Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầm, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước phù hợp với quy hoạch phát triển các sản phẩm OCOP địa phương (Cáy, Rươi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THÚY HÀ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦM, THỊ XÃ ĐÔNG
TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
NGUỒN NƯỚC PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC
SẢN PHẨM OCOP ĐỊA PHƯƠNG (CÁY, RƯƠI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2023



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THÚY HÀ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦM, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM OCOP
ĐỊA PHƯƠNG (CÁY, RƯƠI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

Giáo viên hướng dẫn:


1. TS. Dương Thanh Nghị
2. PGS.TS. Văn Hữu Tập

THÁI NGUYÊN - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Thúy Hà, xin khẳng định rằng luận văn này là kết quả của cơng
trình nghiên cứu do bản thân thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của TS. Dương
Thanh Nghị và PGS.TS. Văn Hữu Tập. Tôi cam đoan không sao chép bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào của người khác. Tất cả các số liệu và kết quả trong luận văn chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tôi cam đoan chịu trách nhiệm tuyệt đối về luận văn, tất cả các nội dung, thông
tin và số liệu trong đề tài được tham khảo từ các nguồn uy tín và đã được kiểm chứng
kỹ càng trước khi được sử dụng trong luận văn. Tôi đã tận dụng tối đa kiến thức và
kinh nghiệm của mình để thực hiện đề tài một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Do đó, tơi
cam kết sẽ khơng đưa ra bất kỳ thơng tin sai lệch hay sai sót nào trong luận văn của
mình. Tơi hy vọng rằng đề tài này sẽ đem lại giá trị và ý nghĩa đối với cộng đồng khoa
học và đóng góp tích cực vào lĩnh vực nghiên cứu của nghành tài nguyên và môi
trường.
Tác giả

Trần Thúy Hà

i


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành cơng luận văn thạc

sỹ Quản lý Tài nguyên và Môi trường với Đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước
sông Cầm, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn
nước phù hợp với quy hoạch phát triển các sản phẩm OCOP địa phương (Cáy, Rươi)”.
Để hoàn thành tốt cuốn luận văn này, Trong quá trình làm luận văn, tôi đã rất nỗ lực
và cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ các tập thể và cá nhân trong và
ngoài trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, vì thế:
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm
ơn đến: TS. Dương Thanh Nghị và PGS.TS. Văn Hữu Tập - người trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cơ giáo trường Đại học Khoa
học - Đại học Thái Nguyên đã dành tình cảm và tâm huyết để giảng dạy và hỗ trợ tơi
trong q trình thực hiện luận văn thạc sỹ.
Tơi cũng muốn bày tỏ lịng biết ơn đến lãnh đạo và tất cả các cán bộ, viên chức,
người lao động của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Quan
trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, cùng
phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Họ đã vô
cùng hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu, bằng cách cung cấp những số liệu cần thiết
và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện các đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn thành thật gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè đã luôn đồng hành cùng tôi, không chỉ đứng về phía vật chất mà cịn tinh thần, giúp
tơi vượt qua khó khăn và hồn thành báo cáo này.
Thái Ngun, ngày tháng
Tác giả

Trần Thúy Hà

ii

năm 2023



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN---------------------------------------------------------------------------------i
LỜI CẢM ƠN-------------------------------------------------------------------------------------ii
MỤC LỤC----------------------------------------------------------------------------------------iii
DANH MỤC BẢNG-----------------------------------------------------------------------------v
DANH MỤC HÌNH-----------------------------------------------------------------------------vi
MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------1
1. Lý do chọn đề tài-------------------------------------------------------------------------------1
2. Mục tiêu nghiên cứu---------------------------------------------------------------------------2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu--------------------------------------------------------------------------2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu----------------------------------------------------3
5. Những đóng góp mới của đề tài--------------------------------------------------------------3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU-----------------------------4
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu---------------------------------------------------------4
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên--------------------------------------------------------------4
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội-------------------------------------------------------8
1.2. Cơ sở lý luận--------------------------------------------------------------------------------10
1.2.1. Phương pháp đánh giá chất lượng nước trên thế giới và ở Việt Nam-------------10
1.2.2. Phương pháp sử dụng WQI trên thế giới và ở Việt Nam---------------------------14
1.2.3. Diễn biến chất lượng nước mặt tại một số sông ở Quảng Ninh giai đoạn 2016
- 2020----------------------------------------------------------------------------------------------16
1.2.4. Các nghiên cứu, sử dụng WQI tại Quảng Ninh--------------------------------------17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU----------------------------------------------------------------------------------19
2.1. Đối tượng nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------19
2.2. Phạm vi nghiên cứu:------------------------------------------------------------------------19
2.3. Nội dung nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------19
2.4. Phương pháp tiếp cận----------------------------------------------------------------------19
2.5. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------------------------------20

2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, kế thừa số liệu---------------------------20
2.5.2. Phương pháp quan trắc, xử lý số liệu--------------------------------------------------21

iii


2.5.3. Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt-----------------------------------------21
2.5.5. Phương pháp sơ đồ, bản đồ-------------------------------------------------------------24
2.5.6. Phương pháp chuyên gia----------------------------------------------------------------24
2.5.7. Phương pháp chỉ số chất lượng nước của Việt Nam VN_WQI--------------------24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN--------------------------28
3.1. Đặc điểm, các vấn đề liên quan đến chất lượng nước mặt vùng nghiên cứu-------28
3.1.1. Đặc điểm nguồn nước mặt vùng nghiên cứu-----------------------------------------28
3.1.2. Các vấn đề liên quan đến chất lượng nước mặt vùng nghiên cứu-----------------30
3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt sông Cầm-----------------------------------34
3.2.1. Diễn biến chất lượng nước mặt sơng Cầm giai đoạn 2020-2022------------------34
3.2.2. Kết quả tính tốn WQI sông Cầm giai đoạn 2020-2022----------------------------41
3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầm---------------------------------------------45
3.3.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cầm qua kết quả quan trắc năm 2021-------45
3.3.2. Kết quả tính tốn WQI sơng Cầm năm 2021-----------------------------------------51
3.4. Mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế, xã hội và vị trí các nguồn thải với sự thay
đổi chất lượng nước------------------------------------------------------------------------------60
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt sông Cầm và nâng cao
chất lượng nước phụ vụ cho nuôi cáy, rươi phù hợp với quy hoach phát triển sản phẩm
OCOP của địa phương--------------------------------------------------------------------------62
3.5.1. Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường----------------------------62
3.5.2. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường------------------------------------63
3.5.3. Áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trường-------------------65
3.5.4. Giảm thiểu phát thải----------------------------------------------------------------------65
3.5.5. Giám sát môi trường---------------------------------------------------------------------66

3.5.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước phụ vụ cho phát triển nuôi
cáy, rươi đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển các sản phẩm OCOP địa
phương---------------------------------------------------------------------------------------------70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ----------------------------------------------------------73
TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------------75
PHỤ LỤC---------------------------------------------------------------------------------------- 1 -

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Vị trí quan trắc chất lượng nước sông Cầm--------------------------------------22
Bảng 2.2. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thơng số nhóm IV và V------------------25
Bảng 2.3. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số kim loại nặng (nhóm III)-----25
Bảng 2.4. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa---------------------------26
Bảng 2.5. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH-----------------------------26
Bảng 2.5. Quy định trọng số của các nhóm thơng số---------------------------------------27
Bảng 3.1. Tài ngun nước thị xã Đông Triều-----------------------------------------------28
Bảng 3.2. Nhu cầu dùng nước thị xã Đông Triều-------------------------------------------28
Bảng 3.3. Thứ tự ưu tiên phân bổ thị xã Đơng Triều---------------------------------------29
Bảng 3.4. Phân đoạn mục đích sử dụng nước sông Cầm-----------------------------------30
Bảng 3.5: Hiện trạng phát thải và xử lý nước thải tại các nhà máy xả thải ra
sông Cầm------------------------------------------------------------------------------------------31
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc một số thông số cơ bản của các nguồn thải vào
sông Cầm------------------------------------------------------------------------------------------31
Bảng 3.7 . Kết quả tính tốn số WQI tại Sơng Trung Lương đoạn cầu máng trước trạm
bơm về nhà máy nước Miếu Hương, xã Bình Khê (NM1)---------------------------------41
Bảng 3.8. Kết quả chỉ số WQI Sông Cầm (tại cầu Cầm đường 18A) (NM3)----------42
Bảng 3.9. Kết quả tính tốn số WQI tại Sơng Đá Vách tại cầu Đá Vách (NM6)-------43
Bảng 3.10. Kết quả WQI quý I năm 2021----------------------------------------------------57

Bảng 3.11. Kết quả WQI quý II năm 2021---------------------------------------------------57
Bảng 3.12. Kết quả WQI quý III năm 2021--------------------------------------------------58
Bảng 3.13. Kết quả WQI quý IV năm 2021--------------------------------------------------58
Bảng 3.14. Kết quả tính WQI trung bình tại các vị trí quan trắc năm 2021-------------59
Bảng 3.15. Vị trí các điểm quan trắc đề xuất-------------------------------------------------67

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ thị xã Đơng Triều--------------------------------------------------------------4
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu lưu vực sơng Cầm đoạn thuộc thị xã Đơng Triều--------7
Hình 3.1. Biểu đồ giá trị pH tại sông Cầm giai đoạn 2020 - 2022------------------------34
Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng DO tại sơng Cầm giai đoạn 2020 - 2022-----------------35
Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng TSS tại sơng Cầm giai đoạn 2020 - 2022-----------------35
Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng BOD5 tại sông Cầm giai đoạn 2020-2022----------------36
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng COD tại sơng Cầm giai đoạn 2020-2022-----------------37
Hình 3.6. Biểu đồ giá trị P-PO4 tại sơng Cầm giai đoạn 2020 - 2022--------------------38
Hình 3.7. Biểu đồ giá trí N-NH4+ tại sơng Cầm giai đoạn 2020-2022--------------------38
Hình 3.8. Biểu đồ giá trị Coliform tại sông Cầm giai đoạn 2020-2022------------------39
Hình 3.9. Biểu đồ hàm lượng Mn tại sơng Cầm giai đoạn 2020-2022-------------------40
Hình 3.10. Diễn biến WQI sơng Cầm giai đoạn 2020 - 2022------------------------------44
Hình 3.11. Giá trị pH tại các vị trí quan trắc-------------------------------------------------46
Hình 3.12. Hàm lượng DO tại các vị trí quan trắc------------------------------------------47
Hình 3.13. Giá trị BOD5 tại các vị trí quan trắc----------------------------------------------48
Hình 3.14. Hàm lượng COD tại các vị trí quan trắc----------------------------------------48
Hình 3.15. Hàm lượng Coliform tại các vị trí quan trắc------------------------------------49
Hình 3.16. Hàm lượng Amoni tại các điểm quan trắc--------------------------------------49
Hình 3.17. Hàm lượng Photphat tại các vị trí quan trắc------------------------------------50
Hình 3.18. Diễn biến WQI tại các điểm quan trắc năm 2021------------------------------59


vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển của con người
cũng như sự sống trên hành tinh. Vai trò to lớn của nước đối với đời sống con người
cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử
dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật
với những quy định cụ thể về các nguồn nước và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của
cộng đồng. Các nguồn nước nói chung và nước mặt nói riêng ln có nguy cơ bị ô
nhiễm bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người gây ra như hoạt động
khai thác khoáng sản, khai thác rừng, hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nhà máy,
công trường và nhu cầu khai thác nước quá mức phục vụ sinh hoạt, công nghiệp,…
cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên nước.
Bảo vệ tài ngun nước khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự
sống của con người mà cịn góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững cho các ngành
kinh tế và đời sống xã hội. Việc tăng cường kiểm soát và sử dụng tài nguyên nước một
cách bền vững là nhiệm vụ cấp bách của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Thị xã Đông Triều nằm tại vị trí giao thoa của khu vực tam giác kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Sơng Cầm có tầm quan trọng
vơ cùng lớn đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, duy trì đời sống sinh vật, phát
triển giao thơng thủy và điều tiết nguồn nước trong mùa mưa. Hệ sinh thái của sông
Cầm rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loài động vật quý hiếm như giun nhiều
tơ (rươi) và cáy là các lồi đặc hữu và có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế mang lại
nguồn lợi thủy sản và định hướng phát triển lâu dài cho địa phương. Hiện nay Đông
Triều đã và đang xây dựng đề án phát triển sản phẩm đặc trưng địa phương (OCOP)
trong đó sản phẩm thủy sản tự nhiên khai thác từ sông Cầm là cáy và rươi hiện được
đánh giá là sản phẩm 5 sao, được ưa chuộng trên thị trường. Đây là hướng đi mới cho

nhân dân các phường, xã ven sông Cầm trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất cũng phát
triển nhanh, điều đáng nói là hoạt động xả nước thải vào sơng Cầm đã và đang có
những tác động tiêu cực đến nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh.
Do đó việc thực hiện đánh giá, xác định chất lượng nước sông Cầm và đề ra các chính
sách, biện pháp phù hợp, hài hịa giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là việc làm
1


thực sự cần thiết.
Để đánh giá chất lượng môi trường từ nhiều thông số, các nhà khoa học đã xây
dựng và sử dụng chỉ số chất lượng môi trường, như là chỉ số chất lượng khơng khíAQI; chỉ số chất lượng trầm tích-SQG; chỉ số chất lượng nước-WQI… Rất nhiều quốc
gia trên thế giới, cũng như trong nước đã triển khai áp dụng các mơ hình chỉ số chất
lượng nước (WQI), tại Việt Nam một số nhà khoa học đã sử dụng mơ hình này như:
Đánh giá chất lượng nước mặt các hồ khu vực nội thành Đà Nẵng của nhóm tác giả
Nguyễn Khắc Thanh và cộng sự trên Tạp chí khoa học và Cơng nghệ Đại học Duy
Tân; Sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước biển Vịnh Bắc Bộ năm 2018
của Lê Văn Nam trên Tạp chí khoa học và Cơng nghệ biển… Chỉ số chất lượng nước
(WQI) với ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có tính khái qt cao có thể được sử dụng cho
mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian, là nguồn
thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà quản lý. Do đó việc tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầm, thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước phù hợp với quy hoạch phát
triển các sản phẩm OCOP địa phương (Cáy, Rươi)” là rất cần thiết nhằm đánh giá
hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sơng Cầm, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ
nguồn nước phù hợp, phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh, quy
hoạch phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều cùng những nguồn lợi
Rươi, Cáy và góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc
trưng của Đông Triều. Bên cạnh đó là cơng tác bảo vệ, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh
học đặc trưng của vùng mang lại giá trị kinh tế ổn định cho người dân, đồng thời nâng

cao công tác bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước sơng Cầm và xác định
các nguồn thải có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầm.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm quản lý và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
chất lượng nước Sơng Cầm thuận lợi cho việc phát huy nguồn lợi Rươi và Cáy góp
phần xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của Đông Triều.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc tính sơng Cầm và chất lượng nước sơng Cầm từ năm 2020 –
2022.
- Tính tốn giá trị WQI dựa trên các số liệu thu thập và số liệu quan trắc.
- Ứng dụng WQI để đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầm.
2


- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Cầm thuận lợi cho việc phát
huy nguồn lợi Rươi và Cáy góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của
Đông Triều.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Với đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầm, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước phù hợp với quy hoạch
phát triển các sản phẩm OCOP địa phương (Cáy, Rươi)” tác giả đã:
- Tổng quan được các vấn đề chất lượng nước mặt của Việt Nam hiện nay, tiếp
cận các phương pháp hiện đại để đánh giá chất lượng nước mặt.
- Đánh giá được diễn biến xu thế nước mặt trên sông Cầm giai đoạn 2020-2022,
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầm, thị xã Đông Triều.
- Đề xuất các giải pháp thích hợp với tình hình hiện trạng nhằm kiểm sốt cũng
như hạn chế được tác động xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước Sông Cầm, đảm
bảo chất lượng nước Sông Cầm đạt tiêu chuẩn để thuận lợi cho việc phát huy nguồn

lợi Rươi, Cáy và góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc
trưng của Đơng Triều.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Về khoa học:
+ Đề tài sẽ bổ sung và củng cố cơ sở khoa học và lý luận cho quá trình nghiên
cứu và đánh giá các nguồn gây tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ở
vùng lưu vực Sông Cầm, thị xã Đông Triều;
+ Bổ sung Cung cấp thông tin chính xác và có giá trị cho việc đánh giá chất
lượng nước mặt sông Cầm
- Về thực tiễn:
+ Thông qua chỉ số WQI đã đánh giá được chất lượng nước mặt sông Cầm giai
đoạn 2020 – 2022, nhận định được một số nguồn thải tại lưu vực sông Cầm. đó đưa ra
các giải pháp sử dụng giảm thiểu ơ nhiễm nguồn nước.
+ Đề ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt phù hợp với quy
hoạch sử dụng nguồn nước của tỉnh;
+ Đề ra một số giải pháp cải thiện chất lượng nước để phục vụ cho việc nuôi
rươi, cáy.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Đơng Triều nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý như sau:
Vĩ độ bắc từ 21°02'09" đến 21°04'55"
Kinh độ đông from 106°03'00" to 106°04'57"
Thị xã chỉ số các đơn vị hành chính sau:
Huyện Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Phía tây giáp thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương.
Phía nam giáp huyện Thuỷ Ngun của thành phố Hải Phịng và huyện Kinh
Mơn của tỉnh Hải Dương.
Phía đơng giáp thành phố ng Bí.
Thị xã Đông Triều được chia thành 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10
phường và 11 xã. Là ngõ phía tây tỉnh Quảng Ninh, Đơng Triều có lợi thế quan trọng
về giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngồi tỉnh thơng qua mạng lưới giao
thơng đường bộ và đường thủy, đặc biệt có Quốc lộ 18A đi qua . Điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Hình 1.1. Sơ đồ thị xã Đơng Triều
4


1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị xã Đơng Triều có địa hình và địa mạo đa dạng với sự kết hợp giữa đồng bằng
và đồi núi nhẹ. Dưới đây là mô tả chi tiết về địa hình và địa điểm của thị xã:
Đồng bằng: Thị xã Đông Triều nằm trong khu vực đồng bằng ven biển Bắc Bộ.
Các vùng đồng bằng chủ yếu nằm ở phía bắc và phía nam của thị xã. Đồng bằng có độ
cao thấp, phẳng, là nơi phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp, với đất đai phù sa màu
mỡ.
Đồi núi nhẹ: Phần phía đơng và phía tây của thị xã Đơng Triều có sự hiện diện
của các đồi núi nhẹ. Những ngọn núi này không cao và có độ dốc nhẹ, mang lại một
mảng xanh mát cho cảnh quan của khu vực. Đồi núi nhẹ thường được rừng cây bao
phủ, tạo nên khung cảnh hữu tình và hấp dẫn.
Biển: Đơng Triều có đường bờ biển dài khoảng 12,5km, giáp biển Đơng. Với vị
trí ven biển, thị xã có lợi thế về nguồn tài nguyên thủy sản và giao thương biển. Các
cảng nhỏ như cảng Gót, cảng Ngọc Xuyên, cảng Đoàn Xá là những điểm đáng chú ý
trên bờ biển Đông Triều.
Nhờ sự kết hợp giữa đồng bằng, đồi núi và biển, thị xã Đơng Triều có cảnh quan

hài hòa và đa dạng. Điều này tạo nên sự hấp dẫn cho du khách và cung cấp cho các cơ
hội phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và thủy sản.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, gần Vịnh Bái Tử Long.
Đặc điểm khí hậu của Đơng Triều thuộc về khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. khí hậu xã
Đơng Triều có đặc điểm như sau:
Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9): Mùa hè ở Đông Triều thường nóng và ẩm.
Nhiệt độ trung bình hàng ngày trong tháng 6 và tháng 7 thường dao động từ 25°C đến
30°C. Có thể xảy ra các đợt kéo dài nóng và độ ẩm cao trong thời gian này. Mưa phổ
biến và thường xuyên, đặc biệt vào cuối chiều và ban đêm. Có thể xảy ra giơng bão
hoặc áp thấp nhiệt đới trong mùa hè, đây là thời điểm có thể xảy ra mưa lớn và gió
mạnh.
Mùa đơng (từ tháng 11 đến tháng 3): Mùa đơng ở Đơng Triều có thời tiết lạnh và
khô hơn so với mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng ngày trong tháng 12 và tháng 1 dao
động từ 10°C đến 15°C. Có thể có những ngày lạnh hơn với nhiệt độ xuống dưới

5


10°C. Mưa ít hơn so với mùa hè, tuy nhiên vẫn có thể có mưa và sương mù trong mùa
đơng.
Thời tiết chuyển mùa (tháng 4 và tháng 10): Vào mùa chuyển mùa, thời tiết ở
Đông Triều thường ấm áp và mát mẻ. Nhiệt độ trung bình dao động từ 15°C đến 25°C.
Có thể có mưa vào cuối mùa xuân và đầu mùa thu, tuy nhiên lượng mưa không nhiều
như mùa hè.
1.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Đơng Triều có một số lượng sơng suối khá đáng kể, bao gồm:
Sơng Kính Thầy, khởi nguồn từ tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, chảy qua Đơng
Triều, Hải Phịng, rồi đổ ra biển. Đoạn qua Đơng Triều dài 26,2 km.
Sông Vàng chảy theo hướng từ bắc đến nam và đổ vào sông Kinh Thầy. Chiều

dài của sơng này là 8,0 km.
Sơng Đạm có nguồn từ khu vực núi phía bắc, chảy theo hướng từ bắc về nam,
sau đó đổ vào sơng Kinh Thầy. Sơng Đạm có chiều dài 12,1 km.
Sơng Cầm có nguồn từ khu vực núi phía bắc, chảy xi theo các xã Xn Sơn và
Hưng Đạo, rồi đổ vào sông Kinh Thầy. Sông Cầm có chiều dài 20,1 km.
Ngồi ra, cịn có nhiều suối nhỏ khác bắt nguồn từ dãy núi phía bắc thuộc cánh
cung Đông Triều, chảy theo hướng từ bắc đến nam. Những dòng nước này đều nhỏ,
ngắn và dốc, quanh co Khúc khúc, có diện tích lưu vực nhỏ và ít bù đắp.

6


NM
1
NM
2

NM
3

NM
4

NM
5

NM
6

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu lưu vực sông Cầm đoạn thuộc thị xã Đông Triều


7


1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm dân số và xã hội [21]
Dân số thị xã Đông Triều năm 2021 là 180.885 người.
Tỷ lệ dân số thị xã Đông Triều khá đồng đều với tỷ lệ nam là 50,2% và tỷ lệ nữ
là 49,8%. Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm của thị xã đạt 1%/năm, cơ cấu dân số
trong độ tuổi lao động được đánh giá ở mức tương đối cao, là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã.
Số hộ dân trong thị xã: 48.866 hộ, bình qn 3,8 người/hộ, trong đó:
- Khu vực đơ thị: 20.680 hộ, bình qn 3,67 người/hộ;
- Khu vực nơng thơn: 28.186 hộ, bình qn 3,52 người/hộ.
Cơng tác xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều được thực hiện tốt, kết quả
ghi nhận tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, số hộ nghèo ghi nhận tại tháng 6 năm 2021 là 34
hộ.
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.770 USD/người/năm, tăng 18% so với
năm trước.
1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Thị xã Đông Triều đã tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu
tư xây dựng và phát triển hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Thời gian vừa qua,
được sự quan tâm của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều đã
được quan tâm đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, như: Đầu tư nâng cấp, mở
rộng tuyến đường Quốc lộ 18, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ tỉnh lộ 345,
332, 333, đầu tư xây dựng đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải
Phịng đến thị xã Đơng Triều đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn
1),...; nghiên cứu đầu tư xây dựng một số tuyến đường mới phục vụ mục tiêu phát triển
KTXH (tuyến đường trung tâm thị xã, tuyến đường nối từ Quốc lộ 18 qua xã Thủy An,
Nguyễn Huệ nối sang tỉnh Hải Dương bằng cầu Đơng Mai bắc qua sơng Vàng), tiếp

tục đầu tư hồn thiện các tuyến đường liên xã, phường của thị xã (tuyến Tràng An Bình Khê, tuyến Xuân Sơn - Bình Khê vào nhà máy nhiệt điện). Ngoài hệ thống
đường giao thơng, thị xã Đơng Triều cịn được quan tâm đầu tư hệ thống lưới điện
trung hạ thế (như dự án chống quá tải, dự án nâng cấp đường dây trung thế 22kV) đảm
bảo cấp điện liên tục cho phát triển KTXH; mở rộng mạng lưới cấp nước sạch, đầu tư
mới các trạm xử lý nước trên địa bàn (trạm xử lý nước Khe Chè, các trạm xử lý nước
8


tại xã Nguyễn Huệ, Thủy An, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây). Diện mạo thị xã trẻ Đơng
Triều đã có nhiều đổi thay theo hướng khang trang, hiện đại hơn, nhiều cơng trình giao
thơng quan trọng đã hồn thiện đầu tư, đưa vào khai thác, vừa làm nhiệm vụ phát triển
giao thơng, vừa mở rộng khơng gian đơ thị góp phần phát triển kinh tế địa phương [4].
Thị xã Đông Triều có 86 cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp học, trong đó mỗi xã có
tối thiểu một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở hoặc một trường kết hợp,
100% số trường học có kết nối Internet. Hiện tại, thị xã Đơng Triều có 80 trường học
các cấp đạt chuẩn quốc gia tương ứng với tỷ lệ 93%.
1.1.2.3. Hoạt động công nghiệp
Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 63,5% giá trị sản xuất của thị xã Đơng
Triều và góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây của Thị xã với giá trị
sản xuất công nghiệp năm 2015 (theo giá cố định năm 1994) đạt 2.912 tỷ đồng, bằng
101,4% mục tiêu NQ HĐND thị xã, tăng 17,7% cùng kỳ. Động lực của tốc độ tăng
trưởng này chính là sự phát triển của các tiểu ngành khai thác than, nhiệt điện và vật
liệu xây dựng. Ngành dịch vụ Ngành dịch vụ chiếm 27,3% tổng giá trị sản xuất của
nền kinh tế và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 16% [21]. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chủ yếu có được
từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu khai thác mỏ. Ngành du lịch
cũng đang được tích cực đầu tư nhằm tăng chất lượng dịch vụ, loại hình du lịch, lượng
khách cả trong và ngồi nước đến với Đông Triều.
1.1.2.4. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp mặc dù chỉ đóng góp 9,2% vào tổng giá trị sản xuất, một con

số khá thấp so với các ngành khác, ngành nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thị xã Đơng Triều trên khía cạnh tạo cơng ăn việc làm và giữ tỷ lệ lao
động có việc làm ở mức ổn định. Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh
Quảng Ninh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thị xã, các dự án nông nghiệp công
nghệ cao, sản xuất tập trung đã được triển khai, đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về
kinh tế - xã hội.
1.1.2.5. Du lịch
Đơng Triều hiện có 4 tuyến, 14 điểm du lịch đã được UBND tỉnh cơng nhận,
trong đó nhiều tuyến, điểm đã và đang được khai thác khá hiệu quả.
1.1.2.5. Văn hóa, xã hội
9


Văn hóa – giáo dục được nâng cao đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của người
dân. Tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Phương pháp đánh giá chất lượng nước trên thế giới và ở Việt Nam
* Trên thế giới
- Phương pháp đánh giá chất lượng nước FCE (Fuzzy Comprehensive
Evaluation) đã được áp dụng và nghiên cứu rộng rãi trên toàn thế giới. Các nước và tổ
chức quốc tế đã sử dụng phương pháp này để đánh giá và quản lý chất lượng nước một
cách hiệu quả.
Trong việc đánh giá chất lượng nước FCE đã sử dụng các phương pháp toán học
để đánh giá chất lượng nước một cách chính xác hơn. Nó đóng vai trị quan trọng trong
việc quản lý môi trường và đưa ra các quyết định đánh giá chất lượng nước một cách
chính xác và hiệu quả. Ở Việt Nam, phương pháp FCE cũng được áp dụng để đánh giá
chất lượng nước, tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp này ở Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực, kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết sâu sắc
về lý thuyết tập hợp mờ và các phương pháp toán học liên quan. Việc nâng cao năng
lực đánh giá chất lượng nước sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tài nguyên nước

và phát triển bền vững. Do đó, cần có sự đầu tư vào nghiên cứu và đào tạo để cải thiện
việc đánh giá chất lượng nước tại Việt Nam.
- Phương pháp đánh giá chất lượng nước thông qua quan trắc sinh học được phát
triển vào đầu thế kỷ 20 tại châu Âu và Bắc Mỹ. Tiêu chuẩn quan trắc sinh học đã được
thiết lập và áp dụng rộng rãi trong các hệ thống quan trắc quốc gia. Khác với việc sử
dụng các chỉ tiêu hóa học, tiêu chuẩn quan trắc sinh học đánh giá chất lượng nước
thơng qua các lồi động vật khơng xương sống cỡ lớn, bao gồm cả động vật sống trên
đáy sông và động vật sống trên bề mặt nước. Phương pháp này giúp đánh giá chất
lượng nước một cách tồn diện hơn, bởi vì sự xuất hiện và số lượng của các loài động
vật này phản ánh sự thay đổi trong chất lượng nước và môi trường sống của chúng.
Trong nhiều năm qua, phương pháp quan trắc sinh học đã trở thành một phần quan
trọng trong các hệ thống quan trắc chất lượng nước trên tồn thế giới. Nó đã được sử
dụng rộng rãi để đánh giá tác động của hoạt động con người đến môi trường nước, đặc
biệt là trong việc giám sát sự thay đổi và khắc phục hậu quả của các sự cố môi trường.
Các tiêu chuẩn quan trắc sinh học đã được thiết lập và áp dụng rộng rãi trong các hệ
10


thống quan trắc quốc gia, giúp cung cấp thông tin quan trọng cho quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước. Việc áp dụng phương pháp đánh giá chất lượng nước thông qua quan
trắc sinh học là rất quan trọng và cần thiết trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng và
bảo vệ môi trường sống.
- Chỉ số chất lượng nước (WQI - Water Quality Index): có nhiều ưu điểm như tính
tốn đơn giản, dễ hiểu và ứng dụng linh có thể đánh giá khái quát chất lượng nước theo
không gian và thời gian, nên WQI nhanh chóng được chấp nhận và triển khai áp dụng
trên toàn thế giới cụ thể:
+ WQI của Canada: WQI-CCME (The Canadian Council of Ministers of the
Environment - CCME, 2001) là công thức đánh giá chất lượng nước của Canada, được
xây dựng trên quy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1 - phạm vi,
F2 - tần suất và F3 - biên độ của các kết quả không đáp ứng được giới hạn chuẩn chất

lượng nước). Việc sử dụng công thức WQI-CCME cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng
và cần thiết để đưa ra các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nước đúng hướng theo
mục tiêu chất lượng nước đã được đề ra trong Quy hoạch. Tuy nhiên, các thành phần
chất lượng nước được coi như có vai trị như nhau, trong khi thực tế các thành phần này
có vai trị khác nhau đối với nguồn nước, do đó, cần phải cân nhắc khi sử dụng công
thức này.
+ WQI của Mỹ: WQI của Mỹ khá phổ biến và được xây dựng bằng phương pháp
Delphi của tập đoàn Rand. Hệ thống này dựa trên việc lựa chọn các số quan trọng duy
nhất về chất lượng nước và đánh giá vai trò của mỗi số chỉ bằng cách gán các số tương
ứng quan trọng (wi). Sau đó, giá trị đo được của các số chỉ được chuyển đổi thành chỉ số
phụ (qi) thông qua một đồ thị. WQI-NSF được xây dựng dựa trên ý kiến của nhiều
chuyên gia về chất lượng nước, xem xét vai trò của từng số chỉ và so sánh với giá trị
chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) thông qua đồ thị chỉ số phụ (qi ). Tuy nhiên, các giá
trị quan trọng (wi) và đồ thị tính chỉ số phụ (qi) trong WQI-NSF chỉ phù hợp với điều
kiện chất lượng nước tại Mỹ và không phù hợp với các quốc gia khác.
* Ở Việt Nam
- Tại Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ 20, phương pháp quan sát sinh học đã
được áp dụng để đánh giá chất lượng nước. Tuy nhiên, trong thực tế, các dự án quan trắc
môi trường và nghiên cứu liên quan thường áp dụng các chỉ số được nghiên cứu và sử
dụng tại Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có điều kiện sinh thái khác biệt hồn toàn với Việt
11



×