Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kế hoạch bài dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.57 KB, 7 trang )

Chương trình Dạy học của Intel
Kế hoạch bài dạy
Người soạn
Họ và tên
1. Nguyễn Đạo Hải ()
2. Hồ Ngọc Lệ Thanh ()
3. Nguyễn Thị Ngọc Thảo( )
Lớp, nhóm 5BTVT, nhóm Hải Đăng
Khoa Hóa học
Trường Đại học Sư Phạm TPHCM
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Nhà vệ sinh thân thiện_ chuyện không của riêng ai
Tóm tắt bài dạy
Câu lạc bộ Sống đẹp của trường THPT Hải Đăng nhận được rất nhiều thư phàn nàn của học sinh về
hệ thống nhà vệ sinh dơ và hôi. Học sinh đóng vai trò là thành viên của câu lạc bộ tiến hành khảo
sát thực tế, đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh. Sau đó báo cáo lên BGH
nhà trường bằng bài thuyết trình powerpoint.
Lĩnh vực bài dạy
Hóa học, địa lý, sinh học
Cấp / lớp
Cấp III, lớp 11
Thời gian dự kiến
5 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
1. Kiến thức:
- Biết được: Tính chất vật lí, ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp .
- Hiểu được: Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với
nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại),


khả năng tạo phức.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học
của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 6
Chương trình Dạy học của Intel
của NH
3
.
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thể tích khí amoniac sản xuất đuợc ở đktc theo hiệu suất.phản
ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
Mục tiêu đối với học sinh/ kết quả học tập
 Giáo dục ý thức bảo quản tài sản chung cho HS.
 Giúp HS hoàn thiện kiến thức - kĩ năng của thế kỉ 21, bao gồm: kiến thức, kĩ năng tư duy, kĩ
năng giao tiếp cộng tác, kĩ năng công nghệ.
 Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS.
 Giúp HS liên hệ thực tiễn đời sống. Từ đó, HS thấy được vai trò quan trọng của hóa học
trong cuộc sống.
 Giữ gìn sức khỏe bản thân và mọi người, góp phần bảo vệ môi trường học tập
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi
khái quát
Học sinh có thể làm gì để xây dựng một trường chuẩn quốc gia?
Câu hỏi bài
học
1/ Chúng ta có thể làm gì để nhà vệ sinh trở nên thân thiện?
2/ Tại sao phải xây dựng nhà vệ sinh thân thiện?

Câu hỏi nội
dung
1/ Amoniac có cấu tạo như thế nào?
2/ Nêu tính chất vật lí của NH
3
?
3/ Tính chất hóa học của NH
3
là gì?
4/ Ứng dụng và điều chế NH
3
?
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 2 of 6
Chương trình Dạy học của Intel
Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và
hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
- Đặt câu hỏi
- Số liệu từ bài kiểm tra
- Biểu đồ KWH
- Các tiêu chí đánh giá
- Lập kế hoạch để thực hiện dự
án
- Bảng phân chia công việc
- Đặt câu hỏi
- Thảo luận: nêu những thắc
mắc, khó khăn khi tiến hành dự
án

- Báo cáo tiến độ cho GV
- Đánh giá nhóm và tự đánh giá
- Lập bảng kiểm mục
- Sổ ghi chép hay nhật kí dự án.
- Đánh giá sản phẩm thông
qua:
o Nội dung trình bày.
o Cách thể hiện.
o Tính nghệ thuật, sáng
tạo.
o Mô phỏng.
- Đánh giá DA của các
nhóm khác
- Chia sẻ sản phẩm
Tổng hợp đánh giá
- Trước khi bắt đầu DA: tìm hiểu nhu cầu HS (tìm hiểu kỹ năng, kiến thức, tâm tư nguyện
vọng); sau đó GV thảo luận với HS, đưa ra bảng tiêu chí đánh giá,lập biểu đồ K-W-H(thông
qua bài kiểm tra)
- Trong quá trình thực hiện DA: các nhóm phải lên KHDA và phân chia công việc. GV đi
tham dự một số buổi họp nhóm, có thể trao đổi qua mail; báo cáo tiến độ thường xuyên với
GV, đánh dấu những công việc mà mình đã thực hiện; mỗi nhóm cũng thường xuyên họp
nhóm thảo luận, bàn bạc, trao đổi công việc của nhóm với nhau và với các nhóm khác để có
được những ý kiến đóng góp và những thông tin phản hồi hữu ích; trong suốt quá trình thực
hiện dự án các nhóm luôn chia sẽ phản hồi cho nhau (có cả GV) đồng thời GV cũng thường
xuyên kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ làm việc của HS; đánh giá ấn phẩm HS và bài
trình chiếu (đánh giá sản phẩm, sự thể hiện của HS…)
- Cuối dự án: đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS khi kết thúc dự án (đánh giá hồ sơ học tập,
đánh giá thông qua hội thảo do HS tự điều khiển, đánh giá sự thể hiện của HS…); tổng kết,
rút kinh nghiệm.
Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu
• Nghiên cứu tài liệu
• Sử dụng internet
• Sử dụng các phần mềm(windowns movie maker, proshow, word, powerpoint…)
Các bước tiến hành bài dạy
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 3 of 6
Chương trình Dạy học của Intel
Tuần 1: GV tìm hiểu nhu cầu HS., giới thiệu dự án, GV và HS cùng thảo luận bộ câu hỏi định
hướng.
Tuần 2: GV triển khai dự án, định hướng cho HS.
HS tìm hiểu dự án, lên kế hoạch thực hiện và phân chia công việc trong nhóm.
Tuần 3 - 4: HS tiến hành công việc theo kế hoạch, báo cáo tiến độ cho GV.
Chia sẻ và phản hồi giữa các nhóm và với GV.
Tuần 5: HS hoàn chỉnh và trình diễn sản phẩm.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
Học sinh
tiếp thu
chậm
- Cung cấp một số sản phẩm mẫu để các em dễ hình dung công việc.
- Cung cấp các tài liệu có liên quan.
- Cho phép học sinh lựa chọn các phương pháp và công cụ để tổng kết dự án dựa
trên khả năng của các em.
Học sinh
không
biết tiếng
Anh
- Mô tả nguồn hỗ trợ ngoại ngữ (ví dụ như hướng dẫn học tiếng Anh từ các học
sinh đã biết tiếng Anh hoặc từ những người tình nguyện của cộng đồng.
- Mô tả các tài liệu phù hợp như tài liệu bản ngữ, công cụ bảng biểu, tài liệu minh
hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật.

- Mô tả những thay đổi về cách mà học sinh sẽ trình bày kết quả học tập (Ví dụ như
trình bày bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh, hoặc một bài thuyết trình thay cho bài
kiểm tra viết).
Học sinh
năng
khiếu
- Nhấn mạnh rằng khi tổng kết dự án học sinh năng khiếu có thể lựa chọn một loạt
các dự án cộng đồng và vươn tới cộng đồng phù hợp với khả năng cụ thể của mình.
- Khuyến khích học sinh vượt qua những điều hiển nhiên để nêu ra những giải pháp
sáng tạo cho những vấn đề nan giải.
Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo
Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 4 of 6
Intel® Teach Program
Essentials Course
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên đĩa
CD
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác
Tư liệu in
- Sách giáo khoa hóa học lớp 11
- tài liệu tham khảo
Hỗ trợ
- máy ảnh
- máy quay phim
- máy ghi âm…
Nguồn Internet
(trang web trích các bài báo của báo thanh niên)
/> /> />news_id=6973
/>cai-ngay-hoi-ve-sinh-moi-truong-trong-truong-hoc.aspx
/>UNICEF-giup-do-bao-ve-suc-khoe-tre-em-thong-qua-Ngay-hoi-Ve-sinh-
Truong-hoc-o-cac-vung-ngheo-xa-ngheo/language/vi-VN/Default.aspx
/> />1652329275/vi_sao_hoc_sinh_so_di_ve_sinh_nbsp.html
/>hoc.htm
/>sinh-o-truong-930996/)
© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 5 of 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×