KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
Môn : ÂM NHẠC
*******
I/- NHẬN THỨC :
Đất nước chúng ta ngày một phát triển. Đòi hỏi mỗi người phải có bề
dày kiến thức nhất đònh, để giúp đất nước chúng ta đứng vững, sánh vai với
các nước bạn.
Từ đó. Ngay từ buổi đầu, ngành giáo dục luôn có ý thức đổi mới
phương pháp dạy học, bổ sung kiến thức mới vào SGK. Để học sinh có đầy
đủ kiến thức theo kòp các nước trên thế giới. Những yêu cầu đó, không thể
nào tránh được sự mệt mõi, căng thẳng trong học sinh. Vì thế Bộ giáo dục
cũng không quên cho các em thư giãn, thoải mái để đến với giờ âm nhạc
chứa đựng những giai điệu đầy màu sắc.
Ngoài ra, qua âm nhạc, các em còn cảm nhận được những giá trò đẹp
về tình yêu con người, quê hương đất nước Việt Nam và cả những giai điệu
truyền thống của các nước bạn. Vì vậy, giờ âm nhạc không thuần tuý là giờ
để các em thư giãn mà còn giúp các em cảm nhận được những giá trò đẹp về
nghệ thuật.
Với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Chỉ yêu cầu các em thuộc những bài
hát ở khối lớp mình và hát chuẩn xác giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát, đó là
một điều không dễ. Đòi hỏi người giáo viên phải biết được những khó khăn
của học sinh trong giờ tập bài hát mới như : Cao độ, trường độ, kể cả những
ca từ làm học sinh khó hát, khó phát âm để kòp thời hướng dẫn và giúp học
sinh hát được bài hát một cách tốt nhất. Với những lý do trên, nên tôi chọn
đề tài :
“Giúp học sinh hát tốt bài hát”
Năm học 2007-2008 tôi được phân công dạy môn m nhạc. Trường có
20 lớp, tôi dạy 20 tiết/tuần gồm tất cả các khối. Trong quá trình giảng dạy tôi
gặp những thuận lợi và khó khăn sau :
1/ Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện
thuận lợi, tốt nhất cho việc giảng dạy môn m nhạc như : Bố trí phòng nhạc
riêng biệt, nhạc cụ, máy nghe cần thiết để dạy môn âm nhạc.
1
- Trường nằm tại khu vực thò trấn Tam Bình. Hằng ngày các em có
điều kiện tiếp xúc với những hoạt động văn thể, vui chơi, thông tin báo đài,
những phong trào do trường, các ban ngành thò trấn tổ chức. Từ đó cũng tạo
cho học sinh có sự mạnh dạn, sáng tạo tham gia tốt các yêu cầu của giáo viên
trong giờ học hát.
2/ Khó khăn :
Đây là môn học đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu. Vì vậy học sinh
không năng khiếu, khó có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của môn âm nhạc.
II/- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Với những nhận thức trên, cùng quá trình nghiên cứu, tìm tòi trong quá
trình giảng dạy. Bản thân tôi nhận thấy rằng : Muốn học sinh hát tốt bài hát,
giáo viên cần có những biện pháp sau :
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn theo dõi và phân loại giữa học sinh
có năng khiếu và học sinh không năng khiếu. Đối với học sinh có năng khiếu
tôi tạo điều kiện, bồi dưỡng học sinh ngày càng tốt hơn và đòi hỏi thêm sự
sáng tạo trong học sinh. Còn học sinh không năng khiếu tôi tạo điều kiện rèn
luyện để học sinh thực hiện ngày một hoàn thiện hơn.
Hát tốt bài hát phải đảm bảo chính xác cao độ, trường độ, lời ca và sắc
thái tình cảm bài hát. Để đạt được những yêu cầu trên. Trong quá trong dạy
hát tôi chú ý những yếu tố sau :
1/ Trường độ
Để học sinh thực hiện tốt bài hát, trước tiên học sinh cần nắm được
trường độ bài hát. Khi học sinh quen được với những chỗ ngắt, nghỉ, kéo dài…
và được ghép chung với cao độ thì sẽ hoàn chỉnh phần giai điệu bài hát. Vì
vậy muốn học sinh nắm tốt về trường độ giáo viên cần thực hiện :
+ Cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài
+ Cần chú ý cho học sinh chỗ đảo phách, dấu chấm đôi để học sinh
thực hiện chính xác
Ví dụ :
Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm dòng
Trích : “Em yêu hòa bình” - Nguyễn Đức Toàn
2
+ Cần đếm phác cho học sinh giữ nhòp đối với những chỗ kéo dài nhiều
phách :
trường trong muôn vàn yêu thương
Trích : “Em yêu trường em”- Hoàng Lân
Chỗ dấu tròn có dấu nối qua nốt đen, lặng đơn (chữ “thương”) giáo
viên cần đếm “2-3-4-5-6” học sinh mới thực hiện hát tiếp.
+ Chú ý cho học sinh những dấu lặng trong bài hát : Vì những chỗ này
các em cần ngắt giọng không kéo dài. Học sinh có thể lấy hơi ở những chỗ
có dấu lăng.
Ví dụ :
Sắp đến Tết rồi Đến trường rất vui
2/ Cao độ:
Khi học sinh quen với trường độ – tiết tấu trong bài hát. Thì việc hát
đúng cao độ là một yêu cầu cao để hoàn thành giai điệu bài hát. Vì vậy để
học sinh, hát đúng cao độ một cách dễ dàng cần chú ý :
* Nếu bài hát viết ở âm vực cao, thì sẽ gây khó khăn cho học sinh khi
tập hát cũng như khi hát. Các em có thể không hát chuẩn xác cao độ hoặc
gắng sức rồi sinh ra gào thét khi hát. Vì vậy đối với những bài hát được viết ở
âm vực cao, rộng giáo viên cần dòch giọng để phù hợp với học sinh. Các em
sẽ hát thoải mái và khoẻ khoắn hơn.
Ví dụ :
Phi nhanh nhanh nhanh nhanh ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh ta
3
Cần dòch giọng :
Phi nhanh nhanh nhanh nhanh ta phi nhanh nhanh nhanh nhanh ta
Trích bài : “Trên ngựa ta phi nhanh”-Phong Nhã
* Dù khi đã dòch giọng vừa sức với các em. Đôi lúc các em vẫn không
hát tốt. Do các em chưa nắm được chính xác cao độ của bài, giáo viên cần
chú ý nhắc các em hát những chỗ đó mạnh giọng, lớn lên. Các em sẽ thực
hiện được.
* Cần chú ý cho học sinh các từ cường âm thường bắt gặp trong một
vài bài hát, nhiều nhất là các bài hát mang giai điệu dân tộc tây nguyên ít
người. Lối ca trong bài ghép với giai điệu nhạc khi hát lên có chữ phải bỏ
dấu mới hát đúng được cao độ
Ví dụ :
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe tiếng dòng suối ngoài
Trích : “Bạn ơi lắng nghe” - Dân ca Ba Na
- Lời : Tô Ngọc Thanh
Các từ cường âm trong bài hát trên :
- “Hỡi” khi hát lên “Hơi”
- “Bạn” khi hát lên “Ban”
- “Tiếng” khi hát lên “Tiêng”
- “Dòng” khi hát lên “Dong”
- “Suối” khi hát lên “Suôi”
3. Phát âm khi hát :
Tuỳ vùng miền mà có cách phát âm đặc trưng khác nhau. Nhưng khi
hát cần phát âm chuẩn Tiếng Việt để tạo cho lời ca sự nhẹ nhàng, gọn và
tròn tiếng, nghe không cảm thấy nặng nề. Trừ các bài hát thuộc thể loại của
miền Nam Bộ thì phát âm theo vùng Nam Bộ
Ví dụ :
- Bài “Cò lả” dân ca Đồng bằng Bắc Bộ cần hát chuẩn tiếng Việt
(giọng Bắc)
4
- Bài “Bắc Kim Thang” dân ca Nam Bộ cần phát âm theo tiếng đặc
trưng của vùng Nam Bộ.
- Các bài được viết theo giai điệu của các tác giả mà không dựng theo
dân ca cùng miền nào thì đều hát chuẩn tiếng Việt.
4. Chú ý sắc thái bài hát :
Mỗi bài hát đều mang một giai điệu, lối ca, ý nghóa khác nhau, giáo
viên cần chú ý cho học sinh tìm hiểu nội dung – ý nghóa từng bài hát để các
em chọn cách thể hiện tình cảm bài hát cho phù hợp từng bài.
Ví dụ :
* Bài : “Bầu trời xanh” – Nguyễn Văn Quỳ
- Bài hát ca ngợi hoà bình
- Thể hiện bài hát : nhẹ nhàng – trong sáng
* Bài : “Trên ngựa ta phi nhanh” – Phong Nhã
- Bài hát ca ngợi mạnh mẽ – hiên ngang không ngại khó khăn.
- Thể hiện bài hát : vui – rộn rã.
III/- KẾT QUẢ
Trong giảng dạy, khi dạy hát tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp trên.
Tôi thấy học sinh hát tốt được bài hát. Đặc biệt các em không năng khiếu đã
thể hiện được yêu cầu.
- Như lớp 3
1
có số học sinh là : 35 học sinh
- Qua phân loại đầu năm có : 9 học sinh hát tốt giai điệu bài hát chiếm
tỉ lệ : 25,7%
- Khi áp dụng những kinh nghiệm trên, hiện nay có 13 học sinh hát tốt
giai điệu bài hát, chiếm tỉ lệ 37,14%
Và tôi tin rằng với những biện pháp trên các em sẽ học hát nhanh,
chính xác và tỉ lệ hát đúng giai điệu bài hát ngày một tăng lên.
IV/- BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Giáo viên cần nắm rõ về cao độ – trường độ, những chỗ khó trong bài
giáo viên cần dự trù, nghiên cứu trước để hướng dẫn các em thực hiện một
cách dễ dàng, chính xác.
- Trong mọi hoạt động khi giảng dạy, bản thân giáo viên phải thực
hiện chuẩn xác để học sinh quen và thực hiện theo.
5
- Sau mỗi buổi học, nhắc nhở học sinh phải rèn luyện kỹ giai điệu, lời
ca bài hát thật tốt để đảm bảo cho việc hát đúng sắc thái bài hát.
- Tạo điều kiện, rèn luyện học sinh không năng khiếu. Từ đó cũng giúp
giáo viên tìm hiểu được những khó khăn của các em để biết cách hướng dẫn
phù hợp.
- Khuyến khích các em thường xuyên nghe nhạc, nghe nhiều bài hát
giúp các em có nhận thức tốt về cao độ – trường độ. Từ đó, các em có ý thức
thực hiện tốt hơn khi chính các em hát.
Trên đây là kinh nghiệm giúp học sinh hát tốt bài hát đã học trong
chương trình âm nhạc bậc tiểu học. Rất mong nhận được đóng góp, bổ sung
quý báu của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi hoàn thiện
tốt hơn trong giảng dạy.
Thò trấn, ngày 08 tháng 12 năm 2007
Các thành viên trong khối Người viết
1. Huỳnh Thò Tuyết Vân
2. Huỳnh Phương Trường
3. Lê Anh Thư
4. Trần Xuân Hồng Nguyễn Phú Lộc
Ý kiến Hội Đồng khoa học nhà trường
Đề tài được thông qua khối hội đồng khoa học trường và được áp dụng
trong giảng dạy
Xếp loại:
Chủ Tòch Hội Đồng khoa học
Hiệu Trưởng
NGUYỄN TẤN LỘC
6