Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Skkn Mĩ thuật THCS Nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 20 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Hiện nay, giáo dục Tiểu học với mục tiêu là: "Giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở"
(Điều 23- Luật giáo dục).
Mỗi môn học ở trường Tiểu học góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và
phát triển phẩm chất, nhân cách của một con người, trong đó mơn Mĩ thuật có một
vị trí quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học,
thông qua môn Mĩ thuật giúp các em học tốt các mơn học khác.
Trong q trình vận động của nó, Mĩ thuật đã có tác động trực tiếp và mạnh
mẽ đến con người, đến các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh: Nó khơi dậy khả
năng sáng tạo, ham thích vẽ và vẽ những gì các em nhìn thấy. Thật vậy! Một nhà
giáo dục có nói: "Mĩ thuật nằm trong bản năng di truyền của mỗi con người..." bởi
bất kỳ đứa trẻ nào bắt đầu biết cầm bút đều rất thích vẽ và có thể vẽ bất cứ lúc nào
những vạch ngang dọc trên giấy hay trên đất... Mặc dù những nét vẽ đó cịn ngây
thơ, ngộ nghĩnh nhưng nó đã lơi cuốn các em vào hoạt động vẽ mà khơng ai có thể
phủ nhận được.
Trong cuộc sống, cái đẹp luôn là nhu cầu của mỗi con người, ở mọi tầng lớp
nhân dân. Từ các đồ vật sử dụng trong gia đình đến trang phục cá nhân, nhà
ở...Đều mong muốn mọi vật sở hữu của mình được bày đặt, trang trí thật đẹp và
vui mắt, ưa nhìn...Để có được như vậy thì phải trải qua rất nhiều cơng đoạn từ thủ
cơng đến máy móc, trải qua đơi bàn tay khéo léo, cách nhìn tinh tế của những nghệ
nhân...Nếu để một bài vẽ của các em được đánh giá cao là: đẹp, thuận mắt bởi màu
sắc hài hịa có đậm nhạt, sáng tối rõ ràng... Thì các em phải biết sắp xếp các hình
ảnh, sử dụng màu sắc theo một cách sáng tạo để có thể tạo ra được những sản
phẩm đầu tiên của bản thân mình.
Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy tơi thấy có nhiều em chưa tìm được hướng
đi đúng, chỉ dừng lại ở khi vẽ chì hoặc màu vẽ dàn trải chưa thể hiện được độ đậm
nhạt của màu…
Bản thân là giáo viên chun mơn Mĩ thuật tơi đã có những suy nghĩ, tìm


tịi, nghiên cứu đưa ra các bước để hướng dẫn học sinh thực hiện bài vẽ một cách
thành thạo và sáng tạo. Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng vì mơn Mĩ thuật
trong trường Tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ,
kiên trì, khéo léo trong học tập và nhận thức thẩm mĩ của học sinh khi đứng trước
cái đẹp.
Với kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học
tôi đã rút ra được biện pháp "Nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ
cho học sinh "giúp học sinh được làm quen với vẽ màu, biết sử dụng màu sắc hài
hịa hợp lý một cách thành thạo và sáng tạo.
Tơi suy nghĩ, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng với mục
đích tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học mơn mĩ thuật theo phương pháp mới của trường Tiểu học Minh Hóa nói riêng
và ở Tiểu học nói chung, đó là mục đích để tơi nghiên cứu.
\


1.2. Điểm mới của sáng kiến :
Với sáng kiến này, tơi đi sâu vào việc phân tích thực trạng, kết quả, bài học kinh
nghiệm trong việc giáo dục cho học sinh các kĩ năng ,cảm nhận về cái đẹp yêu
thích môn học thông qua môn Mĩ thuật mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
Tìm ra một số giải pháp thiết thực để nhằm nâng cao sự hứng thú, u thích
mơn học cho học sinh, giúp học sinh được làm quen với vẽ màu, biết sử dụng màu
sắc hài hòa hợp lý một cách thành thạo và sáng tạo trên cơ sở của việc:
- Tìm hiểu đặc điểm và trình độ nhận thức thẩm mỹ của học sinh.
- Trong mỗi bài học giáo viên cần làm nổi bật rõ yêu cầu của bài học ,cảm nhận
màu sắc của các sản phẩm thông qua các hoạt động dạy học.
- Cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của môn Mĩ thuật trong việc hình thành
nhân cách, nhận thức về thẩm mĩ trong các sản phẩm Mĩ thuật.
Nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học là hình
thành những kiến thức cơ bản về giá trị "Cái đẹp" học sinh được học và làm quen

với nghệ thuật chứ không phải trở thành các nhà họa sĩ... Cung cấp kiến thức mĩ
thuật thơng qua hình ảnh về thiên nhiên, đất nước con người... phát triển và rèn
những kỹ năng cơ bản về hình ảnh, màu sắc, hình khối, đường nét từ đó hình thành
khả năng tiếp cận ngơn ngữ hội họa, bồi dưỡng cho học sinh có tâm hồn cao đẹp,
bộ óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng, kỹ năng khéo léo góp phần hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.
Trong bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học từ lâu đã đem lại cho học sinh sự hứng thú,
một giờ học thoải mái nhẹ nhàng. Các em học mà chơi, chơi mà học qua những
khả năng biết sắp xếp hình ảnh, chọn hình ảnh sắp xếp bố cục, sử dụng màu sắc,
pha trộn, phối hợp màu, hiểu biết về các gam màu, cặp màu bổ túc, cặp màu tương
phản, màu nhị hợp, màu phá thế... Biết sử dụng màu hài hòa, hợp lý giúp cho học
sinh cảm nhận được cái đẹp trong mọi đồ vật, từ đó mà chính các em đã tạo ra các
sản phẩm bài vẽ có giá trị.
Thể hiện được màu sắc trong bài vẽ ở bậc Tiểu học là cả một quá trình các em
cảm nhận về màu sắc một cách sâu sắc, tinh tế thông qua việc giáo viên giới thiệu
cho học sinh nguồn gốc từ ba màu chính có sẵn trong tự nhiên, với ba màu chính
này phối hợp và pha trộn được các cặp màu nhị hợp, cặp màu bổ túc, màu tương
phản... việc sử dụng màu sắc trong bài vẽ có tác dụng trở lại đối với giáo viên.
Chính vì vậy quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng màu sắc trong bài vẽ tranh,
giúp các em nâng cao cảm nhận cái đẹp của cuộc sống cũng như bài vẽ được hài
hòa, hợp lý là một việc làm rất cần thiết.
\


II – NỘI DUNG
2.1.Thực trạng sử dụng màu sắc trong các bài vẽ, các sản phẩm mĩ thuật
của học sinh.
Cho đến nay các trường hầu hết đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ
thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và
môn học đã được chú ý. Bởi vì đặc thù của mơn học đã được nhận thức khác so với

những năm trước. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật,
môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, mơn học bổ ích góp phần
khơng nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. Vì
vậy khơng ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho
môn học. Trong mỗi giờ học, học sinh có thể tự do suy nghĩ, tự nói lên những tình
cảm của mình thông qua bố cục ,đường nét, màu sắc của sản phẩm của mình. Qua
đó các em thấy rằng Mĩ thuật là mơn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo
dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là mơn học bổ trợ tích cực cho các mơn học khác. Vì
thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật
nắm chắc chương trình và kiến thức mĩ thuật, biết vận dụng đổi mới phương pháp
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và trân trọng sự sáng tạo dù nhỏ của học sinh,
biết sử dụng hệ thống câu hỏi, phương pháp, đồ dùng dạy học để hướng dẫn học
sinh phát triển và thực hành bài vẽ.
- Tuy nhiên để vẽ một bài vẽ đối với các em là quá mới mẻ, còn thể hiện được
màu sắc trong bài lại càng khó. Hiện nay trong chương trình SGK đã có phần
hướng dẫn cách vẽ cụ thể nhưng sự chú ý của các em lại chưa bền, khả năng tập
trung chưa cao nên học sinh thường nóng vội, quan sát qua loa, chưa hiểu thấu đáo
đã bắt tay vào vẽ ngay.
- Các em thường sử dụng màu sắc chưa gọn gàng, nguệch ngoạc, lòe loẹt... cho
nên tiết học đạt hiệu quả khơng cao.
- Nhiều học sinh khơng hồn thành bài, chỉ dừng lại ở phần vẽ chì: " Thầy ơi! em
khơng biết vẽ màu..." có em vẽ được màu nhưng khơng có đậm nhạt sáng tối, đó là
vẽ màu quá nhiều trong bài, màu vẽ lung tung...
- Thậm chí nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học Mĩ thuật của các em nên
các em khơng có hộp màu để vẽ. Tâm lý học sinh chưa coi trọng việc học môn Mĩ
thuật như các mơn học khác, em có màu thì khơng có vở thực hành, em có vở thực
hành thì khơng có bút chì...đây là khó khăn trong tiết dạy của tôi. Kết quả thực tế
cho thấy số học sinh được xem là có khả năng thể hiện màu trong bài vẽ đẹp, tươi
sáng... nổi trội hơn các em khác chiếm rất ít (5-7% tổng số học sinh). Để phân biệt

màu sắc trong bài lớp 4 chủ đề 1.Những mảng màu thú vị, nhiều em khơng có hộp
\


màu để tìm hiểu và so sánh màu sắc. Đó là một nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa
thành công
2.2. Các biện pháp thực hiện:
2.2.1. Biện pháp tiến hành
2.2.2. Giải pháp thứ nhất:
- Trong việc giảng dạy môn Mĩ thuật tơi rất coi trọng việc sử dụng màu, vì vậy
bao giờ tôi cũng đưa ra yêu cầu học sinh phải đầy đủ dụng cụ học vẽ nhất là màu
vẽ.
- Trước hết cần cho học sinh hiểu được ngôn ngữ của hội họa là: "Màu sắc..." một
cách đơn giản nhất. Đó chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật những điều sâu
sắc tế nhị và đẹp đẽ của nghệ thuật thể hiện qua bài vẽ, sau đó tơi mới hướng dẫn
sử dụng màu sắc
a. Hướng dẫn học sinh tìm, chọn hình ảnh.
- Thiên nhiên ban tặng cho con người mọi cảnh vật bao la, hùng vĩ, cây cối, cỏ
hoa, ong bướm là những hiện tượng gần gũi với chúng ta. Bước chân vào trường
Tiểu học các em được tiếp xúc với mơn Mĩ thuật thì đây là những hình ảnh ln
gắn liền với các em trong suốt q trình học.
Bởi từ các hình ảnh có thật trong đời sống hằng ngày như bơng hoa, chiếc lá, con
vật, hình cơ bản này tôi hướng dẫn các em biết đơn giản, chắt lọc, cách điệu, lược
bớt chi tiết rườm rà rồi đưa vào trang trí cho sinh động và đẹp hơn.
b. Làm quen với màu sắc
- Màu sắc đã làm cho cuộc sống vui tươi, hấp dẫn hơn. Xung quanh ta vạn vật
không sắc màu sẽ làm cho ta thấy buồn tẻ, chán nản. Vì thế trong đời sống hằng
ngày màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng. Hơn thế nữa màu sắc trong bài vẽ là yếu tố
quan trọng vì nó đập ngay vào mắt người quan sát. Chính vì vậy tơi nhắc nhở các
em ln có đầy đủ hộp màu (Màu sáp, màu dạ, màu nước...) trong giờ học mĩ thuật

Ngồi ra tơi cịn chuẩn bị bút vẽ (bút lông), bảng pha màu, dao nghiền màu,
keo pha màu, màu bột, tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu của họa sĩ... để hướng dẫn
các em quan sát, làm quen với các chất liệu màu khác nhau.
- Đối với địa bàn trường con em nông thôn là chủ yếu nên gần gũi với các em
chính vẫn là hộp màu sáp (chất liệu dễ tìm kiếm). Từ hộp màu của các em tôi cho
các em nhắc lại kiến thức về màu sắc đã học từ lớp 1- 2 để tìm ba màu cơ bản.
Trên cơ sở đó, tơi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, làm quen với màu sắc như sau:
Hướng dẫn học sinh:
+ Nêu ba màu cơ bản?

- Màu đỏ, màu vàng, màu lam...

+ Từ ba màu trên pha trộn ra
những màu nào?
\


*GV giải thích: hai màu gốc pha
trộn với nhau được màu thứ ba
(gọi là màu nhị hợp).
- Màu tím, xanh lục, da cam (màu nhị hợp).

+ Cặp màu bổ túc là gì?
Hai màu trong cặp bổ túc khi đặt
cạnh nhau sẽ tôn nhau thêm rực - Màu nhị hợp đứng cạnh màu cơ bản còn
rỡ.
lại.

- Đỏ, nâu, da cam...


+ Kể tên gam màu nóng?
( cảm giác ấm nóng)

\


Kể tên gam màu lạnh? (cảm giác
mát lạnh)

+ Khi sử dụng màu sắc cần chú ý -Xanh lam, xanh lục, xanh da trời...
gì?

- Vẽ màu đều, mịn, có đậm, nhạt, nóng,
lạnh rõ ràng.
- Đây là vịng màu tuần hồn và vòng màu cơ bản, giúp HS nhận biết được gam
màu và các cặp màu...

Khi học sinh được làm quen với màu sắc, giáo viên cần lưu ý trang bị cho học
sinh nắm chắc kiến thức về màu sắc nhất là cách pha trộn từ ba màu cơ bản,
\


cách sử dụng màu các em không chỉ hiểu biết tốt về màu mà còn thể hiện màu
trên bài vẽ một cách sinh động, sáng tạo.
c. Hướng dẫn học sinh biết pha trộn màu.
- Cùng với việc làm quen với màu sắc cần hướng dẫn cho HS một số thao tác khi
cầm bút sử dụng màu với các khái niệm như trèn màu, trộn màu, vẽ màu...
Dạy cho học sinh cách pha trộn màu sắc giúp các em có vốn kiến thức về màu sắc
để các em nắm được cách sử dụng màu sắc và thể hiện màu sắc một cách rõ ràng
theo các yêu cầu sau:

+ Chọn màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách pha trộn màu.
+ Vẽ màu và chú ý đến độ đậm nhạt trong tranh
+ Vẽ màu đều, mịn theo gam nóng, gam lạnh…
+ Độ đậm nhạt của màu nền và hình ảnh chính cần khác nhau.
d. Cách sử dụng đối với từng loại màu.
* Màu bột.
- Dùng nước sạch, keo hoặc hồ dán pha loãng để trộn các màu với nhau sẽ tạo ra
màu mới, phải nghiền kỹ trước khi vẽ.
- Nếu thay đổi lượng màu pha trộn, màu pha được sẽ có sắc màu thay đổi khác
nhau.
Keo là chất giữ cho màu không bị bong, thường được làm từ da trâu, xương cá...
- Ưu điểm: Vẽ nhanh, chóng khơ, dễ sử dụng trên mọi chất liệu, có thể cọ rửa trong
khi vẽ bài, dễ tạo được sắc độ cho bài vẽ, thể hiện độ đậm nhạt rõ ràng.
- Nhược điểm: Bề mặt thô, không bền với thời gian.
- Tôi đã cho các em sử dụng chất liệu này trong bài vẽ lớp 6 và bài vẽ tranh đề tài
Lễ hội quê em. Hiệu quả cho thấy học sinh hứng thú biết sử dụng màu sắc, bài vẽ
đẹp.
* Màu nước.
Dùng nước sạch pha trộn các màu với nhau( pha loãng) sẽ tạo ra màu nước.
Khi pha cho lượng nước vừa phải, tránh đặc quá hoặc lỗng q.
Nếu pha q nhiều màu với nhau thì màu pha được sẽ bị xỉn.
- Ưu điểm: bài vẽ đẹp, mịn có độ trong sáng mềm mại.
- Nhược điểm: lâu khơ, khó dùng trên mọi chất liệu, hay bị loang màu.
* Với hai loại màu này tôi đã vận dụng minh họa, thao tác cho các em vào
giờ học trên lớp ở Chủ đề1 - lớp 4, Kết quả thu được là hầu hết các em hứng thú,
say sưa và biết cách pha trộn màu tại lớp, đạt 60- 70% số HS thích vẽ màu bột
vì màu bột vẽ mạnh dạn, tẩy rửa dễ dàng. Còn 30- 40% số HS thích vẽ màu
nước bởi màu nước vẽ nhẹ nhàng, khi vẽ hay bị loang màu.


\


*. Sáp màu, chì màu.
Có thể vẽ chồng các màu lên nhau để tạo ra một màu khác.
Nên vẽ đều, mịn có thể phối hợp với màu nước hay bút dạ. Ví dụ: dùng sáp
màu vẽ thêm lên mảng màu nước, vẽ các mảng màu đậm hơn bằng bút dạ bên cạnh
những mảng màu vẽ bằng sáp màu.
Với loại màu này thì học sinh thường xuyên tiếp xúc nên các em vận dụng trong
bài vẽ khá sinh động và phong phú. Để sử dụng tốt loại màu sáp này tôi yêu cầu
các em nắm chắc kiến thức cũ: Từ ba màu gốc pha trộn với nhau tạo ra ít nhất sáu
màu. Tôi đưa ra những câu hỏi:
+ Nêu cách pha trộn màu?
+ Tạo màu mới là màu gì?
- Đỏ + Vàng = Da cam
- Vàng + Xanh lam = Xanh lục Lam + Đỏ = Tím

+ Cách vẽ màu như thế nào?

+ Vẽ một lượt màu này rồi trèn một
lượt màu kia.
+ Là màu nhị hợp.

+ Vẽ đều tay, mịn, khơng chườm ra
ngồi.

Tơi cho học sinh thực hành trên giấy A4. Các em tự vẽ hình quả cam, hình chiếc
lá, hình quả cà tím.
Bước 1: Dùng bút màu vàng vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu đỏ vẽ lại một
lượt trèn kín hình quả cam

- cho một sản phẩm quả cam có màu da cam.

\


Bước 2: Dùng bút màu vàng vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu lam vẽ lại một
lượt kín hình chiếc lá cho một sản phẩm chiếc lá màu xanh lục.

Bước 3: Dùng bút màu lam vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu đỏ vẽ lại một
lượt kín hình quả cà - cho một sản phẩm quả cà màu tím.

Màu sáp được pha trộn khá sinh động và đủ màu để thể hiện được nó các em
khơng pha trộn màu lung tung, tránh sử dụng màu đen, màu trắng.
Các bước thực hiện từ dễ đến khó
Chì màu

Sáp màu

\


Kết quả đạt được các em thực hiện được các sản phẩm theo ý thích

*. Bút dạ.
Bút dạ là chất liệu dễ thấy, học sinh rất thích sử dụng vì có màu sắc rõ ràng. Tơi
hướng dẫn các em dùng vẽ các đường viền họa tiết rất nổi, đẹp. Nhưng khi
pha trộn màu khó thể hiện được độ đậm nhạt hay bị nhịa nên khơng dùng
bút dạ để vẽ màu của họa tiết và màu nền.

e. Thể hiện (sử dụng) màu trong bài vẽ tranh

Làm quen với màu sắc, thao tác khi sử dụng màu là yếu tố quan trọng.
Nhưng quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm đẹp thì các em phải biết thể hiện màu
trên bài vẽ tranh của mình. Màu sắc cần có đậm có nhạt và phù hợp với nội dung ,
vẽ màu làm rõ trọng tâm và có sự hài hịa chung. Tơi hướng dẫn học sinh cụ thể
nội dung từng bài, chia ra các dạng sau:
*Dạng 1:Vẽ các hình cơ bản( Hình vng, hình tròn, đường diềm...)

\


* Dạng 2: Vẽ đồ vật (Trang trí lọ hoa, chậu cảnh...)

* Dạng 3 : Vẽ tranh theo chủ đề (tranh sinh hoạt, tranh lễ hội….)

- Đây là dạng bài thể hiện màu nền sáng, màu tối và ngược lại.
* Với dạng bài trang trí đồ vật này là dạng bài học sinh phải tự phát hiện được
hình dáng đồ vật này phù hợp với kiểu trang trí nào để vận dụng vào bài vẽ cho
hợp lý. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm chắc các yếu tố về hình mảng, họa
tiết, màu sắc vận dụng qua đó học sinh làm bài tốt và cảm nhận được nét đẹp mọi
vật xung quanh biết trân trọng và gìn giữ chúng.
Nét đẹp trong mĩ thuật thì vơ cùng rộng lớn càng lên cao thì sự tìm tịi, khám
phá lại càng đa dạng và phong phú. Các bài vẽ trong chương trỉnh ở Tiểu học
chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng thật đa dạng và hấp dẫn. Trên đây chỉ là một số ví dụ
cụ thể điển hình cho các dạng bài vẽ. Nếu giáo viên biết cách hướng dẫn tỉ mỉ, cụ
thể giúp các em biết cách phát hiện và xác định đúng các dạng bài thì các em có
thể vẽ bài tốt.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Đây là kĩ năng rất cần thiết, bởi đó cũng chính là mục tiêu của mơn mĩ thuật ở
trường, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung. Vẽ màu thì
khơng vẽ hình q chi tiết cụ thể sẽ rất khó để thể hiện, màu có thể vẽ như thực

hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý. Tương quan giữa các màu, không vẽ độc lập
từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu để thể hiện được tính chất
bài vẽ.
- Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến:
Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vẽ màu vào bài vẽ tranh. Kĩ năng này phát
triển sẽ giúp học sinh luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng
\


để làm đẹp những vật dụng trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của các em,
góp phần nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết yêu cái đẹp và giáo dục nhân cách, nếp
sống văn minh ở mọi lúc, mọi nơi.
Từ những vận dụng đó tơi đã xây dựng nhiều hoạt động ngoại khóa cho học
sinh, tổ chứ cho học sinh một số cuộc thi vẽ tranh như an toàn giao thơng cho nụ
cườu trẻ thơ,phịng chống tai nạn đuối nước…..
Một số những sản phẩm của học sinh trong các tiết học và các cuộc thi vẽ tranh
thực hiện khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng.

\


\


\


- Khích lệ học sinh trong các tiết học đúng lúc và kịp thời.
Giáo viên kịp thời động viên tinh thần học tập của các em trong tiết học, tạo cho
học sinh có tính mạnh dạn hơn khi xung phong phát biểu, xây dựng bài. Tránh

tình trạng, chê những học sinh bài làm chưa được tốt. Mà giáo viên cần trao đổi
riêng với học sinh đó, và chỉ ra những điểm tốt ở trong bài của em để khích lệ động
viên em làm bài sau cho tốt hơn.
Với môn học này yêu cầu giáo viên phải là người trực tiếp và giúp học sinh có
cái nhìn tổng thể, từ hình vẽ cũng như cách sắp xếp bố cục sao cho vừa với phần
giấy quy định
- Giúp học sinh có hứng thú trong khi vẽ, cũng như có tinh thần hăng say phát biểu
ở những bài như thưởng thức mĩ thuật..
- Tạo được sự thoải mái trong khi vẽ, cũng như giúp học sinh có óc tư duy, sáng
tạo,cũng như óc tưởng tượng của học sinh, nhằm giúp học sinh có những bài vẽ có
kết quả cao, cũng như sự tự tin trong các sản phẩm mà mình làm ra.
2.2.3.Giải pháp thứ hai: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, để giúp học sinh có những hình ảnh học tốt hơn mơn Mĩ thuật.
Với Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì cơng nghệ thông
tin không thể thiếu trong giáo dục, nhất là trong giảng dạy Mĩ thuật cũng như một
số môn học khác. Với bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy được việc ứng
dụng, công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật rất hiệu quả như: giáo viên không
phải hoạt động nhiều như khi dạy bằng bảng, mà giáo viên có thể dạy bằng giáo án
điện tử để giúp học sinh có sự thích thú, say mê với tiết dạy có sử dụng cơng nghệ
\


thơng tin vì có rất nhiều hình ảnh phong phú, đa dạng và đẹp mắt tạo được sự chú
ý cho học sinh nên bài vẽ của học sinh cũng như sự truyền thụ của giáo viên rất
hiệu quả. Giúp cho giáo viên cũng như học sinh thấy thoải mái và có nhiều hình
ảnh đẹp để học sinh thích thú hơn.
2.3. Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp.
Qua thực tế giảng dạy, việc hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước các kỹ năng sử dụng
màu trong bài vẽ cho học sinh ở trường Tiểu học Minh Hóa thì hầu hết các em có
khả năng hồn thiện tốt một bài vẽ .

Nhiều em tỏ ra thích thú say sưa với bài vẽ. Ngồi việc hướng dẫn cụ thể của tơi
các em còn sáng tạo trong việc bộc lộ năng khiếu của mình. Chính vì vậy số lượng
bài xếp loại: Hồn thành tốt và hồn thành tăng lên rõ rệt, khơng cịn bài xếp loại:
Chưa hoàn thành
Sau 1 năm triển khai biện pháp nâng cao chất lượng, qua việc khảo sát của tổ,
trường kết quả thu được tương đối cao. Lúc chưa thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
số học sinh xếp loại bài hồn thành tốt chiếm 28,5 % thì đến nay tăng lên 20% so
với trước đây.

Năm học
2019-2020
(Chưa áp dụng)
2020-2021
( Áp dụng)

Số HS

Xếp loại
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
TS
%
TS
%

421

120

28,5 %


301

71,5

436

330

75 %

106

25

III. KẾT LUẬN :
3.1.Ý nghĩa sáng kiến
Đứng trước những yếu tố về thẩm mĩ, con người và xã hội có nhu cầu thị
hiếu cái đẹp. Việc đổi mới phương pháp là một yêu cầu tất yếu khách quan, để đáp
ứng mục tiêu giáo dục, đảm bảo việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường
Tiểu học, việc uốn nắn hướng dẫn sử dụng màu vẽ cho học sinh là nhiệm vụ cần
thiết cho mỗi giáo viên chuyên môn Mĩ thuật ở các nhà trường.
- Giúp cho việc dạy và học nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Học sinh hứng thú
học tập hơn.
- Giúp giáo viên có được kết quả dạy học tốt hơn, góp phần nâng cao chất
lượng dạy mơn Mĩ thuật trong nhà trường.
- Qua cơng tác giảng dạy và qua tìm hiểu nội dung, chương trình, kết quả
học tập của học sinh học mơn mĩ thuật nói chung và phân mơn vẽ tranh nói riêng.
Tơi nhận thấy người giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, truyền đạt kiến thức để HS
nắm được kiến thức vận dụng vào bài vẽ và trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Chính vì vậy người giáo viên phải luôn luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm,
có phương pháp giảng dạy phù hợp, linh động với nội dung, tâm lí lứa tuổi, trình
độ để học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức và vận dụng một cách linh động,
\


sáng tạo vào bài thực hành. Cần phải cởi mở, khen chê kịp thời. Có kế hoạch và
chỉ đạo việc học sát đối tượng. Khi giảng dạy cần sử dụng đồ dùng dạy học phù
hợp mang tính khoa học. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn uốn nắn kịp thời
những sai sót trong bài vẽ của học sinh. Phải nêu được tầm quan trọng của môn
học nhằm nhắc nhở HS không có mơn học chính, phụ. Ln tạo được bầu khơng
khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẻ trong từng tiết dạy theo đặc điểm riêng của từng
phân môn. Điều quan trọng là người giáo viên phải có trách nhiệm, lương tâm
nghề nghiệp, tình thương đối với học sinh.
Tơi mong rằng trong những năm học tới đây việc áp này với các trường
trong toàn huyện sẽ đạt kết quả cao trong việc sử dụng màu sắc trong bài vẽ nói
riêng và mơn Mĩ thuật nói chung. Tuy nhiên sáng biện pháp nâng cao chất lượng
mới chỉ được tổng kết và rút ra ở phạm vi của một trường. Nên tôi mong các đồng
nghiệp tiếp tục góp ý, bổ sung để sáng kiến có thể áp dụng được nhân rộng.
Từ những kết quả đã đạt được trong các năm học đã áp dụng biện pháp nâng
cao chất lượng " Nâng cao hiệu quả sử dụng màu sắc trong bài vẽ cho học sinh tiếp
tục áp dụng và nhân rộng cho các khối lớp Tôi mong rằng trong những năm học tới
đây việc áp này với các trường trong toàn huyện sẽ đạt kết quả cao trong việc sử
dụng màu sắc trong bài vẽ nói riêng và mơn Mĩ thuật nói chung. Tuy nhiên sáng
biện pháp nâng cao chất lượng mới chỉ được tổng kết và rút ra ở phạm vi của một
trường.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học,
qua thực tế hướng dẫn học sinh biết vận dụng màu sắc trong bài vẽ, bản thân tôi
đã rút ra được những bài học:
- Đặc biệt quan tâm đến hoạt động học của học sinh.

- Coi trọng những sáng tạo khi vận dụng màu sắc của các em vào bài vẽ.
- Lưu ý học sinh cần thao tác theo quy trình một bài vẽ.
- Quan tâm thường xuyên đến các điều kiện học tập của học sinh.
- Học sinh có đầy đủ dụng cụ học vẽ trước khi tới lớp.
- Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích
yêu cầu của mơn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn.
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận
của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học.
- Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh.
- Phải có tính kiên trì cơng tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với
các em.
- Áp dụng nhiều phương pháp trị chơi, phương pháp thích hợp, khơng áp
đặt địi hỏi q cao đối với học sinh để giúp các em u thích mơn học và học tốt
hơn.
- Trong tiết học ln tạo khơng khó vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng
say mê của các em đối với tiết học, môn học.
- Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ
đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp.
- Thường xun trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
\


- Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật
như qua băng đĩa, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao.
Vì thời gian có hạn nên tơi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố
gắng hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục
Mĩ thuật của tồn ngành nói chung và Trường Tiểu học Minh Hóa nói riêng. Giúp
học sinh phát triển tồn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”
3.2. Kiến nghị :

Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo
quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau :
1- Nhà trường cần có phịng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất.
2- Phòng GD&ĐT quan tâm tới các buổi sinh hoạt cụm.
3- Sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật.
4- Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với
việc học Mĩ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập
5- Giáo viên phải có lịng nhiệt tình, tâm huyết với chun mơn. Phải thường
xun sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương
pháp mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương
pháp dạy học để dạy tốt hơn môn Mĩ thuật mà tôi đã áp dụng thành công, tôi rất
mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các bạn
đồng nghiệp ./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Hiệu trưởng
(Ký và đóng dấu)

, ngày..... tháng 05. năm 2021
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)

\


MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐẾ…………………………………………………………………….01
1. Lý do chọn sáng kiến……………………………………………………………...01

1.2. Điểm mới sáng kiến……………………………………………………………..02
II. NỘI DUNG………………………………………………………………………02
2.1.Thực trạng của sử dụng màu sắc ………………………………………………..03
2.2. Các biện pháp thực hiện………………………………………………………...04
2.2.1. Biện pháp tiến hành ………………………………………………………….04
2.2.2 Giải pháp thứ nhất …………………………………………………………….04
2.2.3 Giải pháp thứ hai………………………………………………………………15
2..3. Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp………………………………………16
III. KẾT LUẬN…………………………………………………………………….16
3.1.Ý nghĩa sáng kiến……………………………………………………………….17
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………………….18

\


\



×