Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " CA HÁT CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.93 KB, 15 trang )



99



CA HÁT CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Trương Ngọc Thắng
Trường Đại học Nghệ thuật, Đại
học Huế

Ca hát là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong tiến trình phát triển
của đời sống nhân loại, ca hát là phương tiện bộc lộ và giãi bày tình cảm, là tiếng
nói đời sống nội tâm của con người, là công cụ đấu tranh để tồn tại và phát triển.
Không những thế, nó còn được coi là một loại hình nghệ thuật hữu hiệu và tích
cực góp phần giáo dục công dân, bồi dưỡng và xây dựng nhân cách, đạo đức cho
con người.
Ca hát là loại hình nghệ thuật đặc thù với hình thức diễn tấu là thông qua cơ
quan phát âm của cơ thể con người. Sự liên quan trực tiếp tới quá trình hoạt động
sinh - lý - sống của con người càng làm cho ca hát có mối quan hệ trực tiếp, hữu
cơ tới mọi khía cạnh thuộc đời sống nội tâm, tình cảm mà không một thứ nhạc cụ
nào, dù hiện đại nhất, dù tinh tế nhất mà nhân loại hiện có có thể thay thế được.
Nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là dòng ca hát
thuộc trường phái thanh nhạc cổ điển belcanto châu Âu, đã hình thành và phát


100

triển từ nhiều thế kỷ qua. Hệ thống lý luận sư phạm cùng với những quy trình và
giáo trình đào tạo mang tính khoa học cao của trường phái thanh nhạc belcanto


châu Âu đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt
động đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Vai trò, vị trí của
người nghệ sĩ thanh nhạc ngày càng được nâng cao, đóng góp ngày càng to lớn
vào đời sống âm nhạc chuyên nghiệp hàn lâm toàn cầu.
Được hình thành và phát triển trên dưới nửa thế kỷ qua, nghệ thuật thanh
nhạc chuyên nghiệp Việt Nam tuy còn rất non trẻ với những ảnh hưởng không
nhỏ của chiến tranh và hoàn cảnh kinh tế - xã hội, song đã biết tuân thủ các tiêu
chí thẩm mỹ và kỹ thuật chung của thế giới kết hợp với những đặc thù về tâm -
sinh lý cũng như văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Sự kết hợp nhuần
nhuyễn ấy đã khiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nghệ thuật ca hát
chuyên nghiệp nước ta giành được những thành tựu rất đánh khích lệ, rất đáng tự
hào.
Đã có nhiều nhà sư phạm đúc rút nhiều lĩnh vực khoa học về đào tạo đội
ngũ ca hát chuyên nghiệp bằng các tác phẩm bao gồm: Phương pháp sư phạm
Thanh nhạc, Phương pháp học hát của PGS. NSND Nguyễn Trung Kiên, Sách
học Thanh nhạc của GS. NSND Mai Khanh, Giáo trình Thanh nhạc - Bậc đại
học, Ca hát Việt Nam 1945 -1975 của PGS. NGƯT Lô Thanh, Tính khoa học
trong giảng dạy và Giáo trình Thanh nhạc của ThS. NGƯT Trần Diệu Thúy
Công tác đào tạo nghệ sĩ Thanh nhạc Quân đội của NSƯT Dương Minh Đức,
Công tác đào tạo Thanh nhạc tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế của Ths
Trương Ngọc Thắng
Nhiều nghệ sĩ đã bảo vệ thành công các Luận án Thạc sĩ về biểu diễn và
sư phạm biểu diễn thanh nhạc như NSND Quang Thọ, NSƯT Rơ Chăm Phieng,
NSƯT Ngọc Lan, Thu Lan Đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn


101

hóa ca hát Việt Nam trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội những tinh hoa kỹ thuật
thanh nhạc tiên tiến của nền thanh nhạc thế giới.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ KHOA HỌC VỀ MỘT
NỀN NGHỆ THUẬT CA HÁT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Ca hát là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của xã hội nhằm
phục vụ con người, phục vụ xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa cho con
người, là vũ khí đấu tranh chống kẻ thù để tồn tại và phát triển.
Ca hát nói chung, ca hát mới chuyên nghiệp Việt Nam nói riêng tính từ
1945 đã đóng góp vai trò rất to lớn trong các cuộc cách mạng chống ngoại xâm
giải phóng dân tộc, ca hát đã trở thành vũ khí đấu tranh của các tử tù trong các
nhà lao của giặc. Ca hát chuyên nghiệp đã theo bước các đoàn quân trong các
chiến dịch Đông Xuân, Biên giới, Điện Biên Phủ, Đường Trường Sơn, Chiến
dịch Hồ Chí Minh , trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới đất nước, trong quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế.
Ca hát Việt Nam bắt nguồn và phát triển từ nghệ thuật ca hát dân gian
giàu bản sắc phong phú, từ lối hát giao duyên, hát đối đáp, hò vè, hát ru, các
vùng dân ca, dân nhạc tiêu biểu của Miền núi phía Bắc, của Đồng bằng Bắc bộ,
của Quan họ Bắc Ninh, ví dặm Nghệ Tĩnh, hò Thanh Hóa, dân ca miền Trung, ca
Huế, hò Bài chòi Khu V, tuồng Bình Định, từ Lý, hò vè đồng bằng Nam Bộ, Đờn
ca tài tử - cải lương, dân ca các vùng dân tộc Tây Nguyên, Khơ me, Chăm Pa.
Ca hát chuyên nghiệp Việt Nam bắt nguồn từ ca hát Cửa đình hay còn gọi
là hát Ả đào, hát Chèo, ca Huế. Trào lưu âm nhạc Tân nhạc trong thời kỳ Pháp
thuộc, trào lưu học tập nhạc cụ phương Tây, trào lưu hát lời ta theo điệu Tây, trào


102

lưu sáng tác ca khúc mới, nhạc cải cách, ca hát theo phim ảnh, hình thành các
ban, nhóm nhạc với người đi tiên phong là Ông Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn
Xuân Khoát. Chính quyền thực dân Pháp đã đỡ đầu để thành lập "Nhạc viện Viễn
Đông" theo đề nghị của Poincignon, mặc dù chỉ tồn tại 3 năm.



103

PHẦN II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CA HÁT
CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
Giai đoạn 1945 - 1954: Đây là thời kỳ thực dân Pháp xâm lăng toàn diện
nước ta gây những biến động lớn và sâu sắc trong xã hội nước ta. Phong trào
chống thực dân Pháp ngày càng quyết liệt và cho đến khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta giành những thắng lợi to lớn. Mặc dù vậy
nhưng do đội ngũ còn non trẻ nên Đảng ta chưa thể giành được độc lập toàn vẹn
lãnh thổ, vì vậy có hai vùng được hình thành, một vùng do thực dân Pháp chiếm
đóng, một vùng do Việt minh kiểm soát.
a. Tại các đô thị tạm chiếm:
Phong trào âm nhạc cải cách, học nhạc Âu Tây hình thành và phát triển từ
Hà Nội rồi lan ra toàn quốc. Ca hát mới chuyên nghiệp Việt Nam thời kỳ này là
tự phát phục vụ nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ, nhu cầu thưởng thức âm nhạc
của công chúng và quan quyền ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng,
Sài Gòn.
b. Tại các vùng tự do, vùng kháng chiến:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc
lập bất hủ trước quốc dân đồng bào và thế giới, khai sinh nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Nhưng Thực dân Pháp rắp tâm chiếm nước ta một lần nữa. Tháng
12 năm 1946 toàn quốc kháng chiến, từ đây hình thành hai vùng: Vùng cơ sở
kháng chiến và vùng tạm chiếm. Tại các vùng tự do kháng chiến các đơn vị văn
công quân đội và dân sự, các đơn vị văn nghệ xung kích ở chiến khu Việt Bắc,
khu IV, Khu V, Khu VI, Nam Bộ được hình thành và phát triển với tên tuổi các
ca sĩ nổi tiếng như Trần Khánh, Quốc Hương, Mai Khanh.



104

Với phương châm "Khoa học, Dân tộc, Đại chúng" trong đề cương Văn
hóa của Đảng ta năm 1943 đã tạo điều kiện để ca hát mới chuyên nghiệp Việt
Nam tiếp cận với nền ca hát chuyên nghiệp, hàn lâm của các nước xã hội chủ
nghĩa ở Châu Âu, Trung Quốc và Bắc Triều tiên bằng cách tuyển chọn thanh
thiếu niên có năng khiếu cử đi đào tạo ở Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên để bổ
sung đội ngũ ca hát chuyên nghiệp Việt Nam. Đã bắt đầu có kế hoạch xây dựng
nền nghệ thuật và âm nhạc chuyên nghiệp trong đó có nghệ thuật ca hát chuyên
nghiệp và đã chứng tỏ đây là những chủ trương đúng đắn của Đảng ta.
Giai đoạn sau 1954 - 1975: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7
tháng 5 năm 1954 đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam. Hội nghị
Giơnevơ được ký kết. Hòa bình được lập lại và miền Bắc Việt Nam tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam Việt Nam tạm thời bị chia cắt từ vĩ tuyến 17
trở vào nằm dưới ách kềm kẹp của Mỹ - Ngụy. Nền ca hát mới chuyên nghiệp
Việt nam lúc này được hình thành và phát triển ở mỗi miền của đất nước khác
nhau. Đó là Nền ca hát cách mạng yêu nước ở miền Bắc XHCN và các vùng giải
phóng miền Nam. Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thời kỳ xây dựng cuộc sống
mới, là thời kỳ ruộng đất về tay nông dân, là phong trào bình dân học vụ, là tuần
lễ vàng, các hợp tác xã nông nghiệp hình thành, các khu công nghiệp như Gang
thép Thái Nguyên, Phốt phát Lâm Thao, Dệt Nam Định ra đời.
Năm 1956 Trường Âm nhạc Việt Nam ra đời (nay là Nhạc viện Quốc gia
Hà Nội) xây dựng quy trình đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong đó có ca hát
mới theo mô hình các Nhạc viện quốc tế với các trường phái belcanto của Châu
Âu.
Cùng với việc gửi đi đào tạo các ca sĩ từ các nước xã hội chủ nghĩa, việc
hình thành Nhạc viện Hà Nội đã cung cấp một đội ngũ ca sĩ đông đảo cho cách
mạng Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với tên tuổi các nghệ sĩ, ca sĩ



105

nổi tiếng tiêu biểu như: Quốc Hương,Trần Khánh, Thương Huyền, Trần Thụ,
Quý Dương, Trần Hiếu, Mai Khanh, Lô Thanh, Trung Kiên, Kiều Hưng, Thúy
Huyền, Mộ La, Tường Vy, Bích Liên, Thanh Trì, Gia Khánh, Kim Oanh, Thanh
Huyền, Tuyết Thanh, Gia Hội, Thanh Đính, Thúy Liễu, Hữu Nội, Quang Phác,
Quốc Trụ, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Thu Hiền, Lê Dung, Thanh Hoa, Quang Thọ,
Quang Huy, Doãn Tần, Minh Đức, Bích Việt, Kim Phúc, Đăng Dương, Trọng
Tấn, Việt Hoàn, Lan Anh, Anh Thơ, Bích Thủy và còn rất nhiều các thế hệ ca
sĩ trẻ thuộc các dòng ca hát chuyên nghiệp khác.
Hầu hết các ca sĩ nổi tiếng này đã từng cất lên tiếng hát phục vụ quân và
dân miền Bắc trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại với Phong trào
"Tiếng hát át tiếng bom" nổi tiếng một thời đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho
đến ngày nay với "Những bài ca đi cùng năm tháng" không bao giờ quên. Các
ca sĩ thanh nhạc chuyên nghiệp còn đóng góp một phần tích cực trong đời sống
âm nhạc chuyên nghiệp và xã hội, vừa có tính hàn lâm nhưng cũng mang tính
xung kích. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước
các thế hệ ca sĩ đã đến các chiến hào, mâm pháo, trận địa, chiến trường để phục
vụ quân, dân ta với các tên tuổi như: Tường Vi, Tô Lan Phương, Quốc Hương,
Trần Khánh, Thanh Đính, Trần Hiếu, Quý Dương, Trung Kiên, Lô Thanh, Mai
Khanh, Trần Thụ, Thu Hiền
Nghệ thuật ca hát mới đã định hình và phát triển vững chắc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng XHCN ở miền Bắc.
Tại các vùng Mỹ - Ngụy tạm chiếm, Nền ca hát mang tính chất ủy mỵ, nỗi
chán chường, thất vọng tình yêu đôi lứa, nền ca hát ẻo lả, nỉ non, sướt mướt phục
vụ cho xã hội miền Nam lúc đó theo kiểu sống gấp, hưởng thụ kiểu Mỹ. Thời kỳ
này đã hình thành Trường Quốc gia Âm nhạc Sài gòn và Trường Quốc gia âm


106


nhạc Huế nhưng hầu như không có vai trò gì đáng kể trong hoạt động âm nhạc
chuyên nghiệp, ca hát mới chuyên nghiệp trong khu vực.
Ngày 30 - 4 -1975 là một mốc son chói lọi trong cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước thu giang sơn tổ quốc Việt Nam về một mối.
Hệ thống các Nhạc viện Hà nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh ra đời,
Trường Âm nhạc Huế, Hà Nội đã được củng cố đã cùng với hai Nhạc viện Hà
Nội và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo một đội ngũ ca sĩ chuyên
nghiệp đông đảo phục vụ đắc lực cho công cuộc bảo vệ, xây dựng nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh.
Ngoài việc sử dụng có hiệu quả về mặt kỹ thuật các hệ thống tư liệu giáo
trình cuả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và các nước tiên tiến khác trong
khu vực và thế giới, các Nhạc Viện, các Trường Âm nhạc, các trường Nghệ thuật
đã hình thành một số chương trình, giáo trình kết hợp một cách hài hòa giữa kỹ
thuật Châu Âu với nội dung, ca khúc và tác phẩm Việt Nam đã đem lại những kết
quả rất tự hào trong quá trình đào tạo âm nhạc nói chung và ca hát mới chuyên
nghiệp nói riêng. Các tác phẩm, ca khúc Việt Nam với nội dung và chủ đề phong
phú viết về tâm hồn con người, lao động, tâm tư tình cảm, sự quyết tâm vượt qua
gian khổ hy sinh với nhiều thể loại từ Ca khúc, Hợp xướng, Romance, Aria,
Nhạc kịch đã khai thác các chất liệu âm nhạc đặc sắc, độc đáo trong kho tàng âm
nhạc và sức mạnh đặc biệt của ca từ Việt Nam, những đặc điểm về ngôn ngữ và
nghệ thuật phát âm, nhả chữ, trong kỹ thuật ca hát Việt Nam với phương pháp
hát tròn vành, rõ chữ đã đóng một vai trò quan trọng trong đào tạo thanh nhạc
chuyên nghiệp hiện đại.
PHẦN III: KHÁI QUÁT NHỮNG THÀNH TỰU VÀ VAI TRÒ


107

CỦA NGHỆ THUẬT CA HÁT CHUYÊN NGHIỆP - MỘT SỐ ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
Những thành tựu:
Trong đào tạo: Ca hát mới chuyên nghiệp Việt Nam trong quá trình phát
triển đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác định chính xác và hợp lý
những mục tiêu, mục đích đào tạo cho từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng đối
tượng. Các cơ sở đào tạo âm nhạc đã bám sát mục tiêu đào tạo ca hát chính quy
chuyên nghiệp, áp dụng các quy trình sư phạm, biện pháp sư phạm hợp lý, phù
hợp nhằm đạt được tính chuyên nghiệp hàn lâm cao vừa đáp ứng tiêu chí thẩm
mỹ truyền thống văn hóa, đặc điểm ngôn ngữ của người Việt Nam. Đã hình
thành chương trình, giáo trình, tài liệu một cách bài bản. đã cung cấp cho đất
nước các thế hệ ca sĩ chuyên nghiệp có kiến thức, đạo đức và ý thức phục vụ đất
nước.
Trong biểu diễn: Đã khẳng định phong cách, ổn định kỹ thuật, nội dung
và hình thức tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, tại các Nhà hát ca múa nhạc
trong cả nước. Các ca sĩ thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đã khẳng định khả
năng và trình độ kỹ thuật và đạt được các giải cao tại các cuộc thi thanh nhạc
quốc tế và khu vực như: Dương Minh Đức, Quang Huy, Quang Thọ, cố NSND
Lê Dung, Bích Việt, Quốc Hưng, Bích Thủy.

Một số định hướng phát triển
Về xây dựng đổi mới nội dung, phương thức đào tạo.


108

Trong thời gian tới cần tập trung hoàn chỉnh chương trình giáo trình, sách
giáo khoa ở các cấp đào tạo để vừa mang tính dân tộc, bản sắc đồng thời vừa
hiện đại và hoà nhập với khu vực và thế giới. Nâng cao chất lượng công tác
tuyển sinh hàng năm để lựa chọn được những học sinh năng khiếu về thanh nhạc.
Đa dạng hoá phương thức đào tạo và loại hình đào tạo từ chính quy, vừa học vừa

làm, bồi dưỡng nâng cao phục vụ cho định hướng trong giáo dục đào tạo của
Đảng ta là "cung cấp nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài"
Cục Biểu diễn nghệ thuật Bộ Văn hóa - Thông tin theo định kỳ cần tổ
chức các cuộc thi hát chuyên nghiệp toàn quốc, từ đó tuyển chọn các ca sĩ xuất
sắc tham gia các cuộc thi hát khu vực và quốc tế. Có kế hoạch đầu tư cho việc
nghiên cứu, sưu tầm dân ca, ứng dụng trong đào tạo. Chuẩn hóa và phát triển đội
ngũ giảng viên thanh nhạc về chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng các tiến bộ KH -
KT trong công tác giảng dạy đáp ứng với tình hình phát triển của khu vực và thế
giới. Tiếp tục phát triển đào tạo thanh nhạc sau đại học, thành lập sân khấu thể
nghiệm nhạc kịch ở Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.
Nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm thanh nhạc, sử dụng các tác
phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, nghiêm cấm và hủy bỏ các tác phẩm phản
văn hóa, các tác phẩm sao chép, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ bản quyền tác
giả, tác phẩm.
Chấn chỉnh các hoạt động biểu diễn, thông qua Luật Biểu diễn Nghệ thuật,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cấp
giấy phép hành nghề, quy định cụ thể các chế độ liên quan.
Quy hoạch các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc, phát triển đồng thời hát
dân tộc và hát cổ điển.


109

Phát triển cân đối 3 dòng ca hát Dân tộc - Cổ điển - Nhạc nhẹ.
Xây dựng, phát triển nghệ thuật ca hát Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc đáp ứng với những yêu cầu của tình hình mới:
a. Công tác đào tạo thanh nhạc: Hiện nay công tác đào tạo thanh nhạc tại
các Nhạc viện, các Trường âm nhạc đã được các giáo sư, giảng viên đưa vào hệ
thống, quy cũ, đã xây dựng, đổi mới nội dung, phương thức đào tạo theo hướng
hiện đại hòa nhập khu vực và quốc tế bằng cách hoàn chỉnh chương trình, giáo

trình, sách giáo khoa ở các cấp đào tạo, nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh
đầu vào hàng năm, nghiên cứu, sưu tầm dân ca, ứng dụng trong đào tạo thanh
nhạc có hiệu quả.
Các cơ sở đào tạo âm nhạc nói chung và đào tạo thanh nhạc nói riêng đã
đề ra kế hoạch nhằm chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giảng viên thanh nhạc về
chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng các tiến bộ KH - KT trong công tác giảng dạy
làm cho phương pháp đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp ngày càng phong phú.
Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng
Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thanh nhạc sau đại học. Nhạc viện Hà Nội đang
có kế hoạch thành lập sân khấu thể nghiệm nhạc kịch tạo cơ hội cho các ca sĩ
chuyên nghiệp tham gia biểu diễn các vở nhạc kịch kinh điển của thế giới.
Nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm thanh nhạc, sử dụng các tác
phẩm có chất lượng nghệ thuật cao là những chủ trương của ngành Văn hóa, các
cơ sở đào tạo âm nhạc nhằm đưa công tác này ngày càng quy cũ, phù hợp với các
chuẩn mực khu vực và quốc tế.
KẾT LUẬN


110

Trên dưới 50 năm, nền ca hát mới chuyên nghiệp hiện đại Việt Nam hình
thành và phát triển bắt nguồn từ nền ca hát chuyên nghiệp dân tộc, Đặc biệt từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã có những định hướng đúng đắn về đường
lối văn hoá văn nghệ đã tạo cho ca hát chuyên nghiệp Việt Nam phát triển đầy
đủ, toàn diện đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB
Văn hóa - Thông tin Hà Nội (1996)
2. Kỷ yếu 30 năm thành lập Nhạc viện Hà Nội. Lưu hành nội bộ. Nhạc

viện Hà Nội (1978)
3. Trần Thu Hà. Phát hiện đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu tài năng.
NXB Văn hóa Thông tin (1993)
4. Nguyễn Trung Kiên. Nghiên cứu nội dung tác phẩm rèn luyện khả
năng sáng tạo. Nhạc viện Hà Nội
5. Nguyễn Trung Kiên. Công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật. Thực
chất và hướng phát triển. Tạp chí Văn hóa Văn nghệ, Số 6 (1997)
6. Nguyễn Trung Kiên. Phấn đấu vì một nền nghệ thuật hát tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 10 (1996)
7. Nguyễn Thụy Loan. Lược sử âm nhạc Việt Nam. Nhạc viện Hà Nội,
NXB Âm nhạc, Hà Nội (1995)


111

8. Tú Ngọc và nhóm biên soạn. Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và
thành tựu - Viện Âm nhạc (2000)
9. Lô Thanh. Ca hát Việt Nam 1945 - 1975, Đại học Nghệ thuật Huế
(1998)
10. Lô Thanh. Giáo trình Đại học Thanh nhạc 5 năm. Đại học Nghệ
thuật Huế (1996)
11. Lô Thanh. Xây dựng và phát triển nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam
(1991)
TÓM TẮT
Ca hát là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong tiến trình phát
triển của đời sống nhân loại, là phương tiện bộc lộ và giãi bày tình cảm, là tiếng
nói đời sống nội tâm của con người Ca hát chuyên nghiệp mà đỉnh cao là các
dòng ca hát thuộc trường phái thanh nhạc cổ điển belcanto châu Âu đã và đang
tiếp tục ảnh hưởng và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động đào tạo thanh nhạc chuyên
nghiệp của toàn nhân loại.

Được hình thành và phát triển trên dưới nửa thế kỷ qua, nghệ thuật thanh
nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đã biết tuân thủ các tiêu chí thẩm mỹ và kỹ thuật
chung của thế giới kết hợp với những đặc thù về tâm - sinh lý, văn hoá, ngôn ngữ
của dân tộc Việt Nam.
Năm 1956, Trường Âm nhạc Việt Nam ra đời (nay là Nhạc viện Quốc gia
Hà Nội) và ngày nay cùng với Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại
học Nghệ thuật Huế và các cơ sở đào tạo âm nhạc khác trong cả nước đã đào
tạo một đội ngũ ca sĩ chuyên nghiệp đông đảo phục vụ đắc lực cho công cuộc


112

bảo vệ, xây dựng đất nước, thực hiện thắng lợi việc xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

PROFESSIONAL SINGING IN VIET AND ITS STAGES OF
DEVELOPMENT
Truong Ngoc Thang
College of Art, Hue University

SUMMARY
Singing, the first form of art to have appeared in the human
developmental process, is a means to show and express one’s feelings, and the
echo of human internal life… Professional singing the peak of which is the
singing currents of the European belcanto classical vocal music school has been
influencing and guiding all professional vocal music training activities of the
whole world.
Formed and developed in only about half of the past century, the
professional vocal music art in Vietnam has complied with the general aesthetic
and technical criteria of the world and at the same time combine them with the

special psycho-physiological, cultural and lingual characteristics of the Vietnam.
In 1956 the Vietnam Music School was founded (now named Hanoi
National Conservatoire), which, together with HCMC Conservatoire, Hue
College of Arts, and other music training institutions in the whole country, has so


113

far trained a great number of professional singers, who have been serving
actively the task of defending and building the nation as well as the task of
building and developing successfully the national identity of the Vietnamese
culture.

×