Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Văn hoá đọc thời giãn cách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.19 KB, 38 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC
DỰ ÁN
VĂN HOÁ ĐỌC TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI CỦA MỘT
BỘ PHẬN HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Lĩnh vực: Khoa học hành vi

1


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
1. LÝ

DO

NGHIÊN

CỨU

ĐỀ

TÀI………………………………………………..
2. MỤC

ĐÍCH

NGHIÊN

CỨU……………………………………………………..
3. ĐỐI


TƯỢNG



PHẠM

VI

NGHIÊN

CỨU……………………………………
4. PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU………………………………………………..
5. Ý

NGHĨA

KHOA

HỌC



Ý


NGHĨA

THỰC

TIỄN…………………………..
6. CẤU

TRÚC

CỦA

ĐỀ

TÀI……………………………………………………
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC
1.1. KHÁI NIỆM………………………………………………………………...
1.2. Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA ĐỌC…………………………………………...
1.3.

ĐÁNH

GIÁ

CHUNG

VỀ

VĂN


HÓA

ĐỌC

TẠI

VIỆT

NAM………………..
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT VĂN HÓA ĐỌC TRONG THỜI GIAN GIÃN
CÁCH XÃ HỘI CỦA MỘT BỘ PHẬN HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
2.1. TÌNH HÌNH ĐỌC SÁCH TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI
CỦA MỘT BỘ PHẬN HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG
YÊN………………...

2


2.2. THÁI ĐỘ VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI SÁCH TRONG THỜI GIAN GIÃN
CÁCH XÃ HỘI CỦA MỘT BỘ PHẬN HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN…..
2.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA
ĐỌC…………………………………….
C. KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Sách là kho tàng tri thức vô cùng quý giá của nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận
và không bao giờ cạn kiệt. Sách khơng chỉ là món ăn tinh thần, đem lại sự thư giãn,
thoải mái, truyền cảm hứng cho người đọc, giúp họ cảm thấy thoải mái sau những
áp lực cuộc sống. Sách còn là nơi chứa đựng kiến thức về nhiều ngành nghề, về
kinh nghiệm sống, những vấn đề xã hội hay giản dị hơn là những chiêm nghiệm về
đời sống mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Chính vì vậy, đọc sách khơng
chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục mà còn giúp rèn luyện
nhân cách con người, nuôi dưỡng tâm hồn, che chở xúc cảm của con người.

3


Đọc sách tuy là một thói quen tốt nhưng ngày nay, trước sự bùng nổ của các
phương tiện truyền thông như: Tivi, báo điện tử, đặc biệt là Internet, sách khơng
cịn là “món ăn tinh thần” của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Văn hố nghe nhìn
với nhiều hình thức giải trí phong phú và tiện ích như xem phim, xem ca nhạc, xem
tin tức, đọc truyện, chơi game đang lấn lướt, và dần dần thay thế vai trò độc tôn
của sách. Đặc biệt, trong thời kinh tế thị trường, quỹ thời gian của mỗi người
dường như bị rút ngắn rất nhiều cộng với nỗi lo cơm áo, gạo tiền, nên ít người cịn
tinh thần, trí óc để tập trung vào trang sách. Khi sư sự hấp dẫn của các trang sách
đang dần mất đi trong tâm trí độc giả thì văn hóa đọc càng khó tìm lại vị trí vốn
có.
Lứa tuổi THPT (15-18 tuổi) là đối tượng rất nhạy cảm với cơng nghệ. Đó là những
người trẻ đầy nhiệt huyết đang trên hành trình kiếm tìm lối đi riêng cho mình.
Những người trẻ ln ln khao khát khẳng định chính mình, vạch ra những mục
tiêu, lý tưởng và và nỗ lực sức để đạt được ước mơ. Tuy tuổi trẻ là tuổi của hoài
bão, của ước mơ cháy bỏng nhưng tuổi trẻ cũng là tuổi của những bồng bột mới
lớn, của những thiếu sót kinh nghiệm,chưa trải đời, chưa lăn lộn vào cuộc sống vì
thế hơn ai hết họ rất cần những lời khuyên, những bài học quý báu của những
người thành công đi trước. Lúc này, sách đóng vai trị là kênh cung cấp tri thức

q giá hơn cả, không chỉ cung cấp tri thức trên lý thuyết mà sách mang đến cho
người trẻ nhiều hơn thế. Sách mang đến những chiêm nghiệm và bài học đắt giá,
giúp họ hiểu hơn về “cuộc đời đa sự, con người đa đoan”. Trong cuốn sách “Anh
em nhà Karamazov”, Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky viết: “Thế giới này rộng
lớn quá, anh muốn thu hẹp nó lại”. Nhưng làm thế nào để thu hẹp thế giới này đây,
bởi thế giới là vốn phức tạp và đa sự. Sách không tô hồng cuộc sống mà giúp con
người hiểu hơn về cuộc sống, sách không vẽ lên một cuộc sống đẹp tươi để người
trẻ ngủ trong lãng qn. Đó cũng chính là một trong những sứ mệnh thiêng liêng
4


của sách. Cũng chính bởi sách có ý nghĩa vơ cùng quan trọng như vậy nên trong
bài khảo sát chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp được những số liệu khách quan để
từ đó sẽ đưa ra đánh giá nhằm nâng cao văn hoá đọc trong giới trẻ.
Hiện nay, đại dịch Covid 19 đang đặt nhân loại trước vô vàn những thách thức.
Tính đến sáng ngày 12/11/2021, trên tồn cầu hiện nay đang có gần 252 triệu
người nhiễm covid 19, số ca tử vong lên tới 5,07 triệu người. Cũng cùng một ngày,
ở riêng Việt Nam, số ca nhiễm đang gia tăng và đã có hơn 1 triệu ca nhiễm và hơn
22 nghìn người khơng qua khỏi đại dịch. Đại dịch Covid-19 bùng phát kéo theo
những hệ lụy tiêu cực, mất mát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người cũng như nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, xét về những khía cạnh khác, đại
dịch Covid-19 đem đến phần nào những cái nhìn rõ nét, nhận thức mới mẻ hơn về
cơ hội trong tương lai. Nhìn theo chiều hướng tích cực trong khoảng thời gian dãn
cách xã hội đã mang đến cho con người có cơ hội để nhìn nhận bản thân, hình
thành những thói quen tốt và đó cũng là cách thức chúng ta ứng phó với những
biến động dữ dội. Khảo sát về văn hóa đọc trong thời gian giãn cách xã hội sẽ
mang đến một cái nhìn khác về Covid-19 và cách những người trẻ đối mặt với khó
khăn, thử thách.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu của chúng tơi hướng tới những mục đích chính sau:

Một mặt, chúng tơi muốn đi sâu nghiên cứu về tầm quan trọng, ý nghĩa của văn
hoá đọc đối với con người nhất là con người trong thời điểm dịch bệnh. Từ đó,
cung cấp cái nhìn khách quan về văn hố đọc tại Việt Nam nói chung và tình hình
văn hố đọc trong thời gian dãn cách xã hội của một bộ phận học sinh THPT
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng.
5


Mặt khác, chúng tơi muốn tìm hiểu về thái độ, cách ứng xử với sách của một bộ
phận học sinh THPT hiện nay. Đồng thời thông qua kết quả khảo sát chúng tôi sẽ
dự báo xu hướng phát triển của văn hoá đọc trong tương lai gần và đề xuất một số
giải pháp để văn hố đọc có thể tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ trong thời
đại ngày nay. Làm thế nào để cách đọc sách và học hỏi từ những cuốn sách mang
lại hiệu quả thực sự?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu của chúng tôi hướng tới đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
Về đối tượng: Học sinh THPT là đại diện cho lớp trẻ có nguồn tri thức nhất định,
đã được trau dồi qua từng cấp bậc của hệ thống giáo dục Việt Nam. Bộ phận học
sinh THPT sẽ phản ánh rõ nhiều mặt của văn hóa đọc hiện nay. Cho nên đối tượng
nghiên cứu của đề tài này sẽ là vấn đề đọc sách trong thời gian giãn cách xã hội
của một bộ phận học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Về khách thể, bài
nghiên cứu sẽ hướng tới một bộ phận học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Về phạm vi nghiên cứu đề tài: do thời gian và năng lực có hạn, giới hạn của đề tài
chỉ khuôn trong phạm vi một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói
chung, phần thống kê, khảo sát chủ yếu thực hiện với học sinh trường THPT
Chuyên Hưng Yên. Thời gian khảo sát diễn ra từ ngày 5/11 đến hết ngày 16/11.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê và phân loại.
- Phương pháp phân tích và so sánh.

- Phương pháp hệ thống, tổng hợp khái quát.
6


5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Về ý nghĩa khoa học: Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp để
khảo sát, miêu tả, phân tích và đi đến những nhận định khái quát về vấn đề. Sự
thành công của đề tài sẽ là một cơng trình khoa học nhỏ nhưng góp phần gìn giữ,
phát triển văn hóa đọc trong thời gian giãn cách xã hội của một bộ phận học
sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Về ý nghĩa thực tiễn: Sự thành công của đề tài rất có giá trị thực tiễn, bởi vì đối với
bộ phận học sinh THPT, việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc sẽ giúp mỗi cá
nhân tự giác học hỏi, trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản thân cũng như góp phần
phát triển văn hóa đọc ở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Mở đầu: Trình bày về lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Nội dung:
1. Giới thiệu chung về văn hoá đọc.
2. Khảo sát văn hoá đọc trong thời gian dãn cách xã hội của của một bộ
phận học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3. Dự báo xu hướng phát triển trong tương lai gần và đề ra một số giải pháp
hiệu quả
Kết luận: Đánh giá tổng quan và trưng bày sản phẩm.

7


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HĨA ĐỌC
1.1 Khái niệm
Thuật ngữ Văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại chưa có trong mục từ điển, chưa
được coi là một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất. Trong thời đại
bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển, văn hóa đọc khơng chỉ giữ phương
thức đọc truyền thống (sách in) mà chuyển sang phương thức hiện đại (đọc trên các
thiết bị điện tử máy tính, internet, điện thoại...) đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của
độc giả trong đó có giới trẻ. Điều này cho thấy văn hóa đọc cần khẳng định vị thế
8


và tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội. Theo Thạc sỹ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ văn
hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Tiến sỹ Lê Văn
Viết lại quan niệm đọc ở một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là
văn hóa đọc. Giáo sư Chu Hảo trong hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” cũng
có nhắc đến ba yếu tố cấu thành nên Văn hóa đọc là thói quen đọc, phương pháp
chọn sách và kỹ năng đọc. Ông cho rằng, cả ba yếu tố này ln bổ trợ cho nhau và
chỉ hình thành khi mỗi độc giả được huấn luyện từ lúc nhỏ. Còn PGS.TS nhà ngơn
ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử
của chúng ta đối với tri thức sách vở. Phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc
sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”. Đồng tình với quan điểm của GS. Chu
Hảo và PGS. TS Phạm Văn Tình, trong hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh (2010)
“Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” thì khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải
theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá
trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng
xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3
yếu tố là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp “văn hóa đọc
là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen
đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau

cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Khi cá nhân có những ứng xử, giá trị và chuẩn
mực đúng đắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc
lành mạnh. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng
đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm
mỹ của công chúng.
Trong bài nghiên cứu lần này, do thời gian, kinh phí và khả năng cịn hạn chế nên
chúng tơi sẽ chủ yếu đi nghiên cứu về tình hình đọc sách trong thời gian giãn cách

9


xã hội và thái độ, hứng thú, cách ứng xử đối với sách của một bộ phận học sinh
THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.2. Ý nghĩa của văn hóa đọc
1.2.1. Về ý nghĩa chung của văn hóa đọc
Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh
riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là
phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Khối lượng
kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri
thức của mỗi người.
Đọc sách đồng nghĩa với việc bạn đang khám phá những kiến thức, những điều
mới mẻ, thú vị. Bạn phải suy nghĩ cùng tác giả, bạn phải tưởng tượng, liên tưởng
đến những gì đang diễn ra, tự đặt mình vào trong hồn cảnh của câu chuyện để học
hỏi, trải nghiệm. Và khi đọc bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi như tại sao lại thế này, tại sao
lại thế kia, chúng giống nhau gì, khác nhau gì… Chính điều này giúp hình thành
cho bạn tư duy tốt, khả năng nhìn nhận vấn đề logic và tồn diện. Khơng những
thế, việc đọc sách cịn giúp bạn học được cách phân tích vấn đề của tác giả và áp
dụng vào cuộc sống của mình. Khi có nền tảng tốt về tư duy, về nhìn nhận, phân
tích vấn đề, bạn sẽ có những sáng tạo bất ngờ, thú vị trong những tình huống khó
khăn. Đây chính là lợi ích tuyệt vời bậc nhất mà sách đem lại cho con người và

cũng chính từ những khả năng ấy mà chúng ta đã chế tạo ra máy móc hiện đại phục
vụ con người.
Trong thời buổi công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay thì việc học và làm
việc trên máy tính là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ. Đây là việc tốt để cập
nhật thông tin, tiếp cận cơng nghệ nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự tập trung,
hiệu quả làm việc của các bạn. Bạn đã từng bao giờ lên mạng để học nhưng lại lan
man sang facebook, check mail, đọc tin tức… và nhận ra thời gian trơi qua thật
nhanh mà mình chưa học được gì. Khi đọc một cuốn sách thì ít nhất bạn sẽ không
10


có phương tiện để lan man sang những vấn đề khác, tất cả sự tập trung của bạn sẽ
hướng vào câu chuyện, vào những tình tiết nhỏ đang thu hút bạn. Thói quen này sẽ
hình thành cho bạn khả năng tập trung cao độ trong học tập, làm việc. Hãy dành
15-20 phút trước khi làm việc để đọc vài trang sách bạn sẽ nhận thấy hiệu quả
khơng ngờ mà nó đem lại.
Có thể nói, văn hóa đọc có ý nghĩa thơi thúc con người tìm hiểu, mở mang kiến
thức, nâng cao sự hiểu biết và góp phần cải thiện nhân cách. Đọc sách giúp chúng
ta thư giãn, tích lũy kiến thức một cách có hiệu quả. Khơng chỉ vậy, đọc sách còn
để hiểu biết, nắm vững tri thức mà đọc sách cịn để làm giàu về kinh tế. Một
chuyện khơng phải bàn cãi, nền kinh tế tri thức là quan trọng nhất trong thế kỷ XXI
này. Giá trị 1 ngày hay 1 giờ lao động từ bộ não là vô biên trong khi cùng thời gian
đó, giá trị từ sức lao động chân tay thấp hơn rất nhiều.
Một ví dụ mà ai cũng phải giật mình (mặc dù có thể đã biết) là cậu sinh viên Mark
Zuckerberg đi vay 1 nghìn đơ la Mỹ và lập ra Facebook để rồi Facebook ngày nay
có giá 60 tỷ đơ la. Có mấy ai biết rằng, Zuckerberg đọc rất nhiều, có vốn hiểu biết
đáng kính nể và anh làm việc miệt mài. Cịn biết bao tấm gương thành công nhờ
đọc sách nữa minh chứng cho sức mạnh của kinh tế tri thức.
Dường như khơng có bất kì cơng thức chung nào có thể dẫn tới thành cơng. Tuy
nhiên, có một điểm chung mà hầu hết những người điều hành, những nhà kinh

doanh hàng đầu thế giới đều có đó là họ đều dành cho việc đọc một sự ưu ái hơn
cả. Oprah Winfrey truyền thơng kiêm diễn viên, người dẫn chương trình đã từng
cho biết rằng: “Tôi đã bắt đầu làm quen với sách khi mới ba tuổi, và sớm phát
hiện ra cả một thế giới thú vị từ sách để chinh phục, vượt xa phạm vi trang trại
của gia đình chúng tơi ở Mississippi.” Khơng ai có thể phủ nhận đi những lợi ích
tuyệt vời của việc đọc sách.
1.2.2. Về ý nghĩa của việc đọc sách trong thời gian giãn cách:

11


Đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến một cách phức tạp và khó
lường, cùng với khẩu hiệu “Ai ở đâu ở n tại đó” thì thời gian ở nhà của mọi
người trong quãng thời gian này sẽ nhiều hơn bình thường. Do vậy, đọc là một
trong những hình thức giúp các bạn học sinh nói chung và học sinh THPT trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng nâng cao khả năng tìm tịi, thu vén kiến thức khi
không được đến trường. Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách, việc đọc trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết bởi nó như một loại hình để học sinh THPT cập nhật kiến
thức bên cạnh những hoạt động tiếp nhận thông tin từ các thiết bị như Tivi, điện
thoại, máy tính..
Mặt khác, khi cả nhân loại đang đau đầu vì dịch bệnh covid thì thứ mà người ta
quan tâm và nghĩ rằng cần thúc đẩy nhất chính là khoa học. Sách giờ đây chẳng
giúp gì được cho con người cả, sách trở nên yếu đuối và bất lực bởi sách đâu phải
liều vacxin trực tiếp giúp con người chống lại dịch bệnh. Đặt trong thời đại công
nghệ mới như ngày nay, với những phương tiện thông tin đại chúng phát triển
mạnh, con người ít cịn tìm đến sách.
Trong các các biến cố lớn (Đại dịch Covid 19) tất thảy đều tạo ra rất nhiều xáo
trộn, đổ vỡ, người ta đưa ra những quyết sách để giải quyết nhưng có những thứ
quyết sách ấy hồn tồn khơng làm được , có những thứ con người ta phải tự đối
mặt (tinh thần): những khủng hoảng, những tai nạn,…Lúc này, sách sẽ đến bên

cạnh con người để xoa dịu và an ủi tâm hồn con người, giúp tâm hồn con người trở
nên bình tâm, thanh thản, giúp con người có nhiều hơn hy vọng về cuộc sống. Điều
này được minh chứng rõ nét rằng: Ở Hà Lan khi đại dịch Covid bùng nổ, người ta
tìm đọc sách, đọc thơ rất nhiều bởi chính sách vở đã khiến họ sống chậm lại, thư
thái hơn, góp phần làm thay đổi tâm lý hoang mang, sợ hãi bằng sự lạc quan, vững
tin vào cuộc sống.
Có thể nói khơng chỉ trang bị kiến thức, những cuốn sách còn là liều thuốc tinh
thần giúp mọi người cảm thấy bình thản, vững tâm hơn vào cơng cuộc tồn dân
12


chống dịch. Hơn thế, những cuốn sách về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn người
dân sống khỏe cũng giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết để tự bảo vệ mình trước
dịch Covid-19.
1.3 Đánh giá chung về văn hố đọc tại Việt Nam
1.3.1. Mặt tích cực
Trong suốt 76 năm qua, văn hố đọc tại Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc số sách được đưa vào xuất bản tăng khoảng 10%/năm. Năm 1975 chỉ
chưa đầy 4.000 tên sách, đến nay có khoảng 26.000 tên sách được xuất bản hàng
năm, cùng với 400 đầu báo và tạp chí khác nhau, nhiều báo có số lượng lên tới
hàng chục nghìn bản. Hệ thống thư viện công cộng được phát triển rộng khắp từ
các tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, Cả nước bao gồm 64
thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng hơn 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở
ở xã. Trong loại thư viện phục vụ cơng chúng rộng rãi cịn phải kể tới hơn 10.000
tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã. Tại các
vùng nơng thơn Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân.
Quy mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản
sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động… Các thư viện tỉnh
đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư
viện điện tử/thư viện số. Các bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo

cho hệ thống thư viện cơng cộng có sự gần gũi, thân thiện với mọi người dân trên
khắp mọi miền đất nước… ( Ngồi ra cịn có các hệ thống thư viện khác như: thư
viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư
viện quân đội… ..)
Hơn nữa, sự xuất hiện của Internet đảm bảo cho chúng ta một khối lượng thông tin,
kho tàng tri thức khổng lồ. Bên cạnh đó là một phương pháp đọc vô cùng hiện đại.
Trong nhiều năm trở lại đây xuất hiện một loạt tạp chí với mục đích giới thiệu,
13


hướng dẫn đọc như: Người đọc sách, Sách và đời sống,..Đồng thời trên các phương
tiện truyền thông đại chúng như vơ tuyến truyền hình, đài truyền thanh, các báo
hàng ngày, báo tuần, tạp chí cũng có giới thiệu, hướng dẫn đọc xuất hiện nhiều hơn
trước đây. Hàng năm, các hội chợ sách diễn ra trên khắp cả nước, tạo điều kiện để
người dân dễ dàng tiếp cận với sách nhiều hơn với giá tiết kiệm, thu hút rất nhiều
đối tượng đọc giả.
1.3.2. Mặt hạn chế
Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nơng thơn cịn rất chênh lệch, nghèo nàn
về số lượng, nội dung ở nông thôn và xu hướng phù hợp với đối tượng có thu nhập
cao ở thành thị. 80% là sách giáo khoa và giáo trình. Qua khảo sát sơ bộ, rất đáng
tiếc là phần đông trong dân số Việt Nam (là nông dân) vẫn chưa có điều kiện đọc
sách. Vì các lý do khác nhau, số lượng sách họ đọc hằng năm còn rất thấp. Và nếu
cứ với tình trạng này thì sự chênh lệch giữa thành phố và nông thôn về cả dân trí
lẫn kinh tế ngày càng chênh lệch. Theo thống kê, năm 2009 Việt Nam xuất bản
25.589 đầu sách và 273,583 triệu bản sách. Mỗi người trung bình mua 3,3 cuốn
sách và đọc 2,8 cuốn (trong đó khoảng 80% là sách giáo khoa). Như vậy là người
Việt chúng ta mua sách ít, đọc không nhiều. Đến năm 2010, "phấn đấu đưa sách về
đến cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để đạt chỉ tiêu 6 bản
sách/người/năm". Như vậy, dựa vào những số liệu trên, chúng ta có thể tự đánh giá
về văn hóa đọc hiện tại. Số lượng tên sách xuất bản ngày một nhiều nhưng chất

lượng chưa cao, còn xu hướng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng được rõ rệt
trên hai bình diện nâng cao và phổ cập kiến thức.
Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc, các chƣơng trình khuyến đọc diễn ra chưa
thường xuyên, thiếu tính hấp dẫn và sự đa dạng. Các tạp chí hướng dẫn đọc tuy
được xuất bản nhiều nhưng vẫn chưa được quần chúng biết đến rộng rãi, phổ biến.
Các hội chợ sách hàng năm vẫn chưa đến được với các tỉnh nhỏ mà chỉ tập trung ở
các thành phố lớn. Sự ra đời của Internet cùng với sự phát triển của nền kinh tế làm
14


thói quen đọc sách của ngƣời dân bị mai một, thay vào đó là du lịch, phương tiện
nghe nhìn, game online,...Ngồi ra, cơng tác giảng dạy ảnh hưởng ít nhiều đến thói
quen đọc sách của học sinh, sinh viên. Phương pháp cịn khơ cứng, gị bó và khn
khổ, chương trình học q tải khơng cho học sinh sinh viên có nhiều thời gian để
tự học và đọc.
1.3.3. So sánh thực trạng đọc sách của một số đất nước tiên tiến khác như Mỹ,
Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo tổng hợp các thống kê mới nhất từ trang Global English Editing, số liệu năm
2015 cho thấy 27% người trưởng thành ở Mỹ không đọc một cuốn sách nào trong
suốt 12 tháng gần nhất.
Con số này cũng tương đương với kết quả mà Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và
Đông Nam Á thu được sau khảo sát thực hiện cùng năm: có đến 26% dân số Việt
Nam chẳng bao giờ đọc sách, 44% thi thoảng mới đọc và tỷ lệ có đọc thường
xuyên chỉ đạt 30%. Đây thực sự là một số liệu tương đồng thú vị giữa hai quốc gia
có rất nhiều khác biệt về kinh tế và chính trị như Việt Nam và Mỹ, tuy nhiên
những phân tích chi tiết hơn lại chỉ ra cho thấy khơng ít khác biệt cơ bản đằng sau
kết quả giống nhau ấy. Mặc dù hơn 1/4 dân số trưởng thành không đọc sách nhưng
số lượng sách được đọc trung bình trên đầu người của nước Mỹ vẫn là 12
cuốn/năm, trong khi mỗi người Việt Nam chỉ đọc một số sách bằng 1/3 người Mỹ
là 4 cuốn/năm, với 2,8 cuốn sách giáo khoa và chỉ 1,2 cuốn thuộc các thể loại khác

như văn học, kỹ năng, kinh doanh,…
Trong số rất nhiều kết quả thống kê khác về ngành xuất bản và tình hình văn hóa
đọc của các nước khác, đáng chú ý là tỷ lệ thời gian trung bình một người Nhật
dành ra để đọc sách đã giảm mạnh, đứng cuối bảng xếp hạng 28 nước có thời gian
15


đọc nhiều nhất thế giới, chỉ còn 4,1 giờ/tuần, thấp hơn khá nhiều so với mức trung
bình của tồn thế giới. Khảo sát cuối năm 2017 thực hiện trên 10 nghìn sinh viên ở
30 trường đại học Nhật đã cho thấy sự thay đổi lớn trong thói quen đọc sách của
thanh niên xứ hoa anh đào: có đến 53.1% sinh viên trả lời rằng họ không hề đọc cả
sách giấy lẫn sách điện tử nếu khơng vì phục vụ cơng việc và học tập - lần đầu tiên
vượt ngưỡng quá bán trong 13 năm kể từ khi số liệu này bắt đầu được thống kê từ
năm 2004. Tỷ lệ không đọc sách bên ngồi chương trình học cịn cao hơn đối với
các sinh viên ngành kỹ thuật, lên đến 62.6% trong các ngành y dược và nha khoa.
Khối ngành nhân văn được kỳ vọng có kết quả khác biệt hơn cũng không cho thấy
chênh lệch đáng kể so với mức trung bình khi sinh viên Nhật học những ngành này
vẫn có đến 48.6% nói rằng mình khơng có thú vui đọc sách.
Ấn Độ là một trong các quốc gia ở châu Á đã có nền văn hóa đọc phát triển. Vì thế
Chính phủ Ấn Độ đã rất quan tâm đến việc đọc của dân chúng. Nhà nước đã thành
lập Quỹ Thư viện Raja Rammohun Roy. Quỹ đã được tạo ra như là một cơ quan
độc lập thuộc Cục Văn hóa, do Bộ Giáo dục quản lý. Trong vòng 10 năm (từ năm
1972 đến năm 1982), Quỹ Raja Rammohan Roy đã cung cấp 250 triệu Rupee (trị
giá 31,79 triệu USD) để hỗ trợ 15.000 thư viện nơng thơn. Nhờ đó đến năm 1989,
Ấn Độ đã có 7.180 thư viện và 18.000 điểm phục vụ (chi nhánh, điểm dừng điện
thoại di động, vv…). Các bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Calcutta đã được tăng
lên đáng kể. Ấn Độ là nước thường xuyên đứng đầu bảng xếp hạng những quốc gia
đọc sách nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi tuần, người dân Ấn Độ dành khoảng
10,42 giờ cho việc đọc, bao gồm sách in, sách trực tuyến và sách điện tử.
Mặc dù là quốc gia có trình độ dân trí giữa các tầng lớp rất cách biệt với số người

biết chữ chỉ chiếm 27,4% dân số nhưng có đến 25% số người trẻ đọc sách thường
xuyên và 49% số người được đi học đọc sách như một cách giải trí hàng ngày.
16


Dựa trên một cuộc khảo sát kéo dài từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020 của Học
viện Báo chí và Xuất bản ở Trung Quốc, 81,1% người dân nước này có thói quen
đọc sách thường xuyên, tăng nhẹ 0,3% so với năm 2018. Trong năm 2019, những
người ở độ tuổi trưởng thành đọc trung bình 4,65 cuốn sách, cịn trẻ em và thanh
thiếu niên dưới 17 tuổi đọc 10,36 cuốn sách một năm. Khác với các nước khác,
người dân ở xứ tỷ dân yêu thích sách giấy, sách âm thanh hơn sách điện tử. Bên
cạnh đó, báo cáo này cịn cho biết 94,3% gia đình Trung Quốc có trẻ em dưới 8
tuổi đều xây dựng thói quen đọc sách cho con cái, các bậc cha mẹ thường dành
khoảng 25 phút mỗi ngày để đọc sách cùng con.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế, chúng ta tham gia hội
nhập thế giới trên nhiều lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, văn
hóa đọc đặt trong sự phát triển văn hóa ở Việt Nam được quan tâm nhưng chưa có
sự thống nhất và hệ thống. Vấn đề này được Giáo sư Chu Hảo khẳng định trong
một bài viết “Người Việt Nam chưa có văn hóa đọc”. Tại hội thảo “Người Việt có
mê đọc sách” diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/3/2008 đã chỉ ra thực
trạng “lười đọc”, “đọc ít” và “đọc theo phong trào”, theo “tâm lý đám đông” của
phần nhiều giới trẻ hiện nay. Trong đó văn hóa đọc mới chỉ dừng lại ở việc đọc chủ
yếu là tra cứu tài liệu, đọc sách theo thị hiếu đám đơng cịn thói quen đọc, kỹ năng
đọc như thế nào chưa được bạn đọc chú ý và đầu tư. Cụ thể hơn số lượng đọc
khơng đều, có người đọc nhiều và có người đọc ít. Theo số liệu điều tra trong năm
2008, 2010, và 2012 người đọc, sự đọc là trung tâm nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm
giới, nghề nghiệp, độ tuổi được giới hạn từ 15 – 35 tuổi, trong đó độ tuổi thường
xuyên đọc sách văn học là 15 – 25 tuổi (chủ yếu là học sinh – sinh viên). Theo số
liệu điều tra năm 2008, bạn đọc tìm đến tác phẩm văn học mới và hấp dẫn có sự
chênh lệch khá rõ. Giữ mức độ thường xuyên là 27,5%, mức độ thỉnh thoảng là

55,8%, còn ở mức độ hiếm khi là rất thấp 2,5%. Như vậy, việc tìm đọc sách văn
17


học của giới trẻ (sinh viên) Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng
là chủ yếu có nghĩa là thói quen đọc sách văn học đang giảm dần.
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT VĂN HÓA ĐỌC TRONG THỜI GIAN GIÃN
CÁCH XÃ HỘI CỦA MỘT BỘ PHẬN HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Tình hình đọc sách của một bộ phận học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
Với đề tài: “Văn hoá đọc trong thời gian giãn cách xã hội của một bộ phận học
sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, chúng tôi đã tiến hành hai cuộc khảo
sát. Lần thứ nhất là trên 300 bạn học sinh THPT dưới hình thức phiếu bài online,
trong đó hơn 150 bạn học sinh của THPT Chuyên Hưng Yên, phần còn lại là các
học sinh THPT khác trên địa bàn thành phố. Từ những số liệu thống kê thực tế, các
câu hỏi phỏng vấn, các biểu đồ phân tích đánh giá, chúng tơi rút ra một số vấn đề
sau:
Vấn đề về nguồn tiếp nhận tri thức: dựa trên 269 câu trả lời thì internet chiếm vị trí
cao nhất với 158 lượt chọn (42,4%). Xếp thứ hai là sách với 140 lượt chọn (37,5%)
và vị trí thứ ba là tivi, đài với 65 lượt chọn (17,4%). Và số phiếu cịn lại chia đều
cho các lựa chọn khác. Từ đó có thể thấy rằng, với tốc độ tiện lợi cũng như khối
lượng thông tin khổng lồ mà internet mang lại thì con người chúng ta vẫn lựa chọn
internet là phương tiện cập nhật thông tin số một. Tuy nhiên, xét trên phương diện
khách quan thì sách vẫn đang vươn lên khẳng định vai trị cung cấp kiến thức
khơng hề nhỏ trong cuộc sống con người. Số liệu trên minh chứng rằng, con người
đặc biệt là một bộ phận học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang dần biết
quan tâm, thu hẹp dần khoảng cách với việc đọc sách.
18



Vấn đề tiếp nhận thông tin qua việc đọc sách trong thời gian giãn cách xã hội: với
267 câu trả lời thì sự đồng tình với việc tiếp nhận thơng tin qua sách trong mùa
dịch là 81,7% tạo một khoảng cách lớn về sự khơng đồng tình là 18,3%. Qua số
liệu khách quan trên, ta có thể thấy đa số một bộ phận học sinh THPT đang tiếp
nhận thông tin phần lớn thông qua sách vở trong thời gian giãn cách xã hội. Tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bên cạnh việc học tập cũng như theo dõi thông
tin chính thống trên Tivi, đài báo,.. song con người cũng tìm đến sách vở như một
phương tiện để cập nhật tin tức.

19


Vấn đề hình thức đọc sách: chiếm đến 193 lượt chọn trên tổng số 264 câu trả lời
tương đương với 52,4% thuộc về hình thức đọc sách online hoặc offline (ebook).
Thứ hai là 89 lượt chọn (24,2%) dành cho việc mua sách. Và thứ 3 là mượn sách từ
thư viện hoặc bạn bè với 80 lượt chọn (21,7%). Số phần trăm cịn lại chia đều cho
các hình thức khác. Từ đó có thể thấy rằng một bộ phận học sinh THPT ở địa bàn
tỉnh Hưng Yên đang ưu tiên hình thức đọc online vì tiện lợi cũng như sự đa dạng
phong phú của các đầu sách, các chủ đề hơn nữa trong tình hình dịch bệnh đang
diễn biến một cách phức tạp và khó lường nên việc đọc sách online hoặc qua
ebook chiếm dần sự ưu ái của các bạn học sinh. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi
các học sinh THPT ở địa bàn tỉnh Hưng Yên đang dần có những sự quan tâm nhiều
hơn dành cho việc đọc.

Vấn đề các loại sách được quan tâm: câu hỏi khảo sát này thu về 259 câu trả lời với
106 lượt chọn đứng đầu thuộc về tiểu thuyết, trinh thám (23,1%). Vị trí thứ hai là
sách văn học nghệ thuật với 99 lượt chọn (21,6%) và thứ ba là sách khoa học công
nghệ - kinh tế với 92 lượt chọn (20,1%). Các phần trăm còn lại thuộc về các loại
sách như : sách giáo trình, sách tâm lí, tâm linh, truyện tranh, sách lịch sử,.. Có thể

thấy ngồi đáp ứng nhu cầu giải trí, học tập bằng việc tìm đọc các loại sách như
20



×