Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.49 KB, 41 trang )

Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
PHẦN I: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ SAO NHÃNG
TRẺ EM.
I. Khái niệm và các biểu hiện bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em.
1. Khái niệm bạo lực gia đình.
1.1. Khái niệm Bạo lực gia đình của Liên Hợp Quốc
Tháng 12/1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đưa ra định nghĩa về bạo
lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào
dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hoặc
tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành
động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do dù nó
xảy ra nơi cộng đồng hay trong cuộc sống riêng tư”.
1.2. Khái niệm bạo lực gia đình ở Vịêt Nam
Bạo lực gia đình (theo bản dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình
của Việt Nam trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XII): Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng
gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong
gia đình.
Các loại bạo lực gia đình.
Có rất nhiều loại hình và hình thức bạo lực khác nhau trong gia đình.
Nhưng chủ yếu xảy ra các loại hình bạo lực sau:
- Bạo lực về thể chất.
- Bạo lực về kinh tế.
- Bạo lực về tinh thần.
- Bạo lực về tình dục.
- Bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em.
1
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
1.3. Khái niệm về sao nhãng trẻ em.
Sao nhãng trẻ em là không đáp ứng những quyền cơ bản, những nhu
cầu cơ bản của trẻ. Sao nhãng thể hiện ở nhiều góc độ cả sự không đáp ứng


về nhu cầu vật chất và sự thờ ơ với đời sống tinh thần của các em
(diendan.nhunguocmoxanh.org).
1.4. Các biểu hiện về sao nhãng trẻ em.
Với những trẻ em bị gia đình sao nhãng trong chăm sóc và giáo dục
thường có những biẻu hiện về mặt thể chất, tâm lý và hành vi không theo
quy luật thông thường giống như những trẻ em cùng lứa tuổi. Sau đây là
những biểu hiện cụ thể để chúng ta nhận biết những trẻ em bị sao nhãng, bỏ
mặc không chăm sóc của gia đình.
Dấu hiệu sao nhãng về thể chất Dấu hiệu sao nhãng về hành vi hành vi
- Trẻ trong tình trạng bị
đói, bẩn thỉu, vệ sinh kém, ăn mặc
xộc xệch hoặc không phù hợp với
lứa tuổi, với thời tiết, ;
- Trẻ chậm phát triển hoặc
suy dinh dưỡng;
- Trẻ ốm yếu, suy dinh
dưỡng, bệnh tật nhưng không
được chữa chạy, chăm sóc, ;
- Trẻ thường xuyên bị tai
nạn, đặc biệt trong những hoạt
động nguy hiểm;
- Trẻ bị bỏ rơi.
- Trẻ thường xuyên ở lại trường lâu,
đến sớm, về muộn mà không ai quan tâm;
- Trẻ có hành vi không đúng mực
như ăn cắp đồ ăn hoặc một số vật dụng
khác;
- Trẻ luôn mệt mỏi, bơ phờ hoặc
ngủ gật trong lớp;
- Trẻ sử dụng đồ uống có cồn hoặc

ma tuý;
- Trẻ cho biết không có ai quan tâm
chăm nom mình;
- Trẻ nghỉ học kéo dài hoặc từ chối
đến trường;
- Trẻ bị cô lập khỏi nhóm bạn cùng
2
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
trang lứa;
- Trẻ rất nghèo nàn về cảm xúc.
1.5. Các hình thức sao nhãng trẻ em.
Có nhiều hình thức về sao nhãng trẻ em trong gia đình nhưng trong
khuôn khổ bài nghiên cứu của mình tôichỉ xin nêu ra ba hình thức chính
trong sao nhãng trẻ em và trong suốt bài viết của mình tôi sẽ đi sâu tìm hiểu
theo ba hình thức này.
- Sao nhãng về thể chất.
- Sao nhãng về tình cảm.
- Sao nhãng về giáo dục.
II. Thực trạng về sao nhãng trẻ em ở Việt Nam.
1. Sao nhãng về thể chất.
- Bỏ mặc là sự sao nhãng thường xuyên và ở mức độ nghiêm trọng
của cha mẹ/người chăm sóc dẫn đến những tổn hại cho sự phát triển của trẻ.
Hành vi này phải diễn ra trong một thời gian và phải được công nhận trái với
chuẩn mực về sự chăm sóc mà cha mẹ thông thường phải dành cho con cái,
đã gây ra tổn hại về thể chất thực tế chứ không phải được giả định là sẽ gây
tổn hại trong tương lai (theo Kiến thức chung về phòng chống lạm dụng trẻ
em, tập Tài liệu tập huấn về phòng chống lạm dụng trẻ em, UNICEF, Nhà
xuất bản Hà Nội năm 2008).
Sao nhãng về thể chất: là hình thức bỏ mặc dễ được nhận thấy nhất,
bao gồm việc không cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhu cầu cơ bản về thể chất

là chỗ ở, thức ăn và quần áo hoặc không bảo vệ được trẻ khỏi sự nguy hại
hay mối nguy hiểm.
3
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Hành vi ngược đãi về thể chất đói với trẻ bao gồm mọi hình thức gây
đau đớn về thể chất cho các em kể từ bấu véo cho đến rung lắc, bợp tai, tát,
đánh đập Trẻ có thể bị tổn thương rất đa dạng, từ tổn thương phần mềm
(vết rách, bầm tím, vết bỏng) cho đến gẫy răng, gẫy xương, vỡ nội tạng,
thương tích hệ thần kinh trung ương. Bị xúc phạm thân thể từ nhỏ, các em
lại dễ phát triển hành vi bạo lực hoặc phạm tội sau này: theo tài liệu của Bộ
Công an, ở trại giam Thanh Xuân, có 37% nam và 20% nữ phạm nhân ở tuổi
vị thành niên đã từng bị bố mẹ mắng chửi, đánh đòn.
Trẻ em Việt Nam hiện chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước. Số trẻ
vị thành niên ra xã hội mưu sinh, theo số liệu thống kê tạm thời của Cục Bảo
vệ - Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) tính đến tháng Sáu năm nay là hơn 3
triệu. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương nhưng trên thực tế người lớn
vì lý do này hay lý do khác đã vô tình lãng quên đi sự non nớt này của trẻ và
để trẻ tự xoay sở, tự đối phó với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống.
Số liệu do chuyên gia Bảo vệ trẻ em của UNICEF nêu ra cho thấy:
“Mỗi năm tại các quốc gia đang phát triển có khoảng 3.500 trẻ em dưới độ
tuổi 15 tử vong do bị ngược đãi (lạm dụng và sao nhãng). Đó là những
trường hợp bạo lực nghiêm trọng nhất được thông báo, còn nhiều các trường
hợp khác vẫn nằm trong bóng tối.
Đối với Việt Nam, năm 2005, theo số liệu của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội có hơn 2,6 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm khoảng
3% tổng số trẻ em trên cả nước. Còn theo theo số liệu của Cục cảnh sát Điều
tra tội phạm hình sự- Bộ Công an, tội phạm xâm hại trẻ em ngày càng tăng.
Trong 3 năm (2005-2007) xảy ra 5.070 vụ, bắt giữ xử lý 6.215 đối tượng,
5.188 em bị xâm hại (nam 1656, nữ 3532), trong đó án xâm hại tình dục trẻ
em chiếm tỷ lệ cao nhất (56,3%), tiếp theo là cố ý gây thương tích trẻ em

(14,7%).
4
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Theo TS Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày
Mai Hương trường Đại học Melbourne (Australia) cho biết, trong nhà
trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm lý tâm
thần. Theo đó 15,94% em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các
cấp học, lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng, với số thanh
thiếu niên. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10 - 17. Nghiên cứu 21.960
thanh thiếu niên Hà Nội phát hiện 3,7% em có rối loạn hành vi. Khảo sát sức
khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của
Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu
gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ
lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46 %. Tỷ lệ này đối
với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành, ngoại thành không có gì
khác biệt.
Theo Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2005 Việt Nam vẫn còn 3 triệu trẻ em
khuyết tật, đặc biệt 150.000 trẻ em là nạn nhân chất độc da cam. Vấn đề trẻ
em ở thế hệ thứ 3 bị di chứng chất độc da cam cũng đã xuất hiện ngày càng
nhiều và không biết đến bao giờ di chứng tai hại này mới chấm dứt, các em
là những người vô tội nhưng phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Đây thực
sự là những con số báo động và đau lòng về tình hình trẻ em ở Việt Nam,
các em không chỉ bị ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn để lại những di
chứng trong sự phát triển về trí tuệ.
Viện nghiên cứu Thanh niên Việt Nam đã thực hiện một cuộc điều tra
với 1240 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (gồm 632 em trai và 608 em
gái) từ 12 địa phương khác nhau ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam (Viện
Nghiên cứu Thanh niên, 1999a). Các em học sinh đã trả lời các câu hỏi khác
nhau về việc cha mẹ sử dụng hình phạt gì khi các em mắc lỗi. Có tới 9,5%
các hình phạt như tỏ thái độ khinh bỉ, không cho ăn và bắt đứng dưới trời

5
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
nắng (theo Giáo dục hay Xâm hại – Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và
tinh thần trẻ em tại Việt Nam, Biên tập: Tiến sĩ Nguyễn Đức Mạnh, Phó
Viện trưởng, Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em; Uỷ ban Dân số Gia
đình và Trẻ em). Điều này chứng tỏ sự không quan tâm chăm sóc của cha
mẹ đối với con cái dung hình thức là phạt bỏ đói và bắt trẻ phải đứng dưới
trời nắng gắt là một hình thức bạo lực gia đình đối với trẻ. Nó có ảnh hưởng
không chỉ về mặt thể chất mà còn gây cho trẻ cảm giác tội lỗi hằn sâu trong
tâm trí trẻ.
Cũng nên biết rằng tệ nạn ngược đãi trẻ em không kém nghiêm trọng
ngay cả ở một số nước được coi là phát triển: ở Mỹ, Cơ quan Bảo vệ Trẻ em
đã thống kê số trẻ em chết do bị ngược đãi và bị bỏ mặc không chăm sóc qua
nhiều năm và coi đó là "vấn đề giết người". Năm 1997, ước tính có 1.196 trẻ
tử vong theo báo cáo của 47 bang; năm 2000, mỗi ngày ở Mỹ có đến 5 trẻ tử
vong. Con số thực tế còn cao hơn, có thể đến 28 tử vong mỗi ngày tức gần
10.000 mỗi năm theo những nguồn khác Sự ngược đãi trẻ còn thật sự đáng
lo lắng vì số trẻ từ 5 tuổi trở xuống bị tử vong do ngược đãi còn nhiều hơn
số trẻ tử vong do ngã, chết đuối nước, tai nạn giao thông với nhiều loại
thương tích nặng vào đầu, bụng hay bị đầu độc, bị dìm chết, bị ngạt, bị
bỏng Điều kinh ngạc hơn nữa là trẻ dưới 1 tuổi chiếm 39% số trẻ tử vong
do ngược đãi. Kinh nghiệm của nước Mỹ cho thấy rằng mặc dù luật pháp
yêu cầu các cán bộ y tế phải báo cáo những trường hợp nghi ngờ trẻ bị
ngược đãi nhưng con số được báo cáo vẫn xa con số thực. Theo sự tổng hợp
của .
Có những trường hợp thực tế xẩy ra rất đau lòng khi đọc lên chúng ta
thấy thực sự phẫn nộ với những hành vi ngược đãi và sao nhãng trẻ em như
trường hợp của Em Nguyễn Hữu Lợi (tức bé Đen, 9 tuổi) ở thành phố Hồ
Chí Minh bị mẹ nuôi dùng roi đánh khắp người và dùng búa đánh vào đầu
6

Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
chỉ vì em đã ăn hết phần thức ăn dành cho bữa chiều. Được đáp ứng về mặt
dinh dưỡng là quyền của trẻ em mà cha mẹ cần phải đảm bảo cho trẻ nhưng
ngược lại trẻ lại bị trả giá bởi nhu cầu bản năng của chính mình. Một sự thật
đau lòng lắm thay!
Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của mình làm cho người ta coi
chuyện đánh con nít là bình thường. Nhiều trường hợp người dân không lấy
giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Việc hành hạ, đánh
đập trẻ em lâu nay vẫn thường xảy ra.
Học kém, bị bố trói vào chân giường và tra hỏi "tại sao lại thế?". Trốn
học đi chơi game, bị cha đánh chết ngất. Giành đồ chơi với em, bị mẹ đổ
nước sôi lên đầu. Hay leo trèo, chạy nhảy, nghịch ngợm, mẹ đánh dập mắt
cá chân và dùng dao cắt đứt gân chân để "chừa thói nghịch".
Bị nghi ăn trộm tiền, bị anh họ và hàng xóm trói vào gốc cây, chất lá
xung quanh và thiêu sống. Đó là những cách "tra tấn" con cái mà nhiều
người bảo đến đòn thù cũng còn thua xa.
Cốc đầu, phát vào mông, chửi rủa, bắt đứng úp mặt vào tường, đứng
giữa tổ kiến lửa, vứt con xuống giếng, treo con lên xà nhà, lột truồng rồi
đánh, rồi xát ớt và muối vào vết thương, xé nát quần áo, sach vở, bắt nhịn
ăn, nhốt vào tủ, ấn đầu vào bể nước cho sặc là những cách "dạy con" của
một số ông bố, bà mẹ. Khi được hỏi lý do vì sao họ nghĩ ra được nhiều cách
hành hạ con đến vậy, tất cả những "đao phủ trong nhà" ấy đều chung một
câu trả lời: "Cũng chỉ là muốn giáo dục con, cho nó nên người". Lạ kỳ thay
cách dạy con của những ông bố bà mẹ này!
Khi đọc đến trường hợp này tôi thực sự thấy bức xúc và phẫn nộ
không hiểu các bậc làm cha làm mẹ có suy nghĩ gì mà có thể hành xử với
một đứa be như vây? Như trường hợp của cháu bé mới 2 tuổi ở Hải Phòng
cũng chết đi sống lại nhiều lần vì những trận đòn roi vô cớ của người cha
7
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội

dượng độc ác. Cháu bị đánh đập vì bất cứ lý do gì. Khóc nhè, bị đánh đến
chảy máu mồm. Đi tè, trót "són ra quần", bị đánh thâm tím mặt mày. Đánh
đổ bát cơm, bị ném chai rượu vào đầu, chảy máu. Người cha mất nhân tính
ấy còn trừng phạt con bằng roi điện.
Một trường hợp khác cháu bé bị ngược đãi hay nói đúng hơn là chịu
đòn oan thay cho người bố của mình vì mẹ của bé bị chồng bỏ rơi. Bà đã trút
hận thù lên "giọt máu của thằng khốn đó" bằng cách hành hạ, bỏ đói, đánh
đập dã man đứa trẻ mới sinh vài tháng tuổi. Khi hàng xóm hỏi vì sao cháu bé
khóc, người mẹ ác đó nói dối rằng cháu bị ngã. Nhưng nhiều lần như thế,
hàng xóm sinh nghi. Mọi người đã theo dõi và bắt quả tang người "mẹ ác"
đó hành hạ con hơn hành hạ kẻ thù. Hàng xóm đã xông vào, cướp cháu bé ra
và đưa đi cấp cứu. Cháu được cứu sống, nhưng mẹ nó thì vào tù.
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ CHí Minh, có nhiều
nguyên nhân dẫn tới nạn tự tử ở trẻ em. Trong đó 33% do giận cha mẹ hoặc
anh chị, 22% do sợ đòn roi của cha mẹ, 33% sợ thầy cô phạt, giận, sợ bạn bè
và cha mẹ buồn, 11% vì lý do cô đơn, thất tình Theo bác sĩ Lê Thị Hồng
Nhung, khoa Khám tâm thần trẻ em - Bệnh viện tâm thần TP HCM, mỗi
ngày bệnh viện đón khoảng 50 - 80 trẻ bị rối nhiễm tâm lý. Nguyên nhân là
do tác động từ gia đình, môi trường sống và học tập.
2. Sao nhãng về tình cảm.
Bên cạnh việc sao nhãng về thể chất thì việc sao nhãng về tình cảm
cũng là một hành vi bạo lực đối với trẻ em nó làm tổn hại đến đời sống tinh
thần của trẻ và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Sao nhãng về tình cảm: là dạng khó ghi nhận và phát hiện do thiếu các
bằng chứng rõ ràng biểu hiện ra bên ngoài. Hình thức này thường diễn ra khi
trẻ còn quá bé để có thể nhận thức được là mình không nhận được sự chăm
8
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
sóc thích hợp. Nhìn chung đó là việc không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tình
cảm của trẻ, hoặc cha mẹ không nhạy cảm đối với các phản ứng của con trẻ,

không hướng dẫn con cái ở mức thích hợp, hoặc sự tham gia quá thô bạo của
cha mẹ vào cuộc sống của con trẻ.
Gây tổn thương về cảm xúc bao gồm chửi mắng, lăng nhục trẻ, hoặc
vợ chồng cãi cọ, ẩu đả nhau trước sự chứng kiến của con cái Những hành
vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí trẻ,
chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình, không cởi mở, có
biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát
triển chậm, gương mặt vô cảm.
Nghiên cứu của Hoàng Cầm Tú, Quách Thuỳ Minh và Nguyễn Hồng
Thuý (2001) chỉ ra rằng nhiều bậc cha mẹ có những cách nuôi dạy con cái
có thể nói là rất có nguy cơ gây hại cho trẻ em về mặt tình cảm và tinh thần.
Ví dụ, cha mẹ thường xuyên hăm dọa đánh con (80,5%), chửi rủa (57,6%),
doạ đuổi khỏi nhà (46,6%), gọi con là “ngu”, hoặc “đồ lười”, bỏ lơ hoặc
không có thái độ yêu thương đối với trẻ (44,4% và nhục mạ trẻ (24,3%).
Một số ít cha mẹ doạ bằng súng hoặc dao (0,01%) (theo Giáo dục hay Xâm
hại – Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em, Biên tập Tiến sĩ
Nguyễn Đức Mạnh, Phó Viện trưởng, Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ
em; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em).
Theo ông Lê Minh Công, Phó Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Tâm
thần Trung ương 2: Cho biết Khoa bệnh viện nơi ông làm việc thỉnh thoảng
vẫn tiếp nhận những ca tư vấn cho trẻ em bị cha mẹ đánh đập. Khi tìm hiểu
thì được biết tuổi thơ của cha mẹ các em trước đó cũng bị ngược đãi nên họ
lại theo lối mòn ấy mà dạy con. Sự ngược đãi, bạo hành về tinh thần hay thể
xác đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của trẻ.
9
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh
viện Mai Hương chiếm 9,23%. Lứa tuổi 10 - 11 có tỷ lệ 42 - 46% gặp khó
khăn về ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử
giữa học sinh nam (84.60%) và học sinh nữ (15,40%). TS Hồi cũng lưu ý,

trong lĩnh vực tâm lý trẻ em, những phân biệt đối xử của ông bà, cha mẹ
thậm chí định kiến bất bình đẳng về giới cũng có tác động đến ứng xử của
trẻ. (giadinh.net.vn).
Có những di chứng không bộc lộ ra ngay mà sẽ hình thành cách ứng
xử sau này của họ với con cái và người khác. Điều đó rất nguy hiểm.
Cũng có trường hợp cha mẹ sao nhãng sự chăm sóc con cái mình chỉ
vì sinh them em bé. Như trường hợp của bé My Từ ngày nhà có thêm em bé,
My bỗng thấy mình như “người thừa”. Mọi sự quan tâm, chú ý bố mẹ đều
dành cho “nhân vật” mới. My trở nên ương bướng và quấy rối không giống
cô bé ngoan ngoãn ngày xưa tẹo nào. Bố quát “My hư”, mẹ cằn nhằn: “Càng
lớn càng khó bảo”.
Không riêng gì My mà nhiều đứa trẻ khác cũng rơi vào trường hợp
tương tự khi mẹ sinh them em bé. Trước bố mẹ chỉ quan tâm, săn sóc mình
nó giờ thi…Mẹ cả ngày bên em bé, âu yếm xuýt xoa, bố đi làm về là chạy
ngay lại bế cưng nựng. My thấy mình như bị bỏ rơi như bị cô lập và nó trở
nên quậy phá.
Khi có thêm em bé, mọi người trong gia đình đều dồn tình yêu và sự
quan tâm cho thành viên mới. Đứa trẻ cần được chăm sóc cẩn thận nhưng
cũng không vì thế mà sao nhãng chăm sóc, chơi đùa với ông anh hoặc bà chị
của em bé.
Lứa tuổi mầm non rất dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Chỉ cần câu
nói hay hành động vô ý của bậc phụ huynh cũng có thể đẩy đứa trẻ đến phản
ứng dại dột. Nên nhẹ nhàng, vui đùa và quan tâm đến con cái.
10
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Việc sao nhãng về tình cảm đối với trẻ em cũng được đề cập trong các
nghiên cứu. Trong khi người lớn còn phân vân liệu việc bố mẹ tập trung vào
công việc và thiếu quan tâm đến con cái có là một hình thức sao nhãng hay
đơn giản chỉ là một căn bệnh của thời đại về sự cân bằng giữa công việc và
gia đình, thì trẻ em lại nhận thức một cách rõ ràng hơn. Với các em, sự quan

tâm đầy đủ khi còn trong quá trình trưởng thành quan trọng hơn việc cung
cấp đầy đủ cho các em tiền bạc, vật chất.
Bà Deepali Khanna, Giám đốc tổ chức PLAN tại Việt Nam, có ý kiến:
"Tôi cho rằng, người dân Việt Nam rất yêu thương con trẻ. Nhưng quan
trọng là chúng ta phải học cách yêu thương đúng cách. Đúng cách có nghĩa
là nuôi dưỡng chứ không phải nuôi ăn, là chăm nom chứ không phải giám
sát. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề quyền trẻ em. Tuy nhiên,
theo kết quả nghiên cứu chúng tôi thực hiện tại tỉnh Quảng Trị cho thấy,
chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để biến một bộ luật từ văn bản trở thành
hiện thực. Trên thực tế, trẻ em - nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ
em khuyết tật vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Quyền của những trẻ em này bị vi phạm, các em vẫn bị lạm dụng thân thể,
lạm dụng tinh thần, bị bỏ mặc không được chăm nom và bị bóc lột…"
Theo bà Mzaman, Phó đại diện tổ chức UNICEF năm 2008 có 20%
ông bố và 7% các bà mẹ không có thời gian quan tâm đến đời sống tình cảm
của con cái.
Nghiên cứu của Hoàng Cầm Tú có 44,4% các bậc cha mẹ bỏ lơ,
không quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc hoặc không có thái độ yêu
thương đối với trẻ.
Theo WHO có 42-46% trẻ em VN gặp khó khăn về ứng xử, 8-22% bị
chấn thương về tâm lý.
11
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Cuối năm 2007, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, cấp cứu cùng lúc 2
bệnh nhi Thanh, Dung, nhập viện trong trạng thái hôn mê do uống thuốc để
kết liễu cuộc đời.
Qua tiếp xúc, mỗi em đều có một tâm sự. Em Thanh mới học lớp 8
nhưng thời gian để giải trí hầu như không có, em phải học ở trường, rồi học
thêm nhiều môn, dẫn đến trạng thái quá tải, em bị nhức đầu thường xuyên và
cảm giác bị áp lực phải học đạt điểm cao nên quyết định uống thuốc. Còn

Dung, ba mẹ ly dị, phải ở với bà nội, em buồn vì không có ba mẹ đưa đón đi
học như các bạn cùng trang lứa, thiếu thốn tình thương yêu của ba mẹ nên
quyết định uống paracetamol để chết.
Người nhà của các em đều cho rằng, họ không ngờ các em lại hành
động như vậy. "Chỉ thấy trước khi tự tử, các em có một thời gian dài không
muốn tiếp xúc với mọi người trong gia đình", một phụ huynh cho biết.
Sự sao nhãng trong chăm sóc không quan tâm đến suy nghĩ của con
cái của các bậc làm cha làm mẹ đôi khi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc.
Tuấn, học sinh lớp 7 của một trường ở quận 8, vốn luôn dẫn đầu lớp trong
kết quả học tập, nhưng đến năm lớp 9, khi về nhà, Tuấn như một cái bóng,
im lặng, không nói chuyện với ai. Sự việc kéo dài hơn 3 tháng thì Tuấn
quyết định uống thuốc tự tử. May mắn là gia đình đã kịp đưa em đến bệnh
viện cấp cứu.
Sau bình phục, Tuấn được chuyển đến gặp các bác sĩ tâm lý, tại đây,
Tuấn cho biết, em không muốn giao tiếp và quyết định tự tử vì cha mẹ buộc
khi học xong lớp 12 phải ở nhà buôn bán. Trong khi em muốn được học đại
học. Em đã thuyết phục vài lần nhưng cha mẹ không quan tâm.
“Con sẽ chết vì quá chán nản và thất vọng với cuộc sống, 14 tuổi với
con là quá đủ ”, cầm bức thư của con gái trên tay, chị Lan nhà ở quận 3, TP
12
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
HCM, không ngờ nguyên nhân khiến cô bé muốn chết chỉ vì chị mượn tiền
của con mà không trả.
Trước các chuyên gia tâm lý, bé Xuân con chị Lan kể, do không có
cha nên mọi tình cảm em dành hết cho mẹ. Nhưng từ 2 năm nay, Xuân mất
hết thần tượng từ mẹ vì mẹ mượn 2 triệu đồng tiền bỏ ống heo của Xuân mà
không thấy trả lại.
"Con đã vài lần nhắc nhưng mẹ cứ ừ hữ cho qua mà không quan tâm.
Con không muốn nhìn mặt mẹ, không thèm nói chuyện với mẹ nữa vì mẹ là
người lớn nhưng lại không giữ lời. Vì quá chán nản nên con quyết định mua

thuốc uống cho xong" Xuân nói.
Theo chị Lan, mẹ của Xuân, trước khi xảy ra sự việc, Xuân hay ngồi
thừ người, về nhà là chui vào phòng một mình mà không thèm nói chuyện.
Chị thừa nhận trước đó vì quá lu bu công việc bên cũng không có thời gian
trò chuyện với con.
Không ít các em ở thành thị bị các ông bố bà mẹ "nhốt kín" khi đi học
về. Trẻ thành phố đang mất dần tình cảm hàng xóm và các em sẽ không biết
thế nào là khi tối lửa tắt đèn có nhau. Tình trạng này xẩy ra nhiều ở thành
phố vì các bậc cha mẹ đi làm không có thời gian để chăm sóc con cái và với
suy nghĩ là ở trong nhà con cái mình sẽ được an toàn nên các bậc làm cha
làm mẹ đã vô tình cướp đi quyền được giao lưu với thế giới bên ngoài của
trẻ.
Sự vô cảm, thờ ơ của trẻ với làng xóm cũng dễ dẫn đến nét nhân cách
xấu, lớn lên trẻ cũng dần quen với việc "đèn nhà ai nhà nấy tỏ", không quan
tâm đến sự giúp đỡ mọi người, tương trợ lẫn nhau
Ngay từ lúc còn nhỏ, trong môi trường hẹp (bố mẹ, anh chị em trong
gia đình, bạn bè, hàng xóm) là điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến
nhân cách trong những năm đầu đời, điều này sẽ tác động đến cách nghĩ, đến
13
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
kỹ năng cũng như trong cung cách giao tiếp ứng xử Và nếu như các bậc
cha mẹ không giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương xóm giềng thì hậu quả
là trẻ em sẽ sống lạnh nhạt, vô cảm, thờ ơ thiếu tình đoàn kết yêu thương lẫn
nhau, hình thành cái tôi cá nhân, vị kỉ với người xung quanh. Đối với nhà
trường không chỉ ở lý thuyết khô khan về văn hoá ứng xử mà cần trang bị
cho các em học sinh những kỹ năng ứng xử một cách tự giác, cần phải làm
cho các em hiểu được và biết cách chia sẻ với những người xung quanh,
điều đó mới là quan trọng.
3. Sao nhãng về giáo dục.
Theo UNESCO năm 2005 VN có khoảng 1 triệu trẻ em không đến

trường.
Theo thống kê báo Lao động năm 2008, 6 tỉnh miền trung có 18.000
học sinh bỏ học.
Theo thống kê của Việt báo.vn 4/2008, 15 tỉnh phía Bắc có 40.000
học sinh phải bỏ học.
Hiện có hàng triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở
không đến trường, lưu ban và bỏ học vì nhiều lý do: nghèo, nhận thức của
cha mẹ và gia đình về giá trị và nhu cầu học tập của con em trong thời buổi
kinh tế thị trường chưa cao, (theo Vấn đề lao động trẻ em, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 1997, Vũ Ngọc Bình).
Hiện tại Việt Nam có 1,2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó
có 45.000 lao động trẻ em, 126.309 trẻ em sống xa gia đình, 16.000 trẻ em
đường phố và 14.000 trẻ vi phạm pháp luật. Và hầu hết trẻ em này đều
không được đến trường (www.baomoi.com).
14
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
10/100 học sinh được hỏi trả lời rằng: không bao giờ được bố mẹ trò
chuyện cùng. 35/100 học sinh khẳng định không bao giờ được cùng chơi thể
thao hoặc giải trí với bố mẹ.
Đây là kết quả khảo sát của Báo Pháp Luật TP.HCM trên 100 học
sinh lứa tuổi từ 12 đến 18 của hai trường THCS Bạch Đằng (quận 3) và
THPT Lê Quý Đôn (quận 3), TP.HCM.
Có thể thấy, nhiều trẻ mới lớn đang hết sức lạc lõng vì sự quan tâm
chưa đúng cách của cha mẹ. Nhiều phụ huynh quá lo lắng về các nguy cơ có
thể xảy ra với con nên bảo vệ chúng như giữ gìn trứng mỏng.
Có những phụ huynh lại quá kỳ vọng vào con nên luôn “lái” con theo hướng
mình đã định ra. Vô tình cha mẹ đã tạo nên một áp lực lớn đè nặng suốt thời
niên thiếu của trẻ.
Nếu như tình trạng sao nhãng về giáo dục ở thành phố là sự không
quan tâm đến tâm tư tình cảm của trẻ thì tình trạng này ở nông thôn là trẻ em

phải bỏ học để đi làm sớm phụ giúp gia đình. Quyền được đi học của các em
không được thực hiện bởi nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền…cùng bố mẹ.
III.Kết luận.
Từ những con số biết nói trên ta có thể hình dung được thực trạng về
bạo lực gia đình nói chung và thực trạng về sao nhãng trẻ em nói riêng ở
Việt Nam.
Tình hình về bạo lực gia đình không phải là mới nhưng trong những
năm gần đây với sự quan tâm đầy đủ hơn về an sinh xã hội của Đảng và Nhà
nước cùng với đó là sự lên tiếng của các cơ quan ngôn luận thì vấn đề này
mới bắt đầu được đưa ra để mổ xẻ và từ đó tìm ra biện pháp để ngăn chặn
những hành vi bạo lực với nạn nhân.
Về việc thực hiện các chính sách để phòng chống và ngăn chặn về
tình trạng bạo lực gia đình chưa được thực hiện triệt để. Người dân mới chỉ
15
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
“nghe nói” về Luật phòng chống gia đình trên ti vi chứ chưa thực sự hiểu
quyền và trách nhiệm của mình thế nào với những hành vi mình gây ra. Đây
là một trong những lý do làm cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia
tăng.
Có một điều cần lưu ý nữa là khái niệm về sao nhãng trẻ em còn được
hiểu rất mơ hồ. Xét những hành vi cụ thể thì ta có thể thấy được tình trạng
cụ thể của vấn đề này nhưng khi đưa ra phân tích nó thì không dễ gì cắt
nghĩa và có những việc làm của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái
mình có được xếp vào sao nhãng không chăm sóc con cái cũng đang là một
vấn đề nan giải.
Một điều đáng nói trong tình trạng bạo lực gia đình là trẻ em là đối
tượng dễ bị tổn thương nhất nhưng đây cũng chính là đối tượng bị bạo lực
với số lượng lớn với nhiều hình thức không chỉ về mặt thể chất mà trẻ em
còn bị bạo hành về mặt tinh thần. Đây lại là hình thức bạo hành để lại hậu
quả rất nặng nề trong sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.

Có những trẻ sau này trưởng thành lại là người bạo hành đối với
người khác bởi những ám ảnh trong quá khứ khi bị chứng kiến cảnh bạo
hành của bố đối với mẹ.
Với những trẻ bị sao nhãng không nhận được sự chăm sóc từ bố mẹ,
khi còn nhỏ trẻ không cảm nhận được sự yêu thương của gia đình trẻ dễ bị
trầm cảm, có những trẻ có thể mắc bệnh tự kỷ vì thiếu đi tình cảm gia đình.
Đây là những hậu quả đáng tiếc mà trẻ phải gánh chịu cho những hành động
của người lớn mang lại. Trẻ em trở thành nạn nhân đáng thương nhất trong
bạo hành gia đình. Người ta từng ví trẻ em sống trong những gia đình như
những chiếc cây được trồng lên nhưng thiếu di sự chăm sóc và thiếu đi ánh
nắng Mặt Trời để sinh trưởng và phát triển.
16
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
PHẦN II: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỀ SAO NHÃNG
TRẺ EM TẠI XÓM 3 – XÃ MỄ TRÌ – HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI.
I. Thực trạng bạo lực gia đình về sao nhãng trẻ em tại xã Mễ Trì
– huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội.
1. Tình hình chung về bạo lực gia đình trên địa bàn.
Trong khi tìm hiểu sâu về tình hình bạo lực gia đình trong đó có thực
trạng về sao nhãng trẻ em trên địa bàn Hà Nội nhóm chúng tôi đã tiến hành
khảo sát ở địa bàn đại diện cho cả nông thôn là Thôn Phú Yên – xã Yên Bài
– huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội và ở thành thị là xã Mễ Trì – huyện Từ
Liêm – thành phố Hà Nội.
Bản thân tôi chọn địa bàn là xã Mễ Trì để khảo sát thực trạng bạo lực
gia đình trong đó tìm hiểu sâu về tình trạng sao nhãng trẻ em ở đây.
Tôi đã tiến hành khảo sát của mình trên 18 phiếu điều tra trong đó có
8 phiếu điều tra dành cho phụ nữ và 10 phiếu điều tra cho trẻ em.
Đối tượng tìm hiểu về phụ nữ là các chị, các cô đang sinh sống tại
xóm 3 Mễ Trì.
Đối tượng về trẻ em: là những trẻ em có độ tuổi từ 10 – 15 tuổi.

Tiến hành phỏng vấn sâu 4 trẻ em về tình hình bạo lực gia đình đối
với trẻ em.
Trước khi điều tra về tình hình bạo lực gia đình tôi có tìm hiểu sơ qua
về đời sống của người dân nơi đây. Đây là địa bàn mà tôi thuê phòng trọ
sinh sống ở đây từ khoảng hai năm nên trong thời gian qua tôi cũng đã có cơ
hội tiếp xúc cũng như có một ít thong tin về đời sống của người dân nơi đây.
Có thể khái quát tình hình chung như sau:
Xã Mễ Trì nói chung và xóm 3 Mễ Trì Thượng nói riêng là khu đô thị
hoá. Người dân trước đây chủ yếu là làm ruộng trong mấy năm gần đây có
chính sách xây dựng các công trình trọng điẻm quốc gia như: Trung tâm Hội
17
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
nghị quốc gia, khu lien hiệp thể thao Mỹ Đình nên người dân ở đây giàu lên
nhanh chóng nhờ được đền bù đất. Từ đó đời sống của người dân được cải
thiện đáng kể. Người dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các nghề
buôn bán, kinh doanh dịch vụ đặc biệt là xây nhà trọ cho sinh viên thuê và
cung cấp các dịch vụ lien quan đến nhu cầu của đối tượng này.
Như vậy dù là ở thành thị nhưng ở xóm 3 Mễ Trì thượng vẫn còn
mang những nét của cộng đồng nông thôn.
Bên cạnh những thay đổi về kinh tế thì đời sống của người dân cũng
có những biến đổi đáng kể. Bỗng chốc người dân giàu lên nhanh chóng và
với số tiền lớn như vậy làm cho một bộ phận của người dân nơi đây xuất
hiện cuộc sống hưởng thụ của một bộ phận những người dân nơi đây: là tệ
nạn cờ bạc, là rượu chè, … Trong đó bạo lực gia đình cũng là mmột vấn đề
mà người dân nơi đây gặp phải. Nó len lỏi khắp trong cuộc sống của từng
gia đình nơi đây.
Bạo lực gia đình là vấn đề không mới nhưng trong những năm gần
đây lại xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau và làm cho cuộc sống gia
đình của bao người dân nơi đây không còn bình yên như nó vốn có. Đời
sống của trẻ em nơi đây cũng bị ảnh hưởng theo bởi những hành vi của

người lớn gây ra.
Về tình hình chung của bạo lực gia đình đối với phụ nữ được tổng hợp
bằng bảng sau:
18
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Tôi tiến hành điều tra trên 8 phiếu hỏi kết quả thu được như sau:
Hình thức bạo lực Số người bị bạo lực Tỷ lệ(%)
Bạo lực về thể chất 2/8 25
Bạo lực về tinh thần 4/8 50
Bạo lực về kinh tế 1/8 12.5
Bạo lực về tình dục 1/8 12.5
Tổng 8 100
Từ kết quả trên ta thấy rằng phụ nữ ở đây bị bạo hành với nhiều dạng
bạo hành khác nhau chiếm tỷ lệ cao nhất là bạo lực về tinh thần chiếm 50%.
Các chị, các cô chia sẻ với tôi rằng bị bạo hành thì người phụ nữ đã chịu
nhiều thiệt thòi rồi nhưng bị bạo hành tinh thần thì họ cảm thấy khổ sở hơn
rất nhiều.
Điều đáng chú ý là phụ nữ ở đây không chỉ chịu bạo hành bởi chồng
mà còn bị bạo hành bởi mẹ chồng. Với chồng thì họ bị đói xử lạnh nhạt, mỗi
lần làm việc gì không vừa ý thì các chị bị chồng mắng nhiếc, xỉ vả rất thậm
tệ. Với những chị sống cùng gia đình chồng thì mẹ chồng còn hùa theo chửi
và trách móc không ngớt lời.
Theo các chị thì nếu như bị bạo lực về mặt thể chất thì đau đớn về mặt
thể xác còn bạo lực về tinh thần bằng những câu mắng nhiếc, hạ nhục bản
than thì các chị thấy đau đớn, ê chề hơn nhiều và cảm thấy bất hạnh với hoàn
cảnh của mình.
Đặc biệt trong số 4 chị bị bạo lực tinh thần thì có một chị đau đớn khi
kể lại tình cảnh của mình rằng chị lấy con trai đọc nhất trong gia đình và chị
đã sinh được ba cô con gái nhưng bố mẹ chồng cô không hài lòng bảo là cô
không sinh được cháu đích tôn để nối dõi tong đường và họ công khia tìm

vợ bé cho chồng cô để hy vọng có được đứa cháu đích tôn. Điều làm chị đau
lòng hơn đó là không chỉ mình chị bị gia đình nhà chồng ghét bỏ mà ba cô
19
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
con gái của chị cũng bị gia đình nhà chồng ghét lây. Các cháu không có
được tình thương yêu từ phía gia đình nhà nội.
Như vậy vấn đề về bạo hành ở trên địa bàn diễn ra khá gay gắt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đén bạo hành trong gia đình trên địa bàn
của xóm 3 Mễ Trì Thượng nhưng chủ yếu tập trung vào mấy nhóm nguyên
nhân chính sau đây:
Nguyên nhân về kinh tế: kinh tế trong gia đình kkhó khăn dẫn đến
những bất hoà trong đời sống gia đình.
Nguyên nhân về phong tục tập quán: quan niệm đàn ông là trụ cột
trong gia đình nên hành xử như thế nào là quyền và người vợ phải chấp nhận
điều đó.
Nguyên nhân về sự cam chịu nhẫn nhịn không lên tiếng của những
người phụ nũ nơi đây.
Nguyên nhân về sự không có sự can thiệp của chính quyền địa
phương đến vấn đề bạo lực trong gia đình.
2. Thực trạng về sao nhãng trẻ em trên địa bàn.
Tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên với 10 em (6 bé gái và 4 bé trai) có
độ tuổi từ 10 tuổi đến 15 tuổi. Kết quả thu được thực sự làm tôi rất ngạc
nhiên.
Theo các tiêu chí đánh giá về nạn nhân của bạo lực gia đình thì tất cả
12/12(100%) đều là nạn nhân của bạo lực gia đình tù mức độ nặng nhất là bỏ
mặc không quan tâm đến mắng chửi. Tất cả đều thừa nhận ít nhất một lần bị
bố mẹ mắng chửi và đánh đập. Qua cuộc khảo sát của mình tôi thu nhận
được những kết quả như sau:
Hình thức sao nhãng Số trẻ bị sao nhãng Tỷ lệ(%)
Sao nhãng về thể chất 1 10

20
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Sao nhãng về tình cảm 6 60
Sao nhãng về sức khỏe tâm thần 1 10
Sao nhang về giáo dục 2 20
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được thực trạng về sao nhãng trẻ
em tại xóm 3 Mễ Trì thượng. Với 10 phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn
sâu con số không phải đủ lớn để phản ánh tinh hình cung của một địa điểm
nào đó nhưng qua đây chúng ta cũng thấy được phần nào tình trạng bạo lực
gia đình trên địa bàn mà tôi nghiên cứu.
Sao nhãng về thể chất.
Với các tiêu chí đặt ra là :
- Các em đã từng được bố mẹ đưa đi tiêm phòng không?
- Bố mẹ có quan tâm đến các em khi đi học hay chơi mà bị xây xước
trên thân thể không?
- Bố mẹ có đánh em khi các em mắc lỗi gây thương tích nghêm trọng
không?
- Các em có bị bố mẹ bỏ đói không?
Câu trả lời của các em chủ yếu là có. Từ đó ta biết được tình hình về
sao nhãng thể chất của bố mẹ đến các em. Có một đặc thù là ở thành thị nên
các gia đình có điều kiện để chăm sóc con cái về mặt thể chất. Ngay từ nhỏ
thì các em đã được bố mẹ quan tâm đến việc tiêm phòng phòng ngừa các
bệnh do Bộ y tế quy định.
Chỉ có 1/10 số em được hỏi chiếm 10% trả lời có bị bố mẹ mình sao
nhãng không quan tâm đến mặt thể chất của em. Em chia sẻ rằng đi học về
nếu em có chơi đùa chạy nhảy cùng với các bạn lỡ có bị xây xước để lại dấu
vết trên người thì về nhà bố mẹ cũng không quan tâm đến vết thương đó của
em. Em nói rằng bố mẹ chỉ nói “lớn rồi tự làm thì tự chịu”.
21
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội

Với thái độ của bố mẹ như vậy nên những khi gặp trường hợp tương
tự em thường tự xoay sở một mình, vết thương mà không nặng lắm thì em
cứ để như vậy vài ba ngày thì tự nó khỏi. Thiết nghĩ một đứa trẻ con mới 10
tuổi với sự hiếu động chới đùa bị xây xước chân tay mà phải tự xoay sở lấy
vì bố mẹ cho rằng con mình đã “lớn rồi” vậy khi tự xử lý như vậy những vết
thương của em liệu có được đam bảo???
Với những trẻ em như vậy nguy cơ nhiễm trùng do vết thương gây ra.
Lúc xẩy ra sự việc nghiêm trọng sức khoẻ em có vấn đề thì kông biết trách
nhiệm sẽ thuộc về ai? Bố mẹ em sẽ có nghĩ là do trách nhiệm của mình chưa
quan tâm đến con cái chưa đầy đủ không? Hay vẫn đổ lôi cho một “người
lớn” mới chỉ 10 tuổi không biết tự chăm sóc bản thân?
Có một điều đáng lưu ý là 0/10 em được hỏi trả lòi là không khi được
hỏi là “Các em có bị bố mẹ bỏ đối không?”. Nhưng việc chăm lo bữa ăn
hàng ngày của các em cũng được bố mẹ quan tâm dưới nhiều hình thức, với
những em mà tôi chọn phỏng vấn bố mẹ chủ yếu làm nghề buôn bán thời
gian chăm lo cho gia đình không nhiều nên việc ăn uống của các em thường
là các em tự ăn cơm một mình với những thức ăn bố mẹ chuẩn bị sẵn do bố
mẹ không có thời gian để ăn cùng vì còn mải buôn bán.
Mặc dù không bị bỏ đói về mặt thể chất nhưng các e m luôn luôn cảm
thấy buồn vì phải thui thủi ăm cơm một mình. Em Hoàng 12 tuổi đã tâm sự
với tôi là: “Em không cần ăn ngon đâu chị à nhưng em muốn được ăn cơm
với bố mẹ như nhà bạn Dũng cơ. Hôm nào cũng chỉ có hai chị em em ăn
cơm nguội ngắt vì bố mẹ em”.
Có lẽ đây là một ước muốn rất nhỏ nhoi nhưng lại trở thành một khát
khao với một chú bé 11 tuổi.
0/ 10 trẻ tôi tiếp xúc điều tra không có biểu hiện suy nhược cơ thể
hoặc suy dinh dưỡng.
22
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Từ tình hình trên ta thấy rằng tình hình sao nhãng về mặt thể chất của

trẻ em ở thành thị không nghiêm trọng như ở trẻ em ở nông thôn như bị bỏ
đói, hay sao nhãng chăm sóc y tế nhưng vấn đề đặt ra các em cảm thấy bị
hụt hẫng về cách quan tâm của bố mẹ vì bố mẹ phải dành quá nhiều thời
gian cho công việc để kiếm sống và lờ đi những nhu cầu cao hơn của các em
là nhu cầu được quan tâm về mặt tình cảm.
Sao nhãng về mặt tình cảm.
Theo điều tra trên 10 phiếu hỏi của tôi thì sao nhãng về mặt tình cảm
là hình thức sao nhãng lớn nhất.
6/10 em được chiếm 60% thừa nhận bố mẹ không quan tâm đến nhiều
về tình cảm của các em hằng ngày. Hai em trong số đó luôn bị bố mẹ mắng
khi làm một việc gì đó sai trái hoặc không làm vừa lòng bố mẹ, những lúc
như vậy các em cảm thấy rất bị tổn thương và các em luôn thấy mình không
được bố mẹ tôn trọng.
Bốn em còn lại cũng chia sẻ rằng bố mẹ của các em có quan tâm đến
những suy nghĩ của các em nhưng để bố mẹ thực sụ hiểu những điều các em
làm hay những tâm sự của mình thì bố mẹ các em chưa làm được. Những trẻ
em này không có cảm giác bị bố mẹ bỏ rơi nhưng đôi khi các em vẫn thấy
mình bị lạc lõng và tủi thân khi bị bố mẹ mắng oan.
Với thuận lợi là tôi đã ở xóm 3 Mễ Trì thượng khá lâu nên tôi dễ dàng
tiếp xúc với các em ơn cũng như các em nhỏ ở đây chia sẻ một cách cởi mở
hơn với những vấn đề mà tôi hỏi. Không có không khí nặng nề của một buổi
điều tra mà là một buổi trò chuyện thân mật nên những thông tin mà tôi thu
được khá phong phú. Từ chuyện học hành đến những vấn đề nhỏ nhặt trong
cuộc sống.
23
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả các em đều sẵn sàng chia sẻ
những khó khăn hay những điều các em gặp phải trong cuộc sống nhất là
những vấn đề liên quan đến gia đình của các em.
Với những điều kiện như vậy nên tôi có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn

về tình trạng sao nhãng về mặt tình cảm của bố mẹ với các em trên địa bàn
mà tôi sinh sống.
Có một tình trạng nổi lên khi tôi tìm hiểu đến vấn đề tình cảm của các
em đó chính là 10/10 em đều thừa nhận cảm thấy áp lực vì bố mẹ “ép học”.
Trường hợp của em Hà là một điển hình chỉ mới học lớp 4 nhưng Hà đã phải
“bù đầu” với lịch học thêm mà bố mẹ đã đăng ký cho em. Sáng và chiều học
ở trường, tối về lại học thêm ở nhà thầy cô. Với cặp kính dày cộp trong
giọng nói của em thấy cả nỗi khắc khoải “em muốn buổi chiều đi học về
chơi với các bạn ở ngoài đường chứ không pahỉ lo ăn cơm để di học”.
Đây chính là tình trạng chung của những trẻ em nơi đây các bậc cha
mẹ đã quá chăm lo cho việc học hành của con cái mình mà quên đi những
nhu cầu được giao lưu với bạn bè cùng lứa của con mình. Vô tình các em đã
bị mất đi quãng thời gian tuổi thơ. Đó cũng chính là sự sao nhãng về mặt
tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình.
Từ việc kỳ vọng đến chuyện học hành của con cái thì có những em bị
cha mẹ mắng té tát chỉ vì đi học không được điểm cao như cha mẹ mong
muốn. Đó là trường hợp của em Hoài 13 tuổi đang học lơp 7 khi em được
điểm 6 môn toán ở trường và khi kiểm tra sách vở bị mẹ nhìn thấy điểm số.
Em rất sợ khi nghe bố mẹ la mắng những câu như: “Mày học hành như thế
này hả? Dễ thế mà cũng không làm được, đúng là đồ ngu”. Những lúc như
vậy em cảm thấy bố mẹ không tin tưởng ở mình và em chỉ muốn chạy trốn
khỏi nhà để không phải nghe những lời trách móc của bố mẹ thôi. Em tâm
24
Thực trạng sao nhãng trẻ em ở xóm 3 Mễ Trì – Tù Liêm – Hà Nội
sự rằng có phải là “em không cố gắng đâu nhưng hôm đó kiểm tra bài khó
quá và thực sự em không làm được mà” sao bố mẹ không nghĩ như vậy chứ?
Vô tình bố mẹ của các em từ mong muốn tốt đẹp là lo cho chuyện học
hành của con cái mình nhưng lại đè nặng thêm áp lực lên con cái mình và
các em đang quá nhỏ để hiểu và chịu những áp lực đó.
Bên cạnh áp lực với viẹc học hành các em còn chịu tổn thương về tinh

thần do bị bố mẹ mắng. Có nhiều em không được thanh minh khi bị mắng vì
bố mẹ em cho rằng như vậy là hỗn, là cãi lại bố mẹ. Truờng hợp của em
Oanh là một ví dụ em là chị lớn trong nhà nên mới 13 tuổi em đã phải tự lo
cho bản thân mình và trông em trai 6 tuổi đang học lớp 1 vì bố mẹ phải lo
làm việc kiếm tiền sinh sống. Bất kỳ lúc nào Oanh làm gì không vừa lòng bố
mẹ hoặc em trai làm hư một vật gì thì Oanh đều bị bố mẹ mắng vì không
biết trông em. Một lần em thanh minh rằng là em đang bận học bài nên em
trai vô tình làm đổ lọ mực làm bẩn cả quần áo thì bị bố cho là hỗn láo dám
cãi lại lời bố mẹ. Những khi bị bố mắng như vậy thì mẹ em cũng không hề
bênh em vì cho rằng bố em dạy em như vậy là đúng.
Đặc biệt có trường hợp em Vân Anh – nhà em có ba chị em gái nên
ông bà nội không thích cả ba chị em em vì bà nội bảo rằng mẹ em không
biết sinh con trai. Nên hầu như em không nhận được sự quan tâm của ông bà
và họ hàng bên nội.
Khi tôi hỏi các em đã từng bị bố mẹ nhốt trong nhà để đi làm chưa thì
cả 10/10 chiếm 100% em đều thừa nhận là ít nhất một lần bị bố mẹ nhốt
trong nhà để đi làm. Đây là hiện tượng thường thấy ở thành thị vì bố mẹ bận
đi làm suốt ngày không có thời gian ở nhà chăm sóc con cái. Nên trẻ em đến
khoảng 5 tuổi ngoài thời gian đi mẫu giáo thì nếu bố mẹ bận đi ra ngoài hoặc
phải đi làm trong những ngày nghỉ thì bị bố mẹ nhốt trong nhà.
25

×