Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hạn chế những biến chứng vì hóa trị ung thư - Cách gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.06 KB, 4 trang )

Hạn chế những biến chứng vì hóa trị
ung thư - Cách gì?
Hóa trị là một trong những biện pháp cơ bản
đang được ứng dụng để điều trị ung thư, nhưng
trong quá trình điều trị, hầu hết bệnh nhân phải
chịu đựng những tác dụng phụ không mong
muốn như xơ cứng mạch, vỡ mạch, hoại tử phần
mềm Để giúp bệnh nhân không bị những biến
chứng này, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt
nhân - Bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng kỹ thuật
đặt buồng tiêm truyền vào tĩnh mạch dưới đòn.
Mạch tắc nghẽn vì hóa trị
PGS.TS. Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm
Ung bướu và Y học hạt nhân - Bệnh viện Bạch Mai
cho biết, hầu hết những bệnh nhân có chỉ định điều
trị ung thư bằng hóa chất đều xảy ra tình trạng viêm
xơ cứng mạch, vỡ mạch, hoại tử phần mềm do phải
hóa trị dài ngày, nhiều đợt. Tác động trực tiếp của
hóa chất lên thành mạch ngoại biên làm chúng ngày
một biến dạng, khô cứng như một dòng suối chết,
đặc biệt là những nơi thường xuyên đặt đường
truyền như bàn tay, cánh tay. Không chỉ có hóa chất
mà trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân phải tiêm
truyền rất nhiều thuốc, dịch, thậm chí là phải truyền
máu. Khi mạch bị xơ cứng, bệnh nhân thường phải
chịu đau đớn khi y tá tìm tĩnh mạch truyền, đường
truyền cũng dễ bị tắc nghẽn. Những yếu tố này càng
khiến cho người bệnh mệt mỏi và chán nản hơn.
Nhiều người bệnh phàn nàn rằng giá như họ có thể
uống được tất cả các dung dịch thay cho truyền.



Sơ đồ buồng tiêm truyền.
Có thể yên tâm điều trị dài lâu
Để khắc phục những hạn chế trên Trung tâm Ung
bướu và Y học hạt nhân đã ứng dụng kỹ thuật đặt
buồng tiêm truyền cho người bệnh. Buồng tiêm
truyền là một hệ thống dẫn truyền hóa chất, thuốc,
dịch vào hệ tuần hoàn thông qua đường tĩnh mạch
trung tâm. Đối tượng đặt buồng tiêm truyền là
những bệnh nhân ung thư có chỉ định truyền hóa
chất nhiều đợt; tĩnh mạch ngoại vi viêm xơ cứng và
khó lấy; bệnh nhân cần phải truyền dịch và thuốc
vào hệ tuần hoàn trong thời gian dài. Theo PGS. Mai
Trọng Khoa, các nước có nền y học tiên tiến đều áp
dụng biện pháp này cho người bệnh.
Để đặt được buồng tiêm truyền, các bác sĩ cần xác
định đúng vị trí của tĩnh mạch dưới đòn, nối catheter
với buồng tiêm truyền và đặt buồng tiêm truyền này
cố định dưới da. Sau khi được lắp đặt, thuốc và hóa
chất, dịch sẽ được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch
trung tâm bằng máy tiêm truyền tự động. Việc tiêm
truyền sẽ dễ dàng và thuận lợi, không gây đau, viêm
tĩnh mạch ngoại vi và hoại tử phần mềm. Việc chăm
sóc vết thương kim dễ dàng, không ảnh hưởng đến
hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Thời gian lưu
buồng tiêm truyền trong cơ thể từ 6 tháng đến 5
năm, tùy theo chỉ định dùng hóa chất của người
bệnh, giá thành 5 triêu đồng/buồng tiêm truyền.


×