Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đc lv thạc sĩ nâng cao chất lượng tin tức thời sự sản xuất từ ứng dụng công nghệ hiện đại ở kênh truyền hình thông tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.21 KB, 19 trang )

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTT

: Báo chí truyền thơng

PT-TH
IOT

: Phát thanh – Truyền hình
: Internet vạn vật (internet of things)

AI
VR
SMAC
VNEWS

: Trí tuệ nhân tạo
: Thực tế ảo
: Phân tích dữ liệu
: Truyền Hình Thơng Tấn


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí ln là ngành, nghề tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhạy
nhất với mọi biến động xã hội, đồng thời là một phần, một nhân tố hữu cơ của
xã hội, của đời sống con người. Báo chí thực hiện chức năng “thơng tin chân


thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả. Trong thời kì phát triển của khoa
học, bên cạnh những thành tựu số, cơng nghệ thì nhu cầu thơng tin của người
dân ngày càng tăng cao. Đi kèm với đó là sự cạnh tranh của các nền tảng truyền
thơng ra đời như mạng xã hội. Báo chí vẫn phải là kênh thơng tin uy tín để
người dùng tìm đến vừa phải từng ngày phát triện để cạnh tranh với các nền tảng
truyền thông cũng đang lớn dần lên từng ngày.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc các thông tin thời sự
luôn được các cơ quan báo chí chủ động khai thác dịng chảy thơng tin trên các
nền tảng dữ liệu internet hàng ngày để cập nhật nhanh chóng những thơng tin,
sự kiện diễn ra để gửi tới người xem. Từ những tin tức kinh tế xã hội cập nhật,
các sự kiện chính trị, ngoại giao nổi bật, diễn biến tình hình tại các “điểm nóng”
xung đột, cho đến đời sống văn hóa giải trí phong phú …
Đặc thù của kênh Truyền hình Thơng tấn (của Thông tấn xã Việt Nam)
là kênh tin tức. Đặc biệt các thông tin được cập nhật liên tục không bỏ sót, từ
thời điểm diễn ra đến thời điểm phát sóng ln được các phóng viên thực hiện
nhanh nhất. Là kênh có nhiều chương trình thời sự nhất với lịch phát sóng dày
đặc, các sản phẩm tin thời sự cũng ln được ban lãnh đạo đài quan tâm và đầu
tư về nhân sự và kĩ thuật phương tiện, cũng như ưu tiên dành nhiều thời lượng
phát sóng vào khung giờ có tỉ lệ người xem cao, có thể kể qua như hệ thống
quản lí đề tài phóng viên, kho tư liệu trực tuyến,v..v.... Nhờ đó, các sản phẩm tin
thời sự của Truyền hình Thơng tấn ln được đơng đảo người xem đón nhận,
như một kênh cập nhật tin tức chính thống, uy tín.


3

Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của dịng chảy tin tức, cơng
nghệ về các nền tảng chuyển đổi số, tin thời sự của Truyền hình Thơng tấn cũng
dần bộc lộ những mặt hạn chết về tốc độ cập nhật thơng tin, cũng như tính hấp
dẫn, sự đa dạng của thông tin. Hơn thế nữa, thiếu sự linh hoạt trong khai thác,

ứng dụng công nghệ thông tin và hạn chế trong quản lý đã khiến khơng ít thời
điểm thơng tin của Thơng tấn xã Việt Nam nói chung, của truyền hình Thơng
tấn nói riêng tụt hậu về mặt tốc độ thông tin và sự thu hút công chúng so với các
nền tảng truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ hiện này.
Tin thời sự biến động hàng ngày, càng khó hơn trên truyền hình bởi nó
liên quan trực tiếp quy trình sản xuất, phát sóng, đăng tải. Tuy nhiên cơng nghệ
phát triển, với đa dạng nguồn tin có thể khai thác, nếu các đài/kênh truyền hình
thật sự linh hoạt, tận dụng triệt để . Để thông tin trên báo chí có thể cạnh tranh
với mạng xã hội về tốc độ cũng như chất lượng sản phẩm, báo chí có thể sử
dụng thế mạnh của chính những nền tảng cơng nghệ hiện đại như cơng cụ tìm
kiếm, dữ liệu lọc từ khóa, dữ liệu học máy (machine learning), phân tích dữ liệu
người dùng…
Trong thời kì xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong
cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết
nối vạn vật và điện toán đám mây.
Tất nhiên đối tượng tham gia trong cuộc đua này khơng chỉ là về các
máy móc, hệ thống thơng minh và được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn
hơn như thay đổi nhận thức trong quy trình lao động, sản xuất hay sự thay đổi
mới trong việc phân bổ, đánh giá năng suất lao động con người. Đồng thời là
các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau.
Là một trong những sản phẩm của cách mạng công nghệ 4.0, sự bùng nổ
của mạng xã hội hay các nền tảng internet là đã phát triển các cơng cụ mới, quy
trình mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dư liệu, truyền thông, quảng cáo
thậm chí nhiều nghề mới cũng được sinh ra từ đây như sáng tạo nội dung, chạy


4

quảng cáo hoặc bảo hộ truyền thông cá nhân. Tất cả để nhu cầu nhanh chóng,
tiện lợi của con người trong kỉ nguyên này.

Cách mạng 4.0 mang đến nhưng một trong những tác động lớn và rõ rệt
nhất trong đời sống có thể thấy là về cơng nghệ lưu trữ và dữ liệu. Nếu như
trước đây, sự việc từ lúc diễn ra cho đến khi được lan truyền là cả một quy trình
dài thì đến nay, chỉ với một cú chạm bằng một từ khóa, người dùng có thểm tìm
kiếm những vấn đề mình quan tâm. Nếu tìm kiếm nâng cao hơn, người dùng có
thể sử dụng cụm từ khóa, một câu, thậm chí cả một đoạn văn bản. Từ những từ
khóa đó, mỗi thói quen nhấp chuột, nội dung theo dõi đã hình thành lên dữ liệu,
những cá nhân hay tổ chức chủ quản nền tảng người dùng sử dụng có thể thu
thập những dữ liệu đó sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ v..v…. Vì vậy
bất kì ngành nghề hay lĩnh vực nào đều cố gắng kiểm sốt dữ liệu.
Ngồi những thay đổi trên, các cơng cụ phân tích dữ liệu cũng phát triển
khơng kém. Nó được ứng dụng rộng rãi đa số các ngành nghề, nhưng hiệu quả
nhất có thể kể đế truyền thơng và các ngành nghề dịch vụ.
Rất nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng các thành tựu ấy trong
thời kì cách mạng số hiệu quả vào quy trình sản xuất thông tin của họ. Đài ABC
họ đánh giá mức độ người xem thông qua số liệu trên các nền tảng mạng xã hội
từ đấy nắm bắt được thông tin dư luận quan tâm và cân đối trong quá trình sản
xuất chương trình và tin tức của họ. Đài Tân Hoa Xã tại Trung quốc đã phát
triển biên tập viên với trí tuệ nhân tạo, có thể sản xuất ra các tin bài thời sự ngắn
dựa trên các từ khóa trong cơ sở dữ liệu internet. Với đặc thù là kênh thơng tin,
tính thời sự và liên tục của Truyền hình thơng tấn đáp ứng phù hợp và có cơ sở
áp dụng những cơng nghệ để có thể cải thiện về tốc độ thông tin. Nền tảng công
nghệ kết hợp với quy chuẩn báo chí truyền thống giúp các sản phẩm báo chí
cạnh tranh được với mạng xã hội, vì báo chí có thế mạnh về chất lượng thơng
tin, cải thiện được mặt tốc độ và hoàn thiện hệ thống số hóa thơng tin phù hợp.
Đó là một thực tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với truyền hình nói chung


5


và truyền hình Thơng tấn nói riêng. Việc phân tích, chỉ ra thực tiễn ứng dụng
công nghệ mới trong sản xuất tin tức ở Truyền hình thơng tấn, những điểm còn
hạn chế, những cơ hội chưa cần khẩn trương nắm bắt để góp phần nâng cao chất
lượng tin tức là rất cấp thiết. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tin
tức thời sự sản xuất từ ứng dụng cơng nghệ hiện đại ở kênh Truyền hình
Thơng tấn” nghiên cứu, với mong muốn có một sự đóng góp mới, phù hợp có
thể phát triển quy trình sản xuất tin thời sự nhừm nâng cao hơn nữa chất lượng
tin tức thời sự trên kênh truyền hình này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các cơng trình liên quan ứng dụng cơng nghệ thơng tin trên báo
chí
Tại Việt Nam, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin đối truyền thông
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Trong
những năm gần đây, một số đề tài đã khảo sát thực trạng việc quản lý thông điệp
truyền thông về lĩnh vực/ vấn đề nào đó nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý thông điệp, nâng cao chất lượng truyền thông.
Liên quan đến khái niệm ứng dụng công nghệ trong hoạt động báo chí, một
số cuốn sách và chuyên san đã xuất bản trong thời gian qua, như:
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên) với “Báo chí và truyền
thơng đa phương tiện”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày
và lý giải những vấn đề căn bản về lý thuyết và thực tiễn của báo chí và truyền
thông đa phương tiện như: đặc trưng của báo chí đa phương tiện, truyền thơng đa
phương tiện và ảnh hưởng xã hội của chúng; xu hướng phát triển của báo chí thế
giới trong kỷ nguyên kỹ thuật số; đặc điểm của hội tụ truyền thơng hay mơ hình
tịa soạn hội tụ; yêu cầu đối với một nhà báo đa phương tiện; ảnh hưởng của xu
hướng báo chí và truyền thông đa phương tiện đối với các tờ báo, các tịa soạn
báo Việt Nam; truyền thơng xã hội ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển
của báo chí và truyền thông hiện đại,… Đây là những vấn đề nóng đang được



6

nhiều nhà quản lý, nhà báo, nhà truyền thông và công chúng rộng rãi quan tâm.
PGS. TS. Nhà báo Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà
báo Việt Nam – Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo, với cuốn sách "Tác
nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện đại" do Nhà xuất bản Thông
tin và Truyền thông ấn hành. Cuốn sách giới thiệu những nét khái quát nhất về
những vấn đề đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm, nhiều thập
kỷ qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thơng,
tịa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với
“nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Thơng qua cách viết
ngắn gọn, dễ hiểu, với những ví dụ minh họa sinh động của các hãng truyền thông
nổi tiếng trên thế giới, cuốn sách giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong viết báo
đa phương tiện, làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề
cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thơng tin đồ họa cho báo chí hiện
đại.
-The Missouri Group với cuốn sách “Nhà báo hiện đại” do Nhà xuất bản
Trẻ ấn hành nêu khái quát vấn đề trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay
khi máy tính, mạng Internet, các phương tiện truyền thông trực tuyến đã trở thành
những cơng cụ khơng thể thiếu của những phóng viên thế hệ mới. Xu hướng tích
hợp báo in, truyền hình và báo trực tuyến chung một tịa soạn đang phổ biến trên
thế giới đã buộc những người làm báo phải đa năng hơn xưa bội phần và báo chí
buộc phải thay đổi cách xử lý thông tin nếu không muốn xa rời công chúng.
-Terrence J. Sejonowski với cuốn sách “Deep Learning - Cuộc cách mạng
học sâu” khái quát về nguồn gốc và kết quả cũng như hạn chế của việc học sâu từ
quan điểm cá nhân Senjnowski với tư cách là người tiên phong phát triển thuật
toán học cho mạng nơ - ron nhân tạo vào năm 1980.
Một số cơng trình là sách tham khảo, chun san về ứng dụng kĩ thuật
công nghệ trong ngành thông tin truyền thông mang tính ứng dụng cao đối
với hoạt động sản xuất các sản phẩm báo chí: Kiều Thành Chung, Vũ Quang



7

Sơn, Phạm Đăng Hải, Nguyễn Khanh Văn (2020), “Giải pháp tô-pô mạng liên
kết dạng lai cho các trung tâm dữ liệu cỡ vừa, tiết kiệm chi phí và đáp ứng
khơng gian mở”, Chun san số 1 2020 Các cơng trình nghiên cứu, phát triển và
ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Thị Uyên Nhi, Văn
Thế Thành, Lê Mạnh Thạnh (2021), “Tìm kiếm ảnh dựa vào Ontology” Chuyên
san số 1 2020 Các cơng trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ
Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Hồng Tú Anh, Ngơ
Đức Thành, Lê Đình Duy, “Gom cụm dữ liệu web video theo hướng tiếp cận
early fusion cho đặc trưng văn bản”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia lần
thứ 7 về Nghiên cứu cơ bản & ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR); Trần
Đăng Hiền, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Văn Ất (2015), “Phát hiện ảnh giả mạo
có các vùng được lấy mẫu tăng dựa trên phép biến đổi hiệu và lọc thông cao
DWT”. Tập 5 Chun san số 34 2015 Các cơng trình nghiên cứu, phát triển và
ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thơng
Ngồi ra có một số luận văn về chun ngành báo chí truyền thơng đề cập
tới các vấn đề cụ thể trong hoạt động sản xuất báo chí.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về
Về truyền thơng, có nhiều cơng trình của Nguyễn Văn Dững, Mai Quỳnh
Nam, Đinh Văn Hường, Đỗ Thị Thu Hằng, Đặng Thị Thu Hương...
- Cuốn Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012) đã cung cấp
những kiến thức và hệ thống các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, cũng như
khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của báo chí…Ngồi các vấn
đề lý luận, tác giả còn đề cập đến kỹ 4 năng của nhà báo, ở đó, kỹ năng là khả
năng vận dụng những vấn đề lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao
tác nghề nghiệp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Đối với nhà báo, kỹ
năng là những thao tác nghiệp vụ hằng ngày, từ việc nắm bắt tình hình chung và

cụ thể trong lĩnh vực được phân công theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin,
giao tiếp, khai thác thông tin – dữ liệu…


8

- Cuốn Lao động nhà báo của TS Lê Thị Nhã (2016) cung cấp những kiến
thức cơ bản về hoạt động báo chí, những người tham gia vào hoạt động sáng tạo
tác phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, và một số vấn đề liên
quan đến đạo đức nhà báo. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm lao
động nhà báo. Tổ chức lao động trong cơ quan báo chí. Lao động nhà báo trong
quy trình sáng tạo và sản xuất tác phẩm báo chí. Yêu cầu về phẩm chất và năng
lực của nhà báo.
2.3. Các cơng trình nghiên cứu về truyền hình và chương trình truyền
hình
Một số cơng trình chun sâu về báo chí truyền hình, lao động nhà báo
của các tác giả Trần Bảo Khánh, Dương Xuân Sơn, Đinh Ngọc Sơn, Đinh Thị
Xn Hồ, Bùi Chí Trung,…
- Cuốn sách “Sản xuất chương trình truyền hình”, Trần Bảo Khánh (2003),
Nxb Văn hố – Thông tin, Hà Nội đề cập đến những kiến thức cơ bản từ lý luận
đến thực tiễn của báo chí truyền hình. Với bố cục 2 phần, phần I là những kiến
thức lý luận về Đặc trưng và thể loại báo chí truyền hình; Sản xuất chương trình
truyền hình và Phóng viên truyền hình; Phần II bàn về một số thể loại báo chí
truyền hình (như: tin truyền hình, phóng sự truyền hình, ký sự truyền hình,
phỏng vấn truyền hình, tạp chí truyền hình, cầu truyền hình). Nội dung cuốn
sách đi sâu vào kỹ năng, phương pháp, quy trình sáng tạo và được viết với sự
khái quát cao.
- “Báo chí truyền hình (tập 1,2)”, G.V. Cudơnhetxốp, X.L. XVích, A.Ia.
Iurốpxki (2004), Nxb Thông Tấn, Hà Nội cung cấp những kiến thức cơ bản và
chun sâu về báo chí truyền hình, đem lại cách hiểu đúng đắn về đặc trưng báo

chí truyền hình cũng như những nghiệp vụ cơ bản.
- Đinh Ngọc Sơn (2017), Giáo trình tác phẩm báo chí truyền hình, Học
viện Báo chí và Tun truyền. Cuốn sách cung cấp các kỹ năng tác nghiệp và
sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, đặc biệt là những thể loại tác phẩm cơ


9

bản như tin truyền hình, đặc biệt là những thể loại tác phẩm cơ bản như tin
truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình. Nắm vững quy trình
làm tác phẩm, góc độ lựa chọn đề tài và sự phối hợp của một ê kíp sản xuất tác
phẩm truyền hình
- Nguyễn Thúy Quỳnh (2017), Cơ sở báo chí truyền hình (Tài liệu dịch),
Học viện Báo chí và Tun truyền. Nội dung tài liệu đề cập đến các phần cơ bản
của báo truyền hình như: lịch sử ra đời của truyền hình, đặc trưng của truyền
hình, mối quan hệ giữa hình ảnh và văn bản truyền hình, các thể loại cơ bản
được sử dụng trên truyền hình..
- Vũ Thị Hương Trà (2016), Nâng cao chất lượng các chương trình đối
thoại toạ đàm trên Kênh truyền hình Quốc phịng Việt Nam: Khảo sát, phân tích
những yếu tố tác động tới chất lượng chương trình đối thoại tọa đàm trên Kênh
Truyền hình QPVN về cả hai phương diện: Các chương trình đối thoại tọa đàm
với tư cách là sản phẩm của Kênh Truyền hình QPVN; Cách thức, quy trình sản
xuất các chương trình đối thoại tọa đàm, điểm khác biệt so với các chương trình
của các kênh truyền hình khác. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng chương trình đối thoại tọa đàm trên Kênh Truyền hình
QPVN, nhằm thu hút sự quan tâm, theo dõi của công chúng.
- Luận văn "Tổ chức sản xuất chương trình tin tức truyền hình trong mơi
trường truyền thơng số hiện nay" của Trương Thị Hồi Hương (2017) nghiên cứu,
tìm hiểu hoạt động tổ chức sản xuất chương trình tin tức trên chương trình "Sáng
Phương Nam", kênh VTV9 - Đài THVN và chương trình Thời sự tối trên kênh

HTV9 của Đài Truyền hình TPHCM. Theo đề tài, “các kênh truyền hình hiện nay
vẫn cịn một số hạn chế trong hoạt động sản xuất chương trình tin tức như: khâu tổ
chức sản xuất vẫn chưa đồng bộ trong việc ứng dụng công nghệ số, cứng nhắc và
thiếu sự hấp dẫn cho người xem, nội dung chương trình chưa đảm bảo chất lượng,
phong cách thể hiện còn đi theo lối mòn, nhân lực còn thiếu và yếu về nghiệp vụ,
thiếu sự đầu tư về phương tiện kỹ thuật...”. Trước những hạn chế nêu trên, đề tài đề


10

cập một số giải pháp cụ thể trong việc tổ chức sản xuất chương trình tin tức truyền
hình trong mơi trường truyền thông số.
- Luận văn của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2018) "Phát triển các sản phẩm tạo
giá trị gia tăng của Đài Truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số hiện nay’ đã
có những khái quát về định hướng phát triển của VTV: ‘Tại Hội nghị tổng kết
công tác năm 2017 tổ chức vào đầu tháng 2/2018, Lãnh đạo Đài THVN đã định
hướng và quán triệt bốn vấn đề mà đội ngũ VTV phải thực hiện ngay lập tức để
không bị tụt hậu, mất thị phần khán giả và kinh doanh trong thời kỳ cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão, ảnh hưởng lớn đến nền báo chí nói
chung và VTV nói riêng:… Đài THVN cần ý thức về sự cấp thiết phải thay đổi
công nghệ theo hướng hội tụ các cơng nghệ truyền hình - viễn thông - công nghệ
thông tin…; Đài THVN phải hướng tới sự thay đổi để làm sao mỗi chương
trình, mỗi tin tức phải được định dạng ngay từ khâu sản xuất để có thể tích hợp
truyền dẫn nhanh nhất và hiệu quả trên các phương tiện truyền thông mới. Các
đài truyền hình trên thế giới và khu vực đang đẩy mạnh hướng đi này. Đường đi
đã thấy, vấn đề là các giải pháp và bước đi cụ thể.
- Lê Ngọc Tùng (2019), Vấn đề quản lý bản quyền hình ảnh trong phim
tài liệu trên truyền hình của đài truyền hình Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận đã giải quyết tốt những nhiệm vụ
nghiên cứu sau: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý bản quyền hình

ảnh trên truyền hình qua tiếp cận các cơng trình, các lý thuyết được nghiên cứu
trước đó. Hai là, khảo sát thực trạng quản lý bản quyền hình ảnh trong phim tài
liệu truyền hình tại Đài truyền hình Việt Namhiện nay. Qua đó đánh giá những
thành cơng, hạn chế; phân tích ngun nhân thành công, hạn chế trong vấn đề
quản lý bản quyền hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình. Ba là, phân tích
những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả quản lý bản quyền hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình tại Đài truyền
hình Việt Nam trong thời gian tới.


11

Nhìn chung, các cơng trình này chủ yếu đề cập tới các vấn đề lý luận báo
chí – truyền thơng, về truyền thông, xu hướng chuyển đổi số của quy trình sản
xuất sản phẩm truyền thơng, về truyền hình, về cơng tác sản xuất các chương
trình truyền hình, xây dựng kênh truyền hình tin tức. Đây là những cơng trình
cung cấp nhiều giá trị tham khảo cho tác giả luận văn trong quá trình xây dựng cơ
sở lý luận ở chương 1.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về việc ứng dụng cụ thể
cơng nghệ trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí. Đây là một đề tài mới, do
vậy, vừa có yếu tố thuận lợi song cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm, sưu
tầm tài liệu.
Với kinh nghiệm thực tiễn, tác giả chọn đối tượng nghiên cứu cụ thể là
quy trình sản xuất tin thời sự tại Trung Tâm Truyền Hình Thơng Tấn Xã Việt
Nam nghiên cứu. Tác giả sẽ đề cập vấn đề ở các góc độ mới, chuyên sâu hơn
xung quanh vấn đề ứng dụng các công nghệ trong việc sản xuất các sản phẩm
báo chí, cụ thể trong sản phẩm truyền hình với kênh tin tức đặc thù là Trung
Tâm Truyền hình Thơng Tấn Xã Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, luận văn tập trung
khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng tin tức thời sự sản xuất dựa trên ứng
công nghệ hiện đại tại Trung Tâm Truyền hình Thơng Tấn Việt Nam hiện nay;
từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tin tức thời
sự tại đơn vị khảo sát trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu (chỉ ra các
khái niệm công cụ; nhưng công nghệ hiện đại hiện nay đang được khai thác sử
dụng trong lĩnh vực sản xuất tin tức truyền hình; vai trị của việc ứng dụng cơng


12

nghệ mới; nội dung, hình thức, quy trình sản xuất tin tức từ ứng dụng cơng nghệ
mới; tiêu chí đánh giá chất lượng…).
Thứ hai, khảo sát, cung cấp dữ liệu khoa học về thực trạng, từ đó đánh giá
thành cơng và hạn chế trong quy trình sản xuất, chất lượng tin tức thời sự sản
xuất từ ứng dụng công nghệ hiện đại tai kênh Truyền Hình Thơng Tấn hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể, phù hợp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng tin tức thời sự sản xuất từ ứng dụng công nghệ hiện đại tai
kênh Truyền Hình Thơng Tấn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng tin tức thời sự sản xuất từ ứng dụng công nghệ hiện
đại tai kênh Truyền hình Thơng tấn
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi khơng gian: Ngồi việc cập nhật quy trình sản xuất tin thời
sự trong giai đoạn chuyển đổi số gần đây, luận văn khảo ứng dụng công nghệ
trên các sản phẩm truyền hình của kênh Truyền hình Thơng tấn và khảo sát thêm

một số công nghệ ứng dụng trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình trên
thế giới.
- Phạm vi thời gian: năm 2021- 2022.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những vấn đề căn bản về lý thuyết và thực
tiễn của báo chí và truyền thông đa phương tiện như: đặc trưng của báo chí đa
phương tiện, truyền thơng đa phương tiện và ảnh hưởng xã hội của chúng; xu
hướng phát triển của báo chí thế giới trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Các lý thuyết nền tảng vận dụng trong nghiên cứu bao gồm lý thuyết
truyền thơng, lý thuyết về báo chí, báo chí truyền hình, lý thuyết về cơng nghệ, lý
thuyết xã hội học.


13

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng để nghiên cứu các cơng
trình về lý thuyết sản xuất các sản phẩm báo chí cụ thể là các sản phẩm truyền
hình. Kết hợp những hiểu biết, kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu và hiểu rõ hơn
về đề tài đang nghiên cứu. Tác giả tìm, tập hợp, trích dẫn, phân tích các tài liệu
nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận nhằm phục vụ luận văn, hệ thống lý
thuyết về báo chí, truyền thơng có liên quan đến đề tài được thể hiện qua các
công trình nghiên cứu đã cơng bố trước đây.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: sử dụng để lượng hóa những thơng
tin cần thiết cho q trình nghiên cứu, tổng hợp các số liệu khảo sát thực tế so
sánh tính hiệu quả và hạn chế của nghiên cứu quy trình sản xuất và làm dẫn
chứng để cụ thể hóa vấn đề nêu ra trong nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nội dung: Bằng cách áp dụng phương pháp
phân tích nội dung quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí, tác giả có thể khảo

sát, phân tích chất lượng, các sản phẩm báo chí truyền hình, từ đó đưa ra những
kết quả cụ thể liên quan đến hiệu quả của sản phẩm báo chí. Đồng thời, chỉ ra
được những thành cơng, hạn chế trong quy trình sản xuất và đưa ra giải pháp
nâng cao hiệu quả của sản phẩm truyền hình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, sử dụng để phân tích, đánh giá các
dữ liệu khảo sát, nhằm đưa ra những đánh giá về thực trạng và những kết luận
có tính khái quát về chất lượng và so sánh hiệu quả sản phẩm truyền hình của
Trung tâm truyền hình Thơng Tấn Xã Việt Nam đối với hệ thống tin đa nền
tảng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, nhằm thu thập những ý kiến đánh giá
thực trạng, đề xuất giải pháp trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền
thống và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí có ứng dụng cơng nghệ tích hợp từ
những nhà quản lý, chun gia, những nhà báo có kinh nghiệm trong việc quản
lý báo chí truyền thơng, tổ chức sản xuất và quản lý chương trình truyền hình.


14

Các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vựng cơng nghệ truyền thơng, phân
tích dữ liệu, quản trị dữ liệu.
Số lượng: 6 phỏng vấn sâu.
- Phương phát thực nghiệm ứng dụng, nhằm thu thập những ứng dụng
liên quan đề tài nghiên cứu, đưa ra cơng thức và thuật tốn cụ thể đối với quy
trình sản xuất tin thời sự dựa trên quy chuẩn báo chí truyền thống, từ đó liên kết
sang ứng dụng dữ liệu dựa trên nền tảng cơ sở khoa học hiện có.
6. Đóng góp mới của đề tài
Là đề tài mới, chưa có nghiên cứu cụ thể. Kết quả nghiên cứu sẽ có
những đóng góp trong quy trình sản xuất các sản phẩm truyền hình nói chung.
Với mục tiêu nghiên cứu đưa ra hệ thống quy trình phù hợp để nâng cao hiệu
quả và tính cạnh tranh của các sản phẩm báo chí đối với các nền tảng khác.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận văn làm rõ những khái niệm và vấn đề về sản xuất
sản phẩm báo chí truyền hình đồng thời đóng góp nhận thức luận của việc ứng
dụng cơng nghệ máy đối với sản xuất chương trình truyền hình, nghiên cứu
chuyên sâu. Cùng với đó, luận văn đưa ra giải pháp cụ thể, cách thức nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm truyền hình Việt Nam trong tương lai.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận văn khảo sát, kiến giải những giải pháp cụ thể
trong việc nâng cao hiệu quả các sản phẩm truyền hình tại Việt Nam nói chung,
đạc biệt các tin tức thời sự ở kênh Truyền hình Thơng tấn xã nói riêng, giúp cho
những người làm cơng tác quản lý báo chí thấy được những thành công, ưu
điểm, hạn chế của việc ứng dụng các cơng nghệ hiện đại vào phân tích dữ liệu
trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí.
Ngồi ra, luận văn cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan quản lý
báo chí truyền thơng, các kênh truyền hình, các nhà khoa học, các học viên, sinh


15

viên báo chí truyền thơng, phóng viên, biên tập viên và những người quan tâm
tới vấn đề này.
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tin tức thời sự truyền hình sản
xuất từ ứng dụng công nghệ hiện đại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tin tức thời sự truyền hình sản xuất từ
ứng dụng cơng nghệ hiện đại kênh Truyền hình Thơng tấn
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tin tức

thời sự truyền hình sản xuất từ ứng dụng cơng nghệ hiện đại kênh Truyền hình
Thơng tấn


16

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TIN TỨC THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH SẢN XUẤT TỪ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.

Tin tức thời sự truyền hình

1.1.2.

Cơng nghệ hiện đại

1.1.3.

Tin tức thời sự truyền hình sản xuất
từ ứng dụng cơng nghệ hiện đại

1.2. Một số cơng nghệ hiện đại và vai trị của việc ứng dụng công nghệ
hiện đại vào sản xuất tin tức thời sự truyền hình
1.2.1. Một số cơng nghệ hiện đại liên quan đến sản xuất sản phẩm truyền
hình
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Học máy có giám sát (Machine Learning)
- Phân tích dữ liệu (analytics)

- Thực tại ảo hỗn hợp (Mixed Reality – MR)
1.2.2. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất tin tức
thời sự truyền hình
1.3. Nội dung, hình thức tin tức thời sự truyền hình sản xuất từ ứng
dụng cơng nghệ hiện đại
1.3.1. Nội dung tin tức
1.3.2. Hình thức tin tức
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng tin tức thời sự truyền hình sản xuất
từ ứng dụng công nghệ hiện đại
Tiểu kết chương 1


17

Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TIN TỨC THỜI SỰ SẢN XUẤT TỪ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TẠI KÊNH TRUYỀN HÌNH
THƠNG TẤN HIỆN NAY
2.1. Khái qt kênh Truyền hình Thơng tấn và các chương trình
khảo sát
2.1.1. Kênh Truyền hình Thơng tấn
2.1.2. Các chương trình tin tức thời sự ứng dụng công nghệ hiện
đại trong sản xuất
2.2.

Khảo sát thực trạng về chất lượng tin tức thời sự truyền hình
sản xuất từ ứng dụng cơng nghệ hiện đại ở kênh Truyền hình
Thơng tấn
2.2.1. Về tần suất ứng dụng
2.2.2. Về nội dung

2.2.3. Về hình thức

2.3.

Đánh giá chung
2.3.1. Thành cơng và ngun nhân
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tiểu kết chương 2
Chương 3
GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TIN TỨC THỜI SỰ SẢN XUẤT TỪ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN
ĐẠI TẠI KÊNH TRUYỀN HÌNH THƠNG TẤN
3.1. Một số vấn đề đặt ra
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Phân tích và quản lí dữ liệu nền tảng


18

3.2.2. Ứng dụng cơng nghệ học máy trong quy trình sản xuất tin
thời sự.
3.2.3. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu thơng tin
trên đa nền tảng áp dụng quy trình đăng tải.
3.2.4. Ứng dụng cơng nghệ thực tại ảo trong dẫn hiện trường tin
thời sự.
3.3. Một số khuyến nghị
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng
cơ bản, NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí
3. TS Lê Thị Nhã (2016), Lao động nhà báo
4. Nguyễn Thế Kỷ (2011), Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội:
Định hướng phát triển và quản lý trên Tạp chí Cộng Sản, số 12.2011.
5. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên) với “Báo chí và truyền
thông đa phương tiện”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
6. PGS. TS. Nhà báo Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà
báo Việt Nam – Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo, "Tác nghiệp báo
chí trong môi trường truyền thông hiện đại", Nhà xuất bản Thông tin và
Truyền thông
7. The Missouri Group, “Nhà báo hiện đại”, Nhà xuất bản Trẻ
8. Michael Schudson (2003) Sức mạnh tin tức truyền thơng, sách tham khảo,
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà nội.
9. Nicolas Windpassinger: Internet vạn vật (IoT): Chuyển đổi số hay là chết,


19

Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2020
10.Olmstead, K., Mitchell, A., and Rosenstiel, T (2011). Navigating news
online: Where people go, how they get there and what lures them away
11.Erick Qualman, E. (2012). Socialnomics: How social media transforms
the Way we live and Do business
12.Latar, Noam (2015)' The Robot Journalist in the Age of Social Physics:
The End of Human Journalism?
13.Lewis, Seth and Guzman, Andrea and Schmidt, Thomas (2019)'
Automation, Journalism, and Human – Machine Communication:
Rethinking Roles and Relationships of Humans and Machines in News',

Digital Journalism
14.Caswell, David and Dörr, Konstantin (2018)' Automated Journalism:
Event-driven narratives from simple descriptions to real stories'



×