Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Vấn nạn miệt thị ngoại hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC
DỰ ÁN

VẤN NẠN MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH
(BODY - SHAMING)
TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
Lĩnh vực: Khoa học hành vi

1


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………

1

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………

1

2. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………

2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………

2

4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………


3

5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………

3

6. Tổng quan tài liệu ………………………………………………….

3

B . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………

5

1.

Thực 5

trạng………………………………………………………

7

2. Vấn nạn body - shaming ………………………………………

12

3. Ảnh hưởng tiêu cực của body - shaming………………………

15


4. Giải pháp …………………….…………………………………

18

C. KẾT LUẬN ………………………………………………………………

19

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………

2


A-LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
 “Con gái mà nhìn như đàn ơng”
 “Eo con kia béo thế”
 “Sao bạn kia xinh thế, cịn mình thì…”
 …..
Những câu nói trên, tưởng chừng chỉ xuất hiện ở đâu đó thơi. Nhưng ai biết

rằng nó đang ngày càng phổ biến. Và nó gắn với một cụm từ “body shaming” cụm từ đối với thế hệ Gen Z thì chẳng xa lạ gì. Body shaming, dịch ra nghĩa
tiếng việt được hiểu là miệt thị ngoại hình, theo từ điển Macmillan, body
shaming là hành động chỉ trích người khác, thường dựa vào việc người đó q
béo hoặc gầy, khơng phù hợp vẻ đẹp chuẩn mực xã hội hay là chuẩn mực của
chính người phán xét. Một dạng phổ biến của body-shaming là fat shaming, là
hành động chỉ trích một người vì họ q nặng cân. Body shaming có thể gồm
nhiều hành vi khác nhau, bao gồm sự tự phê phán về hình thể của mình (gọi là

body image), phê phán hình thể của người khác trực tiếp hoặc gián tiếp.
Có thể nói, body shame có thể là chủ quan và khách quan. Nhưng chủ đề mà
hôm nay chúng tôi tập trung sẽ là thực trạng body shaming người khác. "Xấu
thế mà còn đăng lên mạng”, “Xấu như kia mà cũng có người yêu à”,... Những
câu nói như vậy khơng hề xa lạ trong đối thoại thường ngày, trong vài comment
bình phẩm trên mạng xã hội. Đơi khi là lời nói vu vơ, đơi khi là lời miệt thị gay
gắt. Điểm chung của chúng chính là lấy ngoại hình làm thước đo để chỉ trích
một đối tượng. Hành vi chế giễu hoặc chê trách ai đó về ngoại hình của họ chính
là body shaming.
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng thăng tiến, nhận thức con
người ở nhiều góc độ, nhiều vấn đề cũng được mở rộng hơn. Mạng xã hội giờ
đây đã trở thành một con dao hai lưỡi, họ có thể sẵn sàng để lại những lời chế
giễu, chê bai ngoại hình người khác, vơ tư a dua, hùa theo những bình luận ác ý
mà khơng nghĩ tới hậu quả xảy ra. Mà là “Có cái bình luận thơi mà, nghiêm
3


trọng làm gì ?”. Chính những suy nghĩ và lời nói như vậy vơ hình dung tạo nên
một con dao - một vũ khí giết người. Thực tế là đã có rất nhiều ảnh hưởng tiêu
cực, những điều đáng tiếc xảy ra do “Body - shaming” gây ra.
Với những trăn trở, thấu hiểu và cảm thơng, nhóm chúng tơi đã tập trung tìm
hiểu những nguyên nhân, biểu hiện và hình thức của “Body-shaming” để từ đó
rút ra những giải pháp giải quyết vấn đề này. Chúng tôi quyết định lựa chọn đề
tài : “ Vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body-shaming) trong xã hội hiện nay”
làm nội dung nghiên cứu.

[ Nguồn: Internet ]
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Ai là đối tượng bị body shaming?
- Tại sao lại xảy ra tình trạng body shaming?

- Tại sao không nên body shaming?
- Tại sao body shaming trên mạng xã hội lại dễ dàng hơn ngoài đời thực ?
- Việc body shaming người khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực như nào đối với
sức khỏe của người đó ?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
4


Đối tượng của đề tài : “ Vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body-shaming) trong
xã hội hiện nay”.
Khách thể: học sinh, sinh viên 18 – 25 tuổi tại tỉnh Hưng Yên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về nguyên nhân, biểu hiện và hình thức của
“Body-shaming” từ đó rút ra những giải pháp giảm thiểu, giải quyết vấn đề này.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu của đề tài
Qua việc phân tích và làm rõ thực trạng, chúng tôi muốn làm sáng tỏ những
khái niệm cơ bản và biểu hiện về “Body shaming” - miệt thị ngoại hình. Từ đó
mọi người có cái hiểu đúng đắn về miệt thị ngoại hình và tự ý thức được những
lời nói của bản thân. Đồng thời, chúng tôi đề xuất ra những giải pháp phù hợp
và khả thi nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng miệt thị ngoại hình trên tỉnh Hưng
n nói riêng và tồn xã hội nói chung.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
Phân tích thực trạng miệt thị ngoại hình diễn ra tại tỉnh Hưng Yên. Đưa ra
một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã
hội đối với việc hỗ trợ học sinh bị miệt thị ngoại hình; đồng thời hạn chế các
hành vi miệt thị ngoại hình người khác đang diễn ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: dung bảng hỏi để điều tra sự hiểu biết

về Body-shaming của một số bạn trẻ trên mạng xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập tài liệu có liên quan về vấn đề
body shaming.
6. Tổng quan
6.1. Vấn đề Body-shaming
Trang bodyshaming.org định nghĩa body shaming là tuyên bố tiêu cực không
phù hợp và thái độ đối với trọng lượng hoặc ngoại hình của người khác. Nó
cũng có thể đạt đến sự phân biệt đối xử với các cá nhân có thể thừa cân. Cụ thể,
5


có những thái độ tiêu cực trên các phương tiện truyền thông và những nơi khác
về những người nổi tiếng "quá béo" hoặc “quá gầy” trong một khoảng thời gian
thích hợp. Một phản ứng dữ dội chống lại sự xấu hổ của cơ thể đã dẫn đến việc
đặt ra thuật ngữ và cố gắng mang lại một thái độ tích cực hơn đối với các kích
cỡ và kiểu dáng cơ thể khác nhau. Họ bị người khác chế nhạo chỉ vì khơng
giống khn mẫu các quy tắc thẩm mỹ của văn hóa nơi mà họ đang sống:khơng
quan trọng là họ bị bệnh hay dị tật bẩm sinh, hay chỉ đơn giản là họ khác với
“hình mẫu hồn hảo” lúc bấy giờ. Một số hình thức Body shaming bắt nguồn từ
sự mê tín, sự truyền thống cổ xưa, chẳng hạn như định kiến về tóc đỏ, một số
khác bắt nguồn từ thời trang phổ biến trong thời gian gần đây, chẳng hạn như
thời xưa quy định phụ nữ không mặc áo hở cổ.. Các quy định thẩm mỹ thay đổi
từ nơi này sang nơi khác.
6.2. Vấn đề Body Shaming trên mạng xã hội
Khác với ngoài xã hội, mạng xã hội là nơi ta có thể thoải mái đánh giá, đưa
ra những lời nhận xét về mọi vấn đề cho dù ta có trải qua nó hay chưa. (Morgan,
2018) từng đưa ra lời nhận xét “Hãy suy nghĩ về điều này trong một thời điểm.
Mọi người thực sự hạ thấp bản thân để đưa ra những bình luận độc ác, kỳ cục về
cơ thể của người khác theo cách hèn nhát đến mức họ khơng thể nhìn thấy? Mọi
người nghĩ thế là ổn, chính xác thì sao? Điều này làm cho họ cảm thấy tự hào

hay thơng minh? Nó thật kinh tởm. Thật khó để tin họ đưa ra những lời nói
khiếm nhã như vậy về ngoại hình người khác. Cơ thể người khác trông như thế
nào đâu phải việc của họ?” Nhiều người bị body shaming vô cớ trên mạng xã
hội, việc bình phẩm về ngoại hình của người khác dường như trở thành một
phần không thể thiếu đối với người dùng mạng xã hội ngày nay.

6


B. NỘI DUNG
1. Thực trạng việc Body-shaming
Vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) này bùng phát vơ cùng mạnh mẽ
trong những năm gần đây, dẫn đến rất nhiều những hệ lụy nghiêm trọng, thậm
chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Điều đáng lo ngại hơn hết là mọi người vẫn
chưa thật sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của miệt thị ngoại hình và vẫn để nó
tiếp tục phát triển theo hướng ngày một phức tạp hơn. Công nghệ đang ngày
một phát triển từng ngày, bây giờ là thời đại của nền công nghiệp 4.0, mọi thứ
đều được kết nối qua mạng xã hội. không thể phủ nhận những mặt tích cực của
mạng xã hội đem lại là vơ cùng lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại mặt tối
bên trong mạng xã hội. Các từ ngữ miệt thị xuất hiện nhiều hơn trên các trang
mạng xã hội. Mạng xã hội như một “mảnh đất màu mỡ” cho những kẻ thích dè
bỉu người khác.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng body shaming, tôi đã tiến hành khảo sát 195
người là học sinh THPT trong tỉnh Hưng Yên dùng mạng xã hội về vấn đề body
shaming trên mạng xã hội. Trong số 195 người tham gia khảo sát, có 45 người
7


là nam, 150 người là nữ. Kết quả cho thấy, cụm từ này là vô cùng phổ biến

trong giới trẻ hiện nay. Với 100% người tham gia khảo sát biết đến cụm từ,
lượng ngưới biết thông qua mạng xã hội chiếm đến 83,4% (156 người), 16,6%
(31 người) thông qua sách báo. Và có 174 người hiểu rõ cụm từ này.

Khi được hỏi bạn đã bao giờ bị người khác body shaming chưa? Chúng tôi
thấy được 140 câu trả lời là đã từng bị. Trong 140 người đó, khi nói về cảm xúc
của mình khi bị người khác body shaming, đa phần câu trả lời mà tôi nhận được
là bức xúc và khó chịu, tiếp đến là tự ti, xấu hổ về bản thân mình, nhưng cũng
có những người cảm thấy bình thường.

8


Một nghiên cứu năm 2019 của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Vương quốc Anh
cho thấy 28% nam giới cảm thấy lo lắng về hình dáng cơ thể của họ và 11% có
ý định tự tử do lo lắng về cơ thể, trong khi một cuộc khảo sát của YouGov năm
2020 cho thấy những người đàn ông trẻ tuổi phải vật lộn với sự tự tin về cơ thể
gần bằng phụ nữ. Rối loạn hình thể, hội chứng mà bệnh nhân bị ám ảnh nặng nề
về những khiếm khuyết cơ thể trong nhận thức, ảnh hưởng đến nam giới và nữ
giới với số lượng ngang nhau.
• Định kiến cơ thể
Hầu hết tất cả những người tham gia đề cập rằng các phương tiện truyền
thông đã ảnh hưởng đến quan điểm của họ về cơ thể của chính họ. Như vậy, ta
có thể thấy vấn đề body shaming giờ đây khơng còn xa lạ với giới trẻ, đặc biệt
giới trẻ trong độ tuổi thanh niên luôn dành mối quan tâm, sự lo lắng về vấn đề
này.
2. Vấn nạn body-shaming
2.1. Ai là nạn nhân của body shaming?
Ánh Tuyết, nữ diễn viên thủ vai Diệp của Hương vị tình thân đã chia sẻ
chuyện mình bị "body- shaming" từ trong phim ra tới đời thực khiến nhiều cư

9


dân mạng bất ngờ. Theo đó, Ánh Tuyết (nghệ danh là Tuyết) đã cơng khai
chuyện mình từng bị nhiều người miệt thị ngoại hình thời điểm quay phim
Hương vị tình thân. Được biết, để vào vai Diệp trong Hương vị tình thân, Tuyết
đã buộc phải tăng tới gần 10kg. Trước đó, nữ diễn viên vốn sở hữu ngoại hình
gầy gị, mảnh mai, vịng eo 64cm. Thế nhưng để có thể đóng vai Diệp, Tuyết đã
phải hy sinh vóc dáng này, tự biến bản thân thành một cơ nàng có vịng 2 đầy
mỡ, ăn mặc lơi thơi. Tuyết chia sẻ, vì để nhập tâm hết mức cho vai diễn, cơ
thậm chí đã sống như Diệp ở ngoài đời. Nữ diễn viên để mặt mộc ra đường,
thậm chí khơng chăm sóc, để răng ố vàng…

10


Hay Lê Âu Ngân Anh đăng quang Tân Hoa hậu
Đại dương 2017, cô ngay lập tức bị cộng đồng mạng
ném đá dữ dội về ngoại hình, đặc biệt là đơi mơi với
những từ ngữ như 'miệng cá trê', 'xấu xí'… Có người
cịn nói rằng: 'Hoa hậu gì mà miệng như bơm bị lỗi'...
Thậm chí cộng đồng mạng cịn chế ảnh giễu cợt cô
một cách quá đáng. Nhưng rõ ràng, cho dù Lê Âu
Ngân Anh
không xứng đáng để sở hữu vương miện đi chăng nữa thì việc chê bai và giễu
cợt ngoại hình cũng gây ra khơng ít suy nghĩ tiêu cực cho cơ gái, bằng chứng là
Ngân Anh sau đó đã phải nhập viện cấp cứu.
“Mình ở lớp hay bị chú ý bởi gương mặt đầy mụn. Bạn bè và ngay cả thầy cơ
cứ thấy mặt mình là hỏi 'Sao nay mặt mụn dữ vậy? ”. Hồi cấp hai có đứa thậm
chí cịn nói mặt mình trơng như 'đáy nồi cơm điện'. Dần dần mình bắt đầu tin

vào những lời nói đó, rằng mình thật xấu xí. Mỗi ngày đi học đối với mình như
một cơn ác mộng...'. - lời kể của bạn N.V.L
Nữ ca sĩ Selena Gomez cũng là một trong những nạn nhân của công chúng
trong một thời gian dài cơ tăng cân vì đối phó với bệnh Lupus ban đỏ. Cô phải
đối mặt với rất nhiều lời chê bai, thậm chí là hàng ngày, hàng giờ. Cơ cho biết:
“Tôi tăng và giảm cân nhiều lần, phụ thuộc vào những biến động trong cuộc
sống. Chuyện tăng cân thực sự khiến tôi tổn thương”. Nữ ca sĩ được chẩn đoán
mắc chứng rối loạn lưỡng cực và trầm cảm bên cạnh căn bệnh Lupus khi phải
chịu đựng những chỉ trích về ngoại hình cùng với nhiều biến cố khác trong cuộc
sống. Sau ca phẫu thuật ghép thận, nữ ca sĩ phải điều trị tâm lý và ngừng sử
dụng mạng xã hội trong 2 năm liền.

11


[ Nguồn: Internet ]
Bắt nguồn từ việc bị body shaming, Demi Lovato từng tìm đến rượu, chất
kích thích, thậm chí rạch cổ tay để trốn tránh thực tế. Chia sẻ với Access
Hollywood, giọng ca sinh năm 1992 cho rằng không thể sống thiếu chất cấm quá
một giờ, từng mang chúng lên máy bay, trốn vào nhà vệ sinh để sử dụng.
Theo (Chomet, 2017), Body shaming luôn xảy ra xung quanh chúng ta, nó
đến từ nhiều hướng và nhiều hình thức khác nhau. Siêu sao, siêu mẫu hay thậm
chí là người bình thường, khơng ai là chưa từng trải qua body shaming cả. cho
dù bạn là ai hay trông như thế nào, rất có thể đã có những lúc người khác miệt
thị ngoại hình của bạn để khiến bạn cảm thấy cơ thể mình khơng bình thường.
Thực tế mỗi người khi bước qua tuổi dậy thì đều có những bước thay đổi khác
nhau. Truyền thông và mạng xã hội luôn tạo áp lực lo lắng khiến bạn phải suy
nghĩ cơ thể của mình có phát triển bình thường khơng.
2.2. Chỉ đơn giản là đùa vui, vơ tình?
12



Khi thực hiện khảo sát, tơi có đặt một câu hỏi “Bạn đã từng vơ tình Body
shaming ai trên mạng xã hội chưa ?” Hơn 82% câu trả lời tôi nhận được là chưa,
một số ít cịn lại trả lời rằng họ đã từng và đó chỉ là vơ tình hoặc đùa vui. Ngay
cả những bộ phim hài hước, cũng lấy hình mẫu những người thừa cân là tâm
điểm của những trò đùa.

Những người body shaming người khác trên mạng xã hội tự cho rằng đó chỉ
là khiếu hàì hước, và nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đối tượng. Hơn thế nữa,
họ cịn cho rằng những lời nói đùa ấy sẽ là động lực giúp đối phương thay đổi.
Nhưng liệu họ có biết được lời nói đùa vui của họ dừng lại ở mức nào? là nói
một cách tế nhị ? hay là buông lời khiếm nhã? Khi buông ra những câu nói đùa
ấy, bạn nghĩ có thể bạn hài hước, nhưng thực sự bạn có quan tâm cảm xúc của
đối phương khi phải nghe, đọc những lời nhận xét khiếm nhã của bạn về bản
thân mình?
Adan từng chia sẻ trên blog cá nhân của mình (Adan, 2020) rằng có một thời
gian, cân nặng của cơ lên đến 230 kg, cô bị kẹt không thể di chuyển tại khu
Disney land, mỗi lần xuất hiện, cô lần xuất hiện hay chụp ảnh đăng lên mạng xã
hội, cô đều luôn trở thành tiêu điểm cho người ta chỉ trỏ, cười đùa, thậm chí có

13


người cịn hỏi tại sao cơ lại phát phì lên như thế. Hay một số người còn đưa ra
lời “khuyên” cô không nên di chuyển và chỉ ở yên một chỗ.
Tại sao người ta lại thích body shaming người khác trên mạng xã hội? Mạng
xã hội giờ đây như một phần cuộc sống trong giới trẻ. Nơi bạn có thể thoải mái
chia sẻ những cảm xúc của mình, bạn có thể đăng bất cứ tấm hình nào bạn
muốn, kết nối mọi người trên khắp hành tinh này. Nhưng mạng xã hội cũng có

mặt trái ngồi ý muốn, đó là khơng thể kiểm sốt được những ý kiến mang tính
tiêu cực, khích bác, những bài viết nói xấu, dè bỉu nhau. Hầu hết những vụ body
shaming đều xảy ra trên mạng xã hội, nơi mà mọi người chẳng biết ta là ai.
Body shaming trên mạng xã hội thật đơn giản vì họ chỉ cần đưa ra một cái bình
luận, họ có thể dễ dàng tìm cho mình những “đồng minh” để dễ dàng a dua cùng
với nhau để bàn tán, bình luận về cơ thể, ngoại hình của một người mà họ thậm
chí cịn chẳng quen biết. Đáng ngạc nhiên là vẫn cịn có những suy nghĩ “Nếu
xấu như thế mà dám đăng lên mạng thì phải dám nhận chỉ trích.”
3. Ảnh hưởng tiêu cực của Body-shaming
Bên cạnh việc một số người có thể biến những lời nói body shaming làm
động lực, hồn thiện bản thân mình, thì ảnh hưởng tiêu cực vẫn còn là rất lớn.
3.1. Ảnh hưởng đến mặt sức khỏe:
Ta có thể thấy ảnh hưởng lớn nhất của body shaming đem lại chính là rối loạn
ăn uống. Trong một nghiên cứu của (Lamont, 2015), cô thấy rằng những người
bị body-shaming, họ càng ít muốn chú ý đến các tín hiệu tự nhiên của cơ thể
mình, chẳng hạn như cơn đói", cơ nói. "Điều này có nghĩa là họ coi trọng sức
khỏe của họ ít hơn và có kết quả sức khỏe kém hơn: nghĩa là họ bị nhiễm trùng
nhiều hơn, tự đánh giá là kém khỏe mạnh hơn và trải qua nhiều triệu chứng thực
thể hơn.
Thậm chí, khi phụ nữ body shamed cũng cảm thấy xấu hổ về các chức năng
tự nhiên của cơ thể. Ví dụ, kinh nguyệt, đổ mồ hôi và ăn uống trở thành những

14


vấn đề cần che giấu. Do đó, họ có xu hướng từ chối dịch vụ chăm sóc chất
lượng của bản thân, dẫn đến ốm đau và bệnh tật nhiều hơn.
Một nghiên cứu năm 2019 của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Vương quốc Anh
cho thấy 28% nam giới cảm thấy lo lắng về hình dáng cơ thể của họ và 11% có
ý định tự tử do lo lắng về cơ thể, trong khi một cuộc khảo sát của YouGov năm

2020 cho thấy những người đàn ông trẻ tuổi phải vật lộn với sự tự tin về cơ thể
gần bằng phụ nữ. Rối loạn hình thể, hội chứng mà bệnh nhân bị ám ảnh nặng nề
về những khiếm khuyết cơ thể trong nhận thức, ảnh hưởng đến nam giới và nữ
giới với số lượng ngang nhau.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, miệt thị ngoại hình có thể gây ra bệnh trầm
cảm, rối loạn ăn uống, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tinh thần
và thể chất. Khơng ít người tìm đến cái chết sau một thời gian là nạn nhân của
body shaming.
Tờ Huffington Post giới thiệu một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Jean
Lamont, đại học Bucknell, về ảnh hưởng của body-shame tới phụ nữ. Nghiên
cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có cường độ body-shame cao có biểu hiện giảm
sức khỏe và một số gia tăng các bệnh nhiễm trùng từ độ tuổi teen. Những phụ
nữ có trình độ cao hơn của cơ thể xấu hổ, nhiễm trùng tăng giữa các lần đầu tiên
và thứ hai của câu hỏi được phân phối. Tự xấu hổ về hình thể dẫn đến sức khỏe
thể chất kém, vì những cảm xúc tiêu cực có thể làm phụ nữ là thiếu chú tâm với
cơ thể của họ và khó chăm lo sức khỏe hơn. Dù chỉ là nghiên cứu quy mô nhỏ,
những nghiên cứu này báo động về ảnh hưởng tiêu cực của việc xấu hổ về hình
thể lên chính sức khỏe. (Adams, 2015).
3.2. Ảnh hưởng về mặt tâm lý
Có lẽ, ảnh hưởng lớn nhất mà body shaming để lại chính là sức khỏe tâm lý.
Những người bị body shaming bị ám ảnh bởi lời nói của những kẻ chỉ trích, họ
trở nên thiếu tự tin, rụt rè với xã hội, và bản thân họ tự biến mình trở thành
những con người bắt buộc phải theo những khuôn mẫu của chuẩn mực cái đẹp
xã hội. Body shaming không chỉ giết chết tâm hồn, sự tự tin mà còn giết chết
15


sinh mạng quý giá của con người. Trên báo chí, truyền thơng đã có nhiều trường
hợp body shaming gây hậu quả nghiêm trọng.
Tháng 5/2018, Ameera Stokes (18 tuổi) cầm búa và trút giận lên cha của em

ruột sống ở Michigan, Mỹ. Hành động phạm pháp và thiếu kiểm soát của
Ameera chính là giọt nước tràn ly sau khoảng thời gian dài Ameera bị chính cha
ruột miệt thị thân hình. Ơng nhiếc móc con gái và cho rằng con quá mập. Mẹ
Ameera kể, cô bé phải chịu đựng hàng loạt rối loạn tâm lý từ những lời chê bai
của cha. Ameera chán ghét bản thân và cho rằng mình q vơ dụng. Những lời
bình phẩm này đã ám ảnh em suốt những năm tháng trưởng thành, vùi em sâu
dưới tận cùng bi quan, mặc cảm. Năm 2014, Ameera từng cố tình gây chuyện và
đâm một người bạn trong một quán bar chỉ vì em muốn bị bắt giam, muốn thốt
khỏi cuộc sống với người cha nhẫn tâm. Em biến mình thành cơ bé gây phiền
tối cho mọi người chung quanh, tất cả chỉ vì muốn trốn chạy khỏi địn roi và
lời nhiếc móc của cha. Cơ bé từng nhiều lần tự tử nhưng bất thành và cuối cùng,
em đã chẳng thể thốt ra khỏi bi kịch đời mình, chọn cách tồi tệ nhất để kết
thúc.

16


[ Nguồn: Internet ]
Hay trên thế giới, nạn nhân của body shaming từng phải tìm đến cái chết vì
khơng chịu nổi áp lực. Đó là trường hợp của Jessica Laney (người Mỹ) tự kết
liễu cuộc sống ở tuổi 16 vào năm 2012. Trước đó, nữ sinh thường chia sẻ trên
mạng xã hội về nỗi buồn khổ vì cuộc sống gia đình trục trặc, những cuộc cãi vã
ở trường và mối lo lắng về cơ thể mình.Tuy nhiên, thay vì những lời động viên,
Laney liên tục bị chê “béo”, “lẳng lơ”, thậm chí có người cịn đề nghị: “Bạn chết
đi được chứ?”. "Cô ấy liên tục bị bắt nạt tới mức không thể chịu đựng được
nữa", Valeria Canales - bạn của Jessica Laney - đau buồn nói.

[ Nguồn: Internet ]
4. Giải pháp đưa ra
Là một kiểu bắt nạt bằng lời nói, vì vậy body shaming sẽ chẳng bao giờ

ngừng lại cả. Thay vì cứ để yên cho mọi chuyện xảy ra, tại sao bạn khơng thử
đối diện với nó và hướng tới những điều tích cực hơn:
- Lờ đi những lời nói khiếm nhã: Một ngày đẹp trời bạn đăng một bức hình
lên mạng xã hội và bị chế giễu, thì việc làm đơn giản nhất là bạn hãy ngó lơ
17


những bình luận ấy đi. Chúng ta khơng cần thiết phải đọc những lời nói khiếm
nhã của người khác dành cho. Thay vì bận tâm đến nó, ta hãy tìm cách bơ nó đi.
Tại sao ta phải làm vừa mắt tất cả mọi người? cho dù bạn có cố gắng đến thế
nào đi nữa, thì với những kẻ thích body shaming người khác vẫn cố tìm ra được
khuyết điểm của bạn. Những người đó chẳng là gì trong cuộc sống của ta cả, vì
vậy ta chỉ cần lờ đi và tiếp tục là chính mình.
- Đối diện trực tiếp với những “anh hùng bàn phím” : Nếu sự im lặng của
bạn khiến chúng càng được nước lấn tới, thì bạn hãy đáp trả một cách mạnh mẽ.
đừng yếu đuối trước những kẻ lấy người khác ra làm trò đùa, điều đó chỉ càng
khiến chúng được nước lấn tới. “Tao xấu, mặc kệ tao, liên quan gì đến mày, tao
thấy đẹp là được.” Một câu trả lời chắc nịch một phần sẽ chặn họng những kẻ
thích miệt thị người khác. Cịn đối với các tin nhắn riêng tư, (WeFit, 2018) chia
sẻ rằng hãy giữ bình tĩnh, u cầu người đó ngừng nhắn tin cho bạn. Bạn có thể
nói, “Đó là một ý kiến tuyệt vời, nhưng tơi hài lịng với tơi của bây giờ. Việc
bạn nhắn tin cho tôi không khiến tơi ngừng u bản thân hơn đâu.”
- Tìm đến những nhà truyền cảm hứng: Không chỉ riêng bạn bị body
shaming, còn rất nhiều người khác trên thế giới cũng phải chịu đựng những lời
nói ấy giống bạn. Nhưng có một số người đã tìm được lối đi cho bản thân, họ
lập ra những cộng đồng, blog đưa ra lời khuyên và trải nghiệm về vấn đề này.
Bạn có thể tìm đến họ để nghe những lời khun hữu ích.
- Tìm đến lời khuyên của chuyên gia: Đừng giấu đi những suy nghĩ của mình,
nếu bạn khơng thể chia sẻ với gia đình, hãy tìm đến người thực sự hiểu biết
trong lĩnh vực này. Họ có thể giúp bạn tìm ra hướng đi riêng của bản thân.

- Cuối cùng, hãy tìm ra một điểm bạn u thích về cơ thể mình:
(Correspondent, 2018) đã đưa cho chúng ta một lời khuyên hữu ích rằng Thay vì
tập trung vào những lời lăng mạ,hãy dành thời gian để cải thiện đi cơ thể của
bạn vì lợi ích của chính mình. Mối quan hệ bạn có với cơ thể của bạn là thiêng
liêng. Và giống như mọi mối quan hệ, đừng cho ai quyền can thiệp giữa hai bạn.
Hãy cho bản thân một liều lượng tự tin bằng cách tập trung vào những gì bạn
18


giỏi; hãy nhớ rằng, mọi người đều có những bất an, ngay cả những người bạn
cho là hoàn hảo cũng có vấn đề về cơ thể. Tuy nhiên, việc tiếp tục chỉ ra chúng
không phải là việc của ai cả.
Khi miệt thị ngoại hình đi quá giới hạn trên mạng xã hội thì cần những biện
pháp mạnh để ngăn chặn chúng. Đã có rất nhiều trường hợp các nghệ sĩ Hàn
Quốc, Trung Quốc thắng kiện những kẻ nhạo báng, chế giễu mình trên mạng xã
hội. Kết quả những kẻ này bị phạt một số tiền lớn vì hành vi bộc phát của mình.
Ngày càng nhiều nghệ sĩ dám đứng lên bảo vệ chính mình góp phần đánh vào
nhận thức của người dùng mạng. Khiến cho họ suy nghĩ kĩ càng trước khi xúc
phạm bề ngoài của người khác.
Ngoài ra, tại Việt Nam, theo Nghị định 15 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4
năm 2020 người dùng mạng xã hội sẽ bị phạt 20 triệu đồng nếu đăng hình người
khác khơng xin phép. Điều này góp phần răn đe mọi người ý thức trong việc sử
dụng hình ảnh xấu, ảnh chế của người khác để làm công cụ mua vui chế giễu
ngoại hình người khác trên mạng xã hội.

19


C. KẾT LUẬN
Qua đề tài nghiên cứu lần này, chúng tơi có thể đưa ra một số kết luận như

sau:
- Mạng xã hội là nơi dễ dàng đăng tải những thơng tin, bình luận về body
shaming nhiều nhất.
- Body shaming khơng phân biệt tuổi tác, giới tính, quốc tịch.
- Hậu quả tiêu cực mà body shaming đem lại là vô cùng lớn
- Hãy tìm cho mình một giải pháp thốt khỏi vấn nạn body shaming, đừng
để tâm hồn bạn bị tổn thương bởi những lời nói ác ý.
Hãy đối xử tốt với bản thân, khi bạn bắt đầu đối xử tốt với bản thân, chắc
chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng cuộc sống thật tuyệt vời. Những
điều đơn giản như mỉm cười và tự khen mình vài câu mỗi lần tình cờ lướt qua
gương sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách nhìn nhận về bản thân. Yêu thương chính
mình, bạn sẽ khơng bao giờ phải nuối tiếc.
Body shaming là một hành vi rất đáng lên án, vì vậy đừng để những kẻ body
shaming dùng những trò đùa để thực hiện hành vi phi đạo đức này. Hãy lên
tiếng nếu bạn cảm thấy không thoải mái và bị xúc phạm. Đừng ngại chia sẻ với
người thân, bạn bè thân thiết và những người bạn tin tưởng, họ sẽ giúp bạn vượt
qua những khó khăn này và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Mỗi người sinh ra
đã là một cá thể hồn tồn độc lập, khơng ai giống ai. Đừng để những tiêu chuẩn
do người khác tạo ra ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

20



×