Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Skien phat triển tư duy phản biện trong dạy học địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………..
1. Tên sáng kiến: Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học
mơn Địa lí
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng: Địa lí
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong những năm gần đây, vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy phản biện
cho học sinh ở bậc trung học cơ sở đã từng bước được quan tâm, điều này được thể
hiện khá rõ trong chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ giáo dục và đào tạo
ban hành năm 2018. Theo đó năng lực tư duy phản biện cũng là một trong số các
mục tiêu cơ bản được giáo viên mơn Địa lí đã và đang quan tâm, nhấn mạnh trong
quá trình dạy học để giúp học sinh phát triển tư duy và năng lực đặc thù trong bộ
môn. Việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học giúp cho quá trình học tập của
học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn,
phát triển tư duy độc lập sáng tạo và gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số ít giáo viên chưa thật sự hiểu rõ về giáo
dục tư duy phản biện vì bản thân cũng là sản phẩm của nền giáo dục truyền thống,
ngại đổi mới, dạy học theo kinh nghiệm. Một số khác chưa linh hoạt trong việc sử
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực từ đó chưa đáp ứng có hiệu quả
khả năng tư duy cho các em.
Học sinh ở vùng nơng thơn nên cịn rụt rè, nhút nhát trong việc học tập theo
phương pháp và kỹ thuật dạy học mới. Nhiều em đã có tư duy phản biện nhưng kỹ
năng thực hành, vận dụng các năng lực này chưa cao. Các em có phát hiện vấn đề
nhưng thường kết luận nhanh mà chưa có đủ căn cứ chính xác; có thể dễ dàng chấp
nhận do thói quen hoặc dưới sự áp đặt của giáo viên.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến


Mục đích của giải pháp
Mục đích của sáng kiến này hướng tới việc phát triển tồn diện cho học sinh
thơng qua dạy học gắn liền với thực tiễn; rèn luyện, phát triển kỹ năng tư duy phản
biện giúp học sinh xây dựng được tư duy độc lập, biết cách mở hướng vấn đề, đưa
ra quan điểm để tranh luận nhằm tìm kiếm đáp án cuối cùng. Bên cạnh đó, rèn
luyện cho các em sự tự tin, tính xây dựng và cách lập luận logic.
Học sinh sẽ không tiếp thu tri thức một cách thụ động mà sẽ chủ động để
chiếm lĩnh tri thức, mạnh dạn xem xét, đánh giá chính xác các sự việc, sự kiện


2

trước khi giải quyết hoặc đưa ra quyết định và bảo vệ quan điểm của mình.
Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp tư duy phản biện vào dạy học sẽ làm
cho giờ học thêm thú vị hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn góp phần khắc sâu
kiến thức bài học. Đồng thời qua đó các em thêm u thích mơn học hơn, từ đó
chất lượng bộ mơn cũng tăng lên.
Tính mới của giải pháp
Thơng qua phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học mơn Địa
lí nhằm tạo điều kiện cho giáo viên chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất học sinh hướng
tới giáo dục, đào tạo những lớp học sinh mới tích cực, năng động, sáng tạo, dám
bày tỏ quan điểm suy nghĩ của bản thân.
- Rèn luyện cho học sinh tính cách cởi mở, tơn trọng ý kiến của người khác,
có đủ năng lực để đặt câu hỏi và nhạy bén trong tìm kiếm thơng tin; ham học hỏi
sẵn sàng tiếp thu kiến thức và thông tin mới.
Cách thực hiện:
Bước 1. Xác định mục tiêu cần đạt của tình huống phản biện
Các tình huống rèn luyện tư duy phản biện được sử dụng linh hoạt trong các
hoạt động dạy học nên giáo viên cần xác định mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động

sử dụng phương pháp này. Các mục tiêu phải rõ ràng, đảm bảo cả về kiến thức, kĩ
năng, thái độ và các năng lực nhằm xây dựng tình huống xác thực nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống - Địa lí 9.
Trong mục vấn đề việc làm ở nước ta, mục tiêu cần đạt được xác định là:
* Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm “thất nghiệp”, “thiếu việc làm”
- Phân biệt được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở thành thị, nông thôn.
- Giải thích vì sao việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta.
* Năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học
tập được giao.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/
phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
- Năng lực Địa Lí
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích, nhận xét các biểu đồ và
bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ
cấu sử dụng lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta.
+ Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Trình bày được hiện trạng


3

chất lượng cuộc sống ở nước ta.
* Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có nhận thức đúng đắn về lao động và việc làm
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm của vấn đề lao động và việc làm ở nước ta.
Bước 2. Xây dựng tình huống phản biện
Để khơi gợi được tư duy phản biện cho học sinh điều quan trọng nhất là tìm
được tình huống mang tính gợi mở, khơi gợi mưu cầu mou6n1 biết, muốn tìm

kiếm thơng tin, tình huống phải làm cho học sinh có nhu cầu tư duy: Phân tích,
đánh giá, liên tưởng và nói lên ý tưởng của mình. Từ đó học sinh muốn chiếm lĩnh
tri thức hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế, vì tư duy chỉ phát triển khi gặp tình
huống có vấn đề.
Tình huống phản biện có thể mang tính thời sự, sát với thực tế để tạo hứng
thú và mang tính giáo dục cho học sinh. Nội dung kiến thức trong mỗi tình huống
nên vừa đủ để kích thích học sinh suy nghĩ, tìm hiểu. Các tình huống cần rõ ràng,
dễ hiểu để học sinh không tư duy sai hướng.
Giáo viên nên đa dạng hóa nguồn thơng tin để lấy ý tưởng cho tình huống
phản biện, cụ thể như sau:
- Lấy ý tưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn
thông tin phong phú và đa dạng mà giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm, tận dụng để
khai thác. Nguồn thơng tin này mang tính phổ biến, gần gũi, ngơn từ chuyển tải
xúc tích dễ hiểu, dẽ tiếp cận. Tuy nhiên, giáo viên cần chọn lựa thông tin mang
tính chính thống, có tính giáo dục cao và đảm bảo bám sát mục tiêu bài học.
Ví dụ: Với mục tiêu giúp các em đánh giá được nguyên nhân suy giảm, cạn
kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở địa phương và đưa ra các biện pháp khắc
phục khi học về chủ đề địa lí địa phương. Tơi hướng dẫn các em thực hiện dự án:
“Môi trường và tương lai của chúng ta”
Để gợi mở cho các em ý tưởng thực hiện dự án tôi cho các em đọc bài báo
“bãi rác quá tải, Bến Tre nổ lực cải tạo các bãi xử lí chất thải rắn” được đăng trên
website: ngày 10/7/2019 có nội dung như sau:


4

Chủ đề phản biện: “rác thải” (ví dụ em hãy đề ra các phương án để biến đổi
môi trường dựa trên những vấn đề nêu trong bài báo)
Sau đó từng nhóm học sinh sẽ được quyền lựa chọn và thực hiện dự án về ô
nhiễm môi trường, biến đổi môi trường, thực trạng khai thác một loại tài nguyên cụ

thể. Để làm tốt dự án, các em cần vận dụng kiến thức đã học để khai thác tốt đối
tượng cần nghiên cứu. Việc làm đó địi hỏi các em phải có kĩ năng nghiên cứu, lập
luận và đánh giá, tư duy phản ánh… Đơi lúc, các em cịn phải tranh luận với các
thành viên khác để có được những cách làm việc và kết quả dự án hiệu quả nhất có
thể. Lúc này năng lực tư duy phản biện được hình thành và phát triển thơng qua
việc thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng tri thức địa lí để giải
quyết một số vấn đề thực tiễn, tổ chức học tập ở thực địa. Việc học tập này có ý
nghĩa lớn vì tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức trường học và vận dụng kiến
thức để trải nghiệm, giải quyết các vấn đề cộng đồng địa phương.
Các nhóm tranh luận phản biện tích cực theo hình thức bốc thăm vịng trịn.
Qua chủ đề của các nhóm cũng đã mang lại những giải pháp tích cực cho mơi
trường. Cụ thể như sau:
* Nhóm 1. Viên gạch sinh thái – Giải pháp xanh cho môi trường


5

* Nhóm 2. Phân loại rác thải từ sản phẩm tái chế

* Nhóm 3. Chung tay trồng cây vì mơi trường xanh


6

- Lấy ý tưởng từ cuộc sống của bản thân học sinh: Tình huống liên quan
đến bản thân học sinh thường có hiệu quả cao vì gần gũi với học sinh. Giáo viên có
thể yêu cầu học sinh phản biện theo cá nhân hay theo nhóm và coi đó như một bài
tập – dự án nhỏ và lựa chọn chỉnh sửa trước khi thảo luận nhóm.
Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm: Phát huy vai trò làng nghề truyền thống –
bánh phồng Sơn Đốc trong giải quyết việc làm.

Nhằm hoàn thành buổi hoạt động trải nghiệm, ngoài giáo viên và học sinh,
một số bên liên quan có thể được mời tham dự để trình bày và chia sẽ ý kiến như:
cán bộ quản lí KT-XH ở địa phương, thợ làm bánh…Trong hoạt động này các em
khơng chỉ lắng nghe mà cịn có thể phản hồi ý kiến và đề xuất giải pháp dựa trên
sự hiểu biết của bản thân. Để có thể thảo luận và đưa ra ý kiến, học sinh cần có nền
tảng kiến thức, quan điểm và lập luận cá nhân, khả năng trình bày suy nghĩ. Học
tập thơng qua trải nghiệm giúp cho học sinh cọ sát với tình hình thực tế ở địa
phương và thực tế hố kiến thức được học. Việc giao tiếp và tranh luận (gọi chung
là tương tác trong quá trình học tập) là phương thức để phát triển tư duy phản biện
của học sinh, đồng thời cũng phát triển được một số năng lực đặc thù mơn địa lí
như vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn, cập nhật thông tin và liên
hệ thực tế…
- Lấy ý tưởng từ Atlat
Ví dụ: Yêu cầu: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 9), hãy xác định
tỉnh/thành có lượng mưa cao nhất nước ta và giải thích vì sao?
Để giải quyết tốt yêu cầu trên, người học cần xác định được Huế có lượng
mưa cao nhất Việt Nam vì: - Huế nằm ở sườn đón gió Đơng Bắc qua biển Đơng; Bão
từ biển Đông mang hơi ẩm và mưa; - Huế chịu ảnh hưởng của hoạt động dải hội tụ
nội chí tuyến.
Việc dựa vào Atlat, một loại tài liệu trực quan sinh động có sẵn kết hợp với
kiến thức đã học về tự nhiên Việt Nam để giải quyết vấn đề mà câu hỏi đặt ra cũng là


7

một trong những biểu hiện của tư duy phản biện thơng qua những lập luận và lí lẽ để
dẫn chứng và giải thích chính xác, hợp lí và đầy đủ nhằm giúp các em đưa ra quyết
định và giải thích vì sao Huế có lượng mưa cao nhất nước ta. Các em dựa trên cái có
sẵn, phân tích, đánh giá đồng thời dùng kỹ năng lập luận của bản thân để thực hiện
bài tập cũng là một cách phát triển khả năng thuyết trình, khả năng tư duy độc lập

của mình một cách chủ động và sáng tạo.
- Lấy ý tưởng từ những điều bất thường:
Những sự kiện xảy ra bất thường, trái với quy luật thơng thường ln kích
thích trí tị mị, ham hiểu biết của học sinh, thúc đẩy các em mong muốn tìm hiểu
và giải thích. Có nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực tiễn có liên quan
đến nội dung địa lí, giáo viên có thể khéo léo chuyển thành tình huống trong dạy
học.
Ví dụ: Mục tiêu: Phân tích được các thành phần tự nhiên để chứng minh sự
phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam.
Em có một người bạn ở Anh và thường xuyên chat facebook với bạn ấy. Em
thường kể về đất nước Việt Nam với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cây cối xanh tốt
quanh năm. Một hôm, bạn gửi cho em hình ảnh tuyết rơi ở Sa Pa, người dân Hà
Nội mặc quần áo ấm đi chơi tết, người dân TP. Hồ Chí Minh đón tết trong nắng
ấm. Bạn thắc mắc tại sao Việt Nam là nước nhiệt đới mà lại có tuyết rơi, có gió
lạnh, tại sao thời tiết Hà Nội lại khác TP. Hồ Chí Minh. Em giải thích cho bạn như
thế nào?
Các tình huống được xây dựng từ các thông tin mới cập nhật thường rất
hứng thú với học sinh và các em tham gia thảo luận rất sôi nổi. Các em dựa trên
hiểu biết cá nhân để tranh luận, để bày tỏ quan điểm, để nỗ lực giải thích một hiện
tượng, đó cũng chính là phản biện.
Bước 3. Thực hiện dạy học
Đây là bước thực hiện trên lớp, với sự tham gia của cả giáo viên và học sinh.
Giáo viên có vai trị hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo môi trường học tập, thúc đẩy học
sinh tham gia. Học sinh là người chủ động lĩnh hội tri thức và thực hành rèn luyện
kĩ năng. Để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện tốt nhất, gáo viên
nên để học sinh “sống” trong tình huống, tự tìm cách giải quyết vấn đề hoặc xác
định, phân tích tình huống theo quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, với những học sinh
chưa quen với cách tư duy độc lập, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể hơn, kết hợp
cung cấp tri thức với liên hệ, vận dụng tri thức theo từng giai đoạn của hoạt động
học tập. Vì vậy, các bước dưới đây cần được vận dụng linh hoạt, vai trò của người

giáo viên thay đổi tùy thuộc vào điều kiện học tập và trình độ nhận thức của học
sinh
- Xác định vấn đề cần giải quyết: Tùy thuộc vào mục tiêu bài học, trình độ
học sinh và nội dung kiến thức mà giáo viên chọn cách đưa ra câu hỏi
Ở những tình huống ngắn gọn, lượng kiến thức không nhiều, thời gian ngắn


8

giáo viên có thể yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời ngay.
Ở những tình huống phức tạp, giáo viên có thể thảo luận với học sinh để tìm
ra vấn đề hoặc để học sinh tự tìm ra vấn đề và cách giải quyết.
- Giải quyết vấn đề: Trong phương pháp xây dựng tình huống phản biện,
cách giải quyết vấn đề chủ yếu thơng qua làm việc nhóm. Tuy nhiên, giáo viên có
thể áp dụng đa dạng, linh hoạt. Học sinh có thể làm việc cá nhân, làm việc kết hợp
cá nhân và nhóm, làm việc theo nhóm nhỏ. Giáo viên cũng có thể sáng tạo kết hợp
với nhiều phương pháp khác: đóng vai, tranh luận, dự án nhỏ,…
Ví dụ: Khi dạy bài 15. Thương mại và du lịch – Địa lí 9. Để học sinh phân
tích được cơ cấu xuất nhập khẩu của ngoại thương, giáo viên đưa ra tình huống:
Trong thời gian qua, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta mất cân đối, tỉ lệ
nhập siêu ln cao. Có ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ kinh tế Việt Nam kém
phát triển, trong tương lai khó phát triển, ln trong tình trạng thiếu vốn vì nhập
siêu thời gian dài. Cũng có ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ kinh tế nước ta đang
phát triển vì chủ yếu nhập ngun liệu, máy móc để sản xuất. Em hãy nêu ý kiến
của mình và thuyết phục thành viên khác ý kiến của mình là đúng? Giáo viên chia
lớp thành nhóm nhỏ, có cùng quan điểm. Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên cho
các nhóm tranh luận.
- Trình bày vấn đề:
Học sinh trình bày và bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên yêu cầu học
sinh trình bày theo các luận điểm, có lập luận rõ ràng, có thể đưa ra các dẫn chứng

để chứng minh quan điểm của mình. Các bạn khác nêu câu hỏi để cùng thảo luận.
Giai đoạn này yêu cầu học sinh phải thực sự hiểu vấn đề và trình bày lại được để
thuyết phục học sinh khác. Trình bày vấn đề cũng góp phần các năng lực ngơn
ngữ, giao tiếp, điều hành vì thế giáo viên nên luân phiên để nhiều em có cơ hội nói
trước lớp. Để dễ dàng cho mọi đối tượng học sinh có thể thực hiện được, giáo viên
có thể linh động cung cấp một hay nhiều dàn bài cơ bản để các em rèn luyện, tránh
để các em có ý tưởng nhưng khơng tự tin trình bày do ngại khơng đủ sức thuyết
phục và lưu lốt.
- Tổng kết, đánh giá
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên tổng kết tình huống, rút ra kết luận
hoặc nhắc lại kết luận đã được học sinh tìm ra. Giáo viên phân tích nguyên nhân
dẫn đến những cách hiểu sai/đúng của học sinh, giúp học sinh tìm ra được cách tư
duy đúng đắn trong những tình huống tiếp theo. Trên cơ sở vấn đề đã được giải
quyết, giáo viên gợi mở các vấn đề tiếp theo để học sinh cùng suy nghĩ.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tư duy phản biện cho học sinh cần lưu
ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện thường được sử dụng kết hợp với
các phương pháp dạy học tích cực khác: thảo luận, làm việc nhóm, đóng vai, dự án,…
- Khi xây dựng tình huống phản biện, trước hết phải căn cứ vào mục tiêu của


9

bài học, tránh việc đưa ra những tình huống khơng ý nghĩa. Vì đây là hoạt động
dạy học nên vẫn phải đảm bảo mục tiêu đề ra.
- Tình huống trong phương pháp tình huống khơng nhất thiết phải chứa
đựng mâu thuẫn, vấn đề; nhưng để kích thích tư duy cho học sinh, tình huống phải
hấp dẫn, khơi gợi hứng thú học tập.
- Để phát triển tư duy phản biện cho học sinh, giáo viên nên kết hợp rèn
luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khai thác thơng tin tình huống từ

phương tiện trực quan của địa lí: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu,…
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sau khi nghiên cứu giải pháp này, tôi đã đưa vào áp dụng và thấy có hiệu quả.
Tơi tin rằng với giải pháp này hồn tồn có khả năng thực thi và thực hiện được ở tất cả
các trường trung học cơ sở nói chung để đem lại kết quả như mong đợi.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
Qua thời gian áp dụng những giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh có tiến
bộ rõ rệt. Học sinh mạnh dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân thông qua
thảo luận, tranh luận các vấn đề; các em cũng biết cách nắm bắt cơ hội rèn luyện
và thực hiện các thao tác tư duy khi tranh luận như: so sánh, phân tích, tổng hợp,
đánh giá…từ đó đạt được hiệu quả “thực” trong tư duy phản biện của bản thân nói
riêng và của bộ mơn nói chung.
Học sinh ngày càng có tư duy tích cực, độc lập, chủ động nắm bắt và làm
chủ tri thức. Các em cởi mở bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của bản thân dựa trên
những suy luận có căn cứ, chủ động kiến tạo những tri thức mới, đáp ứng yêu cầu
của chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Bên cạnh đó, các em cũng phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng lập luận,
kĩ năng giải thích, kỹ năng thu thập xử lí thơng tin, kĩ năng thuyết trình, các cách
ứng phó với những thơng tin ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội trong
thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng sử dụng công
nghệ thông tin…. Đây là các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong học tập và thực
tiễn đời sống.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không.

Bến Tre, ngày 20 tháng 01 năm 2022



×