Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
-----------***------------

VÕ THỊ OANH

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự
Niên khóa: 2015 - 2019

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
-----------***------------

VÕ THỊ OANH

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân sự


Niên khóa: 2015 - 2019

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Thị Mận
Người thực hiện: Võ Thị Oanh
MSSV: 1553801012185
Lớp: DS40B1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ThS. Lê Thị Mận – Giảng viên khoa
Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã ln tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, quý Cô trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy để em có kiến thức nền tảng và kiến
thức chun mơn hồn thành khóa luận này.
Ngồi ra, em cũng xin cám ơn Thư viện trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã hỗ trợ cho em trong quá trình tìm
kiếm tài liệu, thu thập số liệu… liên quan đến nội dung khóa luận.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả
nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Thị Mận. Mọi
thông tin tham khảo được sử dụng trong khóa luận đều đảm bảo tính trung thực và
tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Võ Thị Oanh


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA
CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON ........................................................................................ 9
1.1. Khái quát chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con .................. 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ..... 9
1.1.2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ......... 13
1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con20
1.2. Sơ lược nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong pháp luật Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử .............................................................................. 21
1.2.1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong pháp luật Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ........................................................... 21
1.2.2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong pháp luật Việt Nam
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay............................................. 24
1.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong pháp luật một số quốc gia
............................................................................................................................... 28
1.3.1. Pháp luật Cộng hòa Singapore ............................................................... 28
1.3.2. Pháp luật Vương quốc Anh .................................................................... 30
1.3.3. Pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ........................................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH, THỰC TIỄN ÁP
DỤNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON ............................................................................. 38
2.1. Xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ................................. 38
2.1.1. Pháp luật về xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con...... 38

2.1.2. Vướng mắc trong thực tiễn xác định nghĩa vụ cấp dưỡng và kiến nghị
giải pháp bảo đảm xác nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con .............. 39
2.2. Mức cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ....................................................... 43
2.2.1. Pháp luật về mức cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ........................... 43
2.2.2. Vướng mắc trong thực tiễn xác định mức cấp dưỡng và kiến nghị giải
pháp đảm bảo xác định mức cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con .................... 44
2.3. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ........... 46
2.3.1. Pháp luật về xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của
cha, mẹ đối với con .......................................................................................... 46
2.3.2. Vướng mắc trong thực tiễn xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng và kiến nghị giải pháp đảm bảo xác định phương thức cấp dưỡng
của cha, mẹ đối với con .................................................................................... 47
2.4. Thời điểm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con51


2.4.1. Pháp luật về thời điểm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha,
mẹ đối với con .................................................................................................. 51
2.4.2. Vướng mắc trong thực tiễn xác định thời điểm phát sinh, chấm dứt
nghĩa vụ cấp dưỡng và kiến nghị giải pháp đảm bảo việc xác định thời điểm
phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng .......................................................... 53
2.5. Thay đổi mức cấp dưỡng ............................................................................... 58
2.5.1. Pháp luật về thay đổi mức cấp dưỡng .................................................... 58
2.5.2. Vướng mắc trong thực tiễn thay đổi mức cấp dưỡng và kiến nghị giải
pháp đảm bảo việc thay đổi mức cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ............. 58
2.6. Trách nhiệm của cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ................... 60
2.6.1. Pháp luật về trách nhiệm của cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng ................................................................................................................ 60
2.6.2. Vướng mắc trong thực tiễn xác định trách nhiệm và kiến nghị giải pháp
đảm bảo xác định trách nhiệm của cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng cho con .................................................................................................. 62

2.7. Thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con............. 64
2.7.1. Pháp luật thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng của cha, mẹ đối với
con .................................................................................................................... 64
2.7.2. Vướng mắc trong thực tiễn thi hành án về cấp dưỡng và kiến nghị giải
pháp đảm bảo thi hành án về cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2

BLHS

Bộ luật Hình sự


3

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

3

HN&GĐ

Hơn nhân và gia đình

4

NLHVDS

Năng lực hành vi dân sự

5

MTHVMĐNĐ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

6

TAND

Tịa án nhân dân


7

THADS

Thi hành án dân sự


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã định hướng: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp
giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”1. Quyết định Phê duyệt Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đưa ra quan điểm:
“Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và
giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại
các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta không chỉ đơn thuần xem gia đình là nơi con
người được sinh ra, là “ngơi trường” đầu tiên cho sự hình thành và tồn tại của con
người mà hơn thế nữa, gia đình cịn là một “tế bào” của xã hội. Gia đình tốt thì xã
hội mới ổn định và phát triển.
Có thể thấy, gia đình có một vai trị vơ cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và
xã hội. Vậy, những giải pháp nào đảm bảo cho việc xây dựng, hoàn thiện, bảo vệ
chế độ hơn nhân và gia đình (chế độ HN&GĐ) tiến bộ, đảm bảo chuẩn mực ứng xử
cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của các thành viên trong gia đình? Câu trả lời thuyết
phục nhất chính là những cơ chế pháp lý trong Luật Hôn nhân và gia đình (Luật
HN&GĐ). Có thể nói các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình (quy phạm pháp
luật HN&GĐ) đã tạo hành lang pháp lý khá an toàn cho việc bảo vệ quyền và lợi
ích của thành viên gia đình, trong đó phải kể đến là các quy định mang tính nhân
văn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con – vấn đề được tác giả nghiên

cứu trong khóa luận này.
Trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung, chế định cấp dưỡng trong các Luật HN&GĐ
(Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và
Luật HN&GĐ năm 2014) ngày càng hồn thiện. Theo đó, sự ra đời của Luật
HN&GĐ năm 2014 đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Luật HN&GĐ
năm 2000 về vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình nói chung và nghĩa vụ
cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con nói riêng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các bên chủ thể quan hệ.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cơ chế pháp lý về cấp dưỡng vẫn bộc lộ vướng
mắc. Việc đưa ra các phán quyết về cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con đơi khi
khơng có sự thống nhất hay vấn đề thi hành án về cấp dưỡng trên thực tế còn nhiều

1

/>vankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038370 (truy cập ngày 15/3/2019).

1


khó khăn2. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, với sự biến
đổi không ngừng của các quan hệ xã hội đã làm cho một số quy định của pháp luật
về cấp dưỡng cho con cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật phát sinh những vướng
mắc. Vậy, những vướng mắc cụ thể đó là gì và cần đưa ra giải pháp như thế nào để
giải quyết những vướng mắc đó? Có thể thấy cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
vẫn là vấn đề rất đáng quan tâm cả về lý luận lẫn thực tiễn và tác giả đã chọn đề tài
“Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo pháp luật Việt Nam” để nghiên
cứu dưới góc độ là một khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài
Nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
nói riêng là những mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài

nước quan tâm. Trên thực tế có khá nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan
đến những vấn đề này. Có thể kể đến một số bài viết, cơng trình sau đây:
Phạm vi nước ngồi
Cơng trình nghiên cứu Fundamentals of American law (1998) của tác giả Alan
B. Morrison. Cơng trình trình bày các ngun tắc cơ bản của hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ, trong đó có pháp luật gia đình và cụ thể là vấn đề cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con. Trong Fundamentals of American law, tác giả đã khái quát pháp luật
tiểu bang cũng như pháp luật liên bang Hoa Kỳ về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con và nhấn mạnh quyền được cấp dưỡng là quyền của người con, bao gồm
cả con trong giá thú và con ngoài giá thú. Đáng quan tâm là cơng trình nghiên cứu
đã cho thấy sự khác biệt giữa pháp luật Hoa Kỳ với pháp luật Việt Nam trong xác
định độ tuổi tối đa mà người con có quyền được nhận cấp dưỡng từ cha, mẹ; các
nguyên tắc xác định mức cấp dưỡng cho con cũng như các vấn đề pháp lý khác liên
quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng. Những vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể ở mục
1.3.3 chương 1 khóa luận.
Cuốn sách Understanding Family law (2004) của tác giả Me Rodgers. Trong
phần 6 của cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày các quy định trong Đạo
luật hỗ trợ trẻ em (CSA) về người được cấp dưỡng khơng phụ thuộc vào tình trạng
hơn nhân của cha, mẹ; cơ quan hỗ trợ trẻ em (cơ quan đảm bảo vấn đề cấp dưỡng
của trẻ em); điều kiện của đối tượng được cấp dưỡng; về cách tính mức cấp
dưỡng…

2

Xem thêm Phụ lục 1:
Theo Kết quả thi hành án trong năm 2018 của Cục THADS tỉnh Long An, tổng số bản án có đơn yêu cầu thi
hành án về cấp dưỡng được tiếp nhận là 1565, trong đó có 1543 bản án phải thi hành, 483 bản án đã thi hành
xong và 566 bản án chưa có điều kiện thi hành án.

2



Cơng trình Family law (2013) của tác giả Jonathan Herring với các nội dung
về cấp dưỡng được trình bày đan xen trong phần “Những vấn đề tài chính khi ly hôn
và hủy bỏ hôn nhân”. Trong Family law, tác giả cho thấy các đạo luật của Anh về
nghĩa vụ cấp dưỡng và các phán quyết của Tịa án có liên quan. Các phương thức để
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong pháp luật Anh bao gồm cấp dưỡng định kỳ, cấp
dưỡng một lần, lệnh về tài sản cho con, việc cấp dưỡng định kỳ cho con riêng hay
người con không phải là con đẻ; cách tính mức cấp dưỡng theo C – MEC (cách tính
này cũng được áp dụng theo thỏa thuận khi cha mẹ ly thân) được tác giả làm rõ.
Đặc biệt, cơng trình cho thấy pháp luật và thực tiễn xác định nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con riêng của cha mẹ kế, cha mẹ nuôi trong việc cấp dưỡng cho con và việc
thay đổi lệnh cấp dưỡng nuôi con khi xuất hiện một số căn cứ luật định.
Phạm vi trong nước
Giai đoạn trước thời điểm Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực
Vào giai đoạn này, tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng, trong đó đa phần đề cập
đến nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, cụ thể:
Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Huyền Kim với tựa đề “Nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi vợ chồng ly hơn” (2013). Trong khóa luận này,
tác giả tập trung nghiên cứu nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi vợ
chồng ly hôn trong quan hệ HN&GĐ giữa cơng dân Việt Nam với nhau. Trong
khóa luận, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhầm hoàn thiện những bất cập trong
quy định của pháp luật cũng như quá trình thực thi pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa cha, mẹ và con sau khi vợ chồng ly hôn như: Làm rõ các khái niệm liên quan
đến chủ thể được cấp dưỡng (khái niệm “tàn tật”, “khơng có khả năng lao động”,
“khơng có tài sản tự ni mình”, “khơng sống chung với con”); quy định “mức cấp
dưỡng tối thiểu bằng ½ mức tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định tại thời
điểm ly hôn”; đề xuất việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc nghĩa vụ cấp
dưỡng; khuyến nghị phương thức cấp dưỡng một lần; buộc người có nghĩa vụ cấp

dưỡng chuyển tiền vào một tài khoản tiết kiệm đứng tên người đại diện cho con
chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự (mất NLHVDS) cùng các biện
pháp tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật đối với Tòa án, cơ quan thi hành án và
các cơ quan khác có liên quan.
Tác giả Xa Kiều Oanh với đề tài nghiên cứu “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha
mẹ và con sau khi vợ chồng ly hôn” (2014). Bên cạnh việc trình bày một số vấn đề
chung về nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp dưỡng
giữa cha mẹ và con sau khi vợ chồng ly hơn, tác giả khóa luận chỉ ra các vướng mắc
3


bất cập, từ đó kiến nghị một số giải pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa cha mẹ và con sau khi ly hơn. Ví dụ: Cần bổ sung quy định thời điểm
bắt đầu và kết thúc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; hướng dẫn cụ thể về mức cấp
dưỡng theo hướng mức cấp dưỡng thấp nhất bằng ⅓ mức lương tối thiểu do Nhà
nước quy định tại thời điểm cấp dưỡng; quy định cụ thể về phương thức cấp dưỡng
một lần, cấp dưỡng hàng quý, hàng năm để thay thế cấp dưỡng hàng tháng; quy
định cụ thể về thời gian tối thiểu có thể thay đổi mức cấp dưỡng; quy định biện
pháp chế tài đối với người quản lý khoản tiền cấp dưỡng một lần trong trường hợp
sử dụng khoản cấp dưỡng cho mục đích cá nhân.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trên, vào giai đoạn này cũng có khá nhiều
bài viết đề cập đến nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể:
Bài viết “Trao đổi về việc xác định cha mẹ cho con và cấp dưỡng nuôi con”
của tác giả Phạm Thái Quý đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân (TAND) số 20/2011.
Bài viết bàn về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ bỏ đi biệt tích sau đó quay về
u cầu ly hôn hoặc khi người ở lại yêu cầu giải quyết ly hơn với người biệt tích; về
việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hơn. Ngồi ra bài viết cũng đưa ra
những khái niệm nhằm làm rõ các thuật ngữ được sử dụng trong thực tiễn xét xử
như khái niệm “người trưởng thành”, “người thành niên”, “người không có khả
năng lao động” nhằm làm rõ các vấn đề đang nghiên cứu.

Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Duy Phượng đăng trên tạp
chí TAND số 16/2012 với tiêu đề “Về mức cấp dưỡng nuôi con chung trong giải
quyết việc ly hôn”. Trong bài viết, các tác giả bàn về việc các đương sự thỏa thuận
về mức cấp dưỡng ni con chung dưới ½ mức lương tối thiểu và nêu quan điểm cá
nhân về tính hợp lý, hợp pháp trong các phán quyết của Tòa án khi cơng nhận sự
thỏa thuận này.
Nhìn chung, các cơng trình, bài viết trên đây được thực hiện trước khi Luật
HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực nên vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với
con được các tác giả nghiên cứu theo cơ chế pháp lý của Luật HN&GĐ năm 2000
(và các văn bản hướng dẫn thi hành). Do vậy, các quan điểm, đánh giá thể hiện
trong các công trình, bài viết này chưa sát với quy định của pháp luật về cấp dưỡng
hiện hành.
Giai đoạn từ sau khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời và chính thức có hiệu
lực ngày 01/01/2015
Sau khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời, trong phạm vi trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh đã có các cơng trình nghiên cứu cũng như bài viết về cấp dưỡng
của cha, mẹ đối với con, có thể kể đến như:
4


Cơng trình “Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo pháp luật hơn nhân
và gia đình” (2015) của tác giả Huỳnh Ngọc Yến Linh. Trong khóa luận này, thông
qua việc làm rõ các kiến thức tổng quan về nghĩa vụ cấp dưỡng và thực trạng áp
dụng pháp luật, tác giả kiến nghị những giải pháp giải quyết các vấn đề cịn vướng
mắc. Có thể kể đến các kiến nghị như: Cần làm sáng tỏ các khái niệm “không có tài
sản”, “vi phạm nghĩa vụ ni dưỡng”; quy định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng (thời điểm mà cha mẹ thỏa thuận hoặc thời điểm cha, mẹ không sống
chung với con hoặc thời điểm sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi
con); thời điểm kết thúc việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; đề xuất việc xem xét
quyết định phương thức cấp dưỡng một lần cho con. Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra

những giải pháp nhằm đảm bảo cho việc xác định mức cấp dưỡng, bảo đảm cho
hoạt động thi hành án cấp dưỡng cùng với những biện pháp mang tính xã hội khác.
Khóa luận “Cấp dưỡng trong pháp luật hơn nhân và gia đình – Thực trạng và
giải pháp” (2015) của tác giả Trương Thị Thu Thảo. Trong khóa luận này, tác giả
đã kiến giải hoàn thiện cơ chế pháp lý: Quy định mức cấp dưỡng do các bên thỏa
thuận nhưng không thấp hơn ½ mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời
điểm cấp dưỡng; quy định cụ thể trường hợp cấp dưỡng một lần, cấp dưỡng định
kỳ; bổ sung thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp quyết
định thuận tình ly hơn, trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc cấp
dưỡng cho con; cấp dưỡng trong trường hợp con ngoài giá thú được sinh ra trong
một khoảng thời gian sau đó mới có yêu cầu xác định cha, mẹ con.
Bài viết “Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con” của tác giả Ngô Thị
Anh Vân được đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16 kỳ 2 tháng 8/2018. Tác
giả bài viết trình bày nghĩa vụ cấp dưỡng khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con
chưa thành niên, theo đó quan hệ cấp dưỡng sẽ chính thức đặt ra khi có quyết định
hạn chế quyền của Tồ án. Ngồi ra, trong bài viết, tác giả có bàn các vấn đề về
quan hệ cấp dưỡng khi cha mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Về mức
cấp dưỡng, tác giả bài viết cho rằng, việc sử dụng các khoản thu nhập của cha mẹ
để xác định mức cấp dưỡng cho con là điều hợp lý, các khoản tiền trợ cấp của cha,
mẹ vẫn có thể được sử dụng để cấp dưỡng cho con nếu các nhu cầu thiết yếu của
cha, mẹ đã được đáp ứng. Mức cấp dưỡng khơng nên thấp hơn ¾ mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định. Về chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, khi con đủ
18 tuổi vẫn có thể được đặt ra như trường hợp con đang tham gia chương trình đào
tạo tồn thời gian…
Nhìn chung, trong giai đoạn này, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu bàn về
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi cha, mẹ ly hôn và chỉ mới dừng lại
5


ở việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản của nghĩa vụ cấp dưỡng như mức cấp dưỡng,

phương thức cấp dưỡng, thời điểm bắt đầu và kết thúc nghĩa vụ cấp dưỡng, thi hành
án về cấp dưỡng… Các vấn đề về cấp dưỡng của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi, vấn
đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ không có hơn nhân, cấp dưỡng khi cha mẹ ly thân
hay vấn đề cấp dưỡng của cha, mẹ kế đối với con riêng chưa được tác giả nào tiếp
cận nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này nhằm mục đích làm rõ các quy định của pháp luật
hiện hành về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, cũng như thực tiễn áp
dụng pháp luật và những vướng mắc mà các cơ quan thực thi pháp luật gặp phải
trong quá trình giải quyết, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp.
Với mục đích trên, trong khóa luận này, tác giả tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con.
Thứ hai, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ cấp
dưỡng của cha, mẹ đối với con.
Thứ ba, phân tích các tình huống, vụ việc thực tế (thơng qua quyết định, bản
án cũng như việc thực thi phán quyết về cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con) trên cơ
sở có đối chiếu pháp luật hiện hành cũng như so sánh các vụ việc cụ thể có tình tiết
tương tự nhằm chỉ ra các vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kết hợp dẫn chiếu kinh nghiệm lập
pháp, án lệ nước ngoài cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để đề xuất các kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nghĩa vụ cấp dưỡng của cha,
mẹ đối với con trong quan hệ HN&GĐ giữa các chủ thể là công dân Việt Nam mà
không đề cập đến vấn đề cấp dưỡng của cha, mẹ và con có yếu tố nước ngồi.
Trong phạm vi cho phép, đề tài cũng không bàn đến nghĩa vụ cấp dưỡng của con
đối với cha, mẹ trong quan hệ tương tác. Về giới hạn cơ chế pháp lý nghiên cứu, tác

giả chú trọng tiếp cận pháp luật HN&GĐ. Các chế tài xử lý vi phạm hành chính,
hình sự khi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như pháp luật về thi hành án cấp
dưỡng không được tác giả nghiên cứu sâu trong phạm vi khóa luận mà chỉ dừng lại
ở mức độ tiếp cận vấn đề mang tính nguyên tắc.

6


Đối tượng nghiên cứu: Tác giả thực hiện nghiên cứu những vấn đề lý luận về
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con; quy định của pháp luật Việt Nam cũng
như pháp luật, án lệ một số quốc gia về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với
con; những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng của
cha, mẹ đối với con.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về các vấn đề liên quan đến gia đình cũng như pháp luật HN&GĐ.
Tổng quan, khóa luận được trình bày dựa trên các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật
HN&GĐ liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con qua các giai
đoạn lịch sử;
- Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, quy
định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
Phương pháp này cịn được áp dụng linh hoạt để bình luận các bản án, quyết định
về cấp dưỡng cho con nhằm làm rõ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp
dụng pháp luật. Các bản án, án lệ điển hình trong pháp luật một số quốc gia về
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cũng được lựa chọn nghiên cứu thông
qua phương pháp này;
- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm rõ sự khác biệt giữa pháp luật
Việt Nam so với pháp luật một số quốc gia, hay sự phát triển của pháp luật Việt

Nam về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con qua các thời kỳ;
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để liên kết thông tin đã thu thập được
thành một chỉnh thể, từ đó đưa ra những kết luận mà đề tài cần đạt được. Phương
pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần kết luận từng chương và kết luận chung
của khóa luận;
- Phương pháp phỏng vấn thực hiện với các chuyên gia, những người hoạt
động thực tiễn nhằm ghi nhận quan điểm, tình hình thực tế, những vướng mắc cịn
tồn tại, từ đó đưa ra những kiến nghị có tính khả thi.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và kết cấu khóa luận
Ý nghĩa khoa học: Các kiến nghị được đưa ra trong khóa luận nhằm mục đích
hồn thiện pháp luật hiện hành cũng như góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế thực
thi pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con. Ngoài ra, đề tài khóa
luận cũng có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn

7


về nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
nói riêng trong các cơng trình sau này.
Ý nghĩa thực tiễn: Ở mức độ nhất định, đề tài là cơ sở lý luận để các bên chủ
thể trực tiếp tham gia quan hệ cấp dưỡng – đặc biệt là các bật cha mẹ có những ứng
xử chuẩn mực; từ đó góp phần bảo vệ quyền được cấp dưỡng của con. Những bất
cập, vướng mắc cũng như các kiến nghị được nêu ra trong khóa luận có giá trị tham
khảo cho Tịa án, cơ quan thi hành án trong quá trình giải quyết các vụ việc có liên
quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
Kết cấu khóa luận: Dựa trên mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng
nghiên cứu, khóa luận được chia thành 02 chương:
Chương 1 tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về nghĩa vụ cấp dưỡng
của cha, mẹ đối với con. Các nội dung chính lần lượt được phân tích tại chương
này:

(i) Khái quát chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con;
(ii) Sơ lược nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong pháp luật Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử;
(iii) Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trong pháp luật một số quốc
gia.
Chương 2 tập trung phân tích pháp luật HN&GĐ nói riêng và pháp luật Việt
Nam nói chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con; những vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện. Trong chương này, các vấn đề về
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được luận giải. Đặc biệt, tiếp cận từ lý
luận đến thực tiễn, nội dung trọng tâm của chương 2 khóa luận là đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nghĩa vụ cấp
dưỡng của cha, mẹ đối với con.

8


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA
CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON
1.1. Khái quát chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
- Khái niệm cấp dưỡng
Gia đình là tập hợp người sống chung xuất phát từ quan hệ hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng, nên khác với những mối quan hệ xã hội khác, các thành viên
trong gia đình có sự gắn bó chặt chẽ, u thương, quan tâm, giúp đỡ và có trách
nhiệm đối với nhau. Sự quan tâm, chăm sóc, ni dưỡng, phụng dưỡng giữa các
thành viên trong gia đình là những ứng xử thường tình được chi phối bởi yếu tố tình
cảm hoặc huyết thống.
Khi nhà nước và pháp luật xuất hiện, đa số các mối quan hệ trong xã hội được
điều chỉnh bởi các quy phạm mang tính bắt buộc chung và quan hệ về HN&GĐ
cũng không ngoại lệ. Sự quan tâm, giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình được

luật hóa nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho những chủ thể liên quan, trong đó phải
kể đến những quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trong Luật La Mã cổ, nhà luật học Ul-pian đã cho rằng trẻ em không sống
cùng cha, mẹ thì cha, mẹ phải chu cấp chi phí để nuôi các em. Ngược lại khi cha mẹ
đã già yếu, con đã lớn phải lo lắng chu cấp cho cha mẹ3.
Như vậy, có thể thấy vấn đề cấp dưỡng đã được đặt ra từ rất sớm. Vậy, cấp
dưỡng là gì?
Thực tế hiện nay có khá nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về “cấp dưỡng”.
Từ điển Luật học Oxford (Vương quốc Anh) định nghĩa: “Cấp dưỡng là cung
cấp thức ăn, quần áo và những thứ cần thiết khác của cuộc sống. Theo đó, vợ chồng
cấp dưỡng cho nhau; cha, mẹ cấp dưỡng cho con chưa thành niên chưa kể cha, mẹ
có kết hơn hay khơng kết hơn”4.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học năm 2006 thì “cấp dưỡng là
cung cấp cho người già hoặc yếu những thứ cần thiết cho đời sống”5.
Về mặt pháp lý, các nhà làm luật cũng đã đưa ra khái niệm cấp dưỡng. Khoản
24 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Cấp dưỡng là việc một người có
nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người
khơng sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng
trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà
3

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, NXB Hồng Đức Hội luật gia Việt Nam, tr. 371.
4
Oxford University press, Dictionary of law (third edition), tr.239.
5
Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB TP. Hồ Chí Minh, tr.71.

9



khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình hoặc người gặp
khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Như vậy, khác với nghĩa thơng thường, ở góc độ pháp lý, cấp dưỡng được
hiểu là hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật HN&GĐ. Theo đó thành viên trong
gia đình - người có đủ khả năng, phải có nghĩa vụ đảm bảo cho người có quan hệ
hơn nhân hoặc huyết thống hoặc quan hệ ni dưỡng với mình sự chu cấp mang yếu
tố tài sản trên cơ sở tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định.
Một cách tổng quát, nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được coi là một hình thức thực
hiện nghĩa vụ ni dưỡng. Và hình thức này xuất hiện khi các bên trong quan hệ
nuôi dưỡng không còn chung sống dưới một mái nhà hoặc giữa họ quan hệ tình cảm
đã diễn biến theo chiều hướng xấu đến mức việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng
không thể dựa vào ý thức tự giác của người có nghĩa vụ cấp dưỡng6.
- Khái niệm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), nghĩa vụ là việc
mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công
việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều
chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cũng là một loại nghĩa vụ dân sự, nhưng
nghĩa vụ này mang tính nhân văn sâu sắc, gắn liền với nhân thân và phát sinh giữa
những chủ thể đặc biệt: những cá nhân là thành viên gia đình gắn bó bởi yếu tố
huyết thống hoặc ni dưỡng. Do đó, loại nghĩa vụ này khơng thể chuyển giao, thay
thế hay bù trừ giống như các loại nghĩa vụ khác. Trong quan hệ cấp dưỡng của cha,
mẹ đối với con, bên thụ hưởng quyền (được cấp dưỡng) là những đối tượng đặc biệt
- người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà khơng có khả năng lao động
và khơng có tài sản để tự ni mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con thuộc nhóm nghĩa vụ cấp dưỡng
được quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2014. Điều khoản này quy
định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình trong trường

hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ
nuôi dưỡng con7.
Về mặt đạo đức cũng như pháp luật, cha mẹ phải quan tâm, yêu thương, chăm
sóc, dưỡng dục… con cái. Tuy nhiên, có thể vì nhiều ngun do mà cha mẹ khơng
hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ này. Để đảm bảo trách nhiệm của cha, mẹ đối
6
7

Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình, NXB Trẻ, tr.387.
Điều 110 Luật HN&GĐ năm 2014.

10


với con cũng như bảo vệ quyền lợi cho con, pháp luật quy định cha, mẹ không trực
tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con8. Bên cạnh đó, nghĩa vụ cấp dưỡng
này còn được đặt ra khi cha, mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên9. Mặt khác, khi người cha, mẹ có nghĩa vụ ni dưỡng con trốn tránh nghĩa vụ
thì theo u cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định, Tịa án
buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con10.
Luật HN&GĐ năm 2014 không đưa ra khái niệm thế nào là nghĩa vụ cấp
dưỡng của cha, mẹ đối với con. Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm cấp dưỡng được
quy định tại phần giải thích từ ngữ cùng các quy định có liên quan, có thể hiểu,
nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con là việc cha, mẹ (khơng phụ thuộc vào
tình trạng hơn nhân) có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình trong trường hợp khơng sống chung với
con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Đặc điểm trong nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Là một quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật, nghĩa vụ cấp

dưỡng của cha, mẹ đối với con chứa đựng những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con là nghĩa vụ mang tính
tài sản
Khái niệm tài sản được đề cập tại Điều 105 BLDS năm 2015. Theo BLDS, tài
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, giấy tờ có giá bao
gồm hối phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu…11; quyền tài sản bao gồm quyền tài
sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác12.
Có nhiều cách phân loại tài sản, dựa vào đặc tính vật lý là có thể di dời được
hay khơng thể di dời được, tài sản được chia thành bất động sản và động sản. Song,
nếu dựa vào nguồn gốc hình thành có thể chia tài sản làm hai loại: tài sản gốc và
hoa lợi lợi tức; hay căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập
quyền sở hữu, tài sản được chia thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai…
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, cấp dưỡng là
việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu
8

Khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014.
Khoản 3 Điều 87 Luật HN&GĐ năm 2014.
10
Khoản 2 Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2014.
11
Mục 1 Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 20/9/2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại
giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
12
Điều 115 BLDS năm 2015.
9

11



thiết yếu của người khơng sống chung với mình… Như vậy, trong quan hệ cấp
dưỡng của cha, mẹ đối với con có sự chuyển giao tài sản (bao gồm tiền và các tài
sản khác theo quy định) từ bên có nghĩa vụ cấp dưỡng (cha, mẹ) sang cho bên được
cấp dưỡng (con) nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con được cấp dưỡng theo thỏa
thuận của các bên hay theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc cấp dưỡng trong
trường hợp này được thực hiện thông qua hành vi chuyển giao tiền hoặc một tài sản
cụ thể nào đó, do đó nó mang tính tài sản. Ví dụ: Phần quyết định cấp dưỡng trong
bản án ly hôn yêu cầu người cha phải chu cấp cho đứa con 5 tuổi mỗi tháng 2 triệu
đồng. Khi án có hiệu lực pháp luật và được thi hành, mỗi tháng người cha giao cho
người mẹ - người đang trực tiếp nuôi dưỡng con số tiền cấp dưỡng theo bản án. Vậy
trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án của Tịa án đã có sự chuyển
giao tài sản (2 triệu đồng) từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng (người cha) sang người
được cấp dưỡng (người con).
Thứ hai, yếu tố tài sản mà cha, mẹ cấp dưỡng đối với con theo nghĩa vụ khơng
mang tính đền bù ngang giá
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ mang tính tài sản. Tuy nhiên, khác với quan
hệ tài sản khác mang tính đền bù, ngang giá, quan hệ cấp dưỡng khơng mang những
đặc tính này13. Có thể thấy, đa phần trong các quan hệ dân sự, chẳng hạn như hợp
đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng cung ứng dịch vụ…,
khi một bên chuyển giao tài sản hoặc cung ứng một dịch vụ cho bên kia thì đồng
thời cũng có sự chuyển giao giá trị tương ứng với tài sản hoặc dịch vụ đó từ phía
người nhận. Cùng mang bản chất của một quan hệ dân sự nhưng quan hệ cấp dưỡng
vì những đặc tính riêng nên có sự khác biệt. Bởi mục đích của việc cấp dưỡng là
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, góp phần bảo đảm
quyền lợi chính đáng cho người này khi họ khơng cịn nhận được sự ni dưỡng
trực tiếp. Lúc này, người được cấp dưỡng nhận tiền hoặc tài sản từ người có nghĩa
vụ cấp dưỡng để đảm bảo cho việc duy trì cuộc sống của họ. Đây gần như là quan
hệ giữa một người có đủ điều kiện và một người cần nhận được sự hỗ trợ, trong mối

quan hệ đặc biệt nên người nhận cấp dưỡng khơng có nghĩa vụ phải trả lại tiền hoặc
tài sản khác trên nền tảng giá trị tương ứng cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Vấn
đề này được lý giải bởi yếu tố người phải cấp dưỡng có nghĩa vụ chăm sóc, ni
dưỡng người được cấp dưỡng. Đó là nghĩa vụ pháp lý của người cấp dưỡng, nếu họ
không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng thì thay vào đó phải thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng. Ngồi ra, tình trạng, hồn cảnh hiện tại của người được cấp dưỡng
khơng thể tự lo được cho mình, họ đang cần được nuôi dưỡng, chu cấp cho cuộc
13

Khoản 3 Điều 379 BLDS năm 2015.

12


sống tối thiểu nên khả năng thực hiện việc “hoàn trả” các giá trị vật chất tương ứng
nhận được từ việc cấp dưỡng là không thể đặt ra14. Quan hệ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con cũng đặt trong hoàn cảnh tương tự.
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con mang tính cụ thể và
riêng biệt, không chuyển giao, không thay thế
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được thực hiện giữa những cá
nhân có tư cách chủ thể đặc biệt trong phạm vi quan hệ gia đình. Tư cách chủ thể
này được hình thành từ mối quan hệ cụ thể - quan hệ cha mẹ, con. Theo khoản 1
Điều 39 BLDS năm 2015, đây là quan hệ gắn với nhân thân của mỗi cá nhân do đó
nó có tính cụ thể.
Mặt khác, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cũng thuộc về những
cá nhân riêng biệt, những người có mối quan hệ đặc biệt xuất phát từ yếu tố huyết
thống (cha mẹ đẻ - con đẻ) hay yếu tố nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi – con nuôi), do đó
nó khơng thể được chuyển giao cho người khác cũng như không thể thay thế bằng
nghĩa vụ khác15. Điều này được hiểu là cha, mẹ không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp
dưỡng cho người khác thực hiện, và con cũng không thể chuyển quyền được nhận

cấp dưỡng cho một cá nhân khác.
1.1.2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Giống như đa số các nghĩa vụ dân sự khác, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
đối với con không phát sinh trong mọi trường hợp mà chỉ phát sinh khi đáp ứng các
điều kiện luật định. Theo pháp luật hiện hành, nghĩa vụ này phát sinh khi hội đủ các
điều kiện sau:
Thứ nhất, giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ ni dưỡng
Có bốn căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con, bao gồm:
sự kiện sinh đẻ, sự kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (MTHVMĐNĐ), sự
kiện ni dưỡng và sự kiện sống chung.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật HN&GĐ Việt Nam chỉ thừa nhận nghĩa vụ cấp
dưỡng của cha, mẹ đối với con phát sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ (quan hệ huyết
thống), sự kiện MTHVMĐNĐ (sự kiện mang thai hộ) và sự kiện nhận nuôi con
nuôi (quan hệ nuôi dưỡng). Pháp luật Việt Nam hiện hành hiện chỉ mới quy định
nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng khi các bên sống
chung mà chưa ghi nhận quyền được cấp dưỡng của con riêng.
14

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, NXB Hồng Đức Hội luật gia Việt Nam, tr. 374.
15
Khoản 1 Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2014, điểm a khoản 1 Điều 365, khoản 3 Điều 377 BLDS năm
2015.

13



×