyên tắc là: để phát triển nghề
nghiệp mà không trở ngại đến nghề nghiệp và sức khoẻ của cán bộ. ở các cơ
quan, mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ. Những nơi vì hồn
cảnh kháng chiến đặc biệt, thời giờ dài hay ngắn, tuỳ theo điều kiện mà định.
Những giờ học tập đều tính như những giờ làm việc. Khi cất nhắc cán bộ,
phải xem kết quả học tập cũng như kết quả công tác khác mà định. - Cách
kiểm tra, thi khảo, thưởng phạt những lớp đó, do Trung ương định. - Các cơ
quan cần phải rất chú ý đến việc huấn luyện cán bộ. Phải lựa chọn rất cẩn thận
những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần
phải tham gia việc dạy. Không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc
huấn luyện.
2.2. Dạy cán bộ và dùng cán bộ
Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Vì vậy, Đảng phải ni dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng
những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một
16
người có ích cho cơng việc chung của chúng ta. Đảng ta là một đoàn thể đấu
tranh. Trong cuộc tranh đấu thường hao tổn một số cán bộ quý báu. Vì vậy,
chúng ta càng phải quý cán bộ, phải bổ sung cán bộ, phải giữ gìn cán bộ cũ và
đào tạo cán bộ mới. Mặt trận dân tộc ngày càng rộng, nảy nở ra hàng ngàn
hàng vạn người hăng hái, tham gia vào Đảng ta. Họ hăng hái nhưng lý luận
cịn thiếu, kinh nghiệm cịn ít. Trong cơng tác, họ thường gặp những vấn đề to
tát, họ phải tự giải quyết. Vì vậy chúng ta cần phải đặc biệt chú ý săn sóc
những cán bộ đó. Vì vậy, vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần
kíp.
Đối với vấn đề đó, Đảng phải làm thế nào?
Phải biết rõ cán bộ
- Từ trước đến nay, Đảng ta chưa thực hành cách thường xem xét cán
bộ. Đó là một khuyết điểm to. Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại
nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những
người hủ hố cũng lịi ra.
Phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng
Cất nhắc cán bộ là một công tác cần kíp. Khi cất nhắc một cán bộ, cần
phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và
mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài
mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không
cẩn thận, không khỏi đem người bơ lơ ba la, chỉ nói mà khơng biết làm, vào
những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại.
Phải khéo dùng cán bộ
- Khơng có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải
khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của
họ. Thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì
bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng
túng. Nếu biết tuỳ tài mà dùng người, thì hai người đều thành cơng.
Phải phân phối cán bộ cho đúng
17
- Thí dụ: Trong một nơi quan trọng ở một thành thị to thì phải phái
những cán bộ có quan hệ khăng khít với quần chúng. Họ là người trong quần
chúng mà ra, có sáng kiến, tinh thần, chắc chắn, chí khí vững vàng. Phải dùng
người đúng chỗ, đúng việc.
Phải giúp cán bộ cho đúng
- Phải luôn luôn dùng lòng thân ái mà giúp đỡ, lãnh đạo cán bộ. Giúp
họ sửa chữa những chỗ sai lầm. Khen ngợi họ lúc họ làm được việc. Và phải
ln ln kiểm sốt cán bộ.
Phải giữ gìn cán bộ
- Tại những nơi phải cơng tác bí mật khi cần thì phải phái cán bộ mới
thế cho cán bộ cũ, và phái cán bộ cũ đi nơi khác. Phải tìm mọi cách để giữ bí
mật cho cán bộ.
2.3. Lựa chọn cán bộ
a) Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc,
trong lúc đấu tranh.
b) Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng.
Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế, thì dân chúng mới tin
cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ.
c) Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những
hồn cảnh khó khăn. Ai sợ phụ trách và khơng có sáng kiến thì khơng phải
người lãnh đạo.
Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi
thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc
khơng sợ khó khăn.
d) Những người ln ln giữ đúng kỷ luật. Đó là những khn khổ để
lựa chọn cán bộ, chúng ta phải theo cho đúng.
Trong Đảng ta, có những nơi thường dùng những người văn hay nói
khéo, nhưng khơng làm được việc, khơng ra tranh đấu. Mà những đồng chí
viết khơng hay nói khơng thạo nhưng rất trung thành, hăng hái, rất gần gụi
18