Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tủ áo tại công ty cổ phần xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại tnd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
----------o0o----------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TỦ
ÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP, DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ
THƯƠNG MẠI TND

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Lê Ngọc Phước
GS. TS. Phạm Văn Chương

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Nhinh

Mã sinh viên

: 1951010031

Lớp

: 64 - CBLS

Khoá học

: 2019 - 2023

HÀ NỘI, 2023




LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô viện Công nghiệp gỗ và Nội thất, trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng với đề xuất của bản thân thì sau q trình
thực tập em đã hồn thành khố luận tốt nghiệp với khố luận “Xây dựng quy
trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm tủ áo tại Cơng ty Cổ phần xây lắp, dịch
vụ viễn thông và thương mại TND”.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô trong Viện Công nghiệp gỗ
và Nội thất đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hồn
thành khố luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Ngọc
Phước và GS. TS. Phạm Văn Chương đã tận tình trực tiếp hướng dẫn em trong
suốt thời gian tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Cũng nhân dịp này cho phép em xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo
cùng các cô chú, anh/chị cán bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ phần xây lắp, dịch
vụ viễn thông và thương mại TND, đặc biệt là các anh chị trong phịng kĩ thuật
tại xưởng TND đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực
hiện khố luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn gia đình, cơng ty, thư viện, bạn bè đã giúp đỡ, dìu dắt em trong
suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhinh

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 2
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 2
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 7
1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................ 7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 7
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 8
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 8
1.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 8
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 11
2.1. Khái niệm sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 11
2.1.1. Khái niệm sản phẩm [17] ................................................................... 11
2.1.2. Chất lượng sản phẩm .......................................................................... 11
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm [20] ........................ 11
2.2. Khái niệm về sản phẩm, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm đồ mộc. ............................................................................................ 14
2.2.1. Khái niệm sản phẩm đồ mộc .............................................................. 14
2.2.2. Các yêu cầu chung đối với sản phẩm mộc [2] ................................... 14
2.2.3. Chất lượng sản phẩm mộc [2] ............................................................ 16
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đồ mộc [3] ............. 17
2.3. Phân loại tủ áo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tủ áo [18]......... 20

ii


2.3.1. Phân loại tủ áo .................................................................................... 20
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tủ áo ....................................... 21
2.4. Khái niệm, quy trình và các phương pháp kiểm sốt chất lượng ............. 21
2.4.1. Khái niệm [21].................................................................................... 21
2.4.2. Các bước xây dựng quy trình kiểm sốt chất lượng .......................... 22
2.4.3. Quy trình kiểm sốt chất lượng [23] .................................................. 23
2.4.4. Các phương pháp kiểm soát chất lượng [19] ..................................... 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
3.1. Tìm hiểu chung về địa điểm thực tập ....................................................... 26
3.2. Điều tra, khảo sát quy trình kiểm sốt chất lượng tủ áo tại cơng ty Cổ
phần Xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại TND................................... 29
3.2.1. Tiếp nhận bản vẽ tủ áo ....................................................................... 29
3.2.2. Khảo sát nguyên liệu và kho nguyên liệu .......................................... 33
3.2.3. Khảo sát máy móc thiết bị sản xuất tại cơng ty ................................. 42
3.2.4. Khảo sát quy trình sản xuất ................................................................ 44
3.2.5. Khảo sát sản phẩm.............................................................................. 50
3.2.6. Nhận xét chung ................................................................................... 51
3.3. Xây dựng quy trình kiểm sốt chất lượng cho sản phẩm tủ áo ................ 51
3.3.1. Xây dựng phòng Kiểm sốt chất lượng (QC) .................................... 52
3.3.2. Quy trình kiểm sốt hồ sơ, bản vẽ kĩ thuật......................................... 53
3.3.3. Quy trình kiểm soát nguyên vật liệu .................................................. 54
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực...................................................................... 55
3.3.5. Kiểm sốt máy móc thiết bị................................................................ 56
3.3.6. Kiểm sốt q trình sản xuất .............................................................. 58
3.3.7. Nhận xét ............................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 64
1. Kết luận ...................................................................................................... 64

2. Tồn tại ........................................................................................................ 64
3. Đề xuất ....................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các bước thực hiện phương pháp thực địa hiện trường ....................... 9
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn ván MDF Công ty TNHH Tản Viên ................................. 35
Bảng 3.2. Quá trình kiểm tra nguyên liệu tại xưởng TND ................................. 36
Bảng 3.3. Vật tư theo yêu cầu của chủ đầu tư..................................................... 40
Bảng 3.4. Danh mục máy móc thiết bị ................................................................ 42
Bảng 3.5. Phiếu đề xuất vật tư ............................................................................ 45
Bảng 3.6. Mẫu bảng theo dõi sửa đổi bản vẽ ...................................................... 53
Bảng 3.7. Kiểm tra các thông số kỹ thuật ván MDF........................................... 54
Bảng 3.8. Danh mục máy móc thiết bị ................................................................ 57
Bảng 3.9. Theo dõi tình trạng bảo dưỡng máy móc............................................ 57
Bảng 3.10. Kiểm tra các công đoạn sản xuất ...................................................... 59

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức cơng ty TND .............................................................. 27
Hình 3.2. Một số sản phẩm của cơng ty .............................................................. 28
Hình 3.3. Gỗ Tần bì ............................................................................................. 28
Hình 3.4. Ván tràm ghép thanh ........................................................................... 29
Hình 3.5. Ván MDF chống ẩm ............................................................................. 34
Hình 3.6. Veneer Gõ đỏ ...................................................................................... 37

Hình 3.7. Veneer Maple mắt ............................................................................... 37
Hình 3.8. Giá để ván nguyên liệu........................................................................ 38
Hình 3.9. Kho vật tư ............................................................................................ 39
Hình 3.10. Quy trình sản xuất tại xưởng TND ................................................... 44
Hình 3.11. Các bước gia cơng chi tiết sản phẩm ................................................ 46
Hình 3.12. Lắp ráp thử tủ áo ............................................................................... 48
Hình 3.13. Tủ áp lắp ráp hồn thiện tại cơng trình ............................................. 50
Hình 3.14. Nội dung kiểm soát chất lượng ......................................................... 52

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chú giải

QC

Kiểm soát chất lượng (Quality control)

IQC

Kiểm soát chất lượng đầu vào (Input Quality Control)

PQC
OQC
FMEA

Kiểm sốt chất lượng q trình sản xuất (Process Quality

Control)
Kiểm sốt chất lượng đầu ra (Output Quality Control)
Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức
sai lỗi tiềm ẩn (Potential Failure Mode and Effects Analysis)

ML

Phương pháp học máy ( Machine Learning)

SVM

Máy vector hỗ trợ (Support Vector Machine)

SSL

Tự học bán giám sát (Self-superised representation learning)

COC

Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn (Certificate of
Conformity)

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành gỗ Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng thứ sáu trên Thế giới, thứ
hai Châu Á và thứ nhất Đông Nam Á với thị trường xuất khẩu trên 120 quốc gia
(năm 2018). Ngành chế biến gỗ có khoảng 3.500 doanh nghiệp, 340 làng nghề và
hàng vạn cơ sở đang hoạt động. Thế nhưng, việc áp dụng các tiêu chuẩn chất

lượng cho sản phẩm mộc còn hạn chế, nhiều thiếu sót và chưa được quan tâm
đúng mức dẫn đến ảnh hưởng tới vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp chế biến gỗ. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ mới tập trung đến chất
lượng cơ học và mẫu mã sản phẩm mà bỏ qua nhiều tiêu chí về chất lượng sản
phẩm khác như tác động của hố chất sử dụng trong q trình chế biến, tiêu chuẩn
về an tồn sức khoẻ và mơi trường, …. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp
hiện nay là áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ, các hệ thống quản lý
chất lượng quốc tế.
Công ty Cổ phần xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại TND là một
công ty nhận nhiều dự án lớn như Sofitel Lengend Metropole, Uniqlo, Fila,
Haidilao, Crocs, … nên yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng cần được đảm bảo
nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tại cơng ty quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa
được áp dụng một cách cụ thể và ở mức độ chưa cao nên vẫn gây ra những sai sót
trong q trình sản xuất. Chính vì vậy, em đã tiến hành thực hiện khố luận tốt
nghiệp với khố luận “Xây dựng quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm tủ áo
tại Cơng ty Cổ phần xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại TND” nhằm nâng
cao thực tiễn bản thân, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cùng với sự phát triển của những phương thức sản xuất là sự hình thành và
phát triển tương ứng của những phương thức quản lý chất lượng. Thế kỷ XVIII,
cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Việc quản
lý chất lượng ngày càng được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
năng suất lao động. Từ thế kỷ XIX, phương thức Kiểm tra chất lượng ra đời và
được phát triển mạnh mẽ trong khoảng đầu thế kỷ XX. Từ đầu thế kỷ XX, khoa

học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển của nền sản xuất đại công
nghiệp. Việc trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng trong phạm vi nhiều quốc gia,
nhất là trong các nước công nghiệp phát triển. Do đó, hoạt động quản lý chất lượng
trong sản xuất được nâng cao hơn trước về mặt trình độ. Hàng loạt các quốc gia
đã thành lập các tổ chức tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm như Anh (1901),
Đức (1915), Pháp (1918), Mỹ (1918), Nhật (1919), …và sau đó là các nước có
nền cơng nghiệp phát triển khác. Việc ứng dụng các tiêu chuẩn hoá chất lượng
sản phẩm vào quá trình sản xuất khiến cho quản lý chất lượng tới từng cơng đoạn
của q trình sản xuất. Phương thức Kiểm tra chất lượng đã dần dần được thay
thế bằng phương thức Kiểm soát chất lượng. Giữa thế kỷ XX, cuộc cách mạng kỹ
thuật lần thứ 2 diễn ra trên quy mơ tồn thế giới, thúc đẩy sản xuất phát triển nhảy
vọt và tăng cường cạnh tranh thương mại quốc tế. Từ đây đã hình thành phương
pháp Kiểm sốt chất lượng bằng cơng cụ thống kê, dẫn đến sự hình thành phương
thức Bảo đảm chất lượng, trong đó có thể xem ISO 9000 là một hệ thống quản lý
chất lượng tiêu biểu.
Từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, do những địi hỏi mang tính tồn cầu với
những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm nên các biện pháp quản lý
chất lượng được nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp. Phương pháp Quản lý chất

2


lượng tổng thể đã được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản, sau đó là
Mỹ và một số nước công nghiệp phát triển khác.
Robert A Kozak và Thomas C Maness (2001) đã Nghiên cứu sự đảm bảo chất
lượng cho các nhà sản xuất gỗ giá trị gia tăng ở British Columbia. Nghiên cứu này
viết về việc đảm bảo chất lượng của bên thứ ba từ lâu đã được nhiều ngành công
nghiệp chấp nhận như một phương tiện hiệu quả để cải thiện chất lượng sản xuất
và cuối cùng là lợi nhuận của công ty. Kết quả cho thấy một cách dứt khoát rằng
việc áp dụng rộng rãi chương trình đảm bảo chất lượng của bên thứ ba có thể là

thách thức trong ngành sản phẩm gỗ giá trị gia tăng, tuy nhiên, chương trình này
vẫn được đảm bảo vào thời điểm này. Một giải pháp khả thi là giới thiệu một hệ
thống chứng nhận chất lượng dành riêng cho ngành nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh
toàn cầu của ngành gỗ Canada thông qua việc áp dụng các phương pháp sản xuất
hợp lý và quảng bá hàng hóa chất lượng cao. [8]
R. A. Kozak và T. C. Maness (2003) đã nghiên cứu về Hệ thống cải tiến quy
trình liên tục trong sản xuất sản phẩm gỗ. Nghiên cứu này viết về Hệ thống Chất
lượng WoodMark, một chương trình đảm bảo chất lượng mới cho ngành sản phẩm
gỗ giá trị gia tăng của Canada, được đưa ra vào năm 1999. Hệ thống Chất lượng
WoodMark là một hệ thống dành riêng cho ngành nhằm nâng cao chất lượng của
các sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng, đồng thời cải thiện vị thế cạnh tranh và sự chấp
nhận của khách hàng toàn cầu đối với các sản phẩm gỗ của Canada. Các tiêu chuẩn
này đã được thực hiện trong hai dự án thí điểm và cho kết quả khả quan. [9]
Ritva Toivonen & Eric Hansen (2003) đã nghiên cứu về Chỉ tiêu chất lượng
của sản phẩm gỗ - nhận thức của khách hàng tổ chức Đức. Nghiên cứu này xem
xét các chỉ tiêu chất lượng của các sản phẩm gỗ và so sánh gỗ với các vật liệu xây
dựng khác về các kích thước đó. Các cơng cụ đo lường chất lượng nên được xác
định theo từng sản phẩm, thay vì sử dụng một số cơng cụ đo lường chất lượng
chung. Tuy nhiên, nghiên cứu có thể góp phần phát triển một khung chung để xác
3


định các khía cạnh chất lượng giúp xây dựng các công cụ đo lường chất lượng sản
phẩm cụ thể. [16]
Ioannis J. Papadopoulos và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu Khía cạnh kinh
tế và kỹ thuật trong kiểm sốt chất lượng gỗ, sản phẩm doanh nghiệp Nội thất ở
Thessaly (Hy Lạp). Bài nghiên cứu triển khai công nghệ và đánh giá tài chính về
kiểm sốt chất lượng, cả về ngun liệu thô cũng như thành phẩm của các doanh
nghiệp đồ gỗ nội thất, tại 1 trong 3 khu vực sản xuất đồ gỗ quan trọng nhất của Hy
Lạp, Thessaly. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng này được thực hiện ở 63,9%

doanh nghiệp, chỉ sử dụng kiểm tra quang học và kinh nghiệm, hồn tồn khơng sử
dụng bất kỳ thiết bị cơng nghệ nào. Vì vậy, việc thành lập và vận hành một phịng
thí nghiệm kiểm sốt chất lượng đồ nội thất, từ một băng tải độc lập, có đội ngũ
chuyên gia. [10]
Phonetip Khamtan và Rashidian Zahra (2011) đã nghiên cứu Nâng cao chất
lượng sản xuất công ty gỗ Burapha tại Lào. Nghiên cứu này là một nghiên cứu
ban đầu về tồn bộ quy trình trong sản xuất nhằm mục đích nắm bắt các vấn đề
hiện tại thành các nhóm loại và ưu tiên giải quyết vấn đề theo tần suất phát hiện
lỗi, nguyên nhân gốc rễ được xác định và đánh giá của FMEA về các vấn đề xảy
ra. Kết luận của nghiên cứu cho thấy Công ty gỗ Burapha hiện đang phải đối mặt
với ba loại vấn đề, đó là Máy móc, Năng lực, Sấy gỗ và các vấn đề khác. Những
vấn đề này là một phần nền tảng của việc cải thiện chất lượng sản xuất để đạt
được chứng chỉ COC. [7]
Anna Sandak và các cộng sự (2015) đã nghiên cứu về Kiểm soát chất lượng
gỗ biến tính nhiệt chân khơng bằng quang phổ cận hồng ngoại. Mục tiêu của nghiên
cứu này là khai thác tiềm năng của quang phổ cận hồng ngoại để kiểm soát chất
lượng TMW (dự đoán tổn thất khối lượng và độ ẩm cân bằng ở cả gỗ mềm và gỗ
cứng), được xử lý nhiệt trong điều kiện chân không. Phương pháp như vậy có thể
hữu ích cho việc phát triển kiểm sốt quy trình trực tuyến và để tối ưu hóa hơn nữa
quy trình xử lý nhiệt ở quy mơ cơng nghiệp. [13]
4


Khamtan Phonetip và các cộng sự (2017) đã So sánh hai phương pháp đo nội
kiểm để đánh giá chất lượng sấy gỗ. Nghiên cứu này đã so sánh hai phương pháp
khác nhau để đánh giá chất lượng sấy gỗ, bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích
hình ảnh ImageJ hoặc kỹ thuật Digital Calliper, để xác định tỷ lệ phần trăm mất
mát của mặt cắt ngang do kiểm tra nội bộ. Nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác
biệt đáng kể trong tổng diện tích kiểm tra nội bộ, nhưng các loại chất lượng gỗ
tổng thể được xác định từ cả hai kỹ thuật là giống hệt nhau dựa trên tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng gỗ của Úc và New Zealand. [11]
Andrzej Sioma (2019) nghiên cứu về Hệ thống kiểm sốt chất lượng mặt
bích gỗ dựa trên hệ thống đo tầm nhìn. Nghiên cứu trình bày thiết kế hệ thống
điều khiển sản phẩm bằng robot cho dây chuyền sản xuất mặt bích gỗ. Mục đích
là phát triển một hệ thống kiểm soát chất lượng linh hoạt cho phép phát triển và
điều chỉnh quy trình kiểm sốt các thơng số sản phẩm cho các loại sản phẩm khác
nhau. Nghiên cứu trình bày mô tả các thông số của sản phẩm chịu sự kiểm soát
chất lượng và các tiền đề được áp dụng trong quá trình thiết kế nhà ga. [15]
Aliaksei Prakapenka (2020) đã nghiên cứu Ứng dụng kiểm tra chất lượng sản
phẩm gỗ. Nghiên cứu này đã nghiên cứu các khung phần mềm hiện đại và dựa trên
kiến thức thu được, phát triển ứng dụng di động nhằm phục vụ ngành cơng nghiệp
sản phẩm gỗ trên tồn thế giới. Với ứng dụng này, có thể kiểm sốt chất lượng vật
liệu được sản xuất trên thiết bị Raute. [12]
Mark Schubert và các cộng sự (2022) đã nghiên cứu về Học bán giám sát để
kiểm soát chất lượng sản phẩm gỗ giá trị cao. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm
gỗ thường chỉ được kiểm tra ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, do đó chỉ có
thể đưa ra các biện pháp đối phó có thời hạn khi có sự biến động về chất lượng
sản phẩm. Dữ liệu được dán nhãn và không được dán nhãn được cung cấp bởi
Swiss Wood Solutions AG, công ty sản xuất gỗ đặc cho các sản phẩm gỗ có giá
trị cao như nhạc cụ. Phương pháp đã phát triển bao gồm việc gắn nhãn cho dữ liệu
chưa được gắn nhãn bằng SSL, đào tạo và xác thực chéo 10 nghìn thuật tốn ML
5


(RF) và SVM, đồng thời xác định khả năng khái quát hóa bằng cách sử dụng bộ
kiểm tra tạm dừng. Dựa trên các chỉ số đánh giá như độ chính xác, điểm F1, thu
hồi, tỷ lệ dương tính giả và ma trận nhầm lẫn, SSL có thể nâng cao hiệu suất dự
đốn phân loại chất lượng của các mơ hình ML so với phương pháp học có giám
sát thơng thường. Mặc dù có một bộ dữ liệu nhỏ, nhưng cơng trình này mở đường
cho các ứng dụng SSL trong tương lai để đánh giá chất lượng gỗ. [14]

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, vấn đề quản lý chất lượng được đặc biệt quan tâm trong tiến
trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong những năm 1996 – 2005 được gọi là
những năm hưởng ứng cuộc vận động “thập niên chất lượng” và tiến tới sản xuất
sản phẩm có chất lượng cao mang nhãn hiệu sản xuất tại Việt Nam. Bộ tiêu chuẩn
ISO 9000 được triển khai tại Việt Nam từ những năm 1995 đến nay đã góp phần
khơng nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý chất lượng của các tổ chức doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc kiểm soát, quản lý chất lượng trong sản xuất chưa được phát huy
đúng mức để nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh.
Võ Thành Minh (2008) đã nghiên cứu Một số biện pháp công nghệ nâng cao
chất lượng sản phẩm mộc cao cấp truyền thống. Nghiên cứu đã tổng hợp các thông
tin cơ bản về sản phẩm và nguyên liệu mộc truyền thống. Nghiên cứu tính biến
màu theo quy luật khi xử lý gỗ bằng nhiệt ẩm. Giới thiệu một số biện pháp công
nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mộc truyền thống. [4]
Hoàng Văn Viễn (2018) đã nghiên cứu về Cải tiến hệ thống kiểm soát chất
lượng công ty sản xuất sản phẩm gỗ. Nghiên cứu này trình bày và đánh giá về hệ
thống kiểm sốt chất lượng cơ bản. Nghiên cứu này cung cấp một số lý thuyết cơ
bản về hệ thống kiểm soát chất lượng, đưa ra cách tiếp cận phù hợp dựa trên suy
nghĩ về rủi ro trong quá trình sản xuất, giải quyết vấn đề chất lượng của cơng ty
nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gốc rễ và thiết kế các hành động cải tiến và
hành động phòng ngừa phù hợp với mục tiêu của công ty. Nghiên cứu là một công
việc cụ thể dựa trên kiến thức chất lượng được học trong trường đại học và kinh
6


nghiệm của một trưởng nhóm chất lượng thực tế, dựa trên dữ liệu chính xác và
được áp dụng trong quá trình sản xuất. Mọi quyết định cải tiến đều dựa trên các
sự kiện chất lượng thực tế đang diễn ra, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hệ thống
quản lý chất lượng của cơng ty và tạo văn hóa cải tiến chất lượng cho tồn thể
nhân viên trong cơng ty. [5]

Vũ Thị Uyên (2014) đã nghiên cứu về Xây dựng hệ thống kiểm soát chất
lượng cho một sản phẩm đồ gỗ tại cơng ty Hồn Cầu II. Nghiên cứu này tìm hiểu
được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dự đốn các khuyết tật có
thể xảy ra và tìm cách khắc phục. Xây dựng hệ thống kiểm sốt chất lượng sản
phẩm trong q trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm. [6]
Hoàng Văn Ban (2005) đã nghiên cứu về Xây dựng hệ thống kiểm soát chất
lượng cho một sản phẩm đồ mộc tại làng nghề đồ mộc Hữu Bằng – Thạch Thất –
Hà Tây. Nghiên cứu này đã xây dựng hệ thống hồ sơ kỹ thuật ở hai khâu đầu vào
và máy móc thiết bị cho sản phẩm mộc “giường nằm” phục vụ cho việc sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Hướng dẫn gia công và dự đốn những
khuyết tật xảy ra ở các khâu, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. [1]
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm tủ áo tại Cơng ty
Cổ phần xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại TND.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát và đánh giá được quy trình kiểm sốt chất lượng hiện tại.
- Xây dựng được quy trình kiểm sốt chất lượng mới cho sản phẩm tủ áo tại
Công ty Cổ phẩn xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại TND.

7


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình kiểm sốt chất lượng.
- Sản phẩm tủ áo gỗ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát, đánh giá quy trình thực hiện kiểm sốt chất lượng trong

sản xuất tủ áo tại Công ty Cổ phẩn xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại
TND.
- Các yếu tố khảo sát: Nguyên liệu, máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, sản
phẩm tủ áo.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu chung về địa điểm thực tập
- Khảo sát và đánh giá quy trình kiểm sốt chất lượng hiện tại
- Xây dựng được quy trình kiểm sốt chất lượng cho sản phẩm tủ áo tại Công
ty Cổ phần xây lắp, dịch vụ viễn thông và thương mại TND.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, tổng hợp các tài liệu cơ sở lý
thuyết về sản phẩm, sản phẩm tủ áo và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá
trình sản xuất.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh nghiệm
trong lĩnh vực mà bản thân đang nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân và hướng
khắc phục các tác động xấu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:

8


Bảng 1.1. Các bước thực hiện phương pháp thực địa hiện trường
Phương
Nội dung thực

Mục đích

hiện

Cách thức


tiện,

thực hiện

thiết bị
hỗ trợ

Bước 1: Tìm

Nhằm đánh giá về tình

hiểu chung về

hình quản lý chất lượng Phỏng vấn
trực tiếp

máy ghi

tin chung, bộ

chung và sản phẩm Tủ áo

Giám đốc

âm

máy tổ chức)

nói riêng

Quan sát,

Thước

đo đạc,

dây,

kiểm tra,

thước

phỏng vấn

kẹp, sổ

trực tiếp

tay, máy

thủ kho

chụp hình

sát, đánh giá

Nhằm đánh giá về chất

về nguyên liệu


lượng nguyên liệu đầu

và kho nguyên

vào

liệu
Nhằm đánh giá chất
Bước 3: Khảo

lượng máy móc thiết bị

sát, đánh giá

hiện tại của xưởng và ảnh

về máy móc,

hưởng của chúng đến

thiết bị

chất lượng sản phẩm Tủ
áo

9

Quan sát,
phỏng vấn
trực tiếp

quản đốc,
công nhân

thực hiện
dự kiến

Sổ tay,

cơng ty (Thơng sản phẩm của cơng ty nói

Bước 2: Khảo

Thời gian

3 ngày

7 ngày

Sổ tay,
máy ghi
âm, máy
chụp hình

7 ngày


Bước 4: Khảo
sát, đánh giá
về quá trình
sản xuất


Bước 5: Khảo
sát, đánh giá
về sản phẩm
hồn thiện

Nhằm đánh giá quy trình,
cơng nghệ sản xuất của
xưởng và sự ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm
tủ áo

Nhằm phân tích, đánh
giá, chất lượng sản phẩm
tủ áo, nêu được nguyên
nhân và đưa ra các giải
pháp khắc phục

10

Quan sát,

Sổ tay,

theo dõi,

máy ghi

đo đạc,


âm, máy

kiểm tra,

chụp

phỏng vấn

hình,

trực tiếp

thước

quản đốc,

dây,

cơng nhân

thước kẹp

Quan sát,

Sổ tay,

theo dõi,

máy ghi


đo đạc,

âm, máy

kiểm tra,

chụp

phỏng vấn

hình,

trực tiếp

thước

quản đốc,

dây,

công nhân

thước kẹp

10 ngày

10 gày


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.1.1. Khái niệm sản phẩm [17]
Sản phẩm là những mặt hàng hoặc dịch vụ được tạo ra và cung ứng cho thị
trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Trên thực tế, thuật ngữ này có nhiều cách định nghĩa khác nhau theo từng lĩnh
vực. Cụ thể:
- Trong Marketing: Sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể cung ứng ra thị trường để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Trong bán lẻ: Sản phẩm còn được gọi là hàng hóa.
- Trong sản xuất: Sản phẩm được mua dưới dạng ngun liệu thơ và được bán
khi thành phẩm.
Tóm lại, sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sinh
hoạt, … của con người. Chúng được chào bán trên thị trường với nhiều mức giá
khác nhau. Để sản phẩm tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp phải nỗ lực
tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và tối ưu nhất.
2.1.2. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tính chất, đặc điểm của một sản phẩm có thể thoả
mãn nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn của
hàng hoá. [24]
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm [20]
Yếu tố bên trong
Yếu tố con người: Trong mọi nền sản xuất, con người luôn là thành phần quan
trọng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, bao gồm lãnh
đạo doanh nghiệp, công nhân.

11


- Ở phía Ban lãnh đạo: Sự đột phá của công nghệ cũng như sự khắt khe của
thị trường đã buộc người quản trị phải nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế.

Theo đó, người lãnh đạo cần đưa ra tầm nhìn và tạo dựng sự đồng thuận về vấn
đề xây dựng thương hiệu, bao gồm trong đó là các nội dung về đảm bảo chất lượng
sản phẩm.
- Ở phía đội ngũ lao động: Trình độ chun mơn, ý thức kỷ luật và tinh thần
lao động… của đội ngũ cơng nhân chính là những yếu tố quyết định đến chất
lượng sản phẩm. Suy cho cùng, nền sản xuất có được tự động hố thì con người
vẫn là nhân tố tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm thơng qua các cơng
việc địi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén. Doanh nghiệp cần phải đào tạo nhân sự của
mình vừa có trình độ chun mơn giỏi, vừa có tay nghề thành thạo, cũng như nắm
vững quy trình sản xuất và tư duy quản trị khoa học. Tiếp đến là thúc đẩy tinh
thần sáng tạo không ngừng nghỉ của nhân viên, thổi hồn vào hoạt động quản trị
chất lượng bằng sự đổi mới và bắt kịp xu hướng luôn thay đổi của thị trường.
Yếu tố phương pháp: Những phương pháp bao gồm phương pháp quản lý,
phương pháp sản xuất, cách thức điều hành, quản trị công nghệ, những chiến lược,
chiến thuật của doanh nghiệp, khả năng đối phó với các vấn đề phát sinh để duy
trì và phát huy hiệu quả của sản xuất. Yếu tố này đóng vai trị quan trọng trong
việc đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, bảo đảm độ an toàn, độ tin
cậy trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, đồng thời quyết định các yếu tố cạnh
tranh của sản phẩm (chất lượng, giá cả, thời hạn….).
Yếu tố thiết bị: Máy móc, thiết bị là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
nói riêng và quyết định việc hình thành sản phẩm nói chung. Trên cơ sở lựa chọn
thiết bị tiên tiến, người ta có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính
cạnh tranh của nó trên thương trường, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nhằm
thỏa mãn ngày càng nhiều nhu cầu của người sử dụng. Mặt khác, máy móc cơng
nghệ hiện đại cịn giúp doanh nghiệp giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu trong
sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác động xấu đến môi trường.

12



Yếu tố nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sản
phẩm. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm, tính chất của nguyên vật liệu sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng thành
phẩm. Do vậy, muốn có sản phẩm đảm bảo chất lượng, buộc doanh nghiệp chú
trọng trước tiên đến vấn đề chất lượng nguyên vật liệu, mặt khác phải đảm bảo
các nhà cung ứng cung cấp những nguyên vật liệu đúng số lượng, đúng chất lượng,
đúng kỳ hạn, giúp hoạt động sản xuất thực hiện liên tục, trơn tru theo đúng kế
hoạch.
Yếu tố bên ngoài
Hiệu lực của cơ chế quản lý: Sự phát triển, mở rộng của mỗi doanh nghiệp
phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý, hành lang pháp lý của mỗi chính phủ, bao
gồm cả việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính các đơn vị. Cụ thể,
cơ sở của hoạt động kiểm tra, kiểm sốt an tồn, chất lượng của sản phẩm, hàng
hóa chính là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vì vậy, mọi doanh
nghiệp cần xây dựng, áp dụng, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do chính
nhà nước ban hành.
Điều kiện kinh tế xã hội: Nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm mang tính vĩ mơ thì chắc chắn không thể bỏ qua điều kiện kinh tế xã hội.
Thơng thường, khi mức sống xã hội cịn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu
của người tiêu dùng chưa cao. Lúc này, người tiêu dùng chưa quá khắt khe vào
việc tiêu dùng sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên cùng với ngày càng
nhiều đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm, thì địi hỏi
về chất lượng cũng tăng theo. Điều này đã khiến người tiêu dùng trở nên khắt khe
hơn trong việc lựa chọn và tiêu thụ.
Những yêu cầu của thị trường: Nhu cầu thị trường là một trong những nhân tố
cụ thể chi phối vấn đề chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp. Đây không chỉ là
điểm xuất phát của q trình quản lý chất lượng, mà cịn là động lực, định hướng
13



cho mỗi đơn vị ngày càng hoàn thiện tốt hơn chất lượng sản phẩm. Theo đó, nếu
doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, sẽ khiến người tiêu dùng
tăng khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả để có được.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang
diễn ra mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của nền sản xuất
hiện đại. Công nghệ mới giúp tất cả các bên có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu nhờ vào việc chu kỳ công nghệ sản phẩm được rút ngắn, chất
lượng sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng… Do vậy, các doanh nghiệp phải
thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa
học kỹ thuật (bao gồm các vấn đề nguyên vật liệu, kỹ thuật, cơng nghệ, thiết bị…)
để điều chỉnh một cách nhanh chóng lộ trình phát triển của mình. Có như vậy mới
có thể kịp thời nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng một cách
triệt để yêu cầu của người tiêu dùng.
2.2. Khái niệm về sản phẩm, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm đồ mộc.
2.2.1. Khái niệm sản phẩm đồ mộc
Các sản phẩm làm từ gỗ gọi chung là sản phẩm mộc, sản phẩm mộc rất đa
dạng và phong phú về chủng loại, nguyên lý kết cấu, về chức năng công dụng...
các sản phẩm mộc trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, ván sàn nhà, khung
trang trí như khung tranh...; các sản phẩm trang trí ngoại thất như bàn ghế ngồi
trời đặt ở khu vực nhà ở, công viên, bãi biển, bệnh viện, trường học... Ngồi ra
cịn có các sản phẩm mộc mỹ nghệ như các sản phẩm sơn mài, trạm trổ, tượng
phật...
2.2.2. Các yêu cầu chung đối với sản phẩm mộc [2]
- Yêu cầu kỹ thuật: đây là một yêu cầu bắt buộc của một sản phẩm nói chung
và của sản phẩm mộc nói riêng, yêu cầu này là do người thiết kế, do phía khách
hàng đưa ra và nhà sản xuất thực hiện.
14



- Yêu cầu công năng: mỗi một sản phẩm đều có những cơng năng chính và
những cơng năng phụ cần phải thoả mãn. Đối với sản phẩm mộc thì có các yêu
cầu công năng như sử dụng cho cất đựng, ngồi, nằm, làm việc.... cịn có cơng năng
trang trí cũng rất quan trọng, tất cả đều nhằm mục đích phục vụ con người khi sử
dụng cảm thấy thoải mái, hợp lý, đảm bảo sức khoẻ, giúp nâng cao hiệu quả công
việc.
- Độ bền vững: đây là một yêu cầu chất lượng giúp cho chức năng sử dụng
được đảm bảo. Chất lượng độ bền vững chúng ta cần nói đến các mối liên kết
trong sản phẩm như: mộng, đinh vít, các mối ghép, các tính chất, cấu tạo của sản
phẩm. Nói một cách khác là phải chịu lực tốt đúng theo yêu cầu thiết kế, yêu cầu
sử dụng.
- Thẩm mỹ: nói đến thẩm mỹ chúng ta phải nói đến kiểu dáng, màu sắc thẩm
mỹ của sản phẩm. Có thể nói là phần hồn của sản phẩm, chất lượng thẩm mỹ tốt
làm nâng cao giá trị của sản phẩm.
- Chất lượng gia cơng: độ chính xác gia cơng nói lên trình độ tay nghề, cơng
nghệ, máy móc thiết bị của nhà sản xuất được thể hiện qua sai số dung sai mà nhà
thiết kế và khách hàng yêu cầu như là các thơng số kích thước chi tiết của sản
phẩm khơng được vượt q dung sai cho phép, khơng có những khuyết tật như
sứt, nứt, mẻ và các yêu cầu khác.
- Giá cả: khi các yêu cầu chất lượng kỹ thuật của sản phẩm mà nhà thiết kế và
khách hành đưa ra được đáp ứng thì giá bán sản phẩm, phương thức trả tiền cần
phải được thoả thuận và thống nhất của hai phía khách hàng và nhà sản xuất sao
cho hai bên cùng phù hợp và có lợi tất cả phải được thể hiện bằng văn bản hợp
đồng.
- Thời gian giao hàng: trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh các yêu cầu về
kỹ thuật, giá cả thì thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức đóng gói vận
chuyển cũng hết sức quan trọng, cần phải làm đúng làm tốt, sẽ tạo uy tín của cơng
ty ngày một nâng cao, thị trường làm ăn được mở rộng và bền vững.
15



- Dịch vụ sau bán hàng: để khẳng định chất lượng của sản phẩm, nâng cao tính
cạnh tranh thì dịch vụ bảo hành, hướng dẫn sử dụng sau bán hàng là hết sức quan
trọng. Điều này giúp cho thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày một rộng lớn, tạo niềm
tin cho khách hàng khi dùng các sản phẩm của công ty.
2.2.3. Chất lượng sản phẩm mộc [2]
Đối với một sản phẩm mộc nói chung, nhiều người hiểu chất lượng là các
yếu tố như hình thức ưa nhìn bên ngồi của sản phẩm, độ chính xác về kích thước,
sự đáp ứng tốt về công dụng và bền lâu, bề mặt trang sức bền và đẹp. Đây là các
yếu tố cơ bản của chất lượng sản phẩm mộc. Tuy nhiên, trên quan điểm quản lý
chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 9000, cần hiểu sâu sắc rằng chất lượng
là một thuộc tính đặc trưng của sản phẩm được xác định làm mục tiêu đánh giá
một sản phẩm có đáp ứng mục đích của nó hay khơng. Trên cơ sở đó chất lượng
của sản phẩm mộc cần tóm lược trong 3 yếu tố sau:
- Sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng (Satisfaction of custommers' needs);
- Sự phù hợp với mục đích sử dụng (Suitability for intended use);
- Sự đáp ứng các tiêu chí cụ thể đã xác định (Performance according to
specification).
Cơng nghệ luôn đổi mới, cạnh tranh, thiết kế mới sản phẩm và khách hàng
luôn mong muốn chất lượng cao hơn. Vì vậy người sản xuất phải ln nâng cao
chất lượng sản phẩm của mình.
Một sản phẩm mộc có chất lượng được hiểu là một sản phẩm mộc khi đưa
ra thị trường đạt các điều kiện sau:
- Thỏa mãn mong đợi của khách hàng.
- Đáp ứng mục đích sử dụng đã xác định đúng.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn và các tiêu chí riêng có liên quan có thể áp dụng.
- Tuân thủ các quy định ràng buộc của pháp luật và xã hội.
- Giá thành có tính cạnh tranh.
- Bán với giá có lợi nhuận.
16



2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đồ mộc [3]
Chất lượng sản phẩm do rất nhiều yếu tố quyết định, các yếu tố ấy có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm. Các yếu tố đó là: Nguyên liệu, kỹ
thuật, máy móc-thiết bị, công cụ, công nghệ, yếu tố tổ chức quản lý, con người và
môi trường.
Nguyên liệu: Nguyên liệu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm. Mỗi loại sản phẩm khác nhau địi hỏi cũng có những loại nguyên liệu khác
nhau nhằm hạn chế ảnh hưởng của nó đến gia công sản phẩm, đến chất lượng sản
phẩm, quy trình cơng nghệ và tỷ lệ thành khí sản phẩm. Vì thế phải kiểm tra để
loại bỏ những yếu tố thuộc nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong
q trình gia cơng như:
- Độ ẩm ngun liệu: Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trị số độ ẩm phải được xác định một cách
cụ thể tùy thuộc từng điều kiện công nghệ.
- Khuyết tật: Khuyết tật tăng dẫn đến chất lượng sản phẩm sẽ giảm, tăng lượng
phế liệu, khả năng tạo ra những sản phẩm chính giảm.
- Dung sai kích thước: Sự sai khác cho phép do nhân tố ngẫu nhiên tác động
(nhân tố ta không thể khống chế và điều khiển được, nó tự do và ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm như sự biến đổi nhiệt độ trong phịng, gió).
- Lượng dư gia cơng là giá trị được xác định trước một cách hợp lí và có ý
thức từ đó xác định kích thước của phôi.
Yếu tố con người: Là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng
sản phẩm. Nhóm yếu tố con người bao gồm: cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công
nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Trong một công ty hay trong một
xí nghiệp, đặc biệt là trong nghành Chế biến lâm sản thì cơng nhân đóng vai trị
quan trọng trong sản xuất là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng
sản phẩm. Điều này được thể hiện ở các mặt:


17


- Trình độ chun mơn và ý thức kỷ luật, tinh thần lao động hợp tác của đội
ngũ lao động tác động trực tiếp đến khả năng tự mình sáng tạo ra sản phẩm, kĩ
thuật công nghệ với chất lượng ngày càng tốt khơng?
- Có thể làm chủ được cơng nghệ ngoại nhập để sản xuất ra sản phẩm với chất
lượng mà kỹ thuật công nghệ quy định hay không?
- Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí kinh
doanh chấp nhận được hay khơng?
Tay nghề cơng nhân càng cao chứng tỏ xí nghiệp đó có kế hoạch đào tạo, chăm
lo cho sự tồn tại và phát triển của cơng ty mình. Đối với cán bộ lãnh đạo cần phải
nhanh nhạy nắm bắt được các thị hiếu của thị trường để có những kế hoạch nhằm
đáp ứng được người tiêu dùng. Tóm lại mối quan hệ giữa con người với con người
nói chung và người lãnh đạo với cơng nhân lao động nói riêng phải ổn định, không
xảy ra xung đột, cãi vã, mất đồn kết, cùng nhau đưa cơng ty phát triển hơn nữa.
Yếu tố tổ chức quản lí: Bất kì một xí nghiệp hay một doanh nghiệp tư nhân
nào mà có ngun liệu tốt, có kĩ thuật tốt, cơng nghệ thiết bị hiện đại nhưng không
biết tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm
hay nói cách khác là khơng biết tổ chức kinh doanh thì khơng thể nâng cao chất
lượng sản phẩm. Chính vì vậy phải thường xun quản lý, giám sát quy trình cơng
nghệ, máy móc thiết bị sản phẩm, tay nghề cơng nhân. Từ đó, người lãnh đạo mới
kịp thời có những biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có
chất lượng đồng đều.
Yếu tố mơi trường: Mặc dù môi trường không ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm nhưng khi môi trường bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất như:
Bụi, tiếng ồn và các chất hóa học ...nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của
người lao động và người dân xung quanh. Máy móc thiết bị có thể làm hư hỏng,
sai lệch trong q trình sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Máy móc thiết bị, cơng cụ:

18


×