TIỂU LUẬN
1. Đặt vấn đề
“Biến động thị trường là sự thay đổi tăng hay giảm không thể lường trước của thị
trường chứng khốn. Khi Covid-19 hồnh hành trên thế giới, thị trường chứng khoán
đang lao dốc từng ngày. Một số nhà đầu tư cho rằng, vấn đề này xảy ra khi nỗi sợ của các
nhà đầu tư về sự phát triển nhanh chóng của Corona virus trong thời gian gần đây và họ
lo ngại về sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế toàn cầu. Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đề cập đến khả năng xảy ra đại dịch Covid-19, cổ phiếu đã giảm mạnh một cách
liên tục. Các nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu và sự lo ngại về nền kinh tế làm tăng
kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Các
chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư của Sun Life cho rằng, thị trường chứng khốn có thể sẽ
phục hồi nhanh chóng sau mùa dịch, thế nhưng sẽ có một vài sự gián đoạn. Điều này sẽ
tạo ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà đầu tư.”
“Việc hạn chế đi lại và giảm thiểu sự tiếp xúc đối với những người xung quanh sẽ
ảnh hưởng đến các ngành nghề dịch vụ, các nhà máy giảm năng suất do công nhân có
tâm lý lo sợ hoặc thậm chí là nhiễm bệnh, điều đó làm sản lượng cung ứng cũng bị suy
giảm. Trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, chứng
khốn quốc tế vẫn duy trì những phiên giao dịch tiêu cực. Ngược lại, thị trường chứng
khoán Việt Nam kể từ khi bắt đầu xuất hiện Covid-19 đến q 2/2021 lại có sự “lội
ngược dịng” ngoạn mục khi có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Kết thúc
phiên giao dịch ngày 31/05/2021, chỉ số Vn-Index liên tục lập đỉnh mới với 1.328,05
điểm, giá trị khớp lệnh trên cả ba sàn cùng lập kỷ lục. Số lượng người tham gia chứng
khoán và thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục.”
“Nếu như giai đoạn mới bắt đầu Covid-19, thanh khoản thị trường chưa được
mạnh mẽ, dòng tiền chỉ đạt từ 3000-4000 tỷ đồng thì đến phiên cuối tháng 5/2021 đã
chạm đến 24.000 tỷ đồng, tăng khoảng 5-6 lần so với đầu năm 2020. Nhóm cổ phiếu
ngành ngân hàng cũng khơng nằm ngồi xu hướng tăng mạnh mẽ của thị trường. Giá của
cổ phiếu ngân hàng tăng từ 50-130% kể cả những ngân hàng có vốn hóa nhỏ và vừa cũng
có sự gia tăng khá ấn tượng. Câu hỏi đặt ra là: nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu ngân
hàng nào để có khả năng sinh lợi tốt nhất? Ngành công nghiệp ngân hàng là một phần
thiết yếu của nền kinh tế, đóng vai trị trung gian tài chính quan trọng. Khả năng sinh lợi
của ngành ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay,
các ngân hàng đang phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh doanh
và sự cạnh tranh ngày càng tăng ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.”
Một hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hiệu quả sẽ có khả năng đối phó với
các cú sốc mang tính tiêu cực và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính
quốc gia. Do đó, kiến thức về khả năng sinh lợi cũng như kiến thức về các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng rất hữu ích cho khơng chỉ các nhà quản lý ngân
hàng mà còn cho rất nhiều các bên liên quan như Ngân hàng trung ương, các hiệp hội
ngân hàng, chính phủ và các cơ quan tài chính khác.
2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng
2.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng
2.1.1 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu để đánh giá tồn bộ quá
trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh
nghiệp, trên cơ sở đề ra phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. (Theo Trịnh văn Sơn (2005). Phân tích hoạt động kinh doanh,
Đại học kinh tế Huế.). Phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại là dùng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại trong một kỳ kinh doanh nhất định mà thông thường là
một năm. Qua đó để tìm các ngun nhân dẩn đến hoạt động có hiệu quả hay khơng có
hiệu quả của ngân hàng thương mại, nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động
của ngân hàng thương mại và để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương
mại.”
2.1.1.2 Thu nhập của ngân hàng
Thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập ngoài
lãi. Trong đó, thu nhập từ lãi trên tài sản sinh lợi của ngân hàng là nguồn thu nhập chủ
yếu nhất. Tất cả thu nhập lãi suất trừ đi phần chi phí liên quan là phần chịu thuế, ngoại
trừ thu nhập lãi của chứng khoán được miễn trừ thuế.
Thu nhập của ngân hàng gồm các khoản thu nhập sau:
-Thu nhập từ lãi suất: Thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn
hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng dài hạn và các khoản tín
dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này.
-Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản sau:
+ Thu phí dịch vụ, hoa hồng bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau
của ngân hàng như nhận ủy thác của khách hàng, mở L/C cho khách hàng, bảo lãnh tín
dụng, lệ phí cấp tín dụng...
+ Thu nhập ngồi lãi suất khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh,
từ cho thuê tài chính trực tiếp...
Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này nhằm xác định được cơ cấu thu nhập, từ đó có
những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận cho ngân hàng; đồng thời có thể kiểm sốt
được rủi ro trong kinh doanh
2.1.1.3 Chi phí của ngân hàng
Chí phí của ngân hàng bao gồm các khoản chi phí lãi và các khoản chi phí ngồi lãi.
Trong đó, chi phí lãi cần để huy động được nguồn quỹ tiền tệ của ngân hàng thường là
chi phí chủ yếu.
Các khoản chi phí của ngân hàng:
-Chi phí lãi là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, khoản
nợ dài hạn, các khoản nợ khác... trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Chi phí lãi suất là chí
phí được trừ ra khi xác định thuế thu nhập của ngân hàng.
- Chi phí ngồi lãi bao gồm:
+ Dự phịng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hình thành một khoản
dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh.
+ Tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên.
+ Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao TSCĐ, chi phí th mướn văn phịng máy
móc, và thuế trên máy móc thiết bị.
+ Chi phí khác: quảng cáo, bảo hiểm, chi phí cho các cuộc thanh tra, bưu phí, chi phí in
ấn
2.1.1.4 Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận là khoản thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện
hoạt động kinh doanh và nó cịn là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh
của ngân hàng thương mại.
2.1.2 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian kinh doanh loại hàng hố đặc
biệt đó là tiền tệ, dựa vào nguồn vốn đi vay từ cơng chúng và thị trường. Muốn có đủ
nguồn vốn kinh doanh các ngân hàng thương mại phải mua các quyền sử dụng vốn tiền
gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Hoạt động huy động vốn là
hoạt động làm phát sinh chi phí lớn nhất trong tổng số chi phí hoạt động của ngân hàng
và do đó cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của các ngân hàng thương mại. Do đó,
việc nghiên cứu nguồn vốn huy động rất cần thiết nhằm giúp cho ngân hàng ln có đủ
nguồn vốn đáp ứng được các hoạt động kinh doanh với mức chi phí thấp và có thể đem
lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng.”
“-Vốn huy động là nguồn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, gồm: (1)
Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư ; (2) Vốn huy động qua các
chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu; (3) Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức
tín dụng khác.”
2.1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền
theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Hiện nay, khái niệm tín dụng ngân hàng được tiếp cận dưới nhiều góc độ. Tuy nhiên có 1
điểm chung đó là đều bao hàm 03 nội dung cụ thể như sau: (i) Tồn tại thay đổi quyền sử
dụng vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn; (ii) Thời gian chuyển nhượng
được quy định cụ thể; (iii) Đây là hoạt động kèm theo chi phí và rủi ro.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn=
Vốn huy động
x 100 %
Tổng nguồn vốn
Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với ngân hàng
thương mại nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn
Dư nợ trên vốn huy động
Dư nợ trên vốn huy động=
Dư nợ
x 100 %
Vốnhuy động
“Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dung vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông
thường nguồn vốn huy động vốn ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử
dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Tỷ lệ này càng gần 1 thì càng
tốt cho hoạt động của ngân hàng có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn huy động.”
Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Dư nợ trêntổng nguồn vốn=
Dư nợ
x 100 %
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này
càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại
ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng=
D oanh số thunợ
x 100 %
Dư nợ bình quân
Là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn
đầu tư quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng
vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Trong đó Dư
nợ bình qn = (Dư nợ đầu kỳ+Dư nợ cuối kỳ)/2
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ=
Doanh số thu nợ
x 100 %
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách
hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏa công tác thu nợ của ngân hàng đạt kết quả và
ngược lại
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn=
Nợ quá hạn
x 100 %
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín
dụng. chỉ tiêu nay càng thấp chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng tốt không để nợ quá
hạn và ngược lại.
2.1.3.2 Các chỉ tiêu sinh lời
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
ROA=
Lợi nhuậnròng
x 100 %
Tổng tài sản
“Chỉ số ROA đo lường khả năng quản lý tài sản sinh lời của ngân hàng. ROA cao biểu
hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, sự điều động uyển chuyển, linh hoạt các khoản
mục tài sản và các hình thức sở hữu tài sản khác để sinh lời. Nhưng nếu ROA quá cao,
nguy cơ sẽ đi kèm với hiệu quả, vì ngân hàng đã đầu tư vào những nghiệp vụ sinh lãi cao,
mà lãi suất quá cao thì rủi ro cũng biến đổi cùng chiều. Bên cạnh đó, ROA cịn là sự phản
ánh chiến lược kinh doanh, khả năng và cách thức cảm nhận, phản ứng của ban lãnh đạo
NH đối với sự biến động của chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nước, của thị trường.
Khối tiền tệ biến động (do các chính sách tiền tệ, tài chính... của nhà nước và các biến
động của nền kinh tế) sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của NH trong việc duy trì và tối
đa hóa lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh thay đổi, làm cho tỷ trọng từng khoản mục tài
sản trong tổng tài sản thay đổi có thể sẽ chuyển dịch theo hướng có lợi nhất. Cuối cùng là
chỉ số ROA tất yếu sẽ phải thay đổi theo”
Hệ số doanh lợi (ROS)
RO S=
Lợi nhuận ròng
x 100 %
Tổngt hu nhập
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quản lý thu
nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp
tích cực trong việc giảm các khoản mục chi phí khơng cần thiết và tăng thu nhập của
ngân hàng.
2.1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro
Hệ số rủiro tín dụng=
Nợ xấu
x 100 %
Tổng dự nợ
“Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động chính của ngân hàng. Cho vay bao giờ
cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát. Rủi ro tín dụng là rủi ro khơng thu được nợ khi
đến hạn. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm chính của ngành ngân hàng. Các ngân
hàng ln ln tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay và đầu tư
chứng khốn, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay
như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy
định các mức tín dụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng. Mỗi ngân hàng cần
phải có chính sách cho vay rõ ràng để xác định phương hướng sử dụng vốn, giảm bớt rủi
ro và duy trì hoạt động. Chính sách của một ngân hàng nên kết hợp sự bảo đảm có thể
chấp nhận được và khả năng thanh tốn nợ. Ngồi việc có được chính sách cho vay thích
hợp, mỗi ngân hàng cần phải thành lập và duy trì quỹ dự trữ cho các khoản tổn thất”
2.2 Cơ sở lý luận về cổ phiếu ngân hàng
2.2.1 Khái niệm và phân loại
Cổ phiếu nói chung là loại chứng khốn, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút
toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát
hành.
Cổ phiếu ngân hàng đơn giản là cổ phiếu được phát hành bởi một ngân hàng cổ phần đã
được niêm yết trên thị trường chứng khốn, nó mang đầy đủ đặc điểm, đặc trưng của một
cổ phiếu. Như vậy, về tổng quan, cổ phiếu ngân hàng là một loại chứng khoán được phát
hành bởi các ngân hàng cổ phần đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán dưới dạng
chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư
khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về việc phân loại cổ phiếu, thông thường cổ phiếu được chia thành 2 loại là cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ngân hàng là một loại cổ phiếu vậy nên nó cũng có
thể chia thành 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
-
Cổ phiếu thơng thường là loại hình cổ phiếu mà trong đó, người nắm giữ cổ phiếu
có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông cũng như được quyền biểu quyết những
vấn đề của công ty.
-
Cổ phiếu ưu đãi là loại hình cổ phiếu mà người nắm giữ sẽ hoặc được hưởng một
vài đặc quyền hơn hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.
Tuy nhiên, hiện tại phương pháp phân loại thông dụng nhất của cổ phiếu ngân hàng là
phương thức phân loại theo loại hình ngân hàng, do vậy, cổ phiếu ngân hàng được chia
thành ba loại là cổ phiếu ngân hàng thương mại, cổ phiếu ngân hàng đầu tư và cổ phiếu
ngân hàng toàn cầu.
-
Cổ phiếu ngân hàng thương mại, như tên gọi của nó được các ngân hàng thương
mại phát hành. Hoạt động của các ngân hàng này xây dựng xung quang hoạt động
kinh doanh cốt lõi là nhận tiền gửi từ khách hàng, rồi cho vay với các khách hàng
khác ăn chênh thu nhập.
-
Cổ phiếu ngân hàng đầu tư là loại hình cổ phiếu được phát hành bởi các ngân hàng
đầu tư. Các ngân hàng này tập trung vào việc kinh doanh nhờ cung cấp các dịch vụ
tài chính cho các tập đồn, cơng ty, chính phủ khác. Ngồi ram họ cịn cung cấp
các dịch vụ tài chính phức tạp, dịch vụ tư vấn, giao dịch, quản lý tài sản.
Cổ phiếu ngân hàng toàn cầu là loại cổ phiếu được phát hành bởi các ngân hàng toàn
cầu. Các ngân hàng này cung cấp các dịch vụ tiền gửi, tiền vay truyền thống cùng với
các ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản và dịch vụ tư vấn. Điểm nổi bật là nó cung cấp
lợi thế khi nó có nguồn thu đa dạng với nhiều phân khúc thị trường với quy mô quốc
tế.
2.2.2 Đặc điểm cổ phiếu ngân hàng
Cổ phiếu ngân hàng là một loại hình cổ phiếu, vì vậy, nó có đầy đủ đặc điểm của một
loại cổ phiếu thông thường bao gồm.
Thứ nhất, cổ phiếu ngân hàng khơng có kỳ hạn và cũng khơng được hồn vốn. Như
khái niệm của nó, cổ phiếu là một dạng chứng chỉ, mà người góp vốn của nó là người
chủ sở hữu của cơng ty. Và dạng chứng chỉ này chỉ có một chiều góp vào, khơng thể
hiện thời hạn hồn vốn, khơng có kỳ hạn. Trong trường hợp cơng ty gặp tình trạng
hoạt động khó khăn, dẫn đến phải giải thể hoặc phá sản, thì cổ phiếu sẽ khơng cịn
hiệu lực và khơng cịn tồn tại.
Thứ hai, cổ phiếu là một dạng tài sản không có tính ổn định, cổ tức của cổ phiếu phụ
thuộc vào kết quả sản xuất, hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả hoạt động kinh
doanh của một công ty tốt hay xấu sẽ quyết định trực tiếp đến cổ tức của cổ phiếu,
nhưng kết quả lại bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên kết quả kinh doanh khơng có tính
ổn định. Nếu một cơng ty hoạt động có hiệu quả, doanh thu cao thì các cổ đơng,
những người nhận cổ tức sẽ thu lại được nhiều lợi và ngược lại, khi cơng ty làm ăn
thu lỗ thì cổ đông sẽ không thu lại được cổ tức.
Thứ ba, khi phá sản, cổ đông sẽ là người cuối cùng được nhận giá trị còn lại của tài
sản sau khi thanh lý.
Thứ tư, giá cổ phiếu có biến động rất mạnh. Giá biến động nhiều nhất là trên thị
trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là
kết quả kinh doanh của công ty. Đa phần những người chơi cổ phiếu sẽ mua đi bán lại
cổ phiếu trên thị trường thứ cấp để ăn lại phân chênh lợi nhuận. Đây cũng là một lý do
khiến thị trường này khá nhộn nhịp và sơi động.
Thứ năm, cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành
tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Thứ nhất là kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành. Thông thường, nếu tổ chức
phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ
thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại, nếu
công ty làm ăn kém hiệu quả, không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, giá cổ phiếu của công
ty sẽ giảm và khó bán. Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Thị trường cổ
phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu.
Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của công
ty, mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất
tốt, nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng
khó tăng giá, thậm chí xu hướng giảm giá chung của thị trường đôi khi đánh đồng
giữa cổ phiếu tốt và xấu (tất cả đều giảm và thanh khoản thấp). Ngược lại, khi thị
trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có
thể bán dễ dàng với mức giá cao. Ngoài ra, các nhân tố khác như đầu cơ, móc ngoặc,
lũng đoạn chứng khốn của cá nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán giả
tạo cũng làm tính thanh khoản bị méo mó.
Thứ sáu, cổ phiếu có tính lưu thơng. Tính lưu thơng khiến cổ phiếu có giá trị như một
loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ
phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực
hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của
mình.
Thứ bảy, cổ phiếu có tính tư bản giả. Cổ phiếu có tính tư bản giả, tức là cổ phiếu có
giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu khơng phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được
đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị của cổ
phiếu. Tuy nhiên, lưu ý rằng, với cổ phiếu phổ thơng thì mệnh giá chủ yếu mang tính
chất danh nghĩa do giá trị của cổ phiếu được quyết định bởi thị trường, nhưng với cổ
phiếu ưu đãi thì mệnh giá gần với giá trị thực tế hơn, vì cổ tức được tính tốn theo
một số phần trăm nhất định của mệnh giá.
Thứ tám, cổ phiếu có tính rủi ro cao. Về lý thuyết, khi đã phát hành, cổ phiếu không
đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành, mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu.
Nguyên nhân là giá trị của cổ phiếu do các nguyên nhân khách quan quyết định, như
kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của quốc
gia và toàn thế giới… Hơn nữa, giá trị cổ phiếu cịn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số
đơng nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác hay chính sự thiếu hiểu
biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường đi
kèm với kỳ vọng lợi nhuận lớn và điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu đối với
các nhà đầu tư
2.2.3 Cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đang ghi nhận 27 mã cổ phiếu ngân
hàng đang được niêm yết trên những sàn giao dịch chính thống như HOSE, HNX và
UPCom trên tổng số 31 ngân hàng. Những mã cổ phiếu này chủ yếu đều là cổ phiếu
ngân hàng thương mại. Hiện nay vẫn cịn 4 ngân hàng chưa lên sàn chứng khốn theo
đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã đặt ra mục tiêu đến
hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch
trên các sàn chứng khoán HOSE, HNX hoặc sàn UpCom.
Do ngân hàng là ngành nghề kinh doanh dựa trên niềm tin của người gửi tiền, nên yêu
cầu có một hệ thống minh bạch, công khai là yêu cầu cần thiết với các ngân hàng
thương mại hiện nay, đặc biệt nhiều vụ án lừa đảo kinh tế đã xảy ra trong quá khứ
cũng như hiện nay.
Một lý do khác khiến cho các ngân hàng thương mại nên lên sàn chứng khoán là việc
dễ dàng huy động vốn hơn, cũng như thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất
là các tổ chức tài chính chuyên nghiệp. Việc này xuất phát mong muốn thúc đẩy
ngành ngân hàng Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Bảng 1.2: Danh sách các ngân hàng cổ phần đã niêm yết trên các sàn chứng khoán
Tên ngân hàng
Ngân hàng BIDV
Vietinbank
Vietcombank
VP bank
Eximbank
HD bank
Mã chứng
Ngày niêm
Sàn giao
khoán
BID
CTG
VCB
VIB
EIB
HDB
yết
24-01-14
16-07-19
30-06-09
17-08-17
27-10-09
05-01-18
dịch
HOSE
HOSE
HOSE
HOSE
HOSE
HOSE
MB bank
Sacombank
Techcombank
TP bank
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
VIB
Á Châu
Bưu điện Việt Nam
LienVietPostbank
TMCP Hàng hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
TMCP Quốc dân
TMCP An Bình
Bắc Á
Kiên Long Bank
Vietbank
Vietcapital Bank
TMCP Sài Gịn Cơng thương
Nam Á
PG bank
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Ngân hàng Phương Đơng
Ngân hàng Việt A
MBB
STB
TCB
TPB
01-11-11
12-07-06
04-06-18
19-04-18
HOSE
HOSE
HOSE
HOSE
VIB
10-11-20
HOSE
ACB
09-12-20
HOSE
LPB
09-11-20
HOSE
MSB
SHB
NCB
ABB
BAB
KLB
VBB
BVB
SGB
NAB
PGB
SSB
OCB
VAB
23-12-20
20-09-09
01-11-07
28-12-20
03-03-21
29-06-17
30-07-19
09-07-20
15-10-20
09-10-20
24-12-20
24-03-21
28-01-21
20-07-21
HOSE
HNX
HNX
HNX
Upcom
Upcom
Upcom
Upcom
Upcom
Upcom
Upcom
HOSE
HOSE
Upcom
3. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank, BIDV và
Vietinbank năm 2021
Trong phạm vi bài tiểu luận này tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt
động kinh doanh của 03 ngân hàng có sự tương đồng về quy mơ tài sản trên thị trường
các ngân hàng thương mại của Việt Nam bao gồm: (1) Ngân hàng TMCP Ngoại thường
Việt Nam (Vietcombank – VCB); (2) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV – BID); (3) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank - CTG) trong
năm 2021. Dưới đây là kết quả phân tích
3.1.1 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3. 1 Tổng hợp kết quả kinh doanh của 03 ngân hàng VCB, BID và CTG trong năm
2021
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập hoạt động
Tổng chi phí hoạt động
Tổng lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
VCB
BID
CTG
56,724
62,493
41,788
17,574
19,465
17,185
27,389
13,547
17,589
21,939
10,841
14,215
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2021)
62,493
56,724
41,788
27,389
17,574
19,465
21,939
17,589
17,185
13,547
Tổng thu nhập hoạt động
Tổng chi phí hoạt động
VCB
Tổng lợi nhuận trước thế
BID
14,215
10,841
Lợi nhuận sau thuế
CTG
Hình 3. 1 Tổng hợp kết quả kinh doanh của 03 ngân hàng VCB, BID và CTG trong năm
2021
Kết quả tổng hợp kết quả kinh doanh của 03 ngân hàng trong năm 2021 thì cho thấy
trong 03 ngân hàng thì Ngân hàng BIDV có tổng thu nhập cao nhất là 62,493 tỷ đồng,
tiếp đến là ngân hàng Vietcombank với 56,724 tỷ đồng và ngân hàng CTG có tổng thu
nhập thấp nhất là 41,788 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc dù là ngân hàng có tổng thu nhập cao
nhất nhưng BIDV lại là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế thấp nhất là 13,547 tỷ đồng do
chi phí lãi và chi phí hoạt động của ngân hàng là rất cao. Trong khi đó ngân hàng
Vietcombank có tổng thu nhập thấp hơn nhưng lại là ngân hàng có tổng lợi nhuận trước
thuế cao nhất với 26.389 tỷ đồng do ngân hàng đã thực hiện tốt trong việc tối ưu chi phí
lãi và chi phí hoạt động. CTG trong năm 2021 mặc dù có tổng thu nhập chỉ tương đương
66,8% tổng thu nhập của BIDV, tuy nhiên nhờ kiểm sốt tốt chi phí lãi và chi phí hoạt
động thì cũng ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế là 17,589 tỷ đồng (cao hơn 29,8%) tổng
lợi nhuận trước thuế của BIDV. Thơng qua đó cho thấy trong năm 2021 thì BIDV đang
gặp phải vấn đề liên quan đến tối ưu hố chi phí lãi vay và quản lý chi phí hoạt động của
ngân hàng.
3.1.2 Tổng quan về hoạt động của ngân hàng
Bảng 3. 2 Tổng hợp kết quả huy động vốn và hoạt động tín dụng của VCB, BID và CTG
trong năm 2021
Chỉ tiêu
VCB
1,154,000
972,680
Huy động vốn
Dư nợ tín dụng
BID
1,509,483
1,368,029
CTG
1,161,848
1,141,454
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2021)
1,509,483
1,368,029
1,161,848
1,154,000
1,141,454
972,680
Huy động vốn
Dư nợ tín dụng
VCB
BID
CTG
Hình 3. 2 Tổng hợp kết quả huy động vốn và hoạt động tín dụng của VCB, BID và CTG
trong năm 2021
Huy động vốn
Từ biểu đồ hình 3.2 cho thấy trong 03 ngân hàng xem xét thì trong năm 2021 Ngân hàng
BIDV là ngân hàng vượt trội nhất về hoạt động huy động vốn, đúng thứ hai là ngân hàng
Vietinbank và ngân hàng Vietcombank là ngân hàng có mức huy động vốn thấp nhất
trong 03 ngân hàng xem xét. Cụ thể như sau:
Đến 31/12/2021, BIDV đạt tổng tài sản khối ngân hàng thương mại là 1,72 triệu tỷ đồng,
tăng 16,3% so với 2020. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng; trong đó huy
động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn
11% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Nguồn vốn huy động thị trường I của VietinBank hợp nhất đạt 1,161triệu tỷ đồng, tăng
hơn 17,3% so với năm 2020. Tiền gửi CASA tăng trưởng hơn 20%; tỷ trọng tiền gửi
CASA/tổng nguồn vốn tăng từ mức 19,6% năm 2020 lên hơn 20% năm 2021. - Tổng thu
nhập hoạt động năm 2021 của VietinBank tăng 17,2% so với năm 2020
Năm 2021, Vietcombank hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu: Tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng. Huy động vốn thị
trường I đạt xấp xỉ 1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020. Tỷ trọng HĐV khơng
kỳ hạn (KKH) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020.
Dư nợ tín dụng
Qua biểu đồ hình 3.2 cho thấy dư nợ tín dụng của 03 ngân hàng xem xét có sự đồng pha
với tình hình huy động vốn. Hay nói cách khác ngân hàng BIDV là ngân hàng có nguồn
vốn huy động lớn nhất thì đồng thời cũng là ngân hàng có dư nợ tín dụng cao nhất, đứng
thứ hai là Vietinbank và Vietcombank là ngân hàng có dư nợ tín dụng thấp nhất trong 03
ngân hàng.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1,50 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm
2020, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao (12%) và chiếm hơn 13% dư
nợ tín dụng tồn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. Nguồn vốn tín
dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo
hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) tương ứng tăng 15%
và 21%
Dư nợ tín dụng của VietinBank tăng 11,1% so với cuối năm 2020. Trong đó dư nợ bình
quân tăng 12,3% so với cuối năm 2020; tỷ trọng dư nợ bình qn của phân khúc có tỉ suất
sinh lời cao như Bán lẻ và KH doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (VVN) tăng tích cực từ
54% năm 2020 lên 57% năm 2021.
Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 963,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cuối
năm 2020
3.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của 03 ngân hàng
trên trong năm 2021
Bảng 3. 3 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu
Dư nợ tín dụng
Tổng nguồn vốn
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Dư nợ trên vốn huy động
Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Vịng quay vốn tín dụng
Hệ số thu nợ
VCB
972,680
1,414,673
1,805,584
1,924,484
81.57%
84.29%
68.76%
1.86
0.94
BID
1,368,029
1,761,696
3,785,378
3,945,059
85.68%
90.63%
77.65%
2.77
0.96
CTG
1,141,454
1,531,587
2,034,561
2,305,676
75.86%
98.24%
74.53%
1.78
0.97
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2021)
Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại 03 ngân hàng co thể thấy một số
điểm như sau:
Thứ nhất về tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có thể thấy trong 03 ngân hàng thì BIDV có
tỷ lệ nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn cao nhất chiếm tỷ trọng 85.68%, điều này có thể
lý giải một phần cho việc mặc dù là ngân hàng có tổng thu nhập cao nhất nhưng BIDV lại là
ngân hàng có lợi nhuận trước thuế thấp nhất là do cơ cấu nguồn vốn của BIDV phụ thuộc vào
nguồn vốn huy động, do vậy BIDV tốn nhiều chi phí trả lãi hơn so với hai ngân hàng cịn lại.
Đứng ở vị trí thứ hai là VCB với nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng 81.57% so với tổng nguồn
vốn. CTG là ngân hàng có mức độ tự chủ về nguồn vốn cao nhất khi nguồn vốn huy động tại
ngân hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 75.86% tổng nguồn vốn.
Thứ hai về dư nợ trong trên nguồn vốn huy động thì cho thấy CTG hiện nay đang là ngân hàng
sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn huy động khi dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng 98.24% tổng
nguồn vốn huy động, đứng thứ hai là BIDV với mức tỷ lệ là 90.53%. Trong khi đó, tỷ lệ này tại
Vietcombank chỉ là 84.29%.
Thứ ba là về dư nợ trên tổng nguồn vốn thì BIDV là ngân hàng có tỷ lệ này lớn nhất với 77.65%,
CTG là ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn thứ hai là 74.33%, Vietcombank có
mức tỷ lệ này là 68.76%. Lý giải cho sự khác biệt về thứ tự trong chỉ tiêu này là do tại BIDV
nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn hơn nên khi xem xét dư nợ trên tổng nguồn vốn sẽ có sự
xáo trộn so với khi xem xét dựa trên nguồn vốn huy động. Thơng qua việc phân tích có thể thấy
CTG đang sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tận dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn huy động mà vẫn
đảm bảo hệ số an tồn vốn cho ngân hàng.
Xét về vịng quay vốn tín dụng thì trong 03 ngân hàng thì BIDV là ngân hàng trong năm 2021
thực hiện được nhiều vòng quay vốn tín dụng nhất với 2.77 vịng, đứng thứ hai là Vietcombank
với 1.86 vòng và Vietinbank là ngân hàng có hệ số vịng quay vốn tín dụng thấp nhất là 1.78
vịng.
Xét về hệ số thu nợ thì khơng có sự khác biệt quá lớn về hệ số thu nợ của 03 ngân hàng, các ngân
hàng đều có hệ số thu nợ dao động trong khoảng từ 0,94 đến 0,97.
3.1.3.2 Các chỉ số sinh lời
Bảng 3. 4 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập hoạt động
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROA
ROS
VCB
56,724
21,939
1,414,673
1.55%
38.68%
BID
62,493
10,841
1,761,696
0.62%
17.35%
CTG
41,788
14,215
1,531,587
0.93%
34.02%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2021)
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về sinh lời của cảc ngân hàng thì có thể thấy Vietcombank là ngân
hàng có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản lớn nhất là 1.55%, tiếp đến là Vietinbank với 0.93%.
Trong khi đó BIDV là ngân hàng có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản thấp nhất là 0.63%. Nguyên
nhân dẫn đến việc tỷ suất sinh lời thấp của BIDV là do ngân hàng có quy mơ tổng tài sản lớn,
nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, kéo theo chi phí trả lãi cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận
sau thuế của ngân hàng.
Xét về chỉ tiêu đánh giá doanh lợi thì ngân hàng Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ doanh lợi
lớn nhất là 38.68%, đứng thứ hai là Vietinbank với tỷ lệ doanh lợi là 34.02%. Trong khi đó
BIDV là ngân hàng có tỷ lệ doanh lợi thấp nhất là
3.1.3.3 Các chỉ số đo lường rủi ro
Bảng 3. 5 Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng
VCB
BID
CTG
1,368,029
1,141,454
Dư nợ tín dụng
972,680
Nợ xấu
6,121
13,546
5,201
Hệ số rủi ro tín dụng
0.63%
0.99%
0.46%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2021)
Kết quả phân tích đánh giá về rủi ro tín dụng của 03 ngân hàng trên thì có thể thấy CTG
là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp nhất là 0,46%. Điều này cho thấy ngân
hàng đang thực hiện tốt các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Điều này góp phàn đảm
bảo an tồn tài chính cho ngân hàng. BIDV là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong
03 ngân hàng là 0.99% và Vietcombank có tỷ lệ này là 0.63%.
3.2 Đánh giá chung
3.2.1 Khuyến nghị đầu tư
Thơng qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam và
Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam thì tác giả nhận thấy Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam đã hoạt động kinh doanh hiệu quả trong cả lĩnh vực huy động vốn, tăng
trưởng dư nợ tín dụng nhịp nhàng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Sử dụng hiệu quả
nguồn vốn huy động và đặc biệt Vietinbank đã thực hiện tốt việc kiểm sốt rủi ro tín
dụng hơn 02 ngân hàng còn lại. Do vậy, tác giả khuyến nghị các nhà đầu tư nên đầu tư
vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với mã cổ phiếu CTG.
3.2.2 Tiềm năng phát triển
“Với việc Ngân hàng nhà nước đang siết chặt cấp tín dụng cho một số lĩnh vực như BĐS,
các NHTMCP đang tham gia vào cuộc đua tranh giành thị phần mảng cho vay bán lẻ với
lợi suất cao hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. CTG cũng khơng nằm ngồi xu hướng này
khi liên tục gia tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và SME của mình. Đến cuối
Q2/2021, tỷ lệ cho vay bán lẻ (KHCN+SMEs) chiếm hơn 56% tổng danh mục cho vay
của CTG. Trong đó phân khúc khách hàng cá nhân chiếm hơn 30%, chủ yếu đến từ cho
vay hộ kinh doanh (20%) và cho vay mua nhà (10%). Trong những năm tới, với việc tầng
lớp trung lưu sẽ có sự gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam khiến nhu cầu nhà ở sẽ trở nên
cao hơn, đồng thời mức thu nhập của tầng lớp này cũng sẽ được nâng cao đảm bảo được
dòng tiền trả nợ. Do đó, CTG đã kế hoạch gia tăng tỷ trọng cho vay mua nhà trong chiến
lược phát triển mảng bán lẻ của mình. Chúng tơi kỳ vọng tỷ trọng cho vay KHCN của
CTG sẽ đạt mức trên 40% vào năm 2025.”
“Trong năm 2021, NHNN đã phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu chia cổ tức với tỷ
lệ hơn 29% giúp vốn chủ sở hữu của CTG đạt trên 48 ngàn tỷ đồng, đồng thời CTG cũng
đang trình Phương án tiến hành chia cổ tức cho năm 2020 dưới 2 hình thức: tiền mặt với
tỷ lệ 5% và cổ phiếu với tỷ lệ 12.6456%. Ngoài ra, ngày 4/10/2021, CTG cũng đã nộp
đơn đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị trái phiếu hơn 10 ngàn tỷ
đồng. Những động thái này cho thấy CTG đã nỗ lực giải quyết các vấn đề về tăng vốn
giảm bớt các áp lực về tăng trưởng tín dụng, do đó chúng tơi kỳ vọng điều này sẽ giúp
CTG có được hạn mức cao hơn và có được tăng trưởng tốt hơn trong tương lai. Tập trung
vào phân khúc bán lẻ giúp khả năng sinh lợi của CTG được nâng lên đáng kể. Lãi vay
trung bình tăng từ mức 8.9% trong năm 2016 lên hơn 9.3% trong năm 2019, thời điểm
trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, NIM có sự tăng trưởng đáng kể nhờ lãi suất thấp
giúp chi phí vốn giảm đáng kể, dù lãi vay trung bình có sự suy giảm 25.0% nhẹ. Lãi vay
trung bình trong Q3/2021 chỉ đạt 8.24%, thấp hơn mức 8.35% trong Q2/2021, và thấp
hơn mức 20.0% 8.93% trong Q3/2020 do ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách giảm
lãi nhằm hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tôi kỳ vọng, lãi vay
trung bình của CTG trong năm sẽ đạt 8.17% trong năm 2022”
4. Kết luận
“Phát triển thị trường chứng khoán ngân hàng cả về quy mô và chất lượng hoạt động
nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát
triển thị trường tài chính Việt Nam; ngân hàng cần duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm
vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị
trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải nhấn mạnh đến việc mở rộng
phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của người đầu tư; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài
chính quốc tế. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán ngân hàng liên hệ mật thiết
với chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển tài chính đến
năm 2025 nói riêng. Các ngân hàng niêm yết cần ngày càng cải thiện hiệu quả hoạt động
nhằm thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của ngân hàng mình.”