Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(Tiểu luận) môn lý thuyết tài chính – tiền tệ tên đề tài phân tích tài chính – tiền tệ của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.75 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ CỦA
HÀN QUỐC

Sinh viên thực hiện

: THÁI VĂN HÀ

Mã sinh viên

: 19810340659

Giảng viên hướng
dẫn

: TRẦN THANH TUẤN

Ngành

: HTTMDT

Chun ngành
Lớp

: CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

: D14HTTMĐT1
: 2019-2024



Khóa
Hà Nội, tháng 10 năm 2021


PHIẾU CHẤM ĐIỂM

Sinh viên thực hiện:
Họ và tên

Chữ ký

Ghi chú

Chữ ký

Ghi chú

Thái Văn Hà

Giáo viên chấm điểm:
Họ và tên
Gíao viên 1:

Giáo viên 2:


MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................1

NỘI DUNG...................................................................................... 2
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................2
1. 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm chung của đồng Won............2
1.2. Mơ hình tổ chức, lịch sử hình thành và phát triển của ngân
hàng trung ương Hàn Quốc.............................................................3
II. Tình hình tài chính cơng của Hàn Quốc và chính sách tiền tệ, chính
sách tài khố được áp dụng trong những năm gần đây..........................4
2.1. Chính sách tiền tệ của Hàn Quốc...........................................4
2.2. Chính sách tài khóa của Hàn Quốc........................................5
III.

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI , CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

CỦA HÀN QUỐC TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM..............................6
3.1. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trung gian của
Hoa Kỳ trên lãnh thổ Việt Nam.......................................................6
3.2. Phân tích chính sách và hoạt động.........................................7
KẾT LUẬN......................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................10


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được rõ rằng tăng
trưởng kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao vị thế của nước
nhà trên trường quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế
không chỉ đặt ra ở những nước đang phát triển mà còn đối với cả những nước phát
triển. Năm 2020 đã trôi qua, dư âm của Covid 19 đã có tác động khá rõ nét đối với
nền kinh tế và xã hội của thế giới nói chung và nước Hàn Quốc nói riêng, đặc biệt là

khu vực Tài chính ngân hàng. Lãi suất là một biến số phức tạp khơng những về kỹ
thuật tính tốn, mà cịn cả về vấn đề xác định những nhân tố ảnh hưởng, dự báo và
hoạch định chính sách lãi suất. Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống hằng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Nó tác động đến những quyết định của cá
nhân như chi tiêu, để dành, mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài
khoản nhất định. Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh
nghiệp như: dùng tiền để đầu tư mua trang thiết bị mới cho các nhà máy hoặc bỏ vào
tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất được coi là một
trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó
được đưa tin hầu như hằng ngày trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Và đó
cũng chính là những lí do khiến em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính
- tiền tệ của Hàn Quốc”. Mặc dù có nhiều cố gắng song Tiểu luận của chúng em
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để
Tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.

1. Lịch sử hình thành và đặc điểm chung của đồng Won.
1.1.1 Lịch sử hình thành
Won là đơn vị tiền tệ của Đại Hàn Dân Quốc. Một won được chia thành 100
jeon. Jeon khơng cịn được dùng để giao dịch hằng ngày nữa và chỉ xuất hiện trong
tỷ giá hối đoái. Won được ban hành bởi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, có trụ
sở tại thành phố thủ đơ Seoul. Tiền tệ chính thức của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên được ban hành bởi Ngân hàng Trung ương của Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên có trụ sở tại thủ đơ Pyongyang, được gọi là won Triều Tiên.


Trong suốt thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật, won được thay thế bằng yên, tạo
thành Yên Hàn Quốc. Vào năm 1945 sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị
chia cắt, kết quả là chia thành hai loại tiền tệ, đều gọi là won cho cả Nam và Bắc. Cả
won Nam và won Bắc thay thế tiền yên. Won Hàn Quốc đầu tiên được chia thành
100 joen.
Vào năm 1946, Ngân hàng Joseon giới thiệu tiền giấy 10 và 100 won. Tiếp theo
đó là vào năm 1949, tiền giấy 5 và 1000 won. Một ngân hàng trung ương mới, Ngân
hàng Trung ương Hàn Quốc, được thành lập vào 12 tháng 6 năm 1950, và giả định
các nhiệm vụ của Ngân hàng Joseon. Tiền giấy được giới thiệu (1949) mệnh giá 5, 10
và 50 jeon, 100 và 1000 won. Tiền giấy 500 won được giới thiệu vào 1952. Vào năm
1953, một loạt tiền giấy được ban hành, đồng thời tiền Won Hàn Quốc đầu tiên được
thay thế bởi tiền hwan vào 15 tháng 2 năm 1953. Từ 9 tháng 6 năm 1962, Won là đơn
vị tiền tệ của Đại Hàn Dân Quốc được sử dụng chính thức. Năm 2016, ngân hàng
Trung ương Hàn Quốc thông báo ngừng lưu hành tiền giấy dưới 1000 won.
1.1.2. Đặc điểm chung của đồng Won.
Vào năm 1946, Ngân hàng Joseon giới thiệu tiền giấy 10 và 100 won. Tiếp theo
đó là vào năm 1949, tiền giấy 5 và 1000 won.
Một ngân hàng trung ương mới, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, được thành
lập vào 12 tháng 6 năm 1950, [2] và giả định các nhiệm vụ của Ngân hàng Joseon.
Tiền giấy được giới thiệu (1949) mệnh giá 5, 10 và 50 jeon, 100 và 1000 won. Tiền
giấy 500 won được giới thiệu vào 1952. Vào năm 1953, một loạt tiền giấy được ban
hành, đồng thời tiền Won Hàn Quốc đầu tiên được thay thế bởi tiền hwan vào 15
tháng 2 năm 1953. Từ 9 tháng 6 năm 1962, Won là đơn vị tiền tệ của Đại Hàn Dân
Quốc được sử dụng chính thức.

2


Năm 2016, ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thông báo ngừng lưu hành tiền giấy

dưới 1000 won
Các mệnh giá đang áp dụng trong lưu thông:
1 Won: tiền kim loại bằng nhôm, màu trằng.
5 Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và kẽm, màu vàng.
10 Won: tiền kim loại bằng hộp kim đồng và kẽm màu vàng hoặc hợp kim
đồng và nhôm màu hồng.
50 Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng, nhôm và nickel, màu trằng.
100 Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và nickel, màu trắng.
500 Won: tiền kim loại bằng hợp kim đồng và nickel, màu trắng.
1000 Won: tiền giấy, màu xanh da trời.
5000 Won: tiền giấy, màu đỏ và vàng.
10000 Won: tiền giấy, màu xanh lá cây.
50000 Won: tiền giấy,màu cam.
1.2. Mơ hình tổ chức, lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
trung ương Hàn Quốc.
1.2.1. Mơ hình tổ chức
Trên đỉnh của bộ máy Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là ‘’’Ủy ban Chính sách
tiền tệ’’’ (Geumnyung Tonghwa Wiwonhoe). Chức năng chính của ủy ban là cơng
thức hóa các chính sách tín dụng và tiền tệ. Ủy ban cân nhắc và giải quyết các vấn đề
chính yếu liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.
Ủy ban Chính sách tiền tệ bao gồm 7 thành viên đại diện cho các nhóm khác nhau
của nền kinh tế:
1.

Thống đốc, vị trí đương nhiên;

2.

Phó Thống đốc cấp cao, vị trí đương nhiên;


3.

một thành viên được tiến cử bởi Bộ trưởng Tài chính;

4.

một thành viên được tiến cử bởi Thống đốc;

5.

một thành viên được tiến cử bởi Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc;

6.

một thành viên được tiến cử bởi Chủ tịch Phịng Thương mại và Cơng nghiệp;

7.

một thành viên được tiến cử bởi Chủ tịch hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc.

3


Các thành viên này được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo nhiệm kỳ 4 năm ngoại trừ
vị trí Phó Thống đốc với nhiệm kỳ 3 năm và có thể tái bổ nhiệm. Tất cả các thành
viên phục vụ đủ thời gian và không thể bị miễn nhiệm trái với ý muốn. Thống đốc
ngân hàng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thành lập ngày 12 tháng 6 năm 1950 theo đạo
luật cùng tên.

Chức năng hàng đầu của ngân hàng này được xác định trong đạo luật thành lập nó là
theo đuổi sự ổn định của giá cả. Ngân hàng định ra mục tiêu kiểm ổn định giá cả với
sự tư vấn của Chính phủ, soạn thảo và công bố kế hoạch thực hiện bao gồm cả soạn
thảo và cơng bố chính sách tiền tệ.
Sau cùng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thực hiện các chức năng cơ bản của một
ngân hàng trung ương, đó là phát hành giấy bạc và tiền xu, cơng thức hóa và thực thi
chính sách tín dụng và tiền tệ, cung cấp dịch vụ với vai trò ngân hàng của các ngân
hàng và ngân hàng của chính phủ. Hơn nữa, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vận
hành và quản lý các hệ thống thanh khoản và chi trả và quản lý quỹ ngoại tệ quốc gia.
Nó cũng đảm đương các chức năng giám sát ngân hàng nhất định theo luật thành lập
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.
Các quan chức bao gồm Thống đốc, Phó thống đốc cấp cao và 5 Phó thống đốc điều
hành các bộ phận chức năng ở trụ sở và 16 chi nhánh trong cả nước. Thêm vào đó, bộ
phận kiểm tốn trực thuộc Ủy ban Chính sách tiền tệ. Trụ sở ngân hàng đặt tại đường
Namdaemun Street, Jung-gu, Seoul.
II.
Tình hình tài chính cơng của Hàn Quốc và chính sách tiền tệ, chính sách
tài khố được áp dụng trong những năm gần đây.
2.1. Chính sách tiền tệ của Hàn Quốc
Người đứng đầu BOK cho biết quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh
nền kinh tế Hàn Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm tới trong khi
sức ép lạm phát có khả năng sẽ ở mức thấp.
Tháng trước, BOK đã nâng lãi suất cơ bản lên mức 1,5% với lý do nền kinh tế đã
có bước phục hồi nhẹ và áp lực lạm phát thấp. Đây là lần đầu tiên BOK nâng lãi suất
kể từ tháng 6/2011 và động thái này cho thấy ngân hàng trên đang chuẩn bị ngừng
áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ.
BOK đã giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1,25% kể từ tháng 6/2016 nhằm
hỗ trợ nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế do chính phủ dẫn dắt.

4



Ngồi ra, Thống đốc Lee Ju-yeol cịn chỉ ra rằng chính sách nới lỏng tiền tệ được áp
dụng trong nhiều năm qua đã gây ra tình trạng mất cân bằng trong lĩnh vực tài chính
như nợ hộ gia đình tăng cao, vượt ngưỡng 1,4 triệu tỷ won (tương đương 1,3 nghìn
tỷ USD) trong q III vừa qua và có thể gây thêm sức ép đối với giá tiêu dùng trong
thời gian tới.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, BOK sẽ theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tình trạng lạm phát và độ ổn định tài chính trước khi điều chỉnh các kế hoạch
chính sách tài chính, cũng như sẽ nghiên cứu cách tăng cường tính hiệu lực của
chính sách tiền tệ nhằm thích ứng với mơi trường kinh tế có nhiều thay đổi và ảnh
hưởng của việc này.
2.2. Chính sách tài khóa của Hàn Quốc
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) ngày 1/9 cho biết chính phủ nước này
đã thơng qua đề xuất khoản ngân sách kỷ lục 555.800 tỷ won (khoảng 469,8 tỷ USD)
cho tài khóa 2021, tăng 8,5% so với tài khóa trước để khởi động quá trình phục hồi
kinh tế sau đại dịch COVID-19, tạo thêm việc làm, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội và
các chương trình phúc lợi.
Đề xuất của MOEF nêu rõ ngân sách kêu gọi tăng chi tiêu cho tạo việc làm và phúc
lợi xã hội lần lượt là 20% và 10,7%, trong đó chi cho giáo dục giảm 2,2% và chi
quốc phòng tăng 5,5%.
Ngân sách chi cho các cơng trình cơng cộng và an tồn đã tăng 4,4% trong đó chi
cho văn hóa và thể thao tăng 5,1%.
Mức tăng 8,5% trong ngân sách quốc gia của Hàn Quốc tài khóa 2021 thấp hơn so
với mức tăng 9,1% của tài khóa 2020 và mức tăng 9,5% của tài khóa 2019. Dự kiến
chính phủ Hàn Quốc sẽ trình đề xuất ngân sách lên Quốc hội vào ngày 3/9 tới để xem
xét phê chuẩn và hạn chót là ngày 2/12 tới.
MOEF cho biết chính sách tài khóa mở rộng cần đóng một vai trị tích cực hơn
trong việc khắc phục cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, dự kiến sẽ
có tác động chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu trước báo giới cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng MOEF Hong
Nam-ki nhấn mạnh: "Chính phủ sẽ thúc đẩy đà phục hồi kinh tế trong năm 2021
thơng qua một chính sách tài khóa mở rộng."
Theo đề xuất ngân sách của tài khóa 2021, một phần lớn khoản chi (gần 200.000 tỷ
won) sẽ được phân bổ cho các lĩnh vực y tế, phúc lợi và lao động, tăng 10,7% so
với tài khóa 2020.
5


Đặc biệt, 30.600 tỷ won sẽ được sử dụng để tạo việc làm, tăng 20%. Bên cạnh đó, ngân
sách được đề xuất cho lĩnh vực cho quốc phòng tăng 5,5% lên 52.900 tỷ won.

Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ sẽ chi 71.000 tỷ won, giảm 2,2%, trong đó đề
xuất chi 27.200 tỷ won cho nghiên cứu và phát triển và 21.800 tỷ won cho vấn đề an
tồn cơng cộng.
Để thúc đẩy tiêu dùng, 1.800 tỷ won sẽ được dành để tặng phiếu mua hàng cho
khoảng 23 triệu người.
Dự kiến, thâm hụt ngân sách ước tính chiếm 5,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
vào tài khóa 2021 (mức thâm hụt của tài khóa 2020 là 3,5% GDP), trong khi tỷ lệ nợ
quốc gia trên GDP sẽ tăng 6,9 điểm phần trăm lên 46,7%.
Để bù đắp cho việc tăng chi tiêu cho tài khóa tới, MOEF cho biết sẽ có kế hoạch
phát hành khoảng 90.000 tỷ won trái phiếu chính phủ.
III.
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI , CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN CỦA HÀN
QUỐC TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
3.1. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trung gian của Hoa Kỳ
trên lãnh thổ Việt Nam
-


KEB Hana Bank
Ngày 11-11-2019 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) và KEB Hana Bank chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác
chiến lược và công bố KEB Hana Bank là cổ đơng chiến lược nước ngồi,
sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV.

-

Ngân hàng Shinhan
có mặt tại Việt Nam từ năm 1993
văn phòng đại diện đầu tiên được đặt tại TP Hồ Chí Minh.
vốn đầu từ 100% từ Hàn Quốc và hoạt động tại Việt Nam với đa dạng danh
mục và giải pháp tài chính ưu việt cho hầu hết khách hàng trong nước.

-

Ngân hàng Woori Bank
gia nhập Việt Nam vào tháng 11/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 3.000
tỷ đồng.
Ngân hàng này với 100% vốn đầu tư nước ngoài và sau nhiều năm hoạt
động, số vốn điều lệ tăng lên gần 4.600 tỷ đồng và trở thành top 2 ngân
hàng có vốn điều lệ cao thứ 2 tại Việt Nam.

-

Ngân hàng Kookmin
6


Địa chỉ: lầu 2 tòa nhà Ms Plaza, số 39 Lê Duẩn, P Bến Nghé, Quận 1, Tp

Hơ Chí Minh
Kookmin là ngân hàng thuộc Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam và là cái tên
khá mới trong thị trường ngân hàng, với 100% vốn đầu tư nước ngoài và hoạt
động mạnh mẽ về lĩnh vực kiều hối từ Hàn Quốc – Việt Nam .

-

Ngân hàng Daegu
Ngân hàng Daegu khai trương văn phòng đại diện ở Việt Nam đặt tại
TPHCm vào năm 2014 với chức năng là văn phòng liên lạc và nghiên
cứu thị trường.
Địa chỉ: tòa nhà Mplaza Saigon, Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1,
HCM
3.2. Phân tích chính sách và hoạt động
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ta và ta là thị trường xuất khẩu lớn
thứ 9 của Hàn Quốc. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 27,5 tỷ USD,
trong đó ta xuất khẩu 6,7 tỷ USD (tăng 19,9% so với năm 2012) và nhập khẩu 20,8 tỷ
USD (tăng 34,1% so với năm 2012). Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc4 năm 2012 là
9,95 tỷ USD (tăng 17,9% so với năm 2011) và năm 2013 là 14,1 tỷ USD (tăng 42,7%
so với năm 2012). Ngày 6/8/2012, hai nước đã khởi động đàm phán FTA song
phương, đến nay đã tiến hành 3 phiên đàm phán. Tuyên bố chung Việt - Hàn nhân
chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pắc Cưn Hê (9/2013) đã đề ra mục tiêu nâng
kim ngạch thương mại hai chiều lên 70 tỷ USD vào năm 2020 và phấn đấu ký FTA
Việt - Hàn trong năm 2014.
Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD. Đồng thời, nước ta nhập khẩu 3,6 tỷ
USD.
Cán cân thương mại thâm hụt 2,3 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu lớn gấp 3 lần so với
xuất khẩu.
Trong hai tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất sang Hàn Quốc gần 3,2 tỷ USD hàng

hóa và nhập về 8,4 tỷ USD.
Thặng dư thương mại hơn 5,2 tỷ USD.
Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc trong hai tháng
đầu năm đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng các loại.
Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu, gần 632 triệu USD.
7


Hai mặt hàng nhập khẩu của nước ta từ Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng kim
ngạch trên 200% là: nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 412%; thuốc trừ sâu và
ngun liệu tăng 275%.
Những nhóm hàng nhập khẩu chính phải kể đến như: máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác; chất dẻo nguyên liệu...

8


KẾT LUẬN
Mơn học tập trung trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính – Tiền tệ,
những vấn đề có tính ngun tắc, những tư tưởng, quan điểm cơ bản, những định
hướng lớn về tổ chức và sử dụng tài chính- tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường
ở Việt Nam mà không đi sâu vào các vấn đề có tính chất kỹ thuật, nghiệp vụ của cơng
tác quản lý tài chính – ngân hàng. Từ đó, giúp em có thêm kiến thức, nghiệp vụ sử dụng
và quản lý tài chính hợp lý.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy giáo Trần Thanh
Tuấn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện bàitiểu luận
này
Em cũng xin gửi lời biết ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Điện Lực,

đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý đã truyền đạt những kiến thức
quý báu là nền tảng giúp em thực hiện bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Thái Văn Hà

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình mơn Lý thuyết tài chính tiền tệ. Khoa Kinh tế và Quản lý. Trường Đại
học Điện lực Hà Nội
[2]



1
0


1
1



×