Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Tài Sản Từ Thực Tiễn Xét Xử Sơ Thẩm Của Toàn Án Nhân Dân Thành Phố Bến Tre.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.1 KB, 4 trang )

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN
TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE
1. Tóm tắt vụ án
-

Nội

dung

vụ

án:

/>- Tóm tắt: Ngày 10 và 11 tháng 3 năm 2021 bà Lê Thị P mua
của bà Lê Thị Tuyết N 02 bao gạo có giá 1.350.000 đồng và 01 bao
gạo 775.000 đồng, tổng cộng là 2.125.000 đồng nhưng mới trả
2.090.000 đồng. Ngày 12 tháng 3 năm 2021 bà P tiếp tục mua 10
bao gạo nữa với giá 6.750.000 đồng, do đó tổng số tiền bà P còn
nợ là 6.785.000 đồng. Sau nhiều lần yêu cầu bà P trả tiền nhưng
bà P vẫn khơng chịu thanh tốn, bà N yêu cầu Tòa án giải quyết
buộc bà Lê Thị P trả số tiền 6.785.000 đồng, không yêu cầu tính
lãi.
2. Bình luận
Trong q trình giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn (bà N)
và bị đơn (bà P), cơ quan có thẩm quyền triệu tập hai lần nhưng bà
P vẫn vắng mặt. Do vậy áp dụng theo quy định pháp luật về Sự có
mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự.
Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
“2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người


đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự phải có mặt tại phiên tịa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét
xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan thì Tịa án có thể hỗn phiên tịa, nếu khơng vì sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:


b) Bị đơn khơng có u cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan khơng có u cầu độc lập vắng mặt mà khơng có
người đại diện tham gia phiên tịa thì Tịa án tiến hành xét xử vắng
mặt họ;”1
Có thể thấy việc Tịa án nhân dân thành phố Bến Tre đã triệu
tập bị đơn lần thứ hai nhưng bị đơn vẫn vắng mặt, đồng thời khơng
có sự kiện bất khả kháng hay sự kiện khách quan nào, do đó Tịa
án nhân dân thành phố Bến Tre vẫn tiến hành xét xử sơ thẩm theo
trường hợp bị đơn (bà P) vắng mặt.
Căn cứ vào sự yêu cầu của đương sự có thể xác định đây là vụ
án tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự quy định tại
Điều 26, 37,38,39 Bộ luật Tố tụng Dân sự, do đó Tịa án nhân dân
thành phố Bến Tre đã áp dụng quy định pháp luật và xác định việc
nộp đơn của nguyên đơn là đúng thẩm quyền.
Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án:
“1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá
nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài
sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
...

10. Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của
pháp luật.”2

1
2

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 227
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 26.


Trong vụ án này được xác định là tranh chấp về giao dịch dân
sự do đó Tịa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
giữa bà N và bà P.
Việc xác định thẩm quyền của các Tòa án theo cấp và lãnh thổ
căn cứ vào nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong hợp đồng mua bán có
ghi nơi cư trú tại 157A12, khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố
Bến Tre, tỉnh Bến Tre và hợp đồng được thực hiện tại thành phố
Bến Tre, do vậy có thể xác định Tịa án nhân dân thành phố Bến
Tre có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là đúng theo
quy định pháp luật hiện hành.
Việc giải quyết tranh chấp của Tòa án được xác định như
nhau:
Theo Điều 430, 440 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng
mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán
chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho
bên bán” và “nghĩa vụ trả tiền của bên mua hàng” 3, do vậy Tòa án
căn cứ vào yêu cầu của bà N và tuân theo pháp luật dân sự xác
nhận việc bà P mua và nhận đủ hàng nhưng không thanh toán tiền
cho bà N là vi phạm nghĩa vụ và việc bà N khởi kiện yêu cầu bà P

trả số tiền là có cơ sở, vì vậy xác định trách nhiệm trả tiền thuộc
về bà P. Theo yêu cầu ngun đơn khơng u cầu tính lãi do đó bà
P sẽ chỉ phải trả số tiền 6.785.000 đồng cho bà N và phải chịu án
phí dân sự sơ thẩm theo quy định pháp luật nhưng do bà P là người
cao tuổi nên được miễn nộp số tiền này theo quy định tại Điều 12
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đồng thời hoàn trả lại cho bà N
số tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tại Chi cục Thi
hành án dân sự thành phố Bến Tre.

3

Bộ luật Dân sự 2015, Điều 430, 440.


Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy
định về Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án
phí, án phí bao gồm: “đ)Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận
nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có cơng với cách
mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.”4
Từ những nhận định trên đây có thể thấy việc giải quyết tranh
chấp hợp đồng mua bán tài sản tại Tòa án nhân dân thành phố
Bến Tre trong vụ án này là đúng với quy định pháp luật, đảm bảo
quyền và lợi ích nguyên đơn và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối
với bị đơn. Ngoài ra quyền kháng cáo của đương sự cũng được
pháp luật bảo đảm trong thời hạn thích hợp (15 ngày kể từ ngày
tuyên án đối với đương sự có mặt hoặc từ ngày nhận được bản án
hoặc được tống đạt hợp lệ đối với đương sự vắng mặt).


4

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Điều 12



×