Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA Ở XÃ BÌNH THÀNH HUYỆN HƯƠNG TRA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.59 KB, 16 trang )

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO

THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA Ở XÃ BÌNH THÀNH

HUYỆN HƯƠNG TRA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Ngọc Châu

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Xã Bình Thành huyện Hương Trà là một xã trung du miền núi nằm hai bên
bờ sông Hữu Trạch, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Xã Bình Thành trước
đây là một phần của xã Hương Thọ, tháng 1 năm 1975 một bộ phận cư dân đi
làm kinh tế mới đã định cư ở đây. Năm 1979 HTX Bình Thành 2 được thành lập,
sau đó (tháng 4 năm 1984) sát nhập với bộ phận dân cư của xã Hương Thọ hình
thành nên xã Bình Thành như hiện nay.

Cư dân xã Bình Thành huyện Hương Trà có nguồn gốc từ nhiều nơi hợp
thành. Dân tại chỗ thuộc xã Hương Thọ (thơn Thọ Bình, Thọ Tân), một bộ phận
từ thành phố Huế lên xây dựng kinh tế mới từ tháng 1/1975 và một số di dân tự
do từ các huyện và tỉnh khác đến. Trong đó sơ người từ thành phố Huế lên xây
dựng kinh tế mới chiếm số lượng đông nhất. Họ có nguồn gốc là những người
bn bán nhỏ, đạp xích lơ, bốc vác và một bộ phận là những người tham gia chế
độ cũ chuyển lên làm kinh tế mới.
88


Năm 2002 tồn xã có 547 hộ (trong đó có 63 hộ mới tách ra vào cuối năm
2002), 2779 nhân khẩu và 1191 lao động. Về phân loại hộ theo báo cáo của xã
năm 2002 tồn xã có 168 hộ thuần nông nghiệp (chiếm 30,7% tổng số hộ) và 249
hộ lâm nghiệp (chiếm 45,5%) cịn các nhóm hộ khác chiếm tỷ trọng không đáng


kể.

Theo tiêu chuẩn phân loại năm 2002 xã Bình thành chỉ có 87 hộ (chiếm
16%) là hộ khá và giàu; 274 hộ (50%) là hộ trung bình. Hộ đói nghèo cịn chiếm
tỷ lệ khá cao trong xã, hiện tại xã cịn 186 hộ đói nghèo chiếm tới 34 % tổng số
hộ. Đây là một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao so với toàn tỉnh và cả nước, do vậy cơng
tác xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách và nặng nề trước mắt cũng như
lâu dài của địa phương.

Từ thực tế đó với sự hỗ trợ của các tổ chức chúng tôi đã chọn Bình thành là
một trong những xã làm điểm nghiên cứu dự án giảm nghèo cho cư dân lưu vực
sông Hương.

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ngun nhân nghèo đói ở xã Bình Thành được xác định bằng phương pháp
đánh giá có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương. Cán bộ nghiên cứu
chỉ đóng vai trị hướng dẫn các hội thảo. Những người tham gia đánh giá được
chia thành 3 nhóm:

- Nhóm I: Nhóm những người am hiểu, bao gồm những người có tham gia
vào hoạt động quản lý về mặt chính quyền và đồn thể ở địa phương, chẳng hạn
như: Đại diện UBND xã, đại diện Hội nông dân, giáo viên...
89


- Nhóm II: Bao gồm các hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ

- Nhóm III: Bao gồm các hộ nghèo mang tính đại diện ở địa phương


Với các thành phần tham gia như vậy, kết quả đánh giá sẽ được xác định
khách quan, thể hiện ở các góc độ và cách nhìn nhận khác nhau, từ đó việc xác
định các nguyên nhân nghèo đói và biện pháp xóa đói giảm nghèo sẽ phù hợp với
thực tiễn hơn.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Kết quả đánh giá của nhóm thứ nhất (nhóm những người am hiểu)

a. Xác định các nguyên nhân nghèo đói cấp I:

Các thành viên của nhóm I (gồm 13 người tham gia trong số 15 người được
mời dự hội thảo) đã đưa ra 15 nguyên nhân của sự đói nghèo của người dân ở địa
phương đó là:

- Thiếu cần cù chịu - Phụ thuộc vào rừng

- Đất đai xấu, bạc màu

khó

- Thiếu kỷ thuật xuất

- Chi tiêu thiếu kế - Thiếu nước sản xuất
hoạch

90


- Thiếu vốn


- Thời tiết khắc nghiệt

- Đơng con

- Trình độ dân trí thấp - Thiếu đất sản xuất

- Thiếu lao động

- Neo đơn

- Thiếu thông tin

- Bệnh tật

Dựa vào những nguyên nhân nêu ra trên đây, những người tham gia đã tiếp
tục đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân (mỗi người chọn 3 nguyên
nhân mà theo họ là tác động lớn nhất đến nghèo đói). Kết quả có 4 ngun nhân
chính dẫn đến nghèo đói như sau:

Bảng I: Kết quả đánh giá của nhóm I về các nguyên nhân nghèo đói chủ yếu

Kết quả đánh giá

Số

Nguyên nhân

thứ tự


Tỷ lệ người lựa chọn so

Số tương đối

với số người được hỏi
(%)

1

Đông con

8/13

61,5

2

Thiếu vốn

7/13

53,8

3

Phụ thuộc vào rừng

7/13

53,8


91


4

Thiếu cần cù chịu khó

7/13

53,8

Đây là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nghèo đói theo ý kiến
của nguời tham gia đánh giá, và cũng chính là những nguyên nhân cấp I. Từ
những nguyên nhân cấp I này những người tham gia đánh giá sẽ tiếp tục xác định
các nguyên nhân cấp II (nguyên nhân hình thành nên nguyên nhân cấp I) và
nguyên nhân cấp III...

b. Xác định nguyên nhân cấp II.

Từ các nguyên nhân cấp I hội thảo tiếp tục phân tích bàn luận để tìm ra các
ngun nhân cấp II và cấp III theo phương pháp vẽ cây vấn đề. Những nguyên
nhân này được phân tích và lý giải như sau:

- Đông con: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đơng con của các hộ
nghèo ở địa phương vẫn là vấn đề nhận thức. Do ảnh hưởng của quan niệm xưa
nay về vấn đề nối dõi tơng đường nên nhiều gia đình đã cố gắng theo đuổi để có
được con trai. Điều này dẫn đến tình trạng đơng con, đặc biệt là các gia đình có
nhiều con gái.Thứ hai, vấn đề nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân
ở đây cịn rất hạn chế. Quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ” vẫn tồn tại khá nặng.

Cuối cùng là trình độ hiểu biết về vấn đề sinh sản và phương tiện kế hoạch hóa
gia đình cịn hạn chế.

92


- Thiếu vốn: Thực tế cho thấy, người dân ở địa phương vẫn tiếp cận được
với các kênh tín dụng khác nhau. Tuy nhiên do cách sử dụng vốn vay khơng hợp
lý đã dẫn đến khả năng hồn trả vốn vay của người dân (đặc biệt là hộ nghèo) rất
thấp, từ đó khả năng vay vốn ở những lần tiếp theo của họ rất khó khăn. Bên
cạnh đó, mức cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cịn chưa đáp ứng
được nhu cầu của người dân. Khối lượng vốn và thời hạn vay còn hạn chế nên
người dân không thể thực hiện tốt kế hoạch đầu tư cho sản xuất của mình.

- Phụ thuộc vào rừng: Với diện tích rừng và đồi núi chiếm phần lớn diện
tích đất đai của xã (90%) và hầu hết hộ nghèo ở địa phương đều sống nhờ vào
rừng, thực tế cho thấy, những hộ nghèo này vốn đã nghèo nay lại càng nghèo hơn
vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, thu nhập của những hộ dân sống nhờ vào rừng là rất bấp bênh.
Việc khai thác rừng (chủ yếu là đi củi) không đều, phụ thuộc lớn vào thời tiết và
sức khoẻ nên thu nhập của hộ không ổn định cộng thêm vào đó là việc chi tiêu
khơng có kế hoạch đã dẫn đến tình trạng cuộc sống gia đình là tạm thời và lay
lắt. Bên cạnh đó, với chủ trương cấm khai thác rừng của Nhà nước, những hộ dân
cư này lại càng gặp khó khăn hơn trong kiếm sống.

Thứ hai, với tình trạng cuộc sống tạm bợ, phụ thuộc lớn vào rừng nên hoạt
động sản xuất trồng trọt và chăn ni của hộ đều bị lãng qn. Chính vì vậy, khi
những hộ này quay lại với hoạt động sản xuất bình thường thay thế cho việc khai
thác rừng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất do thiếu kinh

nghiệm và tư liệu sản xuất như: đất đai, vốn liếng, kỹ thuật...

93


Có thể nói khai thác rừng là một nghề chính ở địa phương (khoảng 47% dân
cư của xã là sống chủ yếu nhờ vào rừng) và chính nghề này (trong điều kiện quỹ
rừng ngày càng cạn kiệt) đã làm cho tình trạng đói nghèo của dân cư địa phương
ngày càng trầm trọng.

- Thiếu cần cù chịu khó: Đây cũng là một tình trạng bắt nguồn từ tư tưởng
phụ thuộc vào rừng. Hầu hết các hộ sống nhờ vào rừng đều cho rằng việc khai
thác rừng đem lại nguồn lợi nhanh hơn, kiếm tiền dễ hơn. Chính vì vậy họ chỉ
quan tâm đến việc làm sao khai thác rừng càng nhiều càng tốt, không suy nghĩ
đến hướng làm ăn mới. Sự thiếu kế hoạch trong chi tiêu đã dẫn đến nợ nần trong
những lúc thời tiết xấu hay lúc đau ốm. Bên cạnh đó, việc khai thác rừng đem lại
thu nhập thấp và khơng ổn định nên khả năng tích lũy của hộ cũng hạn chế, và
như vậy việc đầu tư sản xuất vào những ngành nghề khác là không thực hiện
được.

Sự thiếu cần cù chịu khó của hộ nghèo ở đây thể hiện trong sản xuất khi họ
từ bỏ nghề khai thác rừng. Với tư tưởng đã quen với việc khai thác rừng, đem lại
thu nhập nhanh hơn, nên khi quay lại với công việc trồng trọt, chăn nuôi họ cảm
thấy ngại bởi thời gian sản xuất quá dài, họ khơng đủ kiên nhẫn để chờ đợi.
Ngồi ra, từ bỏ hoạt động khai thác rừng đồng nghĩa với mất đi nguồn thu nhập
cần thiết cho chi tiêu hàng ngày, bởi vậy người dân lại càng khơng n tâm và có
hứng thú đối với công việc làm vườn hay chăn nuôi, từ đó lại quay về với rừng
để kiếm sống.

Bên cạnh những nguyên nhân chính nêu trên (nguyên nhân cấp I), một số

nguyên nhân đói nghèo khác cũng đã được phân tích xác định nguyên nhân cấp

94


II, III của nó, chẳng hạn như tình trạng thiếu lao động và thiếu kỷ thuật, thiếu
kiến thức của các hộ nghèo.

Về nguyên nhân thiếu lao động, phần lớn hộ nghèo ở địa phương rơi vào
tình trạng này là do bệnh tật, neo đơn, già cả và đông con nhưng con còn nhỏ nên
chưa đủ sức lao động.

Thực trạng thiếu kỹ thuật sản xuất ở địa phương chủ yếu là do trình độ dân
trí thấp, khơng đủ khả năng tiếp thu kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, việc tập huấn và
hướng dẫn sản xuất chỉ mới được áp dụng ở quy mô nhỏ (chủ yếu thực hiện
thông qua Hội phụ nữ và số lượng thành viên tham gia hạn chế) và khơng được
chú trọng. Ngồi ra, cơ hội tiếp nhận thơng tin cũng là một vấn đề có ảnh hưởng
rất lớn đến trình độ và khả năng tiếp thu kỹ thuật sản xuất của người dân đa số hộ
nghèo tham gia hội thảo đều khơng có tivi.

2. Kết quả đánh giá của nhóm hai nhóm cịn lại (mỗi nhóm 20 người)

Với phương pháp hướng dẫn thảo luận và đánh giá tương tự, kết quả về
nguyên nhân đói nghèo theo quan điểm của những người tham gia ở hai nhóm
này cho thấy:

a. Xác định các nguyên nhân nghèo đói và nguyên nhân cấp I.

Các nguyên nhân của sự đói nghèo của người dân ở địa phương được nêu
lên đó là:


95


- Thiếu vốn

- Thiếu đất

- Sử dụng vốn sai mục đích

- Thiếu kiến thức

- Đơng con

- Bệnh tật

- Thiếu lao động

- Phụ thuộc vào rừng

- Thiếu trách nhiệm

- Thiếu mô hình sản xuất

Bốn ngun nhân chính dẫn đến nghèo đói (nguyên nhân cấp I) của hai
nhóm này đưa được tóm tắt ở bảng 2:

Bảng I: Kết quả đánh giá của nhóm II và nhóm III về các nguyên nhân nghèo
đói chủ yếu


Kết quả đánh giá

Số thứ tự

Nguyên nhân

Tỷ lệ người lựa chọn so

Số tương đối

với số người được hỏi
(%)

1

Thiếu vốn

40/40

96

100


2

Đông con

24/40


60

3

Bệnh tật

18/40

45

4

Thiếu đất

18/40

45

b. Xác định nguyên nhân cấp II.

- Thiếu vốn: Phần lớn người dân tham gia đều cho rằng thiếu vốn là do mức
vay thấp. Bên cạnh đó thời hạn vay ngắn và thủ tục vay khó khăn cũng là nguyên
nhân làm cho nguồn vốn khó đến tay người dân và ít phát huy hiệu quả.

- Đơng con: Hầu hết người tham gia cho rằng nguyên nhân là do nhận thức
kém về kế hoạch hóa gia đình.

- Thiếu kiến thức: Do hạn chế về việc tiếp cận thông tin như đài, báo,
tivi...và ít được tập huấn về kỷ thuật sản xuất nên người dân ở đây đều làm ăn
theo kiểu tự phát hiệu quả sản xuất không cao.


- Thiếu đất: Do một số hộ nhập cư sau nên diện tích đất sản xuất ít, thứ hai
là do một số hộ chạy theo thu nhập từ rừng nên đã bỏ các diện tích khai hoang
trước đây. Chính vì vậy diện tích này đã được các hộ cần cù chịu khó khai thác
sử dụng thậm chí mua lại. Khi các hộ này nhận thức ra đất trồng là quan trọng
thì quỹ đất đã phân phối hết, chỉ còn những diện tích đất có khả năng Nơng
nghiệp ở rất xa khu trung tâm.
97


Như vậy so sánh với kết quả thảo luận của nhóm những người am hiểu
(nhóm I) thì cơ bản các nguyên nhân nghèo đói được đưa ra là khá thống nhất về
các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.. Tuy nhiên hai nhóm hộ nghèo và phụ nữ lại
đưa thêm nguyên nhân thiếu đất và bệnh tật lại là 2 trong 4 ngun nhân chính
dẫn đến nghèo đói thay cho ngun nhân thiếu cần cù chịu khó. Mặc dù chúng ta
biết rằng nói chung theo các nghiên cứu hiện nay về nghèo đói thì thiếu vốn
khơng cịn là ngun nhân hàng đầu nữa mà có thể là thiếu kiến thức, kinh
nghiệm sản xuất. Tuy nhiên đây là ý kiến người dân tự nhận xét nên chúng tôi
phải tôn trọng. Đối với các hộ nghèo này họ không muốn nhận họ là người thiếu
kiến thức, văn hóa thấp.

II. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU Ở XÃ BÌNH THÀNH

Trên cơ sở những nguyên nhân của nghèo đói nêu trên, các giải pháp nhằm
khắc phục tình trạng đói nghèo được xác định dựa trên các đóng góp ý kiến của
những người tham gia. Cụ thể, các giải pháp được xác định theo phương pháp:
mỗi người dân tham gia đề xuất 3 giải pháp cho một nguyên nhân. Tất cả các giải
pháp này được tổng hợp, phân loại theo mức độ quan trọng. Những giải pháp chủ
yếu cần áp dụng để có thể xóa đói giảm nghèo cho người dân ở đây đó là:


1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp

- Trồng cỏ chăn ni bị, trâu

- Trồng các loại cây: sắn, cao su, trồng rừng

- Cải tạo vườn, tập trung cho các loại cây: xoài, cam, chanh...
98


Các loại cây con này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây, hơn nữa đây
là những cây, con thuộc các chương trình lớn của tỉnh đang được ưu tiên thực
hiện nên sẽ có sự hỗ trợ tối đa của các cấp, ngành.

2. Giải pháp vốn

- Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho vay theo nhu cầu, thời hạn vay
dài hơn.

- Bên cạnh việc đáp ứng đủ vốn vay, cần cung cấp thông tin, tập huấn và
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nhằm giúp người dân sử dụng vốn đúng mục đích và
có hiệu quả.

3. Giải pháp về kế hoạch hóa gia đình

- Đẩy mạnh tun truyền thực hiện Kế hoạch hóa gia đình và có sự hỗ trợ
thường xuyên các dụng cụ tránh thai đến từng người dân (đặc biệt là hộ nghèo).

4. Giải quyết dứt điểm việc khai thác rừng bừa bãi


Đây là một giải pháp khó thực hiện khi mà hầu hết hộ nghèo ở đây đều đang
sống phụ thuộc vào rừng. Việc khai thác rừng đem lại thu nhập giải quyết vấn đề
chi tiêu hàng ngày của hộ. Vì vậy muốn thực hiện giải pháp này cần phải:

- Có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền của địa phương đặc biệt trong thời
gian đầu.
99


- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các mơ hình sản xuất phù hợp với điều kiện
của địa phương. Làm tốt công tác vận động tuyên truyền để nâng cao ý thức
người dân về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng.

5. Giải pháp tạo việc làm cho người lao động

- Cần xây dựng nếp nghĩ mới mới để họ quên đi tư tưởng cũ là sống dựa
vào rừng đã ăn sâu vào tâm trí họ. Vì vậy cần làm tốt công tác vận động tư tưởng
đồng thời thực hiện nghiêm túc chủ trương cấm khai thác rừng của Nhà nước.

- Tạo một định hướng nghề nghiệp mới, vì vậy phải tìm hiểu sâu sát từng hộ
nghèo để biết được tâm tư nguyện vọng của họ.

- Cần tổ chức đào tạo nghề cho hộ, bố trí thêm đất sản xuất cho một số hộ
thực sự thiếu đất.

Trên đây là một số kết quả ban đầu về đánh giá đói nghèo có sự tham gia
của người dân tại xã Bình Thành, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế theo
phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên đây mới chỉ là một trong những nội dung
làm cơ sở cho việc đánh giá nghèo đói. Để có được các giải pháp thực sự có hiệu
quả cần phải có các nghiên cứu phân tích định lượng từ việc điều tra phỏng vấn

các hộ gia đình về các vấn đề liên quan đến tình hình cơ bản cũng như thu nhập
chi tiêu của các hộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận thêm vấn đề này tại các số kỳ
sau.

100


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CIDSE và nhà xuất bản Nông nghiệp. Giới thiệu phương pháp đánh
giá nhanh nơng thơn vói sự tham gia của nông dân phục vụ phát triển
nông nghiệp, Q1. Hà Nội (1992)

2. CIDSE và nhà xuất bản Nông nghiệp. Giới thiệu phương pháp đánh
giá nhanh nông thôn vói sự tham gia của nơng dân phục vụ phát triển
nông nghiệp, Q2, Hà Nội (1992).

3. Institute of Development Studies. PRA Tools & Techniques Pack
(1996).

4. Crone, Catherine D. and Carmen St. John Hunter. From the field:
Tested Participatory Activities for Trainers. World Education (1980).

5. Greenwood, David J. and Morten Levine. Introduction to Action
Research: Social Research For Social Change. Sag Publication
(1998).

6. Participatory Assessment and Planning (PAP) Process for Community
Planning and Natural Resource Management: A Training Manual,
Farmer - centred Agricultural Resource Management (FARM)

programme (1997).

101


7. Leonora C. Angeles; Kaurinar Jeeris - Warder. Sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cùng tham gia có sự nhận thức giới trong thu thập
thơng tin về nghèo đói ở cộng đồng, lập kế hoạch dự án và đánh giá
chính sách, tài liệu phục vụ cho hội thảo tham dự và giới, Hồ Núi
Cốc, Thái Nguyên - Việt Nam (23 - 25/10/2000).

SOME PRIMARY RESULTS OF PARTICIPATORY POVERTY
ASSESSMENT OF BINH THANH COMMUNE,HUONG TRA DISTRICT,

THUA THIEN HUE PROVINCE

Nguyen Ngoc Chau

College of Economics, Hue University

SUMMARY

Participatory poverty assessment is the new approach that has recently
been used by many organizations in practice nowadays in order to draw a
picture of the existing poverty situation in Vietnam. This paper was writen on the
basis of the participatory poverty assessment of Binh Thanh commune. The
innitial findings were presented in this paper which indicates the roots of the
poverty in the district. Based on these first - hand findings, solutions were
proposed for policy makers with the aim at the poverty reduction for the local
102



inhabitants in Binh Thanh commune, Huong Tra district in Thua Thien Hue
province from a community based perspective.

103



×