Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực trạng xuống sữa, nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan của sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa phụ sản bệnh viện quân y 103 năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN THỊ NHUNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ NHUNG

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG

THỰC TRẠNG XUỐNG SỮA, NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SẢN PHỤ SAU MỔ
LẤY THAI TẠI KHOA PHỤ SẢN - BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA 9
Hà Nội - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ NHUNG
Mã SV: C01910

THỰC TRẠNG XUỐNG SỮA, NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SẢN PHỤ SAU MỔ
LẤY THAI TẠI KHOA PHỤ SẢN - BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
NĂM 2022


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trịnh Hùng Dũng
2. GS,TS. Nguyễn Công Khẩn

Hà Nội - 2023

Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Nhung, học viên cao học khóa 9.1, niên khóa 2020 2022, Trường đại học Thăng Long, chuyên ngành Điều dưỡng, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Trịnh Hùng Dũng và GS,TS. Nguyễn Cơng Khẩn
Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực,
khách quan, đã được chấp thuận và xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ rất nhiều của Trường đại học Thăng Long, Bệnh viện Qn y 103

và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường đại học Thăng Long.
Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 103.
Bộ môn-Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quân y 103.
Với tất cả sự kính trọng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy –
GS,TS. Nguyễn Cơng Khẩn - Người thầy đã hướng dẫn, tận tâm truyền đạt kinh
nghiệm, kiến thức, phương pháp nghiên cứu cho tôi trong q trình học tập, thực
hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ sự trân trọng và lịng biết ơn TS. Trịnh Hùng Dũng - Chủ
nhiệm Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quân y 103 đã giúp tôi nhiều ý kiến quý báu trong
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ đã dành nhiều thời gian q báu để kiểm tra, góp ý, giúp tơi sửa
chữa những thiếu sót của luận văn.
Tơi xin cảm ơn các sản phụ tại Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Quân y 103 đã
nhiệt tình tham gia nghiên cứu giúp tơi thực hiện và hồn thành đề tài.
Tơi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, anh chị đồng nghiệp, bạn bè
đã khích lệ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi thực hiện đề tài.
Với tất cả lịng kính u và biết ơn tơi gửi tới cha mẹ, chồng, con, anh chị
em, những người thân yêu trong gia đình đã chịu nhiều hy sinh, tạo mọi điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023

Nguyễn Thị Nhung

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

TT

Chữ viết đầy đủ

1

SP

Sản phụ

2

ĐD

Điều dưỡng

3

CS

Cộng sự

4

MLT

Mổ lấy thai


5

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

6

NVYT

Nhân viên y tế

7

VAS

Visual Analogue Score
(Thang điểm đánh giá mức đau)


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................3
1.2. Sự thay đổi của vú qua các thời kỳ .................................................................4
1.2.1. Tuyến vú khi chưa phát triển ............................................................4
1.2.2. Tuyến vú lúc dậy thì..........................................................................5
1.2.3. Tuyến vú trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ..........................................5
1.2.4. Tuyến vú khi có thai..........................................................................5
1.2.5. Tuyến vú sau sinh..............................................................................6
1.3. Đặc điểm và sinh lí tiết sữa .............................................................................7
1.3.1. Đặc điểm về sữa mẹ ..........................................................................8
1.3.2. Cơ chế xuống sữa ..............................................................................10
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến sự xuống sữa ............................................12
1.4. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ sau mổ lấy thai ...............14
1.4.1. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bú ..............................................14
1.4.2. Kiến thức thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hiện nay ......................15
1.4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
sau mổ lấy thai .............................................................................................16
1.5. Học thuyết của điều dưỡng được ứng dụng trong nghiên cứu....................17
1.5.1. Học thuyết Orems .............................................................................17

Thư viện ĐH Thăng Long


1.5.2. Học thuyết Florence Nightingale......................................................18
1.5.3. Học thuyết Virginia Henderson ........................................................18
1.5.4. Các quy trình điều dưỡng..................................................................18
1.6. Một số nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới ..........................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................22

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................22
2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................22
2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................22
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................22
2.5. Cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu ........................................................22
2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: 200 sản phụ .....................................................22
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................22
2.5.3. Tổ chức nghiên cứu...........................................................................22
2.6. Nội dung, các biến số/chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập ............23
2.6.1. Nội dung, các biến số/chỉ số nghiên cứu:.........................................23
2.6.2. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa áp dụng trong nghiên cứu............26
2.6.3. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................32
2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................................33
2.8. Sai số và cách khắc phục .................................................................................34
2.9. Đạo đức nghiên cứu .........................................................................................34
2.10. Quy trình thu thập thơng tin ..........................................................................35
2.11. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................37
3.2. Một số đặc điểm chung về lâm sàng, chăm sóc điều trị của đối tượng ......39


3.3. Thực trạng xuống sữa sau mổ lấy thai ...........................................................41
3.4. Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sau mổ lấy thai .......................44
3.4.1. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ lấy thai ........44
3.4.2. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ lấy thai.......51
3.5. Một số yếu tố liên quan đến sự xuống sữa, kiến thức và thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ lấy thai..............................................................52
3.5.1. Một số yếu tố liên quan đến sự xuống sữa .......................................52

3.5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành nuôi con bằng
sữa mẹ ..........................................................................................................56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 60
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................60
4.2. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bú của sản phụ sau mổ..........................62
4.3. Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh mổ ..............64
4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự xuống sữa của sản phụ sau mổ lấy thai.....70
4.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
của sản phụ sau mổ lấy thai. ...................................................................................74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
5.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................77
5.2. Thực trạng xuống sữa sau mổ lấy thai ...........................................................77
5.3. Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ lấy thai và
các yếu tố liên quan. ................................................................................................77
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 37
Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu ....................................... 37

Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .............................................. 38
Bảng 3.4. Số lần sinh con .................................................................................... 38
Bảng 3.5. Một số đặc điểm về lâm sàng ............................................................. 39
Bảng 3.6. Một số đặc điểm chăm sóc điều trị ..................................................... 40
Bảng 3.7. Đặc điểm về chỉ định mổ và phương pháp vô cảm ............................ 41
Bảng 3.8. Thời gian có sữa và thời gian thực hành cho con bú .......................... 41
Bảng 3.9. Thời điểm xuống sữa .......................................................................... 42
Bảng 3.10. Đặc điểm khi xuống sữa ................................................................... 42
Bảng 3.11. Kiến thức của sản phụ về lợi ích của ni con bằng sữa mẹ ............ 44
Bảng 3.12. Kiến thức của sản phụ về sữa non .................................................... 44
Bảng 3.13. Kiến thức của sản phụ cho trẻ bú sớm .............................................. 45
Bảng 3.14. Kiến thức của sản phụ về duy trì, tăng cường và bảo vệ nguồn sữa 47
Bảng 3.15. Kiến thức của sản phụ về một số bệnh của vú ................................. 48
Bảng 3.16. Kiến thức của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ trong một số
trường hợp ........................................................................................... 49
Bảng 3.17. Nguồn kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ ....................... 49
Bảng 3.18. Thực hành của sản phụ khi cho con bú ............................................ 51
Bảng 3.19. Một số đặc điểm chung của sản phụ liên quan đến xuống sữa ........ 52
Bảng 3.20. Một số đặc điểm lâm sàng liên quan đến sự xuống sữa ................... 53
Bảng 3.21. Một số yếu tố điều trị, chăm sóc liên quan đến sự xuống sữa .......... 54
Bảng 3.22. Kiến thức và thực hành cho con bú liên quan đến sự xuống sữa ..... 55


Bảng 3.23. Liên quan giữa nguồn kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ với sự
xuống sữa ............................................................................................ 55
Bảng 3.24. Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với kiến
thức nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................. 56
Bảng 3.25. Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................. 57
Bảng 3.26 Liên quan giữa thời gian bắt đầu tiếp xúc mẹ con với thực hành

NCBSM của sản phụ sau mổ lấy thai ................................................. 58
Bảng 3.27. Liên quan giữa tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ với kiến thức thực
hành của sản phụ sau mổ lấy thai ....................................................... 58
Bảng 3.28. Liên quan giữa chỉ định mổ với kiến thức đúng, thực hành đúng về
NCBSM của sản phụ sau mổ .............................................................. 59

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Kiến thức sản phụ về bú đúng ........................................................ 46
Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ ................ 50

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Thay đổi của vú khi mang thai .............................................................. 6
Hình 1.2. Tuyến vú ở phụ nữ trong các pha.......................................................... 7
Hình 1.3. Tế bào nang tuyến sữa, tế bào cơ biểu mô và hệ mao mạch ................. 8
Hình 1.4. Sữa non ................................................................................................ 10

Hình 1.5. Vú sản xuất sữa khi mang thai ............................................................ 12
Hình 2.1. Thước hiển thị số VAS........................................................................ 32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [50]. Nuôi con bằng sữa
mẹ là phương pháp nuôi dưỡng trẻ tự nhiên mang lại lợi ích tối ưu nhất cho sự sống
cịn, lớn lên và phát triển của trẻ [49]. Cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh là
cách để mẹ truyền cho con nguồn sữa non quý giá với nồng độ cao Vitamin A,
kháng thể, và các yếu tố bảo vệ khác giúp củng cố và cân bằng hệ thống miễn dịch
thụ động của trẻ. Sơ sinh bú sữa mẹ là một nét chung của nền văn hóa và của mọi
thời đại [43], [56]. Trong những năm gần đây, thế giới đã lấy việc bảo vệ thúc đẩy
và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ là một nội dung quan trọng trong công tác y tế
bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo các nghiên cứu ở nước ta, dưới một nửa số trẻ dưới 6
tháng tuổi (45,4%) được bú sữa mẹ hồn tồn [39]. Ni con bằng sữa được
UNICEF, WHO, Bộ Y tế thúc đẩy mạnh mẽ. Tại Việt Nam, tuần lễ nuôi con bằng
sữa mẹ (từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8 hàng năm) là một chiến dịch đã hoạt động rất
cực nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các bà mẹ ni con bằng sữa mẹ.
Một trong những nguyên nhân quyết định đến việc cho trẻ bú là sự xuống
sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. Ngày đầu sau đẻ, sản phụ thường có sữa non. Sau đẻ
2- 3 ngày có sữa thường [8]. Thời điểm xuống sữa, đặc điểm của vú, tính chất của
sữa và sự xuống sữa ảnh hưởng đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Kiến thức
nuôi con bằng sữa mẹ của các sản phụ chính là tiền đề để các mẹ đưa ra quyết định
chọn lựa phương pháp nuôi dưỡng trẻ tốt nhất phù hợp nhất cho con mình. Việc
đánh giá kiến thức thực hành và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ là
cơ sở quan trọng nhằm nâng cao các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
đồng thời đề ra các biện pháp thích hợp nhằm ra tăng tỷ lệ hiểu biết về nuôi con
bằng sữa mẹ. Tuy nhiên hiện nay tại các thành phố lớn ở Việt Nam nói chung và Hà

Nội nói riêng trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến các bà mẹ có những nhận
thức không đúng về nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam có xu hướng tăng
cao, khoảng 36% [49]. Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương theo nghiên cứu của Lê

Thư viện ĐH Thăng Long


2

Hoài Chương và cộng sự năm 2017 là 54,4% [17]. Theo báo cáo tổng kết tại Bộ
môn-Khoa Phụ Sản-Bệnh viện Quân y 103 năm 2021 là 38% [2]. Mổ lấy thai ảnh
hưởng nhiều đến thực trạng xuống sữa và thực hành nuôi con bú của các bà mẹ.
Các đề tài nghiên cứu trước đó nghiên cứu tập trung vào sản phụ đẻ thường.
Vì vậy đề tài của tơi sẽ nghiên cứu về thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa
mẹ ở các sản phụ đẻ mổ tại Khoa Phụ Sản-Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên
cứu sẽ là cơ sở để đề xuất những biện pháp hỗ trợ bà mẹ sinh mổ và chăm sóc bé,
nhằm tăng số lượng và chất lượng việc nuôi con bằng sữa mẹ ở sản phụ mổ lấy thai.
Chính vì điều đó tơi thực hiện đề tài: “Thực trạng xuống sữa, nuôi con
bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan của sản phụ sau mổ lấy thai tại Khoa
Phụ Sản - Bệnh viện Quân y 103 năm 2022” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng xuống sữa và kiến thức thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
của sản phụ sau mổ lấy thai.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự xuống sữa, kiến thức thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau mổ lấy thai.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
- Chuyển dạ là một q trình sinh lí diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ ( thai
37 tuần - 41 tuần 6 ngày) với sự xuất hiện của cơn co tử cung làm cho thai và rau
thai được đưa ra khỏi buồng tử cung (khi thai nhi đủ khả năng sống độc lập ngoài
cơ thể người mẹ) [37].
- Mổ lấy thai (MLT) là phẫu thuật lấy thai và phần phụ của thai như bánh rau,
màng ối ra khỏi tử cung bằng một đường rạch thành bụng hoặc rạch tử cung [54].
- Mổ chủ động (dự phòng) là những trường hợp có chỉ định mổ thai từ trước
khi chuyển dạ hay khi bắt đầu chuyển dạ. Mổ lấy thai chủ động được tiến hành khi
chưa chuyển dạ hay khi bắt đầu chuyển dạ. Đa phần thường do mẹ hay do thai nhi
có vấn đề sức khỏe, nhưng cũng có những trường hợp như mẹ tự quyết định mổ lấy
thai theo ý muốn [24].
- Mổ cấp cứu (trong chuyển dạ) là các trường hợp mổ lấy thai nhưng khơng
có chỉ định trước khi chuyển dạ [24].
- Gây tê tủy sống là một phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách tiêm
thuốc tê vào khoang dưới nhện, thuốc tê sẽ hịa vào dịch não tủy và có tác dụng trực
tiếp lên tủy sống gây phong bế cảm giác vận động và thần kinh giao cảm [41].
- Gây mê là phương pháp giảm đau bằng cách làm người bệnh mất ý thức có
phục hồi và giảm đau [41].
- Gây tê ngồi màng cứng là phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách
đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang ngoài màng cứng, thuốc tê ngấm vào
khoang này và gây tác dụng phóng bế cảm giác, vận động và giao cảm [41].
- Vú là mô trên cơ ngực, là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực,
đi từ xương sườn III đến xương sườn VI. Ngực phụ nữ được cấu tạo từ mô tuyến
chuyên biệt sản xuất sữa cũng như mô mỡ. Lượng chất béo quyết định kích thước
của vú.
- Tuyến vú là nơi sản xuất và tiết ra sữa để nuôi trẻ sơ sinh. Tuyến vú có 2
chức năng chính là tiết ra sữa giúp trẻ bú mẹ, và đóng vai trị quan trọng thiết yếu

Thư viện ĐH Thăng Long



4

trong cuộc sống. Lớp mỡ sau vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực, thường bị áp
xe tại đây [8], [13], [32]. Phần sản xuất sữa của vú được tổ chức thành 15-20 phần
được gọi là thùy. Trong mỗi thùy là các cấu trúc nhỏ hơn, gọi là tiểu thùy, nơi sản
xuất sữa. Sữa đi qua một mạng lưới các ống nhỏ gọi là ống dẫn. Các ống dẫn kết nối
và kết hợp với nhau thành các ống lớn hơn, cuối cùng thoát ra khỏi da ở núm vú.
- Xuống sữa là phản xạ có điều kiện, đẩy sữa từ nang ống dẫn tới xoang sữa
và núm vú.
- Sữa non có từ tháng thứ 4 của bào thai và có đến 6 ngày sau đẻ. Sữa non có
màu vàng và sánh hơn sữa về sau. Trong sữa non có rất nhiều chất đạm, vitamin A
và nhiều kháng thể. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ, giúp cho trẻ chống lại hầu
hết các loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn [58].
- Bú mẹ là trẻ được bú mẹ, bú trực tiếp hoặc bú sữa mẹ được vắt ra bao gồm
một phần, bú chủ yếu và bú hoàn toàn.
- Bú sớm sau sinh là trẻ được sinh ra và đưa vào bú vú mẹ trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh [44].
- Bú mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi hoặc từ vú mẹ vắt
ra. Ngồi ra khơng ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay rắn khác trừ các dạng
giọt, siro có chứa các vitamin, chất khống bổ sung hoặc thuốc [58].
- Nuôi con bằng sữa mẹ là khi trẻ được sinh ra nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú
mẹ hoặc gián tiếp do mẹ vắt sữa ra hoặc sữa từ các bà mẹ khác [58].
1.2. Sự thay đổi của vú qua các thời kỳ
1.2.1. Tuyến vú khi chưa phát triển
Khi chưa trưởng thành, các ống dẫn và các nang tuyến được chia hàng bởi
hai lớp tế bào biểu mô, gồm một lớp tế vào có đáy hình lập phương và một lớp tế
bào dẹt. Ở giai đoạn này, mầm tuyến vú đầu tiên xuất hiện ở bào thai không chịu
ảnh hưởng của hormon, cho đến trước lúc dậy thì tuyến vú là mạng ống thưa thớt

nối với núm vú [13], [37].


5

1.2.2. Tuyến vú lúc dậy thì
Ở thời kỳ dậy thì và sau đó, dưới tác dụng của estrogen lớp biểu mơ ở vú
tăng sinh phát triển thành nhiều lớp. Có 3 loại tế bào là tế bào ở bề mặt (tế bào
sáng), tế bào nền (tế bào chính), và tế bào cơ biểu mô. Những tế bào này không chịu
sự chi phối nhưng có thể bị kích thích bởi các hormon Prolactin và Oxytocin [37].
Ở tuổi dậy thì, cùng với sự sản xuất ồ ạt các hormon giới tính của hệ nội
tiết thì tuyến vú dưới ảnh hưởng của các hormon sinh dục nữ, mạng ống trong
tuyến vú tăng sinh, phân nhánh phát triển vào tổ chức mỡ, ở cực đầu của ống
xuất hiện các nụ nhỏ là nguồn gốc của tổ chức chế tiết. Các ống tuyến phát triển,
kích thước ngực cũng tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 16-18 tuổi thì bộ ngực phát triển
tối đa và tồn diện [8], [13].
1.2.3. Tuyến vú trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt
Những thay đổi có tính chu kỳ về nồng độ hormon sinh dục trong chu kỳ
kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn đến hình thái vú. Trong pha tăng sinh này, biểu
mô dài ra, tăng số lượng các phân bào, tăng tổng hợp RNA, tăng tỉ trọng nhân, nở to
các hạt nhân và những thay đổi các thành phần khác trong tế bào. Tương tự,
progesterone làm thay đổi biểu mô vú trong pha hoàng thể của chu kỳ rụng trứng.
Các ống tuyến vú giãn ra, các tế bào biểu mô nang sẽ biệt hóa thành các tế bào tiết.
Trong chu kỳ kinh nguyệt sự biến thiên nồng độ các hormon sinh dục nữ như
estrogen và progesteron làm xuất hiện những ảnh hưởng nhất định. Đối với tuyến
vú, hai hormon này giúp cho tuyến vú tăng sinh và chế tiết [8], [37].
1.2.4. Tuyến vú khi có thai
Trong thời kỳ mang thai, có sự tăng trưởng đáng kể các ống dẫn, các thuỳ và
các nang, do những ảnh hưởng của các steroid sinh dục của hoàng thể và nhau thai,
của lactogen nhau thai, prolactin và của chorionic gonadotropin. Trong thời kỳ có

thai, prolactin cũng được giải phóng rất nhiều và có lẽ có tác dụng kích thích biểu
mơ tuyến phát triển. Nồng độ prolactin tăng lên từ từ trong nửa đầu thời kỳ thai
nghén, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, nồng độ prolactin trong máu cao hơn bình
thường từ 3 - 4 lần, và biểu mô tuyến vú bắt đầu tổng hợp protein [13], [37].

Thư viện ĐH Thăng Long


6

Trong vòng 3-4 tuần đầu thai nghén, các ống dẫn phát triển lên đáng kể và
tạo thành các nhánh, các thùy dưới tác dụng của estrogen. Đến tuần thứ 5-8. Vú to
lên rõ rệt, với sự giãn tĩnh mạch nông, có cảm giác nặng tức và vùng núm – quầng
vú trở nên đen hơn. Ở 3 tháng giữa, dưới tác dụng của progesteron, sự hình thành
các thùy đã vượt trội hơn sự phát triển của các ống dẫn, các nang chứa sữa non
khơng có mỡ được hình thành dưới tác dụng của prolactin. Từ nửa sau thời kỳ thai
nghén trở đi, vú tăng kích thước do khơng chỉ tăng sinh biểu mơ tuyến vú mà cịn
do giãn các nang chứa sữa non, cũng như phì đại các tế bào cơ biểu mô, mô liên kết
và tổ chức mỡ. Nếu quá trình này bị ngừng lại do đẻ sớm, có thể có chảy sữa từ tuần
thứ 16 trở đi [8], [13], [37].

Hình 1.1. Thay đổi của vú khi mang thai
Hiện tượng chế tiết bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ, tạo ra sữa non. Sữa
non giàu protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống
sữa (sau đẻ vài ngày). Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và
progesteron, tuyến vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có
thai tuyến vú chưa hoạt động vì estrogen và progesteron ức chế prolactin, sự ức chế
này xảy ra ngay tại tuyến yên và tuyến vú [3], [4].
1.2.5. Tuyến vú sau sinh
Vú sau đẻ phát triển nhanh, vú căng lên, to và rắn chắc. Núm vú to, dài ra,

các tĩnh mạch dưới da vú nổi lên rõ rệt. Các tuyến sữa phát triển to lên, nắn thấy rõ
ràng, có khi lan tới tận nách. Sự xuống sữa xảy ra sau đẻ 2-3 ngày ở người con rạ,


7

3-4 ngày ở người con so. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu
tăng cao đột ngột làm tổng hợp nhiều sữa [8], [13], [32], [49].
1.3. Đặc điểm và sinh lí tiết sữa
Ngay từ trong thai kỳ, tại tuyến vú đã có những thay đổi quan trọng và đã có
những hoạt động sản xuất sữa đầu tiên. Quá trình tạo và tiết sữa ở người gồm 2 pha:
pha mammogenesis và pha lactogenesis.
Pha mammogenesis: bắt đầu từ tuần thứ 10 và kéo dài suốt thai kỳ. Trong
pha này, hệ thống cấu trúc nang tuyến của vú phát triển dẫn đến gia tăng thể tích mơ
vú sẵn sàng cho quá trình tiết sữa của pha lactogenesis.
Pha lactogenesis: gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: bắt đầu từ rất sớm trong thai
kỳ ngay khi mô tuyến vú chế tiết những thành phần đầu tiên của sữa mẹ như casein,
lactose… kéo dài cho đến khoảng 10 ngày sau sinh Sữa non và sữa chuyển tiếp
thuộc giai đoạn 1 của pha lactogenesis. Giai đoạn 2: chế tiết sữa trưởng thành, bắt
đầu khoảng từ ngày thứ 10 sau sinh kéo dài suốt thời gian cho con bú.

Khơng mang thai

Pha mammogenesis

Pha lactogenesis

Hình 1.2. Tuyến vú ở phụ nữ trong các pha.
Quá trình sản xuất sữa tại nang sữa xảy ra dưới ảnh hưởng của prolactin. Sữa
được tống xuất do co bóp bởi oxytocin. Cả hai hormone này của tuyến yên đều

được kích thích bởi động tác nút vú của trẻ [8].

Thư viện ĐH Thăng Long


8

Hình 1.3. Tế bào nang tuyến sữa, tế bào cơ biểu mơ và hệ mao mạch
Prolactin, với sự có mặt của hormon tăng trưởng (GH), insulin và cortisol sẽ
chuyển các tế bào biểu mô tuyến vú từ trạng thái không tiết sang trạng thái
tiết. Trong vòng 4-5 ngày sau đẻ, vú nở to do có sự tích luỹ các chất tiết trong nang
và ống dẫn. Sữa non được tiết ra đầu tiên là dạng dịch huyết thanh mịn, dính và có
màu vàng. Sữa non chứa lactoglobulin là một globulin miễn dịch. Các acid béo như
acid decadienoic, phospholipid, các vitamin tan trong mỡ và lactalbumin trong sữa
non có giá trị rất cao về dinh dưỡng. Sau tiết sữa non, dần dần sẽ chuyển sang tiết
sữa chuyển tiếp và sữa thực thụ [3], [4], [5].
1.3.1. Đặc điểm về sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất trong những ngày tháng đầu tiên của trẻ vì
sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng và dễ hấp thu. Có thể nói sữa mẹ đã
được chế tạo theo công thức định sẵn, trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 700 Kcal. Tỉ lệ
các chất dinh dưỡng như đạm, đường, mỡ, vitamin, và muối khống thích hợp nên
làm cho trẻ dễ tiêu hóa dễ hấp thu giúp cho cơ thể trẻ phát triển bình thường tránh
được suy dinh dưỡng.
Sữa mẹ: Được tạo ra từ hệ thống tuyến sữa trong vú của người phụ nữ từ khi
có thai tháng thứ 4 trở đi, có nhiều từ 24 đến 48 giờ sau sinh. Sữa mẹ được xem như


9

là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh trước khi trẻ có thể tiêu hóa

các loại thực phẩm khác [45].
Sữa mẹ là một dung dịch-huyền dịch phức tạp của nước, lipid, carbohydrate,
protein, vitamin, khoáng và yếu tố vi lượng. Sữa mẹ gồm các thành phần dinh
dưỡng (macronutrient) và cả các thành phần không dinh dưỡng thiết yếu
(micronutrient), phù hợp cho trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển. Đây là một dung
dịch-huyền dịch phức tạp của nước, lipid, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng
chất và các thành phần vi lượng khác. Giai đoạn trẻ phát triển nhanh, sữa đậm đặc.
Giai đoạn trẻ phát triển chậm, sữa loãng dần. Thành phần của dung dịch-huyền dịch
này không hằng định. Trong một bữa bú, giọt sữa mẹ đầu tiên khác giọt sau cùng.
Trong một ngày, bữa bú sáng khác bữa bú chiều. Cùng một người, sữa non không
giống sữa chuyển tiếp và có thành phần khác biệt rất lớn với sữa trưởng thành. Một
sự biến đổi nhỏ trong thành phần hóa học sẽ dẫn đến sự thay đổi của hàng loạt các
thông số vật lý của sữa như độ pH, độ thẩm thấu, hằng số phân ly và độ hòa
tan…[7], [8], [14].
Sữa non: là thức ăn lý tưởng nhất cho sơ sinh trong những ngày đầu tiên của
cuộc sống. Sữa non (colostrum) là một hỗn hợp màu vàng, đậm đặc, gồm các chất
có sẵn trong hệ thống nang tuyến của vú từ trong thai kỳ và sữa mới vừa được tiết
ra ngay sau sinh. Một thành phần quan trọng của sữa mẹ mà khơng một loại sữa nào
khác có thể thay thế được là chất kháng khuẩn. Đó là các kháng thể IgA có nhiều
nhất trong sữa non. Lactoferrin là một protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn khơng
cho vi khuẩn ưa sắt phát triển. Các enzym có tác dụng diệt khuẩn. Và hơn 80% tế
bào trong sữa là các lympho bào, thực bào có tác dụng thực bào và tiết IgA,
interferon có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn, nấm, virus…[7], [8], [14].
Sữa non được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai kỳ và được tiết ra trong 13 ngày đầu sau sinh. Sữa non gồm các chất có sẵn trong hệ thống nang tuyến của vú
từ trong thai và sữa mới vừa được tiết ra ngay sau sinh. Sữa non tiết ra ít nhưng chất
lượng cao thỏa mãn nhu cầu của sơ sinh. Sữa non có màu vàng nhạt, sánh đặc và
giàu chất dinh dưỡng do đó cần cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh và tốt nhất trong

Thư viện ĐH Thăng Long



10

vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau sinh. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát
triển của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu ở Nepal về tầm quan trọng của sữa non đối
với sức khỏe của trẻ em, 41% phụ nữ tin rằng sữa non giúp cho sự phát triển đúng
đắn của trẻ và chống lại nhiễm trùng, 27% cho rằng sữa non giúp tăng cường sức
khỏe nhưng khơng biết vai trị chính xác trong khi 31% phụ nữ khơng biết gì về sữa
non và 1% phụ nữ nghĩ rằng sữa non có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ [14].

Hình 1.4. Sữa non
Ngày đầu sản phụ có sữa non, màu trắng nhạt, có nhiều men tiêu hóa. Sau đẻ
2-3 ngày có sữa thường, đặc hơn và ngọt hơn. Ở người con rạ, sữa xuống sớm hơn
vào ngày thứ 2- 3 sau đẻ, ở người con so sữa xuống chậm hơn vào ngày thứ 3- 4 sau
đẻ. Khi xuống sữa, vú căng tức và nóng, các tuyến sữa phát triển nhiều, phồng to,
các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, có thể có hiện tượng sốt xuống sữa với các hiện
tượng: sốt nhẹ dưới 38°C, thời gian không quá nửa ngày, sau khi sữa được tiết ra,
các hiện tượng đó sẽ mất [7], [8].
1.3.2. Cơ chế xuống sữa
Xuống sữa là phản xạ có điều kiện, đẩy sữa từ nang ống dẫn tới xoang sữa và
núm vú. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ Prolactin trong máu tăng đột ngột,
kéo theo tổng hợp nhiều sữa và sự giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực nhờ Oxytocin.
Phản xạ này bắt đầu từ vài giây tới vài phút sau khi mẹ bắt đầu cho bé bú. Mẹ cảm
thấy râm ran hay hơi khó chịu ở ngực, nhưng cũng có thể khơng có cảm nhận gì.
Phản xạ này cũng có thể xảy ra tại các thời điểm khác như khi mẹ nghe thấy tiếng
con khóc hoặc khi người mẹ nghĩ về bé [8], [13], [32].


11


Quá trình sản xuất sữa mẹ chịu sự tác động của 4 hormone là estrogen,
progesterone, prolactin và oxytocin. Cơ chế sản xuất sữa mẹ của cơ thể là tự điều
chỉnh hàm lượng các hormone này để sinh sữa. Estrogen và progesterone hàm
lượng cao sẽ ức chế sản xuất sữa khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Khi em bé
chào đời, nhau thai đã bong, hàm lượng các hormone này tự động giảm xuống, báo
cho cơ thể biết đã đến thời điểm tạo sữa [14], [23].
Sữa mẹ được tạo ra là do sinh lý tiết sữa (phản xạ Prolactin): khi một em bé
mút, xung động hướng tâm từ núm vú kích thích bài tiết Prolactin từ tuyến yên ở
trên. Prolactin hoạt động trên các tế bào biểu mô của nang tạo sữa để kích thích tiết
sữa. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa. Sữa mẹ bài tiết
theo cơ chế phản xạ đầu vú – tuyến yên. Khi trẻ bú, cảm giác đi từ núm vú lên não
tác động đến tuyến yên bài tiết prolactin và oxytocin. Prolactin là nội tiết tố của
thùy trước tuyến n, có tác dụng kích thích tế bào sữa. Đây là phản xạ tạo sữa, vì
vậy cho trẻ bú nhiều sẽ tạo sữa nhiều hơn.
Prolactin thường sản xuất nhiều về ban đêm và làm cho bà mẹ thư giãn buồn
ngủ và xuống sữa nhiều vào ban đêm. Vì vậy nên cho trẻ bú đêm. Prolactin cịn có
tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai.
Oxytocin là nội tiết tố của thùy sau tuyến yên có tác dụng làm co các cơ
xung quanh tế bào tiết sữa để đẩy sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa đến các
xoang sữa. Đây là phản xạ phun sữa. Oxytocin dễ bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ và
cảm giác của bà mẹ: Cảm giác tốt và cảm giác xấu.
Phản xạ tiết sữa có thể xảy ra vài lần trong mỗi cữ bú, mẹ có thể cảm
thấy râm ran, hơi khó chịu ở ngực hoặc khơng có cảm giác khác thường nào.
Phản xạ này cũng có thể xảy ra ở thời điểm người mẹ nghe thấy tiếng con khóc
hoặc nghĩ về bé. Động tác bú của trẻ là vấn đề quan trọng. Ăn uống, nghỉ ngơi,
uống thuốc tuy cần thiết nhưng không thể giúp bà mẹ tạo được nhiều sữa nếu không
cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách [10], [21], [29].
Khi có phản xạ xuống sữa, một số bà mẹ có thể gặp các phản ứng sau: Cảm
giác ngứa ran hoặc như kiến bò ở trong vú, hoặc có mẹ miêu tả cảm giác như vú tê


Thư viện ĐH Thăng Long


12

rần, châm chích, sữa nhỏ ra từ vú. Dịng sữa phun ra, sữa sẽ chảy ra thành toa nếu
trẻ nhả vú ra trong bữa bú. Sữa tự chảy ra ở vú bên kia khi trẻ đang bú vú bên này.
Tử cung co thắt: bà mẹ có cảm giác đau do những cơn co thắt tử cung, đơi khi có
cảm giác người nóng bừng khi cho con bú trong tuần đầu sau sinh. Ngay cả khi một
số bà mẹ khơng có bất kỳ phản ứng nào, họ vẫn có thể cho con bú. Nhìn trẻ bú
chậm, sâu và nuốt (có khi nghe được tiếng nuốt ực ực) chứng tỏ sữa đang chảy vào
miệng trẻ.Trong những ngày đầu cho con bú, thường các mẹ sẽ chưa cảm nhận
được phản xạ xuống sữa này. Sau vài ngày hoặc vài tuần, mẹ sẽ cảm nhận được
cách nhận ra các dấu hiệu trẻ muốn bú, cũng như cần thời gian để trẻ biết cách bú
hiệu quả và mẹ sẽ nhận thấy xuống sữa đến nhanh hơn [23].

Hình 1.5. Vú sản xuất sữa khi mang thai
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến sự xuống sữa
Những yếu tố tăng cường/ức chế phản xạ xuống sữa:
* Yếu tố tăng cường phản xạ xuống sữa:
Tiếp xúc da kề da với bé, tiếp xúc sớm giữa mẹ và con, quan sát, lắng nghe,
thân thiện và âu yếm bé, bé bú hiệu quả, bú đúng. Mẹ cảm thấy tự tin cảm thấy thư
giãn về tinh thần
* Yếu tố ức chế phản xạ xuống sữa:
- Có cơn đau, xa cách khỏi bé, bé bú không hiệu quả, mẹ thiếu tự tin cảm xúc
tiêu cực và lo lắng, cảm thấy mệt mỏi


13


- Trong trường hợp mẹ có các yếu tố gây ức chế phản xạ xuống sữa, sản phụ
nghỉ ngơi thư giãn và liên hệ nhân viên y tế hoặc chuyên gia để được hỗ trợ. Não bộ
của các mẹ sẽ mất khoảng từ 1 - 2 phút để kích thích phản xạ tiết sữa và phản xạ
xuống sữa sẽ kéo dài trung bình khoảng 3 phút. Các mẹ sẽ cảm nhận được xuống
sữa trong khoảng từ 20 – 30 giây.
- Mệt mỏi: sau khi sinh sản phụ mất nhiều sức nên muốn nghỉ ngơi chưa cho
con bú ngay. Mẹ mắc bệnh toàn thân của sản phụ ( tim mạch, tăng huyết áp, tiền sản
giật…)
- Trẻ bú kém do tư thế bú sai, bà mẹ ngồi cho con bú chưa thoải mái, gị bó,
trẻ ngậm bắt vú chưa hiệu quả. Trẻ bú khơng đủ thời gian: do bà mẹ chưa có kiến
thức về ni con, tự ti vì mình ít sữa nên chỉ cho bú một thời gian ngắn rồi cho trẻ
ăn thêm sữa ngoài. Hoặc do bà mẹ mới cho trẻ bú đau rát đầu vú nên trẻ chỉ bú
được một lúc rồi bà mẹ chủ động ngừng cho con bú.
- Mẹ bị căng thẳng tinh thần do các yếu tố cơng việc, gia đình dẫn đến bà mẹ
lo âu, căng thẳng không tập trung cho con bú. Do người thân, bạn bè…có những
nhận xét tiêu cực về mẹ hoặc bé.
- Đau vú hoặc tử cung khi cho bé bú làm mẹ ngại cho trẻ bú (đau núm vú,
đau bụng sau sinh…).
- Thiếu chất dinh dưỡng: bà mẹ sau khi sinh lo ngại về vóc dáng, ăn kiêng có
suy nghĩ tiêu cực vì sữa khơng đủ chất nên khơng cho con bú.
- Sử dụng thuốc: việc người mẹ sử dụng các loại thuốc trong quá trình cho
con bú, như là thuốc tránh thai chứa estrogen, thuốc giảm đau, kháng sinh, bổ trợ sẽ
gây ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng sữa của người mẹ.
- Uống ít nước: thơng thường con người cần uống 1,5 lít – 2 lít nước mỗi
ngày, khi cho con bú sản phụ cần bổ sung nhiều nước hơn để sự bài tiết sữa được
đầy đủ [6], [23], [31], [36], [47].

Thư viện ĐH Thăng Long



14

1.4. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bằng sữa mẹ sau mổ lấy thai
1.4.1. Thực trạng xuống sữa và nuôi con bú
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh
(2014) có đến 92% mẹ cho con bú trong ngày đầu sau sinh, trong khi tỉ lệ bà mẹ cho
bú trong 1 giờ đầu chỉ mức (31/223), có đến 37% bà mẹ đã vắt bỏ sữa non và khơng
bà mẹ nào cho con bú hồn toàn sau sinh. Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Tuyết Liêm
năm 2015 tại Phú Yên, tỉ lệ cho con bú sớm ở các bà mẹ sinh thường là 68% và sinh
là mổ là 11% (p<0,001), trong đó tỉ lệ các bà mẹ sinh mổ cấp cứu cao gấp 2,6 lần so
với mổ chủ động và ở Bệnh viện này chưa áp dụng da kề da sau mổ. Cũng trong
nghiên cứu này, các bà mẹ sinh mổ có ít khả năng cho trẻ bú sớm hơn và có nhiều
khả năng cho trẻ ăn sữa bột trong 3 ngày đầu tiên [25].
Nghiên cứu cắt ngang trên 298 bà mẹ có con tại Khoa Sản, Bệnh viện đa
khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn nhằm điều tra về thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ
của các bà mẹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về sữa non 11,1%,
sữa trưởng thành 13,4%; có 44,3% bà mẹ biết trong giai đoạn ni con bú phải có
chế độ riêng về ăn uống, lao động và nghỉ ngơi. Tỷ lệ bà mẹ vắt bỏ sữa non là
12,1% và có 30,2% trẻ vẫn được bà mẹ cho ăn thực phẩm khác ngoài sữa trước khi
bú lần đầu sau sinh. Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng tư thế khi cho trẻ bú là 30,4%.
Thực trạng này làm ảnh hưởng đến thực hành đúng trong nuôi con bằng sữa mẹ
[38].
Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ ở 256
trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2019
[30], yếu tố liên quan đến sự phát triển về thể chất và bệnh tật của trẻ trong 6 tháng
đầu sau sinh. Kết quả 29,3% trẻ có tình trạng thiếu cân và suy dinh dưỡng cấp tính
với các mức độ khác nhau, 17,2 % thiếu chiều cao và 7% trẻ còi xương. 28,9% trẻ
được bú mẹ hồn tồn, 48,8% bú dặm thêm sữa cơng thức. 46,9% trẻ có bệnh cấp
tính từ sau sinh, 11.3 % mắc bệnh mãn tính. 28,9% trẻ được bú trong 1 giờ sau
sanh, 28,2% bú khi có nhu cầu, 93,8% bú cả ngày và đêm. 17.2% có tư thế bú chưa

đúng, 24,2% ngậm vú chưa đúng cách, 62,5% cho bú cạn sữa trong ngực. Có mối


×