Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.89 KB, 2 trang )

Xử lý đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con?
Hỏi: Em với bạn trai quen nhau 7 tháng, giờ em có thai được 6 tuần rồi nhưng bạn trai
em không chịu cưới. Cho em hỏi, nếu sinh đứa bé em có được đòi quyền cấp dưỡng nuôi
con không? Nếu bạn trai em đồng ý cấp dưỡng, nhưng lại không đưa tiền thì bị xử lí như
thế nào? Nếu trường hợp không cấp dưỡng và bị xử lí theo quy định của pháp luật là xử
phạt hành chính, cải tạo không giam giữ, hoặc giam giữ từ 2 tháng đến 2 năm, sau khi xử
phạt anh ấy liệu em có còn nhận được tiền cấp dưỡng nữa không ạ?

Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp mặc dù hai bạn không có đăng ký kết hôn nhưng lại
có con chung nhưng vẫn được áp dụng giải quyết như đối với quyền và nghĩa vụ giữa cha
mẹ với con. Cụ thể, luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết
theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn


1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống
chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà
không ai được cản trở.
Như vậy, trong trường hợp khi bạn sinh con và giành được quyền nuôi con thì có quyền
yêu cầu người không trực tiếp nuôi dưỡng (bố của cháu) thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con đến khi con đủ 18 tuổi hoặc thời điểm con tạo ra được nguồn thu nhập nuôi sống
bản thân.
Trong trường hợp bên kia thỏa thuận đồng ý thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng lại trốn
tránh không thực hiện thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án buộc họ phải làm nghĩa
vụ cấp dưỡng này. Trường hợp, đã có bản án nhưng họ vẫn không thực hiện thì có thể bị


xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được
làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận
của Tòa án nhân dân;
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 152 bộ luật hình sự sửa đổi, bổ
sung năm 2009 nếu hành vi trên dẫn tới việc gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối
với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Do việc xử phạt vi phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình là hậu quả
mà họ phải gánh chịu do vi phạm nghĩa vụ của mình cần thực hiện, còn đối việc cấp
dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc thực hiện. Nên mặc dù họ bị xử lý theo pháp luật nhưng khi
chấp hành xong vẫn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con (bạn vẫn có quyền yêu cầu
thanh toán tiền cấp dưỡng).



×