Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu Luận - Thị Trường Du Lịch - Đề Tài - Thị Trường Tây Ban Nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249 KB, 18 trang )

I.

MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH TÂY BAN
NHA VÀO VIỆT NAM QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY ( 2005 – 2011 )
Du lịch Việt Nam đã có gần 50 năm xây dựng và phát triển. Tuy vậy, trong
những năm đầu, kể từ khi thành lập Công ty du lịch Việt Nam đầu tiên
(09/7/1960) với những mục đích phục vụ cơng việc ngoại giao thì thị trường du
lịch Việt Nam giai đoạn này chưa được hình thành.
Những năm gần đây, nhờ thành tựu của cơng cuộc đổi mới, được Đảng và
Chính Phủ quan tâm, nhờ sự hỗ trợ, hợp tác của các ngành, các cấp, cùng với
sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, cơng nhân viên tồn ngành, du lịch Việt Nam đó
có nhiều tiến bộ, đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng. Thị trường Du
lịch Việt Nam nhờ thế đó bắt đầu khởi động và phát triển. Mức độ tăng trưởng
thj trường cũng tăng trưởng không ngừng.
Xét về mức độ tăng trưởng của thị trường khách du lịch thì có thể kể đến rất
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến, như là yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, các
chính sách kích cầu thu hút khách du lịch của các quốc gia.
Cùng với những tác động của nền kinh tế thế giới và chiến lược phát triển của
ngành du lịch Việt Nam thì có thế đánh giá mức độ tăng trưởng thị trường
khách Tây Ban Nha đến Viêt Nam trong giai đoạn (2005 – 2011) như sau:

 Năm 2005:
Mặc dù năm 2005 là năm có nhiều yếu tố tác động đến ngành du lịch Việt Nam như: giá
nhiên liệu tăng, dịch cúm gia cầm... Tuy nhiên, với màu sắc Á Đông đậm nét và nhiều
điểm du lịch mới lạ, hoang sơ, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du
khách quốc tế.
Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung cả năm 2005, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam đạt 3,47 triệu lượt, tăng 18,4% so với năm trước.
Và phải kể đến mức độ tăng trưởng nhanh của lượng khách Tây Ban Nha đến Việt Nam,
con số thống kê vào khoảng 19.639 lượt.



 Năm 2006:
Khai thác giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch.
Vị trí địa lý và lịch sử văn hoá đã đem lại cho Việt Nam nhiều di sản rất có giá trị trải dọc
theo chiều dài đất nước. Những giá trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng có ý nghĩa sống
cịn đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng. Bên cạnh nguồn tài ngun thiên nhiên phong
phú, chúng ta cịn có những tài nguyên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung cả năm 2006, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam đạt 3,6 triệu lượt, tăng 4% so với năm 2005.
Lượng khách Tây Ban Nha đến Việt Nam cả năm 2006 là khoảng 22.133 lượt, tăng
12,7% so với năm 2005.

 năm 2007:
Hợp tác tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và Tây Ban Nha
Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Tây Ban Nha Miguel Angel Moratinos ngày 20/2/2007
khẳng định chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua Tây Ban Nha Joan Carlos Đệ nhất và
Hoàng hậu Sofia lần này đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước
Việt Nam và Tây Ban Nha.
"Chuyến thăm đã thể hiện cam kết chính trị của hai nước rằng quan hệ song phương giữa
hai nước có thể đóng góp cho hồ bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, và cũng cho
thấy mối quan hệ giữa châu Á và châu Âu", Bộ trưởng Miguel Angel Moratinos nói khi
trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN trong chuyến thăm đang diễn ra của Nhà Vua và
Hoàng hậu Tây Ban Nha từ ngày 20 đến 21/2.
Về triển vọng của quan hệ song phương sau chuyến thăm của Nhà Vua Tây Ban Nha,
ông Moratinos cho biết hai bên đã thống nhất về việc phát triển đối thoại chính trị giữa


Việt Nam và Tây Ban Nha, thống nhất về việc tham vấn hàng năm giữa hai Bộ trưởng
ngoại giao. Đồng thời, hai bên sẽ mở rộng và phát triển quan hệ thương mại và đầu tư

giữa hai nước.
Ơng nói: "Hiện nay, kim ngạch thương mại song phương tăng lên hàng năm, nhưng tơi
cho rằng giữa hai nước vẫn cịn nhiều tiềm năng để đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ này".
Ơng hy vọng với cơng nghệ tiên tiến, Tây Ban Nha có rất nhiều tiềm năng để đầu tư vào
Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực có tính chất quan trọng đối với tương lai của
Việt Nam và Tây Ban Nha, như xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp và du
lịch. Chuyến thăm này là một bước ngoặt trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, nhiều
doanh nghiệp Tây Ban Nha trong tương lai không xa nữa sẽ đầu tư vào Việt Nam, đặc
biệt trong các lĩnh vực đã nêu trên.
Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung cả năm 2007, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam đạt 4,171 triệu lượt, tăng 16% so với năm 2006.
Chính bởi lí do đó mà lượng khách Tây Ban Nha đến Việt Nam trong năm 2007 tăng
đáng kể, đạt mức 27.224 lượt, tăng 23% so với 2006.

 Năm 2008:
Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến 2008 thấp kỷ lục Mặc dù cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ mới chính thức nổ ra từ cuối quý III/2008, tuy nhiên triệu chứng đã có từ đầu
năm và làm cho lưu lượng khách đi du lịch trên thế giới giảm sút rõ rệt; đối với nước ta,
lưu lượng khách quốc tế đến bắt đầu giảm từ cuối quý I, giảm mạnh từ cuối quý II và
giảm rất mạnh từ cuối quý III.
Ước tính lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008 chỉ đạt khoảng 4,25 triệu lượt
người, thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo từ 4,8 - 5 triệu lượt người đầu năm nay và
so với năm 2007 chỉ còn tăng khoảng 0,5%. Đây là một tốc độ tăng trưởng khách quốc tế
đến thấp kỷ lục ở nước ta từ năm 2004 đến nay: Tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 21,9%;
năm 2005 là 17,5%; năm 2006 là 4,5% và năm 2007 là 17,5%.


Số lượng khách Tây Ban Nha đến Việt Nam giảm đáng kể, chỉ đạt 21.300 lượt, giảm
21,8% so với 2007.


 Năm 2009:
Lượng khách quốc tề đến với Việt Nam tiếp tục giảm mạnh.
Theo đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này vẫn là
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến người dân phải thắt chặt hơn trong
chi tiêu. Thêm nữa, dịch cúm A//H1N1 lại đang bùng phát mạnh tại nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Tính chung cả năm 2009, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với
năm 2008.
Tuy Nhiên lượng khách Tây Ban Nha vào Việt Nam chỉ giảm khoảng 6,3% so với cùng
kì năm ngối và đạt 19.958 lượt.

 Năm 2010:
Năm 2010, là một năm thành công đáng kể của ngành du lịch Việt Nam. Với nhiều sự
kiện văn hóa đặc sắc kỷ niệm các ngày lễ lớn: 35 năm Giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, 120 năm Ngày sinh Bác Hồ, lễ hội Làng Sen, Festival làng nghề Việt-Đà Nẵng,
tuần văn hóa dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên, và đặc biệt là Đại lễ 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội. Việc ngành du lịch nắm bắt thời cơ thuận lợi, triển khai đồng bộ các hoạt
động thu hút du lịch, tiếp thị hình ảnh, khuyến mạiđộc đáo đã có tác dụng thu hút khách
quốc tế đến với Việt Nam.
Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 đạt 5.049.855 lượt khách, tăng
34,8% so với cùng kỳ năm 2009.


Cùng với các sự kiện hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Tây Ban Nha diễn ra "Diễn đàn
Kinh tế Việt Nam-TBN" tổ chức ngày 23 và 24-11 cũng là 1 yếu tố thu hút lớn với du
khách Tây Ban Nha, số lượng khách đạt 25.206 lượt, tăng 25,2% so với năm 2009.

 Năm 2011:
Theo Tổng cục thống kê thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong hầu hết các thị
trường đều tăng so với cùng kì năm ngoái, lượng khách ước đạt 6.014.032 lượt, tăng

119,1% so với năm 2010.
Đạt được những số liệu khả quan như vậy là vì trong năm qua, các địa phương trên cả
nước đã tổ chức rầm rộ các sự kiện nhằm đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch,
thu hút du khách. Tiêu biểu như tuần lễ Caravan tại Quảng Ninh, thi bắn pháo hoa quốc
tế tại Đà Nẵng, tuần lễ du lịch biển Khánh Hòa. Đặc biệt là các hoạt động trong khuôn
khổ Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ tại Phú Yên và các tỉnh liên quan…
Ngoài ra, ngành du lịch với việc tập trung ưu tiên cho một số nhiệm vụ trọng tâm được
triển khai thực hiện suốt bốn tháng cuối năm như Hội chợ Du lịch quốc tế ITE tại TP Hồ
Chí Minh, tham gia các Hội chợ Du lịch ở nước ngoài cũng như tổ chức phát động thị
trường du lịch tại một số nước như Trung Quốc, Nga, Ukraine, Đan Mạch, Na Uy… cũng
góp phần thu hút được lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam.
Thị trường Tây Ban Nha cũng có sự tăng nhanh về lượng khách vào Việt Nam du lịch,
ước tính năm 2011 có khoảng 28.029 lượt khách, tăng 11,2% so với 2010.


Lượng khách
30,000

25,000

20,000

15,000

10,000

5,000

0


2005

2006

2007

2008

2009

Biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng của thị trường Tây Ban Nha vào Việt Nam
( 2005 – 2011 )

2010


II.

XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH TÂY BAN
NHA

Xu thế phát triển của thi trường khách du lịch Tây Ban Nha trong những năm tới phụ
thuộc rất lớn vào: đặc điểm, thói quen, sở thích du lịch; thu nhập của người dân và tình
hình phát triển kinh tế của nước này.
A. Đặc điểm, thói quen và sở thích du lịch.
1. Đặc điểm:
Trung bình người Tây ban Nha có ít kì nghỉ hơn so với các nước ở Châu Âu. Hằng năm
họ có 4 tuần nghỉ, thường là vào tháng 7 và tháng 8. Giống như người Ý, người Tây Ban
Nha đánh giá cao cuộc sống gia đình. Vì vậy, kì nghỉ của họ thường được tổ chức cho cả
gia đình và bạn bè của họ. Theo thống kê năm 2008, có khoảng 62% người Tây Ban Nha

đi du lịch với gia đình. 32% là của các cặp vợ chồng, cịn lại 6% là đi một mình. Do vậy,
loại hình du lịch chủ yếu của người Tây Ban Nha là du lịch tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.
Các yếu tố người Tây Ban Nha thích trong một chuyến du lịch là văn hóa, sự nghỉ ngơi,
mua sắm, và xem phong cảnh nhưng đảm bảo tăng cường sức khỏe là một tiêu chí quan
trọng đối với du khách Tây Ban Nha hiện nay.
2. Thói quen:
Thói quen đăt tour và vé máy bay: khoảng 23% khách du lịch ra nước ngoài đặt vé qua
các đại lí và khoảng 31% tham gia các chuyến du lịch trọn gói. Họ thường khơng đặt
trước chuyến du lịch một khoảng thời gian lâu. Thông thường họ sẽ liên hệ đại lí du lịch
của họ một tháng trước ngày khởi hành. Nắm bắt điều này các công ty thường quảng cáo
muộn hơn.
3. Sở thích:


Điểm đặc biệt đáng chú ý ở khách Tây Ban Nha là họ có những u cầu riêng, khơng
nằm trong chương trình du lịch. Chẳng hạn, một người Tây Ban Nha có thể muốn ăn tối
tại một nhà hàng xa xỉ và một lúc khác lại muốn mua sắm tại các cửa hàng ven đường vì
họ là những người ưa khám phá. Hơn nữa, ngày càng có nhiều người Tây Ban Nha thích
làm việc khác thường trong các chuyến du lịch như nhào lộn trên khơng, tham gia các trị
chơi mạo hiểm. Do vậy, loại hình du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm cũng là một
trong những loại hình ưa thích của họ.
Người Tây Ban Nha cịn thích đi du lịch vào tháng 4 để nhận được giá rẻ nhất cho chuyến
du lịch của họ. Do vậy, cần có chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu trong
mùa thấp điểm.
Người Tây Ban Nha quan tâm đặc biệt tới bóng đá, đội bóng của họ cũng là đội bóng đã
đạt được rất nhiều thành tích tại các kì worldcup.
Họ cịn thích du lịch về các vùng nơng thơn để hưởng thụ cảm giác thanh bình.
B. Thu nhập của người dân và chi tiêu cho du lịch.
Tây Ban Nha là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Tính đến năm 2007, nền kinh
tế Tây Ban Nha đứng thư 9 trên thế giới và thứ 5 tại Châu Âu. GDP của nước này đạt

1,232 tỉ USD, thu nhập bình quân đạt 30,862 USD. Người Tây Ban Nha được tiếng là
chịu tiêu tiền. Họ thường sử dựng thẻ tín dụng trong mua sắm. Ngân sách chi tiêu của
khách Tây Ban Nha thường dao động từ 1.900- 2.600 Euro cho mỗi người trong những
chuyến đi dài. Cho nên, yêu cầu về cơ sở lưu trú của du khách Tây Ban Nha thường là
khách sạn 5 sao sang trọng và tiện nghi.
C. Sự mở cửa của nền kinh tế.
Chính phủ các quốc gia có sự mở cửa giao lưu văn hóa, kinh tế với nhau là một tin đáng
mừng cho nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Bởi điều đó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, thúc đẩy nhu cầu đi du lịch. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã vinh


dự được tổ chức hai sự kiện mang tầm chiến lược về thu hút khách du lịch Tây Ban Nha
vào Biệt Nam.
C1, Ngày 23- 24/11/2010, “Diễn đàn kinh tế Việt Nam- Tây Ban Nha” được tổ chức đã
đánh dấu thêm nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước trong thời điểm Việt Nam đang tự do
thương mại. Trung bình có khoảng 20.000- 30.000 du khách Tây Ban Nha đến Việt Nam
với mục đích hợp tác kinh tế, và số lượng vẫn còn tiếp tục gia tăng. Trước đây, Tây Ban
Nha chỉ xuất khẩu và hợp tác làm ăn chủ yếu ở thị trường Bắc Mĩ, Bắc Phi và Trung
Đông. Thế nhưng, các doanh nghiệp Tây Ban Nha sẽ sang tìm kiếm cơ hội đầu tư và làm
ăn tại Việt Nam vì chính phủ Việt Nam có các chính sách tốt với doanh nghiệp nước
ngồi, mơi trường làm việc năng động và giá nhân cơng rẻ. Nền kinh tế có sự đầu tư lớn
của các doanh nghiệp Tây Ban Nha kéo theo loại hình du lịch Mice đang ngày càng trở
thành loại hình du lịch được du khách Tây Ban Nha lựa chọn. Họ vừa đi làm vừa đi du
lịch. Với những khách này, tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú là rất cao cấp. Họ thường chọn
khách sạn 5 sao cho chuyến đi của mình. Những khách sạn ưa thích của họ là những
khách sạn mang kiến trúc Pháp như khách sạn Hotel Metropole Hanoi,..
C2, Như chúng ta đã biết, người Tây Ban Nga rất tôn trọng ngôn ngữ của mình. Do vậy,
họ rất hiếm khi sử dụng ngơn ngữ của các quốc gia khác kể cả tiếng Anh. Chính vì vậy,
chỉ khoảng 30% doanh nhân Tây Ban Nha có thể sử dụng Tiếng Anh. Để việc giao lưu
văn hóa và sự hợp tác kinh tế cũng như du lịch được tiến triển tốt đẹp hơn. Ngày 29/11,

tại Hà Nội, thứ trưởng bộ VH-TT&DL, ông Hồ Anh Tuấn và Đại sứ vương quốc Tây
Ban Nha, ông Fernando Curcio Ruigomez đã kí kết văn kiện dự án “Tăng cường năng lực
ngành du lịch Việt Nam trong thực hiện chiến lược phát triển du lịch 2011- 2020, tầm
nhìn 2030, tập trung vào các chính sách có tầm nhìn xã hội.


Dự án được thực hiện từ năm 2011- 2012 với tổng vốn là 400,000 Euro và thực hiện tại
các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang,...Dự án sẽ thực hiện các khóa tập huấn nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực tại các tỉnh, cộng đồng dân cư, xây dựng thí điểm làng nghề
thủ công truyền thống, dự lịch bền vững với sự tham gia của phụ nữ, hướng phát triển sản
phẩm du lịch mới theo hướng du lịch có trách nhiệm, hệ thống công nhân du lịch xanh,
du lịch sinh thái, sổ tay hướng dẫn và quản lý du lịch biển ở Việt Nam.
Với dự án này, Việt Nam có thể đào tạo được một đội ngũ lao động làm trong ngành du
lịch có thể sử dụng thành thạo tiếng Tây Ban Nha, phát triển du lịch tại các tỉnh Tây Bắc.
Hơn nữa, người Tây Ban Nha rất thích đồ thủ cơng truyền thống. Do vậy, một trong
những mục đích của họ khi thực hiện dự án này là để phát triển du lịch làng nghề thủ
công truyền thống.


D. Tình hình phát triển kinh tế.
Theo thơng tin mới nhất ngày 30/4/2012, nền kinh tế Tây Ban Nha đã rơi trở lại vào tình
trạng suy thối. Tổng sản phẩm quốc nội của Tây Ban Nha đã giảm 0,3% trong quý
1/2012, quý thư 2 liên tiếp tăng trưởng âm. Theo thông báo mới nhất của cơ quan thống
kê quốc gia Tây Ban Nha cho biết , tính đến hết tháng 3, số người thất nghiệp đã đạt kỷ
lục mới ở mức 5,64 triệu người. Đây cũng là con số đạt mức kỉ lục tồi tệ tại các quốc gia
phát triển như Tây Ban Nha. Chỉ riêng tháng 3, Tây Ban Nha chứng kiến 365,900 người
mất việc điều này đồng nghĩa với việc nước này mất đi 953 triệu Euro thuế thu nhập cá
nhân. Và điều này dẫn đến việc chi tiêu cho du lịch cũng giảm đáng kể. Dự báo cuộc
khủng hoảng này sẽ kéo dài tới năm 2013.
Do vậy, trong giai đoạn 2012- 2013, khách du lịch Tây Ban Nha sẽ thắt chặt hơn trong

việc chi tiêu cho du lịch. Điểm đến mà họ lựa chọn đó là những nơi có giá rẻ và Việt
Nam là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của họ vì du lịch Việt Nam có giá rẻ hơn
so với các quốc gia khác. Lúc này xu hướng lựa chọn cơ sở lưu trú của họ trong những
năm tới là những khách sạn 4 sao có chất lượng tốt. Hơn nữa, do khủng hoảng kinh tế
nên các doanh nghiệp khơng cịn tìm thấy khả năng phát triển trong nước mà lúc này họ
sẽ tìm kiếm lợi nhuận ở các nước đang phát triển.
Tổng kết:
Với tất cả các lí do trên, mà chủ yếu do cuộc khủng hoảng kinh tế nên ta có thể tóm tắt về
xu thế phát triển của thị trường khách du lịch Tây Ban Nha trong giai đoạn 2012- 2013
như sau:
 Loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch Mice. Tuy nhiên, du lịch tham quan, giải trí vẫn
có một vai trò nhất định nhất là đối với các đối tượng đi du lịch với gia đình. Và
tuyến Hà Nội- Sapa được đối tượng này sử dụng .nhằm mục đích tới các vùng
nông thôn để nghỉ ngơi
 Cơ sở lưu trú: khách sạn 4, 5 sao, mang phong cách Pháp.
 Điểm đến được lựa chọn: Viêt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á.


 Mức độ chi tiêu cho du lịch: thấp hơn so với giai đoạn trước. Nếu trước kia họ sẵn
sàng bỏ ra 1,900- 2,600 Euro thì nay con số đó giảm 30% tức là khoảng 1,2001,800 Euro cho một chuyến du lịch dài ngày.
 Sử dụng các loại dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển: máy bay thông qua các đại lí lữ hành, đây là dịch vụ được
hầu hết các du khách Tây Ban Nha lựa chọn khi đi du lịch nước ngồi. Trong
tương lai, loại hình này vẫn là loại hình được ưa chuộng vì nó là loại hình vận
chuyển nhanh và tiện lợi nhất, đặc biệt dối với khách Mice.
- Dịch vụ lưu trú: khách sạn 4 sao. Vì du khách chủ yếu là khách Mice nên cơ sở
lưu trú phải tiện nghi sang trọng, có phịng tắm sang trọng, Truyền hình vệ tinh
bao gồm các kênh phim ảnh miễn phí 24/24, hệ thống điều khiển đèn cạnh giường
ngủ, dụng cụ pha trà và cà phê trong phòng, Nước suối miễn phí, bàn ủi và ghế ủi,
hệ thống máy điều hòa tự động trong phòng.

- Dịch vụ ăn uống: vì đối tượng khách chủ yếu là doanh nhân nên họ ưa chuộng
dịch vụ ăn nhanh. Ngoài ra, cũng cần để ý đến thói quen ẩm thực của họ vì người
Tây Ban Nha rất quan tâm đến ăn uống. Trong bữa ăn của họ mặc dù ăn nhanh
nhưng món cơm truyền thống vẫn không thể thiếu.
- Dịch vụ giải trí: thể thao, nhất là bóng đá và bóng rổ. Người Tây Ban Nha rất yêu
thích thể thao, đặc biệt là bóng đá. Hơn nữa, khách Mice chủ yếu là con trai cho
nên mặc dù cơng việc có bận rộn họ vẫn quan tâm đến bóng đá. Do vậy, xu hướng
chọn những điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu của họ được quan tâm hàng đầu nhất
là vào mùa bóng đá có đội tuyển Tây Ban Nha thi đấu, đặc biệt là những guốc gia
đăng cai.
 Thích những tour du lịch giá rẻ: như tour du lịch Hà Nội- Hạ Long,...Điều đáng
quan tâm trong thời kì kinh tế khủng hoảng đó là giá cả. Tây Ban Nha đang phải
chịu cơn khủng hoảng kinh tế, do vậy họ thích các tour giá rẻ như Hà Nội- Hạ
Long. Trung bình giá của tour du lịch Hà Nội- Hạ Long 2 ngày 1 đêm chỉ mất


khoảng hơn 2 triệu VND, rất phù hợp với điều kiện kinh tế của họ. Ngoài ra,
Người Tây Ban Nha thích đi du lịch biển. Do vậy, những nơi có biển đẹp là lựa
chọn hàng đầu của họ. Vịnh Hạ Long mới được xếp hạng là 1 trong 7 kì quan
thiên nhiên thế giới mới. Do vậy, đây cũng là nơi được nhiều du khách Tây Ban
Nha ưa thích.

III.

NHỮNG LƯU Ý VÀ ĐIỀU NÊN BIẾT KHI NÓI CHUYỆN VÀ
PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TÂY BAN NHA.


1. Trong giao tiếp
Họ khá nồng nhiệt trong giao tiếp, và nếu thân mật thường hay ôm hôn khi gặp và

chia tay.
Họ khơng thích sử dụng ngơn ngữ nước ngồi
Trong tiếp xúc, họ hay nói chuyện vui trước khi vào cơng việc chính. Họ cần
thơng tin về địa chỉ rất ngắn gọn.
Khi giao tiếp đôi khi họ chen ngang hoặc ngắt lời để thể hiện sự nhiệt tình.
Chủ đề ưa thích là thể thao, du lịch, lịch sử. Họ tránh các chủ đề về chính trị, tơn
giáo, gia đình, nghề nghiệp.
Phong tục: trước và sau buổi họp, mọi người bắt tay nhau và chào hỏi niềm nở,
quần áo chỉnh tề: nam mặc áo Comple, phải đeo cà vạt; nữ mặc áo Vest và váy.

2. Trong ăn uống
Ăn sáng: bữa ăn gọn gàng, thông thường chỉ gồm 1 tách cà phê đậm, có thể pha
thêm sữa nếu thích. Đây là thức uống chính trong bữa sáng của họ hoặc 1 ly sơ cơ
la nóng, đặc và 1 vài lát bánh mỳ chiên hoặc nướng
Người Tây Ban Nha ăn tối muộn: từ 10 giờ tối trở đi và bữa chính là buổi trưa,
thường từ 13h00 tới 16h30.
Tây Ban Nha là nước chủ yếu ăn gạo và nhiều món ăn được chế biến từ gạo
Món trứng là món rất phổ biến ở Tây Ban Nha. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, từ các
nhà hàng sang trọng cho đến hàng quán bình dân, và ngay cả trong bữa ăn tại nhà
họ, trứng đúc khoai tây, ăn nguội hay để lạnh là món cũng rất phổ biến
Món Huevos flamencos- món trứng chiên với thịt hun khói, cà chua và rau vốn là
món ăn truyền thống của Seville nhưng giờ đã trở thành món ăn của cả Tây Ban
Nha
Món Cocidos cũng là món ăn rất phổ biến- món hầm truyền thống của người Tây
Ban Nha gồm rau khô, rau tươi và các loại thịt.


Chorizo có mặt trong mọi món ăn của họ
3.Trong mua sắm
Họ thường bảo thủ trong thói quen mua sắm: thường mua hàng hóa có nhãn hiệu

nổi tiếng. Những người mua hàng chính phủ hoặc thuộc lĩnh vực tư nhân lớn
thường giao thiệp thoải mái hơn các tổ chức hay các doanh nghiệp lớn khác khi họ
là những nhà cung cấp hàng đầu
Khi mua sắm đồ họ hay chọn màu đen và những màu tối.
Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán.

4.Trong lưu trú
Chủ yếu chọn khách sạn 4, 5 sao mang phong cách Pháp. Vì du khách chủ yếu là khách
Mice nên cơ sở lưu trú phải tiện nghi sang trọng, có phịng tắm sang trọng, Truyền hình
vệ tinh bao gồm các kênh phim ảnh miễn phí 24/24, hệ thống điều khiển đèn cạnh giường
ngủ, dụng cụ pha trà và cà phê trong phịng, Nước suối miễn phí, bàn ủi và ghế ủi, hệ
thống máy điều hòa tự động trong phòng.

Năm 2005:
nhiều yếu tố tác động đến ngành du lịch Việt Nam như: giá nhiên liệu tăng, dịch cúm gia
cầm... Tuy nhiên, với màu sắc Á Đông đậm nét và nhiều điểm du lịch mới lạ, hoang sơ,
Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách quốc tế.
3,47 triệu lượt, tăng 18,4% so với năm trước ------19.639 lượt.

Năm 2006:
Khai thác giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch. Vị trí địa lý và lịch sử văn hoá
đã đem lại cho Việt Nam nhiều di sản rất có giá trị trải dọc theo chiều dài đất nước.
Những giá trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng có ý nghĩa sống cịn đối với sự phát triển
của ngành du lịch Việt Nam.
3,6 triệu tăng 4% so với năm 2005----- 22.133 lượt, tăng 12,7% so với năm 2005.

năm 2007:


Hợp tác tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và Tây Ban Nha, hai bên sẽ mở rộng và phát

triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Tây Ban Nha có rất nhiều tiềm năng để đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh
vực có tính chất quan trọng đối với tương lai của Việt Nam và Tây Ban Nha, như xây
dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp và du lịch.
4,171 triệu lượt, tăng 16% so với năm 2006
đạt mức 27.224 lượt, tăng 23% so với 2006

Năm 2008
cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Ước tính lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008 chỉ đạt khoảng 4,25 triệu lượt
người, thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo từ 4,8 - 5 triệu lượt người đầu năm nay và
so với năm 2007 chỉ còn tăng khoảng 0,5%. Đây là một tốc độ tăng trưởng khách quốc tế
đến thấp kỷ lục ở nước ta từ năm 2004 đến nay
iảm đáng kể, chỉ đạt 21.300 lượt, giảm 21,8% so với 2007.

Năm 2009:
Lượng khách quốc tề đến với Việt Nam tiếp tục giảm mạnh.
Theo đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này vẫn là
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến người dân phải thắt chặt hơn trong
chi tiêu. Thêm nữa, dịch cúm A//H1N1 lại đang bùng phát mạnh tại nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008.
giảm khoảng 6,3% so với cùng kì năm ngoái và đạt 19.958 lượt.


Năm 2010:
Năm 2010, là một năm thành công đáng kể của ngành du lịch Việt Nam. Với nhiều sự
kiện văn hóa đặc sắc kỷ niệm các ngày lễ lớn: 35 năm Giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, 120 năm Ngày sinh Bác Hồ, lễ hội Làng Sen, Festival làng nghề Việt-Đà Nẵng,
tuần văn hóa dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên, và đặc biệt là Đại lễ 1000 năm Thăng

Long-Hà Nội. Việc ngành du lịch nắm bắt thời cơ thuận lợi, triển khai đồng bộ các hoạt
động thu hút du lịch, tiếp thị hình ảnh, khuyến mạiđộc đáo đã có tác dụng thu hút khách
quốc tế đến với Việt Nam.
đạt 5.049.855 lượt khách, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009.
đạt 25.206 lượt, tăng 25,2% so với năm 2009

 Năm 2011:
Theo Tổng cục thống kê thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong hầu hết các thị
trường đều tăng so với cùng kì năm ngối, lượng khách ước đạt 6.014.032 lượt, tăng
119,1% so với năm 2010.
các địa phương trên cả nước đã tổ chức rầm rộ các sự kiện nhằm đẩy mạnh xúc tiến
quảng bá sản phẩm du lịch, thu hút du khách. Tiêu biểu như tuần lễ Caravan tại Quảng
Ninh, thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng, tuần lễ du lịch biển Khánh Hòa. Đặc biệt là
các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ tại Phú
Yên và các tỉnh liên quan
tham gia các Hội chợ Du lịch ở nước ngoài cũng như tổ chức phát động thị trường du lịch
tại một số nước như Trung Quốc, Nga, Ukraine, Đan Mạch, Na Uy… cũng góp phần thu
hút được lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam.
khoảng 28.029 lượt khách, tăng 11,2% so với 2010




×