Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.75 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG
HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM
Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam (tên giao dịch quốc tế là Southern
Airports Corporation - viết tắt là SAC) được thành lập tại Quyết định 168/QĐ-BGTVT
ngày 16/01/2008 của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức lại Cụm cảng hàng
không miền Nam, có trụ sở chính đặt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,
phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh . Vốn điều lệ : 4.109.045 triệu đồng
(Bốn nghìn một trăm lẻ chín tỷ, bốn mươi lăm triệu đồng). Tổng công ty Cảng hàng
không miền Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải và của các cơ
quan nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật. Phạm vi kinh doanh : trong nước và
ngoài nước.
SAC được hình thành sau tháng 4-1975 trên cơ sở tiếp quản, quản lý và khai
thác các cảng hàng không khu vực miền Nam do chế độ cũ thất bại để lại. Hơn 30 năm
xây dựng và phấn đấu SAC đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển và hội
nhập, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Hiện tại
SAC là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Theo Quyết định số
113/1998/QĐ-TTg ngày 06/07/1998; Quyết định số 258/1998/QĐ-TTg ngày
31/12/1998 và Quyết định số 16/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ .
Tổng công ty Cảng Hàng không miền Nam gồm có : 3 Công ty thành viên hạch
toán độc lập (Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty Phục vụ mặt
đất Sài Gòn, Công ty Cảng hàng không Phú Quốc), 2 Công ty cổ phần (Công ty cổ phần
Vận tải hàng không miền Nam, Công ty cổ phần nước giải khát hàng không) và 10 đơn
vị hạch toán phụ thuộc (Công ty khai thác ga Tân Sơn Nhất, Công ty Khai thác khu bay
Tân Sơn Nhất, Công ty dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Hàng
không miền Nam, Cảng Hàng không Liên Khương.Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột,
Cảng Hàng không Rạch Giá, Cảng Hàng không Cà Mau, Cảng Hàng không Côn Đảo,
Cảng Hàng không Cần Thơ).
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ (VKG)
Cảng hàng không Rạch Giá thuộc địa phận huyện Kiên Thành, tỉnh Kiên Giang,


ở cách trung tâm thị xã Rạch Giá 7km về phía Nam, cách thị trấn Rạch Sỏi 1km về phía
đông; phía đông và phía Tây nam Cảng hàng không là ruộng lúa ao hồ, phía Bắc giáp
quốc lộ 80.
Cảng hàng không Rạch Giá nằm trên tọa độ quy chiếu 09057’15” vĩ Bắc và
105008’09” kinh Đông. Cảng hàng không Rạch Giá là Cảng hàng không ở ven biển
phía Tây Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang. Cảng hàng không Rạch Giá được thực dân Pháp
xây dựng từ những năm 50 khi trở lại chiếm đóng Nam Bộ. Chức năng chính của Cảng
hàng không lúc ấy là đảm bảo liên lạc hành chính giữa Sài Gòn và miền Tây Nam bộ.
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Đầu năm 1960, Mỹ tiếp tục hoàn chỉnh xây dựng Cảng hàng không Rạch Giá
thành một trong những căn cứ của Hàng không dân dụng ngụy quyền, sử dụng chính
cho mục đích quân sự với tổng diện tích là 489.200m2, đường hạ cất cánh dài 1170m x
30m, đường lăn vuông góc với đường hạ cất cánh dài 85m x 15m, sân đậu rộng
5.500m2, nhà ga có diện tích 60m2.
Thời gian đầu sau giải phóng, Cảng hàng không phục vụ chủ yếu cho nông
nghiệp, vận chuyển cho các nông trường Mỹ Lâm, Bình Sơn 1, 2, 3 với các loại máy
bay DC3, AN2, LI 14. Năm 1979, diện tích Cảng hàng không được mở rộng thành
32.875m2.
Trong những năm gần đây, Cảng hàng không Rạch Giá luôn ổn định lượng
khách nội địa và quốc tế với khoảng 100 khách mỗi ngày. Cảng hàng không này thường
xuyên tiếp đón các chuyên cơ, các chuyến bay cấp cứu y tế, các chuyến bay thuê bao...
3.2.2 Cơ sở hạ tầng
Từ 1962 đến 1975, chế độ Mỹ nguỵ đã xây dựng và cải tạo Cảng hàng không
Rạch Giá có đường hạ cất cánh có kích thước 1170m x 30m, 1 đường lăn vuông góc với
đường hạ cất cánh dài 85m x rộng 15m, sân đậu máy bay có diện tích 5.500m2; Nhà ga
hành khách có diện tích 60m2.
Năm 1987, Tổng cục hàng không và Ủy ban Nhân dân Tỉnh Kiên Giang đầu tư
kéo dài đường hạ cất cánh đạt kích thước 1500m x 30m kéo dài về phía Đông đầu 26.
Từ tháng 10/1996 đến tháng 1/1998, Cảng hàng không Rạch Giá ngưng hoạt
động bay để cải tạo nâng đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu máy bay để khai thác

các loại máy bay ATR 72, Fokker 70 và tương đương.
Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển lâu dài của Cảng hàng không Rạch Giá, ngày
11/11/2005, Cụm cảng Hàng không Miền Nam đã tiến hành khởi công gói thầu “Xây
lắp nhà ga và các công trình phụ trợ” thuộc dự án “Xây dựng nhà ga và Cải tạo sân đỗ
máy bay cảng hàng không Rạch Giá”. Đây là dự án do Cụm cảng Hàng không miền
Nam làm chủ đầu tư và tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục và quy định hiện hành
của Nhà nước.
Việc xây dựng nhà ga hành khách là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu
khai thác hiện nay và đến năm 2015. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng mới nhà ga
hành khách đồng thời cải tạo, nâng cấp, mở rộng sân đỗ ô tô, sân đỗ máy bay để đảm
bảo hoạt động đồng bộ cho cảng hàng không Rạch Giá.
Nhà ga hành khách cảng hàng không Rạch Giá được xây mới với khả năng phục
vụ 150 hành khách/giờ cao điểm tương đương 145.000 lượt hành khách thông qua/năm.
Tổng diện tích nhà ga là 2.895m2 sử dụng 01 cao trình bao gồm 02 tầng (một trệt, một
lửng), diện tích đất là 60m x 31.6m. Công trình thuộc cấp II, nhóm B. Thời gian thi
công công trình là 13 tháng và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý IV/2006.
Việc thực hiện đầu tư xây dựng nhà ga hành khách và cải tạo sân đỗ máy bay
cảng Hàng không Rạch Giá không chỉ đáp ứng nhu cầu hành khách trong tương lai mà
còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, mở mang dịch vụ thương
mại, du lịch tại tỉnh Kiên Giang và khu vực phía Nam.
Cảng hàng không Rạch Giá hiện có một đường hạ cất cánh dài 1.500 mét, rộng
30 mét; Một đường lăn dài 85 mét, rộng 15 mét; Sân đậu máy bay có diện tích 5.500m2
với 5 vị trí đậu cho máy bay; Sân đậu ôtô có diện tích 2.356m2. Nhà ga hành khách có
diện tích 426m2. Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe Nạp điện tàu bay, xe chở khách,
xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa.
3.2.3 Các lĩnh vực hoạt động
Cảng hàng không Rạch Giá đảm bảo phục vụ an toàn các loại tàu bay ATR-72
và tương đương.
Từ năm 1975-1989, hoạt động bay tại VKG rất ít, chủ yếu sử dụng loại máy bay
AN 24.

Từ năm 1989-1994, VKG ngưng hoạt động bay dân dụng, chủ yếu phục vụ huấn luyện
quân sự.
Trong giai đoạn từ 1994-2003, VKG đã phục vụ an toàn 2942 lần chuyến cất hạ
cánh, phục vụ 153.928 lượt hành khách đi đến và vận chuyển 878 tấn hàng hóa, hành
lý, bưu kiện.
Năm 2004, VKG đã phục vụ an toàn 780 lần chuyến cất hạ cánh, phục vụ 34.953 lượt
hành khách đi đến và vận chuyển 211 tấn hàng hóa, hành lý, bưu kiện.
Năm 2005, VKG đã phục vụ an toàn 756 lần chuyến cất hạ cánh, phục vụ 36.744
lượt hành khách đi đến và vận chuyển 223 tấn hàng hóa, hành lý, bưu kiện.
Đầu năm 2006, VKG đã phục vụ an toàn 250 lần chuyến cất hạ cánh – đạt
33.33% kế hoạch năm, phục vụ 12.611 lượt hành khách đi đến – đạt 32,67% kế hoạch
năm và vận chuyển 77.794 kg hàng hóa, hành lý, bưu kiện – đạt 33,24% kế hoạch năm.
Hiện nay, tuyến Rạch Giá – Phú Quốc và Rạch Giá – Tp. Hồ Chí Minh có 1
chuyến đi và đến vào tất cả các ngày trong tuần.
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN QUA
Bảng 1: Kết quả hoạch động kinh doanh của VKG qua 3 năm (2007-2009)
Đvt : Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
2008 so với 2007
2009 so với
2008
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 7.675 5.967 5.468 (1.708) (22,25) (499) (8,36)
Chi phí 4.904 4.049 3.282 (855) (17,43) (767)

(18,94
)
Lợi nhuận
trước thuế
2.771 1.917 2.185 (854) (30,82) 268 13,98
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Hình 5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007-2009)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng hàng
không Rạch giá đều có lãi qua các năm ( từ năm 2007 đến năm 2009). Mặc dù doanh
thu hàng năm của đơn vị có chiều hướng giảm dần qua các năm. Nhưng song song đó,
chi phí của đơn vị cũng giảm xuống. Cụ thể là :
+ Thu nhập: Giảm xuống qua các năm. Năm 2008 thu nhập của VKG là 5.967 triệu
đồng, giảm 1.708 triệu đồng (tỷ lệ giảm là 22,25%) so với năm 2007. Nguyên nhân của
sự sụt giảm trên là do tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có
nhiều biến động do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Hậu quả của điều đó là
số lượng hành khách giảm đáng kể, nhưng vẫn phải chi ra những chi phí cố định khác,
đồng thời giá vé giảm mạnh, do đó chi phí không giảm trong khi doanh thu lại không
tăng.
Sang năm 2009, doanh thu của đơn vị tiếp tục giảm xuống, tuy nhiên mức giảm
nhỏ hơn so với mức giảm năm 2008. Năm 2009, doanh thu của VKG giảm 8,36%
( tương đương 499 triệu đồng) so với năm 2008. Doanh thu năm 2009 là 5.468 triệu
đồng. Sau đó tình hình kinh tế đã tương đối ổn định, từ những tháng đầu năm 2009, với
những chính sách hỗ trợ của chính phủ. Các hoạt động kinh tế cũng bắt đầu hoạt động
bình thường hơn, số lượng hành khách tăng, khách du lịch tăng cả khách trong nước và
khách nước ngoài, bên cạnh đó có một số lượng là doanh nhân. VKG đã sớm ổn định
và củng cố niềm tin với khách hàng để từng bước phục hồi sau hậu quả.
+ Chi phí: Cùng với sự giảm sút của thu nhập thì chi phí của VKG cũng giảm xuống
qua các năm. Điều này cho thấy đã có những chính sách cắt giảm chi phí hợp lý, cùng
với tiêu chí “tiết kiệm_hợp lý” được toàn thể nhân viên ủng hộ. Cụ thể, năm 2008 chi

phí VKG là 4.049 triệu đồng, giảm 855 triệu đồng so với năm 2007 ( tỷ lệ là 17,43%).
Đến năm 2009, chi phí giảm xuống còn 3.282 triệu đồng, bằng 81,06% so với năm
2008, với mức giảm là 767 triệu đồng.
+ Lợi nhuận: so với 2 khoản mục trước thì khoản mục lợi nhuận biến động khác hơn.
Giảm xuống năm 2008 nhưng lại tăng lên trong năm 2009. Năm 2008 lợi nhuận của
VKG đạt 1.917 triệu đồng, giảm 30,82% so với cùng kỳ năm 2007 (mức giảm là 854
triệu đồng). Năm 2009, lợi nhuận của đơn vị tăng 268 triệu đồng ( đạt 2.185 triệu
đồng). Mặc dù doanh thu và chi phí không tăng nhưng nhìn chung, công ty vẫn đạt
được lợi nhuận, từ năm 2007 đến năm 2009 tình hình kinh tế biến động mạnh, khủng
hoảng kinh tế xảy ra, VKG đã bị ảnh hưởng nhưng cũng đã từng bước cải thiện và
vượt qua. Năm 2009, mặc dù lợi nhuận tăng lên không cao nhưng cũng đã phản ánh
công ty đang cố gắng hồi phục hoạt động kinh doanh của đơn vị.
3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Qua bảng thống kê số liệu cho thấy, tổng tài sản của VKG tăng lên qua các năm.
Năm 2007, tổng tài sản VKG là 636,2 triệu đồng, năm 2008 tài sản tăng lên 673,2 triệu
đồng ( tăng 5,81% so với năm 2007). Sang năm 2009, tổng tài sản tiếp tục tăng lên
31,61% so với năm 2008, đạt mức 886 triệu đồng. Sự tăng lên của nguồn vốn qua các
năm là do lượng tiền mặt tồn quỹ và các khoản phải thu của VKG tăng lên. Cụ thể là
tiền mặt của VKG có tỷ lệ tăng 8,29% vào năm 2008, đến năm 2009 tăng với tỷ lệ
28,29%. Lượng tiền mặt năm 2009 là 805,9 triệu đồng. Bên cạnh sự tăng lên của lượng
tiền mặt, thì các khoản phải thu cũng tăng lên với mức tăng rất cao. Năm 2008, khoản
phải thu tăng lên 842,85% so với năm 2007. Đến năm 2009, các khoản phải thu tăng lên
đạt mức 67,5 triệu đồng ( tương đương 411,4% so với năm 2008). Các khoản phải thu
khác và tài sản ngắn hạn cũng tăng lên hàng năm.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2007-2009

×