Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận cao học những tư tưởng chính trị cơ bản của tác phẩm phê phán cương lĩnh gôta và ý nghĩa tư tưởng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.07 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM MÁC – LÊNIN VỀ CHÍNH TRỊ

Đề tài:
NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA
TÁC PHẨM: PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA
VÀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG CỦA NÓ


MỤC LỤC
A: PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
B: PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................2
Chương 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
“PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”..........................................................2
1.1. Vài nét về tác giả......................................................................................2
1.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gôta”..................4
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GƠTA”..........6
2.1. Lý luận về hai giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa:
...........................................................................................................................6
2.2. Lý luận về Nhà Nước.................................................................................9
2.3 Lực lượng chính trị cách mạng vơ sản......................................................10
2.4. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị:.....................................................10
2.5. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản.....................................................12
2.6. Lý luận về phương pháp cách mạng hay con đường để có xã hội mới xã
hội chủ nghĩa:..................................................................................................13
Chương 3: Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH
CỦA GÔTA....................................................................................................14
3.1. Ý nghĩa đối với quốc tế............................................................................14
3.2. Ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam........14
KẾT LUẬN....................................................................................................16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................17


A: PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa không phải là một sự xuất hiện tự nhiên từ một đầu óc thiên
tài nào, mà xuất hiện từ hiện thực khách quan của đời sống xã hội, từ quá
trình đấu tranh giai cấp. Khi nghiên cứu q trình phát triển của xã hội lồi
người C. Mác rút ra kết luận: Quá trình phát triển của xã hội lồi người là
q trình lịch sử tự nhiên. Nghĩa là nó có q trình phát sinh, phát triển và
diệt vong. Bởi vì do sự tác động của quy luật kinh tế chính xác cuộc cách
mạng xã hội đã làm cho xã hội loài người chuyển từ xã hội thấp lên xã hội
cao hơn. C. Mác và Ph.Angghen khơng những chỉ ra tính tất yếu khách quan
sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà còn chỉ ra rằng:
CNTB lên chủ nghĩa cộng sản là tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ. Đây là
thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản
xuất, từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng, để xóa bỏ pháp quyền tư
sản và hoàn thiện các đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản. Hai ông đã dùng
khái niệm chủ nghĩa cộng sản, coi đây là một phương thức sản xuất phát
triển cao hơn, tốt đẹp hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gota” được C.Mác viết vào năm 1875
và xuất bản lần đầu năm 1890. Được coi là tác phẩm kinh điển có ý nghĩa lý
luận vơ cùng to lớn. Có thể nói những quan điểm, tư tưởng chính trị mà mấu
chốt là lý luận về Nhà nước, về chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản, về mối
quan hệ giữa kinh tế và chính trị,.. được thể hiện đậm nét nhất trong tác phẩm
này. Không chỉ mang ý nghĩa tư tưởng chính trị, tác phẩm cịn mang ý nghĩa
vơ cùng to lớn đối với quốc tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài: “Những tư tưởng chính trị cơ bản của
tác phẩm: phê phán cương lĩnh Gôta và ý nghĩa tư tưởng của nó” để làm
đề tài nghiên cứu của mình.


1


B: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
“PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”
1.1.

Vài nét về tác giả
Karl Heinrich Mác (thường được phiên âm là Các Mác; sinh 5/5/1818

tại Trier, mất 14/3/1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh) là nhà triết học
người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế, nhà sử học, nhà lãnh đạo cách
mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Theo kết quả nghiên cứu từ Đại
học Indiana tại Bloomington, Mác là học giả có ảnh hưởng nhất thế giới dựa
trên số lượng nghiên cứu và độ phổ biến của các nghiên cứu.
C.Mác sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại Trier thuộc tỉnh
Rhénanie của Vương quốc Phổ. Năm 1830, C.Mác lên 12 tuổi, ông trở thành
học sinh của trường trung học Trier. Là một học sinh giỏi, ơng có sở trường ở
những mơn học cần có tính chất độc lập sáng tạo. Ơng cũng học tốt mơn Tốn.
Sau khi tốt nghiệp Trung học Trier vào mùa thu năm 1835, Mác vào
Đại học Bonn theo học luật năm 17 tuổi. Mác quan tâm đến nghiên cứu triết
học và văn học, nhưng cha không cho phép điều đó vì khơng tin rằng Mác sẽ
sống sung túc trong tương lai nếu làm một học giả.
Những năm tiếp theo, cha của Mác buộc ông chuyển sang Đại học
Friedrich-Wilhelms ở Berlin. Khi đó, Mác viết nhiều thơ và tiểu luận liên
quan đến cuộc sống, sử dụng ngôn ngữ triết học nhận được từ người cha thần
luận tự do của mình, chẳng hạn tác phẩm "Thượng đế". Trong suốt giai đoạn
này, ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hegel cánh tả (hay Hegel

trẻ). Mác đạt học vị Tiến sĩ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: "Sự khác biệt
giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus".
Ở Berlin, Mác chủ yếu quan tâm đến triết học. Vì những điều kiện
kiểm duyệt tại Phổ, Mác rút khỏi ban biên tập của tờ Rheinische Zeitung, và
dự định xuất bản, cùng với Arnold Ruge, với trụ sở tại Paris, và tới đây vào
cuối tháng 10 năm 1843. Khi không viết, Mác nghiên cứu lịch sử Cách mạng
2


Pháp và đọc Proudhon. Ông cũng bỏ nhiều thời gian nghiên cứu một khía
cạnh của cuộc sống mà ơng chưa từng tìm hiểu trước đó: một tầng lớp vơ sản
lớn ở thành thị.
Tháng 1 năm 1845, sau khi Vorwärts thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành
của mình với nỗ lực ám sát vua nước Phổ là Frederick William IV, chính
quyền Pháp ra lệnh cho Mác, cùng nhiều người khác, rời Paris. Ông và Engels
chuyển sang Brussels Bỉ.
Mác chú tâm nghiên cứu kỹ lịch sử, và cùng với Engels đưa ra ý tưởng
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt trong một bản thảo, phát biểu luận cương
căn bản của nó rằng "bản chất của các cá nhân phụ thuộc vào các điều kiện
vật chất quyết định sức sản xuất của họ". Mác đã lần theo lịch sử nhiều mơ
hình sản xuất và phán đốn sự sụp đổ của mơ hình sản xuất khi đó - chủ nghĩa
tư bản cơng nghiệp – và sự thay thế nó bằng chủ nghĩa cộng sản. Đây là tác
phẩm lớn đầu tiên mà các học giả coi là giai đoạn sau của ông, từ bỏ chủ
nghĩa nhân đạo bị ảnh hưởng bởi Feuerbach trong các tác phẩm thời kỳ đầu.
Sau đó, Mác viết Sự khốn cùng của triết học (1847), nó đáp lại cho Triết
học của sự khốn cùng của Pierre-Joseph Proudhon, một người ủng hộ chủ
nghĩa xã hội vơ chính phủ Pháp và là một nhà phê bình tư tưởng xã hội Pháp.
Tháng 2 năm 1848 một phong trào cấp tiến chiếm quyền lực của Vua
Louis-Philippe tại Pháp và mời Mác quay trở lại Paris, nơi ông chứng kiến
cuộc Nổi dậy cách mạng những ngày tháng 6. Khi chính quyền này sụp đổ

năm 1849, Mác quay trở lại Cologne và tuyên bố Neue Rheinische Zeitung.
Mác chuyển tới London tháng 5 năm 1849 và ở lại đó trong phần cịn lại của
cuộc đời. Sự kiện chính trị quan trọng nhất trong thời gian tồn tại của Quốc tế
cộng sản là Công xã Paris năm 1871 khi các cơng dân Paris nổi dậy chống
chính phủ và chiếm giữ thành phố trong hai tháng. Về cuộc đàn áp đẫm máu
với cuộc nổi dậy này, Mác đã viết một trong những cuốn sách nhỏ nổi tiếng
nhất của ông, Cuộc nội chiến ở Pháp, với lập trường bảo vệ Công xã.
Với những thất bại và tan rã liên tục của các cuộc cách mạng và phong
trào công nhân, Mác cũng tìm cách tìm hiểu chủ nghĩa tư bản, và giành rất
nhiều thời gian trong Thư viện Anh nghiên cứu và phê bình các tác phẩm của
3


các nhà kinh tế chính trị và dữ liệu kinh tế. Tới năm 1857 ơng đã có hơn 800
trang ghi chú và tiểu luận ngắn về tư bản, đất đai, lương lao động, nhà nước,
thương mại nước ngoài và thị trường thế giới, mãi tới năm 1941 tác phẩm này
mới được xuất bản, dưới tựa đề Grundrisse.
Trong thập kỷ cuối cùng của cuộc đời mình, sức khoẻ của Mác suy sụp
và ơng khơng cịn khả năng duy trì nỗ lực hồn thành các tác phẩm quan trọng
của ơng. Ơng đã cố gắng tìm cách bình luận về căn bản chính trị đương thời,
đặc biệt là chính trị tại Đức và Nga.
Cuốn Phê phán cương lĩnh Gotha của ông phản đối khuynh hướng của
những người theo ông là Wilhelm Liebknecht (1826–1900) và August Bebel
(1840–1913) để thích ứng với chủ nghĩa tư bản nhà nước của Ferdinand
Lassalle về lợi tức trong một đảng xã hội thống nhất. Năm 1880, vợ ông là
Jenny von Westphalen-Mác chết vì ung thư gan. Năm 1883, Mác qua đời vì
bệnh viêm phổi được chơn cất ở khu cho người vơ thần trong nghĩa địa
Highgate, London
1.2.


Hồn cảnh ra đời của tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gôta”
Mác viết tác phẩm này vào năm 1875. Đây là một sự phân tích có tính

chất phê phán cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ Đức tại Đại hội tổ chức ở
Gotha. Đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Tây Âu và của phong trào
cơng nhân thì Cơng xã Pari năm 1871 là một bước ngoặt. Thời kỳ này đã xuất
hiện các chính đảng của giai cấp cơng nhân có tính chất quần chúng.
Lúc này, học thuyết mácxít được truyền bá rộng rãi và giúp cho chính
đảng của giai cấp công nhân ở các nước giành được thắng lợi, đồng thời học
thuyết Mác đã đập tan mọi học thuyết xã hội chủ nghĩa của giai cấp tiểu tư
sản. Biện chứng của lịch sử là: sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong lĩnh vực
lý luận, buộc kẻ thù phải thay đổi bộ mặt tự hóa trang làm người mácxít để
chống chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức đã xuất hiện từ
trong nội bộ của Đảng xã hội dân chủ.
Mác và Ăngghen đã có nhiều cố gắng để thành lập chính đảng cách
mạng của giai cấp công nhân ở các nước. Trước tiên là ở Đức. Vào những
năm 60 và đầu những năm 70 thế kỷ XIX, ở Đức có hai tổ chức của cơng
4


nhân. Một lấy tên là Tổng Hội liên hiệp công nhân Đức do Látxan cùng đồ đệ
lãnh đạo và Đảng xã hội dân chủ Đức còn gọi là Đảng Aidơnach do Liếpnếch
và Bêben lãnh đạo. Sau khi nước Đức thống nhất, vấn đề thống nhất hai tổ
chức giai cấp công nhân Đức cũng được đặt ra. Mác và Ăngghen chủ trương
là nên thống nhất phong trào công nhân Đức từ dưới, làm cho phái Látxan bị
cô lập trong quần chúng nhân dân. Nhưng những nhà lãnh đạo Đảng
Aidơnách đứng đầu Liếpnếch không làm theo ý kiến mà Mác và Ăng ghen đã
nhắc nhở, họ tiến hành hợp nhất hoàn toàn vô điều kiện, và tới tháng 5-1875,
Đại hội đại biểu đảng liên hiệp đã được triệu tập ở Gotha. Người chủ chốt
thảo ra cương lĩnh hợp nhất là Liếpnếch. Khi Liếpnếch dự thảo bản cương

lĩnh, Mác không biết, sau khi viết xong rồi mới đưa dự thảo cho Mác. Mác bất
bình trước sự phản bội các nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học được
thể hiện trong cương lĩnh và sự nhượng bộ của Đảng Aiđơnách trước phái
Látxan một cách nhục nhã. Mác đã biên chú vào lề để phê phán từng phần của
cương lĩnh, chính thức gọi là “Phê phán Cương lĩnh Gotha”.
Bất chấp sự phê phán của Mác - Ăngghen về bản cương lĩnh, Đại hội
đại biểu liên hiệp Gotha vẫn thơng qua bản cương lĩnh đó. Chính sự thỏa hiệp
này đã trở thành một trong những ngun nhân của sự thối hóa, biến chất
của Đảng xã hội dân chủ Đức và sau này đẻ ra chủ nghĩa cơ hội. Phái Látxan
trở thành tiền thân của chủ nghĩa cơ hội ở trong Đảng xã hội dân chủ Đức. Tư
tưởng của phái Látxan trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ
nghĩa cơ hội bất chấp sự phản đối của bọn cơ hội trong Quốc tế II năm 1891,
Ăngghen cho xuất bản lần đầu tiên tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gotha của
Mác. Ăngghen công bố rằng, với tinh thần cách mạng mácxít, “Phê phán
Cương lĩnh Gotha” đã giáng một đòn nặng nề vào bọn cơ hội chủ nghĩa. “Phê
phán Cương lĩnh Gotha là một trong những văn kiện có tính chất cương lĩnh
của chủ nghĩa Mác cách mạng.

5


Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN
CỦA TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔTA”
Tác phẩm gồm những lời nhận xét của Mác đối với bản cương lĩnh của
Đảng xã hội dân chủ Đức và bức thư của Mác gửi Brắcơ ngày 5-5-1875 với
những nội dung những nội dung tư tưởng chính trị sau:
 Lý luận về hai giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
 Lý luận về nhà nước
 Lực lượng chính trị cách mạng vơ sản

 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
 chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản
 Lý luận về phương pháp cách mạng
2.1. Lý luận về hai giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ
nghĩa:
Từ những đoạn viết trên của C.Mác, có một nội dung lý luận nổi bật
lên, trở thành đặc trưng của tác phẩm này. Đó là: Dự đốn về cách mạng vơ
sản trong xã hội tương lai lý luận về hai giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội
CSCN. C.Mác viết: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích
ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và Nhà nước của thời kỳ ấy
khơng thể là cái gì khác hơn nền chun chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Vậy xuất phát từ cơ sở nào, để C.Mác đặt vấn đề về sự phát triển tương
lai của chủ nghĩa cộng sản?
Xuất phát ở chỗ chủ nghĩa cộng sản được hình thành và phát triển từ
chủ nghĩa tư sản, là kết quả của mâu thuẫn không thể điều hồ được giữa giai
cấp vơ sản và giai cấp tư sản, do chủ nghĩa tư sản sinh ra trong di sản lý luận
của C.Mác, theo VI. Lê nin Người ta không thấy mảy may một ý định nào
nhằm bịa ra những ảo tưởng, nhằm đặt ra những dự đốn vu vơ về những điều
mà người ta khơng thể biết được.
6


Tư tưởng về Nhà nước của C.Mác đã dược nêu trong tác phẩm Tuyên
ngôn Đảng cộng sản”, khi ông nêu ra tư tưởng về sự tất yếu xây dựng xã hội
cộng sản từ xã hội tư bản chủ nghĩa và về vai trị của giai cấp vơ sản là lực
lượng chủ yếu có khả năng giải quyết nhiệm vụ ấy, đặc biệt nói rõ việc giai
cấp vơ sản giành chính quyền là điều kiện cơ bản để xây dựng chủ nghĩa
cộng sản.
Tổng kết kinh nghiệm 1848-1849, C.Mác và Ph.Ăng ghen đi đến kết

luận cần phải đập tan bộ máy Nhà nước tư sản và nêu ra cơng thức chun
chính vơ sản. Những tư tưởng này được trình bày hết sức đầy đủ trong tác
phẩm của C. Mác Đấu tranh giai cấp ở Pháp.
Sau công xã Pari năm 1871, C.Mác và Ph.Ăng ghen lại nêu cụ thể phải
thay thế bộ máy Nhà nước tư sản bằng cái gì và bàn đến những hình thức
chính quyền Nhà nước mới tức là những hình thức chun chính vơ sản.
C.Mác cho rằng, giai cấp cơng nhân chỉ có thể giành được chính quyền
và thiết lập nền chun chính vơ sản bằng con đường cách mạng xã hội chủ
nghĩa, trong cuộc cách mạng đó giai cấp vô sản phá huỷ bộ máy nhà nước tư
sản và thiết lập lên một nhà nước mới Nhà nước vô sản.
Và cuối cùng trong tác phẩm này, những người sáng lập chủ nghĩa
cộng sản khoa học giải thích tồn diện vấn đề chun chính vơ sản là thời kỳ
q độ tất yếu từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tính chất tạm thời lịch
sử và bản chất của Nhà nước đó. C.Mác cũng đã vạch rõ cơ sở kinh tế xã hội
về tính tất yếu tiêu vong của Nhà nước.
C.Mác cho biết xã hội tương lai thay thế xã hội TBCN là xã hội CSCN.
Xã hội đó Tổ chức theo nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể, dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, xã hội này phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn
đầu không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ
sở của chính nó hoặc là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã
hội tư bản chủ nghĩa Lê nin cho rằng giai đoạn đầu giai đoạn thấp mà Mác nói
chính là CNXH) và giai đoạn cao hay xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển
trên những cơ sở của chính nó.
7


C.Mác đã dự đoán những đặc điểm của giai đoạn đầu của CNCS đó là
một xã hội mà về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần...còn mang
những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lịng ra. Điển hình là trong phân
phối. Ở giai đoạn đầu, sự phân phối cho người lao động sau khi đã khấu hao

và trừ đi những đóng góp cần thiết thì thực hiện theo chế độ phân phối theo
lao động. Đó là kiểu phân phối tiến bộ hơn sự phân phối trước nó. Nhưng
trong thực tế sự bình đẳng này vẫn nằm trong khuôn khổ tư sản, quyền tư sản.
Nghĩa là cịn thiếu sót cịn chưa thật “ngang nhau vẫn tạo ra sự phân hoá xã
hội nhất định.
Kiểu phân phối này, muốn tránh thiếu sót phải tiến lên thực hiện phân
phối theo nhu cầu nghĩa là ở giai đoạn cao của CNCS. Cịn giai đoạn thấp thì
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót của phân phối theo lao động.
Về phân kỳ, giai đoạn thấp là thời kỳ quá độ nằm giữa xã hội tư bản
chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn cao). Nhiệm vụ lịch sử của
nó là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kiaVề mặt
chính trị, là thời kỳ quá độ chính trị nghĩa là “Nhà nước chuyên chính cách
mạng của giai cấp vơ sản chun chính vơ sản.
Giai đoạn cao của xã hội CNCS, C.Mác dự đoán khái quát rằng: Trong
một giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi mà sự phụ thuộc có
tính chất nơ dịch của họ vào sự phân cơng lao động khơng cịn nữa và cùng
với sự phụ thuộc đó, sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay
cũng khơng cịn nữa, khi mà lao động trở thành không những một phương tiện
để sinh sống mà bản thân nó cịn là một nhu cầu bậc nhất của sự sống, khi mà
cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, năng suất của họ cũng ngày
càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tn ra dồi dào, chỉ khi
đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của cái quyền tư
sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: Làm theo năng lực. Hưởng
theo nhu cầu”.
Đối với các nước đã qua chế độ tư bản hoặc chủ nghĩa tư bản đã phát
8


triển ở mức trung bình cũng khơng thể thiết lập ngay lập tức chế độ cơng hữu
trong tồn bộ đời sống kinh tế.

Vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay là việc thiết lập chế độ công hữu
từng bước, hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
2.2. Lý luận về Nhà Nước
Còn về Nhà nước ở giai đoạn này như thế nào, thì C.Mác thận trọng
cho biết, chắc chắn nó sẽ biến đổi. Cịn biến đổi ra sao, có chức năng nào
giống như chức năng của Nhà nước hiện nay, thì cần phải giải đáp một cách
khoa học và dù có ghép từ nhân dân với từ Nhà nước đến một nghìn lần thì
người ta cũng khơng làm cho vấn đề nhích thêm được chút nào.
C.Mác chỉ ra rằng: Nhà nước nào cũng hình thành trên một cơ sở nhất
định và mang bản chất của chế độ xã hội hiện tồn. Có nhiều kiểu Nhà nước tư
sản nhưng đều có đặc điểm chung là được xây dựng trên miếng đất của xã hội
tư sản hiện đại, chỉ có điều là phát triển ít hay nhiều theo phương thức tư bản
chủ nghĩa. Vì vậy, những Nhà nước ấy cũng đều có chung một số tính chất
căn bản”, Nghĩa là khơng thể có Nhà nước phi giai cấp trong xã hội TBCN.
C.Mác cho rằng khơng có Nhà nước tự do độc lập với cơ sở xã hội
cũng không có Nhà nước chung chung. Nếu xã hội tư sản bị tiêu diệt, xã hội
mới ra đời thì phải có một kiểu Nhà nước mới đó chính là Nhà nước CCVS:
Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải
biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một
thời kỳ qua độ chính trị và Nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác
hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản.
Chun chính vơ sản, theo VI. Lê nin hiểu là việc tổ chức đội tiền
phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn tư
sản bóc lột và mở rộng chế độ dân chủ cho nhân dân.
Nhà nước chỉ mất đi trong giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản khi sự
phản kháng của giai cấp tư sản bị đập tan hồn tồn. Khi đó, một nền dân chủ
thật sự hồn tồn mới có thể có được.
9



Đảng ta xem nhà nước ta là một trụ cột của hệ thống chính trị, là cơng
cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, nó được tổ chức theo nguyên tắc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, lấy liên minh công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức, doanh nhân làm nền tảng, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng ta. Đây cũng là bản chất chính trị của Nhà nước
2.3 Lực lượng chính trị cách mạng vơ sản.
Theo C.Mác mỗi giai cấp có vị trí xã hội nhất định và mang tính lịch
sử. Lúc này giai cấp tư sản đại biểu cho nền đại công nghiệp được coi là giai
cấp cách mạng so với bọn phong kiến và bộ phận trung gian nào đó cố bám
lấy phương thức sản xuất lỗi thời. Nhưng giai cấp vô sản lại cách mạng hơn
so với giai cấp tư sản, vì bản thân nó là con đẻ của cơng nghiệp, muốn giải
phóng lực lượng sản xuất ấy tức muốn cho nền sản xuất trút bỏ cái tính chất
tư bản chủ nghĩa mà giai cấp tư bản đang cố duy trì vĩnh viễn. Cịn các đẳng
cấp trung gian ngả nghiêng có khả năng trở thành cách mạng trong chừng
mực, họ thấy rõ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản.
Do vậy gộp tất cả tư sản, phong kiến , nơng dân, thợ thủ cơng...là phản
động thì thật là phi lý, nhất là ở Đức, đất nước đông đảo nông dân, là không
xác định đúng đối tượng cách mạng và lực lượng cách mạng. C.Mác nghiêm
khắc phê phán Cương lĩnh về điểm đó.
Ngày nay, Đảng ta khẳng định: vận dụng khối liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, danh nhân nhằm xây
dựng nền kinh tế xã hội nước nhà trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.4. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị:
Lao động là nguồn gốc mọi của cải đó là cách nói thơng thường trong
sách vỡ lịng và với điều kiện nhất định thì được, chứ trong Cương lĩnh của
một đảng XHCN thì khơng được, hơn nữa đó là câu nói tư sản rỗng tuếch.
Theo C.Mác, lao động chỉ có thể có được khi có điều kiện nhất định của nó,
những yếu tố của giới tự nhiên, đối tượng lao động.
Cho nên, trong Tư bản luận C.Mác có định nghĩa rất hay về lao động:

“Lao động trước hết là một quá trình xảy ra giữa người và tự nhiên, một qúa
10


trình trong đó bản thân con người đóng vai trị môi giới, điều tiết và giám sát
trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Nhưng trong xã hội, những
điều này lại do một số người nắm, còn những người khác chỉ độc có sức lao
động đã trở thành nơ lệ, phụ thuộc vào những người có (sở hữu) điều kiện vật
chất của lao động.
Lao động (kiểu lao động có sự bất bình đẳng về sở hữu) càng phát triển xã hội
càng phân hoá: nghèo khổ phát triển ở phía người lao động, của cải và văn
hố phát triển ở kẻ không lao động (nhưng lại nắm đối tượng lao động, cơng
cụ lao động). C.Mác nói: Đó là quy luật của toàn bộ lịch sử từ xưa đến nay”.
C.Mác vạch rõ rằng về vấn đề phân phối thu nhập, theo C.Mác, tổng
sản phẩm xã hội thu được hàng năm phải khấu trừ vào: Thứ nhất, phần để
thay thế những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng. Thứ hai, phần phụ thêm để mở
rộng sản xuất. Thứ ba, phần quỹ dự trữ hoặc bảo hiểm đề phòng những tai
nạn, thiên tai, mất mùa...Cịn lại bao nhiêu thì dành làm vật phẩm tiêu dùng.
Ở Cương lĩnh, đòi phân phối cho mọi thành viên không bị cắt xén theo
những quyền ngang nhau là quan điểm mị dân, điều hoà mâu thuẫn giai cấp,
ảo tưởng của giai tầng bóc lột và khơng thể thực hiện được trong thực tiễn. C.
Mác phê phán phái Lát xan coi phân phối độc lập với sản xuất và vạch rõ
rằng: Bất kỳ một sự phân phối nào về tư liệu tiêu dùng cũng chỉ là hậu quả
của phân phối chính ngay trong những điều kiện sản xuất, nhưng sự phân phối
những điều kiện sản xuất lại là một tính chất của chính ngày phương thức sản
xuất.
Về tiền cơng và sự cần thiết phải xố bỏ chế độ làm thuê
Theo C.Mác Quy luật sắt về tiền công là quan điểm của Látxan. Nhưng
thật ra lại theo tinh thần của chủ nghĩa Man tuýt (1766 -1834) – một nhà kinh
tế học tư sản tầm thường người Anh. Ông ta cho rằng sự bần cùng của nhân

dân trong CNTB là do người ta sinh đẻ nhanh hơn lượng tư liệu sinh hoạt có
thể tăng lên nghĩa là do bản thân giới tự nhiên, chứ không phải do chế độ
TBCN gây ra. Phương tiện chủ yếu để ngăn ngừa dân số tăng là bệnh dịch,
11


nạn đói, lao động nặng nhọc và chiến tranh huỷ diệt bớt dân số. Tinh thần trên
của Man tuýt tác hại rất lớn. Nó đánh lạc hướng giai cấp cơng nhân trong
công cuộc đấu tranh cách mạng chống chế độ làm thuê, để cho lực lượng
phản động che dấu âm mưu của chúng về việc hạ thấp mức sống của người
lao động, về việc gây ra chiến tranh..., trốn tránh trách nhiệm của chúng đối
với đời sống khổ cực, đói rét, bệnh tật của người lao động.
C.Mác cho rằng nếu quả có quy luật sắt về tiền cơng này thật, nó sẽ chi
phối mọi chế độ xã hội thì xố bỏ thế nào được, mà nêu ra trong cương lĩnh.
Theo khoa học về tiền cơng lao động của Mác thì tiền cơng ấy khơng phải là
cái mà nó biểu hiện ra bên ngồi tức khơng phải là giá trị hay giá trị hay giá
cả của lao động. Nhìn bề ngồi thì tưởng là thế. Và nếu thế thì khơng thấy
được sự bóc lột trong chế độ làm th TBCN vì người ta sẽ lầm tưởng rằng
toàn bộ lao động của công nhân đã được trả công. Thật ra, tiền công đó là
biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động hoặc là giá cả của sức lao động
của người cơng nhân.
Sức lao động là hàng hố đặc biệt. Q trình lao động của cơng nhân
tức là hàng hố này được sử dụng, không ngừng tạo ra giá trị bằng giá trị của
chính nó (sức lao động) cịn tăng thêm giá trị. Đó chính là giá trị thặng dư lao
động không công mà nhà tư bản chiếm đoạt. Nhà tư bản lại ln tìm cách
chiếm đoạt nhiều hơn giá trị thặng dư.
Mác viết rằng toàn bộ hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa đều xoay
quanh cái trục là kéo dài lao động không công ấy bằng cách nâng cao năng
suất, bằng cách buộc sức lao động phải hoạt động căng thẳng hơn. Mác còn
cho hay, dù cho sức sản xuất của xã hội ngày càng phát triển, lương của cơng

nhân dù nhận được cao hay thấp thì chế độ nơ lệ làm th, sức bóc lột ngày
càng khắc nghiệt. Do vậy, phải tiến tới xoá bỏ chế độ làm th chứ khơng
phải xố bỏ cái quy luật sắt về tiền công mà cương lĩnh đã nêu ra.
2.5. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản
C.Mác cho rằng, phong trào cơng nhân về nội dung mang tính quốc tế
nhưng về hình thức thì trước hết phải mang tính dân tộc. Người nói: Cố nhiên
12


là nói chung muốn có thể đấu tranh được thì giai cấp công nhân, với tư cách
là một giai cấp, phải tự tổ chức lại ở trong nước họ, và vũ đài trực tiếp của
cuộc đấu tranh của họ là ở trong nước. Chính vì thế mà cuộc đấu tranh giai
cấp của họ có tính chất dân tộc, khơng phải về mặt nội dụng của nó là là về
hình thức của nó. Tính chủ nghĩa quốc tế của phong trào vơ sản là một tất
yếu, bởi vì CNTB cũng mang tính quốc tế cả về mặt kinh tế và chính trị (liên
kết quốc tế chống giai cấp vô sản).
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản không chỉ thể hiện bằng tinh
thần, lời nói tình hữu nghị sng như cương lĩnh nêu ra mà phải có chức năng
quốc tế phải có sự phối hợp hành động thực tế.
2.6. Lý luận về phương pháp cách mạng hay con đường để có xã hội mới
xã hội chủ nghĩa:
Cương lĩnh ghi: Để dọn đường cho việc giải quyết vấn đề xã hội. Đảng
công nhân Đức yêu cầu thành lập những hội sản xuất, với sự giúp đỡ của Nhà
nước, dưới sự kiểm soát dân chủ của nhân dân lao động. Đối với công nghiệp
và nông nghiệp, các hội sản xuất cần được tổ chức với một khối lượng khiến
cho việc tổ chức toàn bộ lao động theo kiểu XHCN sẽ xuất hiện từ những hội
sản xuất ấy.
C.Mác cho rằng Đảng công nhân Đức phải thực hiện đấu tranh giai cấp,
thì ở đây lại chỉ nói đến giải quyết vấn đè xã hội nghĩa là đã xa rời quan điểm
đấu tranh giai cấp, là nói theo cơng thức kiểu nhà báo chứ khơng phải của một

cương lĩnh chính trị. Chính ra phải nói đến quá trình cải biến cách mạng đối
với xã hội để có CHXH, thì Cương lĩnh lại đưa ra biện pháp tổ chức các hội
sản xuất của người lao động, dưới sự giúp đỡ của Nhà nước tư sản thì thật là
không tưởng và ngây thơ: Tưởng rằng người ta có thể xây dựng một xã hội
mới bằng những khoản tiền giúp đỡ của Nhà nước cũng dễ dàng như xây
dựng một con đường sắt mới thì đó quả thật là một điều xứng đáng với sự
tưởng tượng của Lassalle: và cũng thật là một vô lý khi đưa ra phương án kèm
theo yêu cầu bên cạnh giúp đỡ của Nhà nước tư sản là sự kiểm soát dân chủ
của nhân dân lao động.
13


Chương 3
Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH CỦA GÔTA
3.1. Ý nghĩa đối với quốc tế
Phê phán cương lĩnh của Gơta là một tác phẩm có ý nghĩa quan trọng
về mặt quốc tế tác phẩm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng
vô sản thế giới. Là di sản quý báu về lý luận mà các tác phẩm khác chưa đề
cập đến:
- Quan niệm thiên tài về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
- Khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình cải biến cách mạng
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
- Làm nổi bật tính tất yếu, vai trị lịch sử của chun chính vơ sản. Về
xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, phải quan tâm xây dựng cho được
một cương lĩnh chính trị đúng đắn. Tác giả đem lại cho ta một kiểu mẫu về
việc hoàn chỉnh một cách khoa học bản Cương lĩnh cách mạng của chính
đảng vơ sản. Trong công tác tư tưởng, tác phẩm cho ta một tấm gương về tinh
thần phê phán và phê phán như thế nào cho khoa học để lột mặt phản bội của
các trào lưu cơ hội. Về tổ chức, tác phẩm cho ta thấy không thể sáp nhập tổ

chức một cách giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, không được nhân nhượng
bất kỳ một sự phản bội nào về lý luận, tư tưởng để bảo vệ sự trong sáng của lý
luận chủ nghĩa cộng sản khoa học.
3.2. Ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đối với nước ta, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Để thành
cơng, chúng ta vừa phải đứng vững trên lập trường lý luận Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, vừa phải kế thừa được những thành quả xây dựng nhà
nước pháp quyền đã có trên thế giới, vừa phải xuất phát từ thực tiễn cách
mạng Việt Nam.
14


Tư tưởng của C.Mác về nhà nước được hình thành trên cơ sở sự vận
dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về nhà nước vào điều kiện cụ thể
đất nước Những tư tưởng ấy chứa đựng nhiều giá trị có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn quan trọng đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

15


KẾT LUẬN
Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh của Gôta” của C.Mác là một cơng
trình đồ sộ, bao qt từ cả sự tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận về Nhà
nước về Cách mạng, về lực lượng, về các hình thái kinh tế,… do đó nó có ý
nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn.
Có thể nói, tác phẩm “Phê phán cương lĩnh của Gôta” là sự chuẩn bị về
lý luận, phương pháp luận trực tiếp đem đến thắng lợi về sau của cách mạng.
Và cho đến ngày nay, sau những biến chuyển lớn lao của lịch sử. Riêng đối

với nước ta, tác phẩm có giá trị to lớn cho việc xây dựng lý luận về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam hiện nay.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Học viện Báo chí & Tuyên truyền (1996), Giới thiệu một số tác phẩm
của Mác-Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và
chính quyền Nhà nước. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, t.3, Nxb. Chính trị quốc gia

3.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia

4.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, t.16, Nxb. Chính trị quốc gia

5.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, t. 22, Nxb. Chính trị quốc gia


6.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, t.38, Nxb. Chính trị quốc gia

7.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1991.

8.

Vện kinh điển Mác – Lênin (2008), Quan điểm chính trị trong một số
tác phẩm kinh điển Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9.

Lê Thị Thanh Hà (2017), Quan điểm của C. Mác về mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị, Tạp chí cộng sản

10.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011

17




×