Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.61 KB, 52 trang )

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN – TỈNH BẮC KẠN

1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................................v
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU...........................................................................vi
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI...............................................................................................6
1.1. Khái quát về nông thôn mới...........................................................................6
1.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới.....................................................6
1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thơn mới ở nước ta..................................7
1.1.3. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở nước ta..........................................8
1.1.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.....................................11
1.2. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.............................................14
1.2.1. Khái niệm nguồn lực, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.......14
1.2.2. Sự cần thiết phải huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới..........15
1.2.3 Nội dung huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới............................17
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới......24
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN...............................28
2.1. Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn................................................................................................28
2.1.1. Nguồn ngân sách trung ương.....................................................................30


2.1.2. Nguồn ngân sách địa phương....................................................................31
2.1.3. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.............................32
2.1.4. Nguồn vốn huy động từ tổ chức, doanh nghiệp........................................32
2.1.5. Nguồn vốn huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư...............................34
2.2. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân sơn,
tỉnh Bắc Kạn.........................................................................................................35

2


PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN..................38
3.1. Các kết quả đạt được....................................................................................38
3.2. Các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế....................................................39
3.2.1. Các hạn chế................................................................................................39
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế..........................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................41
1. Kết luận...........................................................................................................41
2. Kiến nghị.........................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................44

3


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

DẠNG VIẾT TẮT


DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2

DN

Doanh nghiệp

3

HTX

Hợp tác xã

4

KH

Kế hoạch

5

KH-KT


Khoa học-Kỹ Thuật

6

KT-XH

Kinh tế-xã hội

7

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

8

NQ-CP

Nghị quyết-Chính phủ

9

NSNN

Ngân sách Nhà nước

10

NTM


Nông thôn mới

11



Quyết định

12

QH

Quốc Hội

13

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

14

TT

Thông tư

15

TTg


Thủ tướng

16

TW

Trung ương

17

UBND

Ủy ban nhân dân

18

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

4


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới huyện Ngân Sơn giai
đoạn 2016-2018...................................................................................................28
Bảng 2.2: Nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư xây dựng nông thôn mới
huyện Ngân Sơn giai đoạn 2016-2018................................................................30

Bảng 2.3: Nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng nông thôn mới
huyện Ngân Sơn giai đoạn 2016-2018................................................................32
Bảng 2.4: Nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư đầu tư xây dựng nông thôn
mới tại huyện Ngân Sơn giai đoạn 2016-2018....................................................33
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Ngân Sơn tính đến ngày 31/12/2018........................................................35
Bảng 2.6: So sánh kết quả các tiêu chí đạt được theo bộ tiêu chí xây dựng nơng
thơn mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn giai đoạn 2016-2018.............................36

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lực
lượng lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn. Hiện nay, dân số nông thôn nước
ta chiếm gần 65,4% dân số và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. Cùng với mức
độ đơ thị hóa ngày càng cao thì sự khác biệt giữa thu nhập và mức sống dân cư ở
khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn; tốc độ phát triển không đồng đều
cũng diễn ra giữa các khu vực của nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Ở
nước ta tồn tại nhiều khó khăn ảnh hưởng tới q trình phát triển của nông thôn
như: tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ đói nghèo lớn, diện tích đất nơng nghiệp giảm do
q trình cơng nghiệp hóa, dịch vụ nơng thơn kém phát triển, phương thức sản
xuất kém hiệu quả, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật chậm tiến bộ, đất đai nhỏ
lẻ manh mún chủ yếu là đất đồi núi bạc màu. Trên đây là những rào cản rất lớn
cho q trình chun mơn hóa trong sản xuất, phát triển kinh tế của nông thôn.
Trước yêu cầu của phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là rất cần thiết, địi hỏi phải có nhiều chính
sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề kinh tế - xã hội, văn
hóa chính trị của nơng thơn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu trên, từ năm 2010

chính phủ nước ta đã đề ra chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020 (Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg) và xây dựng nông
thôn mới trở thành mục tiêu quan trọng của Quốc sách “tam nông”: nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, các địa phương, các
khu vực vùng núi của cả nước đã và đang từng bước thực hiện theo chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Ngân Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, được chọn làm điểm
trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Trong những năm gần đây,
huyện Ngân Sơn đã có những bước phát triển về kinh tế lẫn đời sống văn hóa xã
hội. Để hồn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
6


huyện Ngân Sơn đã tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh, huy
động mọi nguồn lực đầu tư phát triển và xây dựng mơ hình phát triển sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên so với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới của chính phủ thì huyện cịn nhiều tiêu chí chưa đạt được hoặc
đạt được ở mức trung bình. Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn huyện mới hồn
thành được trung bình 8/19 tiêu chí, tồn huyện khơng có xã đạt chuẩn Nông
thôn mới. Thực tế cho thấy, môi trường cịn bị ơ nhiễm, sản xuất cơng nơng
nghiệp dịch vụ chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có, kết cấu hạ tầng còn chưa
thực sự tốt, thương mại phát triển chưa đạt hiệu quả, cơng trình thủy lợi đạt hiệu
quả chưa cao, sản xuất manh mún hiệu quả thấp, đời sống nhân dân phát triển
chưa đồng đều, nhìn chung tiến độ thực hiện còn chậm chưa đạt được kế hoạch
huyện đã đề ra, do vậy việc xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân, củng cố và bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết.
Vốn đầu tư là điều kiện quyết định tới việc thực hiện Chương trình xây
dựng NTM. Trên thực tế, huy động vốn đầu tư xây dựng NTM còn hạn chế về
số lượng và cơ cấu nguồn vốn. Chương trình xây dựng NTM, nội dung tiêu chí
nhiều, việc phân bổ nguồn lực còn bị phân tán; Nguồn vốn đầu tư cho nông

nghiệp từ ngân sách chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư kinh tế - xã
hội; Cơ chế lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và
chưa quan tâm tới đặc thù của từng địa phương. Huy động vốn đầu tư của DN
vào nơng nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế. Chính sách huy động vốn và ưu đãi
đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa đủ hấp dẫn. Số liệu thống kê
cho thấy, cả nước có 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp với số vốn chiếm
khoảng gần 3% tổng số vốn đầu tư của cộng đồng DN vào sản xuất kinh doanh.
Hoạt động đầu tư vào nông nghiệp là các DN có quy mơ nhỏ, số DN có quy mô
vốn dưới 05 tỷ đồng chiếm 55%. Trong khi, huy động vốn đầu tư từ nơng dân
hiện cịn ít, do nguồn thu nhập thấp, đóng góp xây dựng NTM của người dân
theo nguyên tắc tự nguyện, cũng chưa phải là khoản thu bắt buộc.

7


Xuất phát từ những vấn đề trên em quyết định chọn, nghiên cứu đề tài:
“Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngân Sơn, tỉnh
Bắc Kạn” làm đề tài đề án mơn học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động nguồn lực xây dựng nơng thơn
mới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018.
- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên

nhân của các hạn chế trong q trình huy động nguồn lực xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động nguồn lực
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi về thời gian: số liệu phân tích trong báo cáo được tổng hợp
trong giai đoạn 2016-2018.
8


- Phạm vi về nội dung: các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình
xây dựng nơng thơn mới, gồm: vốn từ ngân sách trung ương; vốn từ ngân sách
địa phương; vốn lồng ghép, vốn từ tổ chức doanh nghiệp đóng góp; vốn huy
động từ cộng đồng và người dân; vốn khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong đề án, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 20162018 để phân tích thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng nơng thôn mới trên địa
bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được
công bố, báo cáo, số liệu thống kê về tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, cụ thể là:
- Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông mới
của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Ngân Sơn.
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Ngân Sơn trong 3 năm
2016-2018.

- Một số báo cáo, tài liệu thống kê của phịng Nơng nghiệp huyện Ngân
Sơn, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Ngân Sơn, Ban quản lý các Dự án
Đầu tư và Xây dựng huyện Ngân Sơn.
4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê: phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay
một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về
tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Ý nghĩa của phương pháp này
nhằm hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập, từ đó xem xét thực trạng
vấn đề nghiên cứu. Qua đây ta thấy được mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa
các yếu tố. Trong báo cáo, tác giả sử dụng phương pháp này để chia số liệu thu
thập được thành các nhóm khác nhau, sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của
từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
9


- Trong báo cáo tác giả sử dụng máy tính và phần mềm Excel để phân tích
và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó xác định những vấn đề chung
và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích, tính tốn để xác định mức độ của các chỉ tiêu phân
tích, sắp xếp một cách logic. Tính tốn các mức độ biến động để xem xét tốc độ
phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu. Qua đó cũng dự báo được
những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề án gồm 3 phần:
Phần 1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Phần 2. Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Phần 3. Đánh giá chung về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

10


PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.1. Khái qt về nơng thơn mới
1.1.1. Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới
- Khái niệm về nông thôn
+ Theo Từ điển tiếng Việt: “Nông thôn là danh từ để chỉ khu vực dân cư
tập trung chủ yếu làm nghề nông, phân biệt với thành thị.
+ Theo điều 1 trong thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông thôn là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản
lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.
Như vậy có thể hiểu, “Nơng thơn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân,
trong đó có nhiều nơng dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động
kinh tế, văn hóa - xã hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và
chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.
- Khái niệm về nông thôn mới
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn thì khái
niệm về nơng thơn mới được định nghĩa như sau :“Nơng thơn mới là khu vực
nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định và giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần

của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Với tinh thần đó, nơng thơn mới có 5 nội dung cơ bản: Thứ nhất là nơng
thơn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững,
11


theo hướng hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.
Năm là xã hội nơng thơn được quản lý tốt và dân chủ.
1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Trong đề án Xây dựng nơng thơn mới thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, giai đoạn 2010-2020 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn năm
2009, đề án đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta là do
các lý do sau:
- Nông thôn hiện nay phát triển thiếu quy hoạch, mang tính tự phát. Quy
hoạch dân cư nơng thơn đến nay mới có khoảng 23% trên tổng số xã có quy
hoạch. Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho từng lĩnh
vực như: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát
triển hạ tầng kinh tế xã hội. Khơng có quy định, quy chế quản lý phát triển theo
quy hoạch. Nông thôn xây dựng tự phát, kiến trúc, cảnh quan làng quê pha tạp,
lôn xộn, mơi trường ơ nhiễm, nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống bị hủy hoại
hoặc mai một.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hơi cịn lạc hậu, khơng đáp ứng yêu cầu phát
triển lâu dài. Đường trục xã được cứng hóa đạt chuẩn chiếm 30%; Tỷ lệ thơn có
nhà văn hóa đạt 80%, hệ thống điện nơng thơn đạt chuẩn chiếm 72%.
- Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân cịn ở mức thấp.
Kinh tế hộ đóng vai trị chủ yếu nhưng ở quy mơ nhỏ; Kinh tế trang trại hình
thức sản xuất hiệu quả nhất trong nông nghiệp hiện nay chiếm xấp xỉ 1% tổng số
hộ; Trên 54% số hợp tác xã hoạt động ở mức trung bình và yếu; Doanh nghiệp
trong nơng nghiệp khơng đáng kể; Liên kết tổ chức sản xuất hàng hóa yếu; Đời

sống người dân nơng thơn cịn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch
giàu nghèo cao (13,5 lần).
- Các vấn đề về văn hóa, xã hội, y tế, mơi trường: Tỷ lệ thơn khơng có lớp
mẫu giáo chiếm 45,5%; Tỷ lệ thơn khơng có nhà trẻ chiếm 84%; Tỷ lệ lao động
qua đào tạo là 12,8%, chất lượng rất thấp, nhất là vùng sâu vùng xa; Tệ nạn xã
12


hội tăng, hủ tục lạc hậu còn dai dẳng; Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển,
môi trường sống bị ơ nhiễm.
- Hệ thống chính trị cơ sở cịn yếu, nhất là trình độ và năng lực điều hành.
Trong xấp xỉ 81 nghìn cơng chức xã có 0,1% cơng chức xã khơng biết chữ;
2,4% cơng chức xã đạt trình độ tiểu học; 22,5% cơng chức xã đạt trình độ trung
học cơ sở; 75% cơng chức xã đạt trình độ trung học phổ thơng. Trình độ chun
mơn có 9,1% cơng chức xã đạt trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp chiếm
32,4%; sơ cấp chiếm 9,8%; chưa qua đào tạo chiếm 48,7%.
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là điều hết sức quan trọng và cấp thiết,
đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an
ninh quốc phịng tại khu vực nông thôn. So với xây dựng nông thôn trước đây
với xây dựng nơng thơn mới hiện nay thì xây dựng nơng thơn mới có các điểm
khác biệt.
- Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí
chung cả nước được định trước.
- Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước,
khơng thí điểm, nơi làm nơi khơng, 9.111 xã trên cả nước cùng làm.
- Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới,
không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng.
- Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục
tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nơng thơn
trên phạm vi cả nước.

1.1.3. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg,
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới bao gồm 19 tiêu chí
và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; Nhóm tiêu chí
về hạ tầng kinh tế - xã hội; Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất; Nhóm
tiêu chí về văn hóa - xã hội - mơi trường và Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.
Các tiêu chí được phân chia cụ thể như sau:
13


- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí, tiêu chí số 1), có nội dung như sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hố, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trường theo chuẩn.
+ Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hố tốt đẹp.
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - Xã hội (có 08 tiêu chí gồm tiêu chí 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8 và 9).

 Tiêu chí Giao thơng
+ Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hố hoặc bê tơng hố đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.
+ Tỷ lệ km đường trục thơn, xóm được cứng hố đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ Giao thông vận tải.
+ Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa.
+ Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hố, xe cơ giới đi lại
thuận tiện.

 Tiêu chí Thủy lợi
+ Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

+ Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hố.

 Tiêu chí Điện
+ Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

 Tiêu chí Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở
có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

 Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hoá gồm:
+ Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể
thao- Du lịch
+ Tỷ lệ thơn có nhà văn hố và khu thể thao thơn đạt quy định của Bộ
Văn hóa - Thể thao- Du lịch
14


 Tiêu chí Chợ nơng thơn: Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

 Tiêu chí Bưu điện
+ Có điểm phục vụ bưu chính viễn thơng.
+ Có Internet đến thơn

 Tiêu chí Nhà ở dân cư
+ Nhà tạm, dột nát
+ Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí gồm tiêu chí số:
10, 11, 12, 13).
 Tiêu chí Thu nhập: thu nhập bình qn đầu người/năm so với mức bình

qn chung của tỉnh.
 Tiêu chí Hộ nghèo: đánh giá về Tỷ lệ hộ nghèo.
 Tiêu chí Cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
 Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất: có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt
động có hiệu quả.
- Nhóm IV: Văn hóa - Xã hội - Mơi trường (có 04 tiêu chí gồm tiêu chí
số: 14, 15, 16, 17).

 Tiêu chí về giáo dục
+ Phổ cập giáo dục trung học.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề).
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo.

 Tiêu chí Y tế
+ Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
+ Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

 Tiêu chí Văn hố
Xã có từ 70% số thơn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy
định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.

 Tiêu chí Mơi trường
15


+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
+ Khơng có các hoạt động gây suy giảm mơi trường và có các hoạt

động phát triển mơi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí gồm tiêu chí 18, 19)
 Tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
+ Cán bộ xã đạt chuẩn.
+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
+ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.
+ Các tổ chức đồn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
 Tiêu chí An ninh, trật tự xã hội: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
1.1.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020
a, Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thơn dân chủ, bình
đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ;
quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
b, Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới khoảng 50% (trong
đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng
bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%;
Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sơng Cửu Long: 51%);
Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01
huyện đạt chuẩn nông thôn mới;

16


- Bình qn cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của

từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sơng Hồng: 18,0; Bắc
Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ:
17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước khơng cịn xã dưới 5 tiêu chí;
- Cơ bản hồn thành các cơng trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển
sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt,
trường học, trạm y tế xã;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nơng thơn; tạo nhiều mơ hình
sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 2 lần so
với năm 2016.
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm
2015 của Quốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2017-2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có
hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 với các nội dung sau:
- Về quy hoạch xây dựng nơng thơn mới:
Đạt u cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ
tiêu chí quốc gia nơng thơn mới. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu
chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
- Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.
- Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:
Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có
việc làm thường xun, tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua
tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các hợp tác
xã, tổ hợp tác. Đến năm 2020, có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập
và tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xun, có 85% số xã đạt
tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.
17



- Về giảm nghèo và an sinh xã hội: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 về hộ nghèo
trong Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 60% số xã đạt
chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ
1,0% - 1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm)
theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2017-2020.
- Về phát triển giáo dục ở nơng thơn: Đạt u cầu tiêu chí số 14 về Giáo
dục trong Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 80% số xã
đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục.
- Về phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người
dân nơng thơn: Đạt u cầu tiêu chí số 15 về Y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia về
nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế.
- Về việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nơng thơn:
Đạt u cầu tiêu chí số 16 về văn hóa của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới. Đến năm 2020, có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa.
- Về công tác vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và
cải thiện môi trường tại các làng nghề.
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 về mơi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 70% số xã đạt tiêu chí số 17 về mơi
trường; 75% số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường
học, trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh được quản lý và sử dụng tốt.
- Về việc nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính
quyền, đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và
nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cường khả
năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính cơng
và tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020,
có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính
cơng và tiếp cận pháp luật.

- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn.
18


Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 về an ninh, trật tự xã hội của Bộ tiêu chí quốc
gia về nơng thơn mới. Đến năm 2020, có 98% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 19 về
Quốc phịng và An ninh.
- Về việc nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát,
đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thơng về xây dựng nơng thơn mới.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới
các cấp; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng u
cầu quản lý Chương trình; nâng cao hiệu quả cơng tác truyền thông về xây dựng
nông thôn mới. Phấn đấu có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới trong bộ tiêu chí huyện nơng thơn mới; phấn đấu
100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp, 70% cán bộ trong
hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới.
1.2. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Khái niệm nguồn lực, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Khái niệm nguồn lực
+ Theo nghĩa hẹp: nguồn lực là được hiểu là các yếu tố vật chất phục vụ
cho phát triển như tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền.
+ Theo nghĩa rộng: nguồn lực bao gồm tất cả các lợi thế gồm các tiềm năng
vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định.
Như vậy, nguồn lực được hiểu là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên
nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và
thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ
cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực có ý nghĩa:
+ Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận
hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.

+ Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của q trình sản xuất. Đó là nguồn
lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
19


+ Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và
công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trị quan trọng để lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước trong từng giai đoạn.

20



×