Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã phú mỹ, tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

CHU HUY THỊNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Đồng Nai, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
  

CHU HUY THỊNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 8850103

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MAI HẢI CHÂU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ii

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tn thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày

tháng

Người cam đoan

Chu Huy Thịnh


năm 2023


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự
đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy giáo TS. Mai Hải Châu, người đã
hướng dẫn khoa học tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học, Viện Quản lý đất đai
và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm Nghiệp đã giúp tơi hồn thành q
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, Ban quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; UBND thị xã Phú
Mỹ; Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Mỹ và các Công ty đã tạo điều
kiện cho tôi thu thập số liệu, cung cấp những thông tin cần thiết để thực hiện nghiên
cứu đề tài này.
Cảm ơn quý anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Chu Huy Thịnh

năm 2023


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát: .................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................................4
1.1.1. Đất đai và sử dụng đất đai ..................................................................................... 4
1.1.2. Các nội dung về Khu công nghiệp ........................................................................ 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ..............................................................18
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự hình thành và phát triển các
khu cơng nghiệp ............................................................................................................ 18
1.2.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước ......................... 24
1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................36

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 39
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 39
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 39
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................39
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39


v

2.3.1 Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp .......................................................................... 39
2.2.2 Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................... 39
2.2.3 Tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu........................................................................ 40
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 41
3.1 Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Phú Mỹ.......41
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................................... 41
3.1.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ................................................................. 42
3.1.3. Hiện trạng và biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phú Mỹ....................... 44
3.2. Khái quát sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã
Phú Mỹ ......................................................................................................................47
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 47
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 53
3.2.3. Khát quát quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn thị xã Phú
Mỹ ................................................................................................................................. 57
3.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã
Phú Mỹ ......................................................................................................................60
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất các khu công nghiệp ...................................................... 60
3.3.2. Tình hình quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các khu công
nghiệp ............................................................................................................................ 61
3.3.3. Mật độ sử dụng đất của các khu công nghiệp ..................................................... 62

3.3.4. Biến động sử dụng đất của các khu công nghiệp ................................................ 63
3.3.5. Định hướng phát triển các khu công nghiệp tại thị xã Phú Mỹ .......................... 63
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất các Khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Mỹ. 64
3.4.1 Hiệu quả sử dụng đất của các Khu công nghiệp. ................................................. 64
3.4.2 Tác động về mặt xã hội của các Khu công nghiệp............................................... 66
3.4.3 Bảo vệ môi trường và tác động về môi trường của các khu công nghiệp. ........... 67
3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất các khu công nghiệp trên địa bàn
thị xã Phú Mỹ trong thời gian tới ..............................................................................69
3.5.1. Giải pháp về quản lý và hồn thiện các chính sách của Nhà nước ..................... 69


vi

3.5.2. Giải pháp thu hút và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp ................ 71
3.5.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho khu công nghiệp ................................ 72
3.5.4. Giải pháp phát triển khu công nghiệp kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường ...... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 76
Kết luận .....................................................................................................................76
Kiến nghị ...................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... ix


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa viết tắt

BVMT


:

Bảo vệ môi trường

BQL

:

Ban Quản lý

CCN

:

Cụm công nghiệp

DN

:

Doanh nghiệp

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

:


Foreign Direct Investment

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GCNQSDĐ

:

GCN

:

Giấy chứng nhận

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

KCN

:

Khu cơng nghiệp

KT-XH


:

Kinh tế - xã hội

QLNN

:

Quản lý Nhà nước

:

Quyền sử dụng đất

TLLĐ

:

Tỷ lệ lấp đầy

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:


Ủy ban nhân dân

QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các loại hình khu cơng nghiệp.................................................................10
Bảng 1.2. Phân loại Khu công nghiệp theo mức độ độc hại .....................................11
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất thị xã Phú Mỹ năm 2021 ...........................................44
Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất thị xã Phú Mỹ giai đoạn 2018 – 2021 .................45
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất các khu cơng nghiệp tại thị xã Phú Mỹ...............60
Bảng 3.4: Tình hình cấp giấy chứng nhận các khu công nghiệp tại thị xã Phú Mỹ .61
Bảng 3.5: Mật độ sử dụng đất các khu công nghiệp tại thị xã Phú Mỹ ....................62
Bảng 3.6: Biến động sử dụng đất các khu công nghiệp tại thị xã Phú Mỹ ...............63
Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các KCN điều tra ..............................65
Bảng 3.8. Đánh giá của người dân về tác động của các KCN đến đời sống ............67
Bảng 3.9. Tình hình bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp điều tra. ..............68


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí các khu cơng nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................33
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thị xã Phú Mỹ trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .......................41

Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất thị xã Phú Mỹ năm 2021 ...........................................44
Hình 3.3: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thị xã Phú Mỹ .....................48


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển KCN là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư thúc
đẩy công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện
bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững. Ở nước ta, năm 1991,
Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương triển khai thí điểm việc thực hiện giải pháp
quan trọng này. Sự phát triển các KCN đó đã góp phần to lớn vào việc thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Các KCN đã trở thành điểm thu hút
vốn đầu tư nước ngồi, đón nhận các tiến bộ khoa học kĩ thuật và tạo ra những nhân
tố thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện
mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Hòa vào xu thế phát triển chung của đất nước, từ những năm 1996, Tỉnh Ủy
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra Nghị quyết phát triển, xây dựng một số KCN theo
hướng hiện đại, đã góp phần cùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và cả nước thực hiện
mục tiêu cơ bản xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
như giai đoạn hiện nay.
Nền kinh tế của một số huyện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang từng
bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều khu, cụm, điểm
cơng nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như: KCN Đất Đỏ 1, KCN
Châu Đức, KCN Đá Bạc, KCN Đông Xuyên; KCN Phú Mỹ I, II, III; KCN Mỹ
Xuân A, A2; KCN Cai Mép; Cụm công nghiệp Hắc Dịch,… thu hút hàng trăm
doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho
địa phương và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Trong

các KCN đó nổi bật nhất là các KCN trên địa bàn thị xã Phú Mỹ là những KCN
hiện đại và văn minh trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong thời gian qua, nhờ phát triển các KCN nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã
đạt được những thành quả lớn về mọi mặt nhưng vẫn còn nhiều những hạn chế tồn
tại làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và phát triển các KCN, tiềm ẩn các nguy cơ


2

mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm theo các hậu quả về môi trường, về xã hội
không chỉ đối với thị xã Phú Mỹ mà còn liên đới đến các địa phương lân cận khác.
Việc giao đất, cho thuê đất chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực;
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi
giao đất, cho thuê đất của các cơ quan chức năng chưa thường xun gây nên tình
trạng lãng phí đất do các nhà đầu tư chậm triển khai dự án. Hơn nữa, Một số chính
sách mới về đất đai như Luật Đất đai 2013, các nghị định hướng dẫn mới có hiệu
lực nên công tác đền bù bị chậm lại do phải chờ hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó,
tình trạng các hộ dân khiếu kiện kéo dài, nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù nhưng
không bàn giao đất đã gây cản trở đối với các chủ đầu tư khi thi cơng. Vì vậy cần
cải tiến khắc phục những hạn chế để thu hút vốn đầu tư và phát triển ổn định, tận
dụng những lợi thế sẵn có nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc sử dụng đất để phát triển các Khu Công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu một cách hiệu quả, đặc biệt là các Khu
Công nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Mỹ – một trong những nơi có nhiều Khu Cơng
nghiệp lớn của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý và sử
dụng đất các Khu Công nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” đã được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất các KCN trên địa bàn
thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất KCN tốt hơn trên địa bàn nghiên cứu
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất các KCN trên
địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng đất tốt hơn trên các KCN trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng


3

Tàu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận văn Góp phần bổ sung cơ sở lý luận, khoa học và hệ thống pháp
luật nhà nước liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng và xây dựng các khu công
nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được tham khảo trong thực tiễn sử dụng
đất tại các KCN trên địa bàn thị xã Phú Mỹ và sử dụng đất tại các KCN tương tự.
Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phát triển kinh
tế tại các KCN trên địa bàn thị xã Phú Mỹ. Từ đó thấy được tình hình sử dụng đất
trên đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng quỹ đất có hiệu quả cao hơn,
đảm bảo môi trương, an sinh xã hội. Kêu gọi nhà đầu tư tạo sự phát triển kinh tế xã
hội trên địa bàn.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Đất đai và sử dụng đất đai
1.1.1.1. Đất đai
a. Khái niệm về đất
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,
dáng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt
cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn thực vật và động vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà
cửa. ..)" [14].
Đất đai là khoảng khơng gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu
của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài
ngun nước ngầm và khống sản trong lịng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt
đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành
phần khác) giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất
cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch
sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trị
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nếu khơng có đất đai
thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như khơng thể có sự tồn
tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con
người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai
là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các cơng trình cơng nghiệp, giao

thơng, thuỷ lợi và các cơng trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp ngun liệu cho


5

ngành công nghiệp, xây dựng,...
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước
đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo
hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một
nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng [14].
Luật Đất đai 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất
đai là tài ngun vơ cùng q giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân
dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai
như ngày nay"[18].
Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất, là
nơi tìm được cơng cụ lao động, ngun liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội loài
người.
1.1.1.1. Sử dụng đất
a. Quản lý đất đai
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác
lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với
những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất,
xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập
nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các
nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên

quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng
ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công
tác quản lý [25].
Nhà nước phải đóng vai trị chính trong việc hình thành chính sách đất đai và


6

các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số
nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp
quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý
các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân lực,... [25].
b. Phân loại đất
* Phân loại theo mục đích sử dụng đất
Theo Luật Đất đai năm 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân thành 3 nhóm: Đất nơng nghiệp, Đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng.
Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phịng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất ni trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng

hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
+ Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể


7

thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm;
+ Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ
thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng;
đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất bãi
thải, xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;
+ Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chun dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây
dựng cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh mà
cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở;

Nhóm đất chưa sử dụng gồm: Các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng”.
1.1.2. Các nội dung về Khu công nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm về Khu cơng nghiệp
KCN được hình thành ở các nước cơng nghiệp phát triển (Anh, Mỹ…) vào
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau đó mở rộng sang các nước công
nghiệp mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… Đến nay, các KCN được
phân bố chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Phi. Ở các quốc gia, tên gọi của
KCN thường gắn với mục tiêu hoạt động của chính KCN đó. Các tên gọi thường
được sử dụng gồm: Industrial Processing Zones, Export Processing Zones, Business
Park, Science and Research Park, High-tech Centers, Bio-Technology Park, Eco-


8

Industrial Park, Industrial Zones, Industrial Cluster…. Ở Việt Nam, các loại hình
KCN phổ biến gồm: KCN truyền thống, khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái,
đặc khu kinh tế... Điều này thể hiện các quan niệm khác nhau về KCN và do đó, có
nhiều định nghĩa, cách hiểu về KCN [23].
Đối với nước ta, đến năm 1987, khái niệm về KCN mới được chính thức ra
đời khi có Luật Đầu tư nước ngồi. Theo đó, tại Khoản 14&15, Điều 2, “Khu công
nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất hàng công nghiệp”. Khu chế xuất Tân Thuận, thành lập năm 1991 và đi vào
hoạt động năm 1992 là mơ hình KCN đầu tiên ở Việt Nam.
Theo “Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao” ban hành
kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, khái niệm KCN tiếp tục có sự thay đổi.
Tại Khoản 2&3, Điều 2: “khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khu cơng nghiệp có thể có doanh
nghiệp chế xuất”.

Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, sau này là Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị
định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ, khái niệm KCN tiếp tục được bổ sung và
hồn thiện, theo đó: “khu cơng nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ”.
Hiện nay, khái niệm KCN được hiểu theo quy định tại Điều 2, Nghị định
82/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu
kinh tế, theo đó: “khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do Chính phủ quy định”.
Các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển cơng nghiệp, tăng trưởng kinh tế,
hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với các đô thị, tạo bước chuyển


9

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất
khẩu và tiêu thụ trong nước. Đồng thời góp phần giải quyết việc làm, đào tạo cán
bộ quản lý và công nhân lành nghề, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng của cả nước.
Tuy nhiên thực tiễn hoạt động của các KCN cũng đặt ra nhiều vấn đề KT-XH và
môi trường cần quan tâm xử lý để tiếp tục phát triển [25].
1.1.2.2. Đặc điểm của khu cơng nghiệp
KCN với chức năng chính là tập trung các doanh nghiệp sản xuất nhằm phát
triển công nghiệp cho một vùng, một tỉnh hoặc nhiều tỉnh hoặc cả quốc gia, vì vậy
KCN có các đặc điểm cơ bản sau:
Một là, KCN là khu vực được quy hoạch phát triển cơng nghiệp mang tính liên
vùng, có phạm vi ảnh hưởng khơng chỉ ở trong KCN mà cịn ảnh hưởng đến các
khu vực xung quanh, các khu vực khác.
Hai là, KCN tập trung trong một không gian nhất định, nên KCN có nhiềulợi

thế trong việc tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có đủ quỹ đất để mở
rộng và liên kết thành tổ hợp công nghiệp lớn.
Ba là, kết cấu hạ tầng được đảm bảo bởi công ty phát triển hạ tầng KCN, công
ty dịch vụ KCN…Các cơng ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã
hội của cả KCN trong suốt thời gian tồn tại của KCN, theo đó kết cấu hạ tầng phát
triển tương đối nhanh và đồng bộ.
Bốn là, điều kiện tự nhiên, môi trường phát triển của các KCN nhìn chung
thuận lợi, KCN được hình thành ở các nước trong q trình cơng nghiệp hóa chính
là để tạo ra những điều kiện thuận lợi về cả cơ chế chính sách lẫn kết cấu hạ tầng để
khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào KCN. Vì vậy, việc bố trí địa điểm cơng
nghiệp cũng như hình thành các KCN phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi
trường để đạt hiệu quả cao, PTBV trong dài hạn
Năm là, trong khơng có dân cư sinh sống nhưng bên ngồi KCN có hệ thống
dịch vụ nguồn lao động đang làm việc ở KCN được hình thành và phát triển [23].
1.1.2.3. Các loại hình khu cơng nghiệp
Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ, có 3 loại


10

hình KCN, gồm: khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái và được hiểu như sau:
Khu chế xuất:“là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ”
[10].
Khu cơng nghiệp hỗ trợ: “là KCN chun sản xuất các sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện
tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, th lại tối
thiểu đạt 60% diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th của khu cơng nghiệp” [10].
Khu cơng nghiệp sinh thái: “là KCN, trong đó có các doanh nghiệp trong khu

công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài
nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh
công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các DN” [10].
Việc phân loại KCN theo các tiêu chí, tính chất được thể hiện cụ thể qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Các loại hình khu cơng nghiệp
TT

Tiêu chí phân loại KCN

Loại hình KCN

1 Tính chất ngành nghề

KCN chuyên ngành; đa ngành; sinh thái.

2 Quy mơ diện tích

KCN nhỏ; trung bình; lớn và rất lớn.

3 Điều kiện hình thành

Cấp quản lý (cấp có thẩm quyền quyết
4 định thành lập)

KCN thành lập mới; nâng cấp mở rộng và di
dời tập trung.
KCN do Chính phủ thành lập; KCN do
UBND cấp tỉnh thành lập; KCN do UBND
cấp huyện thành lập.
(Nguồn:[25])


Ngồi ra, việc phân loại KCN cịn căn cứ trên tiêu chí theo mức độ độc hại:
Đây là hình thức phân loại hay được đề cập tới bởi nó quyết định đến việc bố trí các
KCN so với khu dân cư cũng như các biện pháp đảm bảo điều kiện về môi trường.
Mức độ vệ sinh trong KCN cũng phụ thuộc nhiều vào sự bố trí các loại hình cơng
nghiệp trong KCN.


11

Bảng 1.2. Phân loại Khu công nghiệp theo mức độ độc hại
Cấp độ độc hại
Cấp I

Cấp II

Ảnh hưởng rất
Đặc điểm
độc hại

xấu tới lân cận

Có tác

bởi bụi, khí thải, động xấu

Cấp III

Cấp IV


Cấp V

Có tác động

Có tác

Khơng có tác

động xấu

động xấu đến

khơng đáng

khu vực lân

kể

cận

>100m

>50m

xấu ở mức
trung bình

tiếng ồn, hỏa
Cách khu
dân cư


hoạn
>1000m

>500m

>300m

(Nguồn:[15])
1.1.2.4. Quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp
Quản lý Nhà nước được hiểu là hoạt động chấp hành, điều hành của hệ thống
cơ quan nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý xã hội trên cơ sở các quy định
pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh thơng điệp về
"Chính phủ kiến tạo". Đây được coi là quan điểm của Chính phủ về quản lý Nhà
nước trong tình hình mới. Hiện chưa định hình được một khung lý thuyết sáng tỏ và
mạch lạc về “Chính phủ kiến tạo”, nhưng điều này không ảnh hưởng lớn đến việc
xây dựng và thực hiện quản lý Nhà nước theo quan điểm này. Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc nêu 4 nội dung chính của “Chính phủ kiến tạo” tại kỳ họp thứ tư, Quốc
hội khóa XIV ngày 18/11/2017: “Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp
luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt… khơng bị động đối phó với những diễn
biến trên thực tế”; “Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực các doannh nghiệp
tư nhân không thể đầu tư”; “Chính phủ phải kiến thiết được mơi trường kinh doanh
thuận lợi...”; “Chính phủ cũng phải nói đi đơi với làm, siết chặt kỷ cương…”. Như
vậy, “kiến tạo, phục vụ” trong quản lý Nhà nước có thể hiểu đơn giản là lấy doanh
nghiệp làm trung tâm, doanh nghiệp cần gì để phát triển lành mạnh thì chính quyền
hỗ trợ, tạo những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển [23].
Như vậy, xét trên góc độ quản lý Nhà nước, “Chính phủ kiến tạo” là một mơ



12

hình quản lý Nhà nước có thể vận dụng ở mọi cấp chính quyền, theo đó, chính
quyền trung ương và địa phương không chỉ đơn thuần là thực hiện quyền hành pháp
để kiểm sốt, duy trì trật tự pháp luật mà phải hành động và thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước theo phương châm “kiến tạo” để chủ động trong việc xây dựng và
thực thi thể chế, pháp luật, đáp ứng được yêu cầu “kiến tạo - hành động - phục vụ liêm chính”, thực sự “đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Quản lý Nhà nước đối với KCN là hoạt động chấp hành, điều hành, kiến tạo
của hệ thống cơ quan nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến quy hoạch, đầu
tư, xây dựng, phát triển các KCN và hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong KCN nhằm xây dựng, phát triển bền vững các KCN theo định
hướng và mục tiêu của nhà nước.
Khái niệm quản lý Nhà nước đối với KCN gồm những nội dung sau:
- Quản lý Nhà nước đối với KCN là toàn bộ “hoạt động chấp hành và điều
hành” pháp luật về KCN một cách toàn diện của các cơ quan nhà nước đối với các
hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển KCN theo đúng danh mục quy hoạch chung
và quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Quản lý Nhà nước đối với KCN còn bao gồm
các hoạt động “kiến tạo” thể chế trên cơ sở lấy doanh nghiệp làm trung tâm và tạo
điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bình đẳng, lành mạnh.
- Các chủ thể quản lý Nhà nước đối với KCN được tổ chức theo 2 cấp:
+ Cấp trung ương, gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ quản lý
ngành, lĩnh vực, trong đó Chính phủ thống nhất quản lý tồn diện mọi mặt hoạt
động của các KCN trên phạm vi cả nước và phân cấp trực tiếp cho một số bộ, ngành
trung ương thực hiện hoạch định, ban hành chính sách vĩ mô về phát triển KCN.
+ Cấp địa phương, gồm: UBND cấp tỉnh và ban quản lý các KCN, thực hiện
nhiệm vụ do Chính phủ và các bộ, ngành trung ương phân cấp, ủy quyền, quản lý,
điều hành, giám sát trực tiếp mọi hoạt động liên quan đến KCN trên địa bàn lãnh
thổ.
Đối tượng của quản lý Nhà nước đối với KCN là toàn bộ hoạt động của các
KCN và doanh nghiệp trong KCN.



13

Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với KCN là hợp sức, kiến tạo, đồng hành
cùng doanh nghiệp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN, tăng cường liên
kết, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp KCN nhằm kiểm soát và thúc
đẩy các KCN phát triển bền vững theo định hướng, mục tiêu của Nhà nước và lộ
trình, kế hoạch của địa phương [23].
1.2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp
a. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN
Quy hoạch là một công cụ quản lý Nhà nước được sử dụng tương đối phổ biến
tại nhiều quốc gia trên thế giới và được hiểu theo những cách khác nhau. Có hai loại
quy hoạch chủ yếu được các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng làm công cụ quản
lý là: “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” và “quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực”. Nội hàm của quy hoạch gắn với “không gian lãnh thổ” và có thể
định nghĩa quy hoạch là “q trình bố trí các nguồn lực theo khơng gian lãnh thổ
một cách có hiệu quả”, hay nói một cách khác “quy hoạch chính là nghệ thuật bố
trí các nguồn lực trên lãnh thổ, làm cho sự phát trên lãnh thổ hài hịa và có hiệu
quả cao” [15].
Quy hoạch KCN là nội dung quản lý Nhà nước rất quan trọng đối với các
KCN. Quy hoạch KCN của một quốc gia do chính quyền trung ương trực tiếp quyết
định, gồm: quy hoạch tổng thể phát triển KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định
(một tỉnh, một vùng hay một nước) và quy hoạch xây dựng KCN cụ thể.
Quy hoạch tổng thể phát triển KCN được xây dựng dựa trên “Chiến lược và
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” và các quy hoạch: sử dụng đất; xây dựng vùng
và đô thị; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết nối hạ tầng xã hội; quy
hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên…; khả năng phát triển các
ngành, lĩnh vực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; khả năng liên kết giữa các
KCN; đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trong đó xác định rõ: phân khu

chức năng các khu đất xây dựng các cơng trình cơng nghiệp; khu cây xanh; dịch vụ
kỹ thuật KCN; các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ KCN.
Quy hoạch xây dựng KCN cụ thể căn cứ dựa trên quy hoạch tổng thể phát


14

triển KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định được phê duyệt, quy định rõ chỉ tiêu
sử dụng đất để xây dựng các cơng trình cơng nghiệp và các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật.
Quy hoạch KCN được phê duyệt là cơ sở để UBND cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng
kế hoạch phát triển KCN và tổ chức triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra [15].
b. Hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng khu công nghiệp
Hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng KCN là bước đi tiếp theo trong quản lý
Nhà nước đối với các KCN của chính quyền cấp tỉnh sau khi phê duyệt quy hoạch
xây dựng KCN. Việc hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng KCN của chính quyền cấp
tỉnh thể hiện quyết tâm tạo dựng mơi trường đầu tư thơng thống, minh bạch, thuận
lợi, cho thấy chính quyền thực sự coi DN là trung tâm và sẵn sàng kiến tạo các cơ
chế, chính sách để tạo điều kiện cho các DN phát triển lành mạnh, trong mơi trường
bình đẳng.
Các đối tượng được hỗ trợ, ưu tiên gồm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng KCN, các dự án đầu tư thứ cấp trong KCN các dự án hạ tầng kỹ
thuật trong và ngoài hàng rào KCN, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh. Căn cứ
hỗ trợ dựa trên các chính sách phát triển KCN của Nhà nước và chính sách ưu đãi
của từng địa phương.
Nội dung hỗ trợ được tiến hành thông qua việc thực thi sáng tạo và hiệu quả
các chính sách phát triển KCN của Nhà nước và chính sách ưu đãi của từng địa
phương, gồm: chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, chính sách hỗ trợ DN trong KCN,
chính sách xúc tiến đầu tư, chính sách lao động việc làm, chính sách đất đai, chính
sách tạo nguồn vốn... Cụ thể:

+ Chính sách ưu đãi đầu tư, gồm: Ưu đãi nhà đầu tư trong xây dựng kết cấu
hạ tầng KCN như: giá thuê đất, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi, thuế thu nhập đối với các
nhà đầu tư…; Khuyến khích các nhà đầu tư lấp đầy KCN: miễn, giảm thuế nhập
khẩu các lô hàng phục vụ các dự án đầu tư trong KCN, miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp…
+ Chính sách xúc tiến đầu tư: Chính sách xúc tiến đầu tư cho các KCN nằm


15

trong chính sách chung của Nhà nước, bao gồm các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu
tư trong và ngoài nước, trong và ngoài KCN, gắn với các nội dung liên quan đến
nghiên cứu thị trường, đối tác; xây dựng cơ sở dữ liệu, danh mục dự án đầu tư, ấn
phẩm, tài liệu...; quảng bá, giới thiệu; nội dung, thủ tục đầu tư và triển khai dự án
sau cấp phép... Ngồi ra, các địa phương có thể tiến hành các hình thức xúc tiến đầu
tư thơng qua các hoạt động riêng, đặc thù của mình.
+ Chính sách hỗ trợ DN: Chính quyền cấp tỉnh cung cấp miễn phí hoặc hỗ trợ
giá rẻ các dịch vụ hành chính cơng, đồng hành, giúp các doanh nghiệp KCN, các
nhà đầu tư giải quyết thủ tục hành chính, tạo mơi trường thuận lợi, bầu khơng khí
tin cậy, thân thiện giữa cơng chức thực thi cơng vụ và các nhà đầu tư.
+ Chính sách lao động, việc làm: Công cụ chủ yếu được sử dụng trong lĩnh
vực này là quy định tiền lương tối thiểu. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo người lao động, các chính sách an sinh
xã hội về nhà ở, chăm sóc y tế, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền
được tham gia các tổ chức chính trị, xã hội...
Yêu cầu hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách và được thực
hiện một cách cơng khai, bình đẳng và kịp thời với mọi đối tượng [25].
c. Thực hiện thủ tục hành chính với các doanh nghiệp KCN
Thủ tục hành chính có vai trị quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước,
là cơng cụ và phương tiện để đưa pháp luật vào đời sống, giúp các cơ quan công

quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của mình. Các thủ tục hành chính
được thực hiện theo quy trình “một cửa, tại chỗ” nhằm cải cách hành chính, xóa bỏ
cơ chế xin - cho, gây phiền hà cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, thời gian cho
nhà đầu tư, với yêu cầu đảm bảo nhanh, gọn, đơn giản và thuận tiện.
Các yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính gồm: đúng thẩm quyền; chính xác,
khách quan, cơng minh; cơng khai hóa thủ tục hành chính và thực hiện giải quyết
thủ tục hành chính công khai theo luật định tại địa điểm tiếp nhận; các bên tham gia
thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật; đơn giản, tiết kiệm giảm thiểu các
khâu trung gian, tăng quyền gắn với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục.


×