Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bệnh dịch tả trâu bò môn truyền nhiễm học Thú Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 19 trang )

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA NÔNG HỌC
-----------------------

BÁO CÁO
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
CHUYÊN ĐỀ: BỆNH DỊCH TẢ TRÂU BÒ

GVHD:

Thầy Nguyễn Đức

Huy
Họ tên sinh viên :

Phạm Thế Huy

Mssv:

207640101021

Lớp :

K65B Thú Y


Đồng Nai
1. Tổng quan
- Là bệnh truyền nhiễm của loài nhai lại, virus gây bệnh có tính hướng thượng
bì, biến đổi bệnh lý chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá. Đặc trưng của bệnh là con vật sốt cao,
loét niêm mạc miệng, tiêu chảy, hạch lympho bị hoại tử. Bệnh lây lan nhanh, mạnh; tỷ


lệ ốm và tỷ lệ chết cao.
- Lịch sử và địa điểm bệnh: Bệnh dịch tả trâu bò là một trong những bệnh
được ghi nhận sớm nhất ở động vật. Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 4; từ
thế kỷ 18 - 19 bệnh hoành hành khắp châu Âu. Căn bệnh được phân lập năm 1902.
Trước đây, bệnh xảy ra phổ biến ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Tây Á. Hiện nay,
bệnh chỉ còn ở một số nước châu Phi (gần xích đạo và vùng Đơng Bắc), Trung Á (Ấn
Độ, Pakistan, Afganistan, Nepal, Bangladesh). Năm 1992, Tổ chức năng lượng của
Liên hợp quốc (FAO) đã xây dựng chương trình thanh tốn bệnh dịch tả trâu bị tồn
cầu (Global Rinderpest Eradication Programme - GREP), tiến tới thanh tốn tồn bộ
virus dịch tả trâu bò vào năm 2010. Ở Việt Nam, bệnh dịch tả trâu bò gây thiệt hại
nặng nề, nhất là dưới thời Pháp thuộc. Với việc áp dụng chương trình vacxin, bệnh
dần dần được khống chế và đến nay đã cơng nhận thanh tốn được bệnh.

Hình 1. Trâu bị chết do dịch tả
2. Căn bệnh
2.1. Phân loại


Virus dịch tả trâu bò (Rinderpest virus - RPV) thuộc giống Morbillivirus, họ
Paramyxoviridae. Các thành viên khác của Morbillivirus là sởi, canine distemper,
phocine distemper và peste des petit ruminants. Trên thế giới, chỉ có duy nhất một
serotyp virus dịch tả trâu bị.

Hình 2. Rinderpest virus
2.2. Hình thái, cấu trúc RPV
Là ARN virus sợi đơn, đường kính 150 - 300nm. Virus có dạng hình cầu, có vỏ
bọc lipid. Lớp vỏ chứa lipid có nguồn gốc từ màng tế bào chủ khi nảy chồi. Các vỏ
lipid này chứa các phần lồi glycoprotein giống như gai có chiều dài khoảng 8–12 nm,
cách nhau 7–10 nm, 'đính' trên bề mặt của chúng được gọi là peplomers. Bên trong
lớp vỏ lipid, các virion chứa nucleocapsid hình xoắn cuộn có đường kính 13–18 nm và

dài tới 1000 nm với bước sóng 5,5–7 nm.

Hình 3. Hình thái, cấu trúc RPV
2.3. Tính chất ni cấy


Có thể ni cấy virus trên mơi trường tế bào như: tế bào thận bò (cấy trên tế
bào Vero phân lập từ tế bào biểu mô thận) sau 3 - 12 ngày virus gây bệnh tích tế bào.
Trong cơ thể động vật, RPV có tính hướng thượng bì, tấn cơng tế bào Malpighi của
niêm mạc đường tiêu hóa gây nên hoại tử, loét sâu. Virus dễ bị hấp phụ bởi bạch cầu
trong máu. Tiêm truyền liên tục RPV cường độc nhiều đời qua thỏ, virus dần dần trở
thành nhược độc đối với trâu bị, vẫn giữ tính kháng ngun. Sau 100 đời, virus làm
cho thỏ chết (cường độc đối với thỏ), ổn định độc tính. Sau 355 đời, độc tính hoàn
toàn ổn định, gây miễn dịch bền vững cho trâu bị, được dùng làm giống sản xuất
vacxin. Ngồi ra, virus có thể nhân lên khi tiêm vào màng nhung niệu của phôi gà 10
ngày tuổi.
2.4. Sức đề kháng :
+ Virus có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh
+ Ánh sáng mặt trời diệt Virus sau 2 giờ
+ Với nhiệt độ : 56°C/50 - 60´, 60°C/30´
+ pH : 4,0 – 10,2 , ngoài ra sẽ bị tiêu diệt
+ Mẫn cảm với các chất làm tan mỡ
3. Truyền nhiễm học
3.1. Dịch tễ học
Loài vật mắc bệnh: Hầu hết các loài vật guốc chẵn đều mẫn cảm với bệnh ở các
mức độ khác nhau. Trâu, bò và bò Tây Tạng (yak) đặc biệt mẫn cảm với bệnh. Ngoài
ra, dê, cừu, lợn, lạc đà và một số động vật hoang dã (hươu cao cổ, linh dương châu
Phi, linh dương Cudu ở Nam Phi, lợn lịi) cũng mắc bệnh. Bệnh khơng có khả năng
lây sang người. Tỷ lệ ốm có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết dao động từ 90 - 100%. Một
số giống bị bản địa ở châu Phi thì tỷ lệ chết thấp hơn, khoảng 50%.



Hình 4. Bị Tây Tạng
Phương thức truyền lây: Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa con ốm
và con khỏe do hít phải virus có trong khơng khí hoặc lây qua đường tiêu hóa do thức
ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.
Chất chứa: Con vật bệnh thải virus ra ngoài qua dịch tiết nước mắt, nước mũi
và phân. Giai đoạn lây nhiễm quan trọng nhất là từ 1 - 2 ngày trước khi có triệu chứng
lâm sàng, kéo dài 8 - 9 ngày sau khi có triệu chứng điển hình.
3.2. Cơ chế sinh bệnh
- Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp trên (hoặc có thể gây bệnh thực
nghiệm qua đường tiêu hố của trâu bị). Trong thời gian nung bệnh, virus lúc đầu
nhân lên ở lưỡi và hạch lympho. Hai đến 3 ngày sau nhiễm, VR nhân lên trong máu,
gây bại huyết; sau đó lan đi khắp cơ thể, nhân lên ở lách, tuỷ xương, mô lympho, dịch
đường tiêu hoá.
- Trong máu, VR gây bại huyết, phá huỷ thành mạch gây viêm tụ máu, xuất
huyết
- VR gây hoại tử dung bào và hoại tử thoái hoá dịch ở thượng bì một số niêm
mạc, đặc biệt là niêm mạc đường tiêu hoá. Niêm mạc bị xung huyết, sưng lên. Hoại tử
bắt nguồn từ những lớp sâu của tầng Malpighi ngay trên lớp đế. Trong tế bào hoại tử,
nhân tan ra, ngun sinh chất đơng lại, sau đó hình thành những đám, nốt hoại tử.
4. Triệu chứng
* Thể quá cấp tính (thể ác tính, thể kịch liệt):


- Ít gặp
- Thường xảy ra ở đầu ổ dịch, ở những con non trên dưới 1 năm tuổi
- Sốt cao đột ngột (40 – 42°C)
- Ủ rũ, mệt mỏi
- Các niêm mạc xung huyết, đỏ ửng lên

- Chết khi chưa có triệu chứng đặc trưng (2 – 3 ngày sau khi sốt)
- Do chưa có hiện tượng tiêu chảy nên gọi là Dịch tả khơ

Hình 5. Con vật ủ rũ, mệt mỏi, lờ đờ
* Thể cấp tính: Thường gặp
- Thời gian nung bệnh từ 3 – 15 ngày, thường từ 4 - 5 ngày
- Triệu chứng chung : sốt, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, kém vận động
- Sốt đặc trưng: 41 – 42°C, có khi lên đến 43°C, Kéo dài liên tục 3 – 4 – 5 ngày
- Táo bón
- Các niêm mạc xung huyết, đỏ ửng lên
- Mắt :
+ Viêm đỏ, có thể có chấm xuất huyết
+ Chảy nước mắt : lúc đầu trong, loãng; về sau đục và đặc dần. Có thể màu
xanh giống như mủ chảy ngoằn ngoèo ở dưới mắt.


Hình 6. Niêm mạc xung huyết, đỏ ửng

Hình 7. Chảy nước mắt có dử
- Mũi :
+ Viêm niêm mạc mũi
+ Chảy nước mũi
+ Mũi bị nứt nẻ


Hình 8. Mũi bị bị nứt nẻ
- Miệng :
+ Niêm mạc miệng viêm đỏ
+ Xuất huyết ở lợi, chân răng, gốc lưỡi, hai bên má
+ Niêm mạc có mụn nhỏ li ti, có thể tập trung thành mảng lớn to nhỏ khơng

đều
Mụn vỡ tạo thành mụn lt.

Hình 9. Niêm mạc miệng viêm, có các nốt loét


Hình 10. Lợi bị bị lở
+ Chảy nước dãi
+ Hơi thở mùi hơi thối, khó chịu
- Triệu chứng tiêu hố : là triệu chứng đặc trưng
+ Khi sốt, con vật đi táo
+ Khi thân nhiệt hạ, con vật đi tiêu chảy, ỉa ở tư thế vọt cần câu, phân toé
ra, phân màu nâu hoặc màu của máu, khắm như mắm thối có thể có những đám màng
giả (do niêm mạc ruột bong ra).
+ Đi, mơng, đùi sau thường dính bết phân
+ Giai đoạn sau, con vật nằm bẹp, phân tự chảy ra ngồi
- Thở: thở nhanh, thở khó
- Tim: Lúc đầu đập nhanh, mạnh. Sau đập chậm và yếu dần
- Con cái có thai: xảy thai hoặc trụy thai
- Bệnh kéo dài 1 tuần, con vật suy kiệt, chết (sau 6 – 12 ngày)


Hình 11. Trâu bị tiêu chảy
* Thể mạn tính
- Con vật gầy cịm, da khơ, lơng rụng
- Ho thường xun
- Ỉa chảy liên miên
* Thể ngoài da: Nhẹ, hiếm thấy
- Con vật bị viêm loét niêm mạc miệng
- Giai đoạn sau có đi tiêu chảy nhưng nhẹ

- Trên các vùng da mỏng có các nốt, mụn nhỏ li ti, lúc đầu mụn đứng riêng lẻ,
sau tập trung thành từng đám, từng mảng, có nước, có mủ, mụn vỡ ra, chảy nước,
chảy mủ, dính lơng lại, khơ đóng vẩy, khi vẩy bong ra, để lại các vết sẹo nơng, màu
đỏ, khó mọc lơng trở lại nhìn da như một đám da bị đốt cháy.
5. Bệnh tích
Đại thể
- Xác gầy, bẩn, mùi tanh
- Bắp thịt mềm nhão, thấm máu
- Niêm mạc thường tụ máu, tím bầm hoặc có các điểm, vệt xuất huyết, niêm
mạc miệng, chân răng, gốc lưỡi, hai bên má thường có vết loét to nhỏ khác nhau, có
phủ bựa màu trắng xám hoặc vàng xám. niêm mạc tiêu hoá chủ yếu là hiện tượng tụ
máu, xuất huyết và loét (rõ nhất ở mảng payer trên niêm mạc ruột non), van hồi manh
tràng tụ máu, xuất huyết.


Hình 12. Hoại tử có phủ bựa trên niêm mạc ruột non

Hình 13. Lt ở ruột bị mắc bệnh dịch tả


Hình 14. Lưỡi bị vàng xám bong tróc ở bệnh dịch tả

Hình 15. Xuất huyết màng treo ruột ở dịch tả trâu bò
- Trực tràng: xuất huyết
- Phổi: tụ máu
- Gan: màu vàng úa, dễ nát
- Túi mật: căng, niêm mạc túi mật tụ máu, xuất huyết, có nốt loét


Hình 16. Xuất huyết và loét niêm mạc túi mật

- Lách, thận: tụ máu

Hình 17. Tụ máu, xuất huyết niêm mạc ruột, van hồi manh tràng


Hình 18. Viêm loét trên ruột già

Hình 19. Hoại tử và xuất huyết niêm mạc dạ cỏ
- Hạch lâm ba: sưng, tụ máu, có điểm xuất huyết
Vi thể:
Virus có khuynh hướng thích các tế bào lympho tạo ra các nốt hoại tử ở các
trung tâm mầm và sự xuất hiện các tế bào khổng lồ có nhiều nhân (hợp bào) vào
khoảng 8 ngày sau khi cảm nhiễm. Các thể bao hàm trong tế bào chất và trong nhân tế
bào đã được mơ tả (Plowright, 1968). Các biểu bì vẩy, nhất là ở phần trên đường tiêu
hóa cho thấy tạo thành hợp bào, cùng các biến đổi thối hóa, tiếp đó hoại tử và tróc ra
để tạo thành các nốt loét.


6. Chẩn đoán
- Cần phân biệt với bệnh LMLM, bệnh tiêu chảy của trâu bò và THT
- Dùng phương pháp gây bệnh thực nghiệm
+ Lấy bệnh phẩm : hạch, lá lách trâu bò nghi bệnh
+ Tiêm dưới da cho bê: Chuẩn bị bê 5-7 tháng, khoẻ mạnh, không nằm trong
vùng có dịch, chưa sử dụng vaccin DTTB. Lấy BF nghiền, lọc, xử lý kháng sinh.
Tiêm dưới da, theo dõi : nếu trong bệnh phẩm có VR DTTB, sau khi tiêm 3 ngày, con
vật mệt mỏi, ăn uống kém, sốt 39,5 - 41°C, kéo dài 3 - 4 ngày. Niêm mạc đỏ ửng, tụ
máu, chảy nước mắt, nước mũi, mắt có dử… Từ ngày thứ 6 trở đi, thân nhiệt hạ dần,
con vật tiêu chảy, phân nát, mùi thối khắm. Con vật yếu dần và chết trong vòng 7-1012 ngày. Mổ khám có bệnh tích ở đường tiêu hố.
- Chẩn đốn huyết thanh học
7. Phòng, trị bệnh

* Trị bệnh
- Dùng kháng huyết thanh : tiêm dưới da cổ
+ 60 – 100ml cho bê 100kg
+ 100 – 160 ml cho bò 100 – 200 kg
+ 160 – 200 ml cho bò > 200 kg
+ Trâu: tiêm liều gấp đơi


Khi trâu bị bị sốt cao thì sử dụng thuốc Urotropin 10% để tiêm dưới da,

với liều lượng 10ml/ngày.


Khi trâu bị bị tiêu chảy dữ dội, mất nước, cần truyền tĩnh mạch dung

dịch sinh lý mặn, sinh lý ngọt đẳng trương với liều 1000ml cho 100kg khối lượng.


- Hộ lý chăm sóc tốt


Hình 20. Thuốc Urotropin 10%
* Phịng bệnh:
– Khi chưa có dịch:
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh cho cả đàn định kỳ 1-2 lần/năm, nhất là những vùng có
nguy cơ cao, vùng xung quanh các ổ dịch, vùng đã từng xảy ra dịch.
+ Tổ chức nghiêm ngặt việc nhập khẩu trâu bò qua biên giới, tăng cường vệ sinh thú
y, vệ sinh mơi trường, khơng để dịch bệnh có cơ hội phát sinh.

Hình 21. Tiêm phịng vaccine định kì

– Khi có dịch:
+ Kiểm tra và phát hiện trâu bò ốm, cần cách ly với những con khác để điều trị.
+ Tiêm huyết thanh dịch tả cho trâu bò nghi mắc bệnh.


+ Nghiêm cấm vận chuyển, giết mổ gia súc.
+ Trâu bị chết vì dịch tả phải chơn sâu 2m, đổ vơi sát trùng, lấp kín cẩn thận. Vệ sinh
khử trùng chuồng trại bằng dung dịch nước vôi 10% hoặc crezin 2-3% và để trống
chuồng 30 ngày

Hình 22. Xịt thuốc sát trùng chuồng trại


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang web


/>


:96/tin-chi-tiet/Nguyen-nhan-va-cach-phong-tribenh-dich-ta-trau-bo-2442.html



/>


/>



/>
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Huy (2020) “ Đề Cương Bài Giảng Bệnh Truyền
Nhiễm”, Phân Hiệu Đại Học Lâm Nghiệp, Đồng Nai. Trang 16 –
19.
2. TS Nguyễn Hữu Vũ, TS Nguyễn Đức Lưu, TS Phương Song Liên
(2000): Một số bệnh quan trọng ở trâu bị. NXB Nơng nghiệp Hà Nội. Trang 12 – 17.
3. Triển, Bộ Nông Nghiệp Và Phát, and Nơng Thơn. "Vacxin thú y.
Quy trình kiểm nghiệm vacxin dịch tả trâu bị nhược độc thỏ
hóa. 10TCN 178-93." (2002).
Tiếng Anh
4. Plowright, W., JG Cruickshank and AP Waterson. "The morphology of the
rinderpest virus." Virology 17.1 (1962): 118-122.
5. Tajima, M. and T. Ushijima. "Pathogenesis of rinderpest in the lymph nodes of
cattle. Light and electron microscopy studies." American Journal of Pathology
62.2 (1971): 221.
6. Plowright, W. "Study on the pathogenesis of rinderpest in experimental cattle
II. Viral growth in different tissues after nasal infection." Epidemiology &
Infections 62.2 (1964): 257-281.


7. Kim, Y., Jones, BA, Pfeiffer, DU, Marrana, M., Simmons, HL, Budke, CM, &
Fournié, G. (2023). Risk of re-emergence of rinderpest virus 10 years after
eradication. Prophylactic veterinary drugs, 213, 105867.
8. Phoofolo, Pule. "Epidemics and revolutions: the rinderpest
epidemic in late nineteenth-century Southern Africa." Past &
Present 138 (1993): 112-143.
9. Plowright, W., and R. D. Ferris. "Studies with rinderpest virus in
tissue culture: III. The stability of cultured virus and its use in
virus


neutralization

tests." Archiv

für

die

gesamte

Virusforschung 11 (1962): 516-533.
10.

Stolte, M., et al. "Induction of apoptotic cellular death in

lymphatic

tissues

of cattle experimentally infected

with

different strains of rinderpest virus." Journal of comparative
pathology 127.1 (2002): 14-21.




×