Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh tế Sinh vật cảnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.4 KB, 4 trang )

Kinh tế Sinh vật cảnh - Hướng phát triển mang lại
nguồn thu nhập cao cho nông dân
Sản phẩm sinh vật cảnh trên địa bàn huyện Chợ Lách đã và đang trở
thành hàng hoá có giá trị nghệ thuật, mỹ thuật cao được thị trường chấp
nhận, nhiều tác phẩm có giá trị hàng chục lên đến hàng trăm triệu đồng.
Sinh vật cảnh đang là hướng phát triển kinh tế mang lại nguồn thu nhập
cao cho nông dân.
Chợ Lách có diện tích hơn 10.200 hécta, ngoài sản xuất nông nghiệp trồng
cây ăn trái, nơi đây còn có nghề sản xuất cây giống hoa kiểng. Nghề truyền
thống này được hình thành từ trước những năm 1945, nhưng hoạt động sản
xuất khi trầm khi bổng. Phong trào làm kinh tế sinh vật cảnh thực sự sống
dậy từ thập niên 80, khi đời sống người dân được thoải mái và bắt đầu có
nhu cầu hưởng thụ.
Buổi đầu Chợ Lách khôi phục nghề làm tắc kiểng, dần dần là các loại hình
kiểng cổ, bon sai, kiểng cảnh, kiểng thú lần lượt trổi dậy. Với điểm xuất phát
ban đầu từ vài hộ lên đến vài chục, vài trăm, vài ngàn và vài chục ngàn hộ
cùng tham gia sản xuất với nghề truyền thống này.
Trước sự phát triển lớn mạnh của phong trào, năm 1995 hội sinh vật cảnh
huyện Chợ Lách ra đời, với 30 thành viên tham gia. Từ đó nghề trồng cây
cảnh của nông dân Chợ Lách chính thức trở thành hoạt động có tổ chức,
định hướng và dần trở thành một ngành kinh tế mang lại thu nhập cao cho
nông dân.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Huyện uỷ, UBND
huyện Chợ Lách đã chủ trương khuyến khích các địa phương phát huy tối đa
tiềm năng nghề trồng hoa kiểng thành ngành kinh tế, mang lại hiệu quả cao.
Giao Hội Sinh vật cảnh huyện chủ động liên kết các trường dạy nghề, mở
lớp đào tạo kiến thức SVC cho người sản xuất, tổ chức các cuộc hội thảo
chuyên đề, các chuyến tham quan để hội viên và người sản xuất rút tỉa kinh
nghiệm từ đó tạo hướng đi mới, cho ra đời những tác phẩm kiệt tác có giá trị
kinh tế cao. Đồng thời tìm kiếm thị trường, quãng bá, giới thiệu sản phẩm.


Một cây kiển bonsai kim quýt tuyệt đẹp-sản phẩm của huyện Chợ Lách tỉnh
Bến Tre
Mặc khác, ở địa phương hàng năm có 2 mùa lễ hội lớn: Hội hoa xuân và
ngày hội cây trái ngon an toàn, là điều kiện để các hội viên và người sản
xuất quãng bá, giao lưu sản phẩm với nhau. Từ đó sản phẩm hoa kiểng, cây
cảnh ở Chợ Lách đã vươn xa và có mặt mọi nơi trong những dịp lễ hội lớn
không chỉ trong nước mà vươn xa ra nước ngoài. Đây không chỉ là vinh dự
của những hộ có sản phẩm được trưng bày mà còn là sự ghi nhận những
bước phát triển của ngành sinh vật cảnh huyện nhà.
Từ buổi đầu thành lập với số lượng 30 hội viên đến nay hội sinh vật cảnh
huyện Chợ Lách đã phát triển 2.062 hội viên. Có 11 chi hội, 4 câu lạc bộ
chuyên ngành và 18 làng nghề cây giống hoa kiểng. Sự ra đời của các chi
hội và công nhận làng nghề là điều kiện để sản phẩm hoa kiểng vươn cao
vươn xa hơn.
Hiện tại huyện Chợ Lách có khoảng 65 héc ta diện tích đất chuyên sản xuất
hoa kiểng, với hơn 4.700 hộ tham gia, hàng năm cung cấp ra thị trường
khoảng 10 triệu sản phẩm mang lại nguồn doanh thu cho địa phương khoảng
160 tỷ đồng. Trong đó có nhiều loại hình như: kiểng cổ, kiểng lá màu, bon
sai, kiểng cảnh, kiểng thú, kiểng công trình hiện đang phát triển mạnh tại địa
phương các xã: Vĩnh Thành, Phú Sơn, Vĩnh Hòa, Hưng Khánh Trung B.
Cùng với phong trào sinh vật cảnh phát triển, các hoạt động dịch vụ như:
quay chậu, thiết kế hòn non bộ, trồng cây nguyên liệu,… cũng đang phát
triển mạnh tại địa phương huyện Chợ Lách. Nghề truyền thống này không
chỉ góp phần tạo việc làm cho hơn 50 ngàn lao động ở địa phương mà còn
tạo điều kiện cho nhiều gia đình vươn lên làm giàu, với mức thu nhập bình
quân từ 30-150 triệu đồng/năm, có hộ thu nhập mỗi năm từ 300-800 triệu
đồng.
Điển hình là cơ sở hoa kiểng Năm Công xã Hưng Khánh Trung B, chuyên
sản xuất loại hình kiểng thú, kiểng hình. Ông bắt đầu vào nghề từ năm 1978
trong lúc đời sống hết sức khó khăn, cơ sở chỉ sản xuất nhỏ lẻ, bán hàng vào

những dịp tết. Thấy nghề sản xuất kiểng thú ngày càng được ưa chuộng, ông
mở rộng diện tích và cải tiến sản phẩm từ loại nhỏ sang loại lớn, gồm các
loại hình kiểng thú 12 con giáp, kiểng hình nhà mát,… Nhờ làm ăn uy tín,
sản phẩm chất lượng thị trường dần mở rộng sang nước ngoài, doanh thu
hàng năm đạt hơn 500 triệu đồng và góp phần giải quyết việc làm cho
khoảng 30 lao động ở địa phương.
Hay cơ sở hoa kiểng Hoàng Duy xã Vĩnh Thành- thành công với mô hình
kiểng lá màu, kiểng công trình,… mỗi năm cơ sở có doanh thu từ 600-800
triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động tại chổ.
Thông qua các điển hình trong sản xuất cây cảnh, hoa kiểng, huyện Chợ
Lách có 193 người được tặng danh hiệu nghệ nhân sinh vật cảnh. Trong đó
có 161 nghệ nhân cấp xã, 25 nghệ nhân cấp huyện và 7 nghệ nhân cấp tỉnh.
Sinh vật cảnh ở huyện Chợ Lách đã trở thành một ngành cho hiệu quả kinh
tế cao, mở ra hướng làm giàu mới, chính đáng cho nhiều hộ dân ở các xã
trong huyện. Nhờ tham gia sản xuất, buôn bán cây cảnh, hoa kiểng đời sống
của nhiều hộ dân từng bước được cải thiện và vươn lên làm giàu. Có thể
khẳng định đây là một ngành kinh tế có hướng phát triển cao, mang lại đời
sống ổn định cho nông dân./.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×