Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tự đánh giá trầm cảm qua biểu hiện và bài test

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.43 KB, 16 trang )

TỰ ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM QUA BIỂU HIỆN VÀ BÀI TEST
I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRẦM CẢM
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là bệnh gì? Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc
trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do
một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ
hành vi tác phong.
Phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy
ra ở nhiều lứa tuổi đặc biệt trong độ tuổi trưởng thành. Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm
ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000
chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là một bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Tuy
nhiên trong số đó những người được chẩn đốn và điều trị kịp thời còn rất thấp
chiếm khoảng 25%
Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát, trầm cảm do
nguyên nhân khác nhau nhưng gặp tỉ lệ cao ở các đối tượng thất nghiệp, phá sản,
ly hơn,...
Trầm cảm là bệnh khơng cịn xa lạ có thể chữa trị được khỏi hồn tồn vì
vậy cần được khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân của bệnh trầm cảm
Trầm cảm do các nguyên nhân sau gây nên:
- Nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): có nhiều giả thuyết cho rằng do
di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống , xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng
- Trầm cảm do căng thẳng: do áp lực từ nhiều phía như cơng việc, gia đình,
con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất
tiền của,...
- Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp
đến não bộ.
- Trầm cảm có thể khơng rõ ngun nhân
3. Triệu chứng của bệnh trầm cảm



Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:
- Khí sắc trầm buồn: khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua nét mặt của bệnh
nhân: buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn. Tình
trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết
niềm tin trong cuộc sống.
Dấu hiệu này thường gặp và chiếm khoảng 90% những bệnh nhân trầm cảm.
Người bệnh than phiền mình cảm thấy buồn bã, chán nản, trống rỗng, vơ vọng
hoặc khơng cịn tha thiết điều gì nữa. Đối lúc, người bệnh thu rút khỏi xã hội và
giảm hoạt động tập thể.
- Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây: cảm giác nặng nề, mệt mỏi
khơng muốn làm việc, đi đứng chậm chạp, luôn luôn cảm thấy mình khơng có đủ
sức khỏe để làm việc dù là việc nhẹ, không quan tâm đến xung quanh kể cả con cái
đang vui chơi cũng không để ý quan tâm. Bệnh nhân tự cho rằng họ đã mất hết các
sở thích vốn có trước đây kể cả ham muốn tình dục. Nam nữ có biểu hiện suy giảm
tình dục như lãnh cảm ở nữ hoặc rối loạn cương dương ở nam giới.
Triệu chứng mất năng lượng thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân trầm cảm.
Người bệnh than phiền cảm thấy mệt mỏi, khơng cịn sức lực mặc dù khơng làm gì
nhiều. Nhiều bệnh nhân mơ tả cảm giác cạn kiệt sức lực.
- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số
trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân cảm thấy trằn trọc khó đi vào giấc ngủ
mặc dù đôi khi cảm thấy rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ, thức dậy sớm hơn
bình thường. bệnh nhân được coi là mất ngủ khi ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày so với
bình thường. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn
đến suy nhược cơ thể.
80% bệnh nhân có một một rối loạn nào đó về giấc ngủ. Họ có thể thức dậy
sớm dậy sớm vào buổi sáng và triệu chứng trầm cảm vào thời điểm này trở nên
nặng hơn.
- Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân:
bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn thậm chí có trường



hợp nhịn ăn hoàn toàn dẫn đến gầy sút cân. Một số ít trường hợp có cảm giác thèm
ăn, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân.
Thường gặp là những trường hợp bệnh nhân cảm thấy ăn mất ngon, thức ăn
nhạt nhẽo, không mùi vị, không hấp dẫn mặc dù đó là những món ăn trước đấy
người bệnh rất thích.
- Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm sút năng lượng: hay than phiền mệt mỏi mà
khơng có một ngun nhân nào, giảm khả năng tập trung vì vậy hiệu quả công việc
giảm sút. Cảm giác mệt mỏi thường nặng hơn vào buổi sáng. Khơng cịn hứng thú
với việc gì. Bệnh nhân mệt mỏi khơng muốn làm gì đối với những trường hợp
nặng cịn khơng thể thực hiện được các cơng việc hàng ngày như: đi ra chợ, nấu
cơm, giặt quần áo.
Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm than phiền suy nghĩ của mình q chậm
chạp. Họ cảm thấy khơng thể suy nghĩ linh hoạt như trước đây. Họ thường tập
trung kèm và rất đãng trí. Họ than phiền trí nhớ kèm và không thể tập trung để đọc
báo hoặc xem tivi
Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm, người bệnh
cảm thấy khơng cịn tha thiết, khơng cịn hứng thú với những hoạt động, những
cơng việc mà trước đây bệnh nhân rất thích như sở thích về âm nhạc, việc nhà, lao
động, sinh hoạt tập thể...
- Cảm giác vơ dụng, tội lỗi: ln có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm giác
tuyệt vọng khơng có lối thốt, khơng cịn niềm tin vào bản thân và tương lai. Tự
cảm thấy có lỗi với người thân, thua kém người khác, trở nên vô dụng.
Hơn 50% bệnh nhân trầm cảm tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách
mình và khuếch đại những lỗi lầm nhỏ của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang
tưởng tự buộc tội hoặc thậm chí có những ảo giác. Một số bệnh nhân cảm thấy xấu
hổ hoặc bẽ mặt, cảm thấy tự ti về những khuyết điểm của mình.
- Biểu hiện sinh lý : nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức
tay chân.



- Cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận với những
người xung quanh, có những cơn sợ hãi, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người
khác, đòi hỏi cao về những người khác.
Phần lớn bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng lo âu với những biểu hiện như
hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, lo lắng khơng hiểu lý do vì sao. Những
người này thường bị mất ngủ, khó ngủ, đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, đôi khi
dẫn đến các triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón.
- Hình thức bên ngồi: ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử
chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vơ cớ, giọng nói trầm buồn đơn điệu gợi ý về bệnh
trầm cảm.
bệnh nhân trầm cảm có hành vi trở nên chậm chạp, trì trệ. Hoặc biểu hiện sự
chậm chạp trong suy nghĩ, trong lời nói và các cử động cơ thể. Hỏi một lúc mới trả
lời. Trả lời câu hỏi bằng giọng đều đều, nội dung nghèo nàn, mắt nhìn xa xăm.
- Có ý định và hành vi tự sát: hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về
cái chết nặng hơn là có ý định tự sát. Cảm giác tuyệt vọng khơng có lối thốt. Họ
bị ám ảnh về bệnh tật, chán nản, dễ bị tổn thương dần dần tự nghĩ rằng chết đi cho
đỡ đau khổ.
50% bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ về vấn đề tự sát. Nguyên nhân do họ
cảm thấy chán nản, khơng cịn tha thiết với cuộc sống, do ý tưởng tự buộc tội...Từ
chỉ là cảm giác chung quanh sẽ tốt hơn nếu khơng có mình đến việc lập ra kế
hoạch tự sát
4. Đối tượng có nguy cơ bị trầm cảm
- Sau một sang chấn tâm lý: phá sản, mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người
thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn,...
- Sau sinh con khoảng vài tuần chiếm 1 tỷ lệ khá lớn cần được phát hiện kịp
thời.
Bệnh trầm cảm sau sinh là trầm cảm xuất hiện sau khi sinh đẻ ở người phụ
nữ nhất là trong 3 tuần đầu sau sinh. Tâm lý phụ nữ sau sinh thường bị ảnh hưởng
cùng với các tác động bên ngoài gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau

sinh là một chứng bệnh có thể gặp ở tất cả các phụ nữ sau khi sinh đẻ không chỉ


gặp ở lần đầu mang thai mà có thể gặp ở bất kì thời điểm nào, lần mang thai nào.
Hàng năm có khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh con có biểu hiện của trầm cảm, tỉ lệ
này đang ngày càng gia tăng.
Hầu hết phụ nữ sau sinh đều có rối loạn khí sắc, triệu chứng này có thể
thống qua và tương đối nhẹ, tuy nhiên một số bị rối loạn dai dẳng kéo dài dần dần
dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con do hành vi tự sát do
bệnh trầm cảm gây nên. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm sau sinh
là vô cùng quan trọng tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Hiện nay chưa có một bằng chứng cụ thể nào chỉ ra nguyên nhân chính gây
ra trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Đây là một bệnh lý thuộc chun ngành tâm thần
học khơng có ngun nhân rõ ràng đối với tất cả các phụ nữ sau sinh đẻ mà mỗi
người sẽ do nguyên nhân khác nhau do sự kết hợp của nhiều yếu tố: tinh thần, thể
chất, tâm lý, xã hội.
Một số nghiên cứu cho rằng có một số nguyên nhân gây ra trầm cảm sau
sinh như sau:
Thay đổi nồng độ hormone đột ngột, nhanh chóng: dẫn đến thay đổi trong
não bộ, thay đổi về tâm trạng kết hợp với tình trạng suy giảm sức khỏe, thường rơi
vào tình trạng thiếu ngủ, khơng được nghỉ ngơi, liên tục phải đối mặt với áp lực
cơng việc, gia đình dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài dần dần dẫn đến kiệt sức.
Thay đổi tâm lý: phụ nữ sau sinh có sự thay đổi về trách nhiệm bản thân với
con cái, gia đình cùng với sự thiếu quan tâm, chăm sóc của người chồng cũng như
gia đình gây ra cho phụ nữ những rối loạn cảm xúc rơi vào tình trạng chán nản,
mệt mỏi từ đó biểu hiện ra những cảm xúc, hành động khơng kiểm sốt được: khóc
lóc, gào thét, tự sát,..
Nguyên nhân thực thể:
Nhược giáp sau sinh có thể gây nên các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Thiếu vitamin B12 thường gặp sau sinh do nhu cầu dinh dưỡng trong lúc

mang thai cao hơn bình thường.
Rối loạn nhiễm sắc thể gen lặn sau sinh cũng có thể gây nên các triệu chứng
của trầm cảm.


Một số thuốc: Metronidazol là một kháng sinh thường dùng trong sản khoa
và phụ khoa có liên quan đến tác dụng phụ loạn thần. Ngồi ra cịn có thuốc đối
vận dopamine làm giảm bài tiết sữa gây ra loạn thần, một số thuốc giảm cân ảnh
hưởng đến chế độ ăn có tác dụng giống thần kinh giao cảm và có thể gây ra triệu
chứng loạn thần.
- Đối với học sinh, sinh viên: áp lực học tập quá lớn: nhiều bài vở, thi cử
dồn dập, áp lực từ cha mẹ thầy cô.
Bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng với những người thường xuyên gặp
áp lực. Và căn bệnh trầm cảm ở sinh viên đại học đang ngày càng tệ hơn.
Thiếu ngủ, thói quen ăn uống kém và khơng tập thể dục là một trong những
nguyên ngân chính gây ra bệnh trầm cảm ở sinh viên đại học. Sự căng thẳng đi
kèm với nhiều áp lực từ xung quanh như lo lắng về tài chính, áp lực để có được
việc làm tốt sau giờ học và những mối quan hệ không thành có thể khiến nhiều
sinh viên phải rời trường đại học hoặc tệ hơn.
Nhiều yếu tố trong môi trường đại học góp phần tạo nên nguy cơ trầm cảm.
Ngày nay, nhiều sinh viên khơng có sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống đại học và phải
đối mặt với nhiều khoản nợ. Họ cũng có ít triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp
hơn các thế hệ đi trước. Ngoài học tập, cịn có những mối quan ngại khác có thể
dẫn đến những giai đoạn trầm cảm ở sinh viên đại học.
Những sinh viên thường xuyên chán nản trong học tập và trong cuộc sống
dễ tìm đến những phương pháp giải tỏa căng thẳng như chất gây nghiện. Các sinh
viên đại học cũng có xu hướng uống rượu, hút thuốc lá, hút cần sa và tham gia vào
các hành vi tình dục nguy hiểm để đối phó với những vấn đề cảm xúc hơn những
sinh viên bình thường.
Thơng thường, một mối quan hệ tan vỡ có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm

rất nhanh. Những dấu hiệu bao gồm khó ngủ, có những suy nghĩ tiêu cực và khó
kiểm sốt chúng trong cuộc sống hằng ngày. Có đến 43% sinh viên đại học cho
biết họ thường bị trầm cảm nặng sau khi chia tay hoặc có mối quan hệ khơng như
ý muốn. Sinh viên có nhiều khả năng trở nên đau khổ sau một lần chia tay, bị bỏ


rơi hoặc từng bị lạm dụng tình cảm. Họ ln cảm thấy khơng an tồn, cảm thấy bị
phản bội và không sẵn sàng khi phải chấm dứt các mối quan hệ của mình.
May mắn thay, thời gian chính là phương pháp điều trị trầm cảm tốt nhất khi
tan vỡ chuyện tình cảm.
Ở Hoa Kỳ, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở những người từ
15–34 tuổi.
Trầm cảm là yếu tố lớn nhất dẫn đến việc tự tử ở sinh viên đại học. Các yếu
tố nguy cơ khác bao gồm:


Lạm dụng chất kích thích



Gia đình có tiền sử trầm cảm và bệnh về thần kinh



Đã có ý định tự tử từ trước



Các vấn đề trong cuộc sống quá căng thẳng




Sử dụng súng



Tiếp xúc với các sinh viên khác đã từng tự tử



Hành vi tự làm hại mình như tự thiêu hoặc rạch tay

- Sau tổn thương thực tổn: chấn thương sọ não,...
Một thống kê cho thấy rằng có đến 10-15% dân số từng trải qua một giai
đoạn trầm cảm với biểu hiện chính là tụt giảm khí sắc, chán nản, tuyệt vọng, tiêu
cực, giảm hứng thú với mọi thứ. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức ra rằng
bản thân mình đang rơi vào trầm cảm bởi sự rối nhiễu tâm trí đã đánh gục sự lý trí,
thơng thái thường ngày. Thứ duy nhất mà người trầm cảm nhận thấy chính là sự
đau khổ đến mức muốn buông bỏ tất cả.
Nỗi đau của người trầm cảm là thứ nghe có vẻ gì đó mơ hồ, thiếu chân thực
bởi chúng ta không thể cảm nhận được. Sự tuyệt vọng của người trầm cảm biểu
hiện bên ngoài chỉ là một phần nhỏ trong sự đau khổ của họ bên trong nội tâm sâu
thẳm – thứ mà khơng ai có thể nhìn thấy được. Hoặc cho dù đã nghe những gì mà
họ chia sẻ, chúng ta cũng khơng thể nào hình dung hết được người trầm cảm đã
trải qua cảm giác đau đớn như thế nào.
Để hiểu hơn về những nỗi đau mà người trầm cảm đang phải đối mặt, một
số nghiên cứu đã đưa ra so sánh như sau:





Trầm cảm nhẹ có thể gây ra trạng thái đau đớn giống cơn đau khi bị

viêm khớp hông hay đầu gối.


Trầm cảm có thể gây ra mức độ như cơn hen suyễn nặng, cơn đau khi

bị viêm gan B, khó chịu nhức nhối như khi bị điếc hay đa xơ cứng.


Trầm cảm nặng gây ra những cơn đau đớn như khi bị tổn thương não

vĩnh viễn hay ung thư vú đã di căn.
Nghe thì có vẻ khá phi lý, bởi nhiều người nghĩ rằng “nỗi buồn” thì khơng
thể nào tàn phá cơ thể và gây ra đau đớn như thế. Nhưng thực tế, khi tâm trạng
thay đổi sẽ kéo theo sự rối loạn nội tiết tố, các cơ quan hoạt động kém hiệu quả,
các tín hiệu khơng được truyền đi mạnh mẽ và khả năng xử lý tín hiệu đau của hệ
thần kinh trung ương gặp sự cố khiến cho chúng ta cảm thấy đau đớn nhưng đôi
khi cũng không biết nguyên nhân vì đâu.
Trầm cảm là một vấn đề về tâm thần, điều này không hề sai, nhưng song
song với đó, người bệnh có thể cảm thấy nhưng cơn đau đớn nặng nề về thể xác.
Thể xác và tinh thần luôn song hành cùng nhau, sự tổn thương về tinh thần có thể
tác động trực tiếp đến thể chất khiến tồn bộ cơ thể giống như khơng cịn một chút
năng lượng nào.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và
bệnh tim mạch, bệnh đau đầu, các bệnh lý về dạ dày cùng hàng hoạt vấn đề thể
chất khác. Chúng ta cảm thấy đau nhức ở đâu đó nhưng lại khơng thể tìm thấy
ngun nhân. Nỗi đau khơng nhìn thấy được giống như một sợi dây vơ hình, càng
cố vùng vẫy sợi dây càng siết chặt hơn, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn đến mức

không thể thở.
Bàn về nỗi đau của người trầm cảm, điều này không hề dễ dàng bởi bản thân
chúng ta khơng thể nhìn được bằng mắt. Ngay cả khi được chính người đó kể
nhưng nếu khơng có một trái tim chân thành, có đủ sự thấu hiểu, bạn cũng không
thể nào mường tượng được họ đã phải chịu đựng điều gì. Đây cũng chính là lý do
mà trầm cảm rất khó để tự khỏi, thậm chí có những bệnh nhân dù điều trị nhưng
khơng có hiệu quả và nguy cơ tái diễn cao.


II. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM QUA BIỂU HIỆN VÀ BÀI
TEST
1. Các biện pháp chuẩn đoán bệnh trầm cảm qua biểu hiện hành vi
Trong vòng 2 tuần hầu như mỗi ngày, tính khí sầu muộn và hoặc từ chối
những niềm vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng dưới đây:
- Giảm hoặc tăng cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng
- Mất ngủ hoặc ngủ triền miên
- Kích động hoặc trở nên chậm chạp
- Mệt mỏi hoặc mất sức
- Cảm thấy vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi
- Giảm khả năng tập trung
- Có ý tưởng và hành vi tự sát
- Giảm ham muốn
2. Đánh giá bệnh trầm cảm qua bài test
Bài test: Tất cả câu hỏi là bắt buộc
Trong vòng 2 tuần vừa qua, tần suất bạn bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này
như thế nào?
1. Cảm giác không hứng thú hoặc kém vui khi làm việc
o

Không Hề


o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày

2. Cảm thấy buồn, rầu rĩ, hoặc vô vọng
o

Khơng Hề

o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày


3. Khó ngủ, hay tỉnh giấc, hoặc ngủ quá nhiều
o

Không Hề


o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày

4. Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng
o

Không Hề

o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày


o

Gần Như Mọi Ngày

5. Kém ăn hoặc ăn no quá độ
o

Không Hề

o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày

6. Cảm giác tự xấu hổ - rằng bạn là kẻ thất bại, hay đã khiến chính mình
hoặc gia đình thất vọng
o

Khơng Hề

o


Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày

7. Khó tập trung, ví dụ như khi đọc báo hay xem tivi
o

Khơng Hề

o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày

8. Cử động hoặc nói chậm hẳn tới mức người khác để ý, hoặc ngược lại bồn chồn tới mức đi lại nhiều hơn bình thường
o


Khơng Hề

o

Nhiều Ngày


o

Hơn Nửa Số Ngày

o

Gần Như Mọi Ngày

9. Suy nghĩ rằng bạn thà chết cịn hơn, hay có ý muốn tự làm tổn thương
mình
o

Khơng Hề

o

Nhiều Ngày

o

Hơn Nửa Số Ngày

o


Gần Như Mọi Ngày

10. Nếu bạn chọn bất cứ vấn đề nào ở trên, những vấn đề ấy gây ảnh hưởng
tới mức nào cho bạn ở nơi làm việc, tại nhà, hay với người khác?
o

Không Hề Ảnh Hưởng

o

Khá Ảnh Hưởng

o

Ảnh Hưởng Nhiều

o

Vô Cùng Ảnh Hưởng

III. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Gợi ý phương pháp phòng và điều trị
Đối với một số sang chấn tâm lý không thể lường trước được như mất đi
người thân, phá sản cần quan tâm, gần gũi, chia sẻ lấy lại niềm tin cho người bệnh
Tránh các sang chấn tâm lý: gạt bỏ áp lực trong cuộc sống nếu có thể.
Đối với những người có biểu hiện trầm cảm cần theo dõi giám sát người
bệnh vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kì lúc nào.
Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đốn bệnh kịp thời
rầm cảm nếu khơng được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh

nhân tự sát là rất cao chiếm 50% tổng số bệnh nhân trầm cảm. Trong gia đình,
người thân có ai có những biểu hiện trên cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa
tâm thần khám phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nguyên tắc điều trị:
- Cắt các rối loạn cảm xúc
- Chống tái phát


- Phục hồi chức năng
- Không được tự ý dùng thuốc
- Dùng thuốc đúng, đủ theo phác đồ, không tự ý bỏ thuốc
- Thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ của thuốc để đưa ra hướng giải
quyết phù hợp nhất.
- Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc theo đúng
cơ chế bệnh tùy từng trường hợp bệnh cụ thể do bác sĩ chuyên khoa tâm thần kê
đơn đem lại hiệu quả rất tốt tỉ lệ khỏi bệnh cao, ít tái phát.
- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: chia sẻ, cảm thông, gần gũi người bệnh.
- Điều trị khác như vật lý trị liệu: xoa bóp trị liệu, châm cứu,...
2. Những thói quen sinh hoạt giúp giảm nguy cơ trầm cảm
- Suy nghĩ đơn giản về cuộc sống.
- Hòa đồng hơn với bạn bè và người thân.
- Tham gia các hoạt động từ thiện.
- Làm những cơng việc bản thân cảm thấy thích thú như đọc sách, nấu ăn, đi
du lịch.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Học cách thư giãn và kiểm sốt căng thẳng
- Khơng nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán
nản.
- Tập thể dục thường xuyên.
3. Lời khuyên của những người đã vượt qua trầm cảm

Khi cảm thấy mình bị trầm cảm hãy tĩnh tâm và tự tìm hiểu nguyên nhân
gây ra căng thẳng với mình. Nếu khơng tự giải quyết được, nên tìm đến sự giúp đỡ
của các bệnh viện chuyên khoa hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý - Đó là lời
khuyên của Bác sĩ Trần Văn Vũ, Phó trưởng khoa 3 Bệnh viện Tâm thần Trung
ương 1.
Ngoài ra, bạn có thể tự thốt khỏi trầm cảm bằng những biện pháp sau:
- Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua
vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...


- Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...
- Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ: kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay
thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...
- Mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm
của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.
IV. NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TRẦM CẢM
1. Câu chuyện thứ nhất
Chị và anh yêu nhau từ tuổi học trò, lấy nhau khi cả hai tốt nghiệp đại học
và có cơng việc ổn định. Đang trong lúc sự nghiệp của anh đi lên như diều gặp gió
thì đùng một cái, chị mang theo đứa con rồi bỏ anh đi mà không một lời từ biệt
trong buổi chiều nắng đẹp.
Anh khơng ngờ những câu nói: “Tơi không chịu nỗi cảnh sống này nữa, tôi
sẽ bỏ đi cho anh được tự do và vừa lòng…” qua làn nước mắt mà anh luôn cho là
chị “đang diễn” đã thành sự thật. Sau 12 năm tình nghĩa vợ chồng, giờ chị đã bỏ
anh đi thật nhẹ nhàng không chút tiếc nuối.
Sau khi chị bỏ đi, trong hối tiếc anh mới thật lịng thừa nhận là nhờ có chị
anh mới có được tất cả cơng danh sự nghiệp và tiền tài như hiện nay. Anh ln
cảm thấy, có chị anh vững vàng và làm gì cũng thành cơng... Nhưng tiếc thay,
những lời thật lịng này anh chỉ nói khi mọi việc đã quá muộn màn. Nếu cách đây
2 năm, anh chịu thừa nhận điều này và quan tâm, nâng niu chị hơn thì câu chuyện

gia đình anh có lẽ đã khác...
Sau khi cưới, anh lập công ty và làm giám đốc. Vì cơng việc là ăn, anh có
nhiều mối quan hệ và cũng có nhiều phụ nữ dập dìu xung quanh. Tuy anh là người
nghiêm túc, nhưng chị vẫn nghe rất nhiều câu chuyện thêu dệt xung quanh những
mối quan hệ của anh. Lúc đầu chị chỉ giữ sự lo lắng trong lịng. Nhưng càng ngày,
cái mẻ ngồi đẹp trai, phong độ của người đàn ông thành đạt từ anh tốt ra càng
khiến chị có những biểu hiện kỳ lạ như: chán ăn, khóc lóc, giận dỗi âm thầm, mất
ngủ triền miên...
Anh yêu và thầm biết ơn vợ, nhưng chưa từng thể hiện sự đánh giá cao vai
trò hậu phương của chị. Anh xem đó là điều đương nhiên phải vậy. Anh không


dành thời gian để đọc đúng nguyên nhân khiến chị lo lắng. Hay có đọc được, anh
cũng khơng có thời gian để thanh minh, xoa dịu. Anh cho là, đã yêu nhau đến thế,
gắn bó lâu đến thế, đều là trí thức cả, thì phải hiểu nhau. Nghi ngờ là xúc phạm...
Và cứ thế, anh cứ thờ ơ, bỏ mặc chị và mớ cảm xúc ngày càng méo mó.
Chỉ khi chứng mất ngủ của chị trở nên trầm trọng, anh mới đưa chị đi chữa
trị. Dù bác sĩ có khuyên anh nên tâm sự nhiều hơn với chị, chịu khó đưa chị đi
chơi đây đó nhiều hơn để giúp chị cân băng lại tinh thần… nhưng vì bận việc anh
đã khơng làm trịn trách nhiệm. Thế là cuối cùng, chị đã chọn cách rời xa anh mãi
mãi để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống của mình.
2. Câu chuyện thứ hai
Tin anh tự tử ở cái tuổi 45 làm cả hội bạn bàng hoàng. Lo xong việc tang ma
cho anh, cả nhóm bạn thân ngồi lại với nhau tìm hiểu ngun nhân. Thì ra, anh đã
có biểu hiện stress từ rất lâu. Thế nhưng hội bạn sáng chủ nhật nào cũng tụ tập
café cà pháo với nhau nhưng không ai nhận ra những biến đổi khác thường của
anh.
Mọi người chỉ láng máng biết là anh đang gặp thua lỗ trong công việc làm
ăn. Mấy tháng trời đều đặn, chủ nhật nào anh cũng đến họp mặt, nhưng anh luôn
ngồi giữa bạn bè chỉ nghe và cười mà không hề nói câu nào. Mọi người cũng ngạc

nhiên vì anh vốn là người vui vẻ. Một số bạn thân cũng ái ngại tình cảnh của anh,
nhưng sợ anh tự ái nên khơng ai dám tìm hiểu sâu và thầm nghĩ anh sẽ có cách giải
quyết như bao lần khó khăn trước. Vậy mà…
Cho đến khi anh mất, sự thật mới được nhận diện đầy đủ. Anh làm ăn thua
lỗ nặng nề, vợ con thì gần như từ mặt vì anh lập phịng nhì với cơ bồ trẻ hơn 15
tuổi. Khi biết anh lâm vào nợ nần, cô bồ hờ bấy lâu đã trở mặt bán sạch căn nhà
anh mua cho cô ta trước khi tuyên bố đường ai nấy đi… Tình khơng cịn, tiền cũng
trắng tay. Bị vây bủa giữa những xa lánh và bế tắc mà khơng biết tìm đến ai để
chia sẻ dù có rất nhiều bạn bè, cuối cùng anh đã chọn con đường tiêu cực nhất mà
anh cho là ngắn nhất để giải thốt cho mình là: Tự tử!
3. Câu chuyện thứ 3


Là một chuyên gia tâm lý giỏi nghề, nhưng chị ln bị am ảnh bởi anh
chồng đẹp trai, có những mối quan hệ ngồi tầm kiểm sốt của chị. Trong khi cả
ngày chị chỉ loay hoay với công việc và những bệnh nhân có tâm lý bất ổn thì
chồng chị lại thường xuyên đi đây về đó trong những chuyến công tác xa nhà của
dân xây dựng.
Ám ảnh việc sẽ có ngày mất anh, nên dù đã ở qua tuổi 40, chị vẫn cố sinh
thêm một đứa con trai cho đúng ý nguyện của anh. Nhưng không may, việc sinh
nở khó khăn đã dẫn dắt chị tới bệnh tật. Và từ đó, chị càng chìm vào stress
nặng với những tưởng tượng vô căn cứ. Chị bủa vây anh khắp nơi bằng những mật
thám tài ba.
Chị khơng con tha thiết gì với nghề. Phịng mạch của mình, chị bng cho
người khác quản lý. Chị trở thành người giám sát không biết mệt mỏi mọi hành
động của chồng. Thấy việc giám sát của mình khơng “đủ đơ” với những chuyến
cơng tác xa nhà của anh, chị bắt đầu giở giọng tra khảo, trách mắng, căn vặn, xúc
phạm anh... Nghiêm trọng hơn, chị kéo cả con về phía chị, vẽ nên chân dung một
người cha vô trách nhiệm, trăng hoa... với những chứng cứ do chị tưởng tượng…
Nhiều lần đau khổ vì hạnh phúc gia đình đang bị biến dạng, anh đã thật tâm

tâm sự cùng chị là, sở dĩ anh không mấy quan tâm đến chị chỉ vì cơng việc hai
người khác nhau, chứ anh vẫn cịn u chị. Và vì, lấy nhau chừng ấy năm, quá
quen thuộc để mà phải “hình thức này nọ với nhau nữa”. Anh không đủ ga-lăng và
khơng đủ tỉ mỉ để làm vui lịng chị. Song chuyện ngoại tình thì anh tuyệt đối
khơng… Nhưng chị bỏ ngoài tai tất cả và cho anh là kẻ dối trá.
Đến khi căn bệnh trầm cảm vì ghen của chị bắt đầu trầm trọng, anh khơng
thể đi đâu, ngồi những giờ làm ở cơ quan. Anh từ chối hết những chuyến công tác
xa, những cuộc gặp bạn bè... anh trở thành một vú em chính hiệu vì đứa con trai út
gần anh hơn chị. Và chị bệnh đến nỗi thờ ơ cả với con. Anh đã đưa chị đi nhiều
nơi, gặp nhiều thầy thuốc, nhờ nhiều bạn bè đến gặp gỡ chị cho vui... Anh tìm mọi
cách chứng minh rằng mình “vơ tội”.
Anh đưa chị đi nghỉ dưỡng, tham gia các lớp “ăn kiêng thanh lọc cơ thể”...
Mất 3 năm trời chị mới bắt đầu có biểu hiện hồi phục. Cuộc chiến giành lấy sự


bình yên của gia đình mà hầu như một mình anh tả xung hữu đột đã có kết quả.
Anh bảo quả là, có một người trầm cảm trong nhà, khơng khác gì sống trong địa
ngục. Anh đã thầm thía hậu quả của việc hai vợ chồng chìm đắm vào hai thế giới
riêng biệt.



×