Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận thực trạng pháp luật về phá sản doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.82 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI

PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ BẰNG HÌNH THỨC
THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

Tên học phần: Luật Kinh tế
Mã học phần: 010141100213
Số TC: 02
Họ và tên sinh viên: Ngô Tuấn Dũng
Lớp: QC22D
MSSV: 2254060123

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Người hướng dẫn khóa học: GV. Kiều Anh Pháp


MỤC LỤC
Trang

I. MỞ ĐẦU........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài......................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài và phạm vi nghiên cứu.......................................1
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.................................................................2
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Thực trạng pháp luật về phá sản doanh nghiệp giải quyết pháp luật.....3
1.1. Khái niệm luật phá sản.........................................................................3
1.2. Một số đặc điểm về phá sản...................................................................4


1.3. Vai trò của pháp luật về thủ tục phá sản....................................................5
CHƯƠNG 2. Thực trạng............................................................................6
2.1. Ưu điểm của pháp luật đối với doanh nghiệp.............................................6
2.2. Cơ quan thẩm quyền và giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thủ tục....9
tuyên bố phá sản.
2.3. Vướng mắc pháp lý của luật phá sản doanh nghiệp....................................13
2.4. Thực trạng về áp dụng luật phá sản........................................................14
2.5. Hội nghị chủ nợ và Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của
15
doanh nghiệp.
2.6. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp...17
2.7. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.................................. 17
CHƯƠNG 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện của thực trạng pháp luật và phá sản......20
doanh nghiệp.
3.1. Thực tiễn phá sản doanh nghiệp ở nước ta...............................................20


3.2. Một số kiến nghị của bản thân góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản doanh

.....22

nghiệp.
III. KẾT LUẬN............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

26

24



I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay phá sản là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó
hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên
của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận ln là mục đích hàng đầu
của mỗi doanh nghiệp đồng thời cũng là động lực thúc đẩy họ lao vào q trình
cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
2.

Mục đích nghiên cứu đề tài
Dưới tác động của quy luật cạnh tranh, một số doanh nghiệp vươn lên chiếm
lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh,
sản xuất kinh doanh ngưng trệ, mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của
mình và dẫn đến tình trạng phá sản. Phá sản là một giải pháp hữu hiệu trong việc
“cơ cấu lại” nền kinh tế, tuy nhiên nó cũng kéo theo những hậu quả nhất định, gây
xáo trộn việc phát triển kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người
lao động. Chính vì vậy, pháp luật phá sản là một chế định khơng thể thiếu nhằm
duy trì mơi trường kinh doanh ổn định.
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài và phạm vi nghiên cứu
Các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp: các cơ quan, tổ chức đơn vị
của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc cấp giấy phép và tuyên bố phá sản cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp và các chủ thể doanh nghiệp đang chuẩn bị nộp đơn đăng
ký phá sản. Phạm vi nghiên cứu bao gồm các thủ tục, quy trình và các cơ quan tổ chức
liên quan đến phá sản doanh nghiệp. Nghiên cứu sẽ tập chung vào việc xem xét các quy
định của pháp luật, chính sách quy trình hiện hành liên quan đến luật phá sản doanh
nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật phá sản hiện hành và đánh
giá khả năng áp dụng vào thực tiễn của các quy định này đã trở thành một yêu cầu cần
thiết. Từ những đánh giá đó, em đã rút ra ưu nhược điểm và đề ra các biện pháp cần
thiết để Luật Phá sản 2014 sớm được áp dụng có hiệu


1


quả vào thực tế. Đây cũng là lý do mà em lựa chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về
phá sản doanh nghiệp ” làm đề tài tiểu luận.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phân tích pháp lý: nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật liên
quan đến luật phá sản doanh nghiệp. Bằng biện pháp đi sâu vào việc nghiên cứu
pháp lý, phân tích pháp lý có thể xác định quyền và trách nhiệm đối với doanh
nghiệp bị phá sản.

2


II. Nội dung
Chương 1: Thực trạng pháp luật về phá sản doanh nghiệp có ảnh hưởng từ
pháp luật
1.1 Khái niệm phá sản
Phá sản được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều thuật ngữ được sử
dụng như: phá sản, vỡ nợ, khánh tận... Về nguồn gốc, thuật ngữ phá sản được diễn
đạt bắt nguồn từ “bankruptcy” hoặc “banqueroute” mà nhiều người cho rằng từ
này bắt nguồn từ chữ “Banca Rotta” trong tiếng La Mã cổ, trong đó banca có
nghĩa là chiếc ghế dài, cịn rotta có nghĩa là bị gãy. Banca rotta có nghĩa là “băng
ghế bị gãy”. Cũng có ý kiến cho rằng, từ phá sản bắt nguồn từ chữ “ruin” trong
tiếng La tinh, có nghĩa là sự “khánh tận”.
Luật Phá sản năm 2014 đã đưa ra một định nghĩa pháp lý về phá sản, theo đó,
thuật ngữ phá sản đã được sử dụng rộng rãi trong cả khoa học pháp lý và cả trong
đời sống thực tế. LPS 2014 ra đời đã giải thích đầy đủ và rõ nghĩa thuật ngữ này.
Tại khoản 2 Điều 4 LPS 2014 quy định “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố

phá sản”. Theo đó phá sản được xem xét dưới hai góc độ kinh tế và pháp luật thấy
rằng:
- Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại
khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản được lý giải bởi các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mặc dù có đời sống ngắn dài khác nhau nhưng doanh nghiệp luôn có
một vịng đời nhất định: khởi nghiệp, tăng trưởng, phồn vinh và suy thoái. Và
trong nền kinh tế thị trường hàng chục triệu doanh nghiệp được sinh ra, và trải qua
nhiều giai đoạn cũng đến lúc tàn lụi, đó là lúc doanh nghiệp phá sản. Điều này
hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà
kinh doanh.Những doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải mạnh và phải đủ
sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp
3


phải chủ động, linh hoạt nắm bắt được các quy luật kinh tế và chiếm lĩnh thị
trường.Và dĩ nhiên các công ty nhỏ, không đủ sức cạnh tranh sẽ lâm vào tình trạng
phá sản.
Tóm lại, nhìn từ góc độ kinh tế, “Phá sản là một thuật ngữ chỉ tình trạng làm
ăn thua lỗ, quẫn bách đến mức không thể trả được các món nợ dù có bán hết mọi
tài sản hiện có. Phá sản là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó
hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên
của nền kinh tế thị trường”.
-

Phá sản theo cách tiếp cận từ góc độ pháp luật
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, phá sản được hiểu là tình trạng một chủ thể
(cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán nợ đến hạn..Trong nền kinh tế này,

cùng với các quyền cơ bản khác của công dân, quyền tự do kinh doanh đã rất được
Nhà nước tôn trọng, đề cao và bảo vệ. Với tư cách là một quyền cơ bản của công
dân, quyền tự do kinh doanh có nội hàm rất rộng ; quyền tự do lựa chọn cơ quan
giải quyết tranh chấp; quyền tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Phá sản
cũng là một quyền của doanh nghiệp và đã là quyền thì được pháp luật bảo vệ.
Như vậy trong bối cảnh cạnh tranh thì “hiện tượng phá sản là một hiện tượng
có tính khách quan, mang tính quy luật có cạnh tranh thì sẽ có phá sản. Một khi
xảy ra tình trạng phá sản, nhà nước phải tham gia giải quyết việc phá sản”i
1.2 Một số đặc điểm của Phá sản
Thứ nhất, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ khơng thể tự
xé lẻ để địi nợ riêng cho mình mà tất cả họ đều phải được tập hợp lại thành một
chủ thể pháp lý duy nhất, gọi là Hội nghị chủ nợ.Hội nghị chủ nợ đại diện cho tất
cả các chủ nợ để tham gia vào việc giải quyết phá sản
Thứ hai,, phá sản không chỉ nhắm đến mục đích địi nợ mà cịn chú trọng đến
việc giúp đỡ để con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, kết thúc thủ tục phá sản thường là sự chấm dứt tồn tại của một chủ thể
kinh doanh.Tòa án phải tham gia vào hầu hết các thủ tục giải quyết phá sản, từ ra
quyết định mở thủ tục phá sản đến giám sát hoạt động của các doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán, rà soát, xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh,
xử lý tài sản của doanh nghiệp có tranh chấp.ii
4


1.3 Vai trò của pháp luật về thủ tục phá sản
Thứ nhất, Pháp luật về phá sản và thủ tục phá sản là công cụ pháp lý bảo vệ
hữu hiệu về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.
Thứ hai, Pháp luật về phá sản và thủ tục phá sản nhằm bảo vệ lợi ích của con
nợ, tạo cơ hội để con nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự.
Thứ ba, Pháp luật về phá sản và thủ tục phá sản góp phần bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội.

Thứ tư, Pháp luật về phá sản và thủ tục phá sản góp phần làm lành mạnh hố
nền kinh tế.

5


Chương 2: Thực trạng
2.1. Ưu điểm của luật phá sản đối với doanh nghiệp
*Đối tượng có quyền:
-

Chủ nợ có bảo đảm một phần: là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng

tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm
ít hơn khoản nợ đó.
-

Chủ nợ khơng có bảo đảm: là chủ nợ có khoản nợ khơng bảo đảm bằng tài

sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba.
-

Người lao động: Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả

được lượng, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì đại diện Cơng đồn hoặc đại diện người lao
động (nơi chứa có tổ chức Cơng đồn) có quyền nộp đơn u cầu giải quyết việc
tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
-


Đối với công ty hợp danh: Theo điều 18 Luật phá sản (khi nhận thấy cơng

ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh).
Điều 18. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh

1.

Khi nhận thấy cơng ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên

hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu

cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
-

Đối với Doanh nghiệp nhà nước: Theo điều 16 luật phá sản (khi nhận thấy

doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp khơng thực hiện
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh
nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp).

6


Điều 16. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh
nghiệp nhà nước
1.


Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà

doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại
diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp đó.
2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu

cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
-

Đối với công ty Cổ phần: Theo điều 17 Luật phá sản (khi nhận thấy cơng ty

cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty).
Điều 17. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty
cổ phần
1.

Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đơng hoặc

nhóm cổ đơng có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều
lệ công ty; nếu điều lệ cơng ty khơng quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo
nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà
không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên
20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
2.


Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu

cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này, trừ các giấy tờ, tài liệu
quy định tại các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Luật này.
*Đối với nghĩa vụ:
Theo điều 15 Luật phá sản (khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp,
hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã).

7


Điều 15. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
1.

Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ

doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a)

Ngày, tháng, năm làm đơn;


b)

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c)

Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền

quy định tại Điều 7 của Luật này.
4.

Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau
đây:

a)

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong

đó giải trình ngun nhân và hồn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh tốn;
nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm tốn thì báo cáo
tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b)

Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện,


nhưng vẫn khơng khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn;
c)

Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài

sản nhìn thấy được;
d)

Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên,

địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có
bảo đảm và khơng có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và khơng có
bảo đảm;
đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi
rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo
8


đảm và khơng có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và khơng có
bảo đảm;
e)

Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ

là một cơng ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của
doanh nghiệp;
g)

Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải


cung cấp theo quy định của pháp luật.
5.

Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm

vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
2.2 Cơ quan thẩm quyền và giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp và thủ
tục tuyên bố phá sản
Thẩm quyền của tòa ániii:
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ
quan đăng ký kinh doanh thành phố.
Tồ án nhân dân huyện, quận có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp huyện, quận đó.
Những người có quyền nộp đơn:
-

Chủ nợ

-

Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được l-

ương, các khoản nợ khác cho người lao động.
-


Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

-

Các cổ đông công ty cổ phần

-

Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
9


Những người có nghĩa vụ nộp đơn:
-

Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. ▪ Hồ sơ cần thiết:

I.

Người nộp đơn là chủ nợ
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a)

Ngày, tháng, năm làm đơn;

b)

Tên, địa chỉ của ngời làm đơn;


c)

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d)

Các khoản nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà

khơng đợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh tốn;
đ) Q trình địi nợ;
e)

Căn cứ của việc u cầu mở thủ tục phá sản.
II. Người nộp đơn là người lao động

1.

Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số ng-

ười lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc
lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mơ lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc
thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được
cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a)


Ngày, tháng, năm làm đơn;

b)

Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;

c)

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d)

Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà

doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;
đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
III.

Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
10


1.

Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ

doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2.


Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a)

Ngày, tháng, năm làm đơn;

b)

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c)

Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Tồ án có thẩm quyền

quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.
4.

Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau
đây:

a)

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã,

trong đó giải trình ngun nhân và hồn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng
thanh tốn; nếu doanh nghiệp là cơng ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được

kiểm tốn thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
b)

Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện,

nhưng vẫn khơng khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn;
c)

Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có

tài sản nhìn thấy được.
d)

Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên,

địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có
bảo đảm và khơng có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và khơng có
bảo đảm.
đ) Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó
ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn

11


có bảo đảm và khơng có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và
khơng có bảo đảm.
e)

Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc


nợ là một cơng ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của
doanh nghiệp;
g)

Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải

cung cấp theo quy định của pháp luật.
IV. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
1.

Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh

nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ
sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp đó.
2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu

cầu được thực.
V.
1.

Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần
Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đơng hoặc

nhóm cổ đơng có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều
lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo
nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà

không tiến hành được đại hội cổ đơng thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên
20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn
u cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu

cầu được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .
VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh
1.

Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên

hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

12


2.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu

cầu đợc thực hiện:


Thời gian giải quyết:

-

Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày


toà án thụ lý hồ sơ.
-

Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra

quyết định mở thủ tục phá sản.
-

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày

niêm yết.


Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.
Địa điểm tiếp nhận:

-

Tổ thụ lý, Văn phòng TAND ĐỊA PHƯƠNG
2.3 Vướng mắc pháp lý của luật phá sản doanh nghiệp

-

Một là, cần nhanh chóng ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung điều khoản quy

định về điều kiện mất khả năng thanh toán. Theo đó, ngồi quy định về trường hợp
được xem là mất khả năng thanh toán như trong Luật Phá sản 2014 hiện nay, cần quy
định thêm về mất khả năng thanh toán trong trường hợp đặc biệt, thời gian 3 tháng sẽ
được tính từ ngày đầu tiên sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tun bố kết thúc

tình huống đặc biệt đó.
-

Hai là, quy định chi tiết về thầm quyền giải quyết phá sản. Chú ý về trường

hợp “doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn có bất động sản ở nhiều
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau”
-

Ba là, nên bổ sung thêm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo tác

giả nên quy định là thành viên có số vốn điều lệ chiếm từ 65% trên tổng vốn điều lệ
của cơng ty.
-

Bốn là, làm rõ vai trị của tịa án, về quy định liên quan đến hoạt động thương

lượng của các các chủ nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

13


-

Năm là, làm rõ quy định về đơn hợp lệ trong thủ tục phá sản. Tác giả cho

rằng, về mặt tinh thần của luật cũng như về mặt câu chữ nên quy định rằng: Trong
vòng 20 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã nhận được thông báo bị nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn có
quyền thương lượng với chủ nợ nộp đơn về việc rút đơn khơng cần phải có đơn đề

nghị được thương lượng, các bên có nghĩa vụ gửi kết quả thương lượng về cho tòa án
trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc việc thương lượng. Với quy định này, sẽ tạo
cho các bên chủ động hơn trong việc tiến hành thương lượng, hạn chế tốn kém tài
chính và thời gian đi lại. Thêm vào đó, Luật Phá sản cần quy định rõ hơn thế nào là
thỏa thuận trái với tinh thần của pháp luật về phá sản và hậu quả pháp lý của từng
hành vi đó. Quy định trên tạo nên sự thuận lợi và hợp lý hơn, khẳng định thoả thuận
rút đơn là quyền nhưng không phải mọi thỏa thuận rút đơn điều được chấp nhận. Tòa
án vẫn là chủ thể quyết định cuối cùng sau khi xem xét kết quả thương lượng được
gửi lên.
-

Sáu là, đề nghị sửa Điều 4 Luật Phá sản 2014 theo hướng tăng thời hạn

không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 6 tháng hoặc 01
năm, tức là chỉ được yêu câu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã khơng
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ trong thời gian 6 tháng hoặc 01 năm kể từ
ngày đến hạn thanh toán.
-

Bảy là, đề nghị khi xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp dẫn đến ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp hoặc đe dọa sự tồn tại
của doanh nghiệp thì chủ nợ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp…
2.4 Thực trạng về áp dụng luật phá sản
Luật Phá sản năm 2014 ra đời thay thế Luật phá sản năm 2004 nhằm đáp ứng
yêu cầu tái cơ cấu kinh tế theo hướng vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng
cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; xây dựng chính sách và tạo mơi trường
thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển; bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp
pháp, quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; tạo hành lang pháp lý hiệu quả

để doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng thua lỗ có cơ hội phục hồi hoặc
rút khỏi thị trường một cách trật tự.
14


Luật phá sản 2014, sau khi có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2015 đến nay đã có
bước cải cách lớn, khắc phục những hạn chế từ thực tiễn thi hành Luật phá sản
2004, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng, hỗ trợ mọi loại hình doanh
nghiệp cạnh tranh, tồn tại trong sự tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy
nhiên, qua thực tiễn giải quyết các vụ việc phá sản tại Tòa án cũng đã nổi lên một
số những bất cập, vướng mắc. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao từ khi
luật có hiệu lực thi hành đến 3/2020, TAND các cấp thụ lý 587 vụ việc phá sản.
Trong đó, Tịa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra quyết định
không mở thủ tục phá sản 97 vụ việc và ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, Hợp
tác xã phá sản là 139 vụ việc. Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật phá sản thấy
rằng số lượng đã tăng lên so với trước đây nhưng vẫn chưa phản ánh đúng thực tế
hiện nay. Một số Tòa án tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh số lượng vụ việc tăng lên, nhưng cũng có những địa phương Tịa án cấp tỉnh
không thụ lý vụ việc nào như: Bắc Cạn, Lào Cai, Thái Nguyên…
Một số vướng mắc khi áp dụng Luật phá sản 2014 như:
-

Thứ nhất, thủ tục giải quyết phá sản cịn kéo dài. Ngồi lý do về tính khả

thi của pháp luật phá sản chưa cao thì khi tiến hành một vụ phá sản các bên có liên
quan (doanh nghiệp vỡ nợ, chủ nợ, Toà án) thực thi các bước theo luật phá sản một
cách chậm chạp, bất hợp tác dẫn đến thời gian giải quyết một vụ phá sản ở nước ta
thường kéo dài ít nhất là một năm thay vì từ bốn đến sáu tháng như dự kiến của pháp
luật.
-


Thứ hai, chưa áp dụng án lệ trong việc giải quyết thủ tục phá sản

-

Thứ ba, nhiều DN, HTX tồn tại nhưng không hoạt động hoặc hoạt động

kém hiệu quả, khơng thanh tốn nợ nhưng khơng chịu phá sản.
-

Thứ tư, từ chối tham gia giải quyết phá sản của Quản tài viên.

-

Thứ năm, vướng mắc về tạm ứng chi phí phá sản và tài khoản nộp tạm ứng:

Theo Điều 38 Luật phá sản 2014 quy định: Tòa án dự tính chi phí phá sản và tài
khoản nộp tạm ứng phá sản và tài khoản nộp tạm ứng nhưng trên thực tế quá trình
giải quyết rât phức tạp và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
2.5 Hội nghị chủ nợ và Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
15


-

Hội nghị chủ nợ là cơ quan quyền lực cao nhất của các chủ nợ do Tòa án triệu tập

và chủ trì. Hội nghị này được lập ra nhằm giúp cho các chủ nợ và doanh nghiệp có cơ hội
đàm phán với nhau để đi đến vấn đề thanh toán ổn thỏa. Về thời hạn gửi thông báo triệu tập

Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan: phải được gửi cho người có quyền tham gia
Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ, chậm nhất là 15 ngày
trước ngày khai mạc Hội nghị. Về nội dung giấy triệu tập: Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ
phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị
chủ nợ. Về phương thức thơng báo: Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng
phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng
phương thức khác có ghi nhận việc gửi này iv. Có 2 trường hợp triệu tập hội nghị chủ nợ:

-

Phục hồi: nếu hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với

giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh , kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ
thì doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong tối đa 3 năm có sự giám sát của chủ nợ.
Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ. Nghị quyết
này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Sau 3 năm, nếu doanh nghiệp
hồn tất nợ đúng hạn thì doanh nghiệp đó tiếp tục hoạt động.
-

Thanh lý tài sản của doanh nghiệp: nếu nghị quyết của hội nghị chủ nợ không

đồng ý cho doanh nghiệp cơ hội phục hồi hoặc hội nghị chủ nợ khơng thành thì Tịa
sẽ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Thứ tự thanh lý tài sản như sau:
+

Các khoản phí , lệ phí , chi phí phá sản

+

Các khoản lương , trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của


pháp luật và hợp đồng
+

Các khoản nợ khơng có bảo đảm trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ
nợ

+
-

Phần còn lại là của chủ doanh nghiệp( thông thường là không còn).
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm

trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ
tranh chấp đã phát sinh. Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản liên
16


quan đến nhiều vấn đề của doanh nghiệp, từ giải quyết quan hệ vay - nợ giữa chủ
nợ và doanh nghiệp, đến quan hệ lao động, đất đai, hợp đồng... và các tranh chấp
khác liên quan đến con nợ. Song phá sản chưa được coi là một vụ án, và chưa
được tiến hành như một thủ tục tố tụng đặc biệt. Mối quan hệ giữa Luật Phá sản
doanh nghiệp với các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại,
luật về thi hành án, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai... chưa được làm rõ. Thậm chí
giữa các luật cịn có điểm thiếu thống nhất. Thí dụ: Luật Thương mại quy định
thương nhân (bao gồm pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) có quyền tun
bố phá sản, nhưng Luật Phá sản chỉ quy định việc phá sản doanh nghiệp.
-

Hiện tại, pháp luật quy định tòa án chỉ thụ lý giải quyết phá sản khi doanh


nghiệp bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do 2 nguyên nhân: thua lỗ, hoặc rơi
vào trường hợp bất khả kháng.
-

Luật hiện hành quy định chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi tòa

đã mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Nhưng việc tẩu tán tài sản có thể
diễn ra ngay sau khi con nợ hoặc chủ nợ nộp đơn khởi kiện.
2.6 Tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phân chia giá trị tài sản của doanh
nghiệp
Tài sản phá sản là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản được xác định từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy
nhiên để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trước những hành vi bất hợp pháp của
doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, thời điểm xác định tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xa lâm vào tình trạng phá sản có thể được đẩy lên ở thời điểm 3
tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2.7 Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
+

Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản:
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Đây là thủ tục phá
sản bình thường.

17




×