Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận Vấn đề miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh thạc sỹ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.37 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, Xã hội công bằng dân chủ
văn minh”. Đảm bảo ổn định chính trị xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của chính mỗi người dân Việt
Nam. Với mong muốn và chủ trương đó Nhà nước ta cố gắng tìm ra những giải
pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu cả trong ngắn hạn, dài hạn và liên tục cải tiến
để có những bước đi phù hợp nhất với thực tế. Để có thể làm tốt được điều này cần
có sự lỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân ta. Trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có sự đóng góp rất lớn của khoa học kỹ thuật
nhưng cốt lõi nhất vẫn là trí tuệ con người. Máy móc chỉ là sản phẩm của con
người, sinh ra để hỗ trợ con người chứ không thể thay thế được con người. Trên cơ
sở đó Đảng ta đã rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và coi đó như là biện pháp
nền tảng để tăng cường nhận thức, nâng cao trình độ dân trí, qua đó mỗi người dân
sẽ làm tốt hơn công việc của mình, góp phần xây dựng xã hôi tốt hơn.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong Lời kêu gọi thi đua ái
quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân chúng ta phải “diệt giặc dốt”
trước cả “diệt giặc ngoại xâm” vì thời điểm đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và
chống đói nghèo. Đi theo tưởng đó của Bác, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục chăm lo
cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, coi giáo dục là chìa khóa, là động lực cho sự
phát triển đất nước.
Sự nghiệp giáo dục của nước ta được chia thành các cấp đào tạo từ Mầm
non, Tiểu học đến đào sau đại học. Với mỗi cấp khác nhau Bộ Giáo dục và Đào tạo
(BGD-ĐT) luôn có những chương trình đào tạo với những yêu cầu khác nhau phù
hợp với từng lứa tuổi, trình độ. Đào tạo sau đại học, đặc biệt là đào tạo Thạc sỹ
1
giống như bước chuyển mình giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân
viên và người lao động trong các lĩnh vực của xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu công
việc nghiên cứu chuyên sâu. Để tham gia được vào những khóa học sau đại học
này các ứng viên phải tham dự kỳ thi tuyển sinh do các Trường đại học tổ chức


theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục quy định. Khi kết thúc khóa học
các học viên cũng phải đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết thì mới có thể nhận
được Bằng chứng nhận đã được đào tạo sau đại học. Tuy nhiên trong quá trình ra
quyết định và thực hiện quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với quy chế
tuyển sinh sau đại học vẫn còn có những khó khăn và chưa rõ ràng gây ra sự hiểu
lầm và khó thực hiện đối với các trường đại học trực tiếp tuyển sinh.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước
chương trình chuyên viên , tôi đã phần nào nắm được một số kiến thức cơ bản về
Nhà nước và Pháp luật, về quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá, xã hội, giáo dục tôi chọn đề tài “Vấn đề miễn thi Ngoại ngữ trong
kỳ thi tuyển sinh thạc sỹ tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Hoàng Văn Chức
và các thầy cô giáo giảng dạy trong thời gian qua. Tuy nhiên, bản thân còn hạn chế
về thực tế, nên tôi chỉ có thể viết tình huống này ở một số khía cạnh vì vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được các thầy cô giáo đóng góp ý kiến
cho bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
2
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Trước năm 2008 quy chế tuyển sinh và đào tại Sau đại học tuân thủ theo
quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc
và Đào tạo. Theo quy chế này các học viên tham gia đào tạo Thạc sỹ sẽ phải trải
qua kỳ thi 03 môn cơ bản. Trong quá trình học tập sẽ phải hoàn thành các học phần
theo quy định thì mới có thể tốt nghiệp ra trường.
Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ cho phép thí sinh khi thi
đầu vào được miễn thi môn ngoại ngữ nếu thí sinh có đủ điều kiện.
Nhưng cùng với yêu cầu phát triển của đất nước và trình độ phát triển giáo
dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết
định thay đổi cơ chế tuyển sinh, đào tạo thạc sỹ mới theo Thông tư 10/2011/TT-

BGD&ĐT. Trong Thông tư 10 Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy chế đào tạo
trình độ thạc sĩ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ký ghi rõ: Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định số
45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày
21/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số
45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008”.
1.2 Mô tả tình huống
Thông tư số 10/2011/TT- BGD&ĐT, ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc
sĩ về các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành
3
hoặc chuyên ngành đào tạo. Trong thông tư chỉ nêu rõ các môn phải thi mà không
quy định môn thi Ngoại ngữ có được miễn thi cho một số thí sinh hay không.
Tuy nhiên, tại quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ghi rõ
các đối tượng dự thi kỳ thi tuyển sinh cao học được miễn thi ngoại ngữ khi có đủ
các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo
là tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình đào tạo trong nước mà ngôn
ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng Anh không qua phiên
dịch;
- Có chứng chỉ TOEFL ITP 400, iBT 32 hoặc IELTS 4.5 trở lên trong thời hạn
2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ Giáo dục
và Đào tạo giao nhiệm vụ và công nhận tương đương trình độ tiếng Anh
TOEFL ITP 400, iBT 32 hoặc IELTS 4.5.
Sau khi các trường đại học đã tổ chức xong kỳ thi tuyển sinh sau đại học vào

tháng 5, tháng 8 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra công tác tuyển
sinh của các trường và thông báo 14 trường vi phạm quy chế tuyển sinh sau đại
học, Bộ yêu cầu hủy kết quả thi cao học của các thí sinh tham dự kỳ thi trên. Trước
Công văn yêu cầu như vậy các trường đại học có tổ chức thi tuyển sinh vi phạm đã
có công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại việc hủy kết quả thi đối
với các thí sinh được miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi vừa qua. Các trường vi phạm
quy chế tuyển sinh đều là các trường thuộc nhóm hạng A như: ĐH Bách khoa, ĐH
Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia
4
Hà Nội, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện
Công nghệ Bưu chính viễn thông,
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích
- Bộ Giáo dục và đào tạo gửi Công văn yêu cầu 14 trường đại học hủy kết quả
thi tuyển sinh cao học của các thí sinh tham dự kỳ thi năm 2011 do nhà trường đã
vi phạm quy chế tuyển sinh trong Thông tư 10/2011/TT- BGD&ĐT. Tuy nhiên các
trường đại học đề nghị Bộ giáo dục xem xét lại quyết định của Bộ do chưa có sự rõ
ràng về quy chế tuyển sinh thạc sỹ trong Thông tư 10 và quyết định số 45 nên đã
gây ra sự hiểu lầm.
- Nếu các trường hủy kết quả thi, sẽ có khoảng gần 1000 thí sinh vừa tham dự
kỳ thi trên bị lỡ khóa học, gây bức xúc cho các thí sinh
- Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu hủy kết quả thi đối với những thí sinh
được miễn thi thì chính Bộ Giáo dục đã không thừa nhận kết quả đào tạo của các
trường đại học có đào tạo chính quy chuyên ngành tiếng Anh và bằng của các cơ
sở tổ chức thi cấp chứng chỉ do Bộ cấp phép.
- Sự lệch pha giữa các văn bản của Bộ khi mà theo thông tư số 05/2012/TT-
BGD-ĐT lại quy định người có trình độ ngoại ngữ đủ để dự tuyển và bảo vệ luận
án tiến sĩ lại vẫn chưa đủ điều kiện để được học thạc sĩ.
2.1 Phân tích tình huống
- Theo nội dung công văn của Bộ GD-ĐT gửi các trường, hầu hết cơ sở đào tạo

trình độ thạc sĩ đã thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển sinh cũng như quy
định khác của quy chế nhưng hiện vẫn còn một số cơ sở đào tạo đã cho thí sinh
miễn thi ngoại ngữ đầu vào. Đây là việc làm trái quy định hiện hành. Bộ yêu cầu
5
trường rà soát lại danh sách thí sinh được miễn thi ngoại ngữ đầu vào trong đợt
tuyển sinh năm 2011 và ra quyết định hủy công nhận trúng tuyển số thí sinh trên.
Nguyên nhân hủy kết quả trên là do vi phạm thông tư số 10/2011 về Quy chế tuyển
sinh thạc sĩ.
14 trường đại học mà Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu hủy kết quả trên ước tính
số lượng học viên lên tới hàng ngàn người ở các trường như ĐH Quốc gia Hà Nội
khoảng 600 học viên, ĐH Kinh tế TP.HCM khoảng 300 học viên, ĐH Ngoại
thương khoảng 70 học viên,
Theo Quyết định 45/2008/QĐ-BGDĐT về áp dụng Quy chế đối với chương
trình và tổ chức đào tạo, quy chế nêu rất rõ: Đối với học viên các khoá tuyển sinh
từ năm 2008 trở về trước áp dụng chương trình đào tạo và hình thức đào tạo quy
định tại Quyết định 18/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 8 tháng 6 năm 2000 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo sau đại học. Đối
với học viên tuyển sinh từ năm 2009 trở đi áp dụng chương trình đào tạo quy định
tại Quy chế này. Như vậy theo quy chế này các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh
sẽ được miễn thi ngoại ngữ khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, điều 10 của
quy chế này.
Xem xét lại văn bản thì trường không sai, thí sinh không có lỗi. Lỗi là do chưa
rõ ràng trong văn bản giữa Quyết định 45/2008 về Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ
và Thông tư số 10/ 2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế về đào tạo thạc sĩ. Trong
trường hợp này trách nhiện vẫn chưa thuộc về ai.
- Khi Bộ ra quyết định hủy kết quả thi thì đã hầu hết các trường đã triệu tập học
viện đi học vì thế sẽ có rất nhiều khó khăn và bức xúc cho thí sinh khi bị hủy kết
quả thi, hủy kết quả học tập của họ trong khi trình độ Ngoại ngữ của họ xứng đáng
với điều kiện mà Bộ đã đặt ra.
6

- Chương trình đào tạo ngành cử nhân Anh văn và trình độ tốt nghiệp cử nhân
Anh văn đều phải được Bộ GD-ĐT công nhận vậy thì thi đầu vào cao học đòi hỏi
trình độ B2, dưới mức của Cử nhân Anh văn. Bên cạnh đó nhiều thí sinh đã có các
chứng chỉ Anh văn được quốc tế công nhận với đầy đủ các kỹ năng lại không được
sử dụng trong kỳ thi đầu vào. Điều này là bất hợp lý cho học viên khi Bộ yêu cầu
hủy kết quả thi.
- Theo điều 9, thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT quy định về những trường hợp
miễn thi ngoại ngữ với các nghiên cứu sinh tham dự kỳ thi đào tạo tiến sỹ. Theo
đó, nếu so sánh thì trong chương trình đào tạo tiến sỹ, các nghiên cứu sinh được
miễn thi ngoại ngữ khi có đủ các điều kiện trong khi đó nếu hủy kết quả thi trong
kỳ thi thạc sỹ thì yêu cầu đối với tiến sỹ còn thấp hơn yêu cầu ngoại ngữ đối với
thạc sỹ. Và câu hỏi đặt ra đối với Bộ là tại sao đào tạo tiến sỹ thì được miễn trong
khi đào tạo thạc sỹ thì không được.
2.3 Nguyên nhân và hậu quả
Có 14 trường đại học vi phạm quy chế tuyển sinh sau đại học, nguyên nhân
không phải là do các trường cố tình làm sai quy chế mà chủ yếu là sự chưa rõ ràng
trong thông tư 10 và quyết định 45 về quy chế tuyển sinh, đào tạo thạc sỹ của Bộ
Giáo dục và đào tạo. Thông tư số 10/2011/TT- BGD&ĐT, ban hành Quy chế đào
tạo trình độ thạc sĩ về các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ
sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Trong thông tư chỉ nêu rõ các môn phải
thi mà không quy định môn thi Ngoại ngữ có được miễn thi cho một số thí sinh
hay không. Chính vì thế mà các trường cho phép miễn thi ngoại ngữ đối với các
ứng viên có đủ điều kiện quy định tại quyết định số 45. Qua đây mới thấy các văn
bản ban hành có sự không nhất quán với nhau bên cạnh đó là do các trường đại học
không tìm hiểu kỹ và hiểu đúng về quy định của Bộ.
7
Mặc dù Công văn của Bộ đã gửi xuống các trường yêu cầu hủy kết quả
tuyển sinh đối với những thí sinh được miễn thi Tiếng Anh nhưng các trường cũng
đã có công văn đề nghị Bộ Giáo dục đào tạo công nhận kết quả tuyển sinh của các
thí sinh này để tránh làm ảnh hưởng tới quyền lợi và lợi ích của các thí sinh. Trên

cơ sở xem xét đơn đề nghị của các trường đại học và thực tế kết quả học tập của
các học viên, Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định giữ nguyên kết quả thi của các thí
sinh tham dự kỳ thi cao học vừa qua. Qua tình huống trên đã cho thấy sự không
nhất quán, rõ ràng giữa các văn bản ban hành của các cơ quan chức năng có ảnh
hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của các học viên, các trường đại học tuyển
sinh, gây lo lắng, hoang mang cho các ứng viên tham gia. Bên cạnh đó Bộ cũng
cần cân nhắc và tính toán trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình ra
quyết định của mình. Nếu Bộ kiên quyết thực hiện quyết định hủy kết quả thi thì sẽ
có khoảng 1000 học viên đang tham dự các khóa học đào tạo sau đại học bị hủy
kết quả thi và công sức học tập tại trường và quyền lợi của học viên. Bên cạnh đó
chi phí cho việc tổ chức thi tuyển lại cũng rất tốn kém về chi phí.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống
- Để thực hiện được đúng các quy chế tuyển sinh sau đại học đối với các
trường đại học có tổ chức thi, rất cần sự rõ ràng trong cơ chế tuyển sinh và sự phù
hợp nhất quán giữa các văn bản đã ban hành.
- Để bảo vệ quyền lợi cho các thí sinh đã tham gia tuyển sinh trong kỳ thi
năm 2011 mà vẫn đảm bảo được chất lượng thi đầu vào tại các trường đại học và
thực thi đúng quy định về cơ chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo về tuyển
sinh sau đại học trình độ thạc sỹ. Bên cạnh đó cần chú trọng tới chất lượng đào tạo
đầu ra cho mỗi khóa đào tạo cao học.
8
3.2. Đề xuất phương án giải quyết.
Để giải quyết tình huống trên, bằng các kiến thức đã học và thực tế, tôi đề nghị
các phương án giải quyết như sau:
1. Phương án 1:
Tiếp tục thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hủy kết quả
thi của các thí sinh được miễn thi trước đây.
Ưu điểm: Phương án này đảm bảo cho tính quyền lực của quyết định cơ quan
nhà nước. Hủy kết quả là giải pháp nghiêm túc nhất, triệt để nhất để làm gương

bảo đảm trật tự kỷ cương trong thi cử nhất là trong điều kiện thi cử đang lộn xộn
hiện nay.
Nhược điểm: Phương án này sẽ gây ra rất nhiều bức xúc với dư luận, các
trường vi phạm khó có thể đồng tình và trên hết là các thí sinh được miễn thi bởi lẽ
đó là quyền lợi của học viên và đây chỉ là một môn quy định đầu vào. Bởi Tiến sĩ
là bậc cao hơn được miễn tại sao Thạc sĩ lại không được miễn. Những người được
miễn ngoại ngữ họ đều đạt trình độ ngoại ngữ nhất định rồi và họ xứng đáng được
miễn. Trong khi đó nhiều trường hợp cử nhân được vào thẳng tiến sĩ thì sao, họ
cũng không phải trải qua kỳ Ngoại ngữ này. Quan trọng nhất là việc đánh giá đầu
ra như thế nào, trình độ Ngoại ngữ lúc ra trường có đảm bảo đúng quy định hay
không. Hơn nữa, việc hủy kết quả sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ai sẽ bồi thường những
chi phí thi cử, học hành của học viên trong khi có những khóa đã học hết học kỳ.
Giả sử các trường chấp nhận bồi thường chi phí cho học viên thì công sức, thời
gian đầu tư cho việc học của học viên cũng trở thành công cốc trong khi họ hoàn
toàn không có lỗi. Giải pháp này sẽ đi ngược lại quan điểm bảo vệ quyền lợi học
viên của Bộ. Bên cạnh đó cũng có sự lệch pha trong cơ chế tuyển sinh đào tạo thạc
sỹ và tiến sỹ theo quy định của Bộ. Trong thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT về việc
9
sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành tháng 2-
2012 (ban hành sau thông tư 10) quy định thí sinh dự tuyển tiến sĩ nếu học đại học
chuyên ngành ngoại ngữ hay học đại học, thạc sỹ ở nước ngoài không cần trình các
chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định. Thậm chí, đối với "đầu ra" của đào tạo
tiến sĩ thì yêu cầu cuối cùng cũng chỉ là người đã tốt nghiệp đại học, thạc sỹ ở
nước ngoài, người có bằng đại học ngoại ngữ hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ
tương đương cấp độ B2. Điều này là không công bằng trong quy chế tuyển sinh
cho 2 cấp đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.
2. Phương án 2:
Bộ Giáo dục và đào tạo chấp nhận kết quả thi của các ứng viên như trước và
không kiểm tra lại kết quả kỳ thi tuyển nữa vì những người này có đầy đủ các
chứng chỉ và trình độ để tham gia học tập và nghiên cứu cao học tại các trường đại

học này.
Ưu điểm: Giải pháp này là lối thoát cho các trường, bảo đảm quyền lợi học
viên nhưng sẽ khuyến khích tình trạng trên bảo dưới không nghe, tạo thêm tiền lệ
cứ làm sai sẽ được chiếu cố. Bên cạnh đó phương án này đảm bảo được quyền lợi
cho học viên và sự công bằng trong tiêu chí tuyển chọn thạc sỹ và tiến sỹ của Bộ.
Thực trạng phức tạp về các văn bằng ngoại, chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam
hiện nay đang ở mức báo động. Có nhiều trường - những xưởng bán bằng cấp - ở
nước ngoài qua nhiều hình thức liên kết đào tạo, đào tạo online… đã đưa vào Việt
Nam hàng ngàn văn bằng chứng chỉ giả hoặc văn bằng chứng chỉ không có chất
lượng từ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều người có bằng tiến sĩ ngoại mà không hề
biết ngoại ngữ. Với những văn bằng, chứng chỉ Anh văn do các tổ chức quốc tế
cấp như TOEFL, TOEIC, việc chạy chọt, mua - bán bằng giả ở Việt Nam cũng
không quá khó. Có lẽ đây là lý do mà trước đây, Bộ cho phép những đối tượng có
10
bằng ngoại ngữ quốc tế, bằng ĐH, trên ĐH ở nước ngoài… được miễn thi ngoại
ngữ đầu vào cao học nhưng nay phải siết lại.
Nhược điểm: Bộ Giáo dục và đào tạo đã thừa nhận việc thực hiện quyết định
số 45 có hiệu lực, vì vậy văn bản yêu cầu các trường đại học hủy kết quả thi của
các ứng viên được miễn thi ngoại ngữ là không chính xác và chưa tính toán kỹ.
Điều này làm ảnh hưởng tới uy tín của Bộ Giáo dục và đào tạo. Chấp nhận cho các
học viên này học tiếp không chỉ vô hiệu hóa biện pháp chấn chỉnh của Bộ, gây mất
công bằng giữa học viên có thi ngoại ngữ và người không thi mà còn có khả năng
để một số người năng lực ngoại ngữ không tương đồng với bằng cấp lọt vào cao
học.
3. Phương án 3:
Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức thi tuyển lại Môn ngoại ngữ.
Ưu điểm: Phương án này sẽ sàn lọc lại được những người xứng đáng được tiếp
tục theo học các khóa đào tạo sau đại học các các trường đại học. Bên cạnh đó việc
đảm bảo quản lý chất lượng thi đầu vào cũng đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo
dục và đào tạo quy định trong thông tư 10. Sẽ có ít nhiều khó khăn về phía nhà

trường nhưng để ổn thỏa về pháp lý và bảo đảm chất lượng cho chương trình đào
tạo thì đây là công việc cần thiết. Hơn nữa việc tham dự đầy đủ các môn thi cũng
tháo gỡ được tâm lý mặc cảm tự ti về sự đặc cách hay những xầm xì không đáng
có xảy ra.
Nhược điểm: Tuy đây là cách làm hay nhất nhưng do phải tổ chức lại kỳ thi sẽ
rất tốn kém chi phí cho nhà trường và công sức cho học viên. Hơn nữa, nếu công
tác quản lý không tốt sẽ có thể dẫn đến tình trạng lộn xộn, chạy điểm trong công
tác thi tuyển, gây ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của những học viên xứng đáng.
3.3 Lựa chọn phương án thực hiện
11
Mục tiêu cuối cùng là chất lượng đào tạo đối với các học viên tham gia cao học
có trình độ thực sự, có khả năng ngoại ngữ và trình độ chuyên môn tốt đáp ứng yêu
cầu công việc và có thể so với yêu cầu chung về giáo dục tại các nước trong khu
vực và trên thế giới. Đồng thời đảm bảo lợi ích cho học viên đã tham gia thi tuyển
và hiện đang học tại các trường đại học được miễn thi tuyển ngoại ngữ trong các
trường vi phạm quy chế tuyển sinh theo công văn của Bộ, Bộ giáo dục và đào tạo
nên:
- Chấp nhận kết quả thi tuyển đầu vào vừa qua của các ứng viên vì như thế mới
đảm bảo thực hiện quyền lợi của học viên và ổn định công tác tổ chức giảng dạy
của các trường. Bộ Giáo dục nên xem xét lại các chứng chỉ ngoại ngữ do các trung
tâm đào tạo được phép cấp và uy tín của các trung tâm đó có đáng được chấp nhận
hay không. Bởi vì nếu đã không chấp nhận các văn bằng chứng chỉ này trong kỳ
thi tuyển sinh thì tại sao Bộ Giáo dục và đào tạo lại cho phép một số trung tâm lớn
mở thi sát hạch tiếng anh cho các thí sinh. Điều qua trọng là sàn lọc được các trung
tâm ngoại ngữ có đủ uy tín để đảm bảo chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ, đảm
bảo quyền lợi cho các học viên tham gia.
- Bộ Giáo dục và đào tạo cần siết chặt đầu ra đối với các cấp đào tạo sau đại
học này, đảm bảo những học viên có thể học tập và ra trường đáp ứng được yêu
cầu của Bộ và đảm bảo chất lượng đào tạo thực sự của các trường. Đây mới là
cách làm quan trọng nhất đảm bảo cho mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng

đào tạo của Đảng và Nhà nước ta.
IV. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sớm đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đảng thì cốt
12
lõi là việc thực hiện tốt chất lượng giáo dục đào tạo phù hợp đáp ứng những yêu
cầu và đòi hỏi của nền kinh tế trong quá trình hội nhập và phát triển. Trong quá
trình tìm hiểu thực tế và những hiểu biết trong quá trình học tập, tôi có một số các
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về công tác
tuyển sinh, đào tạo tuyển sinh sau đại học, cụ thể như sau:
- Cần có sự nghiên cứu và thống nhất một cách chặt chẽ giữa các văn bản
của cơ quan nhà nước trong quy chế tuyển sinh. Đồng thời trong các quyết định
cũng cần có các chỉ tiêu quy định cụ thể, rõ ràng đối với từng trường hợp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với công tác tuyển sinh đào tạo trong hệ thống các trường đại học nhằm
chấn chỉnh kịp thời những sai sót, tồn tại, yếu kém cũng như hiện tượng tiêu cực
xẩy ra trong công tác đào tạo.
- Tiến hành thanh tra diện rộng về việc cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ
không hợp lệ, hợp pháp trong hệ thống GD-ĐT, nhằm phát hiện những thiếu sót và
tiêu cực để có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp. (Vấn đề này những năm qua nhà
nước đã tiến hành thanh kiểm tra nhưng chưa được rộng khắp nên chưa phát hiện
được nhiều)
- Nhà nước tiếp tục xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về
GD-ĐT và chính sách cán bộ; sửa đổi, bổ sung những nội dung văn bản QLNN
không phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về công tác tuyển sinh đào tạo phù
hợp trong tình hình mới.
- Bên cạnh đó, với quan điểm của cá nhân tôi, tôi đề nghị Bộ Giáo cho phép
miễn thi ngoại ngữ đối với các trường hợp có đủ điều kiện trong quá trình thi tuyển
sinh cao học, ưu tiên đảm bảo cho những người thực sự có trình độ ngoại ngữ đã

từng được đào tạo và có những trình độ nhất định trong quá trình học tập. Tuy
nhiên Bộ giáo dục cần phải siết chặt hơn nữa các quy định về trình độ của các học
13
viên và nghiên cứu sinh đáp ứng đủ các yêu cầu mới được cấp chứng chỉ ra trường.
Đặc biệt Bộ cần phải tập trung vào quản lý chất lượng, trình độ của các học viên
có đủ điều kiện mới có thể ra trường chứ không nên chỉ quan trọng các chỉ tiêu chí
thi tuyển và điều kiện ra trường. Các tiêu chuẩn đó chỉ phản ánh được phần nào
các yêu cầu của Bộ giáo dục về yêu cầu đào tạo chứ chưa chú ý tới chất lượng đào
tạo và trình độ thực sự của các học viên.
KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người, chủ thể của mọi sự sáng tạo. Xây dựng và phát triển
con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong
14
sáng về đạo đức, là động lực và đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Cho
thấy yếu tố con người rất quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước.
Qua tình huống trên cho thấy Nhà nước trong quá trình ra quyết định cần
phải có sự thống nhất rõ ràng giữa các văn bản và các tiêu chí lựa chọn để tránh
những sai lầm. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý nâng cao chất lượng đào tạo thực
sự chứ không chỉ chú ý tới các tiêu chí đặt ra mà quên đi mục tiêu chính. Bởi vì
chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng phản ánh chính các chính sách quản lý của
Đảng và Nhà nước trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quyết định 45/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tư số 10/ 2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các tài liệu tham khảo khác
15

×