Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng tâm lý học sinh lớp 12 trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch COVID 19 bùng phát tại 2 trường trung học phổ thông tại bắc giang, việt nam, 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.73 KB, 45 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: THỰC TRẠNG TÂM LÝ HỌC SINH LỚP 12
TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO ĐẠI DỊCH COVID-19 BÙNG PHÁT
TẠI 02 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI BẮC GIANG, VIỆT NAM, 2020

Chủ nhiệm đề tài: Học viên Nguyễn Thị Khánh Huyền
Lớp Ths YTCC 22 1B
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế cơng cộng
Mã số đề tài (nếu có): SV 19.20-06

NĂM 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: THỰC TRẠNG TÂM LÝ HỌC SINH LỚP 12
TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO ĐẠI DỊCH COVID-19 BÙNG PHÁT
TẠI 02 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI BẮC GIANG, VIỆT NAM, 2020

Chủ nhiệm đề tài: Học viên Nguyễn Thị Khánh Huyền
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế cơng cộng
Mã số đề tài (nếu có): SV 19.20-06
Thời gian thực hiện: Từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 08 năm 2020


Tổng kinh phí thực hiện đề tài

7,296,000 đồng

Trong đó: kinh phí SNKH

7,296,000 đồng

Nguồn khác (nếu có)

0

NĂM 2020

đồng


Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

1. Tên đề tài: Thực trạng tâm lý học sinh lớp 12 trong thời gian giãn cách xã hội do đại
dịch Covid-19 tại 02 trường Trung học phổ thông tại Bắc Giang, Việt Nam, 2020
2. Chủ nhiệm đề tài: Học viên Nguyễn Thị Khánh Huyền
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
5. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 07 năm 2020
6. Danh sách những người thực hiện chính:
-

Đào Thị Ánh Hằng - Học viên Ths YTCC 23 1B


-

Nguyễn Thu Phương – BS YHDP – Đại học Y Hà Nội

-

Phạm Thị Thu Trang – Giảng viên Đại học Y Hà Nội


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THPT

Trung học phổ thông

PSS

Perceived Stress Scale

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


MỤC LỤC

Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu ............................................................................. 1
Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài ........................................................... 4
Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở ................... 6
1. Đặt vấn đề: ............................................................................................................... 6

2. Tổng quan đề tài ...................................................................................................... 7
2.1. Khái niệm về căng thẳng (stress) ....................................................................... 7
2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam ........ 8
2.3. Một số yếu tố liên quan đến tâm trạng học sinh lớp 12 trong thời gian giãn
cách xã hội ............................................................................................................... 11
2.4. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 13
2.5. Khung lý thuyết ................................................................................................ 14
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ............................................................. 15
3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 15
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 15
3.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu............................................................................................ 15
3.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 16
3.6. Quy trình thu thập số liệu ................................................................................. 17
3.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 17
3.8. Đạo đức nghiên cứu: ........................................................................................ 18
4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 18
5.

Bàn luận ............................................................................................................. 24

6.

Phụ lục ............................................................................................................... 30
Phụ lục 1: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu .......................................................... 30
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng .......................................................... 31

7. Tài liệu tham khảo: ............................................................................................... 35



1
Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu
THỰC TRẠNG TÂM LÝ HỌC SINH LỚP 12 TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ
HỘI DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI 02 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI BẮC GIANG, VIỆT NAM, 2020
Học viên. Nguyễn Thị Khánh Huyền (Học viên ThsYTCC22-1B, Trường Đại học Y tế
công cộng)
HV Đào Thị Ánh Hằng (Học viên ThsYTCC23-1B, Trường Đại học Y tế công cộng)
Nguyễn Thu Phương (BS YHDP, Trường Đại học Y Hà Nội)
Ths. Phạm Thị Thu Trang (Bộ môn Dân số học, Trường Đại học Y Hà Nội)
PGS. Bùi Thị Tú Quyên (Bộ môn Dịch tễ thống kê, Trường Đại học Y tế cơng cộng)
* Tóm tắt tiếng Việt
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đại dịch SARS-COV-2 đang gây ảnh hưởng sâu
rộng về mọi mặt trong cuộc sống con người, trong đó có ảnh hưởng về tâm lý. Biện pháp
“giãn cách xã hội” được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Việc giãn cách
xã hội gây biến đổi tâm lý một cách đột ngột, đặc biệt ảnh hưởng đến học sinh lớp12 ở
Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích trạng mức độ căng thẳng đối với
học sinh lớp 12 trong thời gian giãn cách xã hội do dịch SAR-COV-2 bùng phát tại Bắc
Giang, Việt Nam, năm 2020
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên
802 học sinh lớp 12 đến từ 2 trường THPT Hiệp Hịa số 1 và THPT Ngơ Sỹ Liên, tỉnh
Bắc Giang, năm 2020.
Kết quả chính: Nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng cao của học sinh lớp 12 trong
thời gian cách ly tại tỉnh Bắc Giang, điểm PSS trung bình là 30,7 (SD = 5,7). Kết quả
nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến mức độ căng thẳng cao hơn như khu vực
sinh sống (thành thị/nơng thơn), giới tính nữ, tình trạng kinh tế khó khăn hơn của gia đình
trong thời kì COVID, suy nghĩ tiêu cực về dịch bệnh, về tình hình học tập sẽ tệ đi do dịch
bệnh, trong khi đó có một số yếu tố có khả năng làm giảm tình trạng căng thẳng như kiến
thức tốt về dịch bệnh (học sinh được học về cách ứng phó với các thảm họa, thiên tai và
bệnh dịch) và học tập tốt. Đáng chú ý rằng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng dịch

COVID-19 đang diễn ra có ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đối với học sinh năm cuối
trung học phổ thông.


2
Kết luận và khuyến nghị: Ngành giáo dục, nhà trường và gia đình cần phối hợp để giúp
học sinh lớp 12 giảm bớt lo lắng cho kỳ thi đại học trong thời gian giãn cách xã hội và từ
đó giảm tình trạng căng thẳng.
Từ khố: căng thẳng, học sinh, PSS, giãn cách xã hội, COVID-19


3
*Tóm tắt tiếng Anh (Abstract)

PREVALENCE OF THE PSYCHOLOGY OF 12TH-GRADE STUDENTS
DURING SOCIAL DISTANCING IN THE COVID-19 PANDEMIC TIME AT 02
HIGH SCHOOLS IN BAC GIANG, VIETNAM, 2020
Huyen Nguyen Thi Khanh (MPH Student, Hanoi Unviersity of Public Health)
Hang Dao Thi Anh (MPH Student, Hanoi Unviersity of Public Health)
Phuong Nguyen Thu (Hanoi Medical of University)
MPH. MD.. Pham Thi Thu Trang (Lecture, Hanoi Medical University)
Asscoc. Prof.. Bui Thi Tu Quyen (Lecture, Hanoi Unviersity of Public Health)
Background: The SAR-COVID 2 pandemic is having a profound impact on all aspects
of human life, including psychological health. The measure of "social distancing" has
been applied all around the world and Vietnam, which caused a sudden psychological
change, especially affecting senior high school students in Vietnam. This study aims to
analyze the stress level of 12 - grade students during the "social distancing" time due to
SAR-COVID 2 outbreak in Bac Giang, Vietnam, 2020.
Materials and methods: A cross-sectional study was conducted on 802 12 - grade
students from 2 Hiep Hoa High School No. 1 and Ngo Sy Lien High School, Bac Giang

Province, 2020.
Results: This study found the high perceived stress among 12-grade students during the
lockdown time in Bac Giang province, Vietnam the mean PSS score in the study was
30.7 (SD= 5.7) which would be considered high perceived stress. Consistent with
findings from around the world, there were several associative factors that are more like
to have higher level of perceived stress such as living region (urban/rural), being female,
worse change in financial family during COVID-19, negative attitude about the virus
pandemic, poorer academic performance, while learned to deal with disaster and higher
score of study performance as the protective factors of perceived stress. Noticeably we
also found that the ongoing COVID-19 was having tremendous psychological effects on
the senior high school students.
Conclusions and Recomendation: The government, highs chools and families need to
collaborate to help grade 12 students to reduce stress level
Key words: Stress, students, PSS, social distancing, COVID-19


4
Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1. Kết quả nổi bật của đề tài.
(a) Đóng góp mới của đề tài.
Xác định thực trạng căng thẳng của học sinh lớp 12 trong cộng đồng trong thời kỳ
giãn cách xã hội, cụ thể là tỉnh Bắc Giang, Hà Nội theo thang đo sàng lọc PSS-10 và
phân tích các yếu tố liên quan với thực trạng căng thẳng ở học sinh, bao gồm các yếu tố
cá nhân, yếu tố gia đình, và yếu tố xã hội.
(b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể).
-

Báo cáo kết quả nghiên cứu

-


01 bản thảo bài báo tiếng Anh chuẩn bị nộp đăng tải trên tạp chí quốc tế Asian
Pacific Journal of Tropical Medicine

(c) Hiệu quả về đào tạo.
-

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, điều phối hoạt động và khả năng làm
việc với cộng đồng cho học viên của Trường Đại học Y tế công cộng.

(d) Hiệu quả về xã hội.
Nghiên cứu đã thực hiện sàng lọc mức độ căng thẳng theo thang đo PSS-10 tại
cộng đồng trong thời gian giãn cách xã hội. Nghiên cứu công bố những kết quả đầu tiên
về ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến đời sơng tinh thần của cộng đồng nói chung và
của học sinh lớp 12 nói riêng.
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Nghiên cứu nhấn mạnh việc cải thiện sức khoẻ tâm thần ở học sinh lớp 12 trong
thời gian giãn cách xã hội, và cung cấp các bằng chứng cũng như khuyến nghị giúp chính
quyền, nhà trường và gia đình của học sinh lớp 12 có thể áp dụng nhằm giảm bớt lo lắng,
căng thẳng của học sinh, giúp các em học sinh an tâm cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
(a) Tiến độ: Đúng tiến độ
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đạt được toàn bộ mục tiêu nghiên cứu
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Đạt được so với dự kiến
đề cương
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Kinh phí được sử dụng hiệu quả, theo đúng với
bản dự trù kinh phí của đề cương
4. Các ý kiến đề xuất.



5
-

Hỗ trợ đăng tải bài báo quốc tế

-

Ưu tiên sử dụng các số liệu này để giúp địa phương thiết kế các hoạt động can
thiệp cụ thể


6
Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Đặt vấn đề:
Đại dịch COVID-19, gây ra bởi hội chứng hô hấp cấp tính nặng do coronavirus 2
(SARS-COV-2), đã trở thành một bệnh truyền nhiễm mới nổi vào năm 2020. Tính đến
ngày 12 tháng 7 năm 2020, hơn 12,5 triệu trường hợp được xác nhận đã được báo cáo
trên thế giới, chủ yếu xảy ra ở châu Mỹ và châu Âu. Số người chết ước tính là khoảng
283.357 người [1], cao hơn so với dịch MERS-CoV và SARS-CoV lần lượt vào năm
2012 và 2003 [2]. Tại Việt Nam, hai bệnh nhân dương tính với COVID-19 được báo cáo
lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Sau đó, sự phát triển của ổ dịch có thể được
chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 chỉ có 16 trường hợp được xác nhận và giai đoạn 2
được đánh dấu với các trường hợp dương tính tăng nhanh [3]. Để giải quyết tình hình
dịch bệnh phức tạp, chính phủ Việt Nam đã áp dụng “giãn cách xã hội” toàn quốc trong 1
tháng kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2020 [4]. Đến ngày 14 tháng 7 năm 2020, Việt Nam chỉ
đăng ký hoàn toàn 373 trường hợp, với 352 trường hợp phục hồi và khơng có trường hợp
tử vong [5]. Thành cơng của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch có
thể được quy cho một loạt các yếu tố, nhưng sự tuân thủ của cư dân đối với sự “giãn cách
xã hội” là đóng góp nhiều nhất.
“Giãn cách xã hội” là cách phịng ngừa tích cực, trong đó mọi người được khuyên

nên ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh [6]. Ngoài những ưu điểm của “giãn cách
xã hội”, một nhược điểm rõ ràng là hành động này khiến cho cá nhân tách biệt với cộng
đồng [7]. Do đó, “giãn cách xã hội” đã gây ra nhiều tác động xấu đến về chính trị tồn
cầu, thiệt hại kinh tế và biến động xã hội. Đã có báo cáo cho thấy “giãn cách xã hội” có
tác động đến cuộc sống của con người bao gồm về lĩnh vực tâm lý như rối loạn cảm xúc,
trầm cảm, căng thẳng, khó chịu, căng thẳng sau chấn thương, giận dữ và kiệt sức về cảm
xúc [8].
Hệ thống giáo dục cũng bị ảnh hưởng nặng nề đó là trường học phải đóng cửa do
giãn cách xã hội (23,24). Kết quả là, sinh viên không thể đến lớp học và phải học trực
tuyến. Đến tháng 3 và tháng 4 năm 2020, ước tính hơn 1,66 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên ở
18861 quốc gia đã nghỉ học, ảnh hưởng đến 91% số người vẫn còn đi học [9]. Tại Việt
Nam, các trường học đã đóng cửa từ cuối tháng 1 khi trường hợp đầu tiên được phát hiện
cho đến cuối tháng 4 [3]. Trong thời gian này, học sinh đặc biệt là học sinh lớp 12 tại Việt
Nam đã phải đối mặt với nhiều áp lực học tập do kỳ vọng cao của phụ huynh rằng học sinh


7
phải được nhận vào đại học [10]. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn ở một số vùng sâu,
vùng xa, nơi học sinh không thể truy cập học tập trực tuyến hoặc truy cập một cách khó
khăn. Do đó, học sinh có thể bị rối loạn tâm thần như lo lắng (26,60%), cảm xúc trầm cảm
(21,16%) [11]; 63.3% tăng tổng số ý nghĩ tự tử [12]. Nghiên cứu cho thấy rối loạn tâm thần
ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ, đồng thời, nhận thức về sức khỏe tâm thần của
dân số nói chung cũng có nhiều hạn chế [13]. Ngoài ra, báo cáo của Unicef 2018 cũng cho
thấy tự tử và nỗ lực tự tử, nhất là ở thanh thiếu niên là một vấn đề ở Việt Nam [14]. Tuy
nhiên, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở vùng sâu, vùng xa cũng còn hạn chế.
Trong bối cảnh dịch bệnh biện pháp “giãn cách xã hội” được thực hiện ở Việt Nam, các
vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trên thường khơng được chính phủ chú ý đến. Do đó, nghiên
cứu này được thực hiện với mục đích:
(1) Mơ tả thực trạng của mức độ căng thẳng ở học sinh lớp 12 Việt Nam
(2) Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ căng thẳng của học sinh lớp 12

trong thời gian “giãn cách xã hội” do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đó đưa ra các
khuyến nghị phù hợp giúp học sinh giữ vững tinh thần trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
2. Tổng quan đề tài
2.1. Khái niệm về căng thẳng (stress)
Căng thẳng (stress) và ảnh hưởng của nó lên sức khỏe đã được nghiên cứu từ
nhiều năm qua. Tuy nhiên các định nghĩa về căng thẳng lại không nhất quán (11). Có
nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến căng thẳng trong đó các cách hiểu về căng
thẳng như là kết quả của áp lực. Khi những áp lực bên ngồi q lớn thì đối tượng sẽ
khơng có khả năng chịu đựng. Hoặc căng thẳng có thể được hiểu là phản ứng của cơ thể
với các kích thích gây ra sự khó chịu hay tổn hại, từ đó cơ thể sinh ra những phản ứng
sinh lý để ứng phó với căng thẳng bao gồm 3 giai đoạn: báo động, đối phó và sụp đổ
(16). Căng thẳng cũng có thể được hiểu là quá trình phản ánh các yếu tố bên trong và bên
ngoài, đặc điểm của một cá thể, hồn cảnh của người đó và sự tương tác giữa những điều
đó với nhau (16). Khái niệm căng thẳng cũng được đánh giá từ các quan điểm môi
trường, sinh học và tâm lý (17). Việc đánh giá mức độ căng thẳng sẽ tập trung vào đánh
giá của đối tượng về sự kiện, nguồn lực đối phó và nhận thức về việc họ có đang trải
nghiệm “căng thẳng” hay khơng (17).
Các thang đo liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến như căng
thẳng, trầm cảm và lo âu bao gồm: Depression Anxiety Stress Scales-21 (DASS-21),


8
General Anxiety Disorder-7 (GAD-7) và Patient Health Questionnaire-9 (PHQ-9).
Trong khi thang đo GAD-7 và PHQ-9 đo lường mức độ lo âu và trầm cảm, và được sử
dụng chủ yếu đối với bác sĩ lâm sàng; thang DASS-21 có thể dùng cả cho các nghiên
cứu viên và trên lâm sàng khi tìm hiểu về ba yếu tố trầm cảm, lo âu và căng thẳng.
DASS-21 được sử dụng trên cả đối tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy
nhiên, thang DASS-21 sẽ có lợi khi tìm hiểu về bản chất, ngun nhân và cơ chế của rối
loạn cảm xúc [15]. Liên quan đến các nhận thức căng thẳng ở người trẻ tuổi, thang
Perceived Stress Questionnaire (PSQ) được phát triển bởi Levenstein và cộng sự thích

hợp với các nghiên cứu tâm lý lâm sàng, nhấn mạnh vào nhận thức hơn là các trạng thái
cảm xúc hoặc là các sự kiện đặc biệt [16].
Trong khi đó, thang đo nhận thức căng thẳng (Perceived Stress Scale - PSS) được
Cohen phát triển năm 1983, là một thang đo phổ biến nhất để đo lường nhận thức căng
thẳng đối với các tình huống khác nhau ảnh hưởng đến cảm xúc và căng thẳng nhận thức
(18). Thang đo này cũng đã được dịch sang 20 ngôn ngữ khác nhau, với hệ số
Cronbach’s Alpha ước tính trong khoảng từ 0.67-0.91 và độ tin cậy kiểm tra lại từ 0.53
đến 0.83 (19). Thang PSS cũng được báo cáo là cung cấp các dự đoán tốt hơn về các triệu
chứng tâm lý và thể chất so với các thang đo khác [17] [18]. Các câu hỏi trong thang đo
này hỏi về cảm xúc và suy nghĩ của đối tượng trong tháng vừa qua, gồm 10 câu hỏi với
câu trả lời theo thang điểm Linkert (từ 0-4) lần lượt: (0) không bao giờ; (1) hiếm khi; (2)
Thỉnh thoảng; (3) Thường xuyên; (4) Luôn luôn. Tổng điểm căng thẳng từ 0-40 điểm
được tính như sau:
-

Căng thẳng mức thấp: 0-13 điểm

-

Căng thẳng mức vừa: 14-26 điểm

-

Căng thẳng mức cao: 27-40 điểm

Ở Việt Nam, có một nghiên cứu đã chuẩn hóa thang đo PSS-10 và đánh giá giá trị và độ
tin cậy của thang đo đối với phụ nữ cao tuổi [19]. Theo như nghiên cứu này, bộ câu hỏi
có hệ số Cronbach’s Alpha ước tính khoảng 0.8 và độ tin cậy kiểm tra lại sau khoảng 1
tháng là 0.43.
2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thế giới
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-COV-2 gây hội chứng suy hơ hấp cấp tính.
Kể từ khi dịch bùng phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019 làm hơn


9
81.708 người nhiễm, 3.331 trường hợp tử vong, tính đến ngày 08/04/2020. Chính phủ
Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Vũ Hán nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tuy
nhiên, tính đến đầu tháng 4 năm 2020, dịch đã lan rộng ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, bao gồm cả Châu Mỹ và Châu Âu. Trên thế giới, hơn 1.000.000 người
nhiễm COVID-19, số ca tử vong ước tính gần 60.000 ca [20] cao hơn so với dịch SARS
năm 2003 [21]
Dịch COVID-19 đang gây ra ảnh hưởng sâu rộng về kinh tế, chính trị và xã hội,
tạo nên cú sốc với nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu [22]. Ngoài ra, nhiều biện pháp
cách ly và phong tỏa được tiến hành ở nhiều quốc gia cũng gây ảnh hưởng không nhỏ
đến lĩnh vực giáo dục. Đến tháng 3 năm 2020, ước tính đã có gần 1.600.000.000 trẻ em ở
161 quốc gia phải nghỉ học, ảnh hưởng đến 91% những người còn đang đi học trên thế
giới [23].
Việc nghỉ học do giãn cách xã hội gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của
học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, cách ly xã hội gây nên căng thẳng ở các mức độ khác
nhau và ở các đối tượng khác nhau. Một tổng quan nghiên cứu năm 2020 đã báo cáo
những ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên các đối tượng dân số khác nhau như nhân
viên y tế, sinh viên, trẻ em và cha mẹ. Đối với các nhân viên y tế, các triệu chứng thường
thấy là dễ cáu gắt, mất ngủ, kém tập trung, miễn cưỡng phải làm việc, cảm giác bị kỳ thị
và sợ có thể lây bệnh cho người khác [8]. Đối với những người cần phải cách ly tại nhà
như cha mẹ, trẻ em khi so sánh những người phải cách ly và những người không phải
cách ly, cho thấy điểm căng thẳng sau sang chấn cao hơn ở những người không phải cách
ly [8]. Nghiên cứu cũng chỉ ra những rối loạn về căng thẳng tâm lý trong thời gian cách
ly, hay các phản ứng tiêu cực khác của những người đã từng cách ly trong dịch SARS: sợ
hãi (20%), hồi hộp (18%), lo lắng (18%), buồn bã (18%) [8].

Giai đoạn thanh thiếu niên (10-19 tuổi) là giai đoạn quan trọng để phát triển và
duy trì thói quen xã hội và cảm xúc đối với sức khỏe tâm thần [24]. Trong giai đoạn này,
thanh thiếu niên phải đối mặt với những yếu tố gây căng thẳng phổ biến, bao gồm thay
đổi về cơ thể liên quan đến tuổi dậy thì, vấn đề ở trường học, duy trì các mối quan hệ tình
bạn, tình yêu, lựa chọn con đường nghề nghiệp sắp tới [25]. Ngoài ra, các em cũng phải
đối mặt với những vấn đề tâm lý đến từ gia đình và xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển của sức khỏe tâm thần ở các em. Những tác nhân gây căng thẳng lâu
dài, có thể dẫn đến gia tăng rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu), các hành vi chống đối xã


10
hội (gây hấn, phạm pháp), những rủi ro về sức khỏe (sử dụng chất gây nghiện) và những
triệu chứng thực thể khác [25]. Tương tự các căng thẳng tâm lý nói chung trong giai đoạn
phát triển của thanh thiếu niên, căng thẳng trong học tập là trạng thái chủ quan, có liên
quan đến nhận thức cá nhân về kết quả, hoặc hậu quả có thể xảy ra trong tương lai liên
quan đến học tập và phản ứng của các tác nhân bên ngoài, bao gồm cả những gánh nặng
đến từ con người và hệ thống trường học [24]. Đồng thời, căng thẳng trong học tập cũng
là một trong những nguồn căng thẳng của thế hệ trẻ nói chung ở các nước phương Tây và
châu Á [26, 27]. Cùng với những thay đổi về mặt tâm lý khi tình trạng Khẩn cấp về y tế
công cộng Quốc tế được ban hành và biện pháp “giãn cách xã hội” được triển khai ở
nhiều quốc gia dẫn đến tình trạng nghỉ học kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm
lý của học sinh nói chung. Một nghiên cứu ở Trung Quốc trong tháng 2, 2020 trong giai
đoạn “giãn cách xã hội” [28] với 933 sinh viên cho thấy tỷ lệ lo âu và trầm cảm được báo
cáo lần lượt là 17,1% và 25,3%. Con người là một thực thể xã hội. Suy giảm các tương
tác xã hội do biện pháp “giãn cách” [29] được thực hiện ở nhiều quốc gia, kéo theo thiệt
hại về kinh tế; thói quen sinh hoạt và việc cung cấp các dịch vụ cộng đồng cũng bị thay
đổi đã tác động đến tâm lý và cảm xúc giảm của con người như giảm động lực, mất đi ý
nghĩa và giảm giá trị bản thân. Trong giai đoạn “giãn cách”. các trường học đóng cửa,
việc vui chơi và giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi cũng bị hạn chế, điều này có thể tác
động đến tâm lý thanh thiếu niên ở độ tuổi đến trường do ở độ tuổi này, các tương tác xã

hội, đặc biệt các mối quan hệ với bạn bè được cho là có liên quan đến sức khỏe tâm thần
của thanh thiếu niên [30].
2.2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở Việt Nam
Đến ngày 08/04/2020, Việt Nam hiện có 251 ca nhiễm COVID-19, 122 bệnh nhân
đã được xuất viện và chưa có ca tử vong [31]. Tính đến giữa tháng 3 năm 2020, dịch
COVID-19 tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Trước ngày
05/03/2020: Việt Nam ghi nhận 16 ca mắc đều đã khỏi bệnh trước 05/03. Giai đoạn 2:
Sau ngày 05/03/2020: Số ca mắc lên đến 194 ca tính đến ngày 30/03/2020 và bệnh viện
Bạch Mai, Hà Nội là một trong những điểm nóng của Giai đoạn 2 do có hai y tá ở Bệnh
viện này nhiễm và nguy cơ lây ra cộng đồng lớn. Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh,
Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cách ly, theo dõi và hạn chế người đến từ vùng có
dịch. Việc đi lại và giao thương của người dân cũng bị hạn chế [32]. Tương tự như trên
thế giới, điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Việt


11
Nam. Đến ngày 01/04/2020, Việt Nam chính thức cơng bố dịch trên phạm vi toàn quốc
[32]. Tuy nhiên, ngay từ sau Tết Nguyên Đán (tháng 2 năm 2020), việc đóng cửa trường
học bao gồm các cấp học khác nhau từ mầm non đến đại học đã được thực hiện [32]. Mơi
trường học đường đóng vai trị quan trọng trong việc lây lan bệnh truyền nhiễm do những
đặc tính dễ tổn thương và sự tương tác của học sinh, sinh viên với nhiều thành phần khác
nhau trong xã hội [33, 34]. Gần đây, chính phủ cũng đã ban hành văn bản thực hiện “giãn
cách xã hội” [35] kéo theo những thay đổi đáng kể trong việc sinh hoạt của người dân
Việt Nam nói chung. Những biện pháp “giãn cách” trên đảm bảo ngăn ngừa sự lây lan
của dịch bệnh trong cộng đồng. Mặc dù, thông điệp về “giãn cách xã hội” ở Việt Nam
[36] liên quan đến sự đoàn kết dân tộc và tính đạo đức, đồng thời Chính phủ cũng chủ
động ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
“giãn cách xã hội” gây ra ảnh hưởng lên đời sống con người bao gồm các dấu hiệu về
mặt tâm lý như rối loạn cảm xúc, trầm cảm, căng thẳng, cáu gắt, căng thẳng hậu sang
chấn, tức giận, và kiệt sức về cảm xúc [8].

2.3. Một số yếu tố liên quan đến tâm trạng học sinh lớp 12 trong thời gian giãn cách
xã hội
Yếu tố cá nhân
Liên quan đến căng thẳng, ở cấp độ cá nhân, như tổng quan tài liệu của Garza và
cộng sự năm 2017 về căng thẳng hậu sang chấn cho thấy sự khác biệt về giới tính liên
quan đến căng thẳng, trong đó nhấn mạnh các yếu tố về sinh học thần kinh, nội tiết và di
truyền có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng ở trẻ em gái hơn so với trẻ nam trong thời thơ
ấu và thanh thiếu niên [37]. Cũng trong một nghiên cứu năm 2014 Beiter và cộng sự trên
374 sinh viên đại học Franciscan, Hoa Kỳ từ 18 đến 24 tuổi dựa trên thang điểm đánh giá
lo âu- trầm cảm- căng thẳng (DASS-21) cho thấy nữ giới có tỷ lệ căng thẳng cao hơn
đáng kể so với nam giới khi so sánh một số nguồn gốc của căng thẳng như học tập hay
hình ảnh bản thân (p < 0.05) [38].
Yếu tố trường học và gia đình
Ở cấp độ trường học và gia đình, khi so sánh về vị trí địa lý, một tài liệu tổng quan
ở Úc trong giai đoạn từ 1995 đến 2015 trên các đối tượng là thanh thiếu niên trong độ
tuổi từ 13-18 tuổi cho thấy thanh thiếu niên ở nông thôn có tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần,
tự tử và nghiện chất cao hơn người cùng tuổi ở đô thị [39]. Một nghiên cứu của Maria và
cộng sự đối với 335 học sinh Trung học phổ thông (15-19 tuổi) tại Mexico đã cho thấy


12
một số mối liên quan đến tâm trạng căng thẳng của học sinh như áp lực của các kì thi,
chọn lựa ngành nghề trong tương lai và các vấn đề liên quan đến rắc rối gia đình [38].
Những yếu tố này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Abebe và cộng sự trên 422
học sinh tại Ethiopia năm 2016 [40].
Yếu tố xã hội
Ở cấp độ xã hội, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, học sinh lớp 12 tại
Việt Nam vẫn có những áp lực kể trên do kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vẫn diễn
ra đúng kế hoạch. Tuy nhiên, các em còn chịu những áp lực khác trong thời gian cách lý
xã hội tại nhà. Nghiên cứu mới đây của K.Brook và cộng sự về những yếu tố ảnh hưởng

đến tâm lý của người dân khi giãn cách xã hội cũng chỉ ra rằng những yếu tố như: Thời
gian cách ly, nỗi lo sợ bị nhiễm bệnh, cảm giác buồn chán do ở trong nhà quá lâu, thiếu
thốn đồ dùng, thông tin và tình kình tài chính gia đình tệ đi có ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm trạng của người dân [8].
Như vậy, có thể thấy rằng, trong thời gian nghỉ học do cách ly xã hội do đại dịch
Covid-19, học sinh lớp 12 tại Việt Nam không chỉ chịu những áp lực tâm lý thông thường
như áp lực từ kỳ thi đại học, định hướng nghề nghiệp, yếu tố mối quan hệ gia đình mà
cịn phải đối mặt thêm những áp lực khác như cảm giác buồn chán do ở trong nhà quá
lâu, thiếu thốn thông tin và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của Maria và cộng
sự đối với 335 học sinh Trung học phổ thông (15-19 tuổi) tại Mexico đã cho thấy một số
mối liên quan đến tâm trạng căng thẳng của học sinh như áp lực của các kì thi, chọn lựa
ngành nghề trong tương lai và các vấn đề liên quan đến rắc rối gia đình [41]. Những yếu
tố này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Abebe và cộng sự trên 422 học sinh tại
Ethiopia năm 2016 [40].
Trong thời gian giãn cách xã hội, học sinh lớp 12 tại Việt Nam vẫn có những áp
lực kể trên do kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vẫn diễn ra đúng kế hoạch. Tuy
nhiên, các em còn chịu những áp lực khác trong thời gian cách lý xã hội tại nhà. Nghiên
cứu mới đây của K.Brook và cộng sự về những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của người
dân khi giãn cách xã hội cũng chỉ ra rằng những yếu tố như: Thời gian cách ly, nỗi lo sợ
bị nhiễm bệnh, cảm giác buồn chán do ở trong nhà quá lâu, thiếu thốn đồ dùng, thơng
tin và tình kình tài chính gia đình tệ đi có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của người
dân [8].


13
Như vậy, có thể thấy rằng, trong thời gian nghỉ học do cách ly xã hội do đại dịch
Covid-19, học sinh lớp 12 tại Việt Nam không chỉ chịu những áp lực tâm lý thông thường
như áp lực từ kỳ thi đại học, định hướng nghề nghiệp, yếu tố mối quan hệ gia đình mà
cịn phải dối mặt thêm những áp lực khác như cảm giác buồn chán do ở tỏng nhà quá lâu,
thiếu thốn thông tin và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng.

2.4. Địa bàn nghiên cứu
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đơng Bắc
Việt Nam) với 72% diện tích là vùng núi gồm 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh: 01 thành
phố và 09 huyện. Số liệu năm 2018, Bắc Giang là một trong các tỉnh có tỉ trong kinh tế
thấp, một trong 8 tỉnh nhận trợ cấp ngân sách nhà nước nhiều nhất. Ở giai đoạn hai của
dịch COVID-19, bệnh nhân số 94 (64 tuổi), hộ khẩu thường trú tại thành phố Bắc Giang
trở thành người đầu tiên của tỉnh này nhiễm virus SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cơng bố
tối ngày 21/03. Ngồi ra, tính đến ngày 31/03/2020, Bắc Giang đang rà soát và cách ly rất
nhiều đối tượng đến Bệnh viện Bạch Mai vào tháng 3. Hầu hết các huyện và thành phố
đều có các xã bị yêu cầu tự cách ly do có bệnh nhân từ Bạch Mai trở về.
Bắc Giang là một tỉnh có truyền thống hiếu học với tỉ lệ đỗ đại học cao, điểm
trung bình Kỳ thi THPT quốc gia xếp thứ 20 trên cả nước (Số liệu 2018). Điều đó đồng
nghĩa với việc các em học sinh lớp 12 ở Bắc Giang đối mặt với áp lực lớn từ kỳ thi đại
học. Học sinh lớp 12 ở Bắc Giang giống với các tỉnh khác, được nghỉ học trong suốt
tháng 2, tháng 3 và dự kiến hết tháng 4. Trong khi các thành phố lớn đều triển khai học
trực tuyến, nhiều em học sinh lớp 12 ở Bắc Giang khó khăn trong tiếp cận với các nguồn
học trực tuyến hơn, từ đó dễ gây tâm lý lo âu, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các
em. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự căng thẳng của học sinh nói chung
và học sinh lớp 12 nói riêng tại Việt Nam trong thời gian này. Do đó, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu trên nhằm mục tiêu (1) mô tả thực trạng mức độ căng thẳng (Stress level) đối
với học sinh lớp 12 và (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ stress của học
sinh Việt Nam trong thời gian nghỉ học do dịch COVID-19 bùng phát, tháng 4 năm 2020,
nhằm đưa ra những khuyến nghị phù hợp để tăng cường sức khỏe tâm thần, giúp các em
lớp 12 giữ được tinh thần tốt, chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới. Nghiên cứu này sẽ góp
phần hiểu mức độ căng thẳng của học sinh lớp 12 tại Việt Nam trong bối cảnh tình trạng
Khẩn cấp về y tế công cộng Quốc tế do dịch bệnh được ban bố trên toàn cầu.


14
2.5. Khung lý thuyết


Yếu tố nhân
khẩu học: Khu
vực sống (Nông
thôn/Thành thị,
Giới tính, thời
gian giãn cách xã
hội tại nhà)

Kiến thức về dịch
bệnh
covid-19:
Tần xuất cập nhật
tin tức về địa dịch
covid-19, tin rằng
đại dịch có ảnh
hưởng tiêu cực
đến việc học tập

Hoạt động thể
lực và xã hội:
Tập thể dục, chơi
game giải trí,
tham gia hoạt
động xã hội (tình
nguyện)
trong
thời gian cách ly
xã hội


Tâm trạng căng
thẳng ở học sinh lớp
12, Bắc Giang, Việt
Nam, 2020

Yếu tố gia đình: tác
động của Covid-19 lên
kinh tế gia đình (khó
khăn hơn, tốt hơn,
khơng ảnh hưởng gì),
tác động của bố mẹ (gây
khó chịu, khiến thoải
mái, vẫn bình thường)

Tình trạng học tập: điểm học kì
1, khối thi đại học dự kiến, điểm
thi đại học mong muốn, tương
tác với thầy cô, bạn bè khi nghỉ
học, lo lắng về việc học tập, gặp
khó khăn trong việc tiếp cận học
trực tuyến, được học về cách ứng
khó với thảm họa, thiên tai, dịch
bệnh


15
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- 802 học sinh lớp 12 thuộc địa điểm nghiên cứu đã tham gia vào nghiên cứu. 16%

học sinh từ chối tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Là học sinh lớp 12 có thiết bị di động hoặc máy tính, có khả năng thực hiện
khảo sát online
Tiêu chuẩn loại trừ: Các sinh viên tự cảm thấy không đủ điều kiện sức khỏe để
tham gia chương trình tại thời điểm diễn ra chương trình
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: 02 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tham gia nghiên cứu:
(1) Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Thành thị), (2) Trường THPT Hiệp Hịa số 1
(Nơng thôn)
- Thời gian nghiên cứu: 07/2020-8/2020
3.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định dựa trên cơng thức tính cỡ mẫu xác định
một tỷ lệ với sai số tương đối.

Trong đó:
• n: cỡ mẫu nghiên cứu
• p: là tỷ lệ trẻ vị thành niên được xác định có căng thẳng trong thời gian dịch
bệnh hoặc thiên tai. Lấy p=0.2 tương tự nghiên cứu ở Canada khi người dân
bị cách ly do dịch SAR năm 2002 [42]
• ε : Sai số tương đối cho phép mức 14% (ε = 0,14)
• Zα /2 = 1,96 với hệ số tin cậy 95% và α = 0,05
• DE=1 do khơng chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn


16
Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là n = 784
=> Cỡ mẫu nghiên cứu khi triển khai thu thập số liệu là 802 Học sinh tham gia.
Chọn mẫu

Giai đoạn 1: Chọn huyện/thành phố
Chọn ngẫu nhiên 2 huyện trong đó sẽ có 1 huyện nằm trong nhóm huyện có kinh tế
phát triển nhất trong tỉnh và 1 huyện nằm trong nhóm xã có kinh tế phát triển thấp
hơn trong tỉnh.
Kết quả: Chọn thành phố Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa tham gia nghiên cứu
Giai đoạn 2: Chọn trường
Tại mỗi huyện, chọn 01 trường THPT có số học sinh lớp 12 nhiều nhất.
Kết quả: Chọn trường THPT Ngô Sỹ Liên, Bắc Giang và THPT Hiệp Hòa số 1
tham gia nghiên cứu
Giai đoạn 3: Chọn học sinh
Tổng hợp số lớp 12 của 02 trường được chọn, mỗi trường có 12 lớp 12, mỗi lớp
trung bình có 40 học sinh.
Chọn tồn bộ học sinh đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu → số học sinh được
chọn: 24*40= 960 Học sinh).
3.5. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1. Công cụ thu thập số liệu
Biến phụ thuộc: Thang đo mức độ căng thẳng (Perceived Stress Scale) gồm 10
câu hỏi hỏi về tâm lý của đối tượng trong 1 tháng vừa qua với câu trả lời theo
thang điểm Linkert (từ 0-4) lần lượt: (0) không bao giờ; (1) hiếm khi; (2) Thỉnh
thoảng; (3) Thường xuyên; (4) Luôn luôn. Tổng điểm căng thẳng từ 0-40 điểm
được phân như sau: (0-13 điểm): Căng thẳng mức thấp, (14-26 điểm) Căng thẳng
vừa, (27-40) Căng thẳng mức cao.
Biến độc lập: gồm các cầu phần sau:
(1) Thông tin chung (nơi sinh sống, trường, khối lớp, giới tính, tơn giáo, sử
dụng điện thoại và internet, thời gian truy cập internet);
(2) Yếu tố gia đình: Tác động của COVID-19 lên tình hình kinh tế gia đình, tác
động của bố mẹ và gia đình


17

(3) Tình trạng học tập (xếp loại trong lớp ký 1, điểm trung bình kỳ 1, dự định khối
thi, điểm thi đại học, mức độ giữ liên lạc với bạn bè, lo lắng về ảnh hưởng của dịch
bệnh đến xếp loại và kỳ thi đại học, tham gia học online trong thời gian nghỉ học);
(3) Kiến thức về dịch bệnh (Tần suất tiếp nhận tin tức về dịch bệnh Covid-19);
(4) Hoạt động thể lực và xã hội (Tham gia các hoạt động thể lực (đi bộ, chạy
bộ, chơi thể thao…), hoạt động giải trí (chơi game, sử dụng mạng xã hội…), hoạt
động xã hội (tình nguyện…)
Chi tiết bộ câu hỏi xem tại Phụ lục 2
3.6. Quy trình thu thập số liệu
Xin đồng ý nghiên cứu từ nhà trường, giáo viên chủ nghiệm và phụ huynh
học sinh: Xác nhận qua Email đối với nhà trường và giáo viên chủ nghiệm. Thông
báo Trang thông tin nghiên cứu lên Hội Phụ Huynh (Facebook/Zalo). Xác nhận
qua Email/Điện thoại với Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh của lớp
Gửi Link khảo sát Online (Link: /x/qlOa7YJU)
qua Hội học sinh của lớp (Facebook/Zalo) kèm 01 video hướng dẫn điền Link
khảo sát và Số điện thoại của nghiên cứu viên (Có thể gọi bất cứ lúc nào trong quá
trình làm Link khảo sát)
Các em học sinh đều cần đồng ý tham gia nghiên cứu tại Trang thông tin
nghiên cứu trên Link khảo sát online. Số liệu được tự động tổng hợp trên website:
(Link: otoo lbox.org/x/qlOa7YJU)
3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích sử dụng phần mềm R theo mục tiêu nghiên cứu:
- Thống kê mô tả cho biến định lượng sử dụng để mô tả các đặc điểm thông
tin chung và mô tả được sử dụng để tìm hiểu thực trạng căng thẳng của học
sinh trong 1 tháng qua. Kiểm định như t-test, Khi bình phương và Fisher test
để mơ tả thực trang căng thẳng theo các yếu tố liên quan.
- Sử dụng phương pháp hồi quy mơ hình tuyến tính đa biến để tìm hiểu mối
liên quan giữa các yếu tố liên quan và thực trạng căng thẳng của học sinh
trong 1 tháng qua.
- Package sjPlot của phần mềm R được sử dụng nhằm phân tích vẽ biểu đồ



18
cho 10 câu hỏi của biến đầu ra: bộ câu hỏi PSS
3.8. Đạo đức nghiên cứu:
Đề cương nghiên cứu đã được xét duyệt bởi Hội đồng khoa học trường Đại
học Y tế công cộng số 020-161/DD-YTCC.
Các thông tin cá nhân của đối tượng được giữ kín và chỉ được sử dụng trong
mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của các
đối tượng và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu vào mà không bị ảnh hưởng
hay chịu bất kỳ một tác động xấu nào từ nghiên cứu, cũng như không phải chịu bất
cứ câu hỏi hay trách nhiệm pháp lý nào. Các đối tượng cũng được giải thích rõ
mục đích và nội dung trước khi ký giấy đồng ý tham gia nghiên cứu, nếu có bất cứ
câu hỏi nào liên quan tới nghiên cứu, các điều tra viên có trách nhiệm giải thích
một cách chính xác và trung thực cho đối tượng.
4. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Trường
THPT Hiệp Hịa số 1
THPT Ngơ Sỹ Liên
Giới tính a, b
Nam
Nữ

Tổng số
n

%


417
385

52,0
48,0

303
499

37,8
62,2

592
197
13

73,8
24,6
1,6

292
304
206

36,4
37,9
25,7

91
711


11,4
88,6

395
407

49,3
50,8

a, b

Kinh tế gia đình thay đổi trong thời gian COVID-19 a, b
Xấu hơn
Không thay đổi
Tốt hơn
Sự thay đổi tâm lý khi ở nhà trong thời gian COVID-19 a, b
Xấu hơn
Không thay đổi
Thoải mái hơn
Thái độ về ảnh hưởng của COVID-19 đến học tập a, b
Tích cực
Tiêu cực
Từng được học về cách ứng phó với thảm họa
Đã từng
Chưa từng


19
Bảng 1 mô tả các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu ghi nhận

sự tham gia của 802 học sinh đến từ trường THPT Hiệp Hòa số 1 (HH) (52%) và trường
THPT Ngô Sỹ Liên (NSL) (48%). Về tỷ lệ giới tính, tỷ lệ nữ gần gấp đôi so với nam giới.
Trong thời gian COVID-19 xảy ra tại Việt Nam, hầu hết các gia đình học sinh đã gặp
phải những thách thức kinh tế với gần 100% sinh viên báo cáo rằng gia đình kinh tế của
họ đã suy giảm trong giai đoạn này. Về tình trạng cảm xúc, trong khi gần 90% sinh viên
nghĩ rằng COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của họ, có 40% sinh viên
báo cáo rằng tình trạng cảm xúc của họ tồi tệ hơn trong thời gian này. Với kiến thức về
thảm họa, một nửa số sinh viên đã học về cách đối phó với thảm họa.
Biểu đồ 1 miêu tả tần suất gặp phải các vấn đề tâm lý trong 01 tháng trước khi trả
lời bảng hỏi, tức là tháng diễn ra “dãn cách xã hội”. Các vấn đề tâm lý là 10 câu hỏi của
bộ câu hỏi PSS-10, bao gồm 4 câu về cảm xúc tích cực và 6 câu về cảm xúc tiêu cực. Về
cảm xúc tiêu cực, trong khi có khoảng một phần năm số người được hỏi thường có cảm
xúc tiêu cực cụ thể là cảm thấy khó chịu về điều gì đó đã xảy ra (23,8%), cảm thấy khơng
thể kiểm sốt những điều quan trọng trong cuộc sống của họ (23,9%), không thể đối phó
với tất cả những việc họ phải làm (20,8%), tức giận vì những điều nằm ngồi tầm kiểm
sốt của họ (26,3%) và cảm thấy khó khăn (24,7%) thì có 46,1% sinh viên thường cảm
thấy lo lắng và căng thẳng trong tháng trước, nhiều hơn hẳn các tỉ lệ trên. Về cảm xúc
tích cực, đáng chú ý, có 74,7% sinh viên thường xuyên và luôn luôn cho rằng họ đứng
đầu mọi thứ và 48,2% sinh viên thường xuyên và luôn cảm thấy mọi thứ đang diễn ra
theo cách của họ.


20

Biểu đồ 1. Trạng thái tâm lý của học sinh trong thời gian “giãn cách xã hội”
Bảng 2. Mức độ Căng thẳng của học sinh phân theo bộ câu hỏi PSS-10
Mức độ căng thẳng

n


%

Căng thẳng mức thấp (0-13 điểm)

1

0,1

Căng thẳng mức vừa (14-26 điểm)

167

20,8

Căng thẳng mức cao (27-40 điểm)

634

79,1

Trung bình

SD

30,7

5,7

Điểm trung bình PSS-10 (0-40 điểm)


Trong số học sinh tham gia trả lời, 79,1% được phân loại vào nhóm căng thẳng ở
mức độ cao (điểm PSS từ 27-40 điểm). Khoảng một phần năm học sinh nhận thấy mức


×